National technical regulation on aids to navigation
Lời nói đầuQCVN 20: 2010/BGTVT do Cục Hàng hải Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo Thông tư số 17/2010/TT-BGTVT ngày 05 tháng 7 năm 2010.
MỤC LỤC
QUY CHUẨN QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU HÀNG HẢI
1. Quy định chung1.1. Phạm vi điều chỉnh1.2. Đối tượng áp dụng1.3. Giải thích từ ngữ1.4. Hướng luồng hàng hải1.5. Phía khống chế của báo hiệu hàng hải1.6. Phân loại báo hiệu hàng hải2. Quy định kỹ thuật2.1. Đèn biển2.1.1. Tác dụng2.1.2. Phân cấp2.1.3. Các thông số kỹ thuật2.2. Đăng tiêu2.2.1. Tác dụng2.2.2. Các thông số kỹ thuật2.3. Chập tiêu2.3.1. Tác dụng 2.3.2. Các thông số kỹ thuật2.4. Báo hiệu dẫn luồng2.4.1. Báo hiệu hai bên luồng2.4.2. Báo hiệu chuyển hướng luồng2.4.3. Báo hiệu phương vị2.4.4. Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập2.4.5. Báo hiệu vùng nước an toàn2.4.6. Báo hiệu chuyên dùng2.4.7. Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện2.4.8. Các thông số kỹ thuật của báo hiệu dẫn luồng2.4.9. Độ lệch cho phép của báo hiệu nổi trong quá trình sử dụng2.5. Đặc tính ánh sáng ban đêm của báo hiệu thị giác2.5.1. Ánh sáng chớp đơn2.5.2. Ánh sáng chớp nhóm2.5.3. Ánh sáng chớp nhóm hỗn hợp2.5.4. Ánh sáng chớp Morse2.6. Báo hiệu hàng hải AIS2.6.1. Tác dụng2.6.2. Phân loại và vị trí lắp đặt2.6.3. Phương thức hoạt động2.6.4. Chế độ hoạt động2.6.5. Thời gian hoạt động2.6.6. Thông tin truyền phát2.7. Báo hiệu tiêu racdar (Racon)2.7.1. Tác dụng2.7.2. Vị trí lắp đặt2.7.3. Các thông số kỹ thuật2.8. Báo hiệu âm thanh2.8.1. Tác dụng2.8.2. Vị trí lắp đặt2.8.3. Các thông số kỹ thuật3. Quản lý chất lượng4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân4.1. Các cơ sở thiết kế4.2. Các cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa báo hiệu hàng hải4.3. Các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc đầu tư xây dựng, lắp đặt báo hiệu hàng hải4.4. Các tổ chức, cá nhân sử dụng các vùng nước khoan thăm dò địa chất, khai thác dầu mỏ, khí đốt; đánh bắt, nuôi trồng hải sản; công trình đang thi công; đặt đường cáp hoặc đường ống ngầm; diễn tập quân sự; đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương; giải trí, du lịch4.5. Các đối tượng khai thác báo hiệu hàng hải5. Tổ chức thực hiệnPhụ lục 1:Hệ số tương phản của một số mục tiêu với nền phía sauPhụ lục 2:Đặc điểm và giới hạn của màu thông thườngPhụ lục 3:Đặc điểm và giới hạn của màu huỳnh quangPhụ lục 4:Công thức tính bán kính quay vòng của báo hiệu nổiPhụ lục 5:Bảng mã Morse sử dụng cho Racon
QUY CHUẨN
KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU HÀNG HẢI
National technical regulation on aids to navigation
1.1. Phạm vi điều chỉnhQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của báo hiệu hàng hải được lắp đặt trong các vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.1.2. Đối tượng áp dụngQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác thiết kế, chế tạo, xây dựng, quản lý vận hành, khai thác báo hiệu hàng hải và các công tác khác có liên quan đến báo hiệu hàng hải tại Việt Nam.1.3. Giải thích từ ngữTrong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1.3.1. Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình được thiết lập để chỉ dẫn cho người đi biển định hướng và xác định vị trí của tàu thuyền.1.3.2. Tầm hiệu lực của báo hiệu hàng hải là khoảng cách lớn nhất tính từ người quan sát đến báo hiệu mà người quan sát nhận biết được báo hiệu đó để định hướng hoặc xác định vị trí của mình.1.3.3. Tầm hiệu lực ban ngày của báo hiệu hàng hải là khoảng cách lớn nhất mà người quan sát có thể nhận biết được báo hiệu vào ban ngày; được xác đinh với tầm nhìn xa khí tượng bằng 10 hải lý.1.3.4. Tầm hiệu lực ánh sáng của báo hiệu hàng hải là khoảng cách lớn nhất mà người quan sát có thể nhận biết được tín hiệu ánh sáng của báo hiệu.1.3.5. Tầm hiệu lực danh định của báo hiệu hàng hải là tầm hiệu lực ánh sáng của báo hiệu trong điều kiện khí quyển có tầm nhìn xa khí tượng là 10 hải lý (tương ứng với hệ số truyền quang của khí quyển T = 0,74) với ngưỡng cảm ứng độ sáng của mắt người quan sát quy ước bằng 0,2 micro-lux.1.3.6. Tầm nhìn địa lý của báo hiệu hàng hải là khoảng cách lớn nhất mà người quan sát có thể nhận biết được báo hiệu hay nguồn sáng từ báo hiệu trong điều kiện tầm nhìn xa lý tưởng.1.3.7. Hệ số truyền quang của khí quyển là hệ số biểu thị cường độ ánh sáng phát ra từ nguồn sáng còn lại sau khi truyền qua lớp khí quyển với khoảng cách một hải lý. Hệ số này được xác định theo từng vùng trên cơ sở theo dõi trong nhiều năm.1.3.8. Đèn biển là báo hiệu hàng hải được thiết lập cố định tại các vị trí cần thiết ven bờ biển, trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.1.3.9. Đăng tiêu là báo hiệu hàng hải được thiết lập cố định tại các vị trí cần thiết để báo hiệu luồng hàng hải, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hay báo hiệu một vị trí đặc biệt nào đó.1.3.10. Chập tiêu là báo hiệu hàng hải gồm hai đăng tiêu biệt lập nằm trên cùng một mặt phẳng thẳng đứng để tạo thành một hướng ngắm cố định.1.3.11. Trục của chập tiêu là giao tuyến giữa mặt phẳng thẳng đứng đi qua chập tiêu với bề mặt trái đất.1.3.12. Tiêu sau của chập tiêu là tiêu xa nhất dọc theo trục của chập tiêu, tính từ người quan sát ở trong vùng định hướng của chập tiêu.1.3.13. Tiêu trước của chập tiêu là tiêu gần nhất dọc theo trục của chập tiêu, tính từ người quan sát ở trong vùng định hướng của chập tiêu.1.3.14. Vùng định hướng của chập tiêu là vùng nằm trên trục của chập tiêu mà tại đó người sử dụng nhận biết được hướng đi an toàn.1.3.15. Góc đứng của tiêu là góc tạo bởi hướng từ mắt người quan sát đến đỉnh tiêu và mặt phẳng nằm ngang.1.3.16. Góc ngang của tiêu là góc tạo bởi hướng từ mắt người quan sát đến tiêu và trục của chập tiêu trong mặt phẳng nằm ngang.1.3.17. Độ lệch bên của chập tiêu là khoảng cách lớn nhất theo đường vuông góc với trục của chập tiêu mà tàu có thể đi lệch nhưng không ra khỏi vùng định hướng của chập tiêu.1.3.18. Báo hiệu dẫn luồng là tên gọi chung của các báo hiệu hai bên luồng, báo hiệu chuyển hướng luồng, báo hiệu phương vị, báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, báo hiệu vùng nước an toàn và báo hiệu chuyên dùng.1.3.19. Báo hiệu nổi là loại báo hiệu hàng hải được thiết kế để nổi trên mặt nước, và được neo hoặc buộc ở một vị trí nào đó.1.3.20. Ánh