Lời nói đầu
QCVN 08 : 2009/BXD do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ trình và Môi trường duyệt và được ban hành theo Thông tư số: .........28/2009/TT-BXD ngày ...14.... tháng .8..... năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.Quy chuẩn QCVN 08 : 2009/BXD bao gồm các phần: Phần 1. Tầu điện ngầm; Phần 2. Gara ôtô. |
Các thuật ngữ sử dụng trong quy chuẩn này được trình bày trong Phụ lục A.
3.11 Tuyến tầu điện ngầm đầu tiên phải được kết nối với các đường trong mạng đường sắt chung. Khi tăng mạng lưới tầu điện ngầm, cứ mỗi 50 kmcần có thêm một kết nối bổ sung với các đường trong mạng đường sắt chung.
3.12 Khi thiết kế đường tầu điện ngầm, cần sử dụng tối đa không gian ngầm để bố trí các công trình hạ tầng đô thị.3.13 Các thông số cơ bản của các công trình và các trang thiết bị của tuyến đường phải đảm bảo năng lực vận chuyển luợng hành khách tính toán lớn nhất ở các giai đoạn khai thác như sau:Giai đoạn 1: từ năm thứ nhất đến năm thứ 10;Giai đoạn 2: từ năm thứ 10 đến năm thứ 20;Giai đoạn 3: theo thời gian khai thác tính toán (hơn 20 năm).3.14 Kết cấu các lối vào các công trình ngầm phải loại trừ được khả năng tràn nước vào hầm khi lũ, lụt với xác suất vượt mực nước cao nhất 1 lần trong 300 năm.3.15 Trên các tuyến tầu điện ngầm, phải có các biện pháp bảo vệ các không gian của các nhà ga cũng như của các nhà nằm dọc tuyến khỏi bị ồn, rung khi tàu chạy, khi các thang cuốn và các thiết bị khác của tàu điện ngầm hoạt động. 3.16 Trong công trình tàu điện ngầm cần có các công trình và thiết bị bổ sung để sử dụng cho mục đích phòng thủ.3.17 Gần các nhà ga phải bố trí các khu vệ sinh công cộng phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị.3.18 Nhà cho các nhân viên quản lý-điều hành, khai thác, phục vụ điều độ, cho các bộ phận sửa chữa - lắp ráp, y tế và các bộ phận chuyên môn khác cần được bố trí trên mặt đất.Các bộ phận liên quan trực tiếp đến phục vụ tuyến đường cần được bố trí tại các nhà ga.3.19 Các khu vực thương mại, gian trưng bày và các hạng mục phục vụ hành khách khác trong công trình tầu điện ngầm không được phép bố trí ở phía dưới của tầng đặt gian bán vé tại tiền sảnh ga. Cáchạngmụccôngtrìnhnàykhông đượccảntrởlưuthông, phụcvụhànhkháchvà không đượcgâytác độngbấtlợiđốivớicôngnghệphụcvụcủatàu điệnngầm.3.20Cácgiảiphápkỹthuậtvà kỹthuậtmớithuộclĩnhvựcxâydựngvà khaitháctàu điệnngầm, mà chưacó trongcáctàiliệutiêuchuẩn, có thể được ápdụngtrướctiêntrongkhuônkhổthửnghiệmkhoahọc đượccáccơ quangiám địnhxácnhận, sau đó nếucầnthiếtthì điềuchỉnhlạitàiliệuthiếtkế.
3.21Khithiếtkế, xâydựngvà cảitạocáccôngtrìnhtàu điệnngầmcần đảmbảocácyêucầusau:- Cácgiảiphápkỹthuậtphải đảmbảokhônggâysựcốtrongquá trìnhxâydựngvà khaitháccôngtrình;- Sửdụngcácvậtliệu, thiếtbị, cácchếphẩmhiện đại, phù hợpvớicáctiêuchuẩn, cũngnhư sửdụngcácvậtliệu, thiếtbị, cácchếphẩm đượcchếtạotheocáctiêuchuẩnnướcngoàicó chứngnhậnkỹthuậttươngứng.- Côngnghiệphoá xâydựngtrêncơ sởcácphươngtiệnhiện đạicủatổhợpcơ giớihóavà tự độnghóaquá trìnhthicông, cũngnhư ápdụngcáckếtcấu điểnhình, chitiếtthiếtbịvà máymóc đápứngcáctiêuchuẩnquốctế;- Cácphươngtiệnkỹthuật, giảiphápquyhoạch - khônggiancôngtrìnhngầmvà các điềukiệnkhaithácphải đảmbảoantoàncháy, antoànchạytàu, antoànchohànhkháchtrêntầu, trênthangcuốn, trongthangmáy, trênsângavà trongcác đườnghầm;- Cácgiảiphápkỹthuậtphải đảmbảotiêuchuẩnvệsinh, quy địnhbảohộlao độngchocôngnhânvà nhânviênphụcvụtrongcácgiai đoạnxâydựngvà khaithácsửdụng;- Cơ giớihoá và tự độnghoá tối đacácquá trìnhkhaithácsửdụng, nângcaotiênnghi đilạicủahànhkhách, nângcaonăngsuấtlao độngcủanhânviên, tuânthủcácnguyêntắcsinhtháilao độngvà thẩmmỹkỹthuật;- Có biệnphápthíchhợpbảovệmôitrườngxungquanh, ditíchlịchsửvà vănhoá.4. Công tác khảo sát xây dựng4.1Việckhảosátxâydựngphải đượcthựchiệnphụcvụchoviệclậpdự án đầutư xâydựngcôngtrìnhvà cácbướcthiếtkếtheoquy định.Nộidungkhảosátphảibaogồmkhảosát địachấtcôngtrình, trắc địacôngtrình, địakỹthuậtmôitrườngvà khảocổkhicầnthiết.Cáckếtquảkhảosátphảilà cơ sở đểxác địnhcácphươngphápthicônghợplí, loạitrừ đượccáctác độngnguyhiểmchomôitrườngxungquanh.Khảosátxâydựngphảituânthủcáctiêuchuẩn đồngbộvớihệthốngtiêuchuẩn đượclựachọn ápdụng. 4.2Trạngthái đấtnềnphải được điềutratrongphạmvi đượcxác địnhcó tươngtáccủathicôngvà khaitháctuyếntàu điệnngầmvà môitrường địachất. Khi đó, độsâukhảosátphảilớnhơnchiềusâuđáycác đườnghầmkhông íthơn 10 m.4.3Cáchốkhoanthămdò thựchiệntrongquá trìnhkhảosátphải đượclấp đầytoàntrụ.4.4Khảosát địakỹthuậtmôitrườngcầnphải đảmbảo:- Đánhgiá tổnghợp đượccác điềukiệntựnhiênvà kỹthuật;- Dựbáo đượcnhữngbiến đổicó thểxảyracủahệtựnhiênkhixâydựngvà khaitháccôngtrìnhtàu điệnngầm;- Đềxuất đượcgiảiphápngănngừanhữnghậuquảbấtlợi đốivớimôitrườngvà luậncứ đượccácgiảiphápbảovệvà khôiphụctrạngtháimôitrườngtựnhiên.5. Yêu cầu thiết kế5.1 Khả năng thông tầu và vận chuyển5.1.1 Khả năng thông tầu của tuyến cần chọn không lớn hơn 40 đoàn tầu trong một giờ.Để tính toán các thiết bị cấp điện và điểu khiển chạy tầu, khả năng thông tầu cần tăng thêm 20%.5.1.2 Số lượng tối đa toa tầu trong một đoàn tầu phải được xác định cho từng giai đoạn khai thác.5.2 Mặt bằng và mặt cắt dọc5.2.1 Chiều sâu tối thiểu để đặt các công trình ngầm phải đủ để có thể làm trên nó một lớp áo đường.5.2.2 Các đoạn thẳng của đường tầu khi chuyển làn phải ghép nối với nhau bằng các đường cong tròn và chuyển tiếp.5.2.3 Trên các đoạn cong của các đường tầu chính và đường tầu nối, ray phía ngoài phải được bố trí cao hơn ray phía trong.5.2.4 Kích thước bao gần đúng của đường hầm và khoảng cách giữa các trục của các đường ray liền kề lấy theo Phụ lục B. 5.2.5 Độ dốc dọc của các đoạn tuyến ngầm, của các đoạn tuyến kín đặt trên mặt đất và trên cao không được nhỏ hơn 3o/oo và không được lớn hơn 45 o/oo, của các đoạn tuyến hở trên mặt đất và trên cao - không được lớn hơn 35 o/oo.5.3 Nhà ga
5.3.1 Các nhà ga, trên mặt bằng cần được bố trí ở các đoạn thẳng của tuyến; theo mặt cắt dọc cần được bố trí ở những nơi cao, dốc một chiều với độ dốc bằng 3 o/oo.Cho phép bố trí các nhà ga tại những đoạn đường cong có bán kính cong không nhỏ hơn 800 m và độ dốc dọc tới 5 o/oo hoặc trên các diện tích bằng phẳng với điều kiện đảm bảo thoát nước.5.3.2 Nhà ga phải có ít nhất hai tiền sảnh.5.3.3 Tại các nhà ga và công trình chuyển bến giữa các ga phải có thang cuốn ở các đoạn chênh cao lớn hơn 3,5 m trên đường đi của hành khách.Số lượng thang cuốn trong nhà ga phải được xác định trên cơ sở đồng thời đảm bảo các điều kiện sau:- Thông được luồng hành khách tính toán tối đa khi phải giải thoát người từ nhà ga;- Một thang cuốn phải sửa chữa;- Dừng một thang cuốn do nguyên nhân không dự kiến trước.Cùng các điều kiện trên, cần đảm bảo ở một sảnh trong một ga phải có không ít hơn 4 chiếc thang cuốn, ở sảnh khác – theo tính toán, nhưng không ít hơn 3 chiếc.Ở các công trình chuyển bến không phân luồng hành khách theo các hướng khác nhau, số lượng thang máy phải xác định theo tính toán, nhưng không ít hơn 4 chiếc; khi có phân luồng – theo tính toán, nhưng không ít hơn 2 theo mỗi hướng. 5.3.4 Trong các nhà ga phải có các thang máy, thang nâng, hoặc đường lăn cho người khuyết tật. Trong các ô thang máy phải bố trí các thang bộ, chiếu sáng thoát hiểm và cấp không khí có áp để khi có hỏa hoạn sử dụng làm lối thoát hiểm cho hành khách và cho các đơn vị chống cháy tiếp cận nhà ga.5.3.5 Trong các hành lang giữa các nhà ga và trong các đường vượt ngầm dài trên 100m cần phải có băng tải chuyển hành khách.5.3.6 Trên các ga chuyển tầu, cần phải có sảnh riêng cho mỗi nhà ga. Khi đảm bảo được sự làm việc độc lập của các ga trong thời gian xảy ra hỏa hoạn, tại một trong các ga có thể bố trí một sảnh chung.5.3.7 Tại các nhà ga cần có các phòng sản xuất, các phòng sinh hoạt cho kỹ thuật viên và các phòng chăm sóc sức khỏe.5.3.8 Tại các nhà ga đặt sâu và các nhà ga đặt nông khi có thể, cần có các đường hầm cáp đặt các tuyến cáp chính. Các đường hầm cáp này được nối với các công trình gần nhà ga và các đường hầm chạy tầu. 5.3.9 Vật liệu hoàn thiện kiến trúc cho các gian hành khách của nhà ga phải dùng các loại bền lâu, dễ làm sạch.5.4 Đường hầm chạy tầu, đường hầm nối, các công trình phụ cận đường hầm5.4.1 Các đường hầm chạy tầu và đường hầm nối phải có kích thước trong đảm bảo thông tàu phù hợp với các yêu cầu trong Phụ lục B, cũng như bố trí được trong nó các thiết bị của đường tầu, các cầu công tác, các thiết bị, đèn chiếu sáng, các cáp thông tin phục vụ và thiết bị khác.5.4.2 Vị trí và các kích thước trong của các công trình trong đường hầm có chức năng sản xuất, làm các lối ra bổ sung lên mặt đất và vào các vùng bảo vệ tập thể hành khách, cũng như làm đường thông giữa các đường hầm chạy tầu một chiều phải được xác định trên cơ sở công năng của chúng có kể đến các yêu cầu về công nghệ và khai thác, tình trạng xây dựng đô thị và an toàn cháy.5.4.3 Ởcác đoạn hở trên mặt đất của tuyến tầu điện ngầm phải được chiếu sáng và rào kín với chiều cao không dưới 2,5 m.5.5 Các công trình hạ tầng đô thị5.5.1 Việc thiết kế tuyến đường tàu điện ngầm phải được thực hiện có kể đến việc khai thác tổng hợp đất đai đô thị, trong sự kết nối các công trình hạ tầng đô thị ngầm và nổi tiếp cận với các nhà ga và đường hầm. Chức năng hoạt động của các công trình này không được gây ảnh hưởng xấu đến việc đảm bảo an toàn của công trình tàu điện ngầm.5.5.2 Các kết cấu chịu lực của các công trình đô thị ngầm và nổi, kết nối với các công trình của tầu điện ngầm, cần được thiết kế phù hợp với qui chuẩn này.5.5.3 Hệ thống đảm bảo kỹ thuật và an toàn cháy của các công trình hạ tầng đô thị phải hoàn toàn độc lập với hệ thống tương ứng của tàu điện ngầm.5.6 Kết cấu xây dựng5.6.1 Các kết cấu bao che và kết cấu chịu lực bên trong các công trình ngầm cũng như vật liệu hoàn thiện kiến trúc các công trình phải đáp ứng yêu cầu về độ bền, độ bền lâu, an toàn cháy, ổn định dưới các tác động khác nhau của môi trường bên ngoài.Các kết cấu, vật liệu xây dựng được sử dụng và các phương pháp thi công phải đảm bảo tuổi thọ qui định của vỏ công trình ngầm.5.6.2 Vỏ hầm phải kín và được làm từ các cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép hoặc các cấu kiện gang, hoặc bê tông hoặc bê tông cốt thép toàn khối.5.6.3 Tải trọng từ áp lực đất lên vỏ hầm và các hệ số độ tin cậy tương ứng với chúng cần được xác định trên cơ sở kết quả khảo sát địa chất công trình và những số liệu thực nghiệm đã tích lũy về tải trọng được đo trong những điều kiện xây dựng tương tự.5.6.4 Tải trọng tạm thời tiêu chuẩn theo phương đứng và phương ngang tác dụng lên vỏ hầm từ các phương tiên giao thông trên mặt đất; tải trọng tạm thời lên vỏ hầm phát sinh trong quá trình xây dựng có kể đến đặc điểm tác dụng lên vỏ của các thiết bị nâng-vận chuyển, thiết bị khác lấy theo hệ thống tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. 5.6.5 Tải trọng tạm thời lên vỏ hầm phát sinh trong quá trình xây dựng được lấy có kể đến đặc điểm tác dụng lên vỏ của các thiết bị nâng-vận chuyển, thiết bị lắp ráp hoặc thiết bị khác. Các hệ số độ tin cậy đối với các tải trọng này và các tải trọng tạm thời khác lấy theo hệ thống tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. 5.6.6 Tính toán các kết cấu ngầm phải thực hiện theo các trạng thái giới hạn có kể đến các tổ hợp tải trọng và tác động bất lợi có thể xảy ra tác dụng lên các bộ phận riêng biệt hoặc toàn bộ công trình mà có thể tác dụng đồng thời khi thi công hoặc khi khai thác sử dụng.5.6.7 Các kết cấu chịu lực bên trong nhà ga và các công trình ngầm khác thường được làm từ bê tông cốt thép. Đối với các cột của nhà ga, lanh tô trên các lối đi, các xà, giằng và các bộ phận liên kết chúng, các khớp nối các vỏ hầm có đường kính khác nhau và việc chống thấm các đầu mối quan trọng nhất thì được phép sử dụng kết cấu kim loại.5.6.8 Các công trình ngầm phải được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của nước mặt, nước ngầm cũng như các loại nước và chất lỏng khác.Không cho phép thoát nước ngầm vào đường hầm.5.6.9 Việc bảo vệ các kết cấu xây dựng khỏi tác động xâm thực của môi trường bên ngoài lấy theo hệ thống tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.5.7 Đường tầu và ray tiếp xúc5.7.1 Các đườngray điệntrêntuyến đườngphải đượctínhvớitảitrọngtĩnhtínhtoánvà vậntốcchạytầunhư trongBảng 1.Bảng 1.
Loại đường tầu | Tải trọng tĩnh từ trục toa hành khách xuống ray, Kn (T) | Vận tốc chạy tầu, km/h, không lớn hơn |
Đường chính | 147 (15) | 100 |
Đường trong ga | 78 (8) | 40 |
Đường nối | 78 (8) | 75 |
5.10.7 Đối với các công trình và các gian phòng ngầm phải có chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố.
Chiếu sáng sự cố phải có trong các phòng hành khách, sản xuất và sinh hoạt -vệ sinh của nhà ga, trong các đường hầm chạy tầu và trong các công trình trong đường hầm.Chiếu sáng sự cố phải đảm bảo được chức năng chiếu sáng an toàn và thoát hiểm.5.10.8 Cực dương của nguồn cấp cho lưới điện chạy tầu phải được nối với các ray tiếp xúc, cực âm – nối với các ray tầu chạy.Lưới tiếp xúc của tuyến phải được chia thành các ô bằng các khoảng không khí để hở của các ray tiếp xúc trên các đường chính trong khu vực bố trí trạm hạ áp chạy tầu, trên các nút giao giữa các đường chính và tại các vị trí phân chia các đường chính và các đường có chức năng khác.Việc cấp điện cho lưới tiếp xúc của từng đường chính, các đường trong ga và các đường nối từ trạm hạ áp chạy tầu phải được tách riêng.Trong lưới tiếp xúc của các đường chính, khi cần thiết, cần sử dụng các trạm nối song song.5.10.9 Các lưới điện phải có bảo vệ tránh đoản mạch và tránh vượt tải quá mức qui định, riêng các bộ phận của lưới điện chạy tầu (thiết bị biến dòng, thiết bị phân phối 825 V, cáp điện, trang thiết bị của lưới tiếp xúc), ngoài ra, - còn phải bảo vệ tránh tiếp đất.Khi không có khả năng đảm bảo việc bảo vệ trên, phải có các giải pháp kỹ thuật riêng.5.10.10 Trong mạng lưới tiếp xúc, trang thiết bị (ngoài các thiết bị ngắt nhanh được chế tạo dùng cho điện áp danh định 1050 V) và các cáp cần lấy điện áp danh định là 3 kV.5.10.11 Trong các lưới điện phải dùng các dây cáp không lan cháy.5.10.12 Các phương tiện kiểm soát và bảo vệ các công trình ngầm chống các tác động ăn mòn do dòng điện phải tuân theo 5.21.5.10.13 Trên tuyến phải có cùng hệ thống bảo vệ tiếp đất.
