VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG BÔNG
National Technical Regulation
on Testing for Value of Cultivation and Use of Cotton Varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-84:2012/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 299:1997 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 ĐIều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.QCVN 01-84:2012/BNNPTNT do Cục Trồng trọt phối hợp với Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố biên soạn, Vụ khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số 24/2012/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 6 năm 2012.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG BÔNG
National Technical Regulation
on Testing for Value of Cultivation and Use of Cotton Varieties
1.1. Phạm vi điều chỉnhQuy chuẩn này qui định các chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (Khảo nghiệm VCU) đối với các giống bông thuộc 4 loài: bông Luồi (Gossypium hirsutum L.), bông Hải đảo (Gossypium barbadense L.), bông cỏ châu Á (Gossypiumarboreum L.) và bông cỏ châu Phi (Gossypium herbaceum L.)1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động khảo nghiệm VCU giống bông mới thuộc các loài nêu ở mục 1.1. 1.3. Giải thích từ ngữ và những từ viết tắt1.3.1. Giải thích từ ngữ1.3.1.1. Giống khảo nghiệmLà giống bông mới đăng ký khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng.1.3.1.2. Giống đối chứngLà giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm đã được công nhận là giống cây trồng mới hoặc đang gieo trồng phổ biến tại địa phương.1.3.2. Các từ viết tắtVCU: Value of Cultivation and Use (giá trị canh tác và giá trị sử dụng).
Để xác định giá trị canh tác và sử dụng của giống bông mới phải theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu ở Bảng 1.Bảng 1 - Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá
Chỉ tiêu | Giai đoạn | Đơn vị tính | Số cây theo dõi | Phương pháp đánh giá |
1. Tỷ lệ cây mọc | 5 - 7 ngày sau gieo | (%) | Toàn bộ hốc/ô | Đếm số cây (hốc) mọc |
2. Chiều cao cây | 50% số cây theo dõi có quả ở vị trí đầu tiên nở | (cm) | 30 cây/2 hàng giữa ô | Đo từ vị trí đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng thân chính |
3. Số cành quả trên thân chính | 50% số cây theo dõi có quả ở vị trí đầu tiên nở | Số cành/ cây | 30 cây/2 hàng giữa ô | Đếm số cành quả trên thân chính |
4. Số cành sinh trưởng sinh dưỡng trên thân chính (cành đực) | 50% số cây theo dõi có quả ở vị trí đầu tiên nở | Số cành/ cây | 30 cây/2 hàng giữa ô | Đếm số cành sinh trưởng sinh dưỡng trên thân chính (cành đực) |
5. Chiều dài cành quả dài nhất | 50% số cây theo dõi có quả ở vị trí đầu tiên nở | (cm) | 30 cây/2 hàng giữa ô | Đo chiều dài từ thân chính đến cuối cành quả dài nhất |
6. Thời gian nở hoa | Nở hoa | Ngày | 2 hàng ở giữa ô | Đối với giống khảo nghiệm vụ thứ nhất: tính số ngày từ khi gieo (đất đủ ẩm) đến 50% số cây theo dõi có hoa ở vị trí thứ nhất trên cành quả đầu tiên nở |
