National technical regulation on Environmental Risk Analysis Procedure on Biological Control Agents introduced into Vietnam
Lời nói đầu
QCVN 01 - 137 : 2013/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 32/2013/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KẺ THÙ TỰ NHIÊN SỬ DỤNG TRONG PHÒNG TRỪ SINH HỌC NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM
National technical regulation on Environmental Risk Analysis Procedure on Biological Control Agents introduced into Vietnam
I. QUY ĐỊNH CHUNG1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc cho việc đánh giá nguy cơ đối với kẻ thù tự nhiên sử dụng trong phòng trừ sinh học du nhập vào Việt Nam.1.2. Đối tượng áp dụngQuy chuẩn này được áp dụng với các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc đánh giá nguy cơ đối với kẻ thù tự nhiên sử dụng trong phòng trừ sinh học du nhập vào Việt Nam.1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Sinh vật (Organism)Những thực thể sinh học có khả năng sinh sản hoặc nhân bản, động vật có xương sống hoặc không xương sống, thực vật và vi sinh vật.1.3.2. Dịch hại (Pest)Bất cứ loài, chủng hoặc dạng sinh học của thực vật, động vật hoặc vi sinh vật nào gây hại cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật.1.3.3. Dịch hại kiểm dịch thực vật (Quarantine pest)Là loài sinh vật gây hại có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa có mặt hoặc có mặt với phân bố hẹp và được kiểm soát chính thức.1.3.4. Phòng trừ sinh học (Biological control)Chiến lược phòng trừ dịch hại bằng việc sử dụng các loài thiên địch, sinh vật đối kháng, hoặc các sinh vật cạnh tranh và thực thể sống khác có khả năng tự sinh sản.1.3.5. Kẻ thù tự nhiên (Natural enemy) [Tác nhân phòng trừ sinh học (TNPTSH) (Biological control agents) hoặc Sinh vật có ích (Beneficial organism)]Một loài thiên địch, sinh vật đối kháng hoặc sinh vật cạnh tranh và những thực thể sống khác được sử dụng để phòng trừ dịch hại.1.3.6. Thiết lập quần thể (của tác nhân phòng trừ sinh học) [Establishment (of a biological control agent)Sự tồn tại và phát triển trong tương lai gần của một tác nhân phòng trừ sinh học tại một vùng sau khi được du nhập.1.3.7. Ký chủ (hoặc vật mồi) chủ đích của TNPTSH (Target pest)Là loài dịch hại cần được phòng trừ bằng TNPTSH.II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬTQuy trình Phân tích nguy cơ gồm ba giai đoạn:- Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi đầu;- Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ;- Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ.2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi đầu2.1.1. Nêu lý do tiến hành phân tích nguy cơ đối với TNPTSH du nhập vào Việt Nam.2.1.2. Nêu các thông tin về việc dự kiến phóng thả TNPTSH tại Việt Nam gồm: Địa điểm nhân nuôi, dụng cụ đóng gói và phương tiện vận chuyển (vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam và vận chuyển tới địa điểm phóng thả); thời gian dự kiến phóng thả và các yếu tố ảnh hưởng tới việc phóng thả (như vòng đời của loài ký chủ (hoặc vật mồi), mùa vụ, …); địa điểm phóng thả đầu tiên; phương pháp phóng thả; phương pháp loại bỏ các vật liệu, nấm bệnh, ký sinh bậc 2,… trong TNPTSH nhập khẩu; cơ quan phóng thả và giám sát việc phóng thả TNPTSH.2.1.3. Thông tin chung về ký chủ (hoặc vật mồi) chính của TNPTSH và thông tin chung về tác nhân phòng trừ sinh học (xem phụ lục 1).2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ2.2.1. Chỉ tiêu đánh giáĐánh giá nguy cơ của TNPTSH dựa vào các chỉ tiêu đánh giá sau:2.2.1.1. Khả năng thiết lập quần thể và lan rộng- Phổ ký chủ của TNPTSH trong vùng phân tích nguy cơ: Xem xét sự có mặt của các loài ký chủ (hoặc vật mồi) của TNPTSH (gồm cả loài ký chủ/hoặc vật mồi chủ đích và các loài ký chủ/hoặc vật mồi khác của TNPTSH trong vùng phân tích nguy cơ giúp cho TNPTSH sinh sống trong một thời gian ngắn hoặc dài; mức độ và thời gian xuất hiện ký chủ/hoặc vật mồi của TNPTSH trong vùng phân tích nguy cơ; khả năng sinh sống của TNPTSH trên các loài ký chủ/hoặc vật mồi khác). Có (Xác xuất:………..%) Không(Xác xuất:………..%)
