ISO/TR 14047:2012
Environmental management - Life cycle assessment - Illustrative examples on how to apply ISO 14044 to impact assessment situations
Lời nói đầu
TCVN ISO/TR 14047:2018 hoàn toàn tương đương với ISO/TR 14047:2012
TCVN ISO/TR 14047:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 207 Quản lý môi trường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Nhận thức cao về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, về ý nghĩa môi trường (có thể có) của một hệ thống sản phẩm1), đã thúc đẩy sự quan tâm hơn trong việc xây dựng các phương pháp giúp hiểu rõ hơn ý nghĩa này. Một trong số các phương pháp đang được xây dựng cho mục đích này là đánh giá vòng đời của sản phẩm (LCA).
Đánh giá tác động vòng đời của sản phẩm (LCIA) là giai đoạn thứ ba của đánh giá vòng đời và mục tiêu là đánh giá các kết quả phân tích kiểm kê vòng đời (LCI) của một hệ thống sản phẩm để hiểu biết rõ hơn ý nghĩa môi trường của chúng. Các mô hình LCIA đã chọn các vấn đề môi trường được gọi là các loại tác động. Thông qua việc sử dụng các chỉ số về loại tác động sẽ giúp làm súc tích và sáng tỏ các LCI. LCIA cung cấp hình ảnh về lượng phát thải tổng hợp hoặc về cách thức sử dụng tài nguyên để phản ánh các tác động môi trường tiềm ẩn của chúng.
Tiêu chuẩn này đưa ra các ví dụ nhằm hỗ trợ cho TCVN ISO 14044:2011, tiêu chuẩn đã sử dụng một vài ví dụ về các lĩnh vực cơ bản của TCVN ISO 14044 nhằm nâng cao sự hiểu biết về các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG - ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI CỦA SẢN PHẨM - HƯỚNG DẪN MINH HỌA CÁCH ÁP DỤNG TCVN ISO 14044 ĐỐI VỚI CÁC TÌNH HUỐNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
Environmental management - Life cycle assessment - Illustrative examples on how to apply ISO 14044 to impact assessment situations
Tiêu chuẩn này cung cấp một số ví dụ về thực tế tiến hành đánh giá tác động vòng đời của sản phẩm (LCIA) phù hợp theo TCVN ISO 14044:2011. Các ví dụ này chỉ là hình mẫu của tất cả các ví dụ có thể đáp ứng các yêu cầu nêu trong TCVN ISO 14044. Các ví dụ đưa ra “một cách” hay “nhiều cách” chứ không phải “một cách duy nhất” áp dụng TCVN ISO 14044, phản ánh các phần cơ bản của giai đoạn đánh giá tác động vòng đời sản phẩm của LCA. Các ví dụ nêu trong tiêu chuẩn này không phải là duy nhất mà còn có các ví dụ khác để minh họa các vấn đề về phương pháp luận đã mô tả.
2 Cấu trúc các ví dụ trong tiêu chuẩn
2.1 Các yếu tố bắt buộc và tùy chọn
Khuôn khổ chung của giai đoạn LCIA gồm một số yếu tố bắt buộc áp dụng để chuyển đổi các kết quả kiểm kê vòng đời của sản phẩm (LCI) thành các kết quả dạng chỉ số. Ngoài ra, còn có các phần tùy chọn để chuẩn hóa, phân nhóm hoặc lập trọng số các kết quả dạng chỉ số và các kỹ thuật phân tích chất lượng dữ liệu để hỗ trợ diễn giải các kết quả.
2.2 Phạm vi áp dụng của các ví dụ
Các ví dụ trong tiêu chuẩn này minh họa và hỗ trợ phương pháp luận quy định tại TCVN ISO 14044:2011, 4.4. Các ví dụ được nêu tại Bảng 1.
Trong một số lĩnh vực chính có thể có nhiều ví dụ để minh họa các cách thức khác nhau có thể áp dụng TCVN ISO 14044:2011. Điều này cần phải được nhấn mạnh. Trong nhiều nghiên cứu LCIA có thể có nhiều cách tiếp cận hoặc tình huống thực tế có thể áp dụng mà vẫn phù hợp với phương pháp luận nêu tại TCVN ISO 14044:2011. Hiện nay không chỉ có một cách tiếp cận. Tiêu chuẩn này có thể được coi là minh họa một số các cách có thể áp dụng trong giai đoạn LCIA như mô tả trong TCVN ISO 14044:2011. Bảng 2 nêu tên các ví dụ và mục đích minh họa.
