PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN - GIÀY ỦNG AN TOÀN
National technical regulation for Protection Equipment - Safe Shoes
Lời nói đầu
QCVN 36:2019/BLĐTBXH do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 14/2019/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 9 năm 2019, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN - GIÀY ỦNG AN TOÀN
National technical regulation for Protection Equipment - Safe Shoes
1.1. Phạm vi điều chỉnh
- Quy chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn dùng làm phương tiện bảo vệ cá nhân trong khi làm việc
- Quy chuẩn này không quy định đối với giày ủng có cả đế trong và lót mặt hoặc không có đế trong nhưng có lót mặt có thể tháo được.
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp và sử dụng giày ủng an toàn.
1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Giày ủng an toàn: giày ủng có đặc tính bảo vệ người sử dụng tránh các chấn thương chân có thể xảy ra do tai nạn, có pho mũi được thiết kế chống được va đập khi thử với mức năng lượng ít nhất bằng 200J và chống được nén ép khi thử với lực nén ít nhất là 15 kN
1.3.2. Da:
1.3.2.1. Da nguyên cật: da của đại gia súc hay tiêu gia súc đã được thuộc với cấu trúc sợi nguyên thủy còn nguyên vẹn và còn nguyên lớp mặt cật;
1.3.2.2. Da váng: Phần thịt hay phần giữa của con da hay da thuộc với cấu trúc sợi nguyên thủy còn nguyên vẹn và được lạng xẻ hay bào để loại bỏ hoàn toàn mặt cật.
1.3.3. Cao su: cao su thiên nhiên hoặc nhân tạo được lưu hóa
1.3.4. Vật liệu polymer: các loại vật liệu nhựa nhiệt dẻo được sử dụng chế tạo giày
1.3.5. Mũi giày: phần trên của giày để che phủ bàn chân
1.3.6. Pho mũi: chi tiết ở trong mũi giày để bảo vệ các ngón chân của người sử dụng khỏi tác động của vật va đập
1.3.7. Lót chống đâm xuyên: lót bảo vệ chân, chống các vật đâm xuyên qua đế giày vào chân. Lót chống đâm xuyên được gắn chặt với đế giày, không tháo ra được nếu không phá hỏng giày
1.3.8. Đế ngoài: Phần đế dưới cùng của giày, tiếp xúc với mặt sàn. Đế có các vân đế trên bề mặt
1.3.9. Đế trong: Chi tiết bên trong không tháo được sử dụng để làm phần đế của giày thường gắn với phần mũ giày trong quá trình tạo phom
1.3.10. Vân đế: phần nhô ra của bề mặt ngoài của đế
1.3.11. Lót trong đế: tấm lót trong giày tiếp xúc với chân người đi tạo sự êm ái, thoáng khí, hút mồ hôi
1.3.12. Lót mũ: vật liệu phủ bề mặt bên trong của mũ giày ủng
1.3.13. Lót lắc: vật liệu phủ bề mặt bên trong của phần trước mũ giày ủng
1.3.14. Lót má: vật liệu phủ bề mặt bên trong của phần má của mũ giày ủng
1.3.15. Đế ngoài dạng xốp (lỗ): đế ngoài có tỷ trọng là 0,9g/ml hoặc thấp hơn có cấu trúc dạng xốp có thể nhìn được khi phóng đại 10 lần.
1.3.16. Pho mũi an toàn: chi tiết của giày ủng ở bên trong giày để bảo vệ ngón chân của người đi khỏi va đập có mức năng lượng ít nhất là 200J và sự nén ép với lực ít nhất là 15 kN
1.3.17. Vùng gót: Phần phía sau của giày ủng
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.4.1. TCVN 7652:2007 Phương tiện bảo vệ cá nhân- giày ủng an toàn
1.4.2. TCVN 7651:2007 Phương tiện bảo vệ cá nhân- phương pháp thử giày ủng
2.1. Phân loại
Phân loại giày ủng an toàn theo mục 4 của TCVN 7652:2007 Phương tiện bảo vệ cá nhân - giày ủng an toàn
2.2. Các yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn
2.2.1. Quy định chung:
Giày ủng an toàn phải tuân theo các quy định tại bảng 2 và một trong 5 lựa chọn được quy định tại bảng 3 của TCVN 7652:2007.