- Điều kiện sinh thái trong vùng phân tích nguy cơ: Xem xét khả năng thích nghi của TNPTSH với điều kiện sinh thái ở vùng phân tích nguy cơ: Xác định điều kiện sinh thái (độ nhiệt, độ ẩm, lượng mưa, độ cao so với mực nước biển, đất, …) ở vùng phân tích nguy cơ và so sánh với điều kiện sinh thái ở những nơi mà TNPTSH hiện đang xuất hiện hoặc đã được phóng thả; khả năng thích nghi của TNPTSH với nhiều vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Đặc điểm sinh học, sinh thái của TNPTSH: Xem xét vòng đời, số thế hệ/năm, phương thức sinh sản, tuổi thọ, tốc độ gia tăng quần thể,…; khả năng sống sót và sinh sản ở điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi (như khả năng chịu lạnh, chịu nóng, độ ẩm tương đối của không khí, khả năng đình dục hoặc ngừng hoạt động, khả năng trú đông, khả năng sống tạm thời, …); khả năng sống sót, phát triển ở các mức nhiệt độ bất thuận (thấp và cao). Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thiết lập quần thể của TNPTSH: Xem xét sự xuất hiện các loài cạnh tranh với TNPTSH về thức ăn; khả năng TNPTSH bị tấn công bởi các loài kẻ thù tự nhiên (nấm bệnh, ký sinh, ký sinh bậc 2,…); ảnh hưởng của các biện pháp quản lý dịch hại đối với TNPHSH; những yếu tố khác ảnh hưởng tới TNPTSH (ví dụ như gần đường giao thông, ven sông, nơi đông dân cư,…); các rủi ro có thể xảy ra tại địa điểm phóng thả TNPTSH (như bão, lụt, hạn hán, tập quán canh tác của người dân,…). Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:….…...%)
- Khả năng phát tán của TNPTSH: Xem xét phương thức phát tán của TNPTSH như khả năng di chuyển (bay, bò, …) hoặc khả năng phát tán nhờ gió, nước, đất hoặc các véc tơ khác của TNPTSH. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
2.2.1.2. Khả năng tấn công ký chủ (hoặc vật mồi) của TNPTSH - Khả năng tấn công cao các loài ký chủ (hoặc vật mồi) chủ đích trên các loài thực vật hoang dại và cây trồng của TNPTSH. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Khả năng tấn công những loài ký chủ (hoặc vật mồi) khác (ngoài những loài ký chủ hoặc vật mồi) chủ đích trong cùng họ (bộ) với loài ký chủ (hoặc vật mồi) chủ đích của TNPTSH. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Khả năng tấn công những loài sinh vật không có quan hệ họ hàng với các loài ký chủ (hoặc vật mồi) chủ đích của TNPTSH. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
2.2.1.3. Khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới các loài thực vật trong vùng phóng thả TNPTSH - Khả năng trở thành véc tơ truyền bệnh cho cây trồng. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Khả năng làm giảm năng suất cây trồng. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Khả năng làm giảm giá trị hàng hóa của cây trồng, làm mất thị trường trong nước và quốc tế. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các cây trồng khác (là những cây trồng không phải là cây ký chủ chính của loài ký chủ hoặc vật mồi chủ đích của TNPTSH). Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Khả năng ảnh hưởng tới các loài thực vật hoang dại. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
2.2.1.4. Đánh giá tác động kinh tế của TNPTSH - Hiệu quả kinh tế tại những vùng phân bố của TNPTSH. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Hiệu quả kinh tế tiềm năng của TNPTSH tại vùng phóng thả: Khả năng giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế do dịch hại cây trồng gây ra và giảm chi phí thực tế phòng trừ dịch hại cây trồng. Xem xét những tác động kinh tế do tác nhân phòng trừ sinh học gây ra cho cây trồng (ví dụ: làm tăng năng suất cây trồng), người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu. Làm tăng hoặc giảm chi phí phòng trừ dịch hại cây trồng. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
