National technical regulation on procedure for preservation and handling of samples in plant quarantine
Lời nói đầu
QCVN 01 - 175 : 2014/BNNPTNT do Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2014.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY TRÌNH LƯU GIỮ, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN MẪU TRONG KIỂM DỊCH THỰC VẬT
National technical regulation on procedure for preservation and handling of samples in plant quarantine
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc cho việc lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong công tác kiểm dịch thực vật ở Việt Nam.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân của Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật (KDTV) tại Việt Nam thực hiện việc lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong công tác kiểm dịch thực vật ở Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Những thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:
1.3.1. Dịch hại kiểm dịch thực vật (plant quarantine pest)
Loài sinh vật gây hại có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa có mặt hoặc có mặt với phân bố hẹp và được kiểm soát chính thức.
1.3.2. Thực vật (plant)
Cây và những bộ phận của cây còn sống gồm cả hạt giống và những nguồn gen có khả năng làm giống.
1.3.3. Tiêu bản (specimen)
Là mẫu vật điển hình tiêu biểu của dịch hại được xử lý để dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và trưng bày thành các bộ sưu tập.
1.3.4. Sản phẩm thực vật (plant product)
Vật liệu chưa chế biến có nguồn gốc thực vật (kể cả hạt) và các sản phẩm đã chế biến mà bản chất của chúng hoặc quá trình chế biến có thể tạo ra nguy cơ cho sự du nhập và lan rộng của dịch hại.
1.3.5. Mẫu (sample)
Là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật, tàn dư của sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một quy tắc nhất định.
1.3.6. Mẫu ban đầu (primary sample)
Là khối lượng mẫu thực vật, sản phẩm thực vật hoặc tàn dư của sản phẩm thực vật được lấy ra từ một vị trí trong lô vật thể.
1.3.7. Mẫu chung (aggregate sample)
Là mẫu gộp các mẫu ban đầu.
1.3.8. Mẫu trung bình (average sample)
Là mẫu được lấy từ mẫu chung theo phương pháp của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731:89, dùng làm mẫu lưu, mẫu phân tích, mẫu gửi và mẫu tồn.
1.3.9. Mẫu phân tích (sample for testing)
Là mẫu được lấy từ mẫu trung bình theo nguyên tắc đường chéo và được dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm.
1.3.10. Mẫu lưu (stored sample)
Là mẫu được lấy từ mẫu trung bình theo nguyên tắc đường chéo, được lưu lại trong thời gian quy định để làm cơ sở để giải quyết khiếu nại trong công tác kiểm dịch thực vật.
1.3.11. Mẫu gửi (delivered sample)
Là mẫu được lấy từ mẫu trung bình theo nguyên tắc đường chéo và được gửi đi giám định hoặc theo dõi sau nhập khẩu hoặc gửi đến cơ quan chức năng (khi có yêu cầu).
1.3.12. Mẫu tồn (contingency sample)
Là phần mẫu còn lại sau khi chia mẫu trung bình theo nguyên tắc đường chéo để có mẫu gửi, mẫu phân tích, mẫu lưu, được dự phòng cho những mục đích khác khi cần.
2.1. Trình tự chia mẫu trong kiểm dịch thực vật
2.2. Quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật
2.2.1. Quy trình lưu giữ mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật
2.2.1.1. Thời gian lưu giữ
Đối với củ, quả tươi: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 15 ngày.
Đối với rau tươi: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 7 ngày.
Đối với hàng hóalà cây, cành, mắt ghép: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 15 ngày.
Đối với hoa tươi: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 7 ngày.
Hàng hóa là các loại hạt: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.
Các sản phẩm thực vật đã qua chế biến: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.
Các sản phẩm thực vật khác chưa qua chế biến: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.
2.2.2.2. Theo dõi mẫu lưu
- Hàng hóa là rau, củ, quả tươi: Kiểm tra thành phần sinh vật gây hại định kỳ 7ngày/lần đối với củ, quả tươi và 3 ngày/lần đối với rau tươi. Hết thời gian lưu thì tiến hành hủy mẫu.
- Hàng hóa là cây, cành, mắt ghép, hoa tươi: Kiểm tra thành phần sinh vật gây hại định kỳ 7ngày/lần đối với cây, cành, mắt ghép và 3 ngày/lần đối với hoa tươi. Hết thời gian lưu thì tiến hành hủy mẫu.
- Hàng hóa là các loại hạt: Mỗi tháng tiến hành kiểm tra định kỳ các hộp lưu mẫu, thống kê thành phần sinh vật hại, tình trạng mẫu. Hết thời hạn lưu, tiến hành hủy mẫu.
