VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MỌT CỨNG ĐỐT (Trogoderma granarium Everts) VÀ MỌT DA VỆT THẬN (Trogoderma inclusum LeConte)
National technical regulation on Procedure for identification of khapra beetle (Trogoderma granarium Everts) and larger cabinet beetle (Trogoderma inclusum LeConte)
Lời nói đầu
QCVN 01 - 105 : 2012/BNNPTNT do Ban Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám đinh mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) và mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte) biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 62/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MỌT CỨNG ĐỐT (Trogoderma granarium Everts) VÀ MỌT DA VỆT THẬN (Trogoderma inclusum LeConte)
National technical regulation on Procedure for identification of khapra beetle (Trogoderma granarium Everts) and larger cabinet beetle (Trogoderma inclusum LeConte)
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc cho việc giám định mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) và mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte) là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.1.2. Đối tượng áp dụngQuy chuẩn này áp dụng đối vớimọi tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật (viết tắt là KDTV) tại Việt Nam, thực hiện giám định mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) và mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte) là dịch hại KDTV nhóm I thuộc Danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN ngày 14/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.3. Giải thích từ ngữ
Những thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:
1.3.1. Dịch hại kiểm dịch thực vậtLà loài sinh vật hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức.1.3.2. Côn trùngLà động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt, cơ thể pha trưởng thành gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ngực mang 3 đôi chân.1.3.3. MọtLà nhóm côn trùng cánh cứng gây hại chủ yếu trên các sản phẩm bảo quản sau thu hoạch.1.3.4. MẫuLà khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật, tàn dư của sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một qui tắc nhất định.1.3.5. Tiêu bảnLà mẫu vật điển hình tiêu biểu của dịch hại được xử lý để dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và trưng bày thành các bộ sưu tập.2.1. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu2.1.1. Thu thập mẫuĐối với hàng hoá xuất, nhập khẩu, quá cảnh hoặc vận chuyển, bảo quản trong nước: Tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4731: 89 “Kiểm dịch thực vật - phương pháp lấy mẫu”, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-23:2010/BNNPTNT “Phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất nhập khẩu và quá cảnh”.2.1.2. Bảo quản mẫu giám địnhMẫu giám định được bảo quản như sau :- Sâu non: Ngâm trong cồn 70%.- Trưởng thành: Sấy ở nhiệt độ 45oC trong 5 giờ, sau đó chuyển sang lọ nút mài kín để trong tủ định ôn hoặc phòng có máy hút ẩm.2.2. Dụng cụ, hóa chất phục vụ làm tiêu bản và giám định- Kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 10 – 70 lần, kính hiển vi có độ phóng đại từ 40 – 400 lần.- Kim côn trùng, kim mũi mác.- Đèn cồn, ống nghiệm, đĩa petri, ống nhỏ giọt, lam, lamen, panh, bút lông.- Dung dịch NaOH hoặc KOH 10%, cồn 95% và 70%, glycerin, nước cất.2.3. Phương pháp làm tiêu bản mẫu giám định2.3.1. Thao tác chung
- Đưa mẫu vật vào trong ống nghiệm chứa khoảng 2 - 3 ml dung dịch KOH hoặc NaOH 10% đun trên đèn cồn khoảng 20 phút (vừa đun vừa lắc ống nghiệm).
- Vớt mẫu vật ra, đặt vào một giọt nước trên lam.
- Dùng kim côn trùng tách các bộ phận dưới kính lúp soi nổi.
2.3.2. Tiêu bản mọt trưởng thành
2.3.2.1. Tiêu bản mảnh xương cằm
- Tách rời mảnh lưng ngực và đầu.
- Tách riêng đầu, luồn kim qua lỗ miệng tách rời hàm trên, tách riêng phần dưới (cả cằm và môi dưới).
- Tách riêng cằm, chuyển phần cằm đã tách vào lam.
- Đậy lamen và dùng keo dán kín xung quanh lamen.
2.3.2.2. Tiêu bản bộ phận sinh dục của trưởng thành cái
- Tách riêng phần bụng, dùng kim xẻ màng đốt dọc theo một bên sườn. Bộ phận sinh dục cái nằm ở hai đốt bụng cuối.
