VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỂM - ĐA ĐIỂM DẢI TẦN DƯỚI 1 GHZ
National technical regulation
on Point-to-Multipoint digital radio equipment
below 1 GHz using FDMA
Lời nói đầu QCVN 46 : 2011/BTTTT được xây dựng trên cơ sở soát xét, chuyển đổi Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-236: 2006 “Thiết bị vô tuyến điểm - đa điểm dải tần dưới 1 GHz sử dụng truy nhập FDMA - Yêu cầu kỹ thuật” ban hành theo Quyết định số 27/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). Các quy định kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn ETSI EN 301 460-1 V1.1.1 (2000-10), ETSI EN 301 460-4 V1.1.1 (2000-10), ETSI EN 301 126-2-1 V1.1.1 (2000-12), ETSI EN 301 126-2-2 V1.1.1 (2000-11) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).QCVN 46 : 2011/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt và Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo Thông tư số 29/2011/TT-BTTTT ngày 26/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. |
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu tối thiểu và phương pháp đo kiểm các thiết bị sử dụng trong hệ thống vô tuyến chuyển tiếp số điểm - đa điểm sử dụng sử dụng phương pháp truy nhập FDMA dải tần dưới 1 GHz.
Các hệ thống vô tuyến điểm - đa điểm (P-MP) này cung cấp truy nhập đến cả mạng công cộng và mạng thuê riêng bằng các giao diện mạng được chuẩn hoá khác nhau (ví dụ như mạch vòng hai dây, ISDN...).
Có thể sử dụng hệ thống này để xây dựng các mạng truy nhập bằng kiến trúc đa tế bào để phủ sóng các vùng nông thôn. Một yêu cầu quan trọng để liên lạc trong các vùng nông thôn là khả năng khắc phục điều kiện không có đường truyền sóng trực xạ (NLOS).
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này bao trùm các ứng dụng điểm - đa điểm điển hình, được phân phát trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc trong bất kỳ lớp mạng chuyển tải bổ sung nào, bao gồm cả đa truy nhập Internet, dưới đây:
truyền dẫn
- thoại;
- fax;
- số liệu băng tần thoại;
liên quan đến các giao diện tương tự và:
- số liệu;
- ISDN BA (2B+D);
liên quan đến giao diện số.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu đối với thiết bị đầu cuối vô tuyến và thiết bị vô tuyến chuyển tiếp.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này trên lãnh thổ Việt Nam.
ITU-R F.697-2 Error performance and availability objectives for the local grade portion at each end of an integrated services digital network connection at a bit rate below the primary rate utilizing digital radio-relay systems.
ITU-T G.821 Error performance of an international digital connection operating at a bit rate below the primary rate and forming part of an integrated services digital network.
ITU-T G.773 Protocol suites for Q-Interfaces for managements of transmission systems.0
ETS 300 019 Equipment Engineering (EE); Environmenal conditions and environment test for telecommunications equipment.
1.4.1. Tải dung lượng đầy đủ (Full Capacity Load - FCL)
Tải dung lượng đầy đủ được xác định bằng số lượng cực đại các tín hiệu 64 kbit/s hoặc tương đương mà một CS có thể phát và thu lại trong băng tần RF cho trước, đáp ứng đầy đủ được chỉ tiêu chất lượng đã biết và các mục đích sẵn có trong các điều kiện pha đinh.
1.4.2. Trễ tuyến vòng (Round trip delay)
Trễ tuyến vòng được xác định bằng tổng các trễ từ điểm F đến điểm G và ngược lại (như trong Hình 1) bao gồm cả trễ của các bộ lặp.
dB decibel
dBm decibel ứng với 1 mW
GHz giga héc
km kilo mét
Mbit/s megabit trên giây
MHz mega héc
ns nano giây
ppm phần triệu
ATPC | Điều khiển công suất phát tự động | Automatic Transmit Power Control |
BA | Định vị kênh điều khiển quảng bá | Broadcast Control Channel Allocation |
BER | Tỷ lệ lỗi bit | Bit Error Rate |
CCS | Trạm điều khiển trung tâm | Central Controller Station |
CRS | Trạm vô tuyến trung tâm | Central Radio Station |
CS | Trạm trung tâm | Central Station |
CW | Sóng liên tục | Continuous Wave |
DAMA | Đa truy nhập gán theo yêu cầu | Demand Assigned Multiple Access |
DS-CDMA | Đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp | Direct Sequence Code Division Multiple Access |
EMC | Tương thích điện từ trường | ElectroMagnetic Compatibility |
FCL | Tải dung lượng đầy đủ | Full Capacity Load |
FDD | Truyền dẫn song công phân chia theo tần số | Frequency Division Duplex |
FDMA | Đa truy nhập phân chia theo tần số | Frequency Division Multiple Access |
FH | Nhảy tần | Frequency Hopping |
FH-CDMA | Đa truy nhập phân chia theo mã nhảy tần | Frequency Hopping Code Division Multiple Access |
ISDN | Mạng số tích hợp đa dịch vụ | Integrated Service Digital Network |
ITU | Liên minh Viễn thông Quốc tế | International Telecommunications Union |
LO | Bộ dao động nội | Local Oscillator |
MOS | Điểm số đánh giá trung bình | Mean Opinion Score |
P-MP | Điểm - đa điểm | Point to Multipoint |
PSTN | Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng | Public Switched Telephone Network |
QDU | Đơn vị méo lượng tử | Quantization Distortion Unit |
RF | Tần số vô tuyến | Radio Frequency |
RS | Trạm lặp | Repeater Station |
RSL | Mức của tín hiệu thu | Receive Signal Level |
Rx | Máy thu | Receiver |
TDD | Truy nhập song công phân chia thời gian | Time Division Duplex |
TDMA | Đa truy nhập phân chia theo thời gian | Time Division Multiple Access |
TE | Thiết bị đầu cuối | Terminal Equipment |
TM | Truyền dẫn và ghép kênh | Transmission and Multiplex |
TMN | Mạng quản lý viễn thông | Telecommunications Management Network |
TS | Trạm đầu cuối | Terminal Station |
Tx | Máy phát | Transmitter |
2.1. Các đặc tính kỹ thuật chung
2.1.1. Cấu hình hệ thống
Trạm trung tâm kết nối với tổng đài chuyển mạch nội hạt (điểm dịch vụ) thực hiện chức năng điều khiển tập trung bằng cách chia sẻ tổng các kênh sẵn có trong hệ thống. Trạm trung tâm kết nối với tất cả các trạm đầu cuối (TS) trực tiếp hoặc qua một trạm lặp (RS) bằng các đường truyền vô tuyến. Khi có một tuyến truyền dẫn số khả dụng, có thể tối ưu hoạt động của mạng vô tuyến bằng cách tách riêng CSS được lắp đặt tại vị trí tổng đài và CRS.
CHÚ THÍCH 1: Một CRS có thể bao gồm nhiều thiết bị thu phát.
CHÚ THÍCH 2: Một CCS có thể điều khiển nhiều CRS.
CHÚ THÍCH 3: Một TS có thể phục vụ nhiều TE.
Hình 1 - Cấu hình hệ thống
Sơ đồ khối dưới đây biểu diễn các kết nối điểm - điểm của các máy thu phát P-MP giữa CRS và TS và ngược lại (như trong Hình 2).
Phi đơ
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.