QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRANG BỊ AN TOÀN TÀU CÁ
National technical regulation on Safety Equipment of fishing vessels
Lời nói đầu:QCVN 02-21: 2015/BNNPTNT do Vụ Khai thác thủy sản biên soạn, Tổng cục Thủy sảntrình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônban hành theo Thông tư số 20 /2015/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6năm 2015.
Quy chuẩn này được biên soạn trên cơ sở Phần 12, Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển (TCVN 6718: 2000); Phần 6A, Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cỡ nhỏ (TCVN 7111:2002).
MỤC LỤC
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.1.2. Đối tượng áp dụng
1.2. Tài liệu viện dẫn
1.3. Giải thích từ ngữ
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Giám sát kỹ thuật
2.1.1. Quy định chung
2.1.2. Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật trang thiết bị an toàn
2.1.3. Giám sát chế tạo, phục hồi và hoán cải trang thiết bị an toàn
2.1.4. Kiểm tra các trang thiết bị an toàn trong đóng mới, hoán cải và phục hồi tàu cá
2.1.5. Kiểm tra trang thiết bị trên các tàu đang khai thác
2.1.6. Một số yêu cầu kỹ thuật
2.1.7. Bố trí và thử hoạt động
2.1.8. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật do Đăng kiểm cấp
2.1.9. Miễn giảm và thay thế tương đương
2.2. Phương tiện cứu sinh
2.2.1. Quy định chung
2.2.2. Quy định trang bị
2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật phương tiện cứu sinh
2.3. Phương tiện tín hiệu
2.3.1. Quy định chung
2.3.2. Quy định trang bị
2.3.3. Kết cấu các phương tiện tín hiệu
2.3.4. Bố trí các phương tiện tín hiệu trên tàu
2.4. Trang bị vô tuyến điện
2.4.1. Quy định chung
2.4.2. Quy định trang bị
2.4.3. Lắp đặt thiết bị vô tuyến điện trên tàu
2.4.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị vô tuyến điện
2.5. Trang bị hàng hải
2.5.1. Qui định chung
2.5.2. Quy định trang bị
2.5.3. Bố trí thiết bị hàng hải trên tàu
2.5.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị hàng hải
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRANG BỊ AN TOÀN TÀU CÁ
National technical regulation on Safety Equipment of fishing vessels
I. QUY ĐỊNH CHUNG1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1.1.1. Phạm vi điều chỉnhQuy chuẩn này áp dụng trong chế tạo, lắp đặt, kiểm tra và sử dụng các trang thiết bị an toàn trên tàu cá có chiều dài từ 12 m trở lên hoặc lắp máy chính có tổng công suất từ 50 sức ngựa trở lên (sau đây gọi là “tàu cá”) do Đăng kiểm tàu cá Việt Nam (sau đây gọi là “Đăng kiểm”) giám sát, phân cấp.1.1.2. Đối tượng áp dụngQuy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý kỹ thuật tàu cá; sử dụng, thiết kế, chế tạo, nhập khẩu các trang thiết bị an toàn lắp đặt trên tàu cá; các cơ sở thiết kế, đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá. 1.2. Tài liệu viện dẫn1.2.1. QCVN 42:2012/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu biển, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BGTVT ngày 30/7/2012.1.2.2. QCVN 21:2010/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BGTVT ngày 21/4/2010.1.2.3. Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển 1972 (International Regulations for Preventing Collisions at Sea, 1972 – Colregs, 1972).1.2.4. Công ước quốc tế về an toàn tàu cá Torremolinos 1993, sửa đổi bổ sung 1995.1.2.5. Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 (Safety of life at sea, 1974), đã bổ sung sửa đổi.1.3. Giải thích từ ngữ 1.3.1. Trang bị an toàn tàu cá quy định trong Quy chuẩn này, gồm: Phương tiện cứu sinh, phương tiện tín hiệu, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị hàng hải.1.3.2. Phương tiện cứu sinh là phương tiện có khả năng duy trì sự sống của những người gặp nạn từ thời điểm bắt đầu rời khỏi tàu. Phương tiện cứu sinh quy định trong Quy chuẩn này gồm: Xuồng cấp cứu, phao bè cứu sinh, dụng cụ nổi, phao tròn, phao áo.1.3.3. Xuồng cấp cứu là phương tiện cứu sinh đặc biệt chở trên tàu luôn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng ngay lập tức và dùng để cứu những người ngã xuống nước, những người ở trên tàu bị nạn, cũng như để dẫn và kéo các phao bè cứu sinh đang ở trong tình trạng cấp cứu.1.3.4. Dụng cụ nổi cứu sinh (trừ xuồng cứu sinh và phao bè cứu sinh) bảo đảm giữ được một số người nổi trên mặt nước mà vẫn giữ nguyên được hình dạng và đặc tính kỹ thuật trong suốt quá trình hoạt động.1.3.5. Phương tiện tín hiệu là phương tiện được bố trí, lắp đặt trên tàu thuyền và dùng để báo hiệu cho các phương tiện khác tránh va khi tàu thuyền hoạt động trên các vùng