National technical regulation
on digital selective calling equipmenti đầu
Lời nói đầuQCVN 58: 2011/BTTTT được xây dựng trên cơ sở soát xét cập nhật, chuyển đổi TCN 68-201:2001 “Thiết bị gọi chọn số DSC – Yêu cầu kỹ thuật” ban hành theo Quyết định số 1059/2001/QĐ- TCBĐ ngày 21 tháng 12 năm 2001 (nay là Bộ thông tin và Truyền thông).QCVN 58: 2011/BTTTT hoàn toàn tương đương tiêu chuẩn EN 300 338 V1.2.1 (1999-04) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI). Các yêu cầu này tính đến các điều khoản liên quan trong Thể lệ vô tuyến thế giới của ITU và các Khuyến nghị của ITU-R, Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển (SOLAS), và các Nghị quyết liên quan của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).QCVN 58: 2011/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 29/2011/TT- BTTTT ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bảng 1 - Giá trị trở kháng đo kiểm
Cổng | Áp dụng | Trở kháng(1) |
Cổng RF dưới 1,6 MHz | Tải đo kiểm máy phát 1,6 MHz | Trở kháng thuần 3 W nối tiếp với tụ 400 pF (2) |
Cổng RF giữa 1,6 MHz và 4 MHz | Tải đo kiểm máy phát giữa 1,6 Mhz và 4 Mhz trở kháng đo kiểm máy thu tùy chọn dưới 4MHz | Trở kháng 10W nối tiếp với tụ 250 pF (2) |
Cổng RF cao hơn 4 MHz | Tải đo kiểm máy phát cao hơn 4 MHz, trở kháng đo kiểm máy thu | Trở kháng 50 W (3) |
Cổng tương tự | Tín hiệu tương tự DSC, tải/nguồn | Trở kháng 600 W (3) |
Cổng số | Tín hiệu số, tải/nguồn | Đấu nối tiếp tại trở nguồn 50 W (3) |
GHI CHÚ 1. Bảng này không có nghĩa là thiết bị chỉ làm việc với các ăng ten có đặc tính này 2. Giá trị điện dung ở mạng này hoàn toàn không đổi trong dải tần số đo 3. Trở kháng phải hoàn toàn không đổi trong dải tần số đo |
Bảng 2- Giá trị sai số lớn nhất đối với các đại lượng
Tên đại lượng (Tính theo giá trị tuyệt đối) | Giá trị sai số lớn nhất |
Tần số vô tuyến, Hz | ±1 x 10-7 |
Công suất, dB | ±0,75 |
Độ lệch cực đại: Trong khoảng 300 Hz đến 6 kHz, âm tần, % Trong khoảng 6 kHz đến 25 kHz, âm tần, dB |
±5 ±3 |
Giới hạn độ lệch, % | ±5 |
Công suất lân cận, dB | ±5 |
Phát xạ tạp của máy phát, dB | ±4 |
Công suất âm tần đầu ra, dB | ±0,5 |
Đặc tuyến biên độ của bộ hạn chế thu, dB | ±1,5 |
Độ nhạy, dB | ±3 |
Phát xạ tạp của máy thu¸ dB | ±3 |
Đo hai tín hiệu, dB | ±4 |
Đo ba tín hiệu, dB | ±3 |
Công suất phát xạ của máy phát, dB | ±6 |
Công suất phát xạ của máy thu, dB | ±6 |
Thời gian quá độ của máy phát, % | ±20 |
Tần số quá độ của máy phát, Hz | ±250 |
Giảm nhạy cảm của máy thu, dB | ±0,5 |
4.1.1.1. Định nghĩa
Sai số tần số là hiệu giữa tần số đo được và giá trị danh định của nó.4.1.1.2. Phương pháp đo
Nối máy phát với anten giả (3.5). Máy phát đặt ở tần số ấn định cho DSC và ở băng tần cao nhất được thiết kế.Công suất ra có thể giảm bớt nhưng không được nhỏ hơn 60 W. Phép đo phải được thực hiện ở trạng thái B và Y.§ Trạng thái B = Tần số ấn định +85 Hz;§ Trạng thái -Y = Tần số ấn định -85 Hz.Phép đo phải thực hiện ở điều kiện đo kiểm bình thường (3.9) và điều kiện tới hạn (3.10.1 và 3.10.3). Sau khi sấy máy (2.12).4.1.1.3. Giới hạn
Tần số đo phải đối với trạng thái B nằm trong đối với tần số ân định + 85 Hz và đối với trạng thái Y, tần số đo phải nằm trong đối với tần số ấn định - 85 Hz.Độ chênh lệch tần số giữa trạng thái B và trạng thái Y
Đối với trạng thái B và Y, sai số tần số nằm trong khoảng: ±10Hz.4.1.2. Công suất phát4.1.2.1. Định nghĩa
Công suất máy phát là công suất trung bình đưa tới anten giả.4.1.2.2. Phương pháp đo
Máy phát nối với anten giả (3.5). Thiết bị đặt để phát các mẫu dấu chấm liên tục và đo công suất phát trung bình.Phép đo được thực hiện ở điều kiện đo kiểm bình thường (3.9) và điều kiện tới hạn (3.10.1 và 3.10.3).4.1.2.3. Giới hạn
Đối với các máy phát chỉ định cho các tần số nằm trong phạm vi băng từ 415 kHz đến 526,5 kHz, công suất phát trung bình ít nhất phải là 60 W.Đối với các máy phát chỉ định cho các tần số hàng hải nằm trong phạm vi dải tần từ 1,6 MHz đến 4 MHz, công suất trung bình ít nhất phải là 60 W và không vượt quá 400W.Đối với các máy phát chỉ định cho các tần số hàng hải nằm trong phạm vi dải tần từ 4 MHz đến 27,5 MHz, công suất trung bình ít nhất phải là 60 W và không vượt quá 1500W.4.1.3. Tốc độ điều chế4.1.3.1. Định nghĩa
Tốc độ điều chế là tốc độ dòng bit tính theo bit/s.4.1.3.2. Phương pháp đo
Thiết bị đặt để phát mẫu dấu chấm liên tục. Đầu ra RF của máy nối tới bộ giải điều chế tần số tuyến tính. Đầu ra bộ giải điều chế phải được giới hạn độ rộng băng bằng bộ lọc băng thấp với tần số cắt 1 kHz và độ dốc 12 dB/octave.Đo tần số ở đầu ra.4.1.3.3. Giới hạn
Tần số phải là 50 Hz ± 30 x 10-6 tương ứng có tốc độ điều chế là 100 bit/s.4.1.4. Dư điều chế của máy phát4.1.4.1. Định nghĩa
Dư điều chế được xác định như tỷ số (dB) giữa tín hiệu B hay Y đã giải điều chế và mẫu dấu chấm đã được giải điều chế.4.1.4.2. Phương pháp đo
Đầu ra RF của máy nối tới bộ giải điều chế tần số tuyến tính. Đầu ra bộ giải điều chế được giới hạn độ rộng băng bằng bộ lọc băng thấp với tần số cắt 1 kHz và độ dốc 12 dB/octave.Mức ra r.m.s được đo trong thời gian phát tín hiệu B hay Y và trong thời gian phát mẫu dấu chấm liên tục.Xác định tỷ số giữa hai mức rms ở đầu ra của bộ giải điều chế. Điện áp một chiều phải được nén bởi thiết bị ghép phối hợp xoay chiều để chúng không ảnh hưởng tới kết quả đo.4.1.4.3. Giới hạn
Dư điều chế không được lớn hơn -26 dB.4.1.5. Phát xạ không mong muốn4.1.5.1. Định nghĩa
Phát xạ không mong muốn (Unwanted Emission) bao gồm phát xạ giả (Spurious Emission) và phát xạ ngoài băng (Out of Band Emission).- Phát xạ giả là phát xạ ở các tần số nằm ngoài băng thông cần thiết. Mức của phát xạ có thể giảm mà không ảnh hưởng đến việc truyền thông tin tương ứng. Phát xạ này gồm phát xạ hài, phát xạ ký sinh, thành phần xuyên điều chế và sản phẩm đổi tần nhưng không bao gồm phát xạ ngoài băng.- Phát xạ ngoài băng là phát xạ ở các tần số trung gian lân cận băng thông cần thiết và sinh ra bởi quá trình điều chế tín hiệu.4.1.5.2. Phương pháp đo