7. Thời gian nở quả | Nở quả | Ngày | 2 hàng ở giữa ô | Tính số ngày từ gieo đến 50% số cây theo dõi có quả ở vị trí thứ nhất trên cành quả đầu tiên nở |
8. Thời gian tận thu | Tận thu | Ngày | 2 hàng ở giữa ô | Tính số ngày từ gieo đến 95% số quả trên cây nở |
9. Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) | Định kỳ điều tra: 5, 10, 15, 20, 25 ngày sau gieo | (%) | Toàn bộ số cây/ô | Tính số cây bị bệnh |
10. Bệnh xanh lùn (Blue disease) | Từ cây con đến 70 ngày sau gieo | (%) | Toàn bộ số cây/ô | Tính tổng số cây bị bệnh (nhổ bỏ cây bệnh sau khi theo dõi) |
11. Bệnh đốm lá-sẹo quả (Rhizoctonia solani) | Từ 90 ngày sau gieo | (%) | 50 cây ở hai hàng giữa ô | Đánh giá tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên từng cây |
12. Bệnh mốc trắng (Ramulariopsis gossypii) | Từ 90 ngày sau gieo | (%) | 50 cây ở hai hàng giữa ô | Đánh giá tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên từng cây |
13. Bệnh thán thư (Colletotrichum gossypii) | Từ 90 ngày sau gieo | (%) | 30 cây/2 hàng giữa ô | Đánh giá tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên từng cây |
14. Bệnh giác ban Xanthomonas malvacearum | Thời điểm bệnh xuất hiện | (%) | 30 cây/2 hàng giữa ô | Đánh giá tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh qua cấp bệnh hại từng cây |
15. Sâu xanh (Helicoverpa armigera) | Thời điểm mật độ trứng, sâu xanh cao trong vụ | Trứng/ 100cây Con/100 cây | 5 cây cố định trên hàng ở giữa ô | Điều tra mật độ trứng, sâu xanh tuổi nhỏ, tuổi lớn. Định kỳ 7 ngày 1 lần, điều tra 3 lần liên tục |
16. Rầy xanh (Amrasca devastans) | Giai đoạn 70, 90 ngày sau gieo hoặc trước khi phun thuốc trừ rầy | Chỉ số cấp rầy hại | 30 cây ở 2 hàng giữa ô | Đánh giá cấp rầy hại trên từng cây |
17. Nhện đỏ (Tetranychus urticae) | Thời điểm xuất hiện mật độ nhện đỏ cao trong vụ | Con/100 lá | 30 cây ở 2 hàng giữa ô | Mỗi cây điều tra 3 lá, từ lá thứ 4 đến lá thứ 6 tính từ trên ngọn xuống, tính trung bình số con/lá |
18. Bọ trĩ (Thrips palmi) | Thời điểm xuất hiện mật độ bọ trĩ cao trong vụ | Con/100 lá | 30 cây ở 2 hàng giữa ô | Mỗi cây điều tra 3 lá, từ lá thứ 3 đến lá thứ 5 tính từ trên ngọn xuống, tính trung bình số con/lá |
19. Rệp bông (Aphis gossypii) | Thời điểm xuất hiện mật độ rệp cao trong vụ | Con/100 lá | 30 cây ở 2 hàng giữa ô | Mỗi cây điều tra 3 lá thành thục (giai đoạn<45 ngày). Điều tra 3 lá trên 3 tầng (1 lá tầng ngọn, 1 lá tầng giữa, 1 lá tầng gốc) |
20. Sâu hồng (Pectinophora gosypiella) | Thời điểm xuất hiện sâu (hoa-quả). | % hoa túm % quả điếc | 30 cây ở 2 hàng giữa ô | Định kỳ 2 tuần/lần Điều tra tỷ lệ hoa túm/ tổng số hoa theo dõi. Hái 50 quả, chẻ quả và theo dõi số sâu/quả. |
21. Sâu, bệnh khác | Giai đoạn sâu, bệnh xuất hiện |
|
|
|
22. Tỷ lệ cây hữu hiệu | 50% số cây theo dõi có quả ở vị trí đầu tiên nở | Cây/m2 | Toàn bộ số cây/ô | Tính số cây hữu hiệu |