- Dùng kim tách riêng ống đẻ trứng, buồng trứng, túi chứa tinh, hai gai xương có hình răng cưa.
- Đặt các bộ phận đã tách vào giọt glycerin trên lam và đậy lamen.
2.3.2.3. Tiêu bản bộ phận sinh dục của trưởng thành đực
- Dùng kim côn trùng ấn vào phần cuối bụng, gạt nhẹ để bộ phận sinh dục của con đực trôi ra.
- Tách 2 đốt bụng cuối, tách tấm gai xương và gai giao cấu.
- Đặt các bộ phận đã tách vào giọt glycerin trên lam và đậy lamen.
2.3.3. Tiêu bản sâu non
2.3.3.1. Tiêu bản râu và các phần phụ miệng của sâu non
- Tách đầu.
- Tách rời hàm trên (bỏ đi).
- Tách râu ra khỏi hốc râu (chú ý không làm mất lông ở đốt thứ 1).
- Tách riêng phần môi trên.
- Đặt các bộ phận đã tách vào giọt glycerin trên lam và đậy lamen.
2.3.3.2. Tiêu bản mảnh lưng của sâu non (có thể làm bằng xác lột của sâu non)
- Tách rời mảnh lưng ngực (bỏ đi).
- Dùng kim côn trùng gạt sạch những túm lông mũi mác ở trên lưng (bỏ đi).
- Đặt sâu non trong giọt nước để quan sát đường liên lưng.
2.4. Trình tự giám định2.4.1. Mẫu trưởng thành và sâu nonQuan sát đặc điểm hình thái bên ngoài bằng kính lúp soi nổi các đặc điểm sau:2.4.1.1. Trưởng thành- Kích thước (mm), hình dạng, mầu sắc cơ thể, số lượng mắt đơn.- Màu sắc lông và dạng hoa văn của cánh.- Kiểu râu, số lượng đốt râu và số đốt hình chuỳ, hốc râu và hình dạng cằm.- So sánh khoảng cách giữa các đốt gốc của đôi chân giữa và đôi chân trước.- So sánh chiều dài của đốt bàn chân thứ 1 và thứ 2.2.4.1.2. Sâu non- Kích thước (mm), hình dạng, màu sắc cơ thể.- Các loại lông và chiều dài của các túm lông.- Túm lông hai bên đốt bụng thứ 9.- Đường liên lưng của các đốt bụng.- Quan sát móng và lông ở cuối chân.2.4.2. Mẫu tiêu bảnQuan sát dưới kính hiển vi các đặc điểm sau:2.4.2.1. Trưởng thành- Hình dạng cằm (tiêu bản mảnh xương cằm).- Hình dạng của cầu ngang, so sánh chiều rộng của cầu ngang với chiều rộng của ống phóng tinh (tiêu bản bộ phận sinh dục của con đực).- Đếm số răng cưa của mặt trong gai giao cấu (tiêu bản bộ phận sinh dục của con cái).2.4.2.2. Sâu non- Số lượng nốt cảm ứng (tiêu bản môi trên).- Đếm số đốt râu đầu, số lượng và hình dạng của lông cứng của đốt râu thứ nhất, hình dạng đốt râu thứ 2 với đốt râu thứ 3 (tiêu bản râu).2.4.3. Đối chiếu kết quả quan sát với đặc điểm hình thái của mọt cứng đốt và mọt da vệt thận (phụ lục 1).Thông thường, số lượng cá thể nghiên cứu phải đảm bảo là 30 (n=30). Trong trường hợp số lượng cá thể ít hơn hoặc chỉ phát hiện duy nhất một cá thể trưởng thành có các đặc điểm nhận dạng như trên có thể cho phép kết luận là mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) hoặc mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte) (chỉ áp dụng đối với các đơn vị đã từng giám định được mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) hoặc mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte).2.5. Thẩm định kết quả giám định và báo cáo
Sau khi khẳng định kết quả giám định là mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) hoặc mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte) thuộc danh mục dịch hại KDTV nhóm I của Việt Nam, đơn vị giám định phải gửi báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật kèm theo phiếu kết quả giám định (phụ lục 2).Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải lưu giữ, quản lý và khai thác dữ liệu về kết quả điều tra, báo cáo và giám định mọt cứng đốt hoặc mọt da vệt thận.Đối với đơn vị lần đầu tiên giám định và phát hiện được mọt cứng đốt hoặc mọt da vệt thận phải gửi mẫu hoặc tiêu bản về Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật để thẩm định trước khi ra quyết định công bố và xử lý dịch.Đơn vị giám định phải lưu mẫu theo Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về thời gian để giải quyết khiếu nại về kết quả giám định (nếu có).Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phổ biến; tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật cũng như các tổ chức, cá nhân khác có liên quan; Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, thu thập mẫu, xử lý và bảo quản mẫu mọt cứng đốt hoặc mọt da vệt thận tại Việt Nam phải tuân theo quy định của quy chuẩn này cũng như các quy định của pháp luật có liên quan hiện hành.