5.11 Điều khiển các thiết bị điện5.11.1 Các thiết bị điện phải có điều khiển tại chỗ và khi cấn thiết, có điều khiển từ xa, điều khiển vô tuyến, đếm điện tự động, báo hiệu và đo đạc.5.11.2 Các thiết bị điều khiển phải đảm bảo tự động hóa tối đa quá trình khai thác các thiết bị, kiểm soát các chế độ làm việc đặt trước của chúng và báo hiệu khi có sự sai lệch với các chế độ làm việc này.5.11.3 Việc điều khiển từ xa các mạng điện chiếu sáng, các thiết bị cơ điện tại các ga và đường hầm tầu chạy liền kề phải được thực hiện từ các trạm điều độ của ga, việc điều khiển các bộ phận ngắt dòng của lưới điện tiếp xúc – từ trạm hạ áp chạy tầu. Các bộ phận ngắt dòng riêng biệt của lưới điện tiếp xúc trong các ga có phát triển đường tầu phải có điều khiển từ các trạm điều độ của ga.5.11.4 Việc điều khiển vô tuyến các thiết bị điện phải được thực hiện từ trạm điều độ của tuyến phù hợp với cơ cấu tổ chức được áp dụng của các trạm điều độ.5.12 Điều khiển chạy tầu5.12.1 Mỗi tuyến tầu điện ngầm phải được trang bị các hệ thống điều khiển, bao gồm:- Hệ thống điều khiển nhịp độ và an toàn chạy tầu;
- Điều khiển điện trung tâm các ghi và tín hiệu;
- Đóng tự động đường;
- Hệ thống điều khiển tự động đoàn tầu;
- Điều độ trung tâm.
Trong các hệ thống phải có dự trữ các nút chính.
Các hệ thống điều độ trung tâm và điều khiển tự động chạy tầu phải có khả năng phân chia chức năng trong một mạng tự động thống nhất điều khiển các quá trình công nghệ trên tuyến.GHI CHÚ: Khối lượng trang bị và các bước áp dụng hệ thống điều khiển chạy tầu được xác định riêng biệt. 5.12.2 Các thiết bị của hệ thống điện trung tâm điều khiển phải đảm bảo điều khiển được các ghi và tín hiệu (đèn hiệu nửa tự động) từ trạm điều độ của ga có phát triển đường tầu. 5.12.3 Các thiết bị của hệ thống điều độ trung tâm phải đảm bảo kiểm soát được chuyển động của các đoàn tầu trên tuyến và điều khiển được các ghi và tín hiệu từ trạm điều độ của tuyến (điều khiển điều độ) và từ trạm điều độ tại các ga (điều khiển tại chỗ).5.12.4 Trên các nhánh nối giữa các tuyến cần có các hệ thống để tầu chạy về hai hướng.5.12.5 Các thiết bị đóng đường tự động phải được bố trí để điều phối chuyển động của các toa chính và phụ trợ vào ban đêm hoặc phương tiện cứu hộ đưa ra khỏi tuyến đường đoàn tàu có các bộ phận của hệ thống điều khiển nhịp độ và an toàn chạy tầu bị hỏng (hoặc không sửa chữa được).5.12.6 Các đường tầu của tuyến cần được trang bị các mạng ray dùng điện xoay chiều. 5.12.7 Việc cấp điện cho các thiết bị điều khiển chạy tầu bằng điện một chiều phải được lấy từ các ắc qui riêng hoặc từ nguồn điện liên tục theo 5.10.5.13 Thông tin liên lạc5.13.1 Trên tuyến cần có hệ thống thông tin liên lạc vận hành-công nghệ (VCN) của tuyến và của ga cùng với điện thoại tự động sử dụng chung.5.13.2 Trong thành phần VCN của tuyến phải có thông tin của trạm điều độ và giữa các trạm điều độ, liên lạc radio của tàu, thông tin bảo vệ trật tự, an toàn cháy và các thông tin phục vụ, điện thoại sử dụng chung bảo đảm chỉ huy vận hành và điều khiển sự làm việc của tuyến, các đơn vị và sự phục vụ của tàu điện ngầm.Tất cả các dạng thông tin điều độ phải có các thiết bị ghi âm.5.13.3 Trong thành phần VCN của ga phải có các liên lạc bằng điện thoại, đồng hồ điện, các hệ thống loa phóng thanh và quan sát vô tuyến, đảm bảo việc kiểm soát chạy tàu, điều hòa các luồng hành khách, điều khiển từ trạm điều độ quá trình thoát người khi cháy, cũng như các liên lạc của nhân viên trạm điều độ, những người phụ trách cùng với nhân viên trên ga và các đoạn hầm chạy tầu liền kề ga.5.13.4 Để tổ chức VCN của tuyến và của ga cần có cả các mạng liên lạc và truyền tin trục chính, tại ga, trong tuyến hầm và cục bộ.5.14 Bố trí nhân viên vận hành
5.14.1 Nhân viên các đơn vị vận hành khai thác phục vụ trực tiếp hành khách trên các ga, tổ chức chạy tầu trên tuyến, bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị và bảo trì công trình cần được bố trí trên các ga.5.14.2 Bộ máy quản lý-hành chính phục vụ và điểu khiển tầu điện ngầm, cũng như nhân viên của các tuyến không liên quan trực tiếp đến các công việc trên các ga và trong các đường hầm, cần được bố trí trong các tòa nhà theo 5.23.5.15 Trạm đầu mối5.15.1 Trạm đầu mối (đề-pô) để tập kết, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, trung tu (khi có các xưởng sửa chữa) và đột xuất các toa xe điện.5.15.2 Trong khuôn viên trạm đầu mối cần bố trí các nhà và công trình hành chính và sản xuất, các mạng lưới kỹ thuật trong khuôn viên, các đường đỗ tầu, các đường cứu hoả và đường có áo đường đã được hoàn thiện được kết nối với các đường thành phố, có kể đến sự phát triển tuyến và trạm đầu mối trong tương lai.Khuôn viên trạm đầu mối phải thuận tiện, có chiếu sáng và tường rào kín chiều cao không nhỏ hơn 2,5 m được chiếu sáng bảo vệ. Ở phía ngoài dọc theo tường rào phải có vùng bảo vệ - vệ sinh, cây xanh và bãi đỗ ô tô.Bề rộng vùng bảo vệ - vệ sinh tính từ đường đỗ tầu ngoài cùng đến các nhà ở không được nhỏ hơn 300 m. 5.15.3 Các nhà sản xuất để bố trí các trạm điện thứ cấp, các xưởng, các loại kho và nhân viên, nên được xây cao 3 ¸ 4 tầng.Các nhà này phải được trang bị radio, điện thoại, đồng hồ điện, các hệ thống an toàn cháy và báo hiệu bảo vệ.5.15.4 Nhà sửa chữa và các đường đỗ tầu phải có ngay từ giai đoạn khai thác đầu tiên tuyến tầu điện ngầm.Trong thành phần của các đường đỗ tầu phải có 2 đường kéo dài dùng để dồn toa, dự phòng và chạy thử.Chiều dài hiệu dụng của mỗi đường kéo dài phải không nhỏ hơn chiều dài tính toán lớn nhất của đoàn tầu ở các giai đoạn khai thác theo 3.13, của đường chạy thử – từ 600 m đến 800 m. Một trong các đường kéo dài có thể được sử dụng làm đường chạy thử.5.15.5 Các đường ray truyền điện và ray không truyền điện phải chịu được tải trọng tính toán và vận tốc chạy tầu theo Bảng 2.Bảng 2.
Đường | Tải trọng tĩnh từ trục toa hành khách lên các ray, kN (T) | Vận tốc chuyển động của tầu, km/h, không lớn hơn |
Đường đỗ tầu | 78 (8) | 15 |
Đường trong trạm đầu mối | 78 (8) | 10 |
5.15.12 Việc cấp điện cho mạng điện kéo tầu phải sử dụng điện một chiều điện áp 825V.
Việc cấp điện cho các đầu tàu và các thiết bị chiếu sáng phải dùng điện xoay chiều điện áp 380/220 V lấy từ các biến thế tổng có dây trung hòa tiếp đất theo hệ TN-C, còn trong các trường hợp riêng (ví dụ, đối với các thiết bị tiêu thụ di chuyển và vận chuyển được) theo hệ - TN-C-S, cho các thiết bị điều khiển chạy tầu – từ các biến thế riêng tương tự 5.10.5.Đối với mỗi nhóm hộ tiêu thụ điện phải có 2 biến thế.
5.15.13 Các đường đỗ tầu phải được trang bị các thiết bị bẻ ghi điện tập trung, các đèn tín hiệu bán tự động (có tín hiệu chỉ đường và các chỉ dẫn tuyến trên các đèn hiệu riêng biệt), thông thường, bằng các mạch ray đơn .Điều khiển các ghi và đèn hiệu phải được thực hiện từ các trạm điện trung tâm.5.15.14 Trong trạm đầu mối phải có hệ thống thông tin liên lạc vận hành công nghệ (VCN) theo tuyến và theo trạm.Trong thành phần VCN theo tuyến phải có các thông tin liên lạc điều độ chạy tầu và cấp điện, thông tin liên lạc trong đường hầm và liên lạc điện thoại sử dụng chung.Trong thành phần VCN của trạm đầu mối phải có các liên lạc trực ca ở đêpô, liên lạc bẻ ghi, liên lạc trực tuyến, liên lạc radio dồn toa và vận hành-sửa chữa, liên lạc và thông báo bằng loa phóng thanh.5.15.15 Các đường cáp cần đặt trong các công trình cáp, cũng như đặt hở trên các kết cấu đứng riêng biệt.5.16 An toàn cháy5.16.1 Tất cả kết cấu xây dựng của các gian phòng và các công trình ngầm phải phù hợp với nhóm nguy hiểm cháy K0 theo Phụ lục C.5.16.2 Các tiền sảnh trên mặt đất của các ga, nhà và công trình trạm đầu mối và các nhà trên mặt đất có chức năng khác phải có bậc chịu lửa không được thấp hơn bậc II và có nhóm nguy hiểm cháy kết cấu không thấp hơn nhóm C1 theo Phụ lục C.5.16.3 Các kết cấu xây dựng của các công trình ngầm phải có giới hạn chịu lửa như Bảng 3.5.16.4 Các kết cấu xây dựng tunnel kín của các đoạn tuyến trên mặt đất (trên cao), cũng như của các nhà ga kín trên mặt đất phải phù hợp với nhóm nguy hiểm cháy không thấp hơn K0 và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn R45. 5.16.5 Các kết cấu xây dựng của các kênh dẫn cáp trong các nhà ga và trong các trạm điện thứ cấp, của các kênh dẫn cáp-thông gió dưới các sân ga phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn R45, cửa nắp của các kênh mở lên trên sân ga phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 15. Trong các kênh dẫn cáp-thông gió cho phép có các lỗ mở để thu và thoát khí từ các gian hành khách.Các vách ngăn trong các hầm cáp phải là vách ngăn cháy loại 1 với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 45.Bảng 3.
Tên kết cấu | Giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn |
Vỏ ngoài của các gian sân ga và gian giữa của nhà ga, của đường hầm, của các công trình gần nhà ga và gần hầm | R90 |
Vỏ ngoài của các đường hầm tầu chạy và đường hầm cụt | R90 |
Trụ và cột của nhà ga | R90 |
Tường bao che của giếng thang máy và cầu thang bộ trong buồng thang | REI 120 |
Tường của lồng cầu thang bộ | REI 120 |
Tường của trạm ga phụ | R 90/EI 60 |
Tường, sàn các kho chứa dầu mỡ, sơn | REI 120 |
Vỏ ngoài của các đường hầm thang cuốn và sảnh ga | R60 |
Tường bao che giữa các đường tầu và kênh dẫn cáp-thông gió | R45 |
Cốn thang, dầm, bậc, các chiếu tới, chiếu nghỉ của lồng thang bộ | R60 |
Kết cấu sàn bên trong: bản dầm | REI 60, R60 |
Tường của các gian phòng hạng C1 - C3, của hành lang, tường bao che, phòng đệm, các hành lang chuyển tầu cho hành khách nằm phía trên các đường tầu | R 45/EI 30 |
Tường (vách ngăn) của các lối thoát hiểm nối giữa các đường hầm | R 45 (EI 45) |
Các cửa chống cháy tự đóng | EI 30 |
Kết cấu chịu lực và bao che của các lối chuyển tầu trên sân ga và trên các đường tầu của nhà ga. | REI 90 |
Tường (vách ngăn) các gian phòng hạng C4, D và E | REI 15 (EI 15) |
Trần treo trong các hành lang | RE 15 |
5.16.18 Để thoát nạn từ các gian sân ga cần có các đường sau:
a) Theo các thang cuốn và (hoặc) thang bộ loại 2, theo các hành lang, qua các gian bán vé của các sảnh, các lối qua ngầm – đến cửa ra ngoài;b) Qua các công trình chuyển bến – đến nhà ga của tuyến khác và tiếp theo như mục a)5.16.19 Chiều dài các đoạn cụt của các gian phòng và công trình (các hành lang, đường hầm cáp, kênh thông gió,...) không được lớn hơn 25 m.5.16.20 Số lượng và tổng chiều dài của các lối ra từ các gian phòng, từ các tầng nhà và công trình phải được xác định theo số lượng người lớn nhất có thể cần thoát qua chúng và khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ xa nhất có thể có nhân viên phục vụ tới cửa ra thoát nạn gần nhất.5.16.21 Từ các gian của sân ga phải có không ít hơn hai cửa ra tách biệt nhau để thoát người.5.16.22 Trên các ga có bến chuyển đặt sâu với sảnh chung, phải đảm bảo khả năng khai thác riêng biệt của các ga và bảo vệ chúng không bị các yếu tố nguy hiểm xâm nhập khi xảy ra cháy tại một trong các ga (bố trí các khu vực ngăn cháy được thổi không khí, các khoang đệm được thổi không khí, các cửa ra đi qua vùng không khí).5.16.23 Trong các gian phòng sinh hoạt và sản xuất, chiều rộng của hành lang và thang bộ phải lấy không nhỏ hơn:
a) Của hành lang: 1,2 m;
b) Của các bản bậc lồng thang bộ: 1,0 m;
c) Của các thang bộ hở giữa 2 tầng bên trong ga phụ: 0,8 m.
Chiều rộng của các chiếu thang không được nhỏ hơn chiều rộng bản bậc thang.
Chiều cao thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn không được nhỏ hơn 2 m.
Tại những nơi thoát nạn của nhân viên, cho phép hạ thấp độ cao đến 1,8 m trên đoạn dài không quá 0,6 m.
5.16.24 Để giải thoát hành khách ra khỏi tàu dừng trong đường hầm chạy tầu, phải có các đường thoát nạn: trong các hầm một đường - về một phía và trong các đường hầm hai đường - về 2 phía. Chiều rộng của đường thoát nạn trong các đường hầm ở độ cao 1,5m từ bề mặt của đường đi bộ không được nhỏ hơn 0,7 m. Trên đường đi bộ không được có bất kỳ chướng ngại vật nào cản trở việc đi lại tự do của người.5.16.25 Để giải thoát hành khách phải có cả các đường nối chuyển từ đường hầm này sang đường hầm khác, gồm: các đường nối dùng cho người, các đường nối thông gió.Khoảng cách giữa các đường nối này không được quá 160 m khi sử dụng đoàn tàu không có khả năng đi lại giữa các toa và không được quá 200 m khi có khả năng này.Chiều rộng đường nối dùng cho người không được nhỏ hơn 1,5 m, chiều cao không nhỏ hơn 2 m; chiều rộng lỗ cửa đi không nhỏ hơn 1,0 m. Cánh cửa đi phải mở được về cả hai phía.Các đường nối phải có đèn chỉ dẫn.5.16.26 Các cửa ra bổ sung ở phần giữa của các hầm chạy tầu giữa các ga hoặc các vùng bảo vệ tập thể hành khách phải có các khoang đệm được cấp không khí khi cháy không nhỏ hơn 20 Pa, có các hệ thống an toàn cháy riêng và các hệ thống cứu nạn riêng.Khối tích của một vùng bảo vệ tập thể hành khách được xác định từ năng lực chở khách tối đa có thể của một đoàn tầu ở bất kỳ giai đoạn khai thác tính toán nào của tuyến đường với định mức diện tích là 1 m2 cho 1 người.Thời gian tính toán cho hành khách lưu lại ở vùng bảo vệ tập thể không ít hơn 7 giờ. Một vùng bảo vệ tập thể được chia thành một khoang cháy riêng..5.16.27 Cấp nước chữa cháy cho các công trình trên mặt đất phải tuân theo các quy định hiện hành, còn cho các công trình ngầm – theo quy chuẩn này.5.16.28 Trên mạng ống dẫn nước của thành phố phải có không ít hơn 2 họng nước chữa cháy trên khoảng cách không quá 100m cách lối vào ga đặt nông và không quá 20m cách sảnh trên mặt đất hoặc cách cửa qua đường chuyển ngầm vào sảnh ga đặt sâu.Trong trạm đầu mối, các họng nước chữa cháy phải bố trí trên khu vực đường đỗ tầu cách nhau không quá 100 m, cũng như ở các tòa nhà. Các họng này phải có các chỉ dẫn bằng ánh sáng.Trong khuôn viên của trạm đầu mối, để lấy nước chữa cháy, cho phép có các nguồn nước bên ngoài (các bể chứa) với điều kiện đảm bảo sử dụng chúng vào bất kỳ thời gian nào trong năm.5.16.29 Các nhà, công trình và các gian phòng trên mặt đất phải được trang bị các thiết bị tự động chữa cháy và tín hiệu báo cháy theo các quy định hiện hành, còn dưới mặt đất – theo Bảng 4.Các khu vực ở các đường trong ga (các đường cụt), nơi bố trí dừng tầu ban đêm, phải được trang bị các thiết bị chữa cháy tại chỗ.5.16.30 Cấp điện cho các thiết bị chống cháy theo 5.10.5.16.31 Trên mỗi ga, trong các công trình thuộc nhà ga và các đường hầm chạy tầu phải có hệ thống thông báo và điều khiển thoát người khi cháy và khi có tình huống khẩn cấp.5.16.32 Bảo vệ chống khói (BCK) cho các đường thoát nạn tại các nhà ga và tại các công trình chuyển bến giữa các ga phải đảm bảo việc giải thoát hành khách, nhân viên phục vụ và không nhiễm khói các đường hầm tiếp cận ga, cũng như ga liền kề.BCK cũng phải có trên các đường thoát nạn cho nhân viên phục vụ tại các sảnh của các ga ngầm có các gian sản xuất, hành chính, vệ sinh - sinh hoạt và các gian phục vụ khác được bố trí ở 3 độ cao trở lên.5.16.33 BCK cho các đường thoát nạn trong các hầm chạy tầu phải đảm bảo:- Luồng khí phải có hướng ngược với hướng thoát người và ổn định trên các đoạn làm thay đổi hướng luồng khí (khi giải thoát người theo một hướng từ nguồn cháy).- Giảm được vận tốc không khí trong đường hầm đến 0,5 m/s khi giải thoát người theo hai hướng từ đám cháy.5.16.34 Để BCK cho nhà ga và các đường hầm cần sử dụng các thiết bị thông gió đường hầm và thông gió tại chỗ, còn khi cần thiết, phải có các phương tiện kỹ thuật bổ sung – các thiết bị thông gió tạo áp chuyên dùng và các vách ở phần trên của gian sân ga (gian giữa) để tạo thành các vùng khói.5.16.35 Sơ đồ điều khiển các thiết bị thông gió tại chỗ phải có khả năng tự động tắt khi cháy.5.16.36 Việc tính toán hệ thống BCK phải tiến hành:a) Đối với nhà ga:- Khi cháy ở các toa đầu, cuối và giữa của đoàn tầu đối với tất các các đường tầu của ga;- Khi cháy trong hầm thang cuốn, trong gian máy của các thang cuốn và trong sảnh;- Khi cháy thang cuốn chuyển bến;- Khi cháy trong đoàn tầu đang ở trong đường hầm chạy tầu.b) Đối với đường hầm chạy tầu – khi cháy trong đoàn tầu.Bảng 4.