Bảng 1 - Các phần hoặc các điều của TCVN ISO 14044:2011 được minh họa bằng ví dụ
TCVN ISO 14044:2011 |
Điều của TCVN ISO 14044:2011 |
Các ví dụ trong tiêu chuẩn này |
1 đến 3 |
Phạm vi áp dụng, Tài liệu viện dẫn, Thuật ngữ và định nghĩa |
Ví dụ về các loại tác động |
4.4.2 |
Các yếu tố bắt buộc áp dụng của LCIA |
Ví dụ 1, Ví dụ 2, Ví dụ 3, Ví dụ 4, Ví dụ 5 |
4.4.2.1 |
Yêu cầu chung |
|
4.4.2.2 |
Lựa chọn các loại tác động, các chỉ số của loại tác động và các mô hình đặc tính |
|
4.4.2.3 |
Phân định các kết quả LCI cho các loại tác động đã lựa chọn (Phân loại) |
|
4.4.2.4 |
Tính kết quả các chỉ số về loại tác động (đặc trưng) |
|
4.4.3 |
Các yếu tố tùy chọn áp dụng |
Ví dụ 1, Ví dụ 2, Ví dụ 6, Ví dụ 7 (Tính độ lớn của kết quả dạng chỉ số của các loại tác động liên quan đến (các) giá trị tham chiếu) Ví dụ 1 Ví dụ gốc, Ví dụ 5, Ví dụ 8 |
4.4.3.1 |
Khái quát |
|
4.4.3.2 |
Chuẩn hóa |
|
4.4.3.3 |
Phân nhóm |
|
4.4.3.4 |
Lập trọng số |
|
4.4.4 |
Phân tích chất lượng dữ liệu LCIA bổ sung |
Ví dụ gốc, Ví dụ 5 |
4.4.5 |
LCIA dự kiến dùng trong xác nhận so sánh để công khai trước công chúng |
Không bao gồm trong nội dung của tiêu chuẩn này |
5 |
Báo cáo công khai |
|
6 |
Nhận xét phản biện |
Bảng 2 - Tên ví dụ và mục đích minh họa
Ví dụ số |
Tên ví dụ |
Mục đích minh họa |
Điều của TCVN ISO 14044:2011 |
1 |
Sử dụng hai loại vật liệu khác nhau cho đường ống dẫn khí |
Toàn bộ quy trình của LCIA |
4.4.2 và 4.4.3 |
2 |
Hai chỉ số về loại tác động axit hóa |
Hậu quả của việc sử dụng các mô hình phụ thuộc chung hoặc vị trí phụ thuộc |
4.4.2 |
3 |
Tác động của phát thải khí nhà kính (GHG) và bể cacbon trong hoạt động lâm nghiệp |
Phát thải khí nhà kính (GHG) và bể cacbon |
4.4.2 |
4 |
Đánh giá điểm kết thúc các chỉ số của loại tác động |
Chuyển đổi kết quả kiểm kê bức xạ ion hóa về chỉ số của loại tác động (YLL) |
4.4.2 |
5 |
Lựa chọn vật liệu cho quạt gió trong nghiên cứu thiết kế xe hơi |
Lập trọng số và mô hình tác động tại mức điểm kết thúc |
4.4.2, 4.4.3.4 |
6 |
Chuẩn hóa các kết quả dạng chỉ số LCIA để áp dụng cho các loại khí làm lạnh khác nhau dùng cho tủ lạnh |
Chuẩn hóa sử dụng các thông tin đối chứng khác nhau |
4.4.3.2 |
7 |
Chuẩn hóa trong nghiên cứu quản lý chất thải |
Sử dụng chuẩn hóa trong các quy trình truyền thông |
4.4.3.2 (tham chiếu ví dụ 6) |
8 |
Phương pháp xác định các hệ số trọng số |
Sử dụng hội đồng chuyên gia trong nghiên cứu cụ thể |
4.4.3.3 |
2.3 Cấu trúc của tiêu chuẩn và lộ trình
Cấu trúc của tiêu chuẩn này bắt nguồn từ một cách tiếp cận đã được ghi nhận rộng rãi và được sử dụng trong các tiêu chuẩn ISO vì nó đưa ra các ví dụ về các ứng dụng của TCVN ISO 14044:2011. Điều này giúp hình dung rõ hơn cấu trúc của tiêu chuẩn này khi xem Ví dụ 1 như một thân cây chạy ngang qua các điều liên quan đến các yếu tố bắt buộc và tùy chọn áp dụng, tất nhiên sử dụng tập dữ liệu LCI của riêng mình. Các Ví dụ từ 2 đến 5 có thể coi là “các cành” đề cập đến các tình huống thực tế khác nhau của các yếu tố bắt buộc của LCIA. Ví dụ 2 mở rộng thành các yếu tố chuẩn hóa tùy chọn. Mỗi ví dụ này dựa trên tập hợp dữ liệu LCI của riêng nó. Các Ví dụ từ 6 đến 8 cũng là “các cành” đề cập đến các tình huống cụ thể của các yếu tố tùy chọn của LCIA. Hình 1 đưa ra cấu trúc theo sơ đồ dòng chảy.
CHÚ THÍCH; Theo Điều 3 các ví dụ được cấu trúc như sau;
- Các Ví dụ tại Điều 4, các yếu tố bắt buộc áp dụng được bố trí liên tiếp nhau, tức là, Ví dụ 1, minh họa của TCVN ISO 14044:2011, 4.2.2, tiếp theo là Ví dụ 2, tiếp theo là Ví dụ 3, v.v...
- Các Ví dụ tại Điều 5 được trình bày dựa theo “chủ đề”, ví dụ, với tất cả ví dụ minh họa của TCVN ISO 14044:2011, 4.2.2, về chuẩn hóa, tiếp theo là các ví dụ minh họa của TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3.3, về phân nhóm, v.v...
Có thể chấp nhận một số cách khác để sử dụng tiêu chuẩn này như sau:
- Theo Ví dụ 1 từ đầu đến cuối;
- Chọn một ví dụ khác thay thế và thực hiện theo quá trình;
- Chọn một chủ đề và xem tất cả các cách tiếp cận khác nhau về chủ đề cụ thể đó.
Trước mỗi ví dụ là phần tổng quan nhằm mục đích nêu rõ lĩnh vực chính của TCVN ISO 14044:2011 được minh họa. Tiếp sau phần tổng quan là nội dung của ví dụ. Khi một ví dụ được tiếp tục nhắc lại trong tiêu chuẩn này thì thông thường không cần thiết phải có phần tổng quan trước mỗi điều/mục.
Chú dẫn
Trực tiếp thông qua ví dụ
Gián tiếp thông qua ví dụ
Hình 1 - Cấu trúc và lộ trình của tiêu chuẩn này
3 Các thành phần của LCIA được minh họa trong các ví dụ
Điều này đưa ra mô tả chung về LCIA giải thích các phần cơ bản của quy trình và đưa các ví dụ vào nội dung của TCVN ISO 14044. Các thành phần của quy trình LCIA được thể hiện trên Hình 2.