nước. Phương tiện tín hiệu quy định trong Quy chuẩn này gồm: Đèn tín hiệu hành trình, đèn tín hiệu nhấp nháy (chớp), đèn tín hiệu đánh cá, phương tiện tín hiệu âm thanh, pháo hiệu, vật hiệu.1.3.6. Thiết bị vô tuyến điện là thiết bị dùng để trao đổi các thông tin về hoạt động và trao đổi chung khác với các thông tin là tín hiệu cấp cứu, tín hiệu khẩn cấp và tín hiệu an toàn được thực hiện bằng vô tuyến. Thiết bị vô tuyến điện quy định trong Quy chuẩn này gồm: Máy thu phát vô tuyến MF/HF, máy thu chuyên dụng thông tin dự báo thiên tai (SSB), máy thu phát vô tuyến điện thoại cực ngắn VHF, máy thu phát VHF hai chiều, thiết bị phát báo ra đa, thiết bị truyền thanh chỉ huy. 1.3.7. Thiết bị hàng hải là thiết bị dùng để thực hiện các chức năng trong việc đo đạc các tham số hàng hải cũng như xử lý, lưu trữ, truyền phát, hiển thị và ghi dữ liệu khi ra quyết định thực hiện các nhiệm vụ hàng hải trên tàu. Thiết bị hàng hải quy định trong Quy chuẩn gồm: Ra đa hàng hải, la bàn từ lái, máy đo sâu, máy thu định vị vệ tinh GPS, đồng hồ bấm giây, thiết bị đo độ nghiêng, đèn tín hiệu ban ngày, ống nhòm hàng hải.1.3.8. Tàu cá quy định trong Quy chuẩn này, gồm: Tàu đánh cá, tàu chế biến, thu mua, dịch vụ thủy sản.1.3.9. Tàu đánh cá: Là tàu được dùng cho khai thác thủy sản (tàu trực tiếp đánh bắt thủy sản).1.3.10. Tàu chế biến thủy sản: Là tàu dùng để đánh bắt và chế biến cá hoặc chỉ chế biến cá và các sản phẩm thủy sản khác.1.3.11. Tàu thu mua thủy sản: Là tàu thu gom, chuyển tải sản phẩm thủy sản được đánh bắt từ các tàu cá khác.1.3.12. Tàu dịch vụ thủy sản: Là tàu cung ứng dịch vụ hậu cần cho tàu đánh cá và các tàu cá khác hoặc cung ứng dịch vụ hậu cần kết hợp thu mua thủy sản. 1.2.13. Tàu đang khai thác: Là các tàu cá đang được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ đánh bắt cá, dịch vụ thủy sản, thu mua vận chuyển và chế biến các loại thủy sản hoặc đang di chuyển trên biển. 1.3.14. Chiều dài tàu (L): Là khoảng cách tính bằng mét, đo trên đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất từ mặt trước sống mũi đến đường tâm trục lái hoặc đến mặt sau trụ bánh lái (nếu tàu có trụ bánh lái). Nếu tàu có đuôi theo kiểu tuần dương hạm thì chiều dài tàu được đo như trên hoặc bằng 96% chiều dài đường nước thiết kế lớn nhất, lấy giá trị nào lớn hơn.1.3.15. Chiều rộng tàu (B): Là khoảng cách nằm ngang tính bằng mét, đo từ mép ngoài của sườn mạn bên này đến mép ngoài sườn mạn bên kia (hoặc phía ngoài ván vỏ mạn bên này đến phía ngoài ván vỏ mạn bên kia - đối với tàu vỏ gỗ), tại vị trí rộng nhất của thân tàu.1.3.16. Vùng được phép hoạt động của tàu1.3.16.1. Vùng hoạt động hạn chế III: Là vùng biển hạn chế cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 20 hải lý.1.3.16.2. Vùng hoạt động hạn chế II: Là vùng biển hạn chế cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 50 hải lý.1.3.16.3. Vùng hoạt động hạn chế I: Là vùng biển hạn chế cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 200 hải lý.1.3.16.4. Vùng hoạt động không hạn chế : Là vùng biển không hạn chế tầm hoạt động của tàu.II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT2.1. Giám sát kỹ thuật2.1.1. Quy định chung2.1.1.1. Nội dung giám sát kỹ thuật2.1.1.1.1. Thẩm định các hồ sơ thiết kế trang thiết bị an toàn;2.1.1.1.2. Giám sát chế tạo trang thiết bị an toàn;2.1.1.1.3. Kiểm tra trang thiết bị an toàn trên các tàu đóng mới và đang khai thác.2.1.1.2. Phương pháp cơ bản để giám sát: Là kiểm tra chọn lọc, trong trường hợp áp dụng qui định khác phải được Đăng kiểm chấp thuận.2.1.1.3. Để thực hiện công tác giám sát, các cơ sở chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, khai thác phải đảm bảo điều kiện cho Đăng kiểm tiến hành kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm theo quy định.2.1.1.4. Tất cả những sửa đổi có liên quan đến vật liệu, kết cấu, cách lắp đặt trang thiết bị do cơ sở chế tạo tiến hành phải được Đăng kiểm chấp thuận trước khi thực hiện.2.1.1.5. Đăng kiểm có thể từ chối tiến hành giám sát nếu cơ sở chế tạo vi phạm tiêu chuẩn một cách hệ thống các yêu cầu của Quy chuẩn này cũng như vi phạm hợp đồng giám sát với đăng kiểm.2.1.1.6. Trong trường hợp phát hiện thấy vật liệu hay trang thiết bị có khiếm khuyết, tuy đã được cấp giấy chứng nhận, Đăng kiểm vẫn có thể hủy giấy chứng nhận đã cấp. 2.1.2. Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật trang thiết bị an toàn2.2.2.1. Quy định chung2.2.2.1.1. Trước khi chế tạo trang thiết bị chịu sự giám sát của Đăng kiểm, cơ sở sản xuất phải trình Đăng kiểm thẩm định các hồ sơ kỹ thuật được liệt kê trong mục 2.1.2.2 dưới đây với khối lượng ít nhất 03 bộ. Trong trường hợp trang thiết bị có kết cấu đặc biệt, Đăng kiểm có thể yêu cầu tăng khối lượng hồ sơ thẩm định. Khối lượng hồ sơ thẩm định các trang thiết bị có kết cấu và kiểu đặc biệt sẽ phải thỏa thuận với Đăng kiểm trong từng trường hợp cụ thể.2.2.2.1.2. Những sửa đổi đưa vào hồ sơ kỹ thuật đã được thẩm định có liên quan đến các chi tiết và kết cấu thuộc phạm vi yêu cầu của Quy chuẩn này phải trình Đăng kiểm thẩm định trước khi sửa đổi.2.2.2.1.3. Hồ sơ kỹ thuật trình Đăng kiểm thẩm định phải thể hiện đầy đủ các số liệu cần thiết để chứng minh được rằng các quy định nêu trong Quy chuẩn này được thực hiện.2.2.2.1.4. Hồ sơ kỹ thuật được Đăng kiểm thẩm định sẽ được đóng dấu của Đăng kiểm.2.1.2.2. Khối lượng hồ sơ kỹ thuật trình thẩm định khi chế tạo trang thiết bị an toàn2.1.2.2.1. Phương tiện cứu sinh2.1.2.2.1.1. Xuồng cấp cứua) Thuyết minh kỹ thuật (phần vỏ, máy, điện) kèm theo bản tính độ bền, tính ổn định, tính chống chìm của xuồng, tổng dung tích, hệ số béo, sức chở, lượng chiếm nước. Khả năng phục hồi về tư thế cân bằng, bản tính phương tiện bảo vệ và không khí nén, tính chịu lửa của các xuồng.b) Bản vẽ đường hình dáng;c) Mặt cắt dọc và ngang kèm theo các chỉ dẫn bố trí các hộp hoặc khoang không khí, thể tích và vật liệu của chúng;d) Bản vẽ và bố trí thiết bị nâng hạ xuồng và bản tính độ bền;e) Thiết bị lái;f) Bản vẽ bố trí chung có kèm theo chỉ dẫn việc bố trí thiết bị và người, bảng kê thiết bị xuồng;g) Sơ đồ thiết bị bảo vệ;h) Bản vẽ rải tôn bao (xuồng làm bằng kim loại);i) Thiết bị buồm với xuồng chèo tay và xuồng nhẹ;j) Thiết bị truyền động và đường trục và bản tính hệ truyền động;k) Quy trình thử.2.1.2.2.1.2. Phao bè cứu sinh cứnga) Thuyết minh kỹ thuật có kèm theo các bản tính độ bền của phao, thiết bị kéo và nâng hạ, lượng chiếm nước, diện tích boong và sức chở;b) Bố trí chung (kết cấu phao và kích thước chính, kèm chỉ dẫn bố trí người và trang thiết bị), bản kê thiết bị của phao, bố trí, kết cấu mũi che;c) Quy trình thử.2.1.2.2.1.3. Phao bè cứu sinh bơm hơia) Thuyết minh kỹ thuật có kèm theo các bản tính độ bền của Thiết bị kéo và nâng hạ, lượng chiếm nước, diện tích boong và sức chở;b) Bản vẽ bố trí chung (kết cấu và kích thước chính có kèm các chỉ dẫn việc bố trí phụ tùng và van, thiết bị và bố trí người); bản kê các thiết bị của phao bè;c) Sơ đồ bản vẽ và phụ tùng và van của hệ thống bơm hơi tự động;d) Quy trình thử.2.1.2.2.1.4. Dụng cụ nổia) Thuyết minh kỹ thuật, có kèm bản tính sức nổi và sức chở;b) Bản vẽ thiết kế (kết cấu, vật liệu và thiết bị);c) Quy trình thử.2.1.2.2.1.5. Thiết bị hạ xuồng hoặc hạ phao bèa) Thuyết minh kỹ thuật;b) Bản vẽ thiết kế (kết cấu, vật liệu và thiết bị);c) Bản tính độ bền và sơ đồ lực;d) Quy trình thử;2.1.2.2.1.6. Tời nâng hạ và thiết bị cơ giớia) Thuyết minh kỹ thuật;b) Bản vẽ thiết kế (kết cấu, vật liệu và chi tiết kèm theo kích thước);c) Bản tính độ bền;d) Quy trình thử;2.1.2.2.1.7. Phao áo cứu sinh, phao tròn cứu sinh, thiết bị phóng dâya) Thuyết minh kỹ thuật,;b) Bản vẽ thiết kế (kết cấu, vật liệu và thiết bị);c) Quy trình thử.2.1.2.2.2. Phương tiện tín hiệu2.1.2.2.1.1. Bản vẽ lắp ráp có thể hiện các phần cấu tạo và vật liệu chế tạo;2.1.2.2.1.2. Thuyết minh kỹ thuật;2.1.2.2.1.3. Quy trình thử;2.1.2.2.3. Thiết bị vô tuyến điện2.1.2.2.3.1. Trước khi chế tạo phải trình Đăng kiểm duyệt các hồ sơ sau:a) Thuyết minh kỹ thuật bao gồm cả nhiệm vụ thư kỹ thuật;b) Sơ đồ nguyên lý;c) Các bản vẽ thiết bị ở dạng chung và dạng mở;d) Sơ đồ lắp ráp;e) Liệt kê linh kiện và các phụ tùng dự trữ;f) Quy trình thử.2.1.2.2.3.2. Thiết bị vô tuyến điện là mẫu thí nghiệm phải được hoàn thiện và chế tạo ít nhất gồm 02 mẫu phù hợp với hồ sơ kỹ thuật, phải được thử ở nhà máy chế tạo và trên tàu để xác nhận phù hợp của các thông số vận hành và kỹ thuật của nó với Quy phạm và nhiệm vụ thư kỹ thuật. Các bước thử này phải được tiến hành có sự giám sát của Đăng kiểm.2.1.2.2.3.3. Sau khi hoàn thành cuộc thử phải giao cho Đăng kiểm các biên bản kiểm tra và kết quả thử cũng như thuyết minh, sơ đồ và bản vẽ bố trí chung. Tất cả các hồ sơ này Đăng kiểm sẽ lưu giữ và làm cơ sở để quyết định cho phép sử dụng thiết bị dựa trên cơ sở kỹ thuật (điều kiện kỹ thuật).2.1.2.2.4. Thiết bị hàng hải2.1.2.2.4.1. Cơ sở sản xuất phải trình nhiệm vụ thư kỹ thuật và hồ sơ kỹ thuật, quy trình thử để Đăng kiểm xét và thẩm định trước khi chế tạo trang bị hàng hải.2.1.2.2.4.2. Nhiệm vụ thư kỹ thuật để chế tạo, bao gồm:a) Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật vận hành;b) Yêu cầu về điều kiện làm việc;c) Yêu cầu về thử độ bền, thử nhiệt độ và thử về điện.2.1.2.2.4.3. Thiết kế kỹ thuật, bao gồm:a) Mô tả về nguyên lý hoạt động;b) Những tính toán cơ bản;c) Sơ đồ nguyên lý về điện, động lực và chức năng;d) Các bản vẽ bố trí chung và bản vẽ bố trí bộ phận điều khiển các thiết bị kiểm tra và bảo vệ;2.1.2.2.4.4. Quy trình thử tại xưởng và trên tàu.2.1.3. Giám sát chế tạo trang thiết bị an toàn2.1.3.1. Việc giám sát chế tạo trang thiết bị an toàn do Đăng kiểm viên của Đăng kiểm tiến hành trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật đã được Đăng kiểm thẩm định.2.1.3.2. Nội dung kiểm tra, đo đạc và thử trong quá trình giám sát được Đăng kiểm qui định trên cơ sở các hướng dẫn hiện hành của Đăng kiểm và phụ thuộc vào điều kiện cụ thể.2.1.3.3. Việc giám sát chế tạo các trang thiết bị được tiến hành theo phương pháp chọn lọc - thử nghiệm sản phẩm đầu tiên trong loạt sản phẩm hay sản phẩm bất kỳ nào đó tại cơ sở chế tạo. Trong điều kiện đặc biệt Đăng kiểm có thể yêu cầu thử sản phẩm ở điều kiện khai thác với nội dung, thời gian, địa điểm do Đăng kiểm, cơ sở chế tạo, chủ tàu ấn định. 2.1.3.4. Việc chấp nhận trang thiết bị an toàn mới và hiện có được thiết kế và chế tạo không có sự giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm sẽ được đăng kiểm thực hiện trên cơ sở xem xét hồ sơ kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn này. Trường hợp đặc biệt phải được thử nghiệm theo yêu cầu của Quy chuẩn này hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.2.1.4. Kiểm tra các trang thiết bị an toàn trong đóng mới, hoán cải và phục hồi tàu cá2.1.4.1. Hồ sơ kỹ thuật trang thiết bị an toàn trong đóng mới tàu cá2.1.4.1.1.Trước khi bắt đầu đóng tàu, các hồ sơ phần trang thiết bị an toàn quy định từ mục 2.1.4.1.2 đến mục 2.1.4.1.5 dưới đây phải trình Đăng kiểm thẩm định đồng thời với hồ sơ thiết kế tàu cá.2.1.4.1.2. Hồ sơ về phương tiện cứu sinh:2.1.4.1.2.1. Bản vẽ bố trí xuồng cấp cứu, phao bè cứu sinh và thiết bị nâng hạ;2.1.4.1.2.2. Quy trình thử xuồng cấp cứu, phao bè cứu sinh sau khi lắp đặt;2.1.4.1.2.3. Bản vẽ cố định phao bè ở vị trí cất giữ;2.1.4.1.2.4. Bản vẽ bố trí phương tiện cứu sinh cá nhân.2.1.4.1.3. Hồ sơ về phương tiện tín hiệu:2.1.4.1.3.1. Bản vẽ cột đèn tín hiệu và bố trí chằng buộc;2.1.4.1.3.2. Bản vẽ vị trí và cố định thiết bị tín hiệu;2.1.4.1.4. Hồ sơ về trang bị vô tuyến điện:2.1.4.1.4.1. Sơ đồ đi dây thiết bị vô tuyến điện có chỉ rõ kiểu, tiết diện dây và thiết bị chống nhiễu;2.1.4.1.4.2. Sơ đồ nguồn cấp và các thiết bị bảo vệ điện;2.1.4.1.4.3. Bản vẽ chằng buộc ăng ten;2.1.4.1.4.4. Sơ đồ lắp đặt cáp, bao gồm cả xuyên cáp qua vách và boong kín nước;2.1.4.1.4.5. Bản vẽ bố trí và cố định thiết bị vô tuyến điện và nguồn cấp;2.1.4.1.4.6. Bản vẽ kết cấu thiết bị nối đất.2.1.4.1.5. Hồ sơ về thiết bị hàng hải:2.1.4.1.5.1. Sơ đồ đi dây thiết bị hàng hải, có chỉ rõ kiểu, tiết diện dây và thiết bị chống nhiễu;2.1.4.1.5.2 Sơ đồ nguồn cấp và các thiết bị bảo vệ điện;2.1.4.1.5.3. Bản vẽ bố trí và cố định thiết bị hàng hải và nguồn cấp;2.1.4.1.5.4. Sơ đồ lắp đặt cáp, bao gồm cả xuyên cáp qua vách và boong kín nước;2.1.4.1.5.5. Bản vẽ kết cấu thiết bị nối đất.2.1.4.2. Hồ sơ kỹ thuật trang thiết bị an toàn trong phục hồi hoán cải tàu cá2.1.4.2.1. Trước khi bắt đầu hoán cải, phục hồi tàu cá, phải trình Đăng kiểm thẩm định các hồ sơ kỹ thuật về các bộ phận của trang thiết bị được phục hồi hay hoán cải.2.1.4.2.2. Trường hợp lắp đặt lên tàu đang khai thác những bộ phận mới, khác thiết bị ban đầu và thuộc diện phải áp dụng Quy chuẩn thì cần phải trình Đăng kiểm thẩm định thêm hồ sơ kỹ thuật có liên quan đến việc đặt các bộ phận đó với khối lượng theo yêu cầu cho tàu trong đóng mới.2.1.5. Kiểm tra trang thiết bị trên các tàu đang khai thác2.1.5.1. Quy định chungNếu không có qui định nào khác thì tất cả các trang thiết bị an toàn phải được kiểm tra đồng thời và về nguyên tắc thời hạn kiểm tra phải trùng với chu kỳ kiểm tra phân cấp tàu. 2.1.5.2. Kiểm tra các trang thiết bị an toàn của tàu đang khai thác không có sự giám của Đăng kiểm trong đóng mới2.1.5.2.1. Đăng kiểm có thể thực hiện sự giám sát đối với trang thiết bị an toàn của tàu đang khai thác mà trước đây tàu không có sự giám sát của Đăng kiểm trong đóng mới với điều kiện phải đưa tàu vào kiểm tra phân cấp (kiểm tra lần đầu).2.1.5.2.2. Khi đưa các trang thiết bị an toàn của tàu vào giám sát phải trình hồ sơ kỹ thuật trang thiết bị an toàn của tàu như qui định tại mục 2.1.4.1,kể cả hồ sơ kiểm tra trang thiết bị an toàn lần