Gian phòng, công trình, thiết bị | Thiết bị chữa cháy tự động | Thiết bị báo cháy tự động |
Chỉ tiêu định mức ứng với tải trọng cháy | ||
Kênh dẫn cáp, đường hầm dọc ga, các tầng chứa cáp | Lớn hơn 180 MJm-2 | 180 MJm-2 và nhỏ hơn |
Kênh dẫn cáp-thông khí | - | Không phụ thuộc diện tích |
Các phòng đặt các thiết bị phân phối 10 kV; 825 V; 380 V | - | Như trên |
Phòng bảng điện | - | Như trên |
Kho chứa dầu mỡ và sơn | Không phụ thuộc diện tích | - |
Các gian phòng hạng C1 theo mức nguy hiểm cháy | Như trên | - |
Các gian phòng C2 và C3 theo mức nguy hiểm cháy | 300 m2 và lớn hơn | Nhỏ hơn 300 m2 |
Tủ nguồn điện vào và điều khiển thang cuốn trong các phòng máy | Khối tích bên trong tủ | - |
Khu vực các nhịp để dừng và sửa chữa trong các nhà của trạm đầu mối khi diện tích khoang ngăn cháy bằng | 4500 m2 và lớn hơn | Nhỏ hơn 4500 m2 |
Đối với hạ âm ngắt quãng và hạ âm dao động theo thời gian, mức áp lực âm thanh không được vượt quá 120 dB.
5.17.10 Các mức áp lực âm thanh của siêu âm không khí tại các chỗ làm việc, các giá trị đỉnh của vận tốc rung, và các mức vận tốc rung của siêu âm tiếp xúc đối với những người làm việc không được vượt quá các giá trị giới hạn cho phép theo quy định hiện hành.5.17.11 Các giá trị gia tốc rung và vận tốc rung của rung động; Các giá trị gia tốc rung và vận tốc rung của các rung động cục bộ không được vượt quá giá trị giới hạn cho phép (Phụ lục D).5.17.12 Các giá trị gia tốc rung và vận tốc rung của các rung động cục bộ không được vượt quá các giá trị giới hạn cho phép (Phụ lục D).5.17.13 Các mức tác động bức xạ điện từ của sóng radio (30 kHz đến 300 kHz) đến những người làm việc trong những khu vực có ảnh hưởng của các nguồn đó; đối với nhóm người còn lại, kể cả hành khách không được vượt quá các giá trị cho phép theo quy định hiện hành.5.17.14 Các mức phát xạ ion đối với nhân viên và hành khách phải không vượt mức quy định tại QCVN 05 : 2008/BXD Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ.5.17.15 Các mức điện áp cho phép của trường điện tần số 50 Hz tùy thuộc vào thời gian có mặt của nhân viên trong trường điện không được vượt quá các yêu cầu của quy định hiện hành.Bảng 5.
Loại gian phòng | Các mức áp lực âm thanh, dB, trong các giải octa với tần số hình học trung bình, Hz | Các mức âm thanh và các mức âm thanh tương đương, dBа | Các mức âm thanh lớn nhất LАмакс, dBа | ||||||||
31,5 | 63 | 125 | 250 | 500 | 1000 | 2000 | 4000 | 8000 | |||
1 Các phòng sản xuất và chỗ làm việc của nhân viên trong các phòng hành khách | Các mức giới hạn cho phép của áp lực âm thanh, của âm thanh và của âm thanh tương đương đối với các loại hình lao động thông dụng cơ bản nhất và của các nơi làm việc không được vượt quá các yêu cầu theo quy định hiện hành | ||||||||||
2 Các phòng hành khách: trong các ga ngầm | - | 85 80 | 100 95 | ||||||||
Trong các ga hở trên mặt đất. | - | 80 75 | 95 90 | ||||||||
3 Các phòng chăm sóc sức khỏe | 76 | 59 | 48 | 40 | 34 | 30 | 27 | 25 | 23 | 35 | 50 |
4 Các phòng nghỉ của tổ lái tầu | 76 | 59 | 48 | 40 | 34 | 30 | 27 | 25 | 23 | 35 | 50 |
5 Các phòng sinh hoạt (ngoại trừ mục 3 và 4) | 90 | 75 | 66 | 59 | 54 | 50 | 47 | 45 | 44 | 55 | 70 |
Ghi chú - Trong mục 2, tử số là các giá trị cho phép của âm thanh, mẫu số - các giá trị tối ưu. |
5.18 Bảo vệ môi trường xung quanh
5.18.1 Việc bố trí các công trình ngầm không được làm phá vỡ chế độ thủy văn của các công trình nước hiện hữu và các điều kiện địa chất thủy văn của các khu vực liền kề.5.18.2 Các công trình trên mặt đất là nguồn gây bẩn lớp không khí gần mặt đất không được bố trí ở những nơi tụ đọng khí, nơi có các chỉ số gây bẩn khí quyển cao, từ phía đón gió của các công trình đòi hỏi không khí đặc biệt trong sạch. 5.18.3 Thoát nước thải từ các công trình ngầm vào các hệ thống thoát nước mưa đô thị chỉ được phép sau khi làm sạch. Thành phần các công trình làm sạch nước và mức độ làm sạch phải theo các quy định hiện hành.5.18.4.Với mục đích bảo vệ và sự dụng hợp lý các khu vực cây xanh, tượng đài lịch sử và văn hóa, việc tuân thủ các yêu cầu đối với các khu vực thiên nhiên cần bảo vệ đặc biệt, phải thực hiện theo các biện pháp cân bằng và bảo vệ thiên nhiên.5.19 Bảo vệ chống ồn, rung và dòng điện ăn mòn cho các công trình đô thị
5.19.1 Nhà và các công trình đô thị phải được bảo vệ chống ồn và rung xuất hiện khi xây dựng và khi tầu chạy trong quá trình khai thác sử dụng tầu điện ngầm.5.19.2 Trong các phòng của nhà ở và nhà công cộng, các mức ồn và các mức hạ âm không được vượt quá các giá trị nêu trong QCVN 05 : 2008/BXD Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ và các quy định hiện hành.Giá trị bình phương trung bình lớn nhất của vận tốc rung trong các dải octa có tần số hình học trung bình 16; 31,5 và 63 Hz không được vượt quá các giá trị cho phép qui đinh tại Bảng 6.Bảng 6.
Các phòng, nhà | Giá trị cho phép | |
m/s | dB | |
Nhà ở | 0,00011 | 67 |
Bệnh viện, nhà điều dưỡng | 0,00008 | 64 |
Nhà hành chín -điều hành, nhà công cộng | 0,00028 | 75 |
Trường học, các phòng đọc của thư viện | 0,0002 | 72 |
GHI CHÚ:1. Đối với các giá trị đã hiệu chỉnh của vận tốc rung, thì các giá trị giới hạn tính bằng m/s được tăng lên 2,1 lần (+6 dB), đối với các giá trị tương đương – giảm xuống 0,32 lần (- 10 dB).2. Vào ban ngày, trong các phòng ở, bệnh viện và nhà điều dưỡng cho phép vượt giá trị tiêu chuẩn 1,8 lần (+5 dB). |
5.20 Bảo vệ kết cấu chống tác động của môi trường xâm thực
5.20.1 Các kết cấu nhà, công trình và các bộ phận thiết bị kim loại (tủ thiết bị, kết cấu kim loại và v.v….) phải được bảo vệ chống ăn mòn dưới tác động của môi trường xâm thực sinh ra từ tự nhiên và công nghệ.5.20.2 Việc bảo vệ chống ăn mòn các thang cuốn, quạt gió, máy bơm, thiết bị điện, cáp, … phải thực hiện theo các tài liều kỹ thuật tương ứng với chúng.5.20.3 Việc bảo vệ ăn mòn các kết cấu xây dựng của tầu điện ngầm phải theo các quy định hiện hành có đến đặc điểm của kết cấu và điều kiện khai thác chúng.5.21 Bảo vệ các công trình và các thiết bị của tuyến tầu điện ngầm chống ăn mòn do dòng điện
5.21.1 Việc bảo vệ các công trình và thiết bị của tuyến tầu điện ngầm chống ăn mòn do dòng điện (ăn mòn điện hoá) phải tuân theo các quy định hiện hành và các yêu cầu của quy chuẩn này.5.21.2 Cốt thép của các cấu kiện BTCT và kết cấu thép của các cầu và cầu dẫn không được tạo thành liên kết pin với các đường ray tầu chạy và với vỏ hoàn thiện của đường hầm.5.21.3 Trên các đoạn ngầm của tuyến, trên các cầu và cầu dẫn phải có các điểm đo kiểm dòng điện gây ăn mòn.5.21.4 Việc kiểm tra tính hiệu quả bảo vệ ăn mòn điện phải được thực hiện sau 2 năm đầu tiên khác thác tuyến tầu điện ngầm.5.22 Tín hiệu bảo vệ
5.22.1 Tín hiệu bảo vệ tự động phải có:
- ở các lối vào các phòng hành khách;
- ở các lối vào các phòng sản xuất có các thiết bị đảm bảo hoạt động của tuyến, an toàn cho hành khách và tổ chức chạy tầu;- theo chu vi của hàng rào các công trình trên mặt đất (trạm đầu mối, các đoạn hở của tuyến, v.v…).5.23 Nhà hành chính – sản xuất
5.23.1 Để đảm bảo phân chia chức năng của tuyến tầu điện ngầm phải có:- Nhà hành chính của tuyến để bố trí các bộ máy điều hành, nhân viên kỹ thuật-hành chính và các bộ phận khác.- Nhà để bố trí các trạm điều độ của tuyến tầu điện ngầm, hệ thống kỹ thuật quản lý điều độ, hệ thông thông tin, trung tâm máy tính và các phương tiện kỹ thuật khác có liên quan tới điều khiển tầu điện ngầm;- Nhà để bố trí cán bộ kỹ thuật chỉ đạo từ xa các bộ phận khai thác tuyến.5.23.2 Nhà để bố trí các trạm điều độ của các tuyến tầu điện ngầm phải đặt tại vùng giao nhau giữa các tuyến tầu điện ngầm, ngay gần ga hoặc kết hợp với sảnh ga. Nhà phải có kết nối với các đường hầm của các tuyến, dùng cho việc đi lại của nhân viên và đặt cáp.5.23.3 Nhà để bố trí cán bộ kỹ thuật phải có cho từng tuyến và đặt ngay gần ga hoặc kết hợp với sảnh ga.5.23.4 Các nhà để bố trí các trạm điều độ và nhân viên kỹ thuật phải có trong thành phần của đoạn đường tầu khởi động đầu tiên của tuyến thứ nhất.Đối với giai đoạn khai thác đầu tiên, được phép chỉ xây dựng nhà để bố trí các trạm điều độ của tuyến kết hợp trong đó chức năng của nhà hành chính và nhà cho nhân viên kỹ thuật.5.24 An toàn công nghiệp
5.24.1 Trong dự án đầu tư xây dựng tuyến tầu điện ngầm phải có tổ hợp các giải pháp đặc trưng về tổ chức, kỹ thuật và kinh tế để đảm bảo sự làm việc an toàn khi thi công và tránh được các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh.5.24.2 Các đặc trưng kỹ thuật của các thiết bị đào hầm, vận chuyển, nâng chuyển và các bình áp lực (kể cả loại nhập ngoại) dùng cho xây dựng, các quá trình công nghệ, vật liệu và kết cấu xây dựng phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn công nghiệp.5.25Các khu vực kỹ thuật và bảo vệ
5.25.1 Các công trình của tuyến tầu điện ngầm phải được đánh dấu trên bản độ địa hình thành phố tỉ lệ 1 : 500 có ký hiệu gianh giới các khu vực khai thác kỹ thuật và bảo vệ.5.25.2 Việc tiến hành công việc nào đó trong phạm vi các khu vực kỹ thuật và bảo vệ chỉ được phép khi có sự thỏa thuận của các tổ chức thiết kế và khai thác tuyến tầu điện ngầm.5.25.3 Ở các nhà ga trên mặt đất phải có các khu vực kỹ thuật xây dựng rộng 20 m và chiều dài không nhỏ hơn 60 m về mỗi phía để đảm bảo cho việc cải tạo mở rộng kích thước nhà ga.Bảng 7.