sáng chớp là ánh sáng trong đó tổng thời gian sáng trong một chu kỳ ngắn hơn tổng thời gian tối và thời gian các chớp sáng bằng nhau.1.3.21. Ánh sáng chớp đều là ánh sáng chớp trong đó tất cả các khoảng thời gian sáng và thời gian tối bằng nhau.1.3.22. Ánh sáng chớp dài là ánh sáng chớp trong đó thời gian chớp không nhỏ hơn 2,0s.1.3.23. Ánh sáng chớp nhanh là ánh sáng chớp trong đó các chớp được lặp lại với tần suất từ 50 lần đến dưới 80 lần trong một phút.1.3.24. Ánh sáng chớp rất nhanh là ánh sáng chớp trong đó các chớp được lặp lại với tần suất từ 80 lần đến dưới 160 lần trong một phút.1.3.25. Ánh sáng chớp đơn là ánh sáng chớp trong đó một chớp được lặp lại đều đặn với tần suất ít hơn 50 lần trong một phút.1.3.26. Ánh sáng chớp nhóm là ánh sáng chớp được phát theo nhóm với chu kỳ xác định.1.3.27. Ánh sáng chớp nhóm hỗn hợp là ánh sáng chớp nhóm kết hợp các nhóm chớp khác nhau với chu kỳ xác định.1.3.28. Báo hiệu hàng hải AIS là báo hiệu vô tuyến điện truyền phát thông tin an toàn hàng hải tới các trạm AIS được lắp đặt trên tàu, hoạt động trên các dải tần số VHF hàng hải.1.3.29. Tiêu radar (Racon) là báo hiệu hàng hải để thu, phát tín hiệu vô tuyến điện trên các dải tần số của radar hàng hải.1.3.30. Tầm hiệu lực danh định của báo hiệu âm thanh (Pn) là khoảng cách mà trong điều kiện thời tiết sương mù, người đi biển có thể nghe rõ được tín hiệu âm thanh của báo hiệu với xác suất 90%.1.3.31. Tầm hiệu lực thường dùng của báo hiệu âm thanh (Pu) là khoảng cách mà trong điều kiện thời tiết sương mù, người đi biển có thể nghe rõ được tín hiệu âm thanh của báo hiệu với xác suất 50%.1.4. Hướng luồng hàng hải1.4.1. Luồng hàng hải từ biển vào cảng, phía tay phải là phía phải luồng, phía tay trái là phía trái luồng.1.4.2. Luồng hàng hải trên biển, hướng được xác định như sau:1.4.2.1. Theo hướng từ Bắc xuống Nam, phía tay phải là phía phải luồng, phía tay trái là phía trái luồng;1.4.2.2. Theo hướng từ Đông sang Tây, phía tay phải là phía phải luồng, phía tay trái là phía trái luồng;1.5. Phía khống chế của báo hiệu hàng hải1.5.1. Theo hướng luồng hàng hải, báo hiệu bên phải khống chế phía phải luồng, báo hiệu bên trái khống chế phía trái luồng.1.5.2. Theo phương địa lý:1.5.2.1. Phía Bắc khống chế từ 315o đến 45o;1.5.2.2. Phía Đông khống chế từ 45o đến 135o;1.5.2.3. Phía Nam khống chế từ 135o đến 225o;1.5.2.4. Phía Tây khống chế từ 225o đến 315o.1.6. Phân loại báo hiệu hàng hải1.6.1. Báo hiệu thị giác cung cấp thông tin báo hiệu bằng hình ảnh vào ban ngày, ánh sáng vào ban đêm. Báo hiệu thị giác bao gồm: đèn biển, đăng tiêu, chập tiêu, báo hiệu dẫn luồng (báo hiệu hai bên luồng, báo hiệu chuyển hướng luồng, báo hiệu phương vị, báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, báo hiệu vùng nước an toàn, báo hiệu chuyên dùng, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện);1.6.2. Báo hiệu vô tuyến điện cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu vô tuyến điện. Báo hiệu vô tuyến điện bao gồm báo hiệu tiêu Radar, báo hiệu hàng hải AIS và các loại báo hiệu vô tuyến điện khác;1.6.3. Báo hiệu âm thanh cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu âm thanh. Báo hiệu âm thanh bao