VỀ CHẤT LƯỢNG KÊNH THUÊ RIÊNG CẤU TRÚC SỐ TỐC ĐỘ 2048 KBIT/S
National technical regulation
on quality of 2 048 kbit/s digital structured leased lines
HÀ NỘI - 2010
Lời nói đầu
QCVN 05:2010/BTTTT được xây dựng trên cơ sở soát xét, chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành TCN 68-226:2004 "Kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2 048 kbit/s – Tiêu chuẩn chất lượng" ban hành theo Quyết định số 33/2004/QĐ-BBCVT ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).Các quy định kỹ thuật và phương pháp xác định của QCVN 05:2010/BTTTT phù hợp với tiêu chuẩn EN 300 419 V1.2.1 (02-2001) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).QCVN 05:2010/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số 18/2010/TT-BTTTT ngày 30 tháng 07 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG KÊNH THUÊ RIÊNG CẤU TRÚC SỐ TỐC ĐỘ 2 048 KBIT/S
National technical regulation on quality of 2 048 kbit/s
digital structured leased lines
BBE | Background Block Error | Lỗi khối nền |
CRC-4 | Cyclic Redundancy Check-4 bit | Kiểm tra vòng dư 4 bit |
D2048S | 2 048 kbit/s digital structured ONP leased line | Kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2 048 kbit/s |
EMC | ElectroMagnetic Compatibility | Tương thích điện từ |
ES | Errored Second | Giây bị lỗi |
HDB3 | High Density Bipolar code of order 3 | Mã lưỡng cực mật độ cao bậc 3 |
NTP | Network Termination Point | Điểm kết cuối mạng |
ONP | Open Network Provision | Cung cấp mạng mở |
ppm | Parts per million | Phần triệu |
PRBS | Pseudo Random Bit Sequence | Chuỗi bit giả ngẫu nhiên |
PRC | Primary Reference Clock | Đồng hồ chuẩn sơ cấp |
RAI | Remote Alarm Indication | Chỉ thị cảnh báo đầu xa |
RX | Signal input | Đầu thu tín hiệu |
SES | Severely Errored Second | Giây bị lỗi nghiêm trọng |
SMF | Sub-MultiFrame | Nửa đa khung |
TX | Signal output | Đầu phát tín hiệu |
UI | Unit Interval | Khoảng đơn vị |
Hình 1 - Giới hạn trên của trễ truyền dẫn
Không yêu cầu đối với những biến đổi tần số thấp (dưới 20 Hz) của trễ đầu - cuối một chiều.Phương pháp đánh giá: Tiến hành đánh giá theo A.2.2.
Bảng 1 - Các thành phần của rung pha lối vào
Các bộ lọc tạo phổ rung pha (bậc 1) | Bộ lọc thông dải để đo rung pha lối vào | Rung pha lối vào đo được bằng bộ lọc thông dải | |
Tần số cắt dưới (Thông cao) | Tần số cắt trên (Thông thấp) | (Tần số cắt dưới bậc 1) | Giá trị UI đỉnh -đỉnh (giá trị max) |
Chỉ thông thấp | 4 Hz | 4 Hz đến 100 kHz | 1,1 UI |
40 Hz | 100 kHz | 40 Hz đến 100 kHz | 0,11 UI |
CHÚ THÍCH: Mục đích của bộ lọc thông thấp tuyến tính bậc 1 với tần số cắt trên 4 Hz để tạo ra độ dốc 20 dB/decade từ 4 Hz đến 40 Hz trong phổ rung pha đầu vào. Mức rung pha (hay đúng hơn là trôi pha) tạo bởi phương pháp này tại các tần số dưới 4 Hz là 1 UI. Về nguyên tắc, không cần có yêu cầu đối với trôi pha và trôi pha này chỉ là hệ quả chưa được tính đến của phương pháp xác định rung pha. Trên thực tế, trôi pha ở mức này không ảnh hưởng đến hoạt động của mạng lưới. |
Bảng 2 - Rung pha cực đại lối ra
Độ rộng băng của bộ lọc đo thử | Rung pha lối ra | |
Tần số cắt dưới (Thông cao) | Tần số cắt trên (Thông thấp) | Giá trị UI đỉnh-đỉnh (giá trị cực đại) |
20 Hz | 100 kHz | 1,5 UI |
18 kHz | 100 kHz | 0,2 UI |
Bảng 3 - Mức lỗi trong 24 giờ kiểm tra đối với khối có độ dài 2 048 bit
Thông số đặc tính lỗi | Mặt đất | Vệ tinh |
ES | < 1 645 | < 2 592 |
SES | < 68 | < 112 |
BBE | < 12 732 | < 19 933 |
(Quy định)