Thiết bị được đặt để phát mẫu dấu chấm liên tục.Phép đo được thực hiện nhờ thiết bị đo chọn tần có khả năng đo các thành phần phát xạ riêng biệt trong dải tần 9 kHz - 2 GHz.Độ rộng băng của bộ phân tích chọn lọc phải là:§ 200 Hz trong băng tần 9 kHz - 150 kHz.§ 9 - 10 kHz trong băng tần 150 kHz - 30 MHz.§ 100 - 200 kHz trong băng tần 30 MHz - 1 GHz.§ 1 MHz ở tần số lớn hơn 1 GHz.Bộ tách sóng là bộ tách đỉnh.4.1.5.3. Giới hạn
Các phát xạ không mong muốn phải đáp ứng yêu cầu đã chỉ ra trong Hình 1. 0 dB tương ứng với mức ra công suất trung bình đã đăng ký.4.1.6. Thử nghiệm chuỗi cuộc gọi được tạo ra Đầu ra của thiết bị phải được đấu nối với dụng cụ đã hiệu chuẩn để giải mã và in ra nội dung thông tin các chuỗi cuộc gọi được thiết bị tạo ra. Thiết bị phải được thiết lập để phát các cuộc gọi DSC như đã chỉ định trong Phụ lục A để xác định xem các yêu cầu của khuyến nghị ITU-R M. 493-6 đối với nội dung và kết cấu bản tin có được đáp ứng không.Cuộc gọi được tạo ra phải được phân tích bằng dụng cụ hiệu chuẩn đối với cấu hình chính xác của khuôn dạng tín hiệu, kể cả độ phân tập thời gian.Phải thông báo các lệnh từ xa đã sử dụng trong báo cáo đo kiểm.4.1.7. Thời gian điều chỉnh tần sốCác máy phát dùng cho DSC ở tần số MF/HF phải có khả năng thay đổi tần số hoạt động càng nhanh càng tốt trong thời gian không quá 15 s. Việc truyền dẫn cuộc gọi sẽ không xảy ra cho đến khi quá trình điều khiển tần số được hoàn thành.4.1.8.1. Định nghĩa
Đây là sự bảo vệ máy phát không bị hỏng do lỗi của anten gây ra.4.1.8.2. Phương pháp đo
Khi máy phát đang phát mẫu dấu chấm với công suất ra biểu kiến, các đầu cuối anten trước tiên được ngắn mạch và sau đó lại hở mạch, mỗi trường hợp kéo dài trong 5 phút.4.1.8.3. Giới hạn
Trong thời gian đo kiểm máy phát không bị hỏng. Sau khi thoát khỏi điều kiện ngắn mạch, hở mạch anten, máy phát phải hoạt động bình thường..Hình 1- Các thành phần phổ tần không mong muốn của máy phát MF/HF
với bộ giải mã DSC
4.2.1.1. Định nghĩa
Sai số tần số là độ chênh lệch giữa tần số sóng mang đo được và giá trị danh định của nó.4.2.1.2. Phương pháp đo
Máy phát phải được kết nối với anten giả (như đã chỉ định trong mục 3.5). Máy phát phải được đặt ở kênh 70. Phép đo phải được thực hiện không có điều chế.Phép đo phải được thực hiện trong điều kiện đo kiểm bình thường (mục 3.9) và điều kiện đo kiểm tới hạn (các mục 3.10.1 và 3.10.3 được đồng thời áp dụng).4.2.1.3. Giới hạn
Sai số tần số phải nằm trong khoảng: ±1,5 kHz.4.2.2. Sai số tần số (Tín hiệu giải điều chế)4.2.2.1. Định nghĩa
Sai số tần số đối với các trạng thái B và trạng thái Y là độ chênh lệch giữa tần số đo được từ bộ giải điều chế và các giá trị danh định của chúng.4.2.2.2. Phương pháp đo
Máy phát phải được kết nối với anten giả (như đã chỉ định trong mục 3.5) và bộ giải điều chế FM thích hợp. Máy phát được đặt ở kênh 70.Thiết bị phải được thiết lập để phát liên tục trạng thái B hoặc trạng thái Y.Phép đo phải được thực hiện bằng cách đo đầu ra đã giải điều chế, đối với cả hai trạng thái B và Y liên tụcPhép đo phải được thực hiện trong điều kiện đo kiểm bình thường (mục 3.9) và điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 3.10.1 và 3.10.3 được áp dụng đồng thời).4.2.2.3. Giới hạn
Tần số đo được từ bộ giải điều chế ở mọi thời điểm phải nằm trong giới hạn 1300 Hz ± 10 Hz đối với trạng thái B và 2100 Hz ± 10Hz đối với trạng thái Y.4.2.3.1. Định nghĩa
Phục vụ mục đích của quy chuẩn này, công suất sóng mang là công suất trung bình đưa tới anten giả trong một chu trình tần số vô tuyến.Công suất ra biểu kiến là công suất sóng mang được công bố bởi nhà sản xuất.4.2.3.2. Phương pháp đo
Máy phát phải được điều hưởng tới kênh 70 và được kết nối với anten giả (mục 3.5). Công suất phát tới anten giả này phải được đo. Các phép đo phải được thực hiện trong các điều kiện đo kiểm bình thường (mục 3.9), và trong các điều kiện đo kiểm tới hạn (các mục 3.10.1 và 3.10.3 được áp dụng đồng thời).4.2.3.3. Giới hạn
4.2.3.3.1. Điều kiện đo kiểm bình thườngTrong trường hợp chuyển mạch công suất ra được đặt ở vị trí cực đại, công suất sóng mang phải giữ nguyên từ 6 W đến 25 W và không lệch nhiều hơn 1,5 dB so với công suất ra biểu kiến.Trong trường hợp chuyển mạch công suất ra được đặt ở vị trí tối thiểu hoặc trong thời gian giảm công suất tự động (xem 2.1.8), công suất sóng mang phải giữ nguyên từ 0,1 W đến 1,0 W.4.2.3.3.2. Điều kiện đo kiểm tới hạnTrong trường hợp chuyển mạch công suất ra được đặt ở vị trí cực đại, công suất sóng mang phải giữ nguyên từ 6 W đến 25 W và nằm trong phạm vi +2 dB đến -3 dB so với công suất ra biểu kiến.Trong trường hợp chuyển mạch công suất ra được đặt ở vị trí tối thiểu hoặc trong thời gian giảm công suất tự động (xem 2.1.8), công suất sóng mang phải giữ nguyên từ 0,1 W đến 1,0 W.4.2.4. Chỉ số điều chế4.2.4.1. Định nghĩa
Chỉ số điều chế là tỷ số giữa độ lệch tần số và tần số của tín hiệu điều chế.Độ lệch tần số là độ chênh lệch giữa tần số tức thời của tín hiệu RF được điều chế đồng thời và tần số sóng mang.4.2.4.2. Phương pháp đo
Phải thiết lập máy phát để phát tín hiệu B và tiếp theo tín hiệu Y liên tục. Phải đo các độ lệch tần số.4.2.4.3. Giới hạn
Chỉ số điều chế phải là 2,0 ± 10%.4.2.5. Tốc độ điều chế4.2.5.1. Định nghĩa
Tốc độ điều chế là tốc độ dòng bit đo được tính theo bit/s.4.2.5.2. Phương pháp đo
Phải thiết lập máy phát để phát mẫu chấm liên tục. Đầu ra RF của máy phát phải được kết nối với bộ giải điều chế FM tuyến tính. Đầu ra của bộ giải điều chế phải được giới hạn trong độ rộng băng bằng bộ lọc băng thấp với tần số ngưỡng là 1 kHz và độ dốc là 12 dB/octave.Phải đo tần số ở đầu ra.4.2.5.3. Giới hạn
Tần số phải là 600 Hz ± 30 x 10-6 tương ứng với tốc độ điều chế là 1200 bit/s .4.2.6. Dư điều chế của máy phát4.2.6.1. Định nghĩa
Dư điều chế của máy phát được định nghĩa là tỷ số (tính theo dB) của tín hiệu giải điều chế B hoặc Y trên mẫu chấm đã giải điều chế.4.2.6.2. Phương pháp đo
Đầu ra RF của máy phát phải được nuôi qua bộ giải điều chế tuyến tính với mạch gia cường là 6 dB/octave tới bộ giải điều chế FM tuyến tính khác. Đầu ra của bộ giải điều chế thứ hai phải được giới hạn trong độ rộng băng bằng bộ lọc băng thấp với tần số ngưỡng là 3 kHz và độ dốc là 12 dB/octave.Mức ra r.m.s phải được đo trong thời gian truyền mẫu chấm liên tục và trong thời gian truyền các tín hiệu B hoặc Y liên tục.Phải xác định tỷ số của hai mức ra của r.m.s từ bộ giải điều chế thứ hai. Các điện áp một chiều phải được nén bởi thiết bị ghép phối hợp AC sao cho chúng không ảnh hưởng tới các kết quả đo.4.2.6.3. Giới hạn