gồm còi báo hiệu và các loại báo hiệu âm thanh khác.2.1. Đèn biển2.1.1. Tác dụng2.1.1.1 Báo hiệu nhập bờBáo hiệu cho tàu thuyền hàng hải trên các tuyến hàng hải xa bờ nhận biết, định hướng nhập bờ để vào các tuyến hàng hải ven biển hoặc vào các cảng biển.2.1.1.2 Báo hiệu hàng hải ven biểnBáo hiệu cho tàu thuyền hàng hải ven biển định hướng và xác định vị trí.2.1.1.3 Báo hiệu cửa sông, cửa biểnBáo hiệu cửa sông, cửa biển nơi có tuyến luồng dẫn vào cảng biển; cửa sông, cửa biển có nhiều hoạt động hàng hải khác như khai thác hải sản, thăm dò, nghiên cứu khoa học...; vị trí có chướng ngại vật ngầm nguy hiểm; hoặc các khu vực đặc biệt khác như khu neo đậu tránh bão, khu đổ chất thải, ... để chỉ dẫn cho tàu thuyền định hướng và định vị.2.1.2. Phân cấp
Cấp đèn | Chức năng | Tầm hiệu lực danh định (hải lý) | Tầm hiệu lực ban ngày (hải lý) |
Cấp I | Báo hiệu nhập bờ | 20 ≤ R ≤ 25 | 8 ≤ R ≤ 10 |
Cấp II | Hàng hải ven biển | 15 ≤ R < 20 | 6 ≤ R < 8 |
Cấp III | Báo hiệu cửa sông, cửa biển | 10 ≤ R < 15 | 4 ≤ R < 6 |
STT | Hạng mục | Cấp I | Cấp II | Cấp III |
1. | Chiều cao tính từ mực nước biển trung bình đến tâm sáng của đèn | 58,0 | 26,5 | 7,5 |
2. | Chiều rộng | 4,3 | 3,2 | 2,2 |
3. | Chiều cao công trình xây dựng | 8,6 | 6,4 | 4,4 |
STT | Hạng mục | Cấp I | Cấp II | Cấp III |
1. | Thiết bị đèn chính | 20-25 | 15-20 | 10-15 |
2. | Thiết bị đèn dự phòng | 15-25 | 10-20 | 8-15 |
g g F1 F2 M M
y = qD x (1 + D/d)
Trị số góc ngang (qD) và độ lệch bên (y) được xác định theo hình. 1
F2 F2 d R F1 F1 D x θD a Số 0 hải đồ Sô 0 hải đồ y y
Hình 1. Các thông số của chập tiêu
- D là khoảng cách từ điểm quan sát đến tiêu trước
- d là khoảng cách giữa 2 tiêu
2.3.2.8. Kích thước Kích thước của chập tiêu phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. 2.4. Báo hiệu dẫn luồng2.4.1. Báo hiệu hai bên luồng2.4.1.1. Báo hiệu phía phải luồng- Màu sắc: Màu đỏ với một dải màu xanh lục nằm ngang ở giữa
có chiều cao bằng 1/3 chiều cao phần nổi của báo hiệu;
Hình 2. Kích thước của dấu hiệu đỉnh hình nón
2.4.8.5. Dấu hiệu đỉnh hình trụ- Chiều cao của dấu hiệu đỉnh phải bằng 1,0 lần đến 1,5 lần đường kính đáy trụ- Khoảng trống theo phương đứng giữa điểm thấp nhất của dấu hiệu đỉnh tới tất cả các phần khác của báo hiệu tối thiểu phải bằng 35% đường kính của hình trụ.- Với phao, đường kính đáy của dấu hiệu đỉnh phải bằng 25% đến 30% đường kính của phao tại đường mặt nước.Hình 3. Kích thước của dấu hiệu đỉnh hình trụ
2.4.8.6. Dấu hiệu đỉnh hình cầu- Với phao, đường kính của dấu hiệu đỉnh tối thiểu phải bằng 20% đường kính của phao tại đường mặt nước.- Với báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, khoảng cách giữa các dấu hiệu đỉnh phải xấp xỉ 50% đường kính của chúng.- Khoảng trống theo phương đứng giữa điểm thấp nhất của dấu hiệu đỉnh tới tất cả các phần khác của báo hiệu tối thiểu phải bằng 35% đường kính của hình cầu.
Hình 4. Kích thước của dấu hiệu đỉnh hình cầu
2.4.8.7. Dấu hiệu đỉnh hình chữ XCác cánh của dấu hiệu đỉnh hình chữ “X” phải chéo nhau trong phạm vi hình vuông với chiều dài cạnh xấp xỉ 1/3 đường kính phao tại đường mặt nước. Chiều rộng của cánh chữ “X” bằng khoảng 15% chiều dài cạnh hình vuông.