Phương pháp đo kiểm
A.1. Giới thiệu chungPhụ lục này mô tả các nguyên tắc đo để xác định mức độ đáp ứng của kênh kết nối đối với các yêu cầu nêu trong Quy chuẩn này.Phụ lục này không quy định chi tiết đến việc thực hiện các phép đo kiểm cũng như chi tiết về độ chính xác của thiết bị đo và sai số kỹ thuật của máy đo. Các cấu hình đo kiểm cho ở trên không nói về việc thao tác thiết bị đo hoặc sắp xếp quá trình đo hay việc sử dụng các thiết bị đo cụ thể. Tuy nhiên, bất kỳ một cấu hình đo cụ thể nào được sử dụng sẽ chỉ rõ các điều kiện đo trong mục “Trạng thái kênh thuê riêng”, “kích thích” và “giám sát” cho từng phép đo đơn lẻ.Thiết bị đo là một hay nhiều máy đo phải có khả năng tạo tín hiệu kích thích tuân theo EN 300 418 và khả năng giám sát tín hiệu thu được từ giao diện mạng lưới.A.1.1. Kết nối thiết bị đoCó thể kết nối với kênh thuê riêng qua giắc cắm hoặc đầu nối khác. Việc đo kiểm sẽ được thực hiện tại NTP xác định phù hợp với các yêu cầu quy định trong Quy chuẩn này.A.1.2. Trình tự thực hiện đo kiểmĐo lỗi và trượt trước khi đo trễ và rung pha, đo rung pha trước khi đo tốc độ truyền tải thông tin, khả năng truyền tải thông tin, cấu trúc và tính đối xứng.A.2. Các phương pháp đoMột lần đo có thể đo được nhiều thông số. Phạm vi của mỗi phép đo được xác định trong phần “Mục đích”.A.2.1. Đo tốc độ truyền tải thông tin, khả năng truyền tải thông tin và tính đối xứngMục đích: Để đánh giá sự phù hợp các yêu cầu về Tốc độ truyền tải thông tin (mục 2.1.2), Khả năng truyền tải thông tin (mục 2.2) và Tính đối xứng (mục 2.5).Cấu hình đo: Thiết bị đo kết nối với kênh thuê riêng và đầu xa kênh thuê riêng được đấu vòng bằng một thiết bị đo có khả năng làm giảm độ rung pha xuống các mức đã được xác định trong Quy chuẩn này (xem Hình A.1).
Hình A.1 - Cấu hình đo tốc độ truyền tải thông tin, Khả năng truyền tải thông tin và tính đối xứng
Trạng thái kênh thuê riêng: Khả dụng.Kích thích: Thiết bị đo sẽ tạo ra luồng bit HDB3 phù hợp với dạng sóng được định nghĩa trong EN 300 418 và có cấu trúc theo như Phụ lục B, chứa trong các bit từ bit 9 đến bit 256 của khung các chuỗi bit xác định trong mục a, b, c dưới đây; luồng bit này sẽ được đưa vào đầu vào của kênh thuê riêng. Khi kênh thuê riêng có cung cấp định thời mạng thì việc đo kiểm phải thực hiện với điều kiện thiết bị đo đồng bộ với định thời cung cấp tại đầu ra của kênh thuê riêng. Khi kênh thuê riêng có khả năng tải định thời của người sử dụng thì việc đo kiểm phải được thực hiện tại tốc độ giới hạn trong khoảng 2 048 kbit/s + 50 ppm và 2 048 kbit/s – 50 ppm.a) Chuỗi PRBS (215 – 1).b) Chuỗi bit “0” nhị phân liên tiếp.c) Chuỗi bit “1” nhị phân liên tiếp.Giám sát: luồng bit tại đầu ra của kênh thuê riêng.Kết quả: Đối với từng kích thích a), b) và c), với một chu kỳ liên tục có độ dài ít nhất 01 giây không được có sự thay đổi nào về nội dung nhị phân.Đối với chuỗi kích thích a) chuỗi PRBS (215 – 1), sự toàn vẹn của cấu trúc khung phải được duy trì, (nghĩa là thứ tự các bit từ bit 9 đến bit 256 tại đầu vào của kênh thuê riêng như thế nào thì các bit từ bit 9 đến bit 256 tại đầu ra của kênh thuê riêng cũng như vậy).A.2.2. TrễMục đích: Để đánh giá sự phù hợp các yêu cầu về trễ truyền dẫn một chiều như đã quy định trong 2.7.Cấu hình đo: Thiết bị đo kết nối với kênh thuê riêng và đầu xa kênh thuê riêng được đấu vòng bằng một thiết bị đo có khả năng làm giảm độ rung pha xuống các mức đã được xác định trong Quy chuẩn này (xem Hình A.2).