Dư điều chế không được lớn hơn -26 dB.4.2.7. Công suất kênh lân cận4.2.7.1. Định nghĩa
Công suất kênh lân cận là phần tổng công suất ra của máy phát khi máy phát được điều chế với mẫu chấm liên tục lọt vào trong băng thông quy định tập trung trên tần số danh định của một trong hai kênh lân cận. Công suất này là tổng các công suất trung bình được tạo ra bởi quá trình điều chế, đồ ồn và tạp âm của máy phát.4.2.7.2. Phương pháp đo
Công suất kênh lân cận phải được đo với máy thu đo công suất tuân thủ Phụ lục B (được nói đến như “máy thu”).Các phép đo được thực hiện như sau:a) Máy phát phải hoạt động ở công suất sóng mang được xác định trong mục 4.2.3 ở các điều kiện đo kiểm bình thường. Đầu ra của máy phát phải được ghép nối với đầu vào của “máy thu” bằng thiết bị đấu nối sao cho trở kháng đối với máy phát là 50 W và mức ở đầu vào “máy thu” là thích hợp;b) Với máy phát không được điều chế, bộ điều hưởng của “máy thu” phải được điều chỉnh để đạt được đáp ứng cực đại. Đó là điểm đáp ứng 0 dB. Việc thiết lập bộ suy hao của “máy thu” và số đọc đồng hồ đo phải được ghi lại; c) Sự điều hưởng của “máy thu” phải được điều chỉnh cách xa sóng mang sao cho đáp ứng -6 dB của “máy thu” gần nhất với tần số sóng mang của máy phát được định vị ở tần số dịch chuyển so với tần số sóng mang danh định là 17 kHz; d) Máy phát phải được điều chế bởi mẫu chấm liên tục;e) Bộ suy hao biến đổi của “máy thu” phải được điều chỉnh để thu được cùng một số đọc đồng hồ như trong bước b) hoặc đại lượng có sự liên quan đã biết với số đọc đó f) Tỷ số của công suất kênh lân cận trên công suất sóng mang là độ chênh lệch giữa các thiết lập bộ suy hao trong bước b) và bước e), được hiệu chỉnh đối với bất kỳ sự chênh lệch nào trong số đọc của đồng hồ; g) Phép đo phải được lặp lại với “máy thu” được điều hưởng với biên khác của sóng mang.4.2.7.3. Giới hạn
Công suất kênh lân cận không được vượt quá giá trị thấp hơn công suất sóng mang 70 dB (không cần thấp hơn 0,2 mW).4.2.8. Phát xạ giả dẫn truyền tới anten4.2.8.1. Định nghĩa
Các phát xạ giả dẫn là các phát xạ ở tần số hoặc nhiều tần số nằm ngoài độ rộng băng cần thiết và mức phát xạ giả dẫn này có thể giảm đi mà không ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn thông tin tương ứng. Các phát xạ giả bao gồm các phát xạ hài, các phát xạ ký sinh, các kết quả xuyên điều chế và các kết quả biến đổi tần, nhưng không bao gồm các phát xạ ngoài băng.4.2.8.2. Phương pháp đo các phát xạ giả dẫn của máy phát truyền tới anten
Các phát xạ giả dẫn phải được đo với máy phát đấu nối với anten giả (xem 3.5). Máy phát phải được thiết lập để phát mẫu chấm liên tục.Các phép đo phải được thực hiện trên khắp dải tần số từ 9 kHz đến 2 GHz, trừ kênh trên đó máy phát đang hoạt động và các kênh lân cận của nó. § Độ rộng băng của máy phân tích chọn lọc phải là: 200 Hz trong dải tần từ 9 kHz đến 150 kHz;§ Từ 9 kHz đến 10 kHz trong băng tần từ 150 kHz đến 30 MHz;§ Từ 100 kHz đến 120 kHz trong băng tần từ 30 MHz đến 1 GHz;§ 1 MHz trên dải tần 1 GHz.§ Bộ tách sóng phải là bộ tách sóng đỉnh.4.2.8.3. Giới hạnCông suất của phát xạ giả dẫn bất kỳ ở tần số rời rạc bất kỳ không được vượt quá 0,25 mW.4.2.9. Thử nghiệm chuỗi cuộc gọi được tạo raXem 4.1.6.4.2.10. Đặc điểm tần số quá độ của máy phát4.2.10.1. Định nghĩa
Đặc điểm tần số quá độ của máy phát là sự biến đổi theo thời gian của độ chênh lệch tần số máy phát so với tần số danh định máy phát khi bật và tắt công suất ra của tần số vô tuyến (RF).ton: theo phương pháp đo được mô tả trong mục 4.2.10.2, thời điểm bật máy phát ton được xác định bởi điều kiện khi công suất ra, đo tại đầu cuối anten, vượt quá 0,1% công suất danh định;t1: khoảng thời gian bắt đầu tại ton và kết thúc theo Bảng 3;
t2: khoảng thời gian bắt đầu tại thời điểm kết thúc t1 và kết thúc theo Bảng 3;
toff: thời điểm tắt đuợc xác định bởi điều kiện khi công suất danh định giảm xuống dưới 0,1% công suất danh định;t3: khoảng thời gian kết thúc tại toff và khởi đầu theo Bảng 3.
Bảng 3 - Các khoảng thời gian
Khoảng thời gian | Giá trị (ms) |
t1(ms) | 5,0 |
t2(ms) | 20,0 |
t3(ms) | 5,0 |
CHÚ THÍCH: Trong suốt các khoảng thời gian t1 và t3, độ chênh lệch tần số không được vượt quá giá trị phân cách một kênh. Trong khoảng thời gian t2, độ chênh lệch tần số không được vượt quá một nửa giá trị phân cách kênh. |
4.2.10.2. Phương pháp đo
Hình 2- Sơ đồ đo tần số quá độ
Hai tín hiệu phải được kết nối với bộ phân biệt đo kiểm thông qua mạch phối hợp (xem 3.6). Máy phát phải được kết nối với bộ suy hao công suất 50 W.Đầu ra của bộ suy hao công suất phải được nối với bộ phân biệt đo kiểm thông qua một đầu vào của mạch phối hợp;Máy tạo tín hiệu đo kiểm phải được kết nối với đầu vào thứ hai của mạch phối hợp. Tín hiệu đo kiểm phải được điều chỉnh đến tần số danh định của máy phát.Tín hiệu đo kiểm phải được điều chế bởi tần số 1 kHz với độ lệch là ±25 kHz. Mức tín hiệu đo kiểm phải được điều chỉnh tương ứng với 0,1% công suất của máy phát cần đo kiểm, được đo tại đầu vào của bộ phân biệt đo kiểm. Mức này phải được giữ không đổi trong suốt thời gian đo.Đầu ra của độ chênh lệch biên độ (ad) và độ chênh lệch tần số (fd) của bộ phân biệt đo kiểm phải được kết nối với máy hiện sóng có nhớ.Máy hiện sóng có nhớ phải được thiết lập để hiển thị kênh tương ứng với đầu vào (fd) đến ± 1 độ chênh lệch tần số kênh, tương ứng với sự phân cách kênh liên quan, so với tần số danh định.Máy hiện sóng có nhớ phải được thiết lập đến tốc độ quét là 10 ms/độ chia và phải được thiết lập để sự khởi phát (trigger) xảy ra ở một độ chia từ biên trái của màn hình.Màn hình phải hiển thị liên tục tín hiệu đo kiểm 1 kHz.Tiếp theo, máy hiện sóng có nhớ phải được thiết lập để khởi phát (trigger) ở kênh tương ứng với đầu vào của độ chênh lệch biên độ (ad) ở mức đầu vào thấp, tăng dần lên.Sau đó phải bật điện máy phát, không điều chế, để tạo ra xung khởi phát (trigger) và hình ảnh trên màn hình.Kết quả của sự thay đổi tỷ số công suất của tín hiệu đo kiểm trên công suất ra của máy phát do độ bắt của bộ phân