- Các sản phẩm thực vật đã qua chế biến: Mỗi tháng tiến hành kiểm tra định kỳ các hộp lưu mẫu, thống kê thành phần sinh vật gây hại, tình trạng mẫu. Hết thời hạn lưu tiến hành hủy mẫu.
- Các sản phẩm thực vật khác chưa qua chế biến: Mỗi tháng tiến hành kiểm tra định kỳ các hộp lưu mẫu, thống kê thành phần sinh vật hại, tình trạng mẫu. Hết thời hạn lưu, tiến hành hủy mẫu.
- Sổ lưu mẫu như quy định của Thông tư 14TT/2012/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 3 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về sổ giám định và lưu mẫu hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2.2. Quy trình bảo quản mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật
2.2.2.1. Hàng hóa là rau, củ, quả tươi
Mẫu được bảo quản trong các túi ni-lông có lỗ thông khí (dùng kim côn trùng số 2 châm vào 1/3 phía trên của túi ni-lông khoảng 5 lỗ/cm2) và phải bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ bảo quản rau quả chuyên dùng. Mỗi túi phải đính kèm nhãn ký hiệu của mẫu.
2.2.2.2. Hàng hóa là cây, cành, mắt ghép, hoa tươi
- Đối với mẫu không có giá thể (cành mắt ghép, chồi, hom, hoa tươi), mẫu được giữ ẩm bằng bông hoặc giấy thấm nước, sau đó đặt trong các túi ni-lông có lỗ thông khí (dùng kim côn trùng số 2 châm vào 1/3 phía trên của túi ni-lông khoảng 5 lỗ/cm2) và để ở điều kiện nhiệt độ phòng. Mỗi túi phải đính kèm nhãn ký hiệu của mẫu.
- Đối với mẫu là cây có kèm các giá thể thì cho toàn bộ cây và giá thể vào trong túi ni-lông có lỗ thông khí và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ và ánh sáng trong phòng. Mỗi túi phải đính nhãn ghi ký hiệu mẫu.
2.2.2.3. Hàng hóalà các loại hạt
Mẫu được đặt trong các hộp nhựa có nắp lưới (1cm2 có từ 630-700 mắt lưới). Thành phía trong của hộp nhựa (1/3 khoảng cách tính từ trên nắp xuống) được bôi/phủ một lớp hóa chất ngăn côn trùng bò lên nắp (Fluon hoặc bột đá). Các lọ có dán nhãn ký hiệu mẫu và đặt trong các tủ đựng mẫu lưu (phụ lục 1).
2.2.2.4. Các sản phẩm thực vật đã qua chế biến
Quy trình bảo quản tương tự mục 2.2.2.3.
2.2.2.5. Các sản phẩm thực vật khác chưa qua chế biến
Quy trình bảo quản tương tự mục 2.2.2.3.
2.2.2.6. Nội dung nhãn của mẫu lưu và trang thiết bị, dụng cụ của phòng lưu mẫu (phụ lục 1)
2.2.3. Quy trình vận chuyển mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật
2.2.3.1. Phương thức vận chuyển
Mẫu được vận chuyển từ địa điểm lấy mẫu về phòng thí nghiệm để giám định hoặc lưu hoặc gieo trồng trong thời gian sớm nhất có thể bằng bưu điện hoặc các phương tiện thích hợp tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể.
2.2.3.2. Bảo quản mẫu trong vận chuyển
2.2.3.2.1. Hàng hóa là rau, củ, quả tươi
Khi vận chuyển, các mẫu được đặt riêng vào các túi ni-lông có lỗ thông khí (dùng kim côn trùng số 2 châm vào 1/3 phía trên của túi ni-lông khoảng 5 lỗ/cm2) có ghi rõ ký hiệu, sau đó đặt vào thùng carton để tránh dập nát. Để bảo quản tốt sản phẩm trong quá trình vận chuyển, nên đặt đá khô vào trong thùng carton (khi nhiệt độ bên ngoài cao trên 20oC).
2.2.3.2.2. Hàng hóa là cây, cành, mắt ghép, hoa tươi
Khi vận chuyển, các mẫu được đặt riêng vào các túi ni-lông có lỗ thông khí (đối với mẫu không có giá thể thì giữ ẩm bằng bông hoặc giấy thấm nước). Các túi cũng phải đính nhãn ghi ký hiệu mẫu. Các túi được đặt trong thùng cactông để tránh dập nát trong quá trình vận chuyển.