trước.2.1.5.3. Quy định về kiểm tra2.1.5.3.1. Các bước kiểm tra2.1.5.3.1.1. Chuẩn bị kiểm tra:a) Chủ tàu khi yêu cầu kiểm tra phải thực hiện tất cả các công việc chuẩn bị cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra và phải bố trí người có hiểu biết về các yêu cầu kiểm tra để thực hiện các công việc phục vụ cho việc kiểm tra.b) Đăng kiểm có thể từ chối kiểm tra nếu: Việc chuẩn bị kiểm tra không được thực hiện; khi không có mặt chủ tàu hoặc người có trách nhiệm; khi Đăng kiểm thấy không đảm bảo an toàn để thực hiện kiểm tra.2.1.5.3.1.2. Tiến hành kiểm tra:Theo quy định về “Loại kiểm tra trang thiết bị an toàn” - như mục 2.1.5.3.2 dưới đây.2.1.5.3.1.3. Kết quả kiểm tra: Nếu Đăng kiểm thấy cần thiết phải sửa chữa thì chủ trang thiết bị phải thực hiện công việc sửa chữa cần thiết thỏa mãn các yêu cầu của Đăng kiểm.2.1.5.3.2. Loại kiểm tra trang thiết bị an toàn:2.1.5.3.2.1. Trang thiết bị an toàn lắp trên tàu phải được Đăng kiểm kiểm tra theo các loại hình kiểm tra sau đây với kết quả thỏa mãn:a) Kiểm tra lần đầu trước khi đưa trang thiết bị vào sử dụng nhằm mục đích xác định trạng thái kỹ thuật của trang thiết bị lần đầu trình Đăng kiểm. Việc kiểm tra được thực hiện đối với việc lắp đặt, bố trí, thử hoạt động, cũng như số lượng trang thiết bị lắp trên tàu, để xác nhận mức độ thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này và khả năng cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá cho tàu (mẫu Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo quy định tại Phụ lục III, Quy chế đăng kiểm tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);b) Kiểm tra hàng năm được thực hiện bằng cách kiểm tra tổng quát các trang thiết bị an toàn nhằm xác nhận các trang thiết bị hoàn toàn thỏa mãn các điều kiện để được cấp lại Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;c) Kiểm tra bất thường: Khối lượng kiểm tra bất thường do Đăng kiểm qui định tùy theo mục đích kiểm tra và trạng thái của trang thiết bị. Việc kiểm tra này nhằm phát hiện hư hỏng, thống nhất khối lượng công việc sửa chữa sự cố và xác định khả năng, điều kiện còn hiệu lực của Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá. Nếu kiểm tra bất thường theo yêu cầu của Chủ tàu hoặc Bảo hiểm, thì khối lượng kiểm tra được tiến hành theo yêu cầu.2.1.5.3.2.2. Thời hạn kiểm tra:a) Kiểm tra lần đầu trước khi đưa trang thiết bị vào sử dụng được thực hiện khi nhận được giấy đề nghị kiểm tra lần đầu trang thiết bị an toàn.b) Kiểm tra hàng năm: Các đợt kiểm tra hàng năm có thời hạn 12 tháng, được ấn định kể từ ngày kiểm tra lần đầu. Có thể tiến hành trước hoặc sau ngày hết hạn 3 tháng nhưng không thay đổi ngày ấn định kiểm tra.2.1.5.3.2.3. Kiểm tra bất thường: Được tiến hành độc lập với các đợt kiểm tra hàng năm đã nêu trên, trong trường hợp các trang thiết bị an toàn bị hư hỏng được sửa chữa hay thay mới.2.1.5.4. Khối lượng kiểm traTT | Tên thiết bị | Dạng kiểm tra | |
Lần đầu/định kỳ | Hàng năm | ||
(1) | Trang bị an toàn | ||
- | Xuồng cấp cứu | H,N, T | H, N, T |
- | Phao bè cứu sinh | H,N, T | H, N |
- | Dụng cụ nổi | N | N |
- | Phao tròn | N | N |
- | Phao áo | N | N |
(2) | Phương tiện tín hiệu | ||
- | Đèn tín hiệu hành trình | N, T | N, T |
- | Đèn tín hiệu nhấp nháy (chớp) | N,T | N, T |
- | Đèn tín hiệu đánh cá | N,T | N, T |
- | Phương tiện tín hiệu âm thanh | N, T | N, T |
- | Pháo hiệu | N | N |
- | Vật hiệu | N | N |
(3) | Thiết bị vô tuyến điện | ||
- | Máy thu phát vô tuyến MF/HF | H,N, T | N, T |
- | Máy thu chuyên dụng thông tin dự báo thiên tai (SSB) | H,N, T | N, T |
- | Máy thu phát vô tuyến điện thoại cực ngắn VHF | H,N, T | N, T |
- | Máy thu phát VHF hai chiều | H,N, T | N, T |
- | Thiết bị phát báo ra đa | N, T | N, T |
- | Thiết bị truyền thanh chỉ huy | H,N, T | N, T |
(4) | Trang thiết bị hàng hải | ||
- | Ra đa hàng hải | H,N, T | N, T |
- | La bàn từ lái | N, T | N, T |
- | Máy đo sâu | N, T | N, T |
- | Máy thu định vị vệ tinh GPS | H,N, T | N, T |
- | Đồng hồ bấm giây | N, T | N, T |
- | Dụng cụ đo độ nghiêng | N, T | N, T |
- | Đèn tín hiệu ban ngày | N,T | N, T |
- | Ống nhòm hàng hải | N,T | N, T |
Chú thích:- H: Hồ sơ- T: Thử hoạt động - N: Kiểm tra bên ngoài. |
2.1.7.2.4.9. Thiết bị tự động dựng biểu đồ số rađa;