biệt đo kiểm, sẽ tạo ra hai phía riêng biệt trên hình, một phía hiển thị tín hiệu đo kiểm 1 kHz, phía kia hiển thị độ chênh lệch tần số của máy phát biến thiên theo thời gian. Thời điểm khi tín hiệu đo kiểm 1 kHz bị triệt hoàn toàn được coi là thời điểm quy định ton. Khoảng thời gian t1 và t2 như được xác định trong Bảng 3 phải được sử dụng để xác định khuôn mẫu thích hợp. Trong khoảng thời gian t1 và t2, độ chênh lệch tần số không được vượt quá các giá trị đã cho trong phần ghi chú ở Bảng 3;Sau khi kết thúc t2, độ chênh lệch tần số phải nằm trong giới hạn sai số tần số, mục 4.2.1 (±1,5 kHz);Kết quả phải được ghi là độ chênh lệch tần số theo thời gian.Máy phát phải giữ nguyên ở chế độ bật điện.Máy hiện sóng có nhớ phải được thiết lập để khởi phát (trigger) trên kênh tương ứng với đầu vào của độ chệnh lệch biên độ (ad) ở mức vào cao, suy giảm dần xuống và phải được thiết lập sao cho sự khởi phát (trigger) xảy ra ở một độ chia từ biên phải của màn hình. Sau đó phải tắt điện máy phát. Thời điểm khi tín hiệu đo kiểm 1 kHz bắt đầu tăng lên, được coi là thời điểm quy định toff.Khoảng thời gian t3 như được xác định trong Bảng 3 phải được sử dụng để xác định khuôn mẫu thích hợp.Trong khoảng thời gian t3, độ chênh lệch tần số không được vượt quá các giá trị đã cho trong phần ghi chú ở Bảng 3;Trước khi bắt đầu t3, độ chênh lệch tần số phải nằm trong giới hạn sai số tần số, mục 4.2.1 (±1,5 kHz);Kết quả phải được ghi là độ chênh lệch tần số theo thời gian.a) Trạng thái bật: ton, t1, t2+ ∆f = 1 x khoảng cách giữa hai kênh + ∆f = 1/2 x khoảng cách giữa hai kênhAM: Tần số danh định SSB: Tần số danh định -1 kHz (LSB) hoặc +1 kHz (USB) -∆f = 1/2 x khoảng cách giữa hai kênh -∆f = 1 x khoảng cách giữa hai kênh |
+ ∆f = 1 x khoảng cách giữa hai kênh + ∆f = 1/2 x khoảng cách giữa hai kênhAM: Tần số danh định SSB: Tần số danh định -1 kHz (LSB) hoặc +1 kHz (USB) -∆f = 1/2 x khoảng cách giữa hai kênh -∆f = 1 x khoảng cách giữa hai kênh |
Hình 3 - Màn hình máy hiện sóng nhớ khi đo tần số quá độ
4.3.1.1. Định nghĩa
Sai số tần số là độ chênh lệch giữa tần số đo được và giá trị danh định của nó.4.3.1.2. Phương pháp đo
Phép đo phải được thực hiện trong điều kiện đo kiểm bình thường (mục 3.9) và trong điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 3.10.1 và 3.10.3 được áp dụng đồng thời).Tải thuần trở 600 Ω phải được đấu nối với đầu ra của thiết bị. Phải đo các tần số tương ứng với trạng thái B và Y (Khuyến nghị M.493-6 của ITU-R, Phụ lục 1, mục 1.4) ở đầu ra. Bộ mã hoá phải được thiết lập để tạo tín hiệu B hoặc Y liên tục.4.3.1.3. Giới hạn
Tần số đo được tiếp theo sau thời gian khởi động (mục 2.12) ở thời điểm bất kỳ phải:không quá ± 1 Hz so với 1700 Hz + 85 Hz đối với trạng thái B vàkhông quá ± 1 Hz so với 1700 Hz - 85 Hz đối với trạng thái Y.4.3.2. Điện áp ra4.3.2.1. Định nghĩa
Điện áp ra là điện áp âm thanh được đo trên tải thuần trở 600 Ω. Đối với đầu ra nhị phân, điện áp này là mức "1" và mức "0".4.3.2.2. Phương pháp đo
Tải thích hợp 600 Ω như đã chỉ định trong mục 3.5.3 phải được đấu nối với đầu ra của thiết bị.Thiết bị phải được thiết lập để phát mẫu chấm liên tục và điện áp ra r.m.s trong thời gian phát mẫu chấm phải được đo.4.3.2.3. Giới hạn
4.3.2.3.1. Điện áp tương tựĐiện áp ra r.m.s phải có thể điều chỉnh được ít nhất khoảng ± 10 dB so với 0,775 V (rms).Mức ra của hai tone không được thay đổi lớn hơn 0,5 dB trong quá trình truyền dẫn khối thông tin hoặc tín hiệu điều khiển và độ chênh lệch giữa hai tone không được vượt quá 0,5 dB.4.3.2.3.2. Điện áp nhị phânCác mức điện áp ra phải tuân thủ khuyến nghị V.11 của ITU-T.4.3.3.1. Định nghĩa
Tốc độ dòng bit là số bit trên giây.4.3.3.2. Phương pháp đo
Thiết bị phải được thiết lập để phát mẫu chấm liên tục. Đầu ra của thiết bị phải được đấu nối với bộ giải điều chế FM tuyến tính. Đầu ra của bộ giải điều chế phải được giới hạn về độ rộng băng bằng bộ lọc băng thông thấp với tần số ngưỡng là 1 kHz và độ dốc là 12 dB/octave.Phải đo tần số của mẫu chấm.4.3.3.3. Giới hạn
Tần số phải là 50 Hz ± 30 x 10-6 tương ứng với tốc độ dòng bit là 100 bit/s.4.3.4.1. Định nghĩa
Các thành phần phổ không mong muốn là các phát xạ ở tần số hoặc các tần số nằm ngoài băng thông cần thiết. Mức của các phát xạ này có thể giảm mà không ảnh hưởng đến việc truyền thông tin tương ứng. Các thành phần phổ không mong muốn bao gồm các thành phần phổ hài và các sản phẩm xuyên điều chế.4.3.4.2. Phương pháp đo
Các đầu ra của thiết bị phải được đấu nối với tải thuần trở 600 Ω. Thiết bị phải được thiết lập để phát mẫu chấm liên tục. Phải xác định các thành phần phổ không mong muốn trong tín hiệu ra.4.3.4.3. Giới hạn
Các thành phần phổ không mong muốn phải đáp ứng yêu cầu trong Hình 4. 0 dB tương ứng với mức ra công suất trung bình đã đăng ký.Hình 4 - Các thành phần phổ không mong muốn (bộ mã hoá DSC MF/HF)
4.3.6.1. Định nghĩa
Mức điều tần dư là tỷ số tính theo dB của công suất tạp nhiễu trong thời gian phát xạ tín hiệu B hoặc Y liên tục và công suất ra trong khi phát xạ mẫu chấm liên tục.4.3.6.2. Phương pháp đo
Đầu ra của thiết bị phải được kết cuối với tải thuần trở 600 Ω và được cấp cho bộ giải điều chế FM tuyến tính. Đầu ra của bộ giải điều chế phải được giới hạn về độ rộng băng bằng bộ lọc băng thông thấp với tần số ngưỡng là 1 kHz và độ dốc là 12 dB/octave.Mức ra rms phải được đo trong thời gian phát xạ mẫu chấm liên tục và trong thời gian phát xạ tín hiệu B hoặc Y liên tục.Tỷ số của hai mức ra rms từ bộ giải điều chế phải được xác định.Các điện áp một chiều phải được triệt bằng thiết bị ghép phối hợp xoay chiều để chúng không ảnh hưởng đến các kết quả của phép đo.4.3.6.3. Giới hạn
Tỷ số điều tần dư không được lớn hơn - 36dB.4.4.1.1. Định nghĩa
Sai số tần số là độ chênh lệch giữa tần số đo được và giá trị danh định của nó.4.4.1.2. Phương pháp đo
Phải thực hiện phép đo trong các điều kiện đo kiểm bình thường (mục 3.9) và trong các điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 3.10.1 và 3.10.3 được áp dụng đồng thời).Tải thuần trở 600 Ω phải được kết nối với đầu ra của thiết bị. Các tần số tương ứng với trạng thái B và trạng thái Y (Khuyến nghị M.493-6 của ITU-R, Phụ lục 1, mục 1.4) phải được đo ở đầu ra. Bộ giải mã phải được thiết lập để tạo ra tín hiệu B hoặc tín hiệu Y liên tục.4.4.1.3. Giới hạn