Hình 5. Kích thước của dấu hiệu đỉnh hình chữ X
2.4.9. Độ lệch cho phép của báo hiệu nổi trong quá trình sử dụng- Đối với báo hiệu hai bên luồng và báo hiệu vùng nước an toàn: Vị trí tâm của báo hiệu bị xê dịch không được vượt quá 1,5 lần bán kính quay vòng của báo hiệu theo phương ngang luồng và 3,0 lần bán kính quay vòng của báo hiệu theo phương dọc luồng.- Đối với báo hiệu khác (báo hiệu chuyển hướng luồng, báo hiệu chuyên dùng, báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, báo hiệu phương vị): Vị trí tâm của báo hiệu bị xê dịch không được vượt quá 1,5 lần bán kính quay vòng của báo hiệu.Công thức tính toán bán kính quay vòng của báo hiệu nổi được xác định theo Phụ lục 4.2.5. Đặc tính ánh sáng ban đêm của báo hiệu thị giác2.5.1. Ánh sáng chớp đơn2.5.1.1. Chu kỳ chớp từ 2,0 s đến 15,0 s;2.5.1.2. Thời gian tối giữa hai lần chớp sáng không được nhỏ hơn ba lần thời gian của một chớp sáng.2.5.2. Ánh sáng chớp nhóm2.5.2.1. Chu kỳ chớp từ 2,0 s đến 20,0 s đối với ánh sáng chớp nhóm 2; đến 30,0 s đối với ánh sáng chớp nhóm 3 trở lên;2.5.2.2. Thời gian tối giữa các chớp sáng trong một nhóm bằng nhau và nhỏ hơn thời gian tối giữa các nhóm;2.5.2.3. Thời gian tối trong một nhóm không được nhỏ hơn thời gian của một chớp sáng;2.5.2.4. Thời gian tối giữa các nhóm không được nhỏ hơn 3 lần thời gian tối trong một nhóm;2.5.2.5. Đối với ánh sáng chớp nhóm 2, tổng thời gian sáng và thời gian tối trong nhóm không được nhỏ hơn 1,0 s;2.5.2.6. Đối với ánh sáng chớp nhóm 3 trở lên, tổng thời gian sáng và thời gian tối trong một nhóm không được nhỏ hơn 2,0 s;2.5.2.7. Ánh sáng chớp nhóm sử dụng cho đèn biển, đăng tiêu và chập tiêu gồm ánh sáng chớp nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.2.5.3. Ánh sáng chớp nhóm hỗn hợpChu kỳ chớp tối đa không lớn hơn 30,0 s.2.5.4. Ánh sáng chớp MorseChu kỳ chớp tối đa không lớn hơn 30,0 s.2.6. Báo hiệu hàng hải AIS2.6.1. Tác dụng2.6.1.1. Báo hiệu luồng hàng hải, vùng nước, phân luồng giao thông;2.6.1.2. Báo hiệu công trình trên biển;2.6.1.3. Cung cấp thông tin nhận dạng một báo hiệu hàng hải đang tồn tại và các thông tin về khí tượng, thủy văn khu vực đặt báo hiệu; 2.6.1.4. Truyền phát thông tin giám sát vị trí của báo hiệu nổi. 2.6.2. Phân loại và vị trí lắp đặtBáo hiệu hàng hải AIS gồm ba loại, được lắp đặt như sau:2.6.2.1. Báo hiệu hàng hải AIS “thực”; được lắp đặt trên một báo hiệu hàng hải đã có để truyền phát thông tin về báo hiệu đó.2.6.2.2. Báo hiệu hàng hải AIS “giả”; được lắp đặt tại một vị trí bên ngoài báo hiệu hàng hải đã có để truyền phát thông tin về báo hiệu đó.2.6.2.3. Báo hiệu hàng hải AIS “ảo”; được lắp đặt tại một vị trí nào đó để truyền phát thông tin về một báo hiệu hàng hải tại một vị trí nhất định mà tại đó không lắp đặt báo hiệu.2.6.3. Phương thức hoạt độngBáo hiệu hàng hải AIS truyền phát dữ liệu đồng thời trên hai kênh VHF 161.975 MHz (87B) và 162.025 MHz (88B). 2.6.4. Chế độ hoạt độngKhi hoạt động, báo hiệu hàng hải AIS sẽ phát liên tục và tự động các bức điện đã được định dạng trước. Khoảng thời gian giữa các bức điện được điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình giao thông hàng hải trong khu vực hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý.2.6.5. Thời gian hoạt độngThời gian hoạt động của báo hiệu hàng hải AIS là 24 giờ/ngày.2.6.6. Thông tin truyền phátNội dung định dạng cho các thông tin truyền phát sử dụng cho báo hiệu hàng hải AIS gồm có 4 loại sau đây:2.6.6.1. Bức điện số 21: Điện báo các thông tin về báo hiệu hàng hải cho các tàu nằm trong tầm hiệu lực của báo hiệu hàng hải. Nội dung chính của bức điện này gồm:
- Loại báo hiệu hàng hải
- Tên báo hiệu hàng hải
- Vị trí của báo hiệu hàng hải
- Độ chính xác vị trí báo hiệu hàng hải
- Kích thước của báo hiệu hàng hải và các vị trí liên quan
- Một số thông tin khác của cơ quan quản lý báo hiệu như tình trạng kỹ thuật của báo hiệu hàng hải.