3.2 Các yếu tố bắt buộc áp dụng
Theo TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2, các yếu tố bắt buộc của LCIA là:
- Lựa chọn các loại tác động, các chỉ số của loại tác động và các mô hình đặc tính;
- Phân định các kết quả LCI (phân loại) cho các loại tác động;
- Tính toán các kết quả dạng chỉ số của loại tác động (đặc tính đặc trưng).
3.2.1 Lựa chọn các loại tác động, chỉ số của loại tác động và các mô hình đặc tính
Đối với từng loại tác động có thể nhận biết sự khác biệt giữa các kết quả LCI, bao gồm các nguồn tài nguyên (đầu vào), và các chất phát thải (đầu ra), các điểm kết thúc của loại tác động và các biến số trung gian trong cơ chế môi trường giữa hai nhóm này, đôi khi gọi là “các điểm trung gian”. Điều này được minh họa tại Hình 3.
Khi xác định các loại tác động, một chỉ số loại tác động được chọn ở đâu đó trong cơ chế môi trường. Thông thường các chỉ số được chọn ở mức trung gian ở đâu đó dọc theo cơ chế này, đôi khi cũng được chọn tại điểm kết thúc của loại tác động. Bảng 3 thể hiện các biến trung gian liên quan và các điểm kết thúc của loại tác động liên quan, đối với một số loại tác động.
Hình 2 - Thành phần của giai đoạn LCIA (TCVN ISO 14044:2011)
Hình 3 - Khái niệm về các chỉ số của loại tác động (Hình 3 từ TCVN ISO 14044:2011)
Bảng 3 - Ví dụ về các biến trung gian và các điểm kết thúc của loại tác động đối với một số loại tác động
Loại tác động |
Lựa chọn dạng chỉ số |
|
Ví dụ về các biến trung gian |
Ví dụ về điểm kết thúc của loại tác động |
|
Biến đổi khí hậu |
Bức xạ hồng ngoại, nhiệt độ, mực nước biển |
Cuộc sống con người, tuổi thọ, đá ngầm san hô, thực vật tự nhiên, rừng, cây trồng, công trình xây dựng |
Suy giảm ozon tầng bình lưu |
Bức xạ UV-B |
Da người, đa dạng sinh học biển, cây trồng |
Axit hóa |
Giải phóng proton, pH, mức cation cơ bản, tỷ lệ Al/Ca |
Đa dạng sinh học của rừng, sản xuất gỗ, các loài cá, các loại vật liệu |
Làm giàu chất dinh dưỡng |
Nồng độ các chất dinh dưỡng macro (N, P) |
Đa dạng sinh học hệ sinh thái trên cạn và dưới nước |
Độc đối với người |
Nồng độ các chất độc trong môi trường, tiếp xúc với con người |
Các vấn đề về sức khỏe con người (chức năng nội tạng, tuổi thọ, số ngày bệnh) |
Độc sinh thái |
Nồng độ chất khả dụng sinh học của các độc tố trong môi trường |
Quần thể các loài động thực vật |
Trong các Bảng 4, Bảng 5 và Bảng 6, các kết quả LCI và các kết quả dạng chỉ số của loại tác động được biểu thị theo cùng một đơn vị chức năng (cái được chọn trong định nghĩa phạm vi áp dụng của giai đoạn LCI).
Trong Bảng 4, các thuật ngữ sử dụng để xác định loại tác động và mô tả mô hình đặc tính đã chọn là minh họa cho sáu loại tác động khác nhau nhằm minh họa thêm các nguyên tắc của bảng trong TCVN ISO 14044:2011. Các loại tác động 1 và 2 liên quan đến đầu vào, các loại tác động từ 3 đến 6 liên quan đến đầu ra.
Trong Bảng 4 tất cả sáu ví dụ đều chọn chỉ số của loại tác động tại mức của các thông số trung gian trong cơ chế môi trường. Để minh họa số lượng các tùy chọn có thể áp dụng khi xác định một loại tác động và chọn mô hình đặc tính, Bảng 5 đưa ra các ví dụ về các mô hình loại tác động và các chỉ số của các loại tác động khác nhau trong phạm vi của cơ chế môi trường của một loại tác động - sự hình thành ozon quang hóa. Các ví dụ đã nêu không phải là lựa chọn duy nhất. Cũng có thể xây dựng một bảng tương tự cho từng loại tác động nêu trong Bảng 4. Năm lựa chọn thay thế được trình bày trong Bảng 5 nhấn mạnh vào cùng một chỉ số của loại tác động đã lựa chọn trước đó trong cơ chế môi trường, nhưng so sánh với năm mô hình đặc tính khác nhau. Đối với lựa chọn thứ sáu, chỉ số của loại tác động được chọn sát điểm kết thúc. Các tính năng phân biệt được trình bày bằng nét đậm.