Tần số đo được tiếp theo sau thời gian khởi động (mục 2.12) ở thời điểm bất kỳ phải:không quá ± 10 Hz so với 1700 Hz + 400 Hz đối với trạng thái B vàkhông quá ± 10 Hz so với 1700 Hz - 400 Hz đối với trạng thái Y.4.4.2. Điện áp ra4.4.2.1. Định nghĩa
Điện áp ra là điện áp âm thanh được đo trên tải thuần trở 600 Ω. Đối với đầu ra nhị phân, điện áp này là mức "1" và mức "0".4.4.2.2. Phương pháp đo
Tải thuần trở 600 Ω phải được đấu nối với đầu ra của thiết bị.Thiết bị phải được thiết lập để phát mẫu chấm liên tục và điện áp ra rms trong thời gian phát mẫu chấm phải được đo.4.4.2.3. Giới hạn
4.4.2.3.1. Điện áp tương tựĐiện áp ra r.m.s phải có thể điều chỉnh được ít nhất khoảng ± 10 dB so với 0,775 V (rms).Mức ra của hai tone không được thay đổi lớn hơn 0,5 dB trong quá trình truyền dẫn khối thông tin hoặc tín hiệu điều khiển và độ chênh lệch giữa hai tone không được vượt quá 0,5 dB.4.4.2.3.2. Điện áp nhị phân Các mức điện áp ra phải tuân thủ NMEA 0183, phiên bản 2.0.0.4.4.3. Tốc độ dòng bit4.4.3.1. Định nghĩa
Tốc độ dòng bit là số bit trên giây.4.4.3.2. Phương pháp đo
Thiết bị phải được thiết lập để phát mẫu chấm liên tục. Đầu ra của thiết bị phải được đấu nối với bộ giải điều chế FM tuyến tính. Đầu ra của bộ giải điều chế phải được giới hạn về độ rộng băng bằng bộ lọc băng thông thấp với tần số ngưỡng là 1 kHz và độ dốc là 12 dB/octave.Phải đo tần số của mẫu chấm.4.4.3.3. Giới hạn
Tần số phải là 600 Hz ± 30 x 10-6 tương ứng với tốc độ dòng bit là 1200 baud.4.4.4. Các thành phần phổ không mong muốn của tín hiệu ra4.4.4.1. Định nghĩa
Các thành phần phổ không mong muốn là các phát xạ ở tần số hoặc các tần số nằm ngoài băng thông cần thiết. Mức của các phát xạ này có thể giảm mà không ảnh hưởng đến việc truyền thông tin tương ứng. Các thành phần phổ không mong muốn bao gồm các thành phần phổ hài và các sản phẩm xuyên điều chế.4.4.4.2. Phương pháp đo
Các đầu ra của thiết bị phải được đấu nối với tải thuần trở 600 Ω. Thiết bị phải được thiết lập để phát mẫu chấm liên tục. Phải xác định các thành phần phổ không mong muốn trong tín hiệu ra.4.4.4.3. Giới hạn
Các thành phần phổ không mong muốn phải đáp ứng yêu cầu trong hình 5. 0 dB tương ứng với mức ra công suất trung bình đã đăng ký.Hình 5 - Các thành phần phổ không mong muốn (bộ mã hoá DSC VHF)
4.4.5. Thử nghiệm chuỗi cuộc gọi được tạo raXem 4.1.64.4.6. Dư điều chế4.4.6.1. Định nghĩa
Mức điều tần dư là tỷ số tính theo dB của công suất tạp nhiễu trong thời gian phát xạ tín hiệu B hoặc Y liên tục và công suất ra trong khi phát xạ mẫu chấm liên tục.4.4.6.2. Phương pháp đo
Đầu ra của thiết bị phải được kết cuối với tải thuần trở 600 Ω và được cấp cho bộ giải điều chế FM tuyến tính. Đầu ra của bộ giải điều chế phải được giới hạn về độ rộng băng bằng bộ lọc băng thông thấp với tần số ngưỡng là 3 kHz và độ dốc là 12 dB/octave.Các mức ra rms phải được đo trong thời gian phát xạ các tín hiệu B hoặc Y và trong thời gian phát xạ mẫu chấm liên tục.Tỷ số của hai mức ra rms từ bộ giải điều chế phải được xác định.Các điện áp một chiều phải được triệt bằng thiết bị ghép phối hợp xoay chiều để chúng không ảnh hưởng đến các kết quả của phép đo.4.4.6.3. Giới hạn
Tỷ số điều tần tương tự dư không được lớn hơn - 36 dB.4.5.1.1. Định nghĩa
Hiệu suất quét là khả năng của máy thu/bộ giải mã thu được chính xác các cuộc gọi đến trước bởi hơn 20 bit của 200 bit mẫu chấm và được truyền ở một tần số trong khi quét đến 6 tần số và bỏ qua tất cả các tín hiệu và tạp nhiễu khác.4.5.1.2. Phương pháp đo
Hai tín hiệu đo kiểm RF với mức 20 dBµV phải được áp tới máy thu.Một trong số các tín hiệu RF phải có tần số danh định tương ứng với tần số nằm trong chuỗi quét và phải là tín hiệu đo kiểm chuẩn số 1 chứa cuộc gọi cứu nạn DSC đơn thuần. Tín hiệu RF thứ hai phải có tần số danh định tương ứng với tần số khác đang được quét và phải là tín hiệu đo kiểm chuẩn số 1 chứa các cuộc gọi DSC với mẫu dấu chấm 20 bit.Các chuỗi cuộc gọi cứu nạn phải được lặp lại sau khoảng thời gian ngẫu nhiên từ 2,5 s đến 4,0 s.Máy thu phải được thiết lập để quét số lượng tần số cực đại mà máy thu được thiết kế.Số lượng cuộc gọi cứu nạn được phát phải là 200 và tỷ số lỗi ký hiệu phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4.4.5.1.3. Giới hạn
Tổng số các cuộc gọi cứu nạn thu được phải bằng hoặc lớn hơn 95% các cuộc gọi cứu nạn được phát và tỷ số lỗi ký hiệu phải ≤10-2.4.5.2. Độ nhạy cuộc gọi4.5.2.1. Định nghĩa
Độ nhạy cuộc gọi của máy thu là mức tín hiệu RF xác định, tại đó máy thu cho tỷ lệ lỗi ký hiệu tốt hơn hoặc bằng 10-2.4.5.2.2. Phương pháp đo
Đầu vào máy thu phải được đấu nối với anten giả đã chỉ định trong mục 3.5 và phải áp vào tín hiệu đo kiểm chuẩn số 1 chứa các cuộc gọi DSC.Mức tín hiệu đo kiểm phải là 0 dBµV đối với các tần số thu nằm trong các băng từ 415 kHz đến 526,5 kHz và từ 1,6 MHz đến 27,5 MHz lúc bắt đầu đo kiểm.Tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4.Mức vào phải được giảm xuống cho đến khi tỷ lệ lỗi ký hiệu bằng hoặc nhỏ hơn 10-2, mức này phải được ghi lại.Phép đo phải được lặp lại ở tần số vào danh định ±10 Hz.Các phép đo phải được thực hiện trong các điều kiện đo kiểm bình thường (mục 3.9) và trong các điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 3.10.1 và 3.10.3 được áp dụng đồng thời).4.5.2.3. Giới hạn
Độ nhạy phải nhỏ hơn 0 dBµV trong các điều kiện đo kiểm bình thường và tốt hơn 6 dBµV trong các điều kiện đo kiểm tới hạn.4.5.3. Độ chọn lọc kênh lân cận4.5.3.1. Định nghĩa
Độ chọn lọc kênh lân cận được định nghĩa là độ triệt tín hiệu không mong muốn, được biểu diễn được biểu diễn bằng tỷ lệ lỗi ký hiệu gây ra bởi tín hiệu không mong muốn ở đầu ra của bộ giải mã.4.5.3.2. Phương pháp đo
Bố trí để áp các tín hiệu đo kiểm phải theo đúng mục 3.6. Tín hiệu RF mong muốn phải là tín hiệu đo kiểm chuẩn số 1, chứa các cuộc gọi DSC và mức của tín mong muốn phải là 20 dBµV.Tín hiệu không mong muốn phải là tín hiệu không điều chế ở tần số +500 Hz và sau đó ở tần số -500 Hz đối với tần số danh định của máy thu (tần số trung tâm).Tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4. Khi đó, mức tín hiệu không mong muốn phải được tăng lên cho đến khi tỷ lệ lỗi ký hiệu bằng 10-2, mức này phải được ghi lại.Phép đo phải được thực hiện trong các điều kiện đo kiểm bình thường (mục 3.9) và trong các điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 3.10.1 và 3.10.3 được áp dụng đồng thời).4.5.3.3. Giới hạn