23. Số quả/cây | 50% số cây theo dõi có quả ở vị trí đầu tiên nở | Số quả/cây | 30 cây/2 hàng giữa ô | Đếm số quả/cây |
24. Năng suất bông hạt lý thuyết | 50% số cây theo dõi có quả ở vị trí đầu tiên nở | Tạ/ha |
| Số quả/m2 x khối lượng quả |
25. Năng suất bông hạt thực thu | Thu hoạch | Tạ/ha |
| Cân năng suất các lần thu hoạch |
26. Năng suất bông xơ | Thu hoạch | Tạ/ha |
| Năng suất bông hạt x tỷ lệ xơ |
27. Mẫu bông phân tích | Trước khi thu hoạch |
|
| Thu 50 quả trên hai hàng giữa; mỗi cây thu một quả ở vị trí thứ nhất của cành thứ 2 đến cành thứ 6 |
- Khối lượng quả |
| (g) |
| - Cân khối lượng quả |
- Khối lượng 100 hạt |
| (g) |
| - Cân khối lượng 100 hạt |
- Tỷ lệ xơ |
| (%) |
| - Khối lượng xơ/mẫu |
- Chỉ số xơ |
| (g) |
| - Khối lượng xơ/khối lượng hạt x khối lượng 100 hạt |
- Chiều dài xơ (UHML) |
| (mm) |
| - Kiểm nghiệm máy HVI |
- Chỉ số độ đều (UI) |
| (%) |
| - Kiểm nghiệm máy HVI |
- Chỉ số xơ ngắn (SFI) |
| (%) |
| - Kiểm nghiệm máy HVI |
- Chỉ số Micronaire |
|
|
| - Kiểm nghiệm máy HVI |
- Chỉ số độ chín |
|
|
| - Kiểm nghiệm máy HVI |
- Độ bền |
| (G/tex) |
| - Kiểm nghiệm máy HVI |
- Độ giãn |
| (%) |
| - Kiểm nghiệm máy HVI |
- Cấp màu |
|
|
| - Kiểm nghiệm máy HVI |
CHÚ THÍCH: Cấp bệnh của các chỉ tiêu 9, 11, 12, 13, 14 nêu trong Phụ lục 1
III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM3.1 Các bước khảo nghiệm3.1.1. Khảo nghiệm cơ bảnTiến hành ít nhất 3 vụ, trong đó 2 vụ cùng tên. 3.1.2. Khảo nghiệm sản xuấtTiến hành ít nhất 2 vụ và có thể tiến hành đồng thời với khảo nghiệm cơ bản. 3.2. Bố trí khảo nghiệm3.2.1. Khảo nghiệm cơ bản- Bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, ít nhất 3 lần nhắc lại.- Diện tích ô thí nghiệm cụ thể như sau:+ Bông thuần: 31,5m2 (5 hàng x dài hàng 7m x rộng hàng 0,9m).+ Bông lai: 36m2 (5 hàng x dài hàng 8m x rộng hàng 0,9m).- Khoảng cách giữa các lần nhắc lại ít nhất: 2,0 m.- Diện tích bảo vệ: xung quanh thí nghiệm có ít nhất 1 hàng bông bảo vệ.- Giống khảo nghiệm:+ Giống khảo nghiệm là các giống bông thuộc các loài được quy định tại Mục 1.1 của quy chuẩn này.+ Giống đăng ký khảo nghiệm phải gửi đến cơ quan khảo nghiệm đúng thời gian quy định và chất lượng hạt giống đạt: Độ sạch ≥ 99,0%; tỷ lệ nẩy mầm ≥ 80,0%; Độ ẩm ≤ 10,0%; Độ thuần khi hậu kiểm ≥ 97,5%.+ Khối lượng mẫu gửi ít nhất là 0,5kg hạt/giống/vùng khảo nghiệm. + Giống có yêu cầu khảo nghiệm đặc thù được khảo nghiệm riêng. + Mẫu giống gửi khảo nghiệm chỉ được xử lý để phòng sâu chích hút; ngoài ra, không được xử lý hạt dưới bất kỳ hình thức nào khác, trừ khi cơ quan khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu. - Giống đối chứng: là các giống bông đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức và đang được trồng phổ biến tại vùng khảo nghiệm.
|
Áp dụng quy trình kỹ thuật theo khảo nghiệm cơ bản ở Mục 3.3.1.
