VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM
Technical regulation
Waste management in animal slaughterhouse
Lời nói đầu:
QCVN 01 - 25: 2010/ BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số: 31/2010/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM
Technical regulation
Waste management in animal slaughterhouse
1. Quy định chung1.1. Phạm vi áp dụngQuy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm trên lãnh thổ Việt Nam.1.2. Đối tượng áp dụngQuy chuẩn này quy định các biện pháp quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.1. 3. Giải thích từ ngữTrong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1.3.1. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm: Là địa điểm cố định, được các cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm.1.3.2. Chất thải: Là toàn bộ những vật chất được thải ra từ quá trình sản xuất, sinh hoạt, bao gồm cả chất thải ở dạng rắn và dạng lỏng.1.3.3. Chất thải thông thường: Là những chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của cơ sở không chứa các yếu tố nguy hại.1.3.4. Chất thải có thể tái chế được: Là chất thải có thể chế biến lại để sử dụng với mục đích khác nhau ngoài mục đích làm thực phẩm cho người. 1.3.5. Chất thải nguy hại: Là chất thải chứa các yếu tố độc hại, dễ lây nhiễm hoặc các đặc tính nguy hại khác ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái.1.3.6. Chủ thu gom, vận chuyển chất thải: Là tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải.1.3.7. Thiêu đốt: Là biện pháp thiêu hủy hoàn toàn chất thải rắn trong lò thiêu kín có nhiệt độ cao theo quy chuẩn của Bộ Khoa học và Công nghệ.1.3.8. Chôn lấp: Là biện pháp tiêu hủy chất thải rắn bằng cách chôn lấp dưới đất theo đúng quy định của pháp luật1.3.9. Quản lý chất thải: Là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định của Pháp luật.2. Quy định kỹ thuật2.1. Màu sắc, chất liệu, kích thước của bao bì chứa đựng chất thải2.1.1. Màu sắc2.1.1.1. Bao bì màu vàng đựng chất thải dễ lây nhiễm, có biểu tượng nguy hại sinh học bên ngoài (Phụ lục 1).2.1.1.2. Bao bì màu xanh đựng chất thải sinh hoạt thông thường.2.1.1.3. Bao bì màu trắng đựng chất thải tái chế được.2.1.2. Kích thước, chất liệu2.1.2.1. Bao bì chứa đựng chất thải phải có kích thước đủ lớn để chất thải không rơi vãi ra ngoài. Bao bì phải có màu sắc và biểu tượng chỉ loại chất thải. Bên ngoài bao bì có vạch báo hiệu ở mức 3/4 bao bì ghi rõ “Không đựng quá vạch này”.2.1.2.2. Chất liệu làm bao bì chứa chất thải phải bảo đảm kín, không thấm nước, không bị ăn mòn, dễ làm vệ sinh (nếu dùng lại) hoặc tiêu hủy được (nếu dùng một lần).2.2. Phân loại chất thải rắn tại nguồn2.2.1. Phải thực hiện phân loại chất thải rắn ngay tại nơi phát sinh, chứa đựng trong bao bì theo đúng quy định. 2.2.2. Chất thải nguy hại không được để lẫn với chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải nguy hại. 2.3. Thu gom, lưu trữ chất thải rắn thông thường trong cơ sở giết mổ2.3.1. Phải lắp đặt các lưới chắn hoặc dụng cụ tương tự trên sàn nhà để thu gom chất thải rắn trong quá trình sản xuất.2. 3.2. Tại mỗi bộ phận sản xuất phải bố trí vị trí đặt dụng cụ phân loại chất thải rắn. Nơi phát sinh chất thải phải có đủ loại bao bì thu gom tương ứng.2.3.3. Phải sử dụng bao bì đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày.2.3.4. Những dụng cụ thu gom lông, biểu bì, phủ tạng, mỡ vụn, chất chứa trong đường tiêu hóa…phải được bố trí ở ngay những nơi phát sinh chất thải. 2.3.5. Bao bì sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho bao bì cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ chất thải.2.3.6. Phân gia súc trong chuồng lưu giữ gia súc phải được quét dọn và xử lý hàng ngày.2.3.7.Chất thải rắn thông thường phải được thu gom thường xuyên và định kỳ mang đi xử lý như rác thải sinh hoạt. Thời gian lưu giữ chất thải thông thường trong cơ sở giết mổ không quá 24 giờ.2.4. Xử lý chất thải rắn thông thường trong cơ sở giết mổ2.4.1. Sau khi phân loại, thu gom, chất thải rắn thông thường phải được ủ composting với thiết bị ủ compost kiểu kín, đứng, được thiết kế theo nguyên lý hoạt động liên tục. Chất thải sau khi ủ theo thời gian quy định sẽ được sử dụng làm phân bón cho cây trồng.2.4.2. Đối với lông, da gia súc, gia cầm sử dụng làm nguyên liệu công nghiệp phải được thu gom, phun thuốc sát trùng trước khi mang đi sử dụng. 2.4.3. Cơ sở không có điều kiện ủ composting, phải chuyển giao chất thải rắn thông thường cho tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải mang đi xử lý theo quy định.2.5. Thu gom, lưu giữ chất thải rắn nguy hại2.5.1. Xác gia súc, gia cầm chết do bệnh hay nghi bệnh, các loại thịt, phủ tạng có bệnh tích phải được thu gom vào bao bì màu