Mức tín hiệu không mong muốn không được nhỏ hơn 60 dBµV trong các điều kiện đo kiểm bình thường và không được nhỏ hơn 54 dBµV trong các điều kiện đo kiểm tới hạn.4.5.4. Triệt nhiễu cùng kênh4.5.4.1. Định nghĩa
Triệt nhiễu cùng kênh là khả năng của máy thu thu tín hiệu mong muốn khi xuất hiện tín hiệu không mong muốn, cả hai tín hiệu đều ở trên kênh mong muốn của máy thu.4.5.4.2. Phương pháp đo
Bố trí để áp các tín hiệu đo kiểm phải theo đúng mục 3.6. Tín hiệu mong muốn phải là tín hiệu đo kiểm chuẩn số 1, chứa các cuộc gọi DSC và mức của tín mong muốn phải là 20 dBµV.Tín hiệu không mong muốn phải là tín hiệu không điều chế. Tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4. Mức vào của tín hiệu không mong muốn phải được tăng lên cho đến khi tỷ lệ lỗi ký hiệu bằng 10-2, mức này phải được ghi lại.4.5.4.3. Giới hạn
Mức tín hiệu không mong muốn không được nhỏ hơn 14 dBµV.4.5.5.1. Định nghĩa
Đáp ứng xuyên điều chế RF được định nghĩa là độ triệt các sản phẩm xuyên điều chế sinh ra từ hai tín hiệu không mong muốn với các mức và các tần số đã cho, được biểu diễn bằng mức, tại đó tỷ lệ lỗi ký hiệu là 10-2 .4.5.5.2. Phương pháp đo
Các tín hiệu được áp tới đầu vào máy thu phải được đấu nối đúng như mục 3.6.Tín hiệu mong muốn phải là tín hiệu đo kiểm chuẩn số 1, chứa các cuộc gọi DSC và mức của tín mong muốn phải là 20 dBµV.Cả hai tín hiệu không mong muốn đều là tín hiệu không điều chế và ở cùng một mức. Không một tín hiệu nào trong hai tín hiệu này ở tần số cách tần số tín hiệu mong muốn một dải nhỏ hơn 30 kHz.Tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4.Khi đó, các mức của hai tín hiệu không mong muốn phải được tăng lên đồng thời cho đến khi tỷ lệ lỗi ký hiệu là 10-2, mức tín hiệu này được ghi lại.4.5.5.3. Giới hạn
Các mức của các tín hiệu không mong muốn không được nhỏ hơn 70 dBµV.4.5.6.1. Định nghĩa
Triệt nhiễu và chống nghẹt là khả năng của máy thu phân biệt giữa tín hiệu mong muốn và các tín hiệu không mong muốn với các tần số ở phía ngoài băng thông của máy thu.4.5.6.2. Phương pháp đo
Tín hiệu mong muốn và tín hiệu không mong muốn không điều chế phải được áp tới đầu vào máy thu theo đúng mục 3.6.Tín hiệu mong muốn phải là tín hiệu đo kiểm chuẩn số 1, chứa các cuộc gọi DSC và mức của tín hiệu mong muốn phải là 20 dBµV.Tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4.Mức vào của tín hiệu không mong muốn phải được tăng lên cho đến khi tỷ lệ lỗi ký hiệu là 10-2, mức này phải được ghi lại.4.5.6.3. Giới hạn
Mức tín hiệu không mong muốn không được nhỏ hơn 60 dBµV đối với các tần số từ +1 kHz đến +3 kHz và từ -1 kHz đến -3 kHz đối với tần số danh định. Mức tín hiệu không mong muốn không được nhỏ hơn 90 dBµV đối với các tần số từ 9 kHz đến 2 GHz không kể băng tần ±3 kHz so với tần số danh định. 4.5.7. Dải động4.5.7.1. Định nghĩa
Dải động của thiết bị là dải từ mức tối thiểu đến mức cực đại của tín hiệu tần số vô tuyến đầu vào, tại đó tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã không vượt quá giá trị quy định.4.5.7.2. Phương pháp đo
Tín hiệu đo kiểm chuẩn số 1, chứa những cuộc gọi DSC, phải được áp tới đầu vào máy thu. Mức của các cuộc gọi DSC phải tín hiệu đo kiểm phải thay đổi luân phiên giữa 100 dBμV và 0 dBμV.Tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4.
4.5.7.3. Giới hạn
Tỷ lệ lỗi ký hiệu trong các chuỗi cuộc gọi được giải mã phải ≤ 1 x 10-2.4.5.8. Các phát xạ giả dẫn4.5.8.1. Định nghĩa
Các phát xạ giả dẫn là tất cả các tín hiệu tạo ra nội tại được dẫn tới đầu cuối anten, bất kể ở tần số nào.4.5.8.2. Phương pháp đo
Đầu vào máy thu phải được đấu nối với anten giả được chỉ định trong mục 3.5. Các phát xạ giả phải được đo, sử dụng thiết bị đo chọn lọc. Khi đó, phải tính giá trị rms của thành phần bất kỳ của phát xạ giả.Phép đo phải được thực hiện trên khắp dải tần từ 9 kHz đến 2 GHz.Độ rộng băng của máy phân tích chọn lọc là:§ 200 Hz trong dải tần từ 9 kHz đến 150 kHz;§ Từ 9 kHz đến 10 kHz trong băng tần từ 150 kHz đến 30 MHz;§ Từ 100 kHz đến 120 kHz trong băng tần từ 30 MHz đến 1 GHz;§ 1 MHz trong dải tần số trên 1 GHz.Bộ tách sóng phải là bộ tách sóng đỉnh.4.5.8.3. Giới hạn
Công suất của mỗi thành phần tần số không lớn hơn: 2 nW.4.5.9. Kiểm tra việc giải mã đúng nhiều loại cuộc gọi chọn số khác nhauĐầu vào của thiết bị phải được đấu nối với dụng cụ hiệu chuẩn để tạo các tín hiệu DSC.Các cuộc gọi DSC như đã chỉ định trong Phụ lục A phải được áp tới thiết bị để kiểm tra xem các yêu cầu của khuyến nghị ITU-R M. 493-6 về nội dung và kết cấu của bản tin có được thoả mãn không.Các chuỗi cuộc gọi đã giải mã ở đầu ra thiết bị phải được xem xét khuôn dạng kỹ thuật chính xác, bao gồm cả ký tự kiểm tra lỗi.Khi các phép đo của bộ giải mã được thực hiện bằng cách sử dụng máy in hoặc máy tính, phải thực hiện việc kiểm tra để bảo đảm sự phù hợp giữa số chỉ ở đầu ra máy in và số chỉ hiển thị. Phải thông báo trong báo cáo đo kiểm các lệnh từ xa đã sử dụng.4.5.10. Bảo vệ các mạch vào anten máy thuMáy thu không được hỏng khi áp tín hiệu đo kiểm tần số vô tuyến không điều chế ở mức điện áp hiệu dụng là 30 V ở tần số bất kỳ trong dải từ 100 kHz đến 27,5 MHz tới các đầu vào máy thu trong thời gian 15 phút theo đúng mục 3.6.Máy thu phải hoạt động bình thường không cần ghi chú thêm khi bỏ tín hiệu đo kiểm.Để bảo vệ chống lại sự hỏng hóc do những điện áp tĩnh có thể xuất hiện ở đầu vào máy thu, phải có đường dẫn một chiều không vượt quá 100 kΩ từ đầu cuối anten đến khung gầm máy.4.6.1.1. Định nghĩa
Độ nhạy khả dụng cực đại của máy thu là mức tối thiểu của tín hiệu (emf) ở tần số danh định của máy thu khi tác động vào đầu vào máy thu với điều chế đo kiểm sẽ tạo ra tỷ lệ lỗi ký hiệu là 10-2.4.6.1.2. Phương pháp đo
