QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG CẢI BẮP
National Technical Regulation on Testing for Value of Cultivation and Use of Cabbage Varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-120:2013/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 469:2001 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
QCVN 01-120:2013/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, Cục trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học Công nghiệp và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG CẢI BẮP
National Technical Regulation on Testing for Value of Cultivation and Use of Cabbage Varieties
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng (khảo nghiệm VCU) của giống cải bắp mới được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm VCU giống cải bắp mới.
1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
1.3.1. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống cải bắp mới được đăng ký khảo nghiệm.
1.3.1.2. Giống đối chứng: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm đã được công nhận là giống cây trồng mới hoặc là giống đang được gieo trồng phổ biến tại địa phương.
1.3.2. Các từ viết tắt
VCU: Value of Cuitivation and Use (giá trị canh tác và giá trị sử dụng).
1.4. Tài liệu viện dẫn.
1.4.1. QCVN 01-92:2012/BNNPTNTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cải bắp
1.4.2. TCVN 8812:2011 Hạt giống cải bắp-Yêu cầu kỹ thuật
Để xác định giá trị canh tác và sử dụng của giống cải bắp mới phải theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu quy định ở Bảng 1.
Bảng 1 - Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá
TT | Chỉ tiêu | Giai đoạn | Đơn vị tính/Điểm | Trạng thái biểu hiện | Phương pháp đánh giá |
1. | Ngày gieo | Gieo | ngày |
|
|
2. | Ngày mọc | Mọc | ngày | Ngày có khoảng 50% số cây theo dõi có 2 lá mầm nhú khỏi mặt đất | Quan sát các cây trên luống gieo |
3. | Ngày trồng | Cây con | ngày | Cây có 5-6 lá thật | Quan sát |
4. | Ngày trải lá bàng | Giai đoạn trải lá bàng | ngày | Ngày có khoảng 50% số cây trên ô ở giai đoạn trải lá bàng | Quan sát các cây trên ô |
5. | Cây: đường kính tán cây | Giai đoạn trải lá bàng | cm |
| Đo 2 đường vuông góc qua tâm cây, lấy giá trị trung bình |
6. | Lá ngoài: hình dạng phiến lá | Trải lá bàng | 1 2 3 4 5 | Elip đứng Ovan đứng Tròn Elip ngang Hình trứng ngược | Quan sát trên lá ngoài đã phát triển đầy đủ của các cây trên ô |
7. | Ngày bắt đầu cuốn bắp |
| ngày | Ngày có khoảng 50% số cây trên ô bắt đầu cuốn bắp | Quan sát các cây trên ô |
8. | Cây: khối lượng | Giai đoạn chín thu hoạch | kg | Mặt trên của bắp căng nhẵn, mép lá trên cùng hơi cong ra phía ngoài | Cắt sát đất sau đó cân cả cây. Mỗi lần nhắc lấy số liệu của 10 cây và giá trị trung bình |
9. | Bắp: khối lượng bắp | Giai đoạn chín thu hoạch | kg | Mặt trên của bắp căng nhẵn, mép lá trên cùng hơi cong ra phía ngoài | Lược bỏ các lá không cuốn, cân khối lượng bắp của 10 cây mẫu. Lấy số liệu của 10 bắp và giá trị trung bình |
10. | Bắp: hình dạng theo mặt cắt dọc | Giai đoạn chín thu hoạch | 1 2 3 4 5 6 7 | Elip hẹp ngang Elip ngang Tròn Elip đứng Hình trứng ngược Ovan đứng Ovan có góc đầu bắp | Cắt đôi chiều dọc của 10 bắp và quan sát. |
11. | Bắp: chiều cao | Giai đoạn chín thu hoạch | cm |
| Đo tại vị trí cao nhất của bắp. Lấy số liệu của 10 bắp và giá trị trung bình. |