1. Thông tin về dịch hại
1.1. Mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts)
1.1.1. Phân bố và ký chủ
- Phân bố: Châu Á (Afghanistan, Bangladesh, Ấn Độ, Iran, Irắc, Israel, Hàn Quốc, Lebanon, Myanma, Pakistan, Saudi Arabia, Sri Lanka, Syria, Thổ Nhĩ Kì, Yemen), châu Âu (Cyprus, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ), châu Phi (Cyprus, Algeria, Burkina Faso, Ai Cập, Libya, Mali, Marốc, Niger, Nigeria, Senegal, Somalia, Sudan, Tunisia, Zimbabwe).- Ký chủ: Lạc (Arachis hypogaea), bông (Gossypium), lúa mạch (Hordeum vulgare), gạo (Oryza sativa (rice), kê (Panicum miliaceum), vừng (Sesamum indicum), lúa miến (Sorghum bicolor), lúa mỳ (Triticum aestivum), ngô (Zea mays), các loại nông sản bảo quản khác. 1.1.2. Tên khoa học và vị trí phân loại- Tên khoa học: Trogoderma granarium Everts
Tên tiếng Việt: Mọt cứng đốt
Tên khác: Trogoderma affrum
Trogoderma khapra Arrow
- Vị trí phân loại:
Ngành : Arthropoda
Lớp : Insecta
Bộ : Coleoptera
Họ : Dermestidae
Giống : Trogoderma
1.2. Mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte)
1.2.1. Phân bố và ký chủ
- Phân bố: Châu Âu (Nga, Tây Ban Nha), châu Phi (Ma rốc, Nam Phi), Bắc Mỹ (Mỹ).- Ký chủ: Ký chủ của mọt da vệt thận là ngô (Zea mays).1.2.2. Tên khoa học và vị trí phân loại
- Tên khoa học: Trogoderma inclusum LeConte
Tên tiếng Việt: Mọt da vệt thận
Tên khác: Trogoderma versicolor
Trogoderma tarsale RILEY
- Vị trí phân loại:
Ngành : Arthropoda
Lớp : Insecta
Bộ : Coleoptera
Họ : Dermestidae
Giống : Trogoderma
2. Đặc điểm nhận dạng mọt cứng đốt Trogoderma granarium Everts - dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam2.1. Sâu non- Sâu non tuổi 1 dài 1,6 - 1,8 mm, cơ thể rộng 0,25 - 0,3 mm. Cơ thể màu vàng sẫm, đầu và lông màu nâu, râu ngắn với 3 đốt. Trên đốt bụng thứ 9 có hai túm lông dày và dài. Kích thước và mầu sắc cơ thể sâu non tăng dần và sẫm dần theo các tuổi.- Sâu non đẫy sức dài 6 mm, rộng 1,5 mm. Cơ thể có màu vàng đậm, hình thoi, toàn thân phủ nhiều lông, mút cuối của đuôi có một túm lông dài không quá chiều dài của 3 hoặc 4 đốt cuối bụng. Mặt lưng đốt bụng thứ 8 không có đường liên lưng. Cơ thể có 3 loại lông là lông cứng, lông gai và lông mũi mác. Đốt thứ nhất của râu đầu có 8 lông cứng, đốt râu thứ hai dạng hình nón, đốt râu thứ 3 dài bằng đốt hai và nhỏ hơn về phía đỉnh. Môi trên có bốn nốt cảm ứng. Ngực có 3 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân, móng chân có hai gai nhọn (một gai dài, một gai ngắn và gai dài lớn gấp hai lần gai ngắn).2.2. Trưởng thành- Cơ thể hình bầu dục, dài 1,5 - 3,0 mm, rộng 0,9 - 1,7 mm.- Toàn thân phủ nhiều lông mầu vàng ánh kim, râu và chân mầu sáng hơn, có mắt đơn (ở trán).- Đầu và mảnh lưng ngực màu nâu đậm đến đen, có những chấm không rõ giữa gốc và các cạnh của mảnh lưng ngực trước.