Hình A.2 - Cấu hình đo trễ
Trạng thái kênh thuê riêng: Khả dụng.Kích thích: Thiết bị đo sẽ tạo ra luồng bit HDB3 phù hợp với dạng sóng được định nghĩa trong EN 300 418 và có cấu trúc theo như Phụ lục B, chứa trong các bit từ bit 9 đến bit 256 của khung gồm một chuỗi bit có trình tự lặp lại với chu kỳ lặp ít nhất là 01 giây; chuỗi bit này sẽ được đưa vào đầu vào của kênh thuê riêng. Khi kênh thuê riêng có cung cấp định thời mạng thì việc đo kiểm phải thực hiện với điều kiện thiết bị đo đồng bộ với định thời được cung cấp tại đầu ra của kênh thuê riêng. Khi kênh thuê riêng có khả năng tải định thời người sử dụng thì việc đo kiểm phải được thực hiện tại tốc độ giới hạn trong khoảng 2 048 kbit/s + 50 ppm và 2 048 kbit/s - 50ppm.Giám sát: Trễ vòng giữa phát và thu chuỗi bit, từ bit 9 đến bit 256.Kết quả: Trễ vòng sau khi đã trừ trễ tại thiết bị đo đấu vòng phải nhỏ hơn hai lần độ trễ quy định trong 2.7.CHÚ THÍCH: Trên thực tế không thực hiện phép đo trễ truyền dẫn theo từng hướng riêng biệt.A.2.3. Rung phaMục đích: Để đánh giá sự phù hợp các yêu cầu về dung sai của rung pha đầu vào mạng như đã quy định trong 2.8.1 và rung pha cực đại cho phép tại cổng ra mạng như đã quy định trong 2.8.2.CHÚ THÍCH: Thông tin thêm về đo rung pha có thể tham khảo Phụ chương của ITU-T, số 3.8, tập IV.4 (1988).Cấu hình đo: Thiết bị đo phải được đấu nối tại hai đầu của kênh thuê riêng (Hình A.3). Mỗi hướng phải được đo kiểm độc lập.
Hình A.3 - Đo rung pha
Trạng thái kênh thuê riêng: Khả dụng.Kích thích: Thiết bị đo sẽ tạo ra luồng bit HDB3 phù hợp với dạng sóng được định nghĩa trong EN 300 418 và luồng bit này sẽ được đưa vào đầu vào của đường truyền. Khi kênh thuê riêng có cung cấp định thời mạng thì việc đo kiểm phải thực hiện với điều kiện thiết bị đo đồng bộ với định thời cung cấp tại đầu ra của kênh thuê riêng. Khi kênh thuê riêng có khả năng tải định thời người sử dụng thì việc đo kiểm phải được thực hiện tại tốc độ giới hạn trong khoảng 2 048 kbit/s + 50 ppm và 2 048 kbit/s - 50 ppm.Rung pha được đưa vào luồng bit đầu vào, tại đó rung pha được tạo ra bằng một bộ điều chế rung pha điều khiển bằng điện áp (xem Hình A.4), được điều chế bởi một tín hiệu chứa hai tín hiệu dưới đây cộng với nhau:a) Tín hiệu xung vuông được tạo ra bởi một luồng bit PRBS (29 – 1) phát ra với tần số 100 Hz. Tín hiệu xung vuông này sẽ đi qua bộ lọc thông thấp tuyến tính bậc 1 có tần số cắt là 4 Hz. Biên độ điện áp của xung vuông là hằng số với trị số đảm bảo kết quả rung pha đo được là 1,1 UI trong dải tần từ 4 Hz đến 100 kHz.b) Tín hiệu xung vuông được tạo bởi luồng bit PRBS (215 – 1) phát ra với tần số 200 kHz. Tín hiệu xung vuông đi qua bộ lọc thông dải tuyến tính bậc 1 với tần số cắt là 40 Hz và 100 kHz. Biên độ điện áp của xung vuông là hằng số với trị số đảm bảo kết quả rung pha đo được là 0,11 UI trong dải tần từ 40 Hz đến 100 kHz.