12. | Bắp: đường kính | Giai đoạn chín thu hoạch | cm |
| Đo đường kính mặt cắt ngang phần lớn nhất của bắp. Thực hiện trên 10 cây mẫu. |
13. | Bắp: độ bao bắp | Giai đoạn chín thu hoạch | 1 2 3 | Hở Bao một phần Bao hoàn toàn | Quan sát cấu trúc kiểu xếp lá trên đỉnh bắp. |
14. | Bắp: mầu của lá trong | Giai đoạn chín thu hoạch | 1 2 3 4 | Trắng Vàng Xanh Tím | Xem màu của lá thứ 7 tính từ lá bắp ngoài cùng giai đoạn chín thu hoạch. |
15. | Bắp: tỉ lệ bắp cuốn | Giai đoạn chín thu hoạch | % |
| Số bắp cuốn |
16. | Bắp: độ chặt | Giai đoạn chín thu hoạch | g/cm3 |
| Tính theo công thức: - - G: khối lượng bắp (g) - H: chiều cao bắp (cm) - D: đường kính - P = g/cm3 (P càng cao bắp càng chặt thể hiện giống tốt) - 0.523 là hệ số quy đổi từ thể tích hình trụ sang hình cầu. (P càng tiến tới 1 thì bắp càng chặt) |
17. | Thời gian sinh trưởng (thời gian từ gieo đến thu hoạch) | Giai đoạn chín thu hoạch | ngày | Mặt trên của bắp căng nhẵn, mép lá trên cùng hơi cong ra phía ngoài một chút tạo ra một chút gợn lá non ở mép giáp với lá ngoài đó. | Ngày có 50% số cây/ ô thu hoạch được. |
18. | Năng suất sinh khối | Giai đoạn chín thu hoạch | kg/ô |
| Thu hoạch toàn bộ số cây trên ô. Và tính khối lượng. Lấy 1 chữ số sau dấu phẩy |
19. | Năng suất bắp | Giai đoạn chín thu hoạch | kg/ô |
| Tính khối lượng bắp trên ô. Lấy 1 chữ số sau dấu phẩy |
20. | Bệnh tứôi nhũn cải bắp Erwinia carotovora (Jones) Holland | Sau trồng 30, 45 và 60 ngày | Cấp 1 Cấp 3 Cấp 5 Cấp 7 Cấp 9 | <1% diện tích lá bị hại. Từ 1% đến 5% diện tích lá bị hại. >5% đến 25% diện tích lá bị hại. >25% đến 50% diện tích lá bị hại. >50% diện tích lá bị hại. | Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
21. | Đốm lá vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. campetris (Pammel) Dowson | Sau trồng 30, 45 và 60 ngày | Cấp 1 Cấp 3 Cấp 5 Cấp 7 Cấp 9 | <1% diện tích lá bị hại. Từ 1% đến 5% diện tích lá bị hại. >5% đến 25% diện tích lá bị hại. >25% đến 50% diện tích lá bị hại. >50% diện tích lá bị hại. | Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
22. | Bệnh thối hạch cải bắp - Sclerotinia sclerotiorum (Lib) de Bary; | Sau trồng 30, 45 và 60 ngày | Cấp 1 Cấp 3 Cấp 5 Cấp 7 Cấp 9 | <1% diện tích lá bị hại. Từ 1% đến 5% diện tích lá bị hại. >5% đến 25% diện tích lá bị hại. >25% đến 50% diện tích lá bị hại. >50% diện tích lá bị hại. | Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
23. | Bệnh đốm vòm- Alternaria brassicae Sace; | Sau trồng 30, 45 và 60 ngày | Cấp 1 Cấp 3 Cấp 5 Cấp 7 Cấp 9 | <1% diện tích lá bị hại. Từ 1% đến 5% diện tích lá bị hại. >5% đến 25% diện tích lá bị hại. >25% đến 50% diện tích lá bị hại. >50% diện tích lá bị hại. | Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
24. | Sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus | Sau trồng 30, 45 và 60 ngày | Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 | Nhẹ (xuất hiện rải rác). Trung bình (phân bố dưới 1/3 của thân, lá). Nặng (phân bố trên 1/3 của thân, lá) | Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
25. | Sâu xanh bướm trắng hại rau cải Pieris rapae L. | Sau trồng 30, 45 và 60 ngày | Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 | Nhẹ (xuất hiện rải rác). Trung bình (phân bố dưới 1/3 của thân, lá). Nặng (phân bố trên 1/3 của thân, lá) | Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