- Râu đầu kiểu chuỗi hạt 11 đốt (con đực có 4 - 5 đốt chuỳ, con cái có 3 đốt chuỳ), hốc râu hở. Cằm xẻ thành hai thuỳ cong.- Có một mắt đơn ở trán, giữa 2 mắt kép.- Chiều dài đốt bàn chân thứ nhất gấp hai lần đốt bàn chân thứ hai. Khoảng cách giữa các đốt gốc của đôi chân giữa lớn gấp hai lần khoảng cách tương ứng của đôi chân trước.- Cơ quan sinh dục của con đực có hai lưỡi hái cong, nhọn, nối với nhau bằng cầu ngang, chiều rộng của cầu ngang bằng ½ chiều rộng của ống phóng tinh, mép trên của cầu ngang thẳng, mép dưới cong (hình 1d).- Mặt trong của gai giao cấu của cơ quan sinh dục cái có 10 - 15 răng cưa to.Hình 1: Trưởng thành mọt cứng đốt (Nguồn: Graincanada, 2009) | Hình 2: Bộ phận sinh dục của trưởng thành đực (Nguồn: Hill, 1983) | Hình 3: Gai giao cấu của trưởng thành cái (Nguồn: Hill, 1983) |
Hình 4: Râu đầu của trưởng thành (Nguồn: Hill, 1983) | Hình 4: Hình dạng cằm của trưởng thành (Nguồn: Hill, 1983) | Hình 5: Sâu non mọt cứng đốt (Nguồn: Fetured creature, 1986) |
Hình 6: Môi trên của sâu non (Nguồn: Hill, 1983) | Hình 7: Nốt cảm ứng ở môi trên (Nguồn: Hill, 1983) | Hình 8: Móng chân của sâu non (Nguồn: Banks H.J., 1994) |
Hình 9: Trưởng thành mọt da vệt thận (Nguồn: Grainscanada, 2009) | Hình 10: Bộ phận sinh dục của trưởng thành đực (Nguồn: Hill, 1983) | Hình 11: Gai giao cấu của trưởng thành cái (Nguồn: Hill, 1983) | |
Hình 12: Râu đầu của trưởng thành (Nguồn: Hill, 1983) | Hình 13: Đường liên lưng của sâu non (Nguồn: Hà Thanh Hương, 2006) | ||
(qui định)
MẪU PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH
Cơ quan Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ....., ngày ... tháng ... năm 20... |
PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH
Mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts), Mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte) là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam
1. Tên hàng hoá :2. Nước xuất khẩu :3. Xuất xứ :4. Phương tiện vận chuyển: Khối lượng:5. Địa điểm lấy mẫu :6. Ngày lấy mẫu :7. Người lấy mẫu :8. Tình trạng mẫu :9. Ký hiệu mẫu :10. Số mẫu lưu :11. Người giám định :12. Phương pháp giám định: Theo quy kỹ thuật quốc gia QCVN 01-105 : 2012/BNNPTNT, “Quy trình giám định mọt mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) và mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte)”.13. Kết quả giám định :Tên khoa học :Họ: DermestidaeBộ: ColeopteraLà dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I thuộc danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT (hoặc người giám định) (ký, ghi rõ họ và tên) | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký, ghi rõ họ và tên đóng dấu) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.