2.2.1.5. Đánh giá khả năng tác động đến sức khỏe con người của TNPTSH- Ảnh hưởng gián tiếp đến động vật có xương sống bao gồm cả người.Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Ảnh hưởng trực tiếp như gây dị ứng cho da, ngộ độc thức ăn khi TNPTSH lẫn vào thức ăn của con người hoặc là véc tơ truyền bệnh cho người. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
2.2.1.6. Những tác động khác của TNPTSH- Việc phóng thả TNPTSH có (hoặc không) dẫn đến làm thay đổi hoặc phá vỡ hệ sinh thái: Có thể tiêu diệt quần thể ký chủ hoặc vật mồi của TNPTSH, làm thay đổi thành phần loài hoặc cấu trúc quần xã trong hệ sinh thái, khả năng xâm lấn/cạnh tranh hoặc thay thế hoặc ngăn chặn sự phát triển của các loài thiên địch bản địa của dịch hại, khả năng làm tuyệt chủng loài bản địa, TNPTSH có khả năng lai giống với những loài (giống, dòng hoặc chủng) thiên địch bản địa, khả năng bùng phát loài dịch hại cây trồng mới. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Việc phóng thả TNPTSH có (hoặc không) dẫn đến làm thay đổi ký chủ chính của loài ký chủ (hoặc vật mồi) chủ đích và những ảnh hưởng trực tiếp hoặc ảnh hưởng gián tiếp khác. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Việc phóng thả TNPTSH có (hoặc không) dẫn đến làm thay đổi về khả năng sinh trưởng phát triển, sống sót và sinh sản của loài ký chủ (hoặc vật mồi) chủ đích và các loài ký chủ (hoặc vật mồi) quan trọng khác của TNPTSH hoặc tạo tính kháng thuốc cho loài ký chủ (hoặc vật mồi) chủ đích của TNPTSH. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Có (hoặc không) ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường (như nguồn nước, đất và không khí). Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
- Có (hoặc không) ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến các loài thực vật quý hiếm nằm trong danh danh mục loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam. Có (Xác xuất:………..%) Không (Xác xuất:………..%)
2.2.2. Phương pháp đánh giáSử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá. Mỗi chỉ tiêu đánh giá (mục 2.2.1) được đánh giá có (hoặc không có) khả năng xảy ra của sự kiện và đánh giá xác xuất xảy ra (%).Nhập số liệu vào phần mềm Genie (Bayesian Belief Network) (tài liệu tham khảo) để đánh giá. Kết quả đánh giá nguy cơ của TNPTSH (%) quy định theo các mức sau:Mức nguy cơ | Thấp | Trung bình | Cao |
Khả năng xảy ra (%) | 0 - 10 | >10 - 60 | >60 - 100 |
Tên khoa học:…………………………………………….…………………
Tên thông thường:…………………………………………………………
Họ:……………………………………………………….……………………
Bộ:……………………………………………………….……………………
Kết quả đánh giá:…….% Cao Trung bình Thấp 2.3. Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơTrên cơ sở kết quả đánh giá nguy cơ, đề xuất và lựa chọn các giải pháp quản lý phù hợp đối với các mức nguy cơ khác nhau nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra.2.3.1. Biện pháp quản lý nguy cơTrên cơ sở kết quả đánh giá nguy cơ, có sự tham khảo ý kiến của các bên liên quan gồm các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu,... Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành xem xét và đề ra các yêu cầu quản lý cụ thể đối với từng mức nguy cơ dịch hại: + Đối với các TNPTSH có mức nguy cơ Cao: Không cho phép nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu có điều kiện.+ Đối với các TNPTSH có mức nguy cơ Trung Bình: Cho phép nhập khẩu có điều kiện.