Bảng 4 - Ví dụ về các định nghĩa và mô tả các loại tác động
Thuật ngữ |
Loại tác động 1 |
Loại tác động 2 |
Loại tác động 3 |
Loại tác động 4 |
Loại tác động 5 |
Loại tác động 6 |
Loại tác động |
Cạn kiệt tài nguyên năng lượng hóa thạch |
Cạn kiệt tài nguyên khoáng sản (không kể cạn kiệt tài nguyên năng lượng) |
Biến đổi khí hậu |
Sự suy giảm ozon tầng bình lưu |
Làm giàu chất dinh dưỡng |
Độc sinh thái |
Kết quả LCI |
Khai thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch khác nhau |
Khai thác các nguồn tài nguyên, thể hiện như nguyên liệu hữu ích |
Phát thải khí nhà kinh |
Khí thải của các khí ozon suy giảm |
Phát thải chất dinh dưỡng |
Phát thải từ các chất hữu cơ vào không khí, nước và đất |
Mô hình đặc tính |
Nhu cầu năng lượng tích lũy |
Mô hình khan hiếm tĩnh |
Mô hình do Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCCa) xây dựng xác định tiềm năng nóng lên toàn cầu của các loại GHG khác nhau [6],[7] |
Mô hình do Tổ chức khí tượng thế giới xây dựng (WMOb) xác định tiềm năng suy giảm ozon đối với các loại khí khác nhau[8],[9] |
Phương pháp cân bằng hóa học như được mô tả bởi [10], trong đó xác định tương đương giữa N và P cho cả hai hệ thống trên cạn và dưới nước |
Mô hình USES 2.0c được xây dựng tại RIVM, mô tả bản chất, tiếp xúc và hiệu ứng của các chất độc, được chỉnh sửa theo LCA[11] |
Chỉ số của loại tác động |
Hàm lượng năng lượng của các nguồn năng lượng |
Khai thác nguyên liệu dạng quặng trên lượng cung cấp ước tính của mức nền bất lợi |
Tăng bức xạ hồng ngoại cưỡng bức (W/M2) |
Tăng sự cố đối với ozon tầng bình lưu |
Tăng sự lắng đọng + N / P tương đương trong sinh khối |
Nồng độ Môi trường Dự kiến tăng + Nồng độ Dự kiến Không- ảnh hưởng |
Hệ số đặc tính |
Nhiệt trị thấp trên một đơn vị khối lượng |
Khai thác hiện tại vật liệu dạng quặng chia cho lượng cung cấp ước tính của mức nền bất lợi |
Tiềm năng nóng lên toàn cầu trong 100 năm (GWP100) đối với từng loại khí nhà kính (kg CO2eq/kg khí thải) |
Tiềm năng suy giảm ozon ở trạng thái ổn định (ODPstaedy sale) đối với từng loại khí thải (kg CFC-11eq/kgemission) |
Tiềm năng dinh dưỡng (NP) của mỗi loại phát thải phú dưỡng vào không khí, nước và đất (kg PO43- eq/kg phát thải) |
Độc Sinh thái Tiềm ẩn (ETP) của từng loại phát thải của chất độc vào không khí, nước và đất(kg 1,4- diclorobenzen eq./kg phát thải) |
Kết quả của chỉ số |
Tổng nhiệt trị thấp (Mega Jun) |
Tổng khối lượng vật liệu dạng quặng đã dùng chia cho lượng cung cấp ước tính của mức nền bất lợi |
Kg CO2 tương đương |
Kg CFC-11eq |
Kg PO43-eq. |
Kg 1,4-diclorobenzen eq. |
Điểm kết thúc của loại tác động |
Sưởi, chuyển động |
Tài nguyên sẵn có |
Số năm giảm tuổi thọ, đá ngầm san hô, cây trồng, công trình xây dựng |
Các ngày bị bệnh, năng suất biển, cây trồng |
Đa dạng sinh học, thực vật tự nhiên, tảo nở hoa |
Đa dạng sinh học |
Sự liên quan về môi trường |
Các vấn đề đa dạng xuất phát từ khủng hoảng năng lượng |
các vấn đề đa dạng từ tài nguyên khoáng sản |
Bức xạ hồng ngoại cưỡng bức là một đại diện cho các ảnh hưởng tiềm ẩn đến khí hậu tùy theo sự hấp thụ nhiệt của khí quyển do các chất thải và sự phân tán theo thời gian hấp thụ nhiệt gây ra |
Bức xạ hồng ngoại cưỡng bức là một proxy cho các hiệu ứng cuối cùng về khí hậu tùy thuộc vào sự hấp thụ nhiệt khí quyển tích hợp do khí phát thải và sự phân bố theo thời gian hấp thu nhiệt |
Chỉ số dinh dưỡng thể hiện một yếu tố nhân quả rõ ràng trong cơ chế nitrat hóa đối với các loại hệ sinh thải khác nhau, nó được xác định ở cấp độ toàn cầu |
PNEC thể hiện ngưỡng một hiệu ứng có thể có của các chất trên thành phần loài của một hệ sinh thái; không phân biệt không gian được xem xét |
a Intergovernmental Panel on Climate Change [Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)] b World Meteorological Organization [Tổ chức khí tượng thế giới (WMO)] c Uniform system for the Evaluation of Substances [Hệ thống thống nhất đánh giá vật chất (USES)] |
Bảng 5 - Ví dụ về các thuật ngữ và các mô hình đặc tính khác nhau đối với loại tác động hình thành chất oxy quang hóa