26. | Bọ nhảy sọc cong Phyilotreta striolata Fabricius | Sau trồng 30, 45 và 60 ngày | Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 | Nhẹ (xuất hiện rải rác). Trung bình (phân bố dưới 1/3 của thân, lá). Nặng (phân bố trên 1/3 của thân, lá) | Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
27. | Rệp muội xám cải bắp (rệp cải, rệp muội xám) Brevicoryne brassicae L. | Sau trồng 30, 45 và 60 ngày | Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 | Nhẹ (xuất hiện rải rác). Trung bình (phân bố dưới 1/3 của thân, lá). Nặng (phân bố trên 1/3 của thân, lá) | Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
28. | Khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất thuận | Khi gặp điều kiện bất thuận | 1 3 5 7
| Không bị hại. Hại nhẹ nhưng phục hồi nhanh. Hại trung bình, phục hồi chậm. Hại nặng, hồi phục kém (sinh trưởng phát triển kém biểu hiện qua các bộ phận của cây: Héo, chuyển màu...) Chết hoàn toàn | Đánh giá mức độ bị hại và khả năng phục hồi của cây sau khi bị hạn, nóng, úng, sương muối. Cho điểm theo thang điểm từ 1-9 |
29. | Chất lượng sau thu hoạch: - Hàm lượng chất khô - Hàm lượng Vitamin C - Hàm lượng đường tổng số | Giai đoạn chín thu hoạch |
mg/100g mg/100g |
| Phân tích một lần trong quá trình khảo nghiệm (khi tác giả có yêu cầu) theo phương pháp của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định (mẫu mang đi phân tích không để quá 2 ngày sau khi thu hoạch) |
30. | Khẩu vị (độ giòn, ngọt) | Giai đoạn chín thu hoạch | 1 2 3 4 5 | Rất ngon Ngon Trung bình Kém Rất kém | Ngay sau khi thu hoạch về tiến hành luộc chín, thử nếm cảm quan rồi cho điểm. |
CHÚ THÍCH: Các tính trạng 8, 9, 10, 11,12. Mỗi lần nhắc thực hiện trên 10 cây mẫu và tính giá trị trung bình
3.1. Các bước khảo nghiệm
3.1.1. Khảo nghiệm cơ bản
Tiến hành 3 vụ, trường hợp chỉ đề nghị công nhận cho 01 vụ thì phải qua ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên.
3.1.2. Khảo nghiệm sản xuất
Tiến hành 2 vụ, đồng thời với khảo nghiệm cơ bản hoặc sau 01 vụ khảo nghiệm cơ bản đối với những giống cải bắp có triển vọng.
3.2. Bố trí khảo nghiệm
3.2.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.2.1.1. Bố trí thí nghiệm
Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, Diện tích ô thí nghiệm là 13m2 (10m x 1,3m) kể cả rãnh. Lên luống cao từ 25 cm đến 30 cm. Khoảng cách giữa các lần nhắc là 30cm. Xung quanh khu thí nghiệm có ít nhất 1 luống bảo vệ.
Giống có yêu cầu khảo nghiệm đặc thù được bố trí khảo nghiệm riêng.
3.2.1.2. Giống khảo nghiệm
- Thời gian gửi giống: Theo quy định của cơ sở khảo nghiệm; khi gửi giống kèm theo Đăng ký khảo nghiệm và Tờ khai kỹ thuật tại Phụ lục B, C của Quy chuẩn này.
- Khối lượng hạt giống tối thiểu gửi khảo nghiệm và lưu mẫu: Vụ đầu là 40g/giống, các vụ sau 20g/giống.
- Chất lượng hạt giống: Tối thiểu phải tương đương cấp giống xác nhận theo TCVN 8812:2011 . Giống khảo nghiệm không nên xử lý bằng bất cứ hình thức nào, trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu
- Giống khảo nghiệm được phân nhóm theo thời gian sinh trưởng trong vụ đông xuân
Ngắn ngày: nhỏ hơn 90 ngày
Trung ngày: từ 90 ngày đến 110 ngày
Dài ngày: trên 110 ngày
3.2.1.3. Giống đối chứng
Do cơ sở khảo nghiệm lựa chọn, quyết định
Chất lượng của hạt giống phải tương đương với giống khảo nghiệm như quy định ở Mục 3.2.1.2.