+ Đối với các TNPTSH có mức nguy cơ Thấp: Cho phép nhập khẩu.Cục Bảo vệ thực vật sẽ xây dựng các yêu cầu và biện pháp KDTV cụ thể đối với việc du nhập, nhân nuôi (nếu có) và phóng thả tác nhân phòng trừ sinh học vào Việt Nam;Cục Bảo vệ thực vật sẽ đàm phán với tổ chức Bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) nước xuất khẩu để ký kết các văn bản, thoả thuận về việc xuất khẩu tác nhân phòng trừ sinh học vào Việt Nam.2.3.2. Các giải pháp làm giảm mức nguy cơ của TNPTSH xem xét và áp dụng- Giấy phép nhập khẩu;- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật;- Kiểm tra chứng chỉ chứng nhận về độ thuần của cơ quan thẩm quyền quốc gia của nước xuất khẩu;- Yêu cầu cung cấp thông tin về độ thuần;- Kiểm tra kiểm dịch tại cửa khẩu;- Kiểm tra, giám sát việc nhân nuôi (nếu có) và phóng thả tác nhân phòng trừ sinh học tại nước nhập khẩu;- Các biện pháp khác.III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ3.1. Hoàn chỉnh báo cáo Tổ chức/cá nhân được giao thực hiện đánh giá nguy cơ của TNPTSH phải hoàn chỉnh báo cáo gồm kết quả đánh giá nguy cơ của tác nhân phòng trừ sinh học; đề xuất áp dụng các biện pháp làm giảm mức nguy cơ và gửi về Cục Bảo vệ thực vật thẩm định, phê duyệt trong khoảng thời gian quy định của pháp luật hiện hành.3.2. Thẩm định và phê duyệtSau khi nhận được báo cáo đánh giá nguy cơ của TNPTSH, Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm thẩm định, yêu cầu bổ sung đánh giá (nếu có) và phê duyệt báo cáo đánh giá nguy cơ.IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆNCục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phổ biến; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn này trong hệ thống chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các bên có liên quan đến hoạt động đánh giá nguy cơ của TNPTSH du nhập vào Việt Nam;Tổ chức/cá nhân được giao thực hiện đánh giá nguy cơ của TNPTSH du nhập vào Việt Nam phải tuân theo quy định của quy chuẩn này cũng như các quy định của pháp luật có liên quan hiện hành;Trong trường hợp các tiêu chuẩn và quy định pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
(quy định)
Những thông tin cung cấp (phải được cập nhật hoặc được tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia nước xuất khẩu xác nhận) gồm:1. Thông tin chung về loài dịch hại cần phòng trừ bằng TNPTSH
1.1. Phân loại: Tên khoa học, vị trí phân loại (lớp, bộ, họ, loài, chủng, …), tên khác, tên thông thường (nếu có), các đặc điểm để phân loại. 1.2. Nguồn gốc, phân bố1.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái1.4. Tình hình phân bố và gây hại của các loài dịch hại chủ yếu khác có quan hệ họ hàng gần gũi với loài dịch hại cần phòng trừ.1.5. Tình trạng dịch hại cần phòng trừ bằng TNPTSH ở vùng phân tích nguy cơ (bao gồm cả các luật đang được áp dụng với dịch hại).1.6. Hiện trạng về các loài thiên địch của dịch hại cần phòng trừ.1.7. Tác động kinh tế1.8. Các biện pháp phòng trừ dịch hại đã được áp dụng2. Thông tin chung về tác nhân phòng trừ sinh học nhập khẩu
2.1. Phân loại: Tên khoa học, vị trí phân loại (lớp, bộ, họ, loài, chủng, …), tên khác, tên thông thường (nếu có), các đặc điểm để phân loại. 2.2. Nguồn gốc và phân bố (bao gồm cả phân bố trong tự nhiên và những vùng đã phóng thả).2.3. Đặc điểm sinh học sinh thái trong thí nghiệm và ở ngoài tự nhiên: Vòng đời, số thế hệ/năm, thông tin về sinh trưởng, phát triển và sinh sản như phương thức sinh sản, tập tính ký sinh hoặc ăn thịt, giai đoạn phát triển, tuổi thọ, tiềm năng sinh sản,…; phương thức bảo tồn nòi giống (như trú đông, ngủ nghỉ, trú ẩn, di trú,…); phương thức phát tán; điều kiện khí hậu ở nơi TNPTSH xuất hiện trong tự nhiên và ở những nơi đã từng phóng thả.2.4. Chức năng của TNPTSH: ký sinh/cộng sinh/bắt mồi ăn thịt,… 2.5. Phương pháp giám định TNPTSH (ví dụ: Hình thái học, phân tử, …)2.6. Địa điểm sản xuất TNPTSH2.7. Phương pháp sản xuất, đóng gói, bảo quản và cách sử dụng (liều lượng phóng thả và tần suất phóng