Thuật ngữ |
Lựa chọn 1 |
Lựa chọn 2 |
Lựa chọn 3 |
Lựa chọn 4 |
Lựa chọn 5 |
Lựa chọn 6 |
Loại tác động |
Hình thành chất oxy quang hóa |
Hình thành chất oxy quang hóa |
Hình thành chất oxy quang hóa |
Hình thành chất oxy quang hóa |
Hình thành chất oxy quang hóa |
Hình thành chất oxy quang hóa, tác động lên thực vật |
Kết quả LCI |
Khí thải (VOC, CO) |
Khí thải (VOC, CO) |
Khi thải (VOC, CO) |
Khí thải (VOC, CO) |
Khí thải (VOC, CO) |
Khí thải (NOx, VOC, CO) |
Mô hình đặc tính |
Mô hình quỹ đạo UNECE [12], [13] |
Mô hình quỹ đạo [14] |
Kịch bản phản ứng gia tăng tối đa (MIR); Mô hình đơn [15],[16] |
Kịch bản phản ứng gia tăng ozon tối đa (MOIR); Mô hình đơn[15], [16] |
Kịch bản phản ứng gia tăng công bằng lợi ích (EBIR); Mô hình đơn[15], [16] |
RAINS thích hợp với LCA Tùy chọn đối với sự khác biệt không gian tại Châu Âu[17] |
Chỉ số của loại tác động |
Lượng ozon tầng đối lưu hình thành |
Lượng ozon tầng đối lưu hình thành |
Lượng ozon tầng đối lưu hình thành |
Lượng ozon tầng đối lưu hình thành |
Lượng ozon tầng đối lưu hình thành |
Diện tích hệ sinh thái nhân thời gian và mức tiếp xúc trên mức tới hạn đối với cây trồng |
Hệ số đặc tính |
Khả năng tạo ozon quang hóa (POCP) cho từng loại khí thải VOC hoặc CO (kg etylen eq./kg phát thải) |
Khả năng tạo ozon quang hóa (POCP) cho từng loại khí thải VOC hoặc CO (kg etylen eq./kg phát thải) |
Kg ozon hình thành đối với từng loại khí thải VOC hoặc CO (kg ozon/kg phát thải) |
Kg ozon hình thành đối với từng loại khí thải VOC hoặc CO (kg ozon/kg phát thải) |
Kg ozon tạo thành đối với từng loại khí thải VOC hoặc CO (kg ozon/kg phát thải) |
Mức độ tiếp xúc trên mức tới hạn đối với từng loại khí thải NOx, VOC hoặc CO (m2ppm*số giờ/kg phát thải) |
Kết quả của chỉ số |
Kg etylen tương đương |
Kg etylen tương đương |
Kg ozon |
Kg ozon |
Kg ozon |
m2ppm*giờ |
Điểm kết thúc của loại tác động |
Số ngày bị bệnh, cây trồng |
Số ngày bị bệnh, cây trồng |
Số ngày bị bệnh, cây trồng |
Số ngày bị bệnh, cây trồng |
Số ngày bị bệnh, cây trồng |
Cây trồng, thực vật tự nhiên |
Sự liên quan với môi trường |
Hình thành ozon ước tính theo nền NOx tương đối cao |
Hình thành ozon ước tính theo nền NOx thấp |
Các mức ozon tăng cao nhất trên lượng gia tăng của hỗn hợp VOC tiêu chuẩn, nồng độ NOx rất cao, nồng độ cao sẽ ức chế hình thành ozon |
Nồng độ ozon cao nhất trên lượng gia tăng của hỗn hợp VOC tiêu chuẩn, nồng độ NOx rất cao, nồng độ cao sẽ ức chế hình thành ozon |
NOx và VOC đóng góp như nhau vào sự tạo ra ozon, nồng độ NOx tương đối thấp, giảm nồng độ NOx và VOC sẽ giảm sự hình thành ozon |
Bao gồm sự đóng góp của NOx cùng voc và CO, cho phép sự khác biệt về không gian có tính đến phản ứng và độ nhạy của hệ sinh thái. Mô hình gần điểm kết thúc |
3.2.1.1 Nhận dạng các chỉ số có thể về loại tác động
Nhiệm vụ của LCIA là thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, ví dụ, các loại nhiên liệu hóa thạch hoặc các loại khoáng sản và đầu ra của giai đoạn kiểm kê vòng đời của sản phẩm cùng các tác động lên môi trường. Vì lý do này, đối với mỗi loại tác động, cần một chỉ số được lựa chọn trong cơ chế môi trường, đại diện càng nhiều càng tốt cho tổng thể tất cả các loại tác động trong loại tác động này. Về nguyên tắc chỉ số này có thể đặt tại bất kỳ vị trí nào trong cơ chế môi trường, từ các kết quả LCI đến các chỉ số loại tác động. Trong Bảng 6, khía cạnh này được minh họa cho một loại tác động để ứng phó với việc axit hóa. ở đây có ba mô hình đặc tính được so sánh, mỗi mô hình chú trọng vào một chỉ số của tác động riêng biệt. Ba mô hình này, và các chỉ số được kết nối, khác nhau về mức độ tinh tế của chúng. Chỉ số thứ nhất là đơn giản nhất và được xác định tại mức gần nhất với các chất phát thải. Chỉ số thứ hai được xác định tại mức của một biến trung gian gần điểm kết thúc, chỉ số thứ ba được xác định tại điểm kết thúc, cũng được gọi là tiệm cận bất lợi. Một lần nữa các ô phân biệt chính được in bằng nét đậm.