2.2.2. Độ cao của mũ giày ủng và vùng gót
- Độ cao của mũ giày ủng phải đảm bảo với các giá trị được quy định tại bảng 4 TCVN 7652:2007
- Vùng gót phải được khép kín
2.2.3. Giày ủng nguyên chiếc
2.2.3.1 Phần đế
Kết cấu: Đế trong phải đảm bảo không tháo ra được trong trường hợp không phá hỏng giày ủng
Độ bền mối ghép mũ giày ủng/ đế ngoài không được nhỏ hơn 4,0 N/mm. Trong trường hợp đế bị xé rách thì độ bền mối ghép phải không nhỏ hơn 3,0 N/mm (loại trừ đế đã được khâu).
2.2.3.2. Phần mũi
2.2.3.2.1. Pho mũi phải được liên kết chặt chẽ trong giày ủng sao cho không tháo ra được nếu không phá hỏng giày ủng. Lớp bọc chống trày xước cho vùng mũi phải có độ dày không nhỏ hơn 1mm
Giày ủng được lắp pho mũi bên trong phải có lót lắc hoặc một chi tiết của mũ giày ủng được coi là lớp lót, mũi phải có các mép được bọc trùm lên và dài hơn mép sau của pho mũi ở dưới nó ít nhất 5 mm và theo hướng đối diện ít nhất 10 mm (loại trừ giày ủng làm bằng cao su và bằng polyme).
2.2.3.2.2. Chiều dài bên trong của pho mũi phải phù hợp với các giá trị được quy định tại bảng 5 TCVN 7652:2007
2.2.3.2.3. Độ bền va đập của giày ủng an toàn với năng lượng va đập nhỏ nhất là 200 J ± 4 J, khoảng hở dưới pho mũi tại thời điểm va đập phải phù hợp với yêu cầu trong bảng 6 TCVN 7652:2007. Pho mũi phải không có bất kỳ vết nứt theo trục thử xuyên qua vật liệu, ánh sáng có thể nhìn thấy được.
2.2.3.2.4. Độ bền nén của giày ủng: khoảng hở dưới pho mũi với lực nén là 15 kN ± 0,1 kN phải phù hợp với các giá trị được quy định tại bảng 6 TCVN 7652:2007
2.2.3.2.5. Pho mũi
Độ bền ăn mòn của pho mũi bằng kim loại:
- Đối với giày ủng loại II pho mũi bằng kim loại phải không được có nhiều hơn năm chỗ bị ăn mòn và không chỗ nào có diện tích lớn hơn 2,5 mm2
- Đối với giày ủng loại I pho mũi phải không được nhiều hơn năm vùng bị ăn mòn và không vùng nào có diện tích vượt quá 2,5 mm2
2.2.3.3. Độ kín
Phải không có hiện tượng rò khí khi thử theo TCVN 7651:2007
2.2.4. Mũ giày ủng
Tuân theo mục 5.4 TCVN 7652:2007
2.2.5. Lót mũ
Phải tuân theo mục 5.5 TCVN 7652:2007
2.2.6. Lưỡi gà
Phải tuân theo mục 5.6 TCVN 7652:2007
2.2.7. Đế trong và lót mặt
Phải tuân theo mục 5.7 TCVN 7652:2007
2.2.8. Đế ngoài
Phải tuân theo mục 5.8 TCVN 7652:2007
2.3. Các yêu cầu bổ sung cho giày ủng an toàn.
Tùy thuộc vào rủi ro có thể gặp tại nơi làm việc, giày ủng an toàn phải tuân theo các yêu cầu bổ sung phù hợp và ghi nhãn tương ứng
2.3.1. Chống đâm xuyên
Tuân theo mục 6.2.1 TCVN 7652:2007.
2.3.2. Đặc tính điện
Tuân theo mục 6.2.2 TCVN 7652:2007
2.3.3. Giày ủng chịu đựng môi trường khắc nghiệt
Tuân theo mục 6.2.3 TCVN 7652:2007
2.3.4. Giày ủng chống thấm nước
Tuân theo mục 6.2.5 TCVN 7652:2007
2.3.5. Giày ủng bảo vệ xương bàn chân
Tuân theo mục 6.2.6 TCVN 7652:2007
2.3.6. Giày ủng bảo vệ mắt cá chân
Tuân theo mục 6.2.7 TCVN 7652:2007
2.4. Ghi nhãn
Việc ghi nhãn phải tuân theo mục 7 tại TCVN 7652:2007 và Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định pháp luật liên quan.