thả).2.8. Phương pháp làm thuần và loại bỏ tạp chất.2.9. Phổ ký chủ trong tự nhiên và trong điều kiện thí nghiệm.2.10. Nguồn thu thập TNPTSH (phòng thí nghiệm, dụng cụ nhân nuôi, dụng cụ đóng gói, địa điểm thu thập TNPTSH ban đầu, tên người lấy mẫu, tên người giám định).2.11. Các loài sinh vật tương tác (ví dụ: Ký sinh bậc 2, nấm bệnh hại TNPTSH, các loài cạnh tranh, các sinh vật đối kháng, …).2.12. Lịch sử sử dụng TNPTSH.2.13. Những loài nấm bệnh, ký sinh và ký sinh bậc 2 gây hại cho TNPTSH và biện pháp loại trừ các tác nhân này.2.14. Những thông tin về các loài sinh vật khác có quan hệ họ hàng hoặc tương tự TNPTSH.1. Antoon J. M. Loomans and Joop C. Van Lenteren, Tools for environmental Risk Assessment of Invertebrate Biological Control Agents, Second International Symposium on Biological Control of Arthropods.Website: http://www.bugwood.org/arthropod2005/vol2/12e.pdf (Truy cập tháng 9 năm 2011)2. Công ước quốc tế về BVTV, Rome 1997.3. European and mediterranean plan protection organization, 2009, Summery of a pest risk analysis for Aphalara itadori-Japanese knotweed psyllid.4. NAPPO, 2008, Guidelines for petition for first release of non-indigenous entomophagous biological control agents.5. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.6. Nguyễn Đình Cường, 2011, Phương pháp tác động không mong muốn có thể xảy ra dựa trên ý kiến chuyên gia. (Tài liệu tại Hội thảo đánh giá những tác động không mong muốn có thể xảy ra do việc phóng thả muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại thực địa hẹp của Việt Nam, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tại Hà Nội, ngày 14-15/7/2011)7. Murphy, B, Jansen, C, Murray, J & De Barro, P, 2010, Risk analysis on the Australian release of Aedes aegypti (L.) (Diptera: Culicidae) containing Wolbachia, CSIRO, March 2010.8. Luật Bảo vệ môi trường, số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.9. OECD Environment, Health and Safety Publications, 2003, Guidance for information requirements for regulation of invertebrates as biological control agents (IBCAs), ENV/JM/MONO (2004).10. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với thực vật và sản phẩm thực vật nhập khẩu (được soát xét, chuyển đổi từ 10TCN 955: 2006).11. Quyết định số 16/2004/QĐ/BNN - BVTV ngày 20/4/2004 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hành qui định về các thủ tục kiểm tra vật thể và lập hồ sơ kiểm dịch thực vật.12. Tiêu chuẩn ngành - Quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với thực vật và sản phẩm thực vật nhập khẩu: TCN 955: 2006.13. TCVN6908: 2010 KDTV – Khung hướng dẫn phân tích nguy cơ dịch hại. 14. ISPM 03: 2005 Guidelines for the export, shipment, import and release of biological control agents and other beneficial organisms (Hướng dẫn đối với việc xuất khẩu, vận chuyển, nhập khẩu và phóng thả các tác nhân phòng trừ sinh học và những sinh vật có ích khác).15. TCVN 7668:2007 - Phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại kiểm dịch thực vật bao gồm phân tích nguy cơ về môi trường và sinh vật sống biến đổi gen. 16. TCVN 3937: 2007 KDTV - Thuật ngữ và định nghĩa kiểm dịch thực vật. 17. TCVN 7515: 2005, KDTV – Yêu cầu để thiết lập các vùng không nhiễm dịch hại, 2005.18. TCVN 7668: 2007, KDTV – Phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại KDTV, bao gồm phân tích nguy cơ về môi trường và sinh vật sống biến đổi gen, 2007.19. Các nguyên tắc KDTV liên quan đến thương mại Quốc tế: TCVN 6907: 2001.20. United States Department of Agriculture (USDA), 2008, Field release of Heteropsylla spinulosa (Homoptera: Psyllidae), a Non-indigenous insect for Control of Giant Sensitive Plant, Mimosa diplotricha (Mimosaceae), in Guam and the Commonwealth of the Northern Mariana Islands, Invironmental Assessment, March 24, 2008.