Các thông số vi khí hậu | Các giá trị cho phép | ||
Nhiệt độ không khí, oC | 16 ¸ 19 | 20 ¸ 23 | 24 ¸ 26 |
Độ ẩm tương đối, % | 80 ¸ 30 | 75 ¸ 30 | 70 ¸ 30 |
Vận tốc chuyển động của không khí, m/s | 0,1 ¸ 0,5 | 0,6 ¸ 1,0 | 1,1 ¸ 1,5 |
CHÚ THÍCH: 1) Ở đất ngập nước cho phép độ ẩm tương đối của không khí tăng thêm 10%; 2) Vận tốc chuyển động của không khí lớn ứng với nhiệt độ cao nhất. |
Trong quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:A.1 Trạm thông gió – công trình riêng biệt hoặc đặt trong công trình khác ở trên mặt đất, được sử dụng trong các hệ thống thông gió để thu và thoát không khí.A.2 Thiết bị thông gió – tổ hợp thiết bị thông gió, kỹ thuật điện, thiết bị phụ trợ cùng các gian phòng chứa thiết bị, các kênh thông gió ngang, nghiêng hoặc đứng và các bộ phận thu (thoát) không khí.A.3 Độ sâu đặt tuyếnA.3.1Đặt sâu – tuyến được đặt ở độ sâu mà ở đó các nhà ga và đường hầm chạy tầu được thi công bằng phương pháp kín, không đào lộ bề mặt đất tự nhiên.A.3.2 Đặt nông – tuyến ở độ sâu mà ở đó các nhà ga được thi công bằng phương pháp hở, các đường hầm tầu chạy – bằng phương pháp hở hoặc kín ở độ sâu cho phép tối thiểu. A.4 Vùng bảo vệ tập trung cho hành khách – không gian ngầm riêng biệt để bố trí hành khách khi trong các đường hầm tầu chạy xảy ra tình huống nguy hiểm cho tính mạng hoặc sức khỏe của người; Vùng này được trang bị các hệ thống riêng về an toàn cháy, chiếu sáng, thông tin liên lạc, thông gió và thoát nước. A.5 Nguồn điện liên tục – thiết bị điện, cấu tạo từ ắc quy, bộ phận biến đổi năng lượng điện và bộ phận phân phối.A.6 Tuyến tầu điện ngầm (tuyến) – phần độc lập của hệ thống tầu điện ngầm có các nhà ga, đường chạy tầu và đường cụt, được sử dụng để chạy tầu theo một tuyến.A.7 Tầu điện ngầm – một loại giao thông điện chở hành khách trong thành phố (ngầm, trên mặt đất, trên cao) không thực hiện trên đường phốA.8 Vùng bảo vệ - khu đất nằm phía trên công trình tầu điện ngầm hiện hữu và liền kề nó mà việc sử dụng để xây dựng mới, làm đường, đặt các hệ thống kỹ thuật, khoan giếng … phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý tầu điện ngầm.A.9 Băng tải hành khách – thiết bị vận chuyển: bề mặt cấu tạo từ các bản hoặc một băng liền chuyển động liên tục dùng để vận chuyển hành khách đi ngang hoặc từ một độ cao này sang một độ cao khác. A.10 Gian hành khách – các bộ phận của nhà ga (phòng bán vé, hành lang, các cầu thang bộ, các gian sân ga …), được sử dụng để chứa và phục vụ sự đi lại của hành khách.A.11 Công trình chuyển bến – công trình nằm giữa các ga, được dùng để di chuyển hành khách từ ga này sang ga khác, bao gồm các gian hành khách (các hành lang), các thang cuốn và thang bộ, các gian phòng sản xuất và sinh hoạt.A.12 Khả năng vận chuyển – lượng hành khách vận chuyển được (nghìn hành khách/giờ) ở quy mô chạy tầu lớn nhất có thể (số toa tầu trong đoàn tầu và số đoàn tầu trong một giờ) theo một hoặc hai hướng.A.13 Khả năng thông tàu – quy mô chạy tầu (cặp các đoàn tầu) có thể thực hiện được trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày) tùy thuộc vào mức độ trang bị kỹ thuật và phương pháp tổ chức chạy tàu; số lượng hành khách tính toán đối với các đoạn đường khác nhau.A.14 Tổ hợp khởi động - một đoạn tuyến, một phần của ga, trạm đầu mối hoặc hạng mục khác của công trình tầu điện ngầm cùng với các hệ thống kỹ thuật của chúng, được tách ra từ thành phần của công trình xây dựng, đảm bảo công năng tạm thời của công trình trong giai đoạn khai thác đầu tiên.A.15 Các đường của tuyếnA.15.1 Đường chính – đường để chạy tầu chở hành khách trên tuyến.A.15.2 Đường trạm – đường để quay tầu, đứng tầu và phục vụ kỹ thuật toa tầu;A.15.3 Đường nối – đường để nối các đường của tuyến với các đường của trạm đầu mối hoặc các đường của tuyến khác;A.16 Các đường của trạm đầu mốiA.16.1 Đường chứa tầu – đường để tập kết, chạy thử toa tầu, chất tải và dỡ tải nằm ngoài các tòa nhà.A.16.2 Đường trong trạm đầu mối – đường để đỗ, phục vụ kỹ thuật và sửa chữa toa tầu, nằm trong các tòa nhà.A.17 Ga – Trạm dừng tầu ở dưới ngầm hoặc trên mặt đất, dùng để đưa đón hành khách, bao gồm các sảnh, các thang cuốn hoặc các cầu thang bộ, các sân ga và gian giữa, không gian để phục vụ hành khách, bố trí nhân viên vận hành và thiết bị sản xuất.A.18 Các vùng kỹ thuậtA.18.1 Vùng kỹ thuật để xây dựng - khu đất đô thị dành để xây dựng các đoạn tuyến khác của tầu điện ngầm bằng phương pháp đào hở, để bố trí trạm đầu mối và các công trình khác trên mặt đất, cũng như các công trường xây dựng phục vụ thi công các hạng mục của công trình tầu điện ngầm bằng phương pháp đào kín.A.18.2 Vùng kỹ thuật để khai thác – khoảng đất trống, liền kề công trình tầu điện ngầm được sử dụng để đảm bảo hoạt động bình thường cho công trình (cửa vào, cửa ra cho hành khách, bố trí các máy móc sửa chữa, thiết bị và vật liệu trong giai đoạn sửa chữa)A.19 Đường cụt – đoạn hầm có một hoặc hai đường ray điện, dùng để quay, dừng và phục vụ kỹ thuật toa tầu trên tuyến. A.20 Mạng điện chạy tầu – mạng điện, đảm bảo việc truyền năng lượng điện từ trạm điện tới đoàn tầu. Trong thành phần của mạng điện chạy tầu có các mạng tiếp xúc và mạng tiêu thụ.A.21 Thiết bị thông gió cục bộ - thiết bị dùng để thông gió các gian phòng sản xuất, sinh hoạt, hành chính và các gian phòng khác của các ga ngầm và các công trình trong đường hầm.A.22 Thiết bị thông gió đường hầm – thiết bị dùng để thông gió các gian hành khách của các ga ngầm, đường hầm tầu chạy, đường cụt và các đường hầm nối.A.23 Lối thoát hiểm – lối ra ngoài trời hoặc vào khoang ngăn cháy bên cạnh.A.24 Nhân viên vận hành (nhân viên) – những người được đào tạo chuyên môn, đã qua kiểm tra kiến thức cho loại công việc hoặc chức vụ đảm nhận.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ KÍCH THƯỚC CỦA ĐƯỜNG TẦU ĐIỆN NGẦM
B.1 Các kích thước bao của vỏ hầm là các đường bao giới hạn của tiết diện ngang (vuông góc với trục đường tầu), trong đó, ngoài toa tầu và thiết bị không được có bất kỳ bộ phận công trình cố định hoặc các kết cấu xây dựng nào, ngoại trừ các gối tựa của hầm, có kể đến các sai số cho phép về chế tạo và lắp ráp chúng.B.2 Không gian giữa kích thước bao của vỏ hầm và thiết bị được quy định để bố tri các trang thiết bị của đường tầu, các automat điện, hệ thống điều khiển cơ để chạy tầu, thông tin liên lạc, cấp điện, chiếu sáng, kỹ thuật vệ sinh, cũng như các đường nhỏ để nhân viên phục vụ đi lại, các cầu nhỏ và các sân ga trong các đường hầm giữa các ga.
Hình B.1 - Kích thước bao Cmk (đối với đường hầm tiết diện tròn )
Đường bao của đường dành cho nhân viên phục vụ Đường bao của rãnh thoát nước; Đường bao của nền đường tầu
GHI CHÚ:
1. * Kích thước được tăng thêm 30 mm khi đặt ray loại P65 cho đường tầu;2. a – tùy thuộc vào cấu tạo đường tầu lấy trong khoảng 450 ¸ 550mm;3. Trục của đường bao lấy theo đường đi qua tâm của đường tầu vuông góc với mặt phẳng tiếp tuyến với các đỉnh ray;4. Độ dốc i với các đoạn thẳng lấy bằng 0.03, với các đoạn cong lấy tùy thuộc vào độ chênh của ray phía ngoài.
Hình B.2 - Đường bao Cmn (đối với các đường hầm tiết diện chữ nhật)
Đường bao các cột; Đường bao tay vịn trên các cầu, thang cuốn và các tường chắn trên các đoạn mặt đất của tuyến; Đường bao rãnh thoát nước phía trên của đường tầu trên lớp bê tông; Đường bao nền đường tầu trên lớp bê tông; Đường bao nền đường trên lớp đá.GHI CHÚ:
1. * Kích thước được tăng lên 30 mm khi đặt ray loại P65 cho đường tầu;2. Kích thước a tùy thuộc vào cấu tạo đường tầu lấy trong khoảng 450 ¸ 550 mm;3. Độ dốc i đối với các đoạn đường thẳng lấy bằng 0,03, đối với các đoạn đường cong, được lấy tùy thuộc vào độ chênh của ray phía ngoài; Dạng của đường bao Cmn ở phía dưới mức của đỉnh các ray được quy định cho cả các đoạn đường thẳng và cong.
Hình B.3 - Đường bao Cmc (đối với các ga)
Đường bao ray vịn trên các cầu, thang cuốn và các tường chắn trên những đoạn mặt đất của tuyến; Đường bao nền của đường tầu trên lớp bê tông; Đường bao nền đường tầu trên lớp đá; Đường bao tay vịn trên các sân ga; Đường bao rãnh thoát nước khi đặt lớp trên của đường tầu trên nền bê tông; Đường bao cho cột.GHI CHÚ:
1. * Kích thước được tăng lên 30 mm khi đặt ray loại P65 vào đường tầu2. Kích thước a tùy thuộc vào cấu tạo của đường tầu lấy trong khoảng 450 ¸ 450 mm;3. Độ dốc i đối với các đoạn thẳng của đường tầu được lấy bằng 0,03. Đối với các đoạn đường cong, độ dốc i được lấy tuỳ thuộc vào độ chênh của ray ngoài.4. Kích thước 3150 mm cho phép sử dụng đối với tường của các gian làm việc tại trên sân ga hành khách, trên đoạn có chiều dài đến 10m tính từ mép của chúng.Dạng của đường bao Cmc nằm dưới mức của các đỉnh ray, cũng như khoảng cách theo phương ngang đến đường bao cột được quy định cho cả các đoạn đường thẳng và cong.B.9 Khoảng cách giữa các trục của các đường tầu liền kề trên các đoạn đường thẳng, cũng như trên các đoạn đường cong có bán kính 500 m trở lên không được nhỏ hơn, mm:Trên các đường tầu chính trong các đường hầm đôi:- không có các gối tựa trung gian 3400- trên các cầu và thang cuốn 3700Trên các đường tầu chính ở các đoạn trên mặt đất và tại những chỗ giao nhau khác mức, cũng như tại các đường để quay các toa tầu 4000Trên các đường đỗ 4200Trên các đường đỗ dành để thông toa tầu đường sắt khổ rộng 1435 mm 4800Trên các đường tầu trong trạm đầu mối (trong nhà) 4500Đối với các đoạn đường cong có bán kính nhỏ hơn 500 m, thì các khoảng cách trên, trừ các khoảng cách trên các đường đỗ, phải tăng lên.C.1 Phân loại vật liệu xây dựng theo các tính chất cháy
C.1.1 Vật liệu xây dựng được phân thành vật liệu cháy và vật liệu không cháy theo các trị số của các thông số cháy thí nghiệm như sau:
a) Vật liệu không cháy, khi đồng thời:
- nhiệt độ của lò đốt tăng không quá 50oC;
- khối lượng mẫu bị giảm không quá 50%;
- thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 10 giây.
b) Vật liệu cháy là vật liệu khi thí nghiệm, không thỏa mãn một trong 3 yếu tố trên
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn TCXDVN 331:2004 (EN ISO 1182)“Thí nghiệm tính không cháy của vật liệu xây dựng” hoặc tương đương.
C.1.2 Vật liệu cháy được phân thành 4 nhóm theo các trị số của các thông số cháy thí nghiệm như sau:
Bảng C. 1 - Phân nhóm vật liệu cháy theo tính cháy
Nhóm cháy của vật liệu | Các thông số cháy | |||
Nhiệt độ khí trong ống thoát khói (T) [oC] | Mức độ hư hỏng theo chiều dài mẫu (L) [%] | Mức độ hư hỏng theo khối lượng mẫu (m) [%] | Khoảng thời gian cháy của mẫu [giây] | |
G1 - Cháy yếu | £ 135 | £ 65 | £ 20 | 0 |
G2 - Cháy vừa | £ 235 | £ 85 | £ 50 | £ 30 |
G3 - Cháy bình thường | £ 450 | > 85 | £ 50 | £ 300 |
G4 - Cháy mạnh | > 450 | > 85 | > 50 | > 300 |
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn GOCT 30244-94 - Phương pháp II “Vật liệu xây dựng. Phương pháp thử tính cháy”. |
C.1.3 Vật liệu cháy, được phân thành 3 nhóm theo tính bắt cháy, với các thông số cháy thí nghiệm như sau:
Bảng C. 2 - Phân nhóm vật liệu cháy theo tính bắt cháy
Nhóm bắt cháy của vật liệu | Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn [kW/m2] |
1 | 2 |
V1 - khó bắt cháy | ³ 35,0 |
V2 - bắt cháy vừa phải | lớn hơn hoặc bằng 20,0 và nhỏ hơn 35,0 |
V1 - dễ bắt cháy | < 20,0 |
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn GOST 30402-96(ISO 5657-86) “Vật liệu xây dựng. Phương pháp thử tính bắt cháy” hoặc tương đương. |
C.1.4 Vật liệu cháy, được phân thành 4 nhóm theo tính lan truyền lửa trên bề mặt, với các thông số cháy thí nghiệm như sau:
Bảng C. 3 - Phân nhóm vật liệu cháy theo tính lan truyền lửa trên bề mặt
Nhóm lan truyền lửa trên bề mặt của vật liệu | Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn [kW/m2] |
RP1 - không lan truyền | ³ 11,0 |
RP2 - lan truyền yếu | Lớn hơn hoặc bằng 8,0 và nhỏ hơn 11,0 |
RP3 - lan truyền vừa phải | Lớn hơn hoặc bằng 5,0 và nhỏ hơn 8,0 |
RP4 - lan truyền mạnh | < 5,0 |
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn GOST 30444-97 (ISO 9239-2) “Vật liệu xây dựng. Phương pháp thử tính lan truyền lửa” hoặc tương đương. |
C.1.5 Vật liệu cháy, được phân thành 3 nhóm theo khả năng sinh khói, với các thông số thí nghiệm như sau:
Bảng C. 4 - Phân nhóm vật liệu cháy theo khả năng sinh khói
Nhóm theo khả năng sinh khói của vật liệu | Trị số hệ số sinh khói của vật liệu [m2/kG] |
D1 - khả năng sinh khói thấp | £ 50 |
D2 - khả năng sinh khói vừa phải | Lớn hơn 50 và nhỏ hơn hoặc bằng 500 |
D3 - khả năng sinh khói cao | > 500 |
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn GOST 12.1.044 “Tính nguy hiểm cháy nổ của các chất và vật liệu. Danh mục chỉ tiêu và phương pháp xác định” hoặc tương đương. |
C.1.6 Vật liệu cháy, được phân thành 4 nhóm theo độc tính, với chỉ số độc tính HCL50 của sản phẩm cháy như sau:
Bảng C. 5 - Phân nhóm vật liệu cháy theo độc tính
Nhóm theo độc tính của vật liệu | Chỉ số HCL50 [g/m3], tương ứng với thời gian để lộ | |||
5 phút | 15 phút | 30 phút | 60 phút | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
T4 - Độc tính đặc biệt cao | £ 25 | £ 47 | £ 13 | £ 10 |
T3 - Độc tính cao | 25 đến 70 | 47 đến 50 | 13 đến 40 | 10 đến 30 |
T2 - Độc tính vừa phải | 70 đến 210 | 50 đến 150 | 40 đến 120 | 30 đến 90 |
T1 - Độc tính thấp | > 210 | > 150 | > 120 | > 90 |
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm và tính toán chỉ tiêu HCL50được thực hiện theo tiêu chuẩn GOST 12.1.044 “Tính nguy hiểm cháy nổ của các chất và vật liệu. Danh mục chỉ tiêu và phương pháp xác định” hoặc tương đương. |
Bảng C. 6 - Phân nhóm nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng
Nhóm nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng | Kích thước hư hỏng cho phép của kết cấu (cm) | Xuất hiện | Các đặc trưng nguy hiểm cháy của vật liệu bề mặt | ||||
Nhóm theo đặc tính | |||||||
Kết cấu đứng | Kết cấu ngang | Hiệu ứng nhiệt | Cháy | Cháy | Bắt cháy | Sinh khói | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
K0 | 0 | 0 | KCP | KCP | --- | --- | --- |
K1 | £ 40 | £ 25 | KCP | KCP | KQĐ | KQĐ | KQĐ |
£ 40 | £ 25 | KQĐ | KCP | G2 | V2 | D2 | |
K2 | Lớn hơn 40 và nhỏ hơn hoặc bằng 80 | Lớn hơn 25 và nhỏ hơn hoặc bằng 50 | KCP | KCP | KQĐ | KQĐ | KQĐ |
Lớn hơn 40 và nhỏ hơn hoặc bằng 80 | Lớn hơn 35 và nhỏ hơn hoặc bằng 50 | KQĐ | KCP | G3 | V3 | D2 | |
K3 | Không quy định | ||||||
CHÚ THÍCH: Xác định kích thước hư hỏng và sự xuất hiện cháy theo tiêu chuẩn GOST 30403-96 “Kết cấu xây dựng. Phương pháp xác định độ nguy hiểm cháy” hoặc tương đương. - KCP: Không cho phép - KQĐ: Không quy định - Cho phép không cần thử nghiệm xác định nhóm nguy hiểm cháy của kết cấu như sau: + được xếp vào nhóm K0, nếu kết cấu được chế tạo chỉ từ vật liệu không cháy; + được xếp vào nhóm K3, nếu kết cấu được chế tạo chỉ từ vật liệu nhóm cháy G4; |
Bảng C.7 Phân loại bộ phận ngăn cháy
Tên bộ phận ngăn cháy | Loại | Giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy, không thấp hơn | Loại tấm ngăn bịt các lỗ thông trên bộ phận ngăn cháy, không thấp hơn |
Tường ngăn cháy | 1 | REI 150 | 1 |
2 | REI 45 | 2 | |
Vách ngăn cháy | 1 | EI 45 | 2 |
2 | EI 15 | 3 | |
Sàn ngăn cháy | 1 | REI 150 | 1 |
2 | REI 60 | 2 | |
3 | REI 45 | 2 | |
4 | REI 15 | 3 |
Bảng C.8 Phân loại bộ phận bịt kín các lỗ thông trên bộ phận ngăn cháy
Các bộ phận bịt kín các lỗ thông trên bộ phận ngăn cháy | Loại | Giới hạn chịu lửa, không thấp hơn |
Cửa đi, cửa sập, cửa nắp, van chặn | 1 | EI 60 |
2 | EI 30 | |
3 | EI 15 | |
Cửa sổ | 1 | E 60 |
2 | E 30 | |
3 | E 15 | |
Màn chắn | 1 | EI 60 |
C.4.4 Các khoang đệm được phân thành các loại như trong Bảng C.9.