2.6.6.2. Bức điện số 12: Dành riêng cho các cơ quan quản lý báo hiệu sử dụng để phát các thông tin liên quan đến an toàn hàng hải cho các tàu nằm trong tầm hiệu lực của báo hiệu hàng hải.2.6.6.3. Bức điện số 8: Được sử dụng để gửi các thông tin khí tượng và thủy văn ở khu vực bố trí báo hiệu hàng hải cho các tàu nằm trong tầm hiệu lực của báo hiệu hàng hải.2.6.6.4. Bức điện số 6: Được sử dụng để gửi thông tin về tình trạng hoạt động của báo hiệu hàng hải, phục vụ cho việc giám sát tình trạng hoạt động của báo hiệu.2.7. Báo hiệu Tiêu Radar (Racon)2.7.1. Tác dụng2.7.1.1. Báo hiệu ven biển, báo hiệu nhập bờ; 2.7.1.2. Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm;2.7.1.3. Báo hiệu chập tiêu vô tuyến điện hàng hải;2.7.1.4. Báo hiệu các điểm quan trọng trên luồng hàng hải;2.7.1.5. Báo hiệu vị trí trên vùng biển khó nhận biết bằng radar tàu; 2.7.1.6. Báo hiệu tuyến hàng hải dưới cầu;2.7.1.7. Báo hiệu công trình trên biển.2.7.2. Vị trí lắp đặtRacon được lắp đặt tại những vị trí sau:2.7.2.1. Khu vực có đường bờ không rõ nét, khó xác định trên màn hình radar của tàu.2.7.2.2. Trên các báo hiệu hàng hải thị giác, cả báo hiệu cố định và báo hiệu nổi, để thông báo các đặc tính của các báo hiệu này, đặc biệt trong các khu vực có tầm nhìn xa bị hạn chế do ảnh hưởng của sương mù, mưa gió ...2.7.2.3. Tại các chướng ngại vật mới phát sinh và chưa được ghi trên hải đồ.2.7.2.4. Tại các cầu bắc ngang luồng để báo hiệu tuyến hành hải dưới các cầu.2.7.2.5. Trên các chập tiêu để định hướng cho tàu thuyền hành hải trên luồng theo đúng trục luồng.2.7.2.6. Tại các công trình trên biển2.7.3. Các thông số kỹ thuật2.7.3.1. Dải tần số hoạt động:Racon hoạt động trên cả hai dải tần số là dải tần số X (9.300 MHz–9.500 MHz) và dải tần số S (2.900 MHz–3.100 MHz).2.7.3.2. Mã nhận dạng:- Mã nhận dạng của Racon được đặt theo dạng mã Morse, bao gồm toàn bộ chiều dài tín hiệu phản hồi của Racon;- Mã nhận dạng của Racon phải bảo đảm dễ nhận biết, được bắt đầu với một dấu gạch (¾). Các mã nhận dạng của Racon được quy định trong Phụ lục 5;- Mã Morse chữ “D” là mã nhận dạng đặc biệt của Racon được dùng để báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện hoặc công trình trên biển chưa được đánh dấu trên hải đồ. Chiều dài toàn bộ tín hiệu của mã Morse chữ “D” hiển thị trên màn hình radar tàu tương đương 1 hải lý;- Khi sử dụng Racon để báo hiệu khoảng thông thuyền dưới chân cầu cắt ngang luồng hàng hải, mã Morse chữ "T" báo hiệu bên phải khoảng thông thuyền, mã Morse chữ "B" báo hiệu bên trái khoảng thông thuyền. 2.7.3.3. Chu kỳ hoạt động: Lựa chọn một trong các chu kỳ sau:15s ON + 30s OFF = 45s;
30s ON + 15s OFF = 45s;
20s ON + 40s OFF = 60s;
40s ON + 20s OFF = 60s;
15s ON + 45s OFF = 60s;
45s ON + 15s OFF = 60s;
30s ON + 30s OFF = 60s.