2.2.3.2.3. Hàng hóa là các loại hạt
Khi vận chuyển, các mẫu được đặt riêng trong các hộp nhựa nắp lưới thoáng (1cm2 có từ 630-700 mắt lưới). Thành phía trong của hộp nhựa được bôi/phủ một lớp hóa chất ngăn côn trùng bò lên nắp (Fluon hoặc bột đá). Các hộp có dán nhãn ký hiệu mẫu. Các hộp được đặt trong thùng cactông để tránh đổ, vỡ trong quá trình vận chuyển.
2.2.3.2.4. Các sản phẩm đã qua chế biến
Quy trình vận chuyển tương tự mục 2.2.3.2.3.
2.2.3.2.5. Các sản phẩm thực vật khác chưa qua chế biến
Quy trình vận chuyển tương tự mục 2.2.3.2.3.
2.2.3.2.6. Phiếu gửi mẫu: như quy định ở phụ lục 2.
2.3. Quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu là sinh vật gây hại trong kiểm dịch thực vật
2.3.1. Quy trình lưu giữ mẫu là sinh vật gây hại trong kiểm dịch thực vật
2.3.1.1. Côn trùng và nhện
- Hàng hóa có chứa côn trùng và nhện hại, quy trình lưu giữ tương tự mục 2.2.1.
- Côn trùng và nhện hại, thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.
2.3.1.2. Vi sinh vật gây hại như nấm, vi khuẩn, virus, viroids và phytoplasma
- Hàng hóa có triệu chứng nghi là nấm, vi khuẩn, virus, viroids và phytoplasma, quy trình lưu giữ tương tự mục 2.2.1.
- Tiêu bản của nấm, vi khuẩn, thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.
2.3.1.3. Tuyến trùng ký sinh thực vật
- Hàng hóa có triệu chứng nghi là tuyến trùng, quy trình lưu giữ tương tự mục 2.2.1.
- Tiêu bản của tuyến trùng, thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.
2.3.1.4. Cỏ dại
- Hàng hóa có chứa cỏ dại, quy trình lưu giữ tương tự mục 2.2.1.
- Hạt cỏ dại và tiêu bản cây cỏ, thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.
2.3.1.5. Các nhóm sinh vật gây hại khác
Các nhóm sinh vật gây hại khác, phải tiến hành lưu giữ cho đến khi có kết quả giám định.
2.3.2. Quy trình bảo quản mẫu là sinh vật gây hại trong kiểm dịch thực vật
2.3.2.1. Côn trùng và nhện
- Hàng hóa có chứa côn trùng và nhện hại, quy trình bảo quản tương tự mục 2.2.2.
- Côn trùng và nhện:
Các cá thể côn trùng trưởng thành được làm chết trong lọ độc (KCN), tiếp theo sấy ở 45 - 50oC trong 3-4 ngày. Sau đó cho vào lọ nút mài kín và để ở nhiệt độ phòng. Các lọ đều được dán nhãn đầy đủ.
Các cá thể sâu non, rệp, bọ trĩ và nhện được cho vào các lọ nút mài kín có chứa dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch ngâm sâu non (Chloroform - formalin 10%). Các lọ đều được dán nhãn đầy đủ.
Các tiêu bản lam phải có nhãn ký hiệu mẫu, để trong hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam và được bảo quản ở nhiệt độ phòng.
2.3.2.2. Các vi sinh vật gây hại như nấm, vi khuẩn, virus, viroids và phytoplasma
- Các bộ phận tươi có triệu chứng bệnh (cành, lá, thân, rễ, củ...), mẫu được để trong các túi ni-lông có lỗ thông khí có đính nhãn và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 3 - 5oC.
- Các sản phẩm khô có triệu chứng bệnh (hạt, quả khô,...), mẫu được để trong các túi ni-lông hoặc hộp nhựa kín có nhãn và bảo quản ở nhiệt độ phòng.
- Mẫu đất được cho vào túi ni-lông, có lỗ thông khí, có đính nhãn và để ở những nơi thoáng mát hoặc ở nhiệt độ phòng.
- Các tiêu bản lam của nấm được dán nhãn, để trong hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam và bảo quản ở nhiệt độ phòng.
2.3.2.3. Tuyến trùng ký sinh thực vật
- Các bộ phận tươi có triệu chứng nghi là tuyến trùng (cành, lá, thân, rễ, củ...) được để trong các túi ni-lông có lỗ thông khí có đính nhãn vả bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 5oC.