vàng, bên ngoài có dán biểu tượng chỉ chất thải nguy hại. Ngay sau khi có quyết định xử lý của cơ quan hoặc người có thẩm quyền, chủ cơ sở phải lập tức mang đi xử lý theo quy định.2.5.2. Không được lưu trữ chất thải rắn nguy hại tại cơ sở giết mổ quá 8 giờ.2.6. Xử lý chất thải rắn nguy hại2.6.1. Xác gia súc, gia cầm chết do bệnh truyền nhiễm hay nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Phải báo ngay với cơ quan thú y có thẩm quyền và tiến hành xử lý tại cơ sở hoặc chuyển giao cho chủ thu gom, vận chuyển chất thải xử lý theo quy định. 2.6.2. Các chất thải rắn có mang bệnh tích phải xử lý theo quy định đối với chất thải rắn nguy hại, lây nhiễm sinh học.2.6.3. Các loại bao bì đựng hóa chất sát trùng, nhựa thông, parafin dùng nhổ lông vịt phải được chuyển giao cho chủ thu gom, vận chuyển chất thải mang đi xử lý theo quy định.2.7. Nơi lưu giữ chất thải2.7.1. Mỗi loại chất thải phải có nơi lưu giữ riêng biệt. 2.7.2. Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải ở cuối hướng gió chính; cách xa nhà ăn, lối đi công cộng và khu vực sản xuất, nơi lưu giữ gia súc sống; có đường riêng để thuận tiện cho xe chuyên chở chất thải ra vào.2.7.3. Khu vực lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào cách biệt với các khu vực khác trong cơ sở. Không để súc vật, các loài gậm nhấm xâm nhập khu vực lưu giữ chất thải. 2.7.4. Diện tích khu vực lưu giữ chất thải phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.2.7.5. Phải có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh. 2.7.6. Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt. 2.8. Vận chuyển chất thải ra ngoài cơ sở giết mổ2.8.1. Phương tiện vận chuyển chất thải phải kín bảo đảm không làm rơi vãi chất thải nước thải trong quá trình vận chuyển. 2.8.2. Chất thải nguy hại không được vận chuyển chung với chất thải thông thường. Nếu phải vận chuyển chung thì toàn bộ chất thải vận chuyển chung phải được xử lý như chất thải nguy hại.2.8.3. Cơ sở phải quy định giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực sạch trong lò mổ.2.8.5. Bao bì đựng chất thải phải buộc kín miệng. Không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.2.9. Quy định về chuyển giao chất thải2.9.1. Trường hợp cơ sở giết mổ không có điều kiện xử lý chất thải tại chỗ thì chủ cơ sở phải chuyển giao chất thải cho các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải.2.9.2. Việc chuyển giao chất thải phải thực hiện đúng quy định hiện hành, có hợp đồng chuyển giao cụ thể giữa cơ sở với chủ thu gom, vận chuyển chất thải.2.10. Quy định xử lý nước thải trong cơ sở giết mổ2.10.1. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất có công suất phù hợp với lượng nước thải phát sinh của cơ sở. 2.10.2. Cơ sở phải có nguồn tiếp nhận nước thải đảm bảo đủ tiếp nhận nước thải của cơ sở sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn.2.10.3. Nước thải sau khi xử lý phải đạt yêu cầu của QCVN 24: 2009/BTNMT mức độ B trước khi thải ra ngoài môi trường (Phụ lục 2).2.10.4. Phải định kỳ tự giám sát chất lượng xử lý nước thải và lưu giữ hồ sơ xử lý nước thải theo quy định.2.10.5. Cửa xả nước thải phải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.2.10.6. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý như chất thải rắn nguy hại.2.10.7. Nước thải của quá trình sản xuất phải được lọc bớt các chất thải rắn bằng cách thiết kế các lưới lọc và hố lắng dọc theo hệ thống thu gom nước thải.2.10.8. Xử lý nước thải sinh hoạt. Tại những cơ sở có lượng nước thải sinh hoạt trên 5m3/ngày đêm, nước thải sinh hoạt được thu gom bằng hệ thống riêng, xử lý sơ bộ bằng hầm xử lý kỵ khí trước khi cho chảy vào hệ thống xử lý chung với nước thải sản xuất. 3. Quy định về quản lý3.1. Trách nhiệm của cơ sở giết mổ gia súc gia cầm3.1.1. Phải có cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường.3.1.2. Thực hiện tự kiểm tra, đánh giá việc quản lý chất thải trong cơ sở (theo phụ lục số 3) 3.2. Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy3.2.1. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy cho cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phù hợp với quy định được thực hiện theo Thông tư 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.3.2.2. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải thực hiện công bố hợp quy và gửi hồ sơ công bố hợp quy về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại Thông tư 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.3.3.Tổ chức thực hiện3.3.1. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông giao cho Cục Thú y tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy chuẩn này.3.3.2. Các đối tượng nêu tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.
|