Trong đó: ON là thời gian phát tín hiệu, OFF là thời gian ngừng phát tín hiệu trong một chu kỳ hoạt động của Racon.2.7.3.4. Thời gian hoạt động:Thời gian hoạt động của Racon là 24 giờ/ngày.2.8. Báo hiệu âm thanh2.8.1. Tác dụng Báo hiệu âm thanh được lắp đặt tại các vị trí nguy hiểm cho hàng hải ở khu vực thường xuyên có sương mù dày đặc làm giảm tầm nhìn xa.2.8.2. Vị trí lắp đặtĐược lắp đặt tại các vị trí nguy hiểm cho tàu thuyền hành hải ở khu vực thường xuyên có sương mù dày đặc làm giảm tầm nhìn xa.2.8.3. Các thông số kỹ thuật2.8.3.1. Tần số âm phátTừ 75 Hz đến 1.575 Hz;2.8.3.2. Mã tín hiệuTín hiệu âm thanh được phát theo tín hiệu Morse; khoảng thời gian tối thiểu của âm ngắn là 0,75 giây; âm dài bằng ba lần âm ngắn.2.8.3.3. Các mã tín hiệu âm thanh đặc biệt:- Mã Morse chữ “U” dùng để báo hiệu công trình trên biển;- Mã Morse chữ “D” dùng để báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm.2.8.3.4. Điều kiện hoạt động: Báo hiệu âm thanh được sử dụng khi tầm nhìn xa khí tượng nhỏ hơn hoặc bằng 2 hải lý.3.1. Việc thiết kế, gia công chế tạo, xây dựng, lắp đặt, quản lý vận hành và khai thác các báo hiệu hàng hải phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.3.2. Các báo hiệu hàng hải trước khi sử dụng phải được tiến hành chứng nhận hợp quy do tổ chức được Bộ Giao thông vận tải chỉ định. Trong trường hợp đặc biệt thì phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Các cơ sở thiết kế:4.1.1. Phải tiến hành thiết kế báo hiệu thoả mãn các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này;4.1.2. Cung cấp đầy đủ khối lượng hồ sơ thiết kế theo yêu cầu và trình duyệt hồ sơ thiết kế theo quy định.4.2. Các cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa báo hiệu hàng hải:4.2.1. Phải có đủ năng lực, bao gồm cả trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa tàu. 4.2.2. Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi tiến hành đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa báo hiệu phải đóng đúng thiết kế được duyệt.4.3. Các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc đầu tư xây dựng, lắp đặt báo hiệu hàng hải:4.3.1. Phải đảm bảo các hoạt động của báo hiệu hàng hải liên tục; 4.3.2. Phải định kỳ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp báo hiệu hàng hải; 4.3.3. Phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng báo hiệu hàng hải để các thông số kỹ thuật của báo hiệu luôn đảm bảo các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này và phù hợp với Thông báo hàng hải đã công bố; 4.3.4. Phải tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người sử dụng về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này để thực hiện đúng các chỉ dẫn của báo hiệu hàng hải.4.4. Các tổ chức, cá nhân sử dụng các vùng nước khoan thăm dò địa chất, khai thác dầu mỏ, khí đốt; đánh bắt, nuôi trồng hải sản; công trình đang thi công; đặt đường cáp hoặc đường ống ngầm; diễn tập quân sự; đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương; giải trí, du lịch:4.4.1. Phải bố trí báo hiệu hàng hải theo đúng các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này; 4.4.2. Phải thực hiện các thủ tục để công bố Thông báo hàng hải về việc bố trí các báo hiệu đó theo các quy định hiện hành.4.5. Các đối tượng khai thác báo hiệu hàng hải:4.6.1. Phải tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn của báo hiệu hàng hải.4.6.2. Khi phát hiện báo hiệu có hư hỏng hoặc tuyến luồng có sự thay đổi khác với chỉ dẫn của báo hiệu hàng hải phải có trách nhiệm thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải có liên quan và cơ quan quản lý báo hiệu hàng hải biết.5.1. Giao Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn, thực hiện các nội dung của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.5.2. Giao Vụ Khoa học - Công nghệ chỉ đạo, kiểm tra việc áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này./.HỆ SỐ TƯƠNG PHẢN CỦA MỘT SỐ MỤC TIÊU VỚI NỀN PHÍA SAU