3.2.2. Khảo nghiệm sản xuất
- Diện tích: Tối thiểu 500m2/giống/điểm, tổng diện tích khảo nghiệm sản xuất không vượt quá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Giống đối chứng: Như quy định ở Mục 3.2.1.3.
3.3. Quy trình kỹ thuật
3.3.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.3.1.1. Thời vụ
Theo khung thời vụ tốt nhất với từng nhóm giống tại địa phương nơi khảo nghiệm.
3.3.1.2. Kỹ thuật gieo ươm cây giống (Phụ lục A)
3.3.1.3. Yêu cầu về đất
- Đất làm thí nghiệm phải đại diện cho vùng sinh thái khảo nghiệm, tơi xốp có độ phì đồng đều, bằng phẳng, sạch cỏ dại và chủ động tưới tiêu. Đất làm thí nghiệm vụ trước không trồng các cây trồng thuộc họ cải (Brassicaceae)
3.3.1.4. Mật độ và khoảng cách trồng
Mỗi ô thí nghiệm chia làm 2 hàng, mật độ và khoảng cách trồng phụ thuộc vào nhóm giống:
Nhóm ngắn ngày: 56 cây, khoảng cách 50cm x 35cm (cây cách cây)
Nhóm trung ngày: 50 cây, khoảng cách 50cm x 40cm
Nhóm dài ngày: 44 cây, khoảng cách 50 cm x 45cm
3.3.1.5. Phân bón
- Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng hoai mục từ 20 tấn đến 25 tấn hoặc phân hữu cơ khác với lượng quy đổi tương đương; từ 120kg đến 150kg N, từ 100kg đến 120kg P2O5 và từ 75 đến 90kg K2O. Tùy theo độ phì của đất, đặc tính của giống có thể điều chỉnh mức phân bón cho phù hợp.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, toàn bộ phân lân và 1/3 lượng kali. Toàn bộ lượng đạm và kali còn lại chia đều bón thúc vào 3 lần xới vun.
3.3.1.6. Xới vun
- Xới vun kết hợp bón thúc 3 lần như sau:
+ Thúc lần 1: khi cây hồi xanh kết hợp vun xới nhẹ.
+ Thúc lần 2: khi cây trải lá bàng kết hợp xới vun cao.
+ Thúc lần 3: khi cây bắt đầu vào cuốn.
3.3.1.7. Tưới nước
Tưới theo rãnh hoặc mặt luống. Giữ độ ẩm đất thường xuyên khoảng từ 70% đến 75% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
Chú ý: Luôn giữ ẩm cho cây, đặc biệt giai đoạn vào cuốn. Khi bắp đã cuốn chắc không nên tưới đẫm tránh hiện tượng nổ bắp.
3.3.1.8. Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật (trừ những thí nghiệm khảo nghiệm quy định không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật).
3.3.1.9. Thu hoạch
Thời gian thu hoạch được xác định theo chỉ tiêu 18 tại Bảng 1
Thu hoạch bắp vào buổi sáng, tránh dập nát, xây xát.
3.3.2. Khảo nghiệm sản xuất
Áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc theo khảo nghiệm cơ bản ở Mục 3.2.1.
3.4. Phương pháp đánh giá
3.4.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.4.1.1. Các chỉ tiêu được theo dõi trong điều kiện đồng ruộng bình thường. Riêng các chỉ tiêu về tính chống chịu của giống với sâu bệnh hại hoặc điều kiện ngoại cảnh bất thuận (hạn, úng, nóng ...) khi có yêu cầu thì bố trí thí nghiệm riêng với các điều kiện nhân tạo.
3.4.1.2. Các chỉ tiêu được theo dõi, đánh giá vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây cải bắp theo quy định ở Bảng 1.
3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất
Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sau:
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính số ngày từ nảy mầm đến khi 50% số cây chín thu hoạch.