Bảng 6 - Các chỉ số và các mô hình cơ bản được chọn tại các vị trí khác nhau trong cơ chế môi trường
Thuật ngữ |
Các ví dụ khác nhau về chỉ số của loại tác động đối với quá trình axit hóa |
||
Loại tác động |
Axit hóa |
Axit hóa |
Axit hóa |
Kết quả LCI |
Các chất axit hóa phát thải vào không khí và nước |
Các chất axit hóa phát thải vào không khí |
Các chất axit hóa phát thải vào không khí |
Mô hình đặc tính |
Phương pháp CML[10], mô hình EDIP[11] |
RAIS, phù hợp với LCA[11] và (Ví dụ 2[6]) |
Chỉ số sinh thái-99[18], sử dụng mô hình Nature Planner[19]; Mô hình hóa thảm họa được lường trước theo SMART[20]; Mô hình thiệt hại theo MOVE[21] |
Chỉ số của loại tác động |
Giải phóng proton tối đa (H+) |
Lắng đọng/tải lượng axit hóa tới hạn |
Tăng PDF thực vật(Phần có Khả năng Mất đi) các loại thực vật tại các khu vực tự nhiên |
Hệ số đặc tính |
Tiềm năng Axit hóa (AP) đối với từng loại phát thải axit hóa vào không khí và nước (kg SO2eq./kg phát thải) |
Tiềm năng Axit hóa (AP) đối với từng loại phát thải axit hóa vào không khí (kg SO2eq./kg phát thải) |
Phần có Khả năng Mất đi (PDF) đối với từng loại phát thải axit vào không khí (PDF.m2.năm/kg phát thải) |
Kết quả của chỉ số |
Kg SO2 tương đương |
Kg SO2 tương đương |
PDF.m2.năm |
Điểm kết thúc của toại tác động |
Đa dạng sinh học, thực vật tự nhiên, gỗ, cá, di tích |
Đa dạng sinh học, thực vật tự nhiên, gỗ, cá, di tích |
Đa dạng sinh học, thực vật tự nhiên, gỗ, cá, di tích |
Sự liên quan tới môi trường |
Hiệu ứng tiềm ẩn tối đa; không bao gồm thảm họa được lường trước, không khác biệt về không gian |
Bao gồm thảm họa dược lường trước, các nguy cơ rủi ro được phân biệt về mặt không gian |
Bao gồm thảm họa được lường trước và hiệu ứng lên thực vật tự nhiên; các hiệu ứng ở Hà Lan là đại diện cho các hiệu ứng ở Châu Âu |
Các yêu cầu về lựa chọn các chỉ số của loại tác động được mô tả trong TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.2. Các yêu cầu này đề cập đến các chỉ số của loại tác động axit hóa.
- Chỉ số của sự giải phóng proton tối đa: là một chỉ số rất thô, xa điểm kết thúc (tức là liên quan ít đến môi trường), nhưng dễ xử lý (liên quan đến tất cả các đơn vị đã nêu);
- Chỉ số của loại tác động tới hạn: khác biệt về mặt không gian, có liên quan nhất định về mô hình hóa, nhưng gần điểm kết thúc hơn (theo ISO thì liên quan vừa phải đến môi trường);
- Các chỉ số tại điểm cuối: khác biệt về mặt không gian, theo ISO thì có liên quan nhiều đến môi trường, vì tại mức của điểm kết thúc, có độ không đảm bảo lớn khi mô hình hóa đến các điểm kết thúc đã chọn.
3.2.1.2 Mức độ liên quan đến môi trường
Sự liên quan giữa các kết quả LCI (tiêu thụ tài nguyên, các chất phát thải và các hình thức sử dụng đất), và chỉ số của loại tác động thường được biểu thị rõ ràng qua các thuật toán mô hình hóa. Thuật ngữ “Mức độ liên quan đến môi trường” đề cập đến việc một chỉ số của loại tác động có giá trị bằng bao nhiêu so với giá trị tới hạn (điểm cuối) của loại tác động này thì nó sẽ có thể phản ánh được dù là một cách chung và định tính sự có liên quan đến môi trường. Điều này giúp để hiểu rõ các thuộc tính và mức độ liên quan của loại tác động (xem Hình 2). Thông thường, mức liên quan môi trường là cao hơn đối với các chỉ số được lựa chọn sau đó trong cơ chế môi trường (xem TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.2.4).
Đối với ví dụ về mức axit hóa trong Bảng 6, có thể nêu những điều sau đây về sự liên quan môi trường của chỉ số thuộc loại tác động đại diện cho việc giải phóng proton tối đa:
- Các hệ sinh thái cùng với hệ thực vật và động vật của chúng ở vùng ôn đới và cận cực đang bị đe dọa bởi sự lắng đọng axit;
- Cường độ của tác động có liên quan chặt chẽ đến khả năng đệm của các tầng đất và các nguồn nước tiếp nhận. Các vùng cation cơ bản thấp ở Bắc Âu và Bắc Mỹ cho thấy các tác động có cường độ cao do có sự axit hóa;
- Axit hóa có sự phân bố về khu vực có các tác động tầm ngắn và tầm xa. Tầm ngắn liên quan đến các nồng độ axit cao hơn trong không khí và một phần của các hiệu ứng suy giảm rừng, còn các tác động tầm xa dẫn đến sự phá vỡ các tầng đệm của đất và dẫn đến axit hóa các hồ và tiếp theo cá sẽ bị chết trở lại;
- Khoảng thời gian của các khu vực môi trường bị axit hóa là rất lâu vì chỉ có sự phong hóa của cation cơ bản có chứa đá chống lại tác động;
- Sự bất lợi của tác động phụ thuộc vào điểm kết thúc của loại tác động. Bằng ứng dụng của canxi cacbonat hoặc vôi cho các vùng đất bị axit hóa có thể xử lý ngay được một số hiệu ứng về sức sống trong khi tiềm năng bất lợi về tổn thất của các loài tự nhiên, ví dụ do các hồ axit hóa không được nêu ra;
- Nhiều hoạt động nghiên cứu đã được thực hiện và các cơ chế môi trường được hiểu khá rõ.
Trong phần lớn các ví dụ nêu trong tiêu chuẩn này, chỉ số của loại tác động được lựa chọn tại mức của một thông số trung gian trong cơ chế môi trường. Các Ví dụ 4 và Ví dụ 5 là ngoại lệ vì các chỉ số loại tác động được chọn sát mức của điểm kết thúc đối với tất cả các loại tác động. Ví dụ 2 minh họa tầm quan trọng tiềm ẩn về vị trí của chỉ số đã chọn đối với loại tác động axit hóa so sánh các cách tiếp cận theo hai phương án đầu tiên của Bảng 6.