GIỚI THIỆU MẠNG Bayesian Belief Network - BBN
· Bayesian Belief Network (BBN) là một mô hình đồ họa xác suất (Probabilistic graphical models-GMs) được thể hiện bằng biểu đồ, từ đó xác định số lượng mối tương quan giữa kết quả mong muốn và các biến số ảnh hưởng đến kết quả đó (Bashari et al, 2009).· BBN là một phương pháp phổ biến để mô hình hóa các hệ thống tổ hợp với nhiều nguồn thông tin khác nhau (Liedloff and Smith, 2010)· BBN là một mô hình tự nhiên đối với phân tích nguy cơ dịch hại (PRA) hoặc kế hoạch quản lý rủi ro (bao gồm một quá trình phức tạp với nhiều yếu tố phải xem xét và yêu cầu sự kết hợp giữa số liệu, dữ liệu và sự hiểu biết của chuyên gia.Ví dụ:Đánh giá nguy cơ đối với loài tuyến trùng Steinernema feltiae (Filipjev, 1934) nhập khẩu từ Hà Lan vào Việt Nam
Kết quả đánh giá nguy cơ
Tên khoa học: Steinernema feltiae (Filipjev, 1934)
Tên thông thường:
Họ: SteinernematidaeBộ: RhabditidaKết quả đánh giá:25% Cao Trung bình Thấp
· Lợi ích của việc sử dụng mạng BBN
- Sử dụng mô hình hóa dựa vào tiếp cận điểm kiểm soát (Control Poin-CP) để quản lí rủi ro, cho phép quá trình ra quyết định theo mục tiêu và chặt chẽ hơn.- Tiếp cận BBN cung cấp một cách rõ ràng sự không chắc chắn trong mô hình. Những thống kê BBN có thể sử dụng dựa trên đánh giá của các chuyên gia ngay cả khi không có thông tin.- Việc phát triển một mô hình BBN và đưa ra nút đánh giá có thể là một hoạt động hợp tác cao giữa các bên tham gia, từ đó sẽ đơn giản hóa thỏa thuận về các giải pháp đã phát triển chung.- Mô hình BN có thể được cập nhật, tạo cơ hội cho việc giám sát những thay đổi ở các yếu tố chính và những giả định trong phân tích rủi ro dịch hại sau đó và theo thời gian, lý tưởng cho phép điều chỉnh hệ thống với các biện pháp bổ sung hoặc giảm các yêu cầu mà không làm gián đoạn thương mại.· Luật
E H
Nếu E là đúng thì H đúng (xác suất p)
Trong đó:
E: Sự kiện
H: Gỉa thiết
· Lập luận Bayesien
Khi sự kiện E xảy ra, làm sao chúng ta tính được xác suất để H cũng xảy ra theo (pH/E=?).
· Luật Bayes
p(A∩B)
p(A/B) =
p(B)
p(B∩A)
p(B/A) =
p(A)
Do p(A∩B) = p(B∩A)
p(B/A) *p(A)
p(A/B) =
p(B)
· Sai số của phương pháp Bayesian
Giá trị xác suất là do con người đánh giá (theo ý kiến chủ quan của các chuyên gia).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.