- Năng suất (tấn/ha): Cân khối lượng thực thu trên diện tích khảo nghiệm, sau đó quy ra năng suất tấn/ha.
- Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm.
- Ý kiến của người khảo nghiệm: Có hoặc không chấp nhận giống mới.
3.5. Báo cáo kết quả khảo nghiệm: Theo mẫu tại Phụ lục D, E của Quy chuẩn này.
Khảo nghiệm VCU giống cải bắp để công nhận giống cây trồng mới được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
5.1. Cục Trồng trọt có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống cải bắp, Cục Trồng trọt có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.
1. Kỹ thuật trong vườn ươm
Chọn đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, không chua (pH KCI = 6-6,5). Đất được phơi ải, cày bừa kỹ đảm bảo tơi xốp, sạch cỏ. Không gieo ươm trên đất đã trồng các cây họ thập tự ở vụ trước. Lên luống cao từ 25cm đến 30cm, mặt luống rộng từ 0,8m đến 1m.
Phân bón cho 10m2 vườn ươm từ 25kg đến 30 kg phân hữu cơ + 1 kg vôi bột + 0,4-0,5 kg supelân. Gieo hạt với mật độ từ 2,5g đến 3,0g hạt/m2. Gieo đều để đảm bảo khoảng cách cây cách cây từ 3cm đến 5cm. Sau khi gieo hạt xong rắc một lớp đất bột kín hạt, phủ một lớp rơm đã được cắt ngắn hoặc trấu rồi tưới đủ ẩm.
Chăm sóc: Sau khi gieo hạt tưới nước sạch đủ ẩm (độ ẩm từ 70 đến 75%) trong khoảng từ 3 đến 5 ngày đầu (mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều). Khi hạt nảy mầm ngừng tưới 1 đến 2 ngày, sau đó cách 1 ngày tưới một lần. Trước khi ra ngôi 10 ngày, giảm dần lượng nước tưới, ngừng tưới nước trước khi nhổ xuất vườn từ 3 đến 4 ngày. Tưới ẩm trước khi nhổ cây con từ 1 giờ đến 2 giờ.
Phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật. Chú ý các sâu bệnh hại chính trong vườn ươm (sâu tơ, sâu xanh, rệp, bọ nhảy, bệnh lở cổ rễ....)
Ra ngôi, trồng khi cây có từ 4 đến 6 lá thật (tuổi cây giống từ 20 đến 30 ngày).
2. Kỹ thuật gieo trên khay
Dùng khay nhựa hoặc khay xốp
Tùy theo điều kiện của cơ sở khảo nghiệm, hỗn hợp giá thể đưa vào khay có thể trộn theo công thức sau:
1. Đất: Bột xơ dừa: Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1:1:1.
2. Đất: Trấu hun: Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 4:3:3.
Gieo hạt, chăm sóc và ra ngôi như kỹ thuật trong vườn ươm.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
…., ngày tháng năm 20....
ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM VCU GIỐNG CẢI BẮP
Kính gửi:(Tên cơ sở khảo nghiệm)
1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email:
2. Nội dung đăng ký khảo nghiệm:
Vụ khảo nghiệm: Năm:
TT | Tên giống | Hình thức khảo nghiệm* | Số điểm khảo nghiệm | Địa điểm | Diện tích | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:* Khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất
| Đại điện tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm |
1. Tên giống đăng ký khảo nghiệm
- Tên đăng ký chính thức:
- Tên gốc nếu là giống nhập nội:
- Tên gọi khác nếu có:
2. Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo giống
2.1. Chọn tạo trong nước
- Nguồn gốc (vật liệu tạo giống, bố mẹ nếu là giống lai):
- Phương pháp chọn tạo:
2.2. Nhập nội
- Xuất xứ:
- Thời gian nhập nội:
3. Đặc điểm chính của giống
- Thời gian sinh trưởng (ngày), vụ:
- Đường kính bắp:
- Màu sắc lá trong của bắp
- Dạng bắp theo mặt cắt dọc:
- Khối lượng bắp trung bình:
- Năng suất:
- Khả năng chống chịu:
4. Giống đối chứng
5. Yêu cầu kỹ thuật khác (nếu có)
| ……………, ngày…… tháng…… năm ………. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG CẢI BẮP
1. Vụ khảo nghiệm Năm
2. Địa điểm:
3. Cơ quan thực hiện:
Cán bộ thực hiện: Điện thoại
5. Số giống khảo nghiệm:
6. Giống đối chứng
7. Ngày gieo: Ngày trồng: Ngày thu hoạch:
8. Diện tích ô thí nghiệm: m2, kích thước ô: m x m
9. Số lần nhắc lại:
10. Loại đất trồng: Cây trồng trước:
11. Phân bón cho 1 ha: Ghi rõ loại phân và số lượng đã sử dụng
12. Phòng trừ sâu bệnh: Ghi rõ ngày tiến hành, loại thuốc và nồng độ sử dụng
13. Tóm tắt ảnh hưởng của thời tiết đến thí nghiệm
14. Số liệu kết quả khảo nghiệm (ghi đầy đủ, chính xác vào Bảng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 dưới đây).