- Các sản phẩm khô có triệu chứng nghi là tuyến trùng (hạt, quả khô,...) được để trong các túi ni-lông hoặc hộp nhựa kín có dán nhãn và bảo quản ở nhiệt độ phòng.
- Mẫu đất được cho vào túi ni-lông, có lỗ thông khí, có đính nhãn và để ở những nơi thoáng mát hoặc ở nhiệt độ phòng.
- Dung dịch có tuyến trùng được tách ra từ bộ phận bị hại để trong các lọ kín có dán nhãn và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5oC -10oC.
Tiêu bản:
Tiêu bản lam phải có nhãn ký hiệu mẫu, để trong hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam và được bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Tuyến trùng được tách ra từ mẫu hàng hóa được xử lý nhiệt bằng nước nóng ở nhiệt độ 60 - 80oC trong 1 - 2 phút, sau đó cho vào lọ có nút kín chứa một trong ba loại dung dịch dưới đây và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng. Các lọ có nhãn đầy đủ.
Dung dịch 1: | Formalin Dung dịch Formaldehyde 4%. |
|
Dung dịch 2: | Formalin - glycerol (FG) Formalin (40% formaldehyde): 10ml Glycerol: Nước cất: |
01ml 89ml |
Dung dịch 3: | TAF Triethanolamine: Formalin (40% formaldehyde): Nước cất: |
02ml 07ml 91ml |
2.3.2.4. Cỏ dại
- Hàng hóa có lẫn cỏ dại, phương pháp bảo quản như quy định ở mục 2.2.2.
- Hạt cỏ sàng tách ra từ hàng hóa được phơi khô tự nhiên hoặc sấy ở 50oC cho đến khi độ ẩm đạt 13%, sau đó cho vào các lọ kín, có dán nhãn và bảo quản ở nhiệt độ phòng.
- Cây cỏ tươi: Tiến hành làm tiêu bản ép khô và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng.
2.3.2.5. Nhóm sinh vật gây hại khác
Các cá thể còn sống của nhóm sinh vật gây hại khác được bảo quản trong các dụng cụ bảo quản mẫu phù hợp với từng loài ở điều kiện nhiệt độ phòng. Các dụng cụ bảo quản mẫu phải có nhãn đầy đủ.
2.3.2.6. Nội dung nhãn của mẫu lưu(phụ lục 1).
2.3.3. Quy trình vận chuyển mẫu là sinh vật gây hại trong kiểm dịch thực vật
2.3.3.1. Phương thức vận chuyển
Mẫu được vận chuyển từ địa điểm lấy mẫu về phòng thí nghiệm để giám định hoặc lưu hoặc gieo trồng trong thời gian sớm nhất có thể bằng bưu điện hoặc các phương tiện thích hợp tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể.
2.3.3.2. Bảo quản mẫu trong vận chuyển
2.3.3.2.1. Côn trùng và nhện
- Hàng hóa có chứa côn trùng và nhện gây hại, quy trình vận chuyển tương tự mục 2.2.3.
- Côn trùng trưởng thành chết được cho vào các lọ nhỏ hoặc ống nghiệm nắp kín, có nhãn và đóng gói cẩn thận, tránh vỡ khi vận chuyển.
- Dung dịch ngâm sâu non, rệp, bọ trĩ và nhện được cho vào các ống nghiệm nhỏ có nắp kín (chú ý là dung dịch trong ống nghiệm phải đầy), có dán nhãn và đóng gói cẩn thận, tránh vỡ khi vận chuyển.
- Các tiêu bản lam được đính nhãn và cho vào hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam, đóng gói cẩn thận, tránh vỡ hỏng trong quá trình vận chuyển.
2.3.3.2.2. Vi sinh vật gây hại như nấm, vi khuẩn, virus, viroids và phytoplasma
- Hàng hóa có triệu chứng nghi là nấm, vi khuẩn, virus, viroids và phytoplasma, quy trình vận chuyển tương tự mục 2.2.3.
- Các tiêu bản lam được đính nhãn và cho vào hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam, đóng gói cẩn thận, tránh vỡ hỏng trong quá trình vận chuyển.
2.3.3.2.3. Tuyến trùng ký sinh thực vật
- Hàng hóa có triệu chứng nghi là tuyến trùng, quy trình vận chuyển tương tự mục 2.2.3.
- Để vận chuyển, các tiêu bản lam được cho vào hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam, dung dịch có tuyến trùng được đóng vào lọ kín có dán nhãn và đóng gói cẩn thận, tránh vỡ hỏng trong quá trình vận chuyển.