2.1.7.2.4.10. Máy lái tự động.2.1.7.2.5. Các trang thiết bị khác khi Đăng kiểm thấy cần thiết.2.1.8. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật do Đăng kiểm cấp2.1.8.1. Cấp giấy chứng nhận2.1.8.1.1. Khi trang thiết bị an toàn được chế tạo mới hoặc nhập khẩu sẽ được Đăng kiểm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận và các hồ sơ biên bản khác có liên quan. Quy định về cấp Giấy chứng nhận cho thiết bị an toàn phải phù hợp với quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2.1.8.1.2. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá cấp cho tàu khi Đăng kiểm giám sát việc đưa các trang thiết bị xuống tàu để sử dụng trong đóng mới tàu cá cũng như giám sát các trang thiết bị an toàn tàu đang khai thác thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này. Mẫu Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục III, Quy chế đăng kiểm tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2.1.8.2. Hiệu lực của Giấy chứng nhậnGiấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá trong đó có nội dung về trang thiết bị an toàn được cấp đối với tàu cá đóng mới, cải hoán, hàng năm có hiệu lực 01 năm.2.1.9. Miễn giảm và thay thế tương đương2.1.9.1. Trường hợp có hai tàu luôn đi kèm nhau trong quá trình khai thác trên biển (như tàu đánh cá lưới kéo đôi), Đăng kiểm có thể xem xét miễn giảm một phần các yêu cầu về trang bị hàng hải, vô tuyến điện, nếu xét thấy việc áp dụng hoàn toàn các yêu cầu này là không hợp lý hoặc không cần thiết.2.1.9.2. Trang thiết bị an toàn chưa có đủ các tài liệu theo quy định của Quy chuẩn này có thể được chấp thuận nếu Đăng kiểm xem xét và công nhận là chúng có hiệu quả tương đương so với các yêu cầu của Quy chuẩn này.2.2. Phương tiện cứu sinh2.2.1. Quy định chung2.2.1.1. Phần này áp dụng cho tàu cá chịu sự giám sát của Đăng kiểm mà phương tiện và thiết bị cứu sinh của chúng được lắp lên tàu.2.2.1.2.Phần này quy định số lượng các phương tiện và cách bố trí chúng ở trên tàu.2.2.1.3. Các tàu có chiều dài L ≥ 45 m cập các cảng quốc tế phải được trang bị phương tiện cứu sinh theo Công ước quốc tế về an toàn tàu cá Torremolinos 1993, sửa đổi bổ sung 1995.2.2.2. Quy định trang bị2.2.2.1. Tàu cá thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại 1.1.1 phải được trang bị các phương tiện cứu sinh với khối lượng qui định trong bảng2.2.1 và bảng2.2.2.2.2.2.2. Các phao tròn cứu sinh trang bị cho các tàu phải được lấy theo bảng 2.2.1.Nếu tàu phải trang bị 4 hoặc trên 4 phao tròn có đèn tự cháy sáng, thì tối thiểu 02 chiếc trong đó phải được trang bị tín hiệu khói tự động.2.2.2.3. Đối với tàu tàu chế biến, dịch vụ thủy sản, mỗi tàu phải trang bị 01 thiết bị phóng dây có tối thiểu 4 đầu phóng và 4 dây phóng.Bảng 2.2.1. Phao tròn cứu sinh
Loại tàu | Chiều dài (m) | Số lượng phao tròn cứu sinh | ||
Tổng số | Có đèn tự cháy sáng | Có dây ném cứu sinh | ||
Tàu chế biến, dịch vụ thủy sản | L < 24 | 4 | 1 | Đối với các tàu L ≥ 24, mỗi mạn có ít nhất 1 chiếc có dây ném không phải là các phao có đèn tự sáng và tín hiệu khói |
24≤ L < 45 45 ≤ L < 75 L ≥ 75 | 6 8 10 |
50% nhưng không nhỏ hơn 4 | ||
Tàu đánh cá, thu mua thủy sản | L < 12(1) 12 ≤ L < 24 24 ≤ L < 45 L ≥ 45 | 1 2 4 6 | 0 1 2 4 | |
Chú thích: (1) Đối với tàu lắp máy chính có tổng công suất ≥ 50 sức ngựa |
Bảng 2.2.2. Định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu cá
Phương tiện cứu sinh
Vùng hoạt động | Định mức trang bị phương tiện cứu sinh và VTĐ của Phương tiện cứu sinh (% số người trên tàu hoặc chiếc) | |||
Xuồng cấp cứu | Phao bè cứu sinh | Dụng cụ nổi | Phao áo | |
Tàu tàu chế biến, dịch vụ thủy sản | ||||
1. Tàu cấp không hạn chế | 01 (1) | 50% mỗi mạn | - | 100% (+ số trực ca) |
2. Tàu cấp HCI, HCII | ||||
L ≥ 75 | 01(1) | 50% mỗi mạn | - | |
45 ≤ L < 75 | - | 100% mỗi mạn | - | |
24≤ L < 45 | - | 75% mỗi mạn | - | |
3. Tàu cấp HCIII | ||||
L ≥ 75 | - | 100% mỗi mạn | - | |
45 ≤ L < 75 | - | - | 100% mỗi mạn | |
24≤ L < 45 | - | - | 75% mỗi mạn | |
12≤ L < 24 | - | - | 50%mỗi mạn | |
Tàu đánh cá, thu mua thủy sản | ||||
1. L > 45 | - | 50% mỗi mạn | - | 100% (+ số trực ca) |
2. KHC, HCI, HC II | ||||
a. 24 ≤ L < 45 | - | - | 75% mỗi mạn | |
b. 12≤ L < 24 | - | - | 50%(2) mỗi mạn | |
3. HC III | ||||
12 ≤ L < 24 | - | - | 50%(2) mỗi mạn | |
L < 12(3) | - | - | - | |
Chú thích bảng 2.2.2:(1) Xuồng cấp cứu có thể thay bằng xuồng cứu sinh (nếu chúng thỏa mãn yêu cầu đối với xuồng cấp cứu)(2) Đăng kiểm có thể xem xét thay dụng cụ nổi bằng phao tròn.(3) Đối với tàu lắp máy chính có tổng công suất ≥ 50 sức ngựa.Các từ viết tắt được sử dụng trong Bảng 2.2.2L: Chiều dài tàu (m)HC: Vùng hoạt động: biển hạn chếKHC: Vùng hoạt động: biển không hạn chế |
Bảng 2.3.1. Thành phần chính của phương tiện tín hiệu trên tàu cá (1)
Đèn tín hiệu hành trình | Phương tiện tín hiệu âm thanh | Vật liệu màu đen | |||||||