3.4. Phương pháp đánh giá3.4.1. Khảo nghiệm cơ bản Các chỉ tiêu được theo dõi trong điều kiện đồng ruộng bình thường. Các chỉ tiêu về giá trị canh tác và sử dụng của giống bông mới được theo dõi, đánh giá như quy định ở Bảng 1.3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất
Trên mỗi ruộng khảo nghiệm sản xuất: chọn điểm theo dõi, theo phương pháp 5 điểm chéo góc; mỗi điểm dài 10 mét trên 2 hàng kề nhau. Các chỉ tiêu theo dõi, phương pháp theo dõi, giai đoạn theo dõi và đơn vị tính thực hiện như đối với khảo nghiệm cơ bản:- Thời gian sinh trưởng: thời gian nở quả và tận thu (ngày). - Chiều cao cây (cm). - Tình hình sâu bệnh: + Bệnh lở cổ rễ giai đoạn cây con (tỷ lệ bệnh). + Bệnh đốm lá sẹo quả, bệnh mốc trắng (tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh).+ Bệnh xanh lùn giai đoạn 70 ngày sau gieo (tỷ lệ bệnh).+ Sâu xanh, rầy xanh và các loài sâu bệnh có nguy cơ gây hại khác. - Năng suất bông hạt lý thuyết, năng suất bông hạt thực thu, năng suất bông xơ.- Mẫu bông phân tích chất lượng xơ như Chỉ tiêu 27, Mục 2.2.1.- Ý kiến nhận xét của người thực hiện khảo nghiệm sản xuất.3.4.3. Phương pháp xử lý thống kê- Khảo nghiệm cơ bản: phân tích phương sai, tính và so sánh các trung bình theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. - Khảo nghiệm sản xuất: so sánh một số chỉ tiêu chính (chỉ tiêu số 2, 7, 8, 24, 25, 26, 27 nêu ở Bảng 1) của giống khảo nghiệm so với giống đối chứng.IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝKhảo nghiệm VCU giống bông để công nhận giống cây trồng mới được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.5.1. Cục Trồng trọt có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống bông, Cục Trồng trọt có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.
PHÂN CẤP HẠI CỦA MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY BÔNG
Rầy xanh (Amrasca devastans)
Cấp | Tình trạng lá bị hại |
0 | Lá không bị hại |
1 | 1/3 số lá có rìa cong nhẹ nhưng chưa biến màu |
2 | 2/3 số lá trên cây cong nhẹ, rìa lá hơi vàng |
3 | Toàn bộ số lá trên cây cong nhẹ đến cong vừa, rìa lá vàng |
4 | Toàn bộ số lá trên cây cong vừa và 1/3 số lá có rìa hoặc phiến lá chuyển sang màu đỏ huyết dụ |
5 | Trên 2/3 số lá cháy đỏ hoặc 1/3 cháy khô rìa lá |
Bệnh xanh lùn (Blue disease)
Cấp | Tình trạng bệnh |
0 | Cây không bị bệnh. |
1 | Có triệu chứng bệnh ở một số lá phần ngọn ở thân chính hay các cành, lá không cong nhiều, mức độ sinh trưởng bị ảnh hưởng ít, cây gần như bình thường hoặc còi cọc nhẹ, triệu chứng bệnh không biểu hiện rõ hoặc rất nhẹ trên các bộ phận khác như nụ, hoa, quả và thân, cành. Năng suất bông hạt giảm từ 0-30%. |
2 | Có triệu chứng trên một nửa bộ lá của cây, lá cong nhiều, cây bị còi cọc ở mức trung bình, nụ, hoa, quả ở các ngọn nhỏ hơn bình thường, các đốt thân và cành ở phía ngọn ngắn lại. Năng suất bông hạt giảm trên 30-70%. |
3 | Có triệu chứng trên hầu hết bộ lá, lá cong nhiều và co cúp lại, cây còi cọc nặng, lùn hoặc nằm bò ra, các đốt thân, đốt cành ngắn lại và có dạng dích dắc, nụ, hoa, quả rất nhỏ. Năng suất bông hạt giảm trên 70-100%. |
Bệnh đốm lá, sẹo quả (Rhizoctonia solani)
Cấp | Tình trạng bệnh |
0 | Cây không bị bệnh |
1 | 1 % - 5 % diện tích lá bị bệnh. |
2 | > 5 % - 15 % diện tích lá bị bệnh, hoặc < 5 % diện tích lá bị bệnh và 5 % số quả thối do bệnh |
3 | > 15 % - 30 % diện tích lá bị bệnh, hoặc 5 % - 15 % diện tích lá bị bệnh và 10 % số quả thối do bệnh |