Bảng C.9 Phân loại phòng đệm
Loại phòng đệm | Loại các bộ phận cấu thành của phòng đệm, không thấp hơn | ||
Vách ngăn | Sàn | Tấm bịt lỗ thông | |
1 | 1 | 3 | 2 |
2 | 2 | 4 | 3 |
Bảng C.10
Bậc chịu lửa của nhà (công trình) | Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng của nhà (công trình), không thấp hơn | ||||||
Các cấu kiện chịu lực | Tường ngoài không chịu lực | Sàn phân chia các tầng nhà (kể cả ở tầng áp mái và tầng hầm) | Các bộ phận của mái không có tầng áp mái | Buồng cầu thang bộ | |||
Các tấm lát | Dàn, dầm xà gỗ | Tường trong | Bản thang chiếu nghỉ | ||||
I | R120 | E30 | REI 60 | RE 30 | R30 | REI 120 | R60 |
II | R90 | E15 | REI 45 | RE 15 | R15 | REI 90 | R60 |
III | R45 | E15 | REI 45 | RE 15 | R15 | REI 60 | R45 |
IV | R15 | E15 | REI 15 | RE 15 | R15 | REI 45 | R15 |
V | Không quy định |
Bảng C.11
Nhóm nguy hiểm cháy về kết cấu của nhà | Nhóm nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng, không nhỏ hơn | ||||
Các thanh chịu lực (cột, xàn dầm ...) | Tường ngoài từ phía ngoài | Tường, vách ngăn, sàn và mái không có tầng áp mái | Tường của buồng thang bộ và bộ phận ngăn cháy | Bản thang và chieus thang trong buồng thang bộ | |
S0 | K0 | K0 | K0 | K0 | K0 |
S1 | K1 | K2 | K1 | K0 | K0 |
S2 | K3 | K3 | K2 | K1 | K1 |
S3 | Không quy định | K1 | K3 |
Bảng C.12 Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ đối với nhà và gian phòng
Hạng nguy hiểm cháy của nhà | Đặc tính của các chất và vật liệu có (hình thành) trong nhà, gian phòng |
A Nguy hiểm cháy nổ | - Có các chất khí cháy, chất lỏng dễ bốc cháy có nhiệt độ bùng cháy không lớn hơn 28oC, với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp khí - hơi nguy hiểm nổ, khi bốc cháy tạo ra áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5kPa. - Có các chất và vật liệu có khả năng nổ và cháy khi tác dụng với nước, với ôxy trong không khí hoặc tác dụng với nhau, với khối lượng để áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5kPa. |
B Nguy hiểm cháy nổ | - Có các chất bụi hoặc sợi cháy, chất lỏng dễ bốc cháy, có nhiệt độ bùng cháy lớn hơn 28oC, các chất lỏng cháy, có khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp khí - bụi hoặc khí - hơi nguy hiểm nổ, khi bốc cháy tạo ra áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa. |
Bảng C.12(Tiếp theo)
Hạng nguy hiểm cháy của nhà | Đặc tính của các chất và vật liệu có (hình thành) trong nhà, gian phòng |
C1 đến C4 Nguy hiểm cháy | - Có các chất lỏng cháy hoặc khó cháy, các chất và vật liệu cháy và khó cháy ở thể rắn (kể cả bụi và sợi). Các chất và vật liệu khi tác dụng với nước, với ôxy trong không khí hoặc tác dụng với nhau có khả năng cháy, nhưng với điều kiện gian phòng có các chất và vật liệu này không thuộc các hạng A hoặc B - Việc chia gian phòng thành các hạng C1 đến C4 theo trị số tải trọng cháy riêng của các chất chứa trong đó như sau: C1 - Có tải trọng cháy riêng lớn hơn 2200 MJ/m2 C2 - Có tải trọng cháy riêng từ 1401 MJ/m2 đến 2200 MJ/m2 C3 - Có tải trọng cháy riêng từ 181 MJ/m2 đến 1400 MJ/m2 C2 - Có tải trọng cháy riêng từ 1 MJ/m2 đến 180 MJ/m2 |
D | Có các chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nóng, nóng đỏ hoặc nóng chảy, mà quá trình gia công có kèm theo sự phát sinh bức xạ nhiệt, tia lửa và ngọn lửa; Các chất rắn, lỏng, khí cháy được sử dụng để làm nhiên liệu. |
E | Các chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nguội |
CÁC MỨC GIỚI HẠN CHO PHÉP VỀ SIÊU ÂM VÀ RUNG ĐỘNG
D.1 Các mức giới hạn cho phép của siêu âm trong không khí tại những nơi làm việc.
Bảng D.1
Các tần số hình học trung bình của dải okta thứ ba, KHz | Các mức áp lực âm thanh, dB |
12,5 16,0 20,0 25,0 31,5 ÷100,0 | 80 90 100 105 110 |
D.2 Các mức giới hạn cho phép của siêu âm tiếp xúc đối với người làm việc.
Bảng D. 2
Các tần số hình học trung bình của các dải okta, KHz | Các giá trị lớn nhất của vận tốc rung, m/s | Các vận tốc rung, dB |
16 ¸ 63 125 ¸ 500 1000 ¸ 31500 | 5.10-3 8,9.10-3 1,6.10-2 | 100 105 110 |
D.3 Các giá trị cho phép của rung động trong các phòng hành khách.
Bảng D.3
Các tần số hình học trung bình của dải, Hz | Các giá trị cho phép theo các trục X0, Y0, Z0, | |||
Gia tốc rung | Vận tốc rung | |||
m/s2.10-3 | dB | m/s.10-3 | dB | |
2 4 6 8 16 31,5 63 | 10,0 11,0 14,0 28,0 56,0 110,0 | 80 81 83 89 95 101 | 0,79 0,45 0,28 0,28 0,28 0,28
| 84 79 75 75 75 75
|
Các giá trị được chọn, các giá trị tương đương được chọn và các mức của chúng | 10 | 80 | 0,28 | 75 |
GHI CHÚ: | Đối với các rung động không cố định các giá trị cho phép của các mức trong Bảng (3) cho phép thêm vao 10 dB, còn với các giá trị tuyệt đối thì nhân với 0,32 |
Bảng D.4
Các tần số hình học trung bình của dải, Hz | Các giá trị cho phép theo các trục X0, Y0, Z0, | |||||||
Gia tốc rung | Vận tốc rung | |||||||
m/s2 | dB | m/s.10-2 | dB | |||||
1/3 Okta | 1/1 Okta | 1/3 Okta | 1/1 Okta | 1/3 Okia | 1/1 Okta | 1/3 Okta | 1/1 Okta | |
1,6 2,0 2,5 3,15 4,0 5,0 6,3 8,0 10,0 12,5 16,0 20,0 25 31,5 40,0 50,0 63,0 80,0 | 0,089 0,079 0,070 0,063 0,056 0,056 0,056 0,056 0,070 0,089 0,110 0,140 0,180 0,220 0,280 0,350 0,450 0,560
|
0,14
0,10
0,10
0,20
0,40
0,79 | 99 98 97 96 95 95 95 95 97 99 101 103 105 107 109 111 113 115
|
103
100
100
106
112
118
| 0,89 0,63 0,45 0,32 0,22 0,18 0,14 0,11 0,11 0,11 0,11 0,11 0,11 0,11 0,11 0,11 0,11 0,11 |
1,30
0,45
0,22
0,20
0,20
0,20 | 105 102 99 96 93 91 89 87 87 87 87 87 87 87 87 87 87 87 |
108
99
93
92
92
92
|
Các giá trị được chọn và tương đương được chọn và các mức của chúng |
| 0,10 |
| 100 |
| 0,20 |
|
92
|
Bảng D.5
Các tần số hình học trung bình của dải, Hz | Các giá trị cho phép theo các trục X0, Y0, Z0, | |||||||
Gia tốc rung | Vận tốc rung | |||||||
m/s2 | dB | m/s.10-2 | dB | |||||
1/3 Okta | 1/1 Okta | 1/3 Okta | 1/1 Okta | 1/3 Okta | 1/1 Okta | 1/3 Okta | 1/1 Okta | |
1,6 2,0 2,5 3,15 4,0 5,0 6,3 8,0 10,0 12,5 16,0 20,0 25,0 31,5 40,0 50,0 63,0 80,0 | 0,035 0,032 0,028 0,025 0,022 0,022 0,022 0,022 0,028 0,035 0,045 0,056 0,070 0,089 0,110 0,140 0,180 0,220
|
0,056
0,040
0,040
0,079
0,160
0,320 | 91 90 89 88 87 87 87 87 89 91 93 95 97 99 101 103 105 107
|
95
92
92
98
104
110
| 0,350 0,250 0,180 0,130 0,089 0,070 0,056 0,045 0,045 0,045 0,045 0,045 0,045 0,045 0,045 0,045 0,045 0,045 |
0,500
0,180
0,089
0,079
0,079
0,079 | 97 94 91 88 85 83 81 79 79 79 79 79 79 79 79 79 79 79
|
100
91
85
84
84
84
|
Các giá trị được chọn và tương đương được chọn và các mức của chúng |
| 0,040 |
| 92 |
| 0,079 |
| 84
|
Bảng D.6
Các tần số hình học trung bình của dải, Hz | Các giá trị cho phép theo các trục X0, Y0, Z0, | |||
Gia tốc rung | Vận tốc rung | |||
m/s2.10-3 | dB | m/s.10-4 | dB | |
2 4 8 16 31,5 63 | 4,0 4,5 5,6 11,0 22,0 45,0 | 72 73 75 81 87 93 | 3,2 1,8 1,1 1,1 1,1 1,1 | 76 71 67 67 67 67 |
Các giá trị được chọn, các giá trị tương đương được chọn và các mức của chúng | 4,0 | 72 | 1,1 | 67 |
GHI CHÚ: | 1. Thời gian ban ngày cho phép trong các phòng tăng hơn các mức tiêu chuẩn 5 dB; 2. Đối với các rung động không cố định các giá trị cho phép của các mức trong Bảng 6 cho phép thêm vào 10 dB, còn với các giá trị tuyệt đối thì nhân với 0,32 |
D.7 Các giá trị giới hạn cho phép của rung động cục bộ (Xl, Yl, Zl) trong sản xuất.
Bảng D.7
Các tần số hình học trung bình của dải, Hz | Các giá trị cho phép theo các trục Xl, Yl, Zl | |||
Gia tốc rung | Vận tốc rung | |||
m/s2 | dB | m/s.10-2 | dB | |
8 16 31,5 63 125 250 500 1000 | 1,4 1,4 2,8 5,6 11,0 22,0 45,0 89,0 | 123 123 129 135 141 147 153 159 | 2,8 1,4 1,4 1,4 1,4 1,4 1,4 1,4 | 115 109 109 109 109 109 109 109 |
Các giá trị được chọn, các giá trị tương đương được chọn và các mức của chúng | 2,0 | 126 | 2,0 | 112 |
1 Phạm vi áp dụng |
2 Tiêu chuẩn viện dẫn |
3 Qui định chung |
4 Công tác khảo sát, xây dựng |
5 Yêu cầu thiết kế |
5.1 Khả năng chạy tầu và vận chuyển |
5.2 Mặt bằng và mặt cắt dọc |
5.3 Nhà ga |
5.4 Đường hầm tầu chạy, đường hầm nối, các công trình tuynen phụ cận |
5.5 Các công trình hạ tầng đô thị |
5.6 Kết cấu xây dựng |
5.7 Đường tầu và ray tiếp xúc |
5.8 Thông khí |
5.9 Cấp, thoát nước |
5.10 Cấp điện |
5.11 Điều khiển các thiết bị điện |
5.12 Điều khiển tầu chạy |
5.13 Thông tin, liên lạc |
5.14 Bố trí nhân viên vận hành |
5.15 Trạm đầu mối |
5.16 An toàn cháy |
5.17 Đảm bảo vệ sinh dịch tễ |
5.18 Bảo vệ môi trường |
5.19 Bảo vệ cho các công trình đô thị chống ồn, rung động và dòng điện |
5.20 Bảo vệ kết cấu tránh các tác động do môi trường xâm thực |
5.21 Bảo vệ công trình và các thiết bị tuyến tầu điện ngầm do ăn mòn gây bởi dòng điện |
5.22 Báo hiệu bảo vệ |
5.23 Nhà chính – sản xuất |
5.24 An toàn công nghiệp |
5.25 Các khu vực kỹ thuật và bảo vệ |
6 Thi công |
7 Nghiệm thu đưa vào khai thác |
Phụ lục A Giải thích từ ngữ |
Phụ lục B Một số quy định về kích thước của đường tầu điện ngầm |
Phụ lục C Phân loại kỹ thuật về an toàn cháy |
Phụ lục D Các mức giới hạn cho phép về siêu âm và rung động |
Mục lục |
Lời nói đầu
Dưới các nhà thuộc nhóm F 1.1, F 4.1 không được phép bố trí ga ra ô tô.
3.5 Không được phép bố trí ga ra ô tô dạng kín dành cho các ô tô có động cơ chạy bằng khí nén tự nhiên và khí hóa lỏng vào trong các tòa nhà có chức năng khác hoặc liền kề với chúng, hoặc ở dưới mặt đất.3.6 Khoảng cách chống cháy tính từ các khu đất hở (kể cả khi có mái che) để giữ ô tô đến các nhà và công trình của các xí nghiệp (dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, công nghiệp, nông nghiệp, v.v…) được lấy như sau:а) Tới các nhà và công trình sản xuất:
- Có bậc chịu lửa bậc I, II, và III thuộc nhóm S0:
+ từ phía các tường không có lỗ cửa – không qui định;
+ từ phía các tường có lỗ cửa – không nhỏ hơn 9 m.
- Có bậc chịu lửa bậc IV thuộc nhóm S0 và S1:
+ từ phía các tường không có lỗ cửa – không nhỏ hơn 6m;
+ từ phía các tường có lỗ cửa - không nhỏ hơn 12m.
- Có bậc chịu lửa và nhóm nguy hiểm cháy khác (Phụ lục B) – không nhỏ hơn 15 m.
b) Tới các nhà hành chính và dịch vụ của các xí nghiệp:
- Có bậc chịu lửa bậc I, II và III thuộc nhóm S0 – không nhỏ hơn 9 m;- Có bậc chịu lửa và nhóm nguy hiểm cháy khác – không nhỏ hơn 15 m;
- Khoảng cách từ các bãi giữ ô tô đến các nhà và công trình có bậc chịu lửa I, II thuộc nhóm S0 trong khu vực của các trạm dịch vụ kỹ thuật cho xe con dưới 15 chỗ từ phía các tường không có lỗ cửa – không qui định.3.7 Ô tô vận chuyển các nhiên liệu và chất bôi trơn chỉ được phép lưu giữ trên các bãi hở hoặc trong các nhà một tầng đứng riêng biệt có bậc chịu lửa không nhỏ hơn bậc II thuộc nhóm S0. Cho phép các ga ra trên được bố trí liền kề với các tường đặc ngăn cháy loại 1 hoặc 2 của các nhà sản xuất có bậc chịu lửa I, II thuộc nhóm S0 (ngoại trừ các nhà hạng A và B) khi lưu giữ ô tô có tổng dung tích chứa nhiên liệu và chất bôi trơn không quá 30 m3.Trên các bãi hở, việc lưu giữ ô tô chở nhiên liệu và chất bôi trơn phải chia theo nhóm với số lượng không quá 50 xe và tổng dung tích chứa các chất nêu trên không quá 600 m3. Khoảng cách giữa các nhóm xe này, cũng như khoảng cách tới các khu đất lưu giữ các loại xe khác không được nhỏ hơn 12 m.Khoảng cách từ các khu đất lưu giữ ô tô vận chuyển nhiên liêu và chất bôi trơn tới các nhà, công trình, xí nghiệp được lấy theo Bảng 1, còn khoảng cách tới các nhà hành chính và dịch vụ của các xí nghiệp này – không nhỏ hơn 50 m.
Bảng 1.
Kho chứa các chất lỏng dễ cháy, m3 | Khoảng cách từ ga ra tới nhà và công trình và khoảng cách giữa các ga ra, m | ||
Nhà và bậc chịu lửa | |||
І, ІІ | ІІІ | ІV, V | |
1 | 2 | 3 | 4 |
Trên 1000 đến 2000 | 30 | 30 | 36 |
Từ 600 đến 1000 | 24 | 24 | 30 |
Nhỏ hơn 600 | 18 | 18 | 24 |
Đến 300 | 18 | 18 | 24 |
Nhỏ hơn 300 | 12 | 12 | 18 |
4. Các giải pháp qui hoạch không gian và kết cấu
YÊU CẦU CHUNG
4.1 Các ga ra ô tô trên mặt đất được phép xây dựng với chiều cao không quá 9 tầng, các ga ra ô tô ngầm – không quá 5 tầng ngầm.4.2 Việc xếp ô tô được thực hiện:
- Khi có sự tham gia của lái xe – theo các đường dốc hoặc sử dụng các thang tải;- Khi không có sự tham gia của lái xe – bằng các thiết bị cơ khí.4.3 Trong các nhà ga ra cho phép bố trí: các phòng làm việc dành cho nhân viên phục vụ và trực ban (các trạm kiểm tra và bán vé, điều độ, bảo vệ), các phòng chức năng kỹ thuật (để bố trí các thiết bị kỹ thuật), các khu vệ sinh, kho hành lý của khách hàng, các phòng dành cho người khuyết tật, cũng như các trạm điện thoại công cộng và các thang máy chở người. Sự cần thiết, thành phần và diện tích của chúng được thiết kế qui định tùy thuộc vào kích thước và các đặc điểm khai thác của ga ra.Kích thước cabin của một trong các thang máy chở khách phải đảm bảo chuyển được người khuyết tật dùng xe lăn.