| Nền phía sau mục tiêu | ||||
Mục tiêu | Trời có mây | Trời không mây | Biển lặng sóng | Biển sóng nhẹ | Thực vật |
Tháp đèn màu đen Tháp đèn màu đỏ Tháp đèn màu xám tối Tháp đèn màu xám Tháp đèn màu xám sáng Tháp đèn màu trắng Tháp đèn màu nâu gạch Tháp đèn màu gạch Tháp đèn màu vàng sẫm | 1,0 0,8 0,8 0,8 - - - - - | - - 0,9 - - - - - - | 0,7 - 0,2 0,7 0,8 0,9 0,3 - - | - 0,4 - - - - - 0,2 - | 0,8 0,2 - 0,6 - 0,8 - - 0,1 |
ĐẶC ĐIỂM VÀ GIỚI HẠN CỦA MÀU THÔNG THƯỜNG
Màu | Đường biên | Phương trình đường biên | Hệ số độ chói | |
Nhỏ nhất | Lớn nhất | |||
Đỏ | Tía Trắng Da cam | y = 0,345 - 0,051x y = 0,910 - x y = 0,314 + 0,047x | 0,07 | -- |
Da cam | Đỏ Trắng Vàng | y = 0,265 + 0,205x y = 0,910 - x y = 0,207 + 0,390x | 0,20 | -- |
Vàng | Da cam Trắng Xanh lục | y = 0,108 + 0,707x y = 0,910 - x y = 1,35x - 0,093 | 0,50 | -- |
Xanh lục | Vàng Trắng Xanh (ưu tiên) Xanh (thường) | y = 0.313 y = 0,243 + 0,670x y = 0,636 - 0,982x y = 0,493 - 0,524x | 0,10 | -- |
Xanh da trời | Xanh lục Trắng Tía | y = 0,118 + 0,675x y = 0,700 - 2,30x y = 1,65x - 0,187 | 0,07 | -- |
Trắng | Tía Xanh da trời Xanh lục Vàng | y = 0,010 + x y = 0,610 - x y = 0,030 + x y = 0,710 – x | 0,75 | -- |
Đen | Tía Xanh da trời Xanh lục Vàng | y = x - 0,030 y = 0,570 - x y = 0,050 + x y = 0,740 - x | -- | 0,03 |
Hình 6: Đặc điểm và giới hạn của màu thông thường
ĐẶC ĐIỂM VÀ GIỚI HẠN CỦA MÀU HUỲNH QUANG
Màu | Đường biên | Phương trình đường biên | Hệ số độ chói nhỏ nhất |
Đỏ | Tía Trắng Da cam | y = 0,345 - 0,051x y = 0,910 - x y = 0,314 + 0,047x | 0,25 |
Da cam | Đỏ Trắng Vàng | y = 0,265 + 0,205x y = 0,910 - x y = 0,207 + 0,390x | 0,40 |
Vàng | Da cam Trắng Xanh lục | y = 0,108 + 0,707x y = 0,910 - x y = 1,35x - 0,093 | 0,60 |
Xanh lục | Vàng Trắng Xanh (ưu tiên) Xanh (thường) | y = 0.313 y = 0,243 + 0,670x y = 0,636 - 0,982x y = 0,493 - 0,524x | 0,25 |
Hình 7: Đặc điểm và giới hạn của màu huỳnh quang
CÔNG THỨC TÍNH BÁN KÍNH QUAY VÒNG CỦA BÁO HIỆU NỔI
Bán kính quay vòng của báo hiệu nổi được xác định theo công thức:Trong đó: - R là bán kính quay vòng của báo hiệu nổi, (m);- L là chiều dài xích neo, (m); 1. Chiều dài xích neo được xác định như sau:- Trong trường hợp bình thường, chiều dài xích neo được chọn bằng 3 lần chiều sâu nước lớn nhất.- Trong trường hợp cần thiết phải giảm chiều dài xích để giảm bán kính quay vòng của báo hiệu nổi thì chiều dài xích tối thiểu không được nhỏ hơn 1,5 lần chiều sâu nước lớn nhất đối với độ sâu lớn hơn 50m hoặc 2,0 lần chiều sâu nước lớn nhất đối với độ sâu nhỏ hơn 50m;- Trong trường hợp báo hiệu nổi được bố trí tại khu vực chịu ảnh hưởng cả sóng và dòng chảy, thì chiều dài xích được tăng lên từ 0 đến 3 lần chiều sâu lớn nhất tương ứng với tốc độ dòng chảy từ 0 đến 6 n.mile/h (3 m/s).2. Chiều sâu nước lớn nhất được xác định theo công thức:
H = h + ht + 0.5hs
Trong đó: - h là chiều sâu nước tại vị trí thả báo hiệu tính đến mực nước số 0 hải đồ, (m); - ht là chiều cao mực nước thủy triều lớn nhất, (m); - hs là chiều cao sóng lớn nhất tại vị trí thả báo hiệu nổi, (m);
BẢNG MÃ MORSE SỬ DỤNG CHO RACON
Mã Morse | Mã nhận dạng của Racon |
B | ______ __ __ __ |
C | ______ __ ______ __ |
D | ______ __ __ |
G | ______ ______ __ |
K | ______ __ ______ |
M | ______ ______ |
N | ______ __ |
O | ______ ______ ______ |
Q | ______ ______ __ ______ |
T | ______ |
X | ______ __ __ ______ |
Y | ______ __ ______ ______ |
Z | ______ ______ __ __ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.