4 | >30 % - 50 % diện tích lá bị bệnh, hoặc 15 % - 30 % diện tích lá bị bệnh và 15 % số quả thối do bệnh. |
5 | > 50 % diện tích lá bị bệnh, hoặc 15 % - 30% diện tích lá bị bệnh và 20 % số quả thối do bệnh. |
Bệnh mốc trắng hại bông (Ramulariopsis gossypii)
Cấp | Tình trạng bệnh |
0 | Cây không bị bệnh. |
1 | Lá tầng gốc bị bệnh đến 20 % diện tích lá |
2 | Lá tầng gốc bị bệnh đến 40 % diện tích lá |
3 | Lá tầng giữa bị bệnh đến 20 % diện tích lá |
4 | Lá tầng giữa bị bệnh 40 % diện tích lá, một vài lá tầng gốc bị rụng do bệnh, có ảnh hưởng tới sự phát triển của quả và có hiện tượng chín ép nhưng nhẹ. |
5 | Lá tầng ngọn bị bệnh đến 20 % diện tích lá, lá tầng gốc rụng do bệnh, quả nhỏ chín ép nhiều |
Bệnh thán thư hại bông (Colletotrichum gossypii)
Cấp | Tình trạng bệnh |
0 | Cây không bị bệnh. |
1 | 1 % - 5 % Diện tích lá bị bệnh. |
2 | >5 % -15 % diện tích lá bị bệnh và 1 % - 5 % số quả có vết bệnh ở trên vỏ quả. |
3 | >15 % -30 % diện tích lá bị bệnh và > 5 % - 20 % số quả có vết bệnh ở trên vỏ quả. |
4 | >30 % - 50 % diện tích lá bị bệnh và >20 % - 50 % số quả có vết bệnh ở trên vỏ quả. |
5 | > 50 % diện tích lá bị bệnh và > 50 % số quả có vết bệnh ở trên vỏ quả hoặc 20 % số quả bị bệnh ăn sâu vào thịt quả. |
Bệnh giác ban hại bông (Xanthomonas malvacearum)
Cấp | Tình trạng bệnh |
0 | Không bị bệnh hoặc một vài chấm nhỏ trên bộ lá (<1mm), chiếm 0-1% diện tích lá bị bệnh. |
1 | >1 % - 10 % diện tích lá bị bệnh hoặc có vết bệnh vào gân và cuống lá. |
2 | 11 % -30 % diện tích lá bị bệnh hoặc có vết bệnh vào gân và cuống lá. |
3 | >30 % diện tích lá bị bệnh, có vết bệnh vào gân, thân cành và quả chưa bị bệnh. |
4 | Bị bệnh trên lá, thân, cành. |
5 | Bị bệnh trên lá, thân, cành, quả và điểm sinh trưởng. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN
Vụ ...............Năm..................
1. Điểm khảo nghiệm:.........................................
2. Cơ quan khảo nghiệm:...................................
3. Cán bộ thực hiện: ..........................................
4. Số giống tham gia khảo nghiệm: ...................
Giống đối chứng: ...........................................
5. Ngày gieo: ..........................................Ngày tận thu:.......................
6. Diện tích ô thí nghiệm: ................m2, kích thước ô .............m x...........m
Số lần nhắc lại: ...............................................
7. Sơ đồ khảo nghiệm:........................................
8. Đặc điểm đất đai: ...............................Cây trồng vụ trước: .................
9. Phân bón: ghi rõ chủng loại và số lượng đã sử dụng
- Phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh): .............tấn/ha (hoặc kg/ha)
- Đạm: ...............................kg/ha, loại:......................
- Lân: .................................kg/ha, loại:.....................
- Kali: .................................kg/ha, loại: ....................
10. Số lần tưới nước: ....................................................
11. Phòng trừ sâu bệnh: ghi rõ đối tượng phòng trừ, ngày xử lý thuốc, loại thuốc và liều lượng sử dụng.- Lần 1: .......................................................
- Lần 2: .......................................................
- Lần 3: .......................................................
- ..................................................................