Tín hiệu đo kiểm chuẩn số 4 chứa các cuộc gọi DSC phải được áp tới đầu vào máy thu. Tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4.Mức vào phải được giảm xuống cho đến khi tỷ lệ lỗi ký hiệu là 10-2, mức này phải được ghi lại. Phép đo phải được thực hiện trong các điều kiện đo kiểm bình thường (mục 3.9) và trong các điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 3.10.1 và 3.10.3 được áp dụng đồng thời). Phép đo phải được lặp lại trong các điều kiện đo kiểm bình thường ở tần số sóng mang danh định ±1,5 kHz.4.6.1.3. Giới hạn
Độ nhạy khả dụng cực đại phải tốt hơn hoặc bằng 0 dBµV trong các điều kiện đo kiểm bình thường và phải tốt hơn +6 dBµV trong các điều kiện đo kiểm tới hạn. 4.6.2. Triệt nhiễu cùng kênh4.6.2.1. Định nghĩa
Triệt nhiễu cùng kênh là chỉ tiêu đánh giá khả năng của máy thu có thể thu tín hiệu điều chế mong muốn mà không vượt quá độ giảm cấp đã cho khi xuất hiện tín hiệu điều chế không mong muốn, cả hai tín hiệu đều ở tần số danh định của máy thu.4.6.2.2. Phương pháp đo
Hai tín hiệu vào phải được áp tới đầu vào máy thu qua mạch phối hợp (xem 3.6). Tín hiệu mong muốn phải là tín hiệu đo kiểm chuẩn số 4, chứa các cuộc gọi DSC. Mức tín hiệu mong muốn phải là +3 dBµV. Tín hiệu không mong muốn phải được điều chế bởi 400 Hz với độ lệch là ±3 kHz. Cả hai tín hiệu vào phải ở tần số danh định của máy thu cần đo kiểm và phải lặp lại phép đo đối với những dịch chuyển tín hiệu không mong muốn đến ±3 kHz. Tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4.Mức vào của tín hiệu không mong muốn phải được tăng lên cho đến khi tỷ lệ lỗi ký hiệu là 10-2, mức này phải được ghi lại.4.6.2.3. Giới hạn
Tín hiệu không mong muốn ít nhất phải ở mức -5 dBµV.4.6.3.1 Định nghĩa
Độ chọn lọc kênh lân cận là chỉ tiêu đánh giá khả năng của máy thu có thể thu được tín hiệu điều chế mong muốn mà không vượt quá độ giảm cấp đã cho do sự xuất hiện của tín hiệu điều chế không mong muốn khác với tín hiệu mong muốn về tần số là 25 kHz.4.6.3.2. Phương pháp đo
Hai tín hiệu vào phải được áp tới đầu vào máy thu qua mạch phối hợp (xem 4.1.1). Tín hiệu mong muốn phải là tín hiệu đo kiểm chuẩn số 4, chứa các cuộc gọi DSC. Mức tín hiệu mong muốn phải là +3 dBµV. Tín hiệu không mong muốn phải được điều chế bởi 400 Hz với độ lệch là ±3 kHz. Tín hiệu không mong muốn phải được điều hưởng đến tần số trung tâm của các kênh lân cận trên.Tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4. Mức vào của tín hiệu không mong muốn phải được tăng lên cho đến khi tỷ lệ lỗi ký hiệu là 10-2, mức này phải được ghi lại. Phải lặp lại phép đo với tín hiệu không mong muốn được điều hưởng đến tần số trung tâm của kênh lân cận dưới. Phép đo phải được thực hiện trong các điều kiện đo kiểm bình thường (mục 3.9) và trong các điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 3.10.1 và 3.10.3 được áp dụng đồng thời).4.6.3.3. Giới hạn
Tín hiệu không mong muốn ít nhất phải ở mức 73 dBµV trong các điều kiện đo kiểm bình thường và ít nhất phải ở mức 63 dBµV trong các điều kiện đo kiểm tới hạn.4.6.4.1. Định nghĩa
Triệt đáp ứng giả và nghẹt là chỉ tiêu đánh giá khả năng của máy thu có thể thu được tín hiệu điều chế mong muốn mà không vượt quá độ giảm cấp đã cho do sự xuất hiện tín hiệu điều chế không mong muốn với các tần số nằm ngoài băng thông của máy thu.4.6.4.2. Phương pháp đo
Hai tín hiệu vào phải được áp tới đầu vào máy thu qua mạch phối hợp (mục 3.6). Tín hiệu mong muốn phải là tín hiệu đo kiểm chuẩn số 4, chứa các cuộc gọi DSC. Mức tín hiệu mong muốn phải là +3 dBµV. Đối với phép đo kiểm nghẹt, tín hiệu không mong muốn phải là tín hiệu không điều chế. Tần số phải được thay đổi (so với tần số danh định của tín hiệu mong muốn) từ -10MHz đến 1 MHz và cũng được biến đổi từ +1 MHz đến +10 MHz.Đối với phép đo kiểm đáp ứng giả, tín hiệu không mong muốn phải là tín hiệu không điều chế. Tần số phải được thay đổi trên khắp dải tần từ 9 kHz đến 2 GHz trừ kênh tín hiệu mong muốn và các kênh lân cận của nó.Tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4.Tại nơi nghẹt hoặc đáp ứng giả xuất hiện, mức vào của tín hiệu không mong muốn phải được tăng lên cho đến khi tỷ lệ lỗi ký hiệu là 10-2, mức này phải được ghi lại.Phải lặp lại phép đo với tín hiệu không mong muốn được điều hưởng đến tần số trung tâm của kênh lân cận dưới.4.6.4.3. Giới hạn
Tín hiệu không mong muốn ít nhất phải ở mức 93 dBµV đối với yêu cầu nghẹtTại nơi đáp ứng giả xuất hiện, mức tín hiệu không mong muốn ít nhất phải là 73 dBµV.4.6.5. Đáp ứng xuyên điều chế4.6.5.1. Định nghĩa
Đáp ứng xuyên điều chế là chỉ tiêu đánh giá khả năng của máy thu có thể thu được tín hiệu điều chế mong muốn mà không vượt quá độ giảm cấp đã cho do sự xuất hiện hai hoặc nhiều tín hiệu không mong muốn có mối tương quan tần số riêng đối với tần số tín hiệu mong muốn.4.6.5.2. Phương pháp đo
Ba tín hiệu vào phải được đấu nối với đầu vào máy thu qua mạch phối hợp (xem 3.6) Tín hiệu mong muốn từ máy tạo tín hiệu A phải nằm ở tần số danh định của máy thu và phải là tín hiệu đo kiểm chuẩn số 4, chứa các cuộc gọi DSC. Mức tín hiệu mong muốn phải là +3 dBµV. Các tín hiệu không mong muốn phải được đưa vào, cả hai ở cùng một mức. Tín hiệu không mong muốn từ máy tạo tín hiệu B phải không được điều chế và được điều chỉnh đến tần số cao hơn (hoặc thấp hơn) tần số danh định của máy thu là 50 kHz. Tín hiệu không mong muốn thứ hai từ máy tạo tín hiệu C phải được điều chế bởi 400 Hz với độ lệch là ±3 kHz và được điều chỉnh đến tần số cao hơn (hoặc thấp hơn) tần số danh định của máy thu là 100 kHz. Tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã phải được xác định như mô tả trong mục 3.4.Mức vào của các tín hiệu không mong muốn phải được tăng đồng thời cho đến khi tỷ lệ lỗi ký hiệu là 10-2, mức này phải được ghi lại.4.6.5.3. Giới hạn
Các tín hiệu không mong muốn ít nhất phải ở mức 68 dBµV.4.6.6. Dải động4.6.6.1. Định nghĩa
Dải động của thiết bị là dải từ mức tối thiểu đến mức cực đại của tín hiệu tần số vô tuyến đầu vào, tại đó tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã không vượt quá giá trị quy định.4.6.6.2. Phương pháp đo
Tín hiệu đo kiểm đúng như tín hiệu đo kiểm chuẩn số 4 chứa những cuộc gọi DSC liên tiếp, phải được áp tới đầu vào máy thu. Mức của tín hiệu đo kiểm phải thay đổi luân phiên giữa 100 dBμV và 0 dBμV.Tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4.