Hình A.4 - Sơ đồ tạo rung pha lối vào
Giám sát: - Rung pha lấy từ tín hiệu tại cổng ra của mạng, sử dụng thiết bị đo phù hợp với Khuyến nghị ITU-T O.171; và- Luồng bit lấy từ tín hiệu tại cổng ra của mạng.Kết quả: - Rung pha đỉnh - đỉnh tại cổng ra của đường truyền phải phù hợp với yêu cầu trong Bảng 2; và- ít nhất một trong 10 chu kỳ, mỗi chu kỳ là 10 giây, không xảy ra sự thay đổi nội dung nhị phân.A.2.4. Lỗi và trượtMục đích: Để đánh giá sự phù hợp các yêu cầu về lỗi như đã quy định trong 2.10 và trượt như quy định trong 2.9.Cấu hình đo: Thiết bị đo phải được đấu nối tại cả hai đầu của kênh thuê riêng (Hình A.5). Mỗi hướng phải được đo kiểm độc lập.Hình A.5 - Đo lỗi và trượt
Trạng thái kênh thuê riêng: Khả dụng.Kích thích: Một luồng bit mã HDB3 phù hợp với dạng sóng được định nghĩa trong EN 300 418, có cấu trúc theo như Phụ lục B, chứa một chuỗi bit PRBS (215 – 1) trong các bit từ bit 9 đến bit 256 của khung, sẽ được đưa vào đầu vào của kênh thuê riêng và được truyền đi trong 02 khoảng thời gian liên tiếp, mỗi khoảng thời gian là 24 giờ, với rung pha được điều chế và được lọc ra như mô tả trong Bảng 1.Khi kênh thuê riêng có cung cấp định thời mạng, việc đo kiểm phải thực hiện với điều kiện thiết bị đo đồng bộ với định thời cung cấp tại đầu ra của kênh thuê riêng. Khi kênh thuê riêng có khả năng tải định thời người sử dụng thì việc đo kiểm phải được thực hiện trong khoảng 12 giờ liên tục tại tốc độ giới hạn trong khoảng 2 048 kbit/s + 50 ppm và 2 048 kbit/s – 50 ppm.Giám sát: - Số giây bị lỗi ES;- Số giây lỗi nghiêm trọng SES;- Số BBE;- Số khung trượt.Việc đo kiểm lỗi không được thực hiện khi kênh thuê riêng đang trong trạng thái không khả dụng. Nếu trong thời gian đo kiểm xuất hiện khoảng thời gian không khả dụng kéo dài hơn 01 giờ thì thời gian đo kiểm cũng phải kéo dài tương ứng.Kết quả: Khi giám sát đường truyền đang hoạt động hoặc giám sát đường truyền đã được ngắt ra để thực hiện đo kiểm thì số lỗi SES và BBE phải nhỏ hơn mức trong 2.10 và số lỗi trượt phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị giới hạn trong 2.9.CHÚ THÍCH: Nếu trong lần đo 24 giờ liên tục đầu tiên mà các yêu cầu đều được thoả mãn thì không cần phải tiếp tục đo 24 giờ lần thứ 2.A.2.5. Cấu trúcA.2.5.1. Cấu trúc ra và việc tạo mã CRC-4Mục đích: Để xác định xem cấu trúc khung và việc tạo mã CRC-4 tại đầu ra của kênh thuê riêng có đáp ứng được yêu cầu trong 2.3 và 2.3.1.Cấu hình đo: Hình A.6Hình A.6 - Đo cấu trúc khung