12. Tóm tắt tình hình chung của thí nghiệm (ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện canh tác đến thí nghiệm) ...........................................................................................................................................................................................................................................................13. Đánh giá kết quả khảo nghiệm: ghi số liệu vào các bảng kèm theo và nhận xét kết luận đối với từng giống.14. Kết luận và đề nghị
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN | .............., ngày……….tháng………năm……….. CÁN BỘ THỰC HIỆN |
Bảng 1. Đặc điểm sinh trưởng của các giống bông khảo nghiệm tại… vụ…năm…
Giống | Thời gian sinh trưởng từ gieo đến … (ngày) | Đặc điểm thực vật | ||||
Nở quả | Tận thu | Chiều cao cây (cm) | Số cành quả /cây | Số cành sinh trưởng sinh dưỡng/thân chính | Chiều dài cành quả dài nhất (cm) | |
|
|
|
|
| ||
CV(%) | ||||||
LSD 0,05 |
Bảng 2. Khả năng chống chịu sâu xanh (Helicoverpa armigera) của các giống khảo nghiệm tại …………… vụ…………năm………..
Giống | Mật độ sâu xanh qua các đợt điều tra (trứng, con/100cây) | ||||||||
Định kỳ 1 | Định kỳ 2 | Định kỳ 3 | |||||||
Trứng | Sâu nhỏ (tuổi 1-2) | Sâu lớn (tuổi 3-5) | Trứng | Sâu nhỏ (tuổi 1-2) | Sâu lớn (tuổi 3-5) | Trứng | Sâu nhỏ (tuổi 1-2) | Sâu lớn (tuổi 3-5) | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CV (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LSD 0,05 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3. Tình hình rầy hại và các bệnh hại trên các giống khảo nghiệm tại … vụ…năm…
Giống | Chỉ số cấp rầy hại giai đoạn…(%) | Tỷ lệ bệnh xanh lùn (%) | Bệnh đốm lá (%) | Bệnh mốc trắng (%) | |||
70 ngày | 90 ngày | Tỷ lệ bệnh | Chỉ số bệnh | Tỷ lệ bệnh | Chỉ số bệnh | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CV (%) |
|
|
|
|
|
|
|
LSD 0,05 |
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khảo nghiệm tại …… vụ……năm……
Giống | Mật độ (vạn cây/ ha) | Số quả /cây | Số quả /m2 | Khối lượng (g) | Chỉ số xơ (g) | Tỷ lệ xơ (%) | Năng suất (tạ/ha) | |||
quả | 100 hạt | Lý thuyết | Thực thu | Bông xơ | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CV (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LSD 0,05 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 6: Các chỉ tiêu chất lượng xơ bông của các giống khảo nghiệm tại…vụ…năm…
Giống | Chiều dài xơ (mm) | Chỉ số độ đều (%) | Chỉ số xơ ngắn (%) | Chỉ số Micro-naire | Chỉ số độ chín | Độ bền (G/tex) | Độ giãn (%) | Cấp màu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CV (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
LSD 0,05 |
|
|
|
|
|
|
|
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT
Vụ ............... Năm.................
1. Điểm khảo nghiệm:........................................
2. Tên người sản xuất:........................................
3. Tên giống khảo nghiệm...................................
4. Giống đối chứng: .............................................
5. Ngày gieo: .........................................Ngày tận thu:........................
6. Diện tích thí nghiệm: ......................................
7. Đặc điểm đất đai: ................................Cây trồng vụ trước: .............
8. Phân bón: ghi rõ lượng phân và số lượng đã sử dụng
- Phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh): .............. tấn/ha (hoặc kg/ha)
- Đạm: ......................................kg/ha, loại:.....................
- Lân: .......................................kg/ha, loại:......................
- Kali: .......................................kg/ha, loại: .....................
9. Số lần tưới: .........................................
10. Phòng trừ sâu bệnh: ghi rõ đối tượng phòng trừ, ngày xử lý thuốc, loại thuốc và liều lượng sử dụng.- Lần 1: ....................................................
- Lần 2: .....................................................
- Lần 3: .....................................................
- ................................................................
11. Tóm tắt tình hình chung của thí nghiệm (ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện canh tác đến thí nghiệm).....................................................................................................................................................................................................................................................................12. Đánh giá kết quả khảo nghiệm: ghi số liệu vào các bảng kèm theo và nhận xét kết luận đối với từng giống.13. Kết luận và đề nghị
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN | .........................,ngày……….tháng………năm……….. CÁN BỘ THỰC HIỆN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.