4.4 Xếp hạng mức nguy hiểm cháy nổ và cháy của các phòng và nhà để lưu giữ ô tô được xác định theo Phụ lục B.Các gian phòng để lưu giữ các xe con được phép lấy tương đương hạng C1 ¸ C4, các nhà ga ra xe con – tương đương hạng C (ngoại trừ các loại ô tô có động cơ chạy bằng khí nén hoặc khí hóa lỏng).4.5 Các ga ra ô tô xây dựng liền kề với các nhà có chức năng khác phải được cách ly với các nhà này bằng các tường ngăn cháy loại 1.Các ga ra ô tô xây dựng trong nhà có chức năng khác phải có bậc chịu lửa không thấp hơn bậc chịu lửa của chính nhà đó và phải được cách ly với các gian phòng (tầng) của các nhà này bằng các tường và sàn ngăn cháy loại 1.Cho phép cách ly ga ra xây dựng trong các nhà nhóm F 1.3 bằng sàn ngăn cháy loại 2. Khi đó, các tầng ở phải được cách ly với ga ra bằng một tầng không có người ở (ví dụ, tầng kỹ thuật). Không qui định việc ngăn ga ra để chứa một xe con của chủ nhà trong các nhà nhóm 1a bằng các vách ngăn cháy.Phía trên các lỗ cửa của các ga ra được xây bên trong hoặc liền kề các nhà có chức năng khác (trừ các nhà nhóm F 1.4) phải bố trí các mái đua làm từ các vật liệu không cháy. Mái đua này phải có chiều rộng không ít hơn 1m và có khoảng cách từ mép mái đua tới mép dưới của các lỗ cửa sổ của các nhà trên không nhỏ hơn 4m hoặc phải làm cửa bằng vật liệu không cháy.4.6 Khi trong thành phần của ga ra (theo nhiệm vụ thiết kế) cần có các gian phòng dịch vụ (các trạm dịch vụ kỹ thuật và sửa chữa, khám xe và các công việc hiệu chỉnh, rửa xe, v.v…) thì chúng phải được bố trí thành một nhà riêng, một phòng hoặc một nhóm phòng cho các mục đích trên. Các phòng này có thể bố trí ngay trong các ga ra (trừ ga ra dạng hở và ga ra đặt trong các nhà ở) nhưng phải được cách ly với ga ra bằng các tường ngăn cháy loại 2 và các sàn ngăn cháy loại 3. Các lối vào và lối ra của các phòng này phải được cách ly với các lối vào và lối ra của ga ra. Thành phần và diện tích của các gian phòng dùng để thực hiện một hoặc các dịch vụ kỹ thuật và sửa chữa ô tô thường xuyên được xác định phù hợp các yêu cầu công nghệ.4.7 Mức ồn trong các gian phòng của nhà có ga ra ô tô phải phù hợp với quy định hiện hành về vệ sinh dịch tễ.4.8 Đối với các ga ra xây trong các nhà có chức năng khác, không được phép bố trí bên trong các lồng cầu thang chung và các hố thang máy chung. Để đảm bảo mối liên hệ chức năng của ga ra và nhà có chức năng khác thì các lối ra từ các lồng cầu thang bộ và hố thang máy của ga ra phải được bố trí đi vào sảnh có lối ra chính của tòa nhà trên, đồng thời trên các tầng của ga ra phải lắp đặt các khoang đệm loại 1 (Phụ lục B) được thổi khí khi cháy. Khi cần có liên hệ giữa ga ra với tất cả các tâng của nhà có chức năng khác thì phải bảo vệ chống khói cho các hố thang máy và lồng thang bộ phù hợp với 5.15. Việc liên hệ các phòng lưu giữ ô tô trên tầng có các gian phòng chức năng khác (trừ các phòng nêu trong 4.3) hoặc khoang cháy liền kề được phép thông qua khoang đệm được thổi khí khi cháy hoặc màn nước phía trên lỗ cửa từ phía ga ra.4.9 Không cho phép bố trí các gian phòng thương mại, quầy hàng, kiốt, xạp hàng … ngay trong các gian phòng lưu giữ ô tô.
4.10 Để di chuyển ô tô trong các nhà ga ra ô tô nhiều tầng phải có các đường dốc, sàn dốc giữa các tầng hoặc các thang máy chuyên dụng (các thiết bị cơ khí).Khi sử dụng kết cấu có sàn xoắn liên tục, mỗi vòng xoắn hoàn chỉnh được xem như một tầng.Đối với các ga ra nhiều tầng có các tầng lửng, thì tổng số tầng được xác định bằng số tầng lửng chia đôi, diện tích một tầng được xác định bằng tổng hai tầng lửng liền kề.4.11 Số đường dốc và số lối ra vào cần thiết trong mỗi ga ra được xác định phụ thuộc vào số lượng ô tô bố trí trên tất cả các tầng, trừ tầng một (đối với ga ra ngầm – trên tất cả các tầng) có kể đến chế độ sử dụng ga ra, lưu lượng tính toán và giải các giải pháp tổ chức mặt bằng.Thôngthường, loạivà sốlượng đườngdốc đượclấytheosốlượng ô tô như sau:- Đến 100 xe: một đườngdốc đơncó sửdụngtínhiệutươngứng.- Đến 1000 xe: một đườngdốc đôihoặchai đườngdốc đơn;- Trên 1000 xe: hai đườngdốc đôi. Khôngchophépbốtrí lốivào (lốira) từcáctầngdướivà trênmặt đấtquakhuvựclưugiữxeởtầngmộthoặctầngnửahầm.4.12 Trongcácgaradạngkín, các đườngdốcchungchotấtcảcáctầngphải đượcngăncách (cáchly) trênmỗitầngvớicácphònglưugiữxebằngcácvách, cửavà cáckhoang đệmngăncháy đượcthổikhí khicháytheoBảng 2.Bảng 2.
Loạigara | Giớihạnchịulửacủacáckếtcấubaoche (cácváchngăncháy), phút, khôngnhỏhơn | Yêucầubốtrí khoang đệm | |
| Tường | Cổng |
|
Ngầm | EI 90 | El 60 | Khoang đệm có độ sâu đảm bảo mở được cổng, nhưng không nhỏ hơn 1,5 m |
Trên mặt đất | El 45 | El 30 | Không cần thiết |
Các cánh cửa và cổng trong các vách ngăn cháy và các khoang đệm phải được trang bị các thiết bị tự động đóng khi cháy.
Trong các ga ra một tầng dưới mặt đất, trước các đường dốc không sử dụng làm đường thoát nạn thì không cần bố trí khoang đệm.
4.13 Trong các ga ra trên mặt đất các đường dốc không cách ly được phép bố trí:
Trong các nhà chiều cao không quá 3 tầng có bậc chịu lửa bậc I và II thuộc nhóm S0 và S1 và tổng diện tích các tầng (các tầng lửng), được nối với nhau bằng các đường dốc không cách ly, không vượt quá 10400 m2;4.14 Từ mỗi tầng của một khoang cháy của ga ra (trừ ga ra cơ khí) phải có không ít hơn hai lối thoát hiểm phân tán dẫn trực tiếp ra bên ngoài hoặc vào lồng cầu thang bộ. Cho phép một trong các lối thoát hiểm bố trí trên đường dốc cách ly. Lối đi theo các thềm của đường dốc trên tầng lửng vào lồng thang bộ được phép xem như là lối thoát hiểm.Các lối thoát hiểm từ các gian phòng nêu trong mục 4.3, cho phép đi qua các gian phòng lưu giữ ô tô. Chỉ cho phép bố trí kho hành lý của khách trên tầng một (tầng đến) của ga ra.Khoảng cách cho phép từ vị trí đỗ xe xa nhất đến lối thoát hiểm gần nhất được lấy theo Bảng 3.Các đường dốc trong các nhà ga ra, đồng thời sử dụng làm đường thoát hiểm, phải có vỉa hè rộng không nhỏ hơn 0,8 m ở một phía của đường dốc.Các cầu thang bộ dùng để làm đường thoát hiểm phải có chiều rộng không nhỏ hơn 1m.Bảng 3.
| Khoảng cách đến lối thoát hiểm gần nhất, khi bố trí chỗ lưu giữ xe | |
Loại ga ra | Giữa các lối thoát hiểm | Tại phần cụt của gian phòng |
Ngầm | 40 | 20 |
Trên mặt đất | 60 | 25 |
GHI CHÚ – Chiều dài của đường thoát hiểm được đo từ trục của các đường đi bộ và đường xe chạy có kể đến sự phân bố xe. |
4.28 Các đường dốc trong ga ra ô tô phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
a, Độ dốc dọc của các đường dốc thẳng, có mái che theo trục của dải xe chạy phải không lớn hơn 18%, độ dốc dọc của các đường dốc cong – không lớn hơn 13%, độ dốc dọc của các đường dốc hở (không có mái che) – không lớn hơn 10%.b, Độ dốc ngang của các đường dốc phải không lớn hơn 6%;c, Trong các đường dốc có người đi bộ phải có vỉa hè rộng không nhỏ hơn 0,8 m.4.29 Các sàn nghiêng giữa các tầng phải có độ dốc không lớn hơn 6%.4.30 Ga ra để lưu giữ ô tô có động cơ chạy bằng khí hóa lỏng hoặc khí nén tự nhiên phải bổ sung các yêu cầu cho các gian phòng, nhà và công trình theo quy định riêng.4.31 Các gian phòng lưu giữ ô tô có động cơ chạy bằng khí hóa lỏng hoặc khí nén tự nhiên phải bố trí trong nhà, công trình riêng biệt chịu lửa bậc I, II, III, IV thuộc nhóm S0.Các gian phòng lưu giữ xe con chạy bằng khí hóa lỏng hoặc khí nén tự nhiên được phép đặt trên các tầng trên của các ga ra đứng riêng biệt chứa các ô tô chạy bằng xăng hoặc dầu diezen.Không qui định việc bố trí các gian phòng lưu giữ ô tô chạy bằng khí hóa lỏng hoặc khí nén tự nhiên trên các tầng của ga ra dạng hở, cũng như các ga ra cơ khí (với điều kiện đảm bảo thông gió cho các tầng lưu giữ xe).4.32 Các gian phòng lưu giữ ô tô chạy bằng khí hóa lỏng hoặc khí nén tự nhiên không được phép bố trí:a) Trong các tầng hầm và nửa hầm của ga ra;b) Trong các ga dạng kín ra trên mặt đất đặt trong các nhà có chức năng khác;c) Trong các ga ra dạng kín trên mặt đất có các đường dốc không cách ly;d) Khi lưu giữ xe trong các ngăn không có lối trực tiếp từ từng ngăn ra ngoài trời.GA RA NGẦM CHỨA XE CON
4.33 Bậc chịu lửa yêu cầu, số tầng và diện tích một tầng cho phép trong phạm vi của một khoang cháy được lấy theo Bảng 4.Bảng 4.
Bậc chịu lửa của nhà (công trình) | Nhóm nguy hiểm cháy kết cấu của nhà (công trình) | Số tầng của một khoang cháy | Diện tích một tầng cho phép trong phạm vi của một khoang cháy, m2 |
I | S0 | 5 | 3000 |
II | S0 | 3 | 3000 |
Các phòng nêu trên phải được cách ly với các phòng lưu giữ ô tô bằng các vách ngăn cháy loại 1.
4.35 Trong các ga ra ngầm không cho phép phân chia các chỗ đỗ xe thành các khoang riêng biệt bằng các vách ngăn.4.36 Trong các ga ra ngầm có hai tầng hầm trở lên, các lối ra từ các tầng hầm vào các buồng thang bộ và các lối ra từ các lồng thang máy phải bố trí qua các khoang đệm được thổi khí khi cháy ở từng tầng. 4.37 Các lối ra vào của các ga ra ngầm phải cách các nhà như sau, m:- Đến các lối vào các nhà ở: 100
- Đến các gian phòng hành khách của các bến xe, các lối vào của các tổ chức thương mại và thực phẩm công cộng: 150- Đến các cơ quan và xí nghiệp về phục vụ dân sinh và các nhà hành chính: 250
- Đến các lối vào công viên, triển lãm và sân vận động: 400
4.38 Trên các sàn tầng của ga ra ngầm phải có các thiết bị thoát nước chữa cháy. Các đường ống dẫn nước thoát nêu trên phải riêng biệt cho từng tầng hầm. Nước thoát được phép dẫn vào mạng thoát nước mưa hoặc hồ chứa mà không cần làm sạch cục bộ.GA RA DẠNG KÍN TRÊN MẶT ĐẤT CHỨA XE CON
4.39 Bậcchịulửayêucầu, sốtầngvà diệntíchmộttầngchophéptrongphạmvicủamộtkhoangcháylấytheoBảng 5.Bảng 5.
|
|
| Diện tích một tầng cho phép trong phạm vi của một khoang cháy, m2 | |
Bậc chịu lửa của nhà (công trình) | Nhóm nguy hiểm cháy kết cấu của nhà (công trình) | Số tầng của một khoang cháy | Nhà một tầng | Nhà nhiều tầng |
I, II | S0 | 9 | 10400 | 5200 |
| S1 | 2 | 5200 | 2000 |
III | S0 | 5 | 7800 | 3600 |
| S1 | 2 | 3600 | 1200 |
IV | S0 | 1 | 5200 | — |
| S1 | 1 | 3600 | — |
| S2 | 1 | 1200 | — |
V | Không qui định | 1 | 1200 | — |
GA RA TRÊN MẶT ĐẤT DẠNG HỞ CHỨA XE CON
4.41 Bậc chịu lửa yêu cầu, số tầng và diện tích một tầng cho phép trong phạm vi của một khoang cháy lấy theo Bảng 6.Bảng 6.
Bậc chịu lửa của nhà (công trình) | Nhóm nguy hiểm cháy kết cấu của nhà (công trình) | Số tầng của một khoang cháy | Diện tích một tầng cho phép trong phạm vi của một khoang cháy, m2 | |
Nhà mộttầng | Nhà nhiềutầng | |||
I, II | S0 | 9 | 10400 | 5200 |
| S1 | 2 | 3500 | 2000 |
III | S0 | 6 | 7800 | 3600 |
| S1 | 2 | 2000 | 1200 |
IV | S0 | 6 | 7300 | 2000 |
| S1 | 2 | 2600 | 800 |
4.42 Chiều rộng của một khung nhà trong ga ra không được vượt quá 36 m.
4.43 Không được phép lắp các ngăn, xây các bức tường (trừ các tường của lồng thang bộ) và các vách ngăn cản trở việc thông gió. Khi cần phân chia chỗ để xe con được phép sử dụng các vách dạng lưới làm từ vật liệu không cháy.4.44 Chiều cao tường phân cách ở các tầng không được quá 1 m.
Cho phép sử dụng lưới làm từ vật liệu không cháy để làm cửa ở kết cấu bao che ngoài. Khi đó, phải đảm bảo điều kiện thông gió xuyên suốt tầng.Để giảm ảnh hưởng của mưa phải có mái đua phía trên các lỗ cửa làm từ vật liệu không cháy. Khi đó, phải đảm bảo điều kiện thông gió xuyên suốt tầng.
4.45 Trong các nhà có bậc chịu lửa bậc IV, các kết cấu bao che của các lồng thang bộ thoát hiểm và các bộ phận của chúng phải thỏa mãn yêu cầu cho các lồng thang bộ của nhà có bậc chịu lửa bậc III.4.46 Không yêu cầu các hệ thống thoát khói và thông gió.
4.47 Trong các ga ra dạng hở phải có nơi chứa các bình cứu hóa (trên tầng một)
GA RA CƠ KHÍ CHỨA XE CON
4.48 Thành phần và diện tích các phòng, chỗ đỗ xe, các thông số của ga ra phải phù hợp các đặc điểm kỹ thuật của hệ thống lưu giữ xe được sử dụng.Việc điềukhiểnthiếtbịcơ khi, kiểmtrasựlàmviệccủanó và antoàncháycủagaraphải đượcthựchiệntừphòng điều độnằmởtầngxe đến.4.49 Nhà (côngtrình) củacácgaracơ khí làmtừvậtliệukhôngcháy đượcphépbốtrí trênmặt đất.Cácgara đượcphépdùngkhungkimloạikhôngbọcchốngcháyvớicáckếtcấubaochetừvậtliệukhôngcháy.Cácgaracơ khí chỉ đượcphép đặtliềnkềvớicácnhà chứcnăngkháctạivịtrí cáctường đặccó giớihạnchịulửakhôngnhỏhơnREI 150.4.50 Mộtkhốicủagaracơ khí đượcphépcó sứcchứakhôngquá 50 xevà chiềucaonhà khôngquá 28 m.Khicầntổhợpgaratừcáckhối, thì giữacáckhốinàyphải đượcphânchiabằngcácváchngăncháyloại 1. 4.51 Mỗimộtkhốicủagaracơ khí phải đảmbảochocácxecứuhỏavà lựclượngchữacháytiếpcận đượctừhaiphía đốidiệnnhau (quacáccửasổkínhhoặccáclỗhở). 4.52 Trongmộtkhốicủagaracơ khí chophéplắp đặtcáccầuthangbộhởlàmtừvậtliệukhôngcháydànhchohệthốngdịchvụkỹthuậtcơ khí theotầng.CÁC YÊU CẦU CHUNG
5.1 Cáchệthốngkỹthuậtcủagaravà trangbịkỹthuậtcủachúngphảiphù hợpvớihệthốngtiêuchuẩnlựachọn ápdụng, ngoạitrừcáctrườnghợp đượcnóitrongquichuẩnnày.Trong các ga ra, yêu cầu về lượng nước cứu hoả, hệ thống thông gió được lấy như đối với các nhà kho có hạng nguy hiểm cháy hạng C (Phụ lục B).
5.2 Trong các nhà ga ra nhiều tầng, các đoạn ống kỹ thuật phục vụ (cấp nước, thoát nước, cấp nhiệt) đi qua các sàn phải được làm bằng kim loại.Các mạng cáp cắt qua sàn cũng phải được đặt trong các ống kim loại hoặc trong các hộp kỹ thuật có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 45.Trong các ga ra ngầm cần sử dụng các loại cáp điện có vỏ bọc không lan cháy.5.3 Các hệ thống kỹ thuật của ga ra được đặt trong nhà có chức năng khác hoặc liền kề với chúng phải độc lập với các hệ thống kỹ thuật của các toà nhà đó.Trong trường hợp đặt chuyển tiếp hệ thống kỹ thuật chung đi qua các phòng của ga ra trong nhà chứa ga ra, thì các hệ thống kỹ thuật nêu trên (ngoại trừ các đường ống cấp nước, thoát nước, cấp nhiệt được làm bằng ống kim loại) phải được cách ly bằng các kết cấu xây dựng có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 45.ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC
5.4 Số lượng vòi và lượng nước tối thiểu cho một vòi chữa cháy bên trong các ga ra dạng kín cần lấy như sau:- Khi thể tích khoang cháy từ 500 ¸ 5000 m3: 2 vòi và 2,5 l/s cho một vòi;
- Khi thể tích khoang cháy lớn hơn 5000 m3 : 2 vòi và 5 l/s cho một vòi.