3.2.1.3 Lựa chọn các loại tác động
Bảng 7 - Các loại tác động thường được sử dụng
Đầu ra liên quan đến các loại tác động: - Biến đổi khí hậu - Suy giảm ozon tầng bình lưu - Hình thành chất oxy quang hóa - Axit hóa - Chất dinh dưỡng - Độc đối với người - Độc sinh thái Đầu vào liên quan đến các loại tác động: - Suy giảm tài nguyên phi sinh học (ví dụ, nhiên liệu hóa thạch, khoáng sản) - Sự suy giảm tài nguyên sinh học (ví dụ, gỗ, cá) |
Danh mục trên chưa được coi là đầy đủ. Ví dụ, các loại tác động khác có thể tập trung vào các tác động bức xạ, tiếng ồn và mùi, tác động môi trường làm việc, hoặc sử dụng đất nhưng đối với các loại tác động này chưa có phương pháp mô tả đặc tính nào được chấp nhận rộng rãi. Trong Tài liệu tham khảo [22] việc sử dụng đất cũng đã được đề cập đến trong danh mục các loại tác động thường được sử dụng.
Việc lựa chọn cũng dựa trên sự xác định các ranh giới của hệ thống. Ví dụ, có thể lựa chọn chất thải rắn là một loại tác động. Tuy nhiên, nếu các kết quả LCI được quy định theo chất phát thải của các hợp chất đơn, thì các dòng thải được coi là một phần của hệ thống sản phẩm và các dòng thải này được lý giải về chất phát thải liên quan đến các loại tác động khác như đã nêu ở trên. Điều tương tự cũng đúng đối với loại tác động “năng lượng”.
Thông thường, mô hình đặc tính được chọn trong số các mô hình hiện có, và đây là trường hợp đối với phần lớn các ví dụ. Ví dụ 3 dẫn chứng sự phát triển của một loại tác động mới gồm sự hấp thụ cacbon trong hệ thống sản phẩm gốc lâm nghiệp và Ví dụ 4 trình bày các nguyên tắc các loại tác động vẫn tiếp tục xảy ra khi các loại tác động đó được xác định bằng các chỉ số tính tại mức của điểm kết thúc của dạng tác động đó.
3.2.2 Phân định các kết quả LCI (phân loại)
Phân định các kết quả LCI đối với loại tác động có nghĩa là xác định xem các kết quả nào có tác động lên các loại nào. Thông thường thông tin này được được đưa ra trong bảng các hệ số đặc tính xuất phát từ mô hình đã lựa chọn đối với loại tác động. Điểm khác biệt cơ bản trong TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.3, liên quan đến sự khác nhau giữa các các quy trình nối tiếp và song song. Đặc tính mà gây ra một vấn đề trong các quy trình đồng thời là một chất có tác động lên các loại khác nhau có thể phải được phân chia giữa các loại này, vì một phần của chất phát thải dẫn đến các hiệu ứng này, phần chất phát thải kia dẫn đến các hiệu ứng thuộc các loại khác. Ví dụ, phát thải SO2 góp phần vào ba loại: axit hóa, biến đổi khí hậu (bất lợi) và độc đối với con người. Xem Hình 4.
Hình 4 - Ví dụ về các quy trình đồng thời
Các quá trình kế tiếp được minh họa cho các chất phát thải CFC. Đặc tính gây ra một vấn đề trong chuỗi các quá trình kế tiếp là một chất sau đó có thể đóng góp vào các loại tác động khác nhau, một lần nữa đòi hỏi một sự lựa chọn liên quan đến sự đóng góp cho các loại sau này. Chất phát thải CFC góp phần vào hai loại tác động sau: trước tiên là biến đổi khí hậu tại mức tầng đối lưu sau đó là suy giảm ozon tầng bình lưu. Xem Hình 5.
Hình 5 - Ví dụ về các quy trình kế tiếp
Đối với các quá trình đồng thời, về nguyên tắc các chất phát thải phải được phân chia giữa các quá trình khác nhau; đối với chuỗi quá trình kế tiếp về nguyên tắc cùng một chất thì được quy cho toàn bộ số lượng của nó cho lần lượt từng loại tác động khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong trường hợp đặc tính được dựa trên mô hình đa phương tiện, thì sự phân định này được tính đến một cách tự động. Sau đó việc phân loại không phải là một phần của chính nó.
Trong Ví dụ 1, xử lý các loại tác động nối tiếp và đồng thời được giải thích trong TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.3.
3.2.3 Tính toán các kết quả dạng chỉ số về loại tác động (đặc tính hóa)
Sau việc nhận dạng các loại tác động, chọn các chỉ số của loại tác động, lựa chọn hoặc xây dựng mô hình đặc tính, và sau khi phân định các kết quả LCI cho các loại tác động, cần tính các giá trị của chỉ số. Các giá trị này được tính cho từng loại tác động nhờ sử dụng các hệ số đặc tính. Quy trình này được minh họa trong các Ví dụ 1, 2, 3, 4 và 5. Các Ví dụ 1 và Ví dụ 3 minh họa đặc tính cho các loại tác động được xác định trước đó hoặc tại mức trung gian trong cơ chế môi trường. Ví dụ 2 minh họa việc sử dụng các hệ số đặc tính khác biệt về không gian, còn các Ví dụ 4 và 5 minh họa đặc tính được thực hiện tại mức của điểm kết thúc.
3.3 Các yếu tố tùy chọn (liên quan đến TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3)
Tiếp theo các yếu tố bắt buộc áp dụng đã mô tả ở trên, còn có các yếu tố tùy chọn có thể sử dụng để giúp diễn giải các kết quả của LCA theo mục tiêu xác định của nghiên cứu.