Đèn cột (trắng) | Đèn mạn (2) | Đèn đuôi tàu (trắng) | Đèn chiếu 3600 | Còi | Chuông | Quả cầu | Hình thoi | ||
Xanh (phải) | Đỏ (trái) | Trắng | Đỏ | ||||||
2/1(3) | 1 | 1 | 1 | 2/1(3) | 2 | 1(4) | 1(5) | 3 | 01 |
Chú thích:(1) Đối với tàu cá không có cabin lái không yêu cầu trang bị như bảng 2.3.1 nhưng phải có ít nhất một đèn cầm tay và sẵn sàng báo hiệu cho các tàu khác tránh va.(2) Trên các tàu cá có chiều dài nhỏ hơn 20 mét, các đèn mạn có thể được kết hợp thành một đèn kép 2 màu đặt ở mặt phẳng dọc trục của tàu, sao cho màu đỏ bên trái và màu xanh bên phải tàu.(3) Tử số - Áp dụng cho tàu có chiều dài bằng và lớn hơn 50 m. Mẫu số - Áp dụng cho tàu có chiều dài nhỏ hơn 50 m.(4) Tàu cá có chiều dài từ 12 m trở lên phải trang bị. Tàu cá có chiều dài nhỏ hơn 12 m lắp máy có tổng công suất ≥ 50 sức ngựa, không nhất thiết phải trang bị còi nhưng phải trang bị phương tiện khác để phát tín hiệu âm thanh có hiệu quả. (5) Tàu cá có chiều dài từ 20 m trở lên. |
Bảng 2.3.2. Trang bị bổ sung cho tàu đánh cá
TT | Loại tàu | Đèn tín hiệu Chiếu sáng 3600 | Vật liệu |
| ||
Hình chóp |
| |||||
Trắng | Đỏ | Xanh |
| |||
1 | Tàu đánh cá lưới kéo đang kéo lưới(1) | 1 | - | 1 | 2(2) |
|
2 | Tàu đánh cá (trừ tàu đánh cá lưới kéo đang kéo lưới) các dụng cụ bắt cá trải ra dưới nước theo chiều ngang không lớn hơn 150 m | 1 | 1 | - | 2(2) |
|
3 | Tàu đánh cá (trừ tàu đánh cá lưới kéo đang kéo lưới) có dụng cụ trải ra dưới nước theo chiều ngang lớn hơn 150 m | 2 | 1 | - | 3(3) |
|
Chú thích:(1) Có thể trang bị thêm đèn dùng cho những tàu có chiều dài nhỏ hơn 50 m theo yêu cầu tại bảng 2.3.4.(2) Hai hình chóp nón đặt quay đỉnh vào nhau, cái nọ cách cái kia theo đường thẳng đứng.(3) 02 chóp nón đặt như (2), chiếc còn lại đặt quay đỉnh lên phía trên và đặt về phía có dụng cụ đánh cá. |
|
Bảng 2.3.3 Trang bị pháo hiệu cho các tàu
Vùng hoạt động | Pháo dù (màu đỏ) | Pháo hiệu cầm tay (màu đỏ) | Tín hiệu khói nổi được (màu da cam) |
Vùng không hạn chế | 8 | 4 | 4 |
Hạn chế I và II | 4 | 2 | 2 |
Hạn chế III | 0 | 2 | 2 |
Bảng 2.3.4. Đặc tính cơ bản của các đèn tín hiệu
TT | Tên đèn | Màu sắc | Cường độ sáng, candela | Tầm nhìn tối thiểu, HL | Góc nhìn của đèn trong mặt phẳng nằm ngang |
| |||||
Đèn loại I | Đèn loại II | Đèn loại III | Đèn loại I | Đèn loại II | Đèn loại III | Góc chiếu sáng | Phân bổ góc nhìn |
| |||
1 | Đèn cột | Trắng | 94,0 | 52,0 | 4,3 | 6 | 5(1) | 2 | 2250 | 112,50 mỗi bên của mặt phẳng đối xứng nhìn từ mũi |
|
2 | Đèn đuôi | Trắng | 12,0 | 4,3 | 4,3 | 3 | 2 | 2 | 1350 | Nhìn theo góc 67,50 mỗi mạn theo hướng từ đuôi tàu |
|
3 | Đèn hành trình mạn phải | Xanh | 12,0 | 4,3 | 0,9 | 3 | 2 | 1 | 112,50 | 112,50 về phía mạn phải nhìn từ mũi tàu |
|
4 | Đèn hành trình mạn trái | Đỏ | 12,0 | 4,3 | 0,9 | 3 | 2 | 1 | 112,50 | 112,50 về phía mạn trái nhìn từ mũi tàu |
|
5 | Đèn hành trình kết hợp 2 màu | Xanh, Đỏ | - | 4,3 | 0,9 | - | 2 | 1 | 2250 | 112,50 về mỗi mạn nhìn thẳng từ mũi tàu, mạn phải xanh, mạn trái đỏ |
|
6 | Đèn hành trình kết hợp 3 màu | Xanh, Đỏ, Trắng | - | - | 0,9 | - | - | 1(2) | 3600 | Góc xanh 112,50 mạn phải nhìn thẳng từ mũi tàu, góc đỏ 112,50 mạn trái nhìn thẳng từ mũi tàu. Góc trắng 1350 nhìn theo góc 67,50 ở mỗi mạn nhìn theo hướng từ đuôi tàu |
|
7 | Đèn chiếu sáng 3600 | Trắng, Đỏ, Xanh | 12,0 | 4,3 | 4,3 | 3 | 2 | 2 | 3600 | Nhìn mọi phía theo mặt phẳng ngang |
|
8 | Đèn chớp chiếu sáng 3600 | Vàng | 12,0 | 4,3 | 4,3 | 3 | 2 | 2 | 3600 | Nhìn mọi phía theo mặt phẳng ngang |
|
9 | Đèn chiếu xung quanh bổ sung(3) đối với tàu đánh cá bằng lưới vét gần nhau | Trắng, Đỏ, Xanh | 0,9 | 0,9 | 0,9 | 1 | 1 | 1 | 3600 | Nhìn mọi phía theo mặt phẳng ngang |
|
10 | Đèn chiếu sáng 3600 cho các tàu thuyền hoặc vật được kéo khó phát hiện | Trắng, Đỏ, Xanh | 12,0 | 12,0 | 12,0 | 3 | 3 | 3 | 3600 | Nhìn mọi phía theo mặt phẳng ngang |
|
Chú thích: (1) Trên các tàu cá có chiều dài L< 24 m, tầm nhìn tối thiểu 3 hải lý (2) Tầm nhìn tối thiểu của góc trắng là 2 hải lý (3) Tầm nhìn không được nhỏ hơn 1 hải lý, nhưng phải nhỏ hơn các đèn tròn khác trên tàu |
Bảng 2.3.6. Đặc tính cơ bản của còi
TT | Chiều dài tàu (m) | Dải tần cơ bản | Áp lực âm thanh tối thiểu, db(1) | Tầm nghe, HL(2) |
1 | L ≥ 75 | 130÷ 350 | 138 | 1,5 |
2 | 24 ≤ L < 75 | 250÷ 700 | 130 | 1,0 |
3 | 12 ≤ L < 24 | - | 120 | 0,5 |
Chú thích:(1) Ở cách xa còi 1 m theo hướng có cường độ âm thanh lớn nhất, áp lực âm thanh tại vùng xung quanh theo phạm vi tần số từ 180 ÷ 700 Hz (+1%) không được nhỏ hơn trị số cho trong bảng. (2) Theo hướng cường độ âm thanh lớn nhất trong điều kiện trời lặng gió. |