Cho phép không đặt đường ống cấp nước cứu hoả bên trong ở các nhà ga ra một và hai tầng dạng ngăn có lối ra ngoài trời trực tiếp từ từng ngăn.5.5Trong các ga ra dạng hở, kể cả ga ra cơ khí và ga ra hở trên mái nhà thì hệ thống cấp nước cứu hoả bên trong cần được làm bằng các ống khô với các đoạn ống chờ nhô ra ngoài đường kính 89 (77) mm, được lắp van và đầu nối để khi cần nối với các thiết bị cứu hoả cơ động.5.6Trong các ga ra ngầm có 2 tầng hầm trở lên, đường ống nước cứu hỏa bên trong cần đặt riêng biệt với các hệ thống cấp nước bên trong khác. 5.7 Trong các ga ra ngầm có 2 tầng hầm trở lên, đường ống nước cứu hoả bên trong và các thiết bị chữa cháy tự động phải có các đoạn ống nhô ra ngoài với các đầu nối được lắp các van và van ngược chiều để khi cần nối với các thiết bị cứu hoả cơ động.5.8 Lượng nước tiêu thụ tính toán cho việc chữa cháy bên ngoài của các tòa nhà ga ra trên mặt đất dạng kín và dạng hở lấy theo Bảng 7.Lượng nước tiêu thụ tính toán cho việc chữa cháy bên ngoài của các dạng ga ra khác lấy như sau:- Ga ra ngầm 2 tầng trở lên: 20 l/s.- Các ga ra dạng ngăn có lối ra ngoài trời trực tiếp từ từng ngăn với số lượng các ngăn từ 50 đến 200: 5 l/s, lớn hơn 200: 10 l/s.- Ga ra cơ khí: 10 l/s.- Bãi giữ xe hở với số lượng xe đến 200: 5 l/s, lớn hơn 200: 10 l/s.Bảng 7.
Bậc chịu lửa của nhà | Nhóm nguy hiểm cháy kết cấu của nhà | Lượng nước tiêu thụ cho việc chữa cháy bên ngoài nhà ga ra cho một đám cháy, l/s, với khối tích của nhà (khoang cháy), nghìn m3 | |||
Tới | Cao hơn | Cao hơn | Cao hơn | ||
|
| 5 | 5 đến 20 | 20 đến 50 | 50 |
I, II, III | S0, S1 | 10 | 15 | 20 | 30 |
IV | S0, S1 | 10 | 15 | 20 | — |
| S2, S3 | 20 | 25 | — | — |
V | Không quy định | 20 | — | — | — |
THÔNG GIÓ VÀ BẢO VỆ CHỐNG KHÓI
5.10 Trong các ga ra dạng hở tại các gian phòng lưu giữ xe phải có thông gió cấp - hút để làm loãng và đẩy ra ngoài các khí thải độc hại theo tính toán của tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng.Trong các ga ra trên mặt đất dạng kín, việc cấp gió bằng cơ khí chỉ cần thực hiện cho các vùng xa lỗ cửa tường ngoài trên 18 m.Trong các ga ra ngầm các hệ thống thông gió cần được tách riêng cho từng tầng.
5.11 Trong các ga ra dạng kín cần lắp đặt các thiết bị để đo nồng độ khí CO và các đầu báo tín hiệu kiểm tra khí CO tương ứng đặt trong phòng có nhân viên trực suốt ngày đêm.5.12 Trong các đường ống dẫn khí ra ngoài, tại các nơi chúng cắt qua các vách ngăn cháy, cần lắp các van chặn lửa mở ở trạng thái bình thường.Các đường ống dẫn khí chuyển tiếp, nằm ngoài phạm vi của tầng cần phục vụ hoặc của phòng được ngăn bằng các vách ngăn cháy, phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 30.5.13 Cần đặt hệ thống thông gió chống khói để đẩy sản phẩm cháy ra khỏi tầng bị cháy:a) Từ các gian phòng lưu giữ xe;
b) Từ các đường dốc cách ly.
5.14 Việc đẩy khói cần được tiến hành qua các giếng hút với các đầu hút khí nhân tạo.
Cho phép thoát khói tự nhiên qua cửa sổ và cửa trời được trang bị cơ cấu cơ khí để mở ô thoáng ở phần trên của cửa sổ từ mức 2,2 m trở lên (kể từ mặt sàn đến mép dưới của ô thoáng)và để mở các lỗ cửa trời. Trong trường hợp này, tổng diện tích của các lỗ cửa mở được xác định theo tính toán nhưng không được nhỏ hơn 0,2 % diện tích phòng, còn khoảng cách từ các cửa sổ đến điểm xa nhất trong phòng không được vượt quá 18 m.
Các ga ra ô tô, xây trong nhà có chức năng khác, không được đẩy khói qua các lỗ cửa mở.Trong các ga ra 2 tầng trở xuống trên mặt đất và trong các ga ra 1 tầng ngầm cho phép đặt các giếng hút tự nhiên.
Trong các ga ra với các đường dốc cách ly, tại các giếng hút trên mỗi tầng, phải có các van khói.
Lượng khói thoát yêu cầu, số lượng giếng và số các van khói được xác định theo tính toán.
Trong các ga ra ngầm cho phép nối các vùng khói có diện tích không quá 900 m2 ở từng tầng hầm tới một giếng khói.
Việc thoát khói từ các đường dốc trong các ga ra trên mặt đất được phép thực hiện thông qua các lỗ ở trong các tường bao ngoài và trên mái.
5.15 Các lồng cầu thang bộ và các giếng thang máy của các ga ra phải được cấp không khí có áp khi cháy hoặc có khoang đệm loại 1 được cấp không khí có áp khi cháy trên tất cả các tầng:a) Ở gara hai tầng hầm trở lên;
b) Khi các lồng cầu thang và thang máy được nối với các phần ngầm và phần trên mặt đất của ga ra;c) Khi các lồng cầu thang bộ và thang máy được nối ga ra với các tầng trên mặt đất của nhà có chức năng khác.5.16 Khi cháy, thông gió trao đổi chung cần đảm bảo được ngắt.
Trìnhtự (thứtự) mởhệthốngbảovệchốngkhóicần đượcthựchiệntrướckhimởhệthốngthônggió hút (trướckhicấp). 5.17 Việc điềukhiểncáchệthốngbảovệchốngkhóicần đượcthựchiệntự động - từcáctínhiệubáocháy, còn đốivới điềukhiểntừxa - từbảng điềukhiểntự động, từcácnútbấmhoặcthiếtbịcơ khí dùngtay được đặtởlốivàotầngcủagarahoặctạicácchiếutớicủathangbộtrêncáctầng (trongcáctủphònghoả).5.18 Cácbộphậncủacáchệthốngbảovệchốngkhói (quạtthônggió, cácgiếng, đườngốnggió, cácvan, cácthiếtbịhútkhóiv.v…) phảiphù hợptiêuchuẩnlựachọn ápdụng. Trong các hệ thống thông gió chống khói hút các van chống cháy (kể cả van khói) phải có sức cản thẩm thấu khí khói không nhỏ hơn 8000 KG-1.m-1 cho 1 m2 diện tích tiết diện đi qua.5.19 Khi xác định các thông số cơ bản của thông gió chống khói cấp - hút cần phải tính toán đến các dữ liệu đầu vào sau đây:- Sự xuất hiện đám cháy (sự bùng cháy của 1 ô tô hoặc cháy tại một trong những gian phụ trợ theo 4.3) ở các ga ra trên mặt đất tại tầng điển hình phía dưới, còn ở ga ra ngầm – tại các tầng điển hình trên và dưới;
- Các đặc trưng hình học của tầng điển hình – diện tích sử dụng, năng lực tiếp nhận, diện tích các kết cấu bao che;
- Tải trọng cháy riêng;
- Vị trí các lỗ cửa của các lối thoát hiểm (được mở từ tầng cháy đến lối ra bên ngoài);- Các thông số không khí bên ngoài.
CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN
5.20 Các trang thiết bị kỹ thuật điện của các ga ra phải tuân theo các yêu cầu qui định về lắp đặt thiết bị điện.5.21 Độ tin cậy cấp điện cho các hộ tiêu thụ điện của các ga ra được lấy theo các hạng sau:Đối với hạng 1: các trang thiết bị điện dùng để bảo vệ chống cháy, kể cả để phát hiện và chữa cháy tự động, bảo vệ chống khói, thang máy để vận chuyển lực lượng chữa cháy, các hệ thống báo cháy, cũng như các hệ thống kiểm soát tự động môi trường không khí trong các gian phòng lưu giữ ô tô chạy bằng khí nén và khí hóa lỏng;Đối với hạng 2: các đường cấp điện cho các thang máy và các thiết bị cơ khí khác để vận chuyển ô tô;Các đường cấp điện cho các cơ cấu mở cổng không dùng tay và chiếu sáng thoát hiểm cho chỗ đỗ ô tô, luôn sẵn sàng thoát ra ngoài;Đối với hạng 3: các hộ tiêu thụ điện khác thuộc trang thiết bị công nghệ của ga ra. Các cáp điện cấp cho các thiết bị chống cháy phải được nối trực tiếp với các tủ điện đầu vào của nhà (công trình) và không được sử dụng đồng thời để cấp điện tới các thiết bị dùng điện khác.5.22 Chiếu sáng các gian phòng lưu giữ ô tô phải tuân theo các yêu cầu của hệ thống tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng.5.23 Các chỉ dẫn chiếu sáng sau đây phải được nối với mạng chiếu sáng thoát hiểm:- Của các lối ra thoát hiểm trên từng tầng;- Của các đường đi của ô tô;- Của các vị trí đặt các đầu nối để nối với các thiết bị phòng cháy, chữa cháy;- Của các vị trí đặt các van chữa cháy bên trong và các bình chữa cháy; - Của các vị trí lắp đặt các họng nước bên ngoài (ở mặt ngoài công trình).5.24 Các đèn dẫn hướng chuyển động phải được đặt tại các chỗ vòng xe, các vị trí thay đổi độ dốc, trên các đường dốc, trên các lối vào các tầng, ở các cửa ra vào trên các tầng và vào các lồng cầu thang bộ.Các chỉ dẫn hướng chuyển động được đặt ở độ cao 2 m và 0,5 m cách mặt sàn trong phạm vi nhìn thẳng từ điểm bất kỳ trên các đường thoát hiểm và đường xe chạy.5.25 Trong các ga ra dạng kín, tại các lối vào từng tầng phải lắp các ổ cắm được nối với mạng cấp điện hạng 1 để sử dụng cho các thiết bị phòng cháy, chữa cháy.CHỮA CHÁY VÀ PHÁT HIỆN CHÁY TỰ ĐỘNG
5.26 Các hệ thống phát hiện và chữa cháy tự động được sử dụng trong các ga ra ô tô phải thỏa mãn các yêu cầu của hệ thống tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng.5.27 Chữa cháy tự động trong các gian phòng chứa ô tô phải có trong các ga ra dạng kín sau đây:a) Ga ra ngầm không phụ thuộc số tầng;
b) Ga ra trên mặt đất có hai tầng trở lên;c) Ga ra trên mặt đất một tầng có bậc chịu lửa bậc I, II và III với diện tích 7000 m2 trở lên, bậc chịu lửa bậc IV, nhóm S0 có diện tích 3600 m2 trở lên, bậc chịu lửa bậc IV, nhóm S1 – 2000 m2 trở lên, bậc chịu lửa bậc IV làm từ vật liệu không thuộc hai nhóm S2, S3 – 1000 m2 trở lên; khi lưu giữ ô tô trong các ngăn chứa riêng (theo 4.40) trong các nhà này – với số lượng ngăn lớn hơn 5;d) garatrongnhà có chứcnăngkhác;e) trongcácgianphònglưugiữ ô tô đượcdùng đểvậnchuyểnnhiênliệuvà chấtbôitrơn; f) garanằmdướicáccầu;g) ga ra cơ khí. Cho phép không bố trí chữa cháy tự động trong các ga ra ngầm một tầng có sức chứa tới 25 chỗ được xây dựng trên khu đất trống.5.28 Phát hiện cháy tự động phải được trang bị cho:a) các ga ra trên mặt đất một tầng dạng kín có diện tích nhỏ hơn diện tích nêu trong mục 5.27 c, hoặc khi có số lượng ngăn không quá 5;b) Các gian phòng nêu trong 4.3, trừ các khu vệ sinh và các buồng thông gió.Trong các gian phòng có nhân viên trực ban ngày đêm cho phép không trang bị phát hiện cháy tự động.5.29 Trong các ga ra một, hai tầng dạng ngăn có lối ra ngoài trời trực tiếp từ từng ngăn chứa, cho phép không trang bị chữa cháy và phát hiện cháy tự động.5.30 Các ga ra trên mặt đất dạng kín có hai tầng trở lên (trừ các ga ra có lối ra ngoài trời trực tiếp từ từng ngăn chứa và các ga ra cơ khí) có sức chứa tới 100 chỗ-xe phải được trang bị các hệ thống báo cháy loại 1, lớn hơn 100 chỗ-xe – loại 2 theo Bảng 8.Các ga ra ngầm có hai tầng trở lên phải được trang bị các hệ thống báo cháy:- Khi sức chứa tới 50 chỗ-xe: loại 2;- Lớn hơn 50 chỗ-xe tới 200 chỗ-xe: loại 3;- Lớn hơn 200 chỗ-xe: loại 4 và 5.6.1 Các lối ra trên mỗi tầng của ga ra phải có các ký hiệu chỉ dẫn rõ ràng và dễ thấy.
Để ký hiệu các đường xe chạy và các điểm tiêu chính (các lối ra trên các tầng, các vị trí đặt các van chữa cháy, các bình chữa cháy …) cần sử dụng các loại sơn phát sáng và lớp phủ phản quang.6.2 Các gian phòng lưu giữ ô tô và các đường dốc phải có các chỉ dẫn cấm hút thuốc trong ga ra.6.3 Các ga ra phải được trang bị các dụng cụ chữa cháy ban đầu thỏa mãn các yêu cầu của các tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng6.4 Các lớp phủ chống cháy chuyên dùng và các loại sơn thẩm thấu trên bề mặt hở của kết cấu phải được phục hồi định kỳ hoặc thay thế khi bị hỏng (không sử dụng được toàn bộ hoặc một phần) hoặc phù hợp với thời hạn sử dụng qui định trong tài liệu kỹ thuật của các loại sơn và lớp phủ này.Bảng 8.
TT | Đặc trưng của các hệ thống báo cháy | Hệ thống báo cháy loại |
| ||||
|
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
1 | Các biện pháp báo cháy: |
|
|
|
|
| |
Tín hiệu âm thanh (chuông, còi hú....) | + | + | * | * | * | ||
Giọng nói (băng ghi âm và truyền thanh) | – | – | + | + | + | ||
Đèn hiệu |
|
|
|
|
| ||
nhấp nháy | * | * | – | – | – | ||
đèn hiệu “lối ra” | * | + | + | + | + | ||
Đèn hiệu dẫn hướng chuyển động | – | * | * | + | + | ||
Đèn hiệu dẫn hướng chuyển động cho từng vùng | – | * | * | * | + | ||
|
|
|
|
|
| ||
2 | Liên lạc vùng báo cháy với bộ phận điều độ | – | – | * | + | + | |
3 | Trình tự báo cháy: |
|
|
|
|
| |
| Tất cả đồng thời | * | + | – | – | – | |
| Chỉ trong một gian phòng (trong một phần của nhà) | * | * | * | – | – | |
| trước tiên của nhân viên phục vụ, sau đó của tất cả theo trình tự được thiết lập riêng | – | * | + | + | + | |
|
|
|
|
|
|
| |
4 | Tự động hóa hoàn toàn việc điều khiển hệ thống báo cháy và khả năng thực hiện tập hợp các phương án tổ chức thoát hiểm từ từng vùng báo cháy | – | – | – | – | + | |
GHI CHÚ: '+' - cần thiết; '*' - khuyến cáo; '-' - không yêu cầu. |
| ||||||
QUY ĐỊNH VỀ KÍCH THƯỚC BỐ TRÍ GA RA
A.1 Kích thước khu đất của các ga ra xe con tùy thuộc vào số tầng được lấy như sau, m2 cho một một chỗ-xe:Đối với các ga ra:
- Một tầng: 30 m2/chỗ xe
- Hai tầng: 20 m2/chỗ xe
- Ba tầng: 14 m2/chỗ xe
- Bốn tầng: 12 m2/chỗ xe
- Năm tầng: 10 m2/chỗ xe
- Ga ra trên mặt đất: 25 m2/chỗ xe
A.2 Khoảng cách tối thiểu từ các lối ra vào của các ga ra tới nút giao cắt của đường trục chính – 50 m; tới đường nội bộ - 20 m; tới các điểm dừng xe của các phương tiện giao thông chở khách - 30 m.Các lối xe ra vào của ga ra ngầm chứa xe con phải cách các cửa sổ của các nhà ở, các gian phòng làm việc của các nhà công cộng và các khu đất của các trường học, nhà trẻ và các cơ quan y tế được làm theo Bảng A.1.Bảng A.1.
Nhà (công trình) | Khoảng cách, m | |||||
từ các ga ra và bãi xe hở có sức chứa | từ các trạm phục vụ kỹ thuật có sức chứa | |||||
| Từ 10 chỗ trở xuống | 11¸50 chỗ | 51¸100 chỗ | 101¸300 chỗ | Từ 10 chỗ trở xuống | 11¸30 chỗ |
Nhà ở - Cửa sổ | 10** | 15 | 25 | 35 | 15 | 25 |
Nhà ở - mép nhà không có cửa sổ | 10** | 10** | 15 | 25 | 15 | 25 |
Nhà công cộng – phòng làm việc | 10** | 10** | 15 | 25 | 15 | 20 |
Các trường học, nhà trẻ | 15 | 25 | 25 | 50 | 50 | * |
Các cơ quan y tế có phòng điều dưỡng | 25 | 50 | * | * | 50 | * |
* Được xác định theo thỏa thuận với các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh dịch tễ;** Đối với các nhà ga ra có bậc chịu lửa bậc III – V, thì các khoảng cách lấy không nhỏ hơn 12 m. GHI CHÚ: 1. Khoảng cách được tính từ các cửa sổ của nhà ở, nhà công cộng và từ các đương gianh giới khu đất của các trường học, nhà trẻ và cơ quan y tế đến tường của các ga ra hoặc đường gianh giới của bãi xe hở.2. Khoảng cách từ các blốc nhà ở tới các bãi xe hở có sức chứa từ 101 đến 300 xe đặt theo chiều dọc nhà lấy không nhỏ hơn 50 m.3. Đối với các ga ra có bậc chịu lửa bậc I – II thì các khoảng cách nêu trong Bảng A.1, được phép giảm xuống 25% khi trong các ga ra không có các của sổ mở được hoặc khi các lối vào của ga ra ở phía các nhà ở, nhà công cộng.4. Các ga ra và các bãi xe hở để lưu giữ xe con có sức chứa hơn 300 xe và các trạm phục vụ kỹ thuật có sức chứa hơn 30 chỗ phải bố trí ngoài các vùng dân cư trên khoảng cách không nhỏ hơn 50 m cách các nhà ở.5. Đối với các ga ra có sức chứa lớn hơn 10 xe nêu trong Bảng A.1, thì các khoảng cách cho phép lấy theo nội suy.6. Trong các ga ra một tầng dạng ngăn thuộc sở hữu của công dân, cho phép có các đường chạy đà. |
B.1 Phân loại vật liệu xây dựng theo các tính chất cháy
B.1.1 Vật liệu xây dựng được phân thành vật liệu cháy và vật liệu không cháy theo các trị số của các thông số cháy thí nghiệm như sau:
c) Vật liệu không cháy, khi đồng thời:
- độ tăng nhiệt độ của lò đốt không quá 50oC;
- khối lượng mẫu bị giảm không quá 50%;
- thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 10 giây.
d) Vật liệu cháy là vật liệu khi thí nghiệm, không thỏa mãn một trong 3 yếu tố trên
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn TCXDVN 331:2004 (EN ISO 1182)“Thí nghiệm tính không cháy của vật liệu xây dựng” hoặc tương đương.