Trạng thái kênh thuê riêng: Khả dụng.Kích thích: Luồng bit mã HDB3 phù hợp với dạng sóng được định nghĩa trong EN 300 418 và có cấu trúc theo như Phụ lục B, chứa một chuỗi bit PRBS (215 - 1) trong các bit từ bit 9 đến bit 256 của khung được đưa vào đầu vào của kênh thuê riêng. Khi kênh thuê riêng có cung cấp định thời mạng thì việc đo kiểm phải thực hiện với điều kiện thiết bị đo đồng bộ với định thời cung cấp tại đầu ra của kênh thuê riêng. Khi kênh thuê riêng có khả năng tải định thời của người sử dụng thì việc đo kiểm phải được thực hiện tại tốc độ giới hạn trong khoảng 2 048 kbit/s + 50 ppm và 2 048 kbit/s - 50 ppm.Giám sát: Mã CRC-4 trong luồng bit tại đầu ra của kênh thuê riêng.Kết quả: Với khoảng thời gian ít nhất là 100 lần lặp lại của mã PRBS (215 - 1) (khoảng 1,6 giây), mã CRC-4 phải đúng với dữ liệu trong SMF trước đó, như yêu cầu trong B.2.1.A.2.5.2. Sử dụng các bit EMục đích: Để xác định xem các bit E có được thiết lập đúng hay không để chỉ thị các SMF bị lỗi trong luồng bit nhận được từ thiết bị đầu cuối tại NTP, như yêu cầu trong 2.3.2.Cấu hình đo: như Hình A.6.Trạng thái kênh thuê riêng: Khả dụng.Kích thích: Luồng bit mã HDB3 phù hợp với dạng sóng được định nghĩa trong EN 300 418 và có cấu trúc theo như Phụ lục B, chứa một chuỗi bit PRBS (215 - 1) trong các bit từ bit 9 đến bit 256 của khung, sẽ được đưa vào đầu vào của kênh thuê riêng. Luồng bit ở đầu vào tại điểm đo kiểm (đầu gần) phải có các bit CRC-4 thay đổi luân phiên như trong Bảng A.1. Khi kênh thuê riêng có cung cấp định thời mạng thì việc đo kiểm phải thực hiện với điều kiện thiết bị đo đồng bộ với định thời của cung cấp tại đầu ra của kênh thuê riêng. Khi kênh thuê riêng có khả năng tải định thời của người sử dụng thì việc đo kiểm phải được thực hiện tại tốc độ giới hạn trong khoảng 2 048 kbit/s + 50 ppm và 2 048 kbit/s - 50 ppm với cả hai hướng truyền dẫn có cùng tốc độ (nghĩa là dùng một thiết bị đo sử dụng vòng lặp xung nhịp).
Bảng A.1 - Các SMF bị lỗi
Kích thích từ thiết bị đo | Kết quả |
Một SMF có 1 CRC-4 sai nằm trong 1 luồng SMF có các CRC-4 đúng. | Một bit E có E = 0 được gửi đi trong vòng 1 giây của SMF lỗi, các bit E khác có E = 1 |
Hai SMF liên tục có các CRC-4 sai nằm trong luồng SMF có các CRC-4 đúng. | Hai bit E liên tục có E = 0, được gửi đi trong vòng 1 giây của SMF lỗi, các bit E khác có E = 1 |
CHÚ THÍCH: có thể có hai bit E liên tục trong các đa khung liên tiếp. |
Bảng A.2 - Khả năng truyền dẫn
| Kích thích từ thiết bị đo (xem chú thích 1, 2 và 3) | Kết quả |
1. | Chuỗi khung liên tiếp chứa 1 tín hiệu đồng bộ khung không đúng.(…2 F 2 F 2 /F 2 F 2 F …) | Không gián đoạn truyền dẫn |
2. | Chuỗi các khung liên tiếp chứa 2 tín hiệu đồng bộ khung không đúng.(…2 F 2 F 2 /F 2 /F 2 F 2 F …) | Không gián đoạn truyền dẫn |
3. | Chuỗi khung liên tiếp chứa 3 tín hiệu đồng bộ khung không đúng.(…2 F 2 F 2 /F 2/ F 2 /F 2 F 2 F …) | Bất kỳ gián đoạn truyền dẫn nào đều phải nhỏ hơn 20,5 ms |