Bảng 1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
Tên giống | Giai đoạn vườn ươm | Giai đoạn vườn sản xuất | |||
Gieo đến mọc (ngày) | Mọc đến ra ngôi (ngày) | Mọc đến trải lá bàng (ngày) | Mọc đến cuốn bắp (ngày) | Mọc đến chín thu hoạch (ngày) | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Một số đặc điểm hình thái
Tên giống | Đường kính tán cây (cm) | Hình dạng phiến lá ngoài (1-5) | Hình dạng theo mặt cắt dọc của bắp (1 -7) | Độ bao bắp (1-3) | Màu của lá trong bắp | Độ chặt bắp (g/cm3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính
Tên giống | Bệnh thối nhũn bắp cải (1-9) | Bệnh đốm lá vi khuẩn | Bệnh thối hạch bắp cải (1-9) | Bệnh đốm vòm | Sâu tơ (1-5) | Sâu xanh, bướm trắng | Bọ nhảy sọc cong (1-3) | Rệp muội xám (1-3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 4 - Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận
Tên giống | Chịu nóng | Chịu lạnh | Chịu hạn | Chịu úng | ||||
Ngày quan sát | Điểm | Ngày quan sát | Điểm | Ngày quan sát | Điểm | Ngày quan sát | Điểm | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất
Tên giống | Số cây cho thu hoạch | Khối lượng cây | Khối | Chiều cao bắp (cm) | Đường kính bắp (cm) | Tỉ lệ bắp cuốn (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 6. Năng suất thực thu
Tên giống | Năng suất sinh khối (kg/ô) | Năng suất bắp thực thu (kg/ô) | ||||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 7. Một số chỉ tiêu chất lượng bắp sau thu hoạch
Tên giống | Hàm lượng chất khô (%) | Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) | Hàm lượng đường tổng số (mg/100g) | Khẩu vị (độ giòn, ngọt., điểm 1-9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhận xét tóm tắt ưu điểm, nhược điểm chính của các giống khảo nghiệm. Sơ bộ xếp loại từ tốt đến xấu theo từng nhóm.
16. Kết luận và đề nghị
- Kết luận:
- Đề nghị:
| ………., ngày ….. tháng ……. năm ….. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CẢI BẮP
1. Vụ khảo nghiệm: Năm:
2. Địa điểm khảo nghiệm:
3. Tên người khảo nghiệm:
4. Tên giống khảo nghiệm:
5. Giống đối chứng:
6. Ngày gieo: Ngày thu hoạch:
7. Diện tích khảo nghiệm (m2):
8. Đặc điểm đất đai:
9. Mật độ trồng:
10. Phân bón: ghi cụ thể liều lượng và chủng loại phân bón đã sử dụng
11. Đánh giá chung:
Tên giống | Thời gian sinh trưởng (ngày) | Năng suất bắp (tấn/ha) | Nhận xét chung (Sinh trưởng, sâu bệnh, tính thích ứng của giống khảo nghiệm...). | Ý kiến của người thực hiện thí nghiệm khảo nghiệm SX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12. Kết luận và đề nghị:
Xác nhận của địa phương | …………., ngày …….. tháng …… năm …... |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.