B.1.2 Vật liệu cháy, được phân thành 4 nhóm theo các trị số của các thông số cháy thí nghiệm như sau:
Bảng B. 1 - Phân nhóm vật liệu cháy theo tính cháy
Nhóm cháy của vật liệu | Các thông số cháy | |||
Nhiệt độ khí trong ống thoát khói (T) [oC] | Mức độ hư hỏng theo chiều dài mẫu (L) [%] | Mức độ hư hỏng theo khối lượng mẫu (m) [%] | Khoảng thời gian cháy của mẫu [giây] | |
G1 - Cháy yếu | £ 135 | £ 65 | £ 20 | 0 |
G2 - Cháy vừa | £ 235 | £ 85 | £ 50 | £ 30 |
G3 - Cháy bình thường | £ 450 | > 85 | £ 50 | £ 300 |
G4 - Cháy mạnh | > 450 | > 85 | > 50 | > 300 |
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn GOST 30244-94 - Phương pháp II “Vật liệu xây dựng. Phương pháp thử tính cháy” hoặc tương đương. |
B.1.3 Vật liệu cháy, được phân thành 3 nhóm theo tính bắt cháy, với các thông số cháy thí nghiệm như sau:
Bảng B. 2 - Phân nhóm vật liệu cháy theo tính bắt cháy
Nhóm bắt cháy của vật liệu | Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn [kW/m2] |
1 | 2 |
V1 - khó bắt cháy | ³ 35,0 |
V2 - bắt cháy vừa phải | lớn hơn hoặc bằng 20,0 và nhỏ hơn 35,0 |
V1 - dễ bắt cháy | < 20,0 |
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn GOST 30402-96(ISO 5657-86) “Vật liệu xây dựng. Phương pháp thử tính bắt cháy” hoặc tương đương. |
B.1.4 Vật liệu cháy, được phân thành 4 nhóm theo tính lan truyền lửa trên bề mặt, với các thông số cháy thí nghiệm như sau:
Bảng B. 3 - Phân nhóm vật liệu cháy theo tính lan truyền lửa trên bề mặt
Nhóm lan truyền lửa trên bề mặt của vật liệu | Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn [kW/m2] |
RP1 - không lan truyền | ³ 11,0 |
RP2 - lan truyền yếu | Lớn hơn hoặc bằng 8,0 và nhỏ hơn 11,0 |
RP3 - lan truyền vừa phải | Lớn hơn hoặc bằng 5,0 và nhỏ hơn 8,0 |
RP4 - lan truyền mạnh | < 5,0 |
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn GOST 30444-97 (ISO 9239-2) “Vật liệu xây dựng. Phương pháp thử tính lan truyền lửa” hoặc tương đương. |
B.1.5 Vật liệu cháy, được phân thành 3 nhóm theo khả năng sinh khói, với các thông số thí nghiệm như sau:
Bảng B. 4 - Phân nhóm vật liệu cháy theo khả năng sinh khói
Nhóm theo khả năng sinh khói của vật liệu | Trị số hệ số sinh khói của vật liệu [m2/kG] |
D1 - khả năng sinh khói thấp | £ 50 |
D2 - khả năng sinh khói vừa phải | Lớn hơn 50 và nhỏ hơn hoặc bằng 500 |
D3 - khả năng sinh khói cao | > 500 |
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn GOST 12.1.044 “Tính nguy hiểm cháy nổ của các chất và vật liệu. Danh mục chỉ tiêu và phương pháp xác định” hoặc tương đương. |
B.1.6 Vật liệu cháy, được phân thành 4 nhóm theo độc tính, với chỉ số độc tính HCL50 của sản phẩm cháy như sau:
Bảng B. 5 - Phân nhóm vật liệu cháy theo độc tính
Nhóm theo độc tính của vật liệu | Chỉ số HCL50 [g/m3], tương ứng với thời gian để lộ | |||
5 phút | 15 phút | 30 phút | 60 phút | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
T4 - Độc tính đặc biệt cao | £ 25 | £ 47 | £ 13 | £ 10 |
T3 - Độc tính cao | 25 đến 70 | 47 đến 50 | 13 đến 40 | 10 đến 30 |
T2 - Độc tính vừa phải | 70 đến 210 | 50 đến 150 | 40 đến 120 | 30 đến 90 |
T1 - Độc tính thấp | > 210 | > 150 | > 120 | > 90 |
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm và tính toán chỉ tiêu HCL50được thực hiện theo tiêu chuẩn GOST 12.1.044 “Tính nguy hiểm cháy nổ của các chất và vật liệu. Danh mục chỉ tiêu và phương pháp xác định” hoặc tương đương. |
Bảng B. 6 - Phân nhóm nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng
Nhóm nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng | Kích thước hư hỏng cho phép của kết cấu (cm) | Xuất hiện | Các đặc trưng nguy hiểm cháy của vật liệu bề mặt | ||||
Nhóm theo đặc tính | |||||||
Kết cấu đứng | Kết cấu ngang | Hiệu ứng nhiệt | Cháy | Cháy | Bắt cháy | Sinh khói | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
K0 | 0 | 0 | KCP | KCP | --- | --- | --- |
K1 | £ 40 | £ 25 | KCP | KCP | KQĐ | KQĐ | KQĐ |
£ 40 | £ 25 | KQĐ | KCP | G2 | V2 | D2 | |
K2 | Lớn hơn 40 và nhỏ hơn hoặc bằng 80 | Lớn hơn 25 và nhỏ hơn hoặc bằng 50 | KCP | KCP | KQĐ | KQĐ | KQĐ |
Lớn hơn 40 và nhỏ hơn hoặc bằng 80 | Lớn hơn 35 và nhỏ hơn hoặc bằng 50 | KQĐ | KCP | G3 | V3 | D2 | |
K3 | Không quy định | ||||||
CHÚ THÍCH: Xác định kích thước hư hỏng và sự xuất hiện cháy theo tiêu chuẩn GOST 30403-96 “Kết cấu xây dựng. Phương pháp xác định độ nguy hiểm cháy” hoặc tương đương. - KCP: Không cho phép - KQĐ: Không quy định - Cho phép không cần thử nghiệm xác định cấp nguy hiểm cháy của kết cấu như sau: + được xếp vào cấp K0, nếu kết cấu được chế tạo chỉ từ vật liệu không cháy; + được xếp vào cấp K3, nếu kết cấu được chế tạo chỉ từ vật liệu nhóm cháy G4; |
Bảng B.7 Phân loại bộ phận ngăn cháy
Tên bộ phận ngăn cháy | Loại | Giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy, không thấp hơn | Loại tấm ngăn bịt các lỗ thông trên bộ phận ngăn cháy, không thấp hơn |
Tường ngăn cháy | 1 | REI 150 | 1 |
2 | REI 45 | 2 | |
Vách ngăn cháy | 1 | EI 45 | 2 |
2 | EI 15 | 3 | |
Sàn ngăn cháy | 1 | REI 150 | 1 |
2 | REI 60 | 2 | |
3 | REI 45 | 2 | |
4 | REI 15 | 3 |
Bảng B.8 - Phân loại bộ phận bịt kín các lỗ thông trên bộ phận ngăn cháy
Các bộ phận bịt kín các lỗ thông trên bộ phận ngăn cháy | Loại | Giới hạn chịu lửa, không thấp hơn |
Cửa đi, cửa sập, cửa nắp, van chặn | 1 | EI 60 |
2 | EI 30 | |
3 | EI 15 | |
Cửa sổ | 1 | E 60 |
2 | E 30 | |
3 | E 15 | |
Màn chắn | 1 | EI 60 |
B.4.4. Các khoang đệm được phân thành các loại như Bảng B.9.
Bảng B.9 - Phân loại phòng đệm
Loại phòng đệm | Loại các bộ phận cấu thành của phòng đệm, không thấp hơn | ||
Vách ngăn | Sàn | Tấm bịt lỗ thông | |
1 | 1 | 3 | 2 |
2 | 2 | 4 | 3 |
Bảng B.10
Bậc chịu lửa của nhà (công trình) | Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng của nhà (công trình), không thấp hơn | ||||||
Các cấu kiện chịu lực | Tường ngoài không chịu lực | Sàn phân chia các tầng nhà (kể cả ở tầng áp mái và tầng hầm) | Các bộ phận của mái không có tầng áp mái | Buồng cầu thang bộ | |||
Các tấm lát | Dàn, dầm xà gỗ | Tường trong | Bản thang chiếu nghỉ | ||||
I | R120 | E30 | REI 60 | RE 30 | R30 | REI 120 | R60 |
II | R90 | E15 | REI 45 | RE 15 | R15 | REI 90 | R60 |
III | R45 | E15 | REI 45 | RE 15 | R15 | REI 60 | R45 |
IV | R15 | E15 | REI 15 | RE 15 | R15 | REI 45 | R15 |
V | Không quy định |
Bảng B.11
Nhóm nguy hiểm cháy về kết cấu của nhà | Nhóm nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng, không nhỏ hơn | ||||
Các thanh chịu lực (cột, xàn dầm ...) | Tường ngoài từ phía ngoài | Tường, vách ngăn, sàn và mái không có tầng áp mái | Tường của buồng thang bộ và bộ phận ngăn cháy | Bản thang và chiếu thang trong buồng thang bộ | |
S0 | K0 | K0 | K0 | K0 | K0 |
S1 | K1 | K2 | K1 | K0 | K0 |
S2 | K3 | K3 | K2 | K1 | K1 |
S3 | Không quy định | K1 | K3 |
Bảng B.12 - Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ đối với nhà và gian phòng
Hạng nguy hiểm cháy của nhà | Đặc tính của các chất và vật liệu có (hình thành) trong nhà, gian phòng |
A Nguy hiểm cháy nổ | - Có các chất khí cháy, chất lỏng dễ bốc cháy có nhiệt độ bùng cháy không lớn hơn 28oC, với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp khí - hơi nguy hiểm nổ, khi bốc cháy tạo ra áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa. - Có các chất và vật liệu có khả năng nổ và cháy khi tác dụng với nước, với ôxy trong không khí hoặc tác dụng với nhau, với khối lượng để áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa.
|
B Nguy hiểm cháy nổ | - Có các chất bụi hoặc sợi cháy, chất lỏng dễ bốc cháy, có nhiệt độ bùng cháy lớn hơn 28oC, các chất lỏng cháy, có khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp khí - bụi hoặc khí - hơi nguy hiểm nổ, khi bốc cháy tạo ra áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa. |
C1 đến C4 Nguy hiểm cháy | - Có các chất lỏng cháy hoặc khó cháy, các chất và vật liệu cháy và khó cháy ở thể rắn (kể cả bụi và sợi). Các chất và vật liệu khi tác dụng với nước, với ôxy trong không khí hoặc tác dụng với nhau có khả năng cháy, nhưng với điều kiện gian phòng có các chất và vật liệu này không thuộc các hạng A hoặc B - Việc chia gian phòng thành các hạng C1 đến C4 theo trị số tải trọng cháy riêng của các chất chứa trong đó như sau: C1 - Có tải trọng cháy riêng lớn hơn 2200 MJ/m2 C2 - Có tải trọng cháy riêng từ 1401 MJ/m2 đến 2200 MJ/m2 C3 - Có tải trọng cháy riêng từ 181 MJ/m2 đến 1400 MJ/m2 C2 - Có tải trọng cháy riêng từ 1 MJ/m2 đến 180 MJ/m2 |
D | Có các chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nóng, nóng đỏ hoặc nóng chảy, mà quá trình gia công có kèm theo sự phát sinh bức xạ nhiệt, tia lửa và ngọn lửa; Các chất rắn, lỏng, khí cháy được sử dụng để làm nhiên liệu. |
E | Các chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nguội |
B.8 Phân nhóm nhà theo tính nguy hiểm cháy về chức năng sử dụng như Bảng B.13.
Bảng B.13 - Phân loại nhà theo tính nguy hiểm cháy về chức năng sử dụng
Nhóm | Chức năng sử dụng của công trình |
F1 | Nhà có người ở thường xuyên hoặc tạm thời (trong đó có cả để ở suốt ngày đêm) |
F1.1 | Nhà trẻ, mẫu giáo, nhà chuyên dùng cho người cao tuổi và người khuyết tật (không phải nhà căn hộ), bệnh viện, khối nhà ngủ của các trường nội trú và của các cơ sở cho trẻ em |
F1.2 | Khách sạn, ký túc xá, khối nhà ngủ của các cơ sở điều dưỡng và nhà nghỉ dạng chung, khu cắm trại, nhà trọ và nhà an dưỡng |
F1.3 | Nhà ở chung cư nhiều căn hộ |
F1.4 | Nhà ở riêng lẻ, trong đó gồm cả các nhà ở theo dãy |
F1 | Nhà có người ở thường xuyên hoặc tạm thời (trong đó có cả để ở suốt ngày đêm) |
F1.1 | Nhà trẻ, mẫu giáo, nhà chuyên dùng cho người cao tuổi và người khuyết tật (không phải nhà căn hộ), bệnh viện, khối nhà ngủ của các trường nội trú và của các cơ sở cho trẻ em |
F1.2 | Khách sạn, ký túc xá, khối nhà ngủ của các cơ sở điều dưỡng và nhà nghỉ dạng chung, khu cắm trại, nhà trọ và nhà an dưỡng |
F1.3 | Nhà ở chung cư nhiều căn hộ |
F1.4 | Nhà ở riêng lẻ, trong đó gồm cả các nhà ở theo dãy |
F2 | Các công trình văn hoá thể thao đại chúng |
F2.1 | Nhà hát, rạp chiếu phim, phòng hoà nhạc, câu lạc bộ, rạp xiếc, các công trình thể thao có khán đài, thư viện và các công trình khác có số lượng chỗ ngồi tính toán cho khách trong các gian phòng kín; |
F2.2 | Bảo tàng, triển lãm, phòng nhảy và các cơ sở tương tự khác trong các gian phòng kín |
F2.3 | Các cơ sở được đề cập ở mục F2.1 hở ra ngoài trời |
F 2.4 | Các cơ sở được đề cập ở mục F2.2 hở ra ngoài trời |
F3 | Các cơ sở dịch vụ dân cư |
F3.1 | Cơ sở bán hàng |
F3.2 | Cơ sở ăn uống công cộng |
F 3.3 | Nhà ga |
F3.4 | Phòng khám chữa bệnh đa khoa và cấp cứu |
F3.5 | Các gian phòng cho khách của các cơ sở dịch vụ đời sống và công cộng có số lượng chỗ ngồi cho khách không được tính toán (bưu điện, quỹ tiết kiệm, phòng vé, văn phòng tư vấn luật, văn phòng công chứng, cửa hàng giặt là, nhà may, sửa chữa giày và quần áo, cửa hàng cắt tóc, cơ sở phục vụ lễ tang, cơ sở tôn giáo và các cơ sở tương tự) |
F3.6 | Các khu liên hợp rèn luyện thể chất và các khu tập luyện thể thao không có khán đài, các không gian dịch vụ, nhà tắm hơi |
F 4 | Các trường học, tổ chức khoa học và thiết kế, cơ quan quản lý |
F4.1 | Các trường phổ thông, cơ sở đào tạo ngoài trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường kỹ thuật dạy nghề |
F4.2 | Các trường đại học, trường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ |
F4.3 | Các cơ sở của các cơ quan quản lý, tổ chức thiết kế, tổ chức thông tin và nhà xuất bản, tổ chức nghiên cứu khoa học, ngân hàng, cơ quan, văn phòng |
F4.4 | Các trạm chữa cháy |
F 5 | Các nhà sản xuất và nhà kho, các công trình và các gian phòng với công năng tương tự |
F 5.1 | Các nhà và công trình sản xuất, gian phòng sản xuất và thí nghiệm, nhà xưởng |
F 5.2 | Các nhà và công trình kho, bãi đỗ xe ô tô không có dịch vụ kỹ thuật và sửa chữa, kho chứa sách, kho lưu trữ, các gian phòng kho |
F 5.3 | Các nhà phục vụ nông nghiệp |
1. Phạm vi áp dụng |
2. Giải thích từ ngữ |
3. Bố trí ga ra ô tô |
4. Các giải pháp qui hoạch không gian và kết cấu |
Yêu cầu chung |
Ga ra ngầm chứa xe con |
Ga ra trên mặt đất dạng hở chứa xe con |
Ga ra cơ khí chứa xe con |
5. Các hệ thống kỹ thuật |
Các yêu cầu chung |
Đường ống cấp nước |
Thông gió và bảo vệ chống khói |
Các thiết bị điện |
Chữa cháy và phát hiện cháy tự động |
6. Các yêu cầu về khai thác |
Phụ lục A. Quy định về kích thước bố trí ga ra |
Phụ lục B. Phân loại kỹ thuật về an toàn cháy |
Mục lục |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.