4.6.6.3. Giới hạn
Tỷ lệ lỗi ký hiệu trong chuỗi cuộc gọi được giải mã phải ≤ 10-2.4.6.7. Phát xạ giả dẫn4.6.7.1. Định nghĩa
Xem 4.5.7.1.4.6.7.2. Phương pháp đo
Xem 4.5.7.2.4.6.7.3. Giới hạn
Xem 4.5.7.3.4.6.8. Kiểm tra việc giải mã đúng nhiều loại cuộc gọi chọn số khác nhauXem 4.5.9.Nếu bộ giải mã DSC MF/HF được dự kiến sử dụng với máy thu MF/HF để thu các cuộc gọi chọn số với những phương tiện để quét 6 kênh DSC (mục 4.5.1), bộ giải mã phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Bộ giải mã phải cung cấp tín hiệu thích hợp để tự động ngừng quá trình quét chỉ khi tách sóng/nhận thấy 100 baud mẫu chấm có độ dài hơn 20 bit;- Phải cung cấp các phương tiện ở máy thu MF/HF để phát thông tin về tần số hoặc kênh ở đó việc quét tín hiệu đã ngừng lại, các phương tiện này sử dụng giao thức NMEA 0183, phiên bản 2.0.0. Tần số hoặc kênh phải được hiển thị hoặc in ra tương ứng với cuộc gọi DSC đã nhận được;- Bộ giải mã phải cung cấp tín hiệu thích hợp để khởi động lại quá trình quét sau khi nhận được cuộc gọi DSC hoặc, trong thời gian nhận cuộc gọi DSC không được gửi thẳng đến tàu, ngay sau khi nhận ra cuộc gọi DSC không được gửi thẳng đến tàu;- Tín hiệu ngừng phải là mức logic “0” và tín hiệu khởi động phải là mức logic “1”. Các mức này phải tuân thủ giao thức NMEA, phiên bản 2.0.0;- Các tín hiệu ngừng và khởi động lại có thể được thay thế bằng cách thiết lập tần số trực tiếp của máy thu quét bởi thiết bị DSC sử dụng giao thức NMEA 0183, phiên bản 2.0.0.4.7.2. Hiệu suất quét4.7.2.1. Định nghĩa
Hiệu suất quét là khả năng của bộ giải mã nhận dạng đúng các cuộc gọi đến trước là hơn 20 bit của mẫu chấm 200 bit, bỏ qua tất cả các tín hiệu và tạp nhiễu khác và tạo ra các tín hiệu thích hợp để điều khiển máy thu quét kết hợp.4.7.2.2. Phương pháp đo
Hai tín hiệu đo kiểm chuẩn số 1 hay số 2 chứa một dãy các chuỗi cuộc gọi phải được áp luân phiên nhau tới máy thu vào những khoảng thời gian ngẫu nhiên.Một tín hiệu đo kiểm chuẩn phải là cuộc gọi cứu nạn đơn thuần. Tín hiệu đo kiểm chuẩn khác phải chứa những cuộc gọi DSC với mẫu chấm 20 bit.Số các cuộc gọi cứu nạn được phát phải là 200 và tỷ số lỗi ký hiệu phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4.4.7.2.3. Giới hạn
Tổng số các cuộc gọi cứu nạn nhận được phải bằng hoặc lớn hơn 95% các cuộc gọi được phát và tỷ lệ lỗi ký hiệu phải ≤ 10-2.4.7.3. Dải động4.7.3.1. Định nghĩa
Dải động của bộ giải mã là dải từ mức tần số âm thanh tối thiểu đến mức tần số âm thanh cực đại tại đó bản tin phải được giải mã không bị lỗi.Đối với tín hiệu đầu vào nhị phân, dải động là điện áp vi sai đầu vào cần thiết để giả thiết đúng trạng thái nhị phân đã định.4.7.3.2. Phương pháp đo
4.7.3.2.1. Điện áp tương tự Phải áp tới đầu vào thiết bị tín hiệu đo kiểm chuẩn số 1, tín hiệu này phải biến đổi ± 10 dB so với điện áp hiệu dụng 0,775 V. Nếu thiết bị có trang bị bộ điều chỉnh đặt sẵn để điều chỉnh đến các mức vào tần số âm thanh khác nhau, thiết bị phải được thiết lập để tương đương với mức vào mà thiết bị được thiết kế (xem 2.1.2).Tần số trung tâm của tín hiệu đo kiểm trong thời gian đo kiểm phải được thay đổi tuần hoàn đến giá trị ± 20 Hz so với giá trị danh định của nó.4.7.3.2.2. Điện áp nhị phânPhải áp tới các đầu vào thiết bị tín hiệu đo kiểm chuẩn số 2, tín hiệu này phải được biến đổi trên toàn bộ dải điện áp ở chế độ chung từ +7 V đến -7 V với điện áp vào vi sai là 2 V.Tỷ lệ lỗi ký hiệu ở đầu ra bộ giải mã phải được xác định như đã mô tả trong mục 3.4.
Các phép đo phải được thực hiện trong các điều kiện đo kiểm bình thường (mục 3.9) và trong các điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 3.10.1và 3.10.3 được áp dụng đồng thời).4.7.3.3. Giới hạn
Trong giới hạn dải điện áp đã công bố, các cuộc gọi DSC phải được giải mã không có lỗi.4.7.4. Kiểm tra việc giải mã đúng nhiều loại cuộc gọi chọn số khác nhauXem 4.5.9.4.8.1.1. Định nghĩa
Xem 4.7.3.1.4.8.1.2. Phương pháp đo
4.8.1.2.1. Điện áp tương tự Xem 4.7.3.2.4.8.1.2.2. Điện áp nhị phânXem 4.7.3.2 .4.8.1.3. Giới hạn
Trong giới hạn dải điện áp đã công bố, các cuộc gọi DSC phải được giải mã không có lỗi.4.8.2. Kiểm tra việc giải mã đúng nhiều loại cuộc gọi chọn số khác nhau Xem 4.5.9.Bảng A.1- Các cuộc gọi đo kiểm
Loại cuộc gọi | Thu | Phát |
Phát xạ EPIRB | x | - |
Cuộc gọi cứu nạn không chứa thông tin | x | x |
Cuộc gọi cứu nạn, với vị trí trong mỗi một trong số 4 cung phần tư | - | x |
Cuộc gọi cứu nạn, với vị trí trong mỗi một trong số 4 cung phần tư và tính cứu nạn khác nhau | x | x(Chú thích 1) |
Báo nhận cứu nạn | x | x |
Cuộc gọi chuyển tiếp cứu nạn đến các trạm duyên hải riêng | x | - |
Cuộc gọi chuyển tiếp cứu nạn đến vùng địa lý trong mỗi một trong số 4 cung phân tư | x | - |
Cuộc gọi chuyển tiếp cứu nạn đến tất cả các tàu với vị trí được chèn tự động và bằng tay theo mỗi một trong số 4 cung phần tư | x | x |
Cuộc gọi an toàn đến các trạm tàu riêng | x | - |
Báo nhận chuyển tiếp cứu nạn | - | x |
Cuộc gọi khẩn cấp đến các trạm tàu riêng | x(Chú thích 1) | - |
Cuộc gọi khẩn cấp đến nhóm các trạm | x | - |
Cuộc gọi khẩn cấp đến tất cả các tàu | x | - |
Cuộc gọi an toàn đến vùng địa lý | x(Chú thích 1) | - |
Cuộc gọi an toàn đến tất cả các tàu | - | x |
Cuộc gọi thương mại của tàu đến trạm riêng | x | x |
Cuộc gọi thường trình đến các trạm riêng | x | x |
Cuộc gọi thường trình đến nhóm các trạm | - | x(Chú thích 1) |
Cuộc gọi thường trình đến vùng địa lý | - | x(Chú thích 1) |
Cuộc gọi dịch vụ bán tự động/tự động (Chú thích 2) | x(Chú thích 3) | x |
Báo nhận, có thể tuân thủ | x | x(Chú thích 1) |
Báo nhận, không thể tuân thủ | x | x |
Cuộc gọi kiểm soát vòng | x | x |
Cuộc gọi cập nhật định vị hoặc vị trí của tàu | x | x |
Cuộc gọi đo kiểm (Chú thích 4) | x (Chú thích 5) | x |
Các ký hiệu: X = Loại cuộc gọi cần đo kiểm.- = Loại cuộc gọi không yêu cầu đo kiểm.CHÚ THÍCH 1: Chỉ yêu cầu đo kiểm đối với thiết bị loại A.CHÚ THÍCH 2: Cũng ring-back và end-of-call (kết thúc cuộc gọi) cần đo kiểm.CHÚ THÍCH 3: Một trong số mỗi cuộc gọi chứa thông tin về tần số, kênh và vị trí phải được đo kiểm.CHÚ THÍCH 4: Chỉ có thể áp dụng cho thiết bị MF/HF. CHÚ THÍCH 5: Chỉ báo nhận. |
Các phép đo kiểm phải được thực hiện bằng cách chọn lọc các lệnh từ xa khả dụng được gạch dưới sau đây.
Gần sóng mang
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.