Trong TCVN ISO 14044:2011, các yếu tố tùy chọn là:
- Tính toán độ lớn của kết quả chỉ số của loại tác động tương quan với thông tin tham chiếu (chuẩn hóa);
- Phân nhóm: phân loại và xếp hạng các loại tác động;
- Lập trọng số: chuyển đổi và có thể tập hợp các kết quả dạng chỉ số loại tác động theo các loại tác động bằng cách sử dụng các hệ số bằng số dựa trên các lựa chọn giá trị;
- Phân tích chất lượng dữ liệu: hiểu rõ hơn độ tin cậy của việc thu thập các kết quả của chỉ số, biên dạng LCIA.
TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3.2.1, đã nêu:
“Sự chuẩn hóa là việc tính toán độ lớn của các kết quả dạng chỉ số về loại tác động tương quan đến thông tin tham chiếu. Mục đích của chuẩn hóa là hiểu rõ hơn độ lớn tương đối cho từng kết quả chỉ số của hệ thống sản phẩm đang nghiên cứu. Đó là một yếu tố lựa chọn có thể hỗ trợ trong, ví dụ:
- Kiểm tra tính không nhất quán;
Cung cấp và truyền đạt thông tin về ý nghĩa tương đối của các kết quả chỉ số; và chuẩn bị cho các quy trình bổ sung, như phân nhóm, lập trọng số hoặc diễn giải vòng đời”.
Các Ví dụ 1, Ví dụ 2, Ví dụ 6 và Ví dụ 7 chỉ ra cách sử dụng chuẩn hóa để hỗ trợ sự diễn giải khía cạnh môi trường và minh họa ý nghĩa của các sự lựa chọn khác nhau của sự tham chiếu chuẩn hóa.
3.3.2 Phân nhóm: phân loại và xếp hạng các loại tác động
Tiếp theo chuẩn hóa, có thể thực hiện việc phân nhóm các kết quả chỉ số của loại tác động, có thể thực hiện hai loại phân nhóm: phân loại (mô tả) và xếp hạng (quy tắc). Nói chung, cả hai loại phân nhóm các kết quả chỉ số đều dẫn đến việc diễn giải các kết quả này tốt hơn.
Ví dụ, việc phân loại các chỉ số có thể được thực hiện theo:
- Quy mô về không gian của loại tác động (toàn cầu, khu vực địa phương);
- Khu vực bảo vệ đối với loại tác động (sức khỏe con người, môi trường tự nhiên, tài nguyên);
- Mức độ mà mô hình của loại tác động là dựa trên sự lựa chọn khoa học hoặc giá trị.
Sự xếp hạng các kết quả chỉ số có thể áp dụng các chuẩn cứ sau:
- Mức độ bất lợi của các loại tác động;
- Mức độ đảm bảo của các loại tác động;
- Chính sách ưu tiên đối với loại của các tác động.
Ví dụ 1 minh họa việc phân loại và xếp hạng.
Đối với một số ứng dụng cụ thể, quy trình lập trọng số có thể được thực hiện. Điều này được hiểu là sự chuyển đổi các kết quả dạng chỉ số của các loại tác động bằng việc sử dụng hệ số bằng số dựa trên sự chọn lựa giá trị. Ngược lại với xếp hạng, việc lập trọng số không chỉ sử dụng các phân loại ưu tiên mà còn sử dụng các con số, tức là, các hệ số trọng số được nhân với các kết quả dạng chỉ số (chuẩn hóa) của loại tác động. Vì việc lập trọng số có thể gồm sự tập hợp các kết quả dạng chỉ số đã được xét theo nghĩa trọng số, nên kết quả của bước này có thể là một con số. Điểm số này hoặc chỉ số này đại diện cho kết quả hoạt động môi trường của (các) hệ thống sản phẩm đang nghiên cứu. Cần chú ý rằng theo TCVN ISO 14044:2011 không có phương thức khoa học nào để giảm các kết quả LCI thành một số hoặc một điểm tổng duy nhất, do vậy không sử dụng các trọng số này cho các xác nhận so sánh.
Nói chung, việc lập trọng số xét đầy đủ theo các loại tác động nhằm đạt được các kết quả có thể khảo sát và dễ xử lý. Đặc biệt việc lập trọng số có thể hữu ích đối với các quyết định hàng ngày trong việc thiết kế sản phẩm, và các quyết định bao gồm nhiều loại thông tin khác nhau, ví dụ, các thông tin về môi trường, kinh tế, pháp luật và xã hội. Điều này cũng có thể dẫn đến nhu cầu giảm các dữ liệu.
Nói chung, có thể phân biệt ba loại phương pháp lập trọng số:
- Trọng số xét theo quan điểm tiền tệ: dựa trên phương pháp tiếp cận sẵn sàng trả tiền hoặc cách tiếp cận tùy chọn xuất hiện;
- Trọng số xét theo quan điểm mức độ đạt được của mục tiêu, sử dụng các tiêu chuẩn về chính sách;
- Trọng số xét theo quan điểm nhóm cộng đồng xã hội, sử dụng nhận xét của các chuyên gia hoặc các cổ đông trong quá trình ra quyết định.
Các Ví dụ 1, Ví dụ 5 và Ví dụ 8 minh họa các phương pháp lập trọng số. Ví dụ 1 sử dụng các hệ số trọng số dựa trên quá trình về cộng đồng xã hội.
Ví dụ 5 sử dụng các hệ số trọng số dựa trên quan điểm tiền tệ của các tác động khác nhau. Ví dụ 8 mô tả việc xây dựng các hệ số trọng số áp dụng quá trình lấy ý kiến cộng đồng theo quy trình hai bước, đầu tiên là các kết quả dạng chỉ số liên quan đến điểm kết thúc, và thứ hai là lập trọng số các theo điểm kết thúc liên quan đến nhau.
3.3.4 Phân tích chất lượng dữ liệu
Các công cụ về