2.3.3.2.4. Cỏ dại
- Hàng hóa có lẫn cỏ dại, quy trình vận chuyển tương tự mục 2.2.3.
- Hạt cỏ dại được cho vào các lọ hoặc ống nghiệm có nắp kín, có ghi nhãn và đóng gói cẩn thận, tránh vỡ khi vận chuyển.
- Tiêu bản ép khô được đóng gói cẩn thận trong thùng cactông để tránh nát, hỏng trong quá trình vận chuyển. Các tiêu bản phải có nhãn đầy đủ.
- Cây cỏ tươi: Mẫu được giữ ẩm bằng bông hoặc giấy thấm nước, sau đó đặt trong các túi ni-lông có lỗ thông khí (dùng kim côn trùng số 2 châm vào 1/3 phía trên của túi khoảng 5 lỗ/1cm2). Các túi cũng phải đính nhãn ghi ký hiệu mẫu. Các túi được đặt trong thùng carton để tránh dập nát trong quá trình vận chuyển.
2.3.3.2.5. Nhóm sinh vật gây hại khác
- Các cá thể còn sống của nhóm sinh vật gây hại khác phải để trong các dụng cụ bảo quản phù hợp với từng loài trong khi vận chuyển để tránh làm chết hoặc bị thoát ra ngoài. Các dụng cụ phải có nhãn đầy đủ.
- Tiêu bản (khô hoặc ướt) của nhóm sinh vật gây hại khác phải được đóng gói cẩn thận trong thùng carton để tránh đổ vỡ, hỏng. Các tiêu bản phải có nhãn đầy đủ.
2.3.3.2. Phiếu gửi mẫu(phụ lục 2).
Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ và KDTV phải lưu giữ, quản lý và khai thác dữ liệu về kết quả thực hiện việc lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong công tác kiểm dịch thực vật ở Việt Nam.
Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phổ biến; tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật cũng như các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong công tác kiểm dịch thực vật ở Việt Nam phải tuân theo quy định của quy chuẩn này cũng như các quy định của pháp luật có liên quan hiện hành.
A.1. Nhãn dùng cho mẫu lưu và mẫu gửi
A.1.1. Nhãn dùng cho mẫu thực vật và sản phẩm thực vật
1. Tên thực vật/ sản phẩm thực vật
2. Ký hiệu mẫu
3. Ngày lấy mẫu
4. Ngày lưu mẫu
5. Người lấy mẫu
A.1.2. Nhãn dùng cho mẫu là sinh vật gây hại
1. Tên ký chủ/ hàng hóa
2. Ký hiệu mẫu
3. Ngày lấy mẫu
4. Ngày lưu mẫu
5. Người lấy mẫu
A.2. Thiết bị phòng lưu mẫu
1. Tủ đựng mẫu lưu: Tủ làm bằng khung nhôm hoặc sắt, cửa kính, hai vách bên là lưới để ngăn côn trùng.
2. Quạt thông gió
3. Bàn kiểm tra mẫu:
- Sàng với kích thước mắt sàng từ 0,025 - 3,35 mm.
- Lồng để bắt côn trùng (hình 1).
- Hệ thống đèn bàn.
- Khay men, bút lông, panh côn trùng, lọ độc, lúp cầm tay, cồn...
Hình 1: Lồng bắt côn trùng (khung nhôm kính)
1. Ô cho tay thao tác bắt côn trùng; 2. Cánh cửa đẩy; 3. Đáy (để hở)
(quy định)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
......, ngày…. tháng….. năm 20….
PHIẾU GỬI MẪU GIÁM ĐỊNH SÂU, BỆNH VÀ CỎ DẠI
1. Cơ quan/Đơn vị gửi mẫu:
2. Tên mẫu gửi:
3. Pha phát dục (côn trùng), bộ phận của cây (bệnh và cỏ dại)
4. Số lượng mẫu gửi:
5. Ký hiệu mẫu:
6. Loại hàng hóa xuất, nhập khẩu hoặc loại cây trồng bị hại:
7. Nước xuất/nhập hàng:
8. Cơ quan xuất, nhập khẩu hàng:
9. Phương tiện vận chuyển:
10. Cửa khẩu xuất, nhập:
11. Địa điểm gieo trồng:
12. Ngày lấy mẫu:
13. Người lấy mẫu:
14. Kết quả giám định bước đầu của cơ sở:
15. Yêu cầu của cơ quan/đơn vị gửi mẫu:
Vào sổ số: ngày tháng năm | Thủ trưởng cơ quan/đơn vị gửi mẫu |
Người nhận mẫu |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.