2.5. Thông tin cần cung cấp
Giày ủng phải được cung cấp đầy đủ thông tin bằng tiếng Việt với những thông tin, tất cả các thông tin phải rõ ràng, các thông tin cần phải có:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất hoặc nhà đại diện được ủy quyền
- Số hiệu Quy chuẩn hoặc Tiêu chuẩn công bố áp dụng
- Giải thích các biểu tượng, các nhãn hiệu và cấp độ thực hiện
- Hướng dẫn sử dụng:
+ Sự vừa vặn; cách đi và tháo giày ủng;
+ Sử dụng; thông tin cơ bản để sử dụng đúng
+ Các giới hạn sử dụng (ví dụ khoảng nhiệt độ v.v..);
+ Hướng dẫn cất giữ và bảo quản, khoảng thời gian tối đa giữa các lần kiểm tra bảo quản
+ Hướng dẫn làm sạch và loại bỏ vết bẩn;
+ Thời hạn sử dụng hoặc khoảng thời gian sử dụng;
+ Cảnh báo để đối phó với các vấn đề bất ngờ gặp phải (nếu cần, minh họa bổ sung)
- Đề cập đến các phụ kiện và phần dự phòng;
- Cách đóng gói phù hợp để vận chuyển.
- Phải có hướng dẫn sử dụng các ký hiệu ghi trên nhãn
- Ký hiệu về tính năng bảo vệ riêng (nếu có tính năng bảo vệ riêng)
3.1. Giày ủng an toàn sản xuất trong nước
3.1.1. Giày ủng an toàn sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định của pháp luật.
3.1.2. Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện.
3.1.3. Phương thức thực hiện: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.2. Giày ủng an toàn nhập khẩu
3.2.1. Giày ủng an toàn nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy và đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
3.2.2. Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.
3.2.3. Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 7 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.2.4. Miễn kiểm tra chất lượng giày ủng an toàn nhập khẩu trong trường hợp thỏa thuận song phương, đa phương giữa các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu giày ủng an toàn quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.
3.2.5. Riêng với sản phẩm mẫu dùng trong mục đích trưng bầy quảng bá sản phẩm, không trực tiếp sử dụng đối với người lao động thì được miễn kiểm tra chất lượng nhập khẩu, số lượng tối đa 5 đôi.
3.3. Giày ủng an toàn cung cấp trên thị trường
3.3.1. Giày ủng an toàn cung cấp phải có dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
3.3.2. Tương ứng với tính năng bảo vệ phải có các ký hiệu thể hiện trên phương tiện bảo vệ cá nhân. Ký hiệu này phải được hướng dẫn cách nhận biết tại tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
3.3.3. Tổ chức, cá nhân cung cấp giày ủng an toàn phải cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo quản và kiểm tra trong quá trình sử dụng của nhà sản xuất.
3.4. Quản lý sử dụng giày ủng an toàn
3.4.1. Giày ủng an toàn phải được bảo quản trong môi trường khô ráo thoáng mát, cách xa vật phát nhiệt, không bị ảnh hưởng của các dung môi có hại và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4.2. Sử dụng giày ủng an toàn đúng mục đích, theo đúng chức năng và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4.3. Giày ủng an toàn phải được kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng giày ủng an toàn nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu hoặc quá thời hạn sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Người sử dụng lao động phải căn cứ vào hướng dẫn sử dụng, bảo quản và kiểm tra trong quá trình sử dụng của nhà sản xuất, xây dựng nội dung kiểm tra tính năng của giày ủng an toàn. Nội dung hướng dẫn kiểm tra phải được phổ biến cho người lao động và treo ở vị trí thuận lợi cho người lao động tự kiểm tra.
Trước khi sử dụng giày ủng an toàn, người lao động phải tự kiểm tra theo hướng dẫn đã được niêm yết tại nơi làm việc.
Việc tự kiểm tra khi sử dụng giày ủng an toàn hàng ngày phải được giám sát và có sổ ghi lại kết quả.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp và sử dụng giày ủng an toàn có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
4.2. Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy giày ủng an toàn.
Quy chuẩn này là căn cứ thanh tra nhà nước về lao động và thanh tra an toàn, vệ sinh lao động tiến hành thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động
5.1. Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.
5.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
5.3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.