Bảng 2.3.7. Kích thước chuông
TT | Chiều dài tàu (m) | Đường kính ngoài phần miệng chuông (mm) | Khối lượng dùi đánh chuông |
1 | L ≥ 24 | D ≥ 300 | M ≥ 3% khối lượng chuông |
2 | 12 ≤ L < 24 | D ≥ 200 |
Bảng 2.3.8. Kích thước cơ bản của vật hiệu
TT | Chiều dài tàu (m) | Kích thước vật hiệu (m) | ||
Hình cầu | Hình nón | Hình thoi | ||
1 | L ≥ 24 | Đường kính 0,6 | Đường kính đáy và chiều cao 0,6 | Đường chéo ngắn 0,6 |
2 | 12 ≤ L < 24 | Đường kính 0,3 | Đường kính đáy và chiều cao 0,3 | Đường chéo ngắn 0,3 |
Bảng 2.3.9. Khoảng cách giữa hai hình cầu nối nhau
TT | Chiều dài tàu (m) | Khoảng cách (m) |
1 | L ≥ 24 | 1,5 |
2 | 12 ≤ L < 24 | 1,0 |
Bảng 2.4.1. Trang bị vô tuyến điện cho tàu cá
Tên thiết bị
Vùng hoạt động | Số lượng theo vùng hoạt động | |||||||
Máy thu phát vô tuyến MF/HF(1) | Máy thu chuyên dụng thông tin dự báo thiên tai (SSB) (2) | Máy thu phát vô tuyến điện thoại sóng cực ngắn VHF | Máy thu phát VHF hai chiều cầm tay | Thiết bị phản xạ rađa (Radar-Transponder) | Pháo vô tuyến chỉ báo sự cố qua vệ tinh (S.EPIRB) | Thiết bị truyền thanh chỉ huy | ||
Có bộ phận gọi chọn số DSC trên kênh 70 | Có bộ phận thu trực canh DSC trên kênh 70 | |||||||
Tàu tàu chế biến, dịch vụ thủy sản | ||||||||
1. Tàu cấp không hạn chế | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
2. Tàu cấp HCI, HCII | ||||||||
L ≥ 75 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
45 ≤ L < 75 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
24≤ L < 45 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
3. Tàu cấp HCIII | ||||||||
L ≥ 75 | 1 | 1 | - | - | 1 | 1 | 1 | 1 |
45 ≤ L < 75 | 1 | 1 | - | - | 1 | - | 1 | 1 |
24≤ L < 45 | - | 1 | - | - | 1 | - | 1 | - |
Tàu đánh cá, thu mua thủy sản | ||||||||
1. L > 45m | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
2. KHC, HCI, HC II | ||||||||
24 ≤ L < 45 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
12≤ L < 24 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | - | - | - |
3. HC III | ||||||||
12 ≤ L < 24 | - | 1 | - | - | - | - | - | - |
L < 12(3) | - | 1(4) | - | - | - | - | - | - |
Chú thích: (1) Với các tàu cá mà do hình thức khai thác luôn phải đi kèm nhau từ hai tàu trở lên thì phải có một tàu được trang bị, các tàu còn lại phải được trang bị thiết bị vô tuyến điện đảm bảo liên lạc thường xuyên với tàu kia trong mọi điều kiện. (2) Có thể thay bằng máy thu trực canh ở tần số cấp cứu vô tuyến điện thoại 2182KHz(3) Đối với tàu lắp máy chính có tổng công suất ≥ 50 sức ngựa (4) Có thể thay bằng Radio trực canh nghe thông báo thời tiết. |
Bảng 2.4.2. Tiết diện thanh dẫn nối đất
TT | Công suất máy phát | Tiết diện thanh dẫn (mm2) |
1 | Dưới 50 W | 25 |
2 | Từ 50 W- 100 W | 50 |
3 | Trên 100 W | 100 |
Bảng 2.5.1. Thành phần trang bị hàng hải
Tên thiết bị
Vùng hoạt động | Số lượng theo vùng hoạt động | |||||||
La bàn từ lái | Máy đo sâu(1) | Máy thu định vị vệ tinh (GPS) | Ra đa hàng hải | Đồng hồ bấm giây | Dụng cụ đo độ nghiêng | Đèn tín hiệu ban ngày | ống nhòm hàng hải | |
Tàu tàu chế biến, dịch vụ thủy sản | ||||||||
1. Tàu cấp không hạn chế | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
2. Tàu cấp HCI, HCII | ||||||||
L ≥ 75 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
45 ≤ L < 75 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
24≤ L < 45 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
3. Tàu cấp HCIII | ||||||||
L ≥ 75 | 1 | 1 | - | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
45 ≤ L < 75 | 1 | 1 | - | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
24≤ L < 45 | 1 | - | - | 1 | 1 | 1 | - | 1 |
Tàu đánh cá, thu mua thủy sản | ||||||||
1. L > 45m | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
2. KHC, HCI, HC II | ||||||||
24 ≤ L < 45 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
12≤ L < 24 | 1 | 1(2) | 1 | - | 1 | 1 | - | 1 |
3. HC III | ||||||||
12 ≤ L < 24 | 1 | 1(2) | - | - | - | 1 | - | - |
L < 12(3) | - | - | - | - | - | 1 | - | - |
Chú thích: (1) Khuyến khích thay thế bằng máy đo sâu dò cá. (2) Khuyến khích áp dụng. (3) Đối với tàu lắp máy chính có tổng công suất ≥ 50 sức ngựa. |
Bảng 2.5.2. Trang bị ấn phẩm hàng hải
TT | Tên thiết bị | Số lượng theo vùng hoạt động | Ghi chú | |
Không hạn chế, hạn chế I | Hạn chế II, III | |||
1 | Hải đồ vùng chạy tàu | 1 | - | Hải đồ này phải đúng kích thước qui định và phải được cập nhập thường xuyên |
2 | Các bảng thuỷ triều vùng chạy tàu | 1 | 1 | Ấn phẩm phải được cập nhật mới nhất |
3 | Bảng hiệu chỉnh độ lệch la bàn | 1 | - |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.