4. | Các khung liên tục với 3 tín hiệu đồng bộ khung không đúng liên tiếp, sau đó đến N chuỗi khung có tín hiệu đồng bộ khung đúng và không đúng (4N khung) xen kẽ nhau, sau đó đến 1 khung đúng, sau đó đến M chuỗi khung có tín hiệu đồng bộ khung đúng nhưng các khung không chứa tín hiệu đồng bộ khung có bit thứ 2 = “0” (2M khung), tiếp theo là các khung đúng liên tục.(…2 F 2 F 2 /F 2/ F 2 /F N x (2 F 2 /F) 2 F M x (2 F) 2 F 2 F …) | Bất kỳ gián đoạn truyền dẫn nào cũng phải nhỏ hơn 20,75 + 0,5 x (N + M/2) ms Giá trị M và N nên nằm trong khoảng 40 và 100. |
5. | Chuỗi khung liên tục với 2 khung liên tiếp không chứa tín hiệu đồng bộ khung có bit 2 = “0”(…2 F 2 F / 2 F /2 F 2 F 2 F …) | Không gián đoạn truyền dẫn |
6. | Các khung liên tục có 3 khung liên tiếp không chứa tín hiệu đồng bộ khung có bit 2 = “0”(…2 F 2 F / 2 F /2 F/ 2 F 2 F 2 F …) | Có thể xảy ra gián đoạn truyền dẫn nhưng thời gian gián đoạn truyền dẫn phải nhỏ hơn 20,5 ms |
7. | Các khung liên tục với 914 SMF bị lỗi liên tiếp, tiếp theo là 86 SMF liên tục không lỗi, tiếp theo là 914 SMF lỗi liên tiếp, rồi đến các SMF liên tiếp không lỗi.(…SMF SMF 914x/SMF 86x SMF 914x/SMF SMF) | Không gián đoạn truyền dẫn |
8. | Các khung liên tục với 915 SMF bị lỗi liên tiếp, tiếp theo là 85 SMF liên tục không lỗi, tiếp theo là 915 SMF lỗi liên tiếp, tiếp đến là các SMF liên tục không lỗi.(…SMF SMF 915x/SMF 85x SMF 915x/SMF SMF) | Bất kỳ gián đoạn truyền dẫn nào đều phải nhỏ hơn 1 020,5 giây |
CHÚ THÍCH 1: trước mỗi phép đo cho trong bảng trên phải thực hiện đồng bộ khung và đa khung bằng cách truyền đủ số khung đến bên nhận.CHÚ THÍCH 2: F là một khung có tín hiệu đồng bộ khung đúng; /F là khung có tín hiệu đồng bộ khung sai; 2 là khung không chứa tín hiệu đồng bộ khung có bit 2 được thiết lập là “1”; /2 là khung không chứa tín hiệu đồng bộ khung có bit 2 được thiết lập là “0”; SMF là nửa đa khung có đồng bộ khung đúng và các bit CRC-4 đúng; /SMF là nửa đa khung có đồng bộ khung đúng và các bit CRC-4 sai;CHÚ THÍCH 3: các kết quả được xác định trên cơ sở không có lỗi phát sinh trong đường truyền trong toàn bộ thời gian đo. |
Bảng A.3 - Đồng bộ đa khung
| Kích thích từ thiết bị đo (xem chú thích 1 và 2) | Kết quả |
1 | 10*MF Các đa khung đúng để thiết lập điều kiện đầu./F 2 /F 2 /F 2 /F 2 Tác động làm mất đồng /F 2 /F 2 bộ khung và đa khung.F 2 F 2 Lấy lại đồng bộ khung./MF /MF /MF /MF Hai tín hiệu đa khung trong 8 ms. | Đồng bộ đa khung |
CHÚ THÍCH 1: trước mỗi phép đo cho trong bảng trên phải thực hiện truyền để bên nhận nhận được đủ số khung đúng để đảm bảo đồng bộ khung và đa khung.CHÚ THÍCH 2: F là một khung có tín hiệu đồng bộ khung đúng; /F là khung có tín hiệu đồng bộ khung sai; 2 là khung không chứa tín hiệu đồng bộ khung có bit 2 được thiết lập là “1”; / SMF là nửa đa khung có đồng bộ khung đúng và các bit CRC-4 sai;MF là một đa khung có tín hiệu đồng bộ khung đúng, bit 2 = “1”, tín hiệu đồng bộ đa khung đúng và các bit CRC-4 đúng;/MF là một đa khung có tín hiệu đồng bộ khung đúng, bit 2 = “1”, tín hiệu đồng bộ đa khung sai và các bit CRC-4 đúng. |
(Quy định)
Định nghĩa cấu trúc khung
B.1. Cấu trúc khungLuồng bit sẽ được cấu trúc thành một khung dài 256 bit, được đánh số từ 1 đến 256. Tốc độ lặp lại khung danh định là 8 000 Hz. Vị trí của các bit từ 1 đến 8 của khung như được trình bày trong Bảng B.1.Bảng B.1 - Phân bổ của các bit từ 1 đến 8
Số thứ tự bit | Khung có chứa tín hiệu liên kết khung | Khung không chứa tín hiệu liên kết khung |
1 | CRC-4 (xem B.2) | CRC-4 (xem B.2) |
2 | 0 | 1 |
3 | 0 | A (xem chú thích 1) |
4 | 1 | Sa4 (xem chú thích 2) |
5 | 1 | Sa5 (xem chú thích 2) |
6 | 0 | Sa6 (xem chú thích 2) |
7 | 1 | Sa7 (xem chú thích 2) |
8 | 1 | Sa8 (xem chú thích 2) |
CHÚ THÍCH 1: Bit A: RAI. CHÚ THÍCH 2: Các bit từ Sa4 đến Sa8 được sử dụng cho người điều khiển kênh thuê riêng. Giá trị của chúng tại cổng ra của kênh thuê riêng là không xác định. |
Bảng B.2 - Vị trí các bit CRC-4 của một đa khung
SMF | Khung | Bit 1 | |
Một đa khung | SMF I | 0 1 2 3 4 5 6 7 | C1 0 C2 0 C3 1 C4 0 |
SMF II | 8 9 10 11 12 13 14 15 | C1 1 C2 1 C3 E C4 E |
(Tham khảo)
Các giới hạn của lỗi
C.1. Giới thiệuCác lỗi sinh ra bởi một số nguyên nhân sau:- Do can thiệp của con người;- Nhiễu nhiệt;- Các điện áp cảm ứng trong thiết bị và cáp do sét, chớp, sóng vô tuyến và các hiệu ứng điện từ trường khác;- Mất đồng bộ sau khi bị trượt không điều khiển được;- Các điểm tiếp xúc và kết nối.Nguyên nhân chính gây ra lỗi là các điện áp cảm ứng và các lỗi này thường xảy ra với mật độ lớn do các hiện tượng đặc biệt nào đó xuất hiện. Sự phát triển của công nghệ không những giúp con người có sự hiểu biết sâu sắc hơn về các hiệu ứng điện từ trường mà còn có phương hướng lâu dài trong việc giảm các tỷ lệ về lỗi.Các nghiên cứu của ITU-T đã chứng minh rằng tỷ lệ lỗi đối với đường truyền ít phụ thuộc vào khoảng cách.C.2. Các tài liệu tham khảoKhuyến nghị G.826 của ITU-T về giới hạn lỗi đối với đường truyền chuẩn lý thuyết là 27 500 km. Để có thể áp dụng các số liệu này cho kênh thuê riêng thì cần phải định nghĩa các đường truyền chuẩn để đại diện cho các kênh thuê riêng được đề cập tới trong Quy chuẩn này. Đường truyền chuẩn trên mặt đất và đường truyền chuẩn qua vệ tinh được định nghĩa trong C.2.1 và C.2.2 dựa trên cơ sở Khuyến nghị G.826 của ITU-T.C.2.1. Đường truyền trên mặt đấtHình C.1 mô tả đường truyền chuẩn trên mặt đất qua việc tính toán giới hạn lỗi như đã chỉ ra trong Quy chuẩn này.Hình C.1 - Đường truyền chuẩn cho kênh thuê riêng trên mặt đất tốc độ 2 048 kbit/s.
Đường truyền chuẩn trong Hình C.1 gồm có 2 nước tại 2 đầu cuối và một nước trung gian. Tại nước có điểm đầu cuối thì khoảng cách tính từ điểm NTP đến cổng đi quốc tế tối đa là 1 000 km. Đối với nước trung gian thì khoảng cách tối đa là 3 500 km nếu chỉ có một cổng quốc tế. Khoảng cách trên được tính bằng 1,5 lần khoảng cách theo đường thẳng trừ trường hợp nếu là cáp ngầm dưới biển thì khoảng cách sẽ là khoảng cách thực tế.CHÚ THÍCH: mô hình này cho phép khoảng cách tổng cộng lên đến 5500 km. Mặc dù đường truyền chuẩn này biểu diễn các phần của các quốc gia riêng biệt, nhưng trong Quy chuẩn này không tách lỗi riêng tại từng quốc gia và các lỗi có thể được phân tách theo cách khác.C.2.2. Đường truyền qua vệ tinh
Hình C.2 - Đường truyền chuẩn cho kênh thuê riêng qua vệ tinh tốc độ 2 048 kbit/s
Đường truyền chuẩn trong Hình C.2 gồm có đường truyền vệ tinh kết nối hai quốc gia có điểm đầu cuối. Đối với mỗi nước có điểm đầu cuối thì khoảng cách là khoảng 1 000 km.C.3. Tiêu chí với lỗiTrong Bảng C.1 và C.2 thể hiện phân bố theo tỷ lệ phần trăm về lỗi tổng cộng trong Khuyến nghị G.826 của ITU-T đối với các phần khác nhau của kênh thuê riêng dựa theo đường truyền chuẩn (đường truyền mặt đất và đường truyền vệ tinh) như định nghĩa trong C.2. Các bảng dưới đây bao gồm phân bố cố định và phân bố theo khoảng cách với 1% cho chiều dài 500 km.Bảng C.1 - Phân bố nguyên nhân lỗi theo Khuyến nghị G.826 - Đường truyền mặt đất
Phần đường truyền (đường truyền mặt đất) | Phân bố lỗi |
Quốc gia 1 (phân bố cố định) | 17,5% |
Quốc gia 1 (tối đa 1 000 km) | 2,0% |
Điểm quá giang quốc tế | 1,0% |
Quá giang quốc tế (phân bố cố định) | 2,0% |
Quá giang quốc tế (tối đa 3 500 km) | 7,0% |
Điểm quá giang quốc tế | 1,0% |
Quốc gia 2 (tối đa 1 000 km) | 2,0% |
Quốc gia 2 (phân bố cố định) | 17,5% |
Tổng cộng | 50,0% |
Bảng C.2 - Phân bố lỗi theo Khuyến nghị G.826 - Đường truyền vệ tinh.
Phần đường truyền (đường truyền mặt đất) | Phân bố lỗi |
Quốc gia 1 (phân bố cố định) | 17,5% |
Quốc gia 1 (tối đa 1 000 km) | 2,0% |
Điểm kết nối quốc tế | 2,0% |
Đường truyền vệ tinh | 35,0% |
Điểm kết nối quốc tế | 2,0% |
Quốc gia 2 (tối đa 1 000 km) | 2,0% |
Quốc gia 2 (phân bố cố định) | 17,5% |
Tổng cộng | 78,0% |
Bảng C.3 - Tỷ lệ lỗi dài hạn áp dụng cho kênh thuê riêng cấu trúc số 2 048 kbit/s
Tham số | G.826 | Đường truyền mặt đất | Đường truyền vệ tinh |
Tỷ lệ ES Tỷ lệ SES Tỷ lệ BBE | 4,00% 0,20% 0,03% | 2,000 % 0,100% 0,015% | 3,120% 0,156% 0,023% |
CHÚ THÍCH: các số liệu trong bảng này đã được làm tròn, các số liệu chính xác được sử dụng để tính toán các giới hạn trong các mục tiếp theo. |
S1 = (Yêu cầu) – 2 x
S2 = (Yêu cầu) + 2 x
Bảng C.4 - Các giá trị giới hạn đối với độ dài khối là 2 048 bit - Đường truyền mặt đất
Thông số | ES | SES | BBE |
Lỗi dài hạn | 1 728 / 24h | 86/ 24h | 12 960/ 24h |
Thời gian đo 24 giờGiá trị giới hạn S1Giá trị giới hạn S2 |
1 645/ 24h 1 811/ 24h |
68/ 24h 105/ 24h |
12 732/ 24h 13 188/ 24h |
Bảng C.5 - Các giá trị giới hạn đối với độ dài khối là 2 048 bit - Đường truyền vệ tinh
Thông số | ES | SES | BBE |
Lỗi dài hạn | 2 696 / 24h | 135 / 24h | 20 218 / 24h |
Thời gian đo 24 giờGiá trị giới hạn S1Giá trị giới hạn S2 |
2 592 / 24h 2 800 / 24h |
112 / 24h 158 / 24h |
19 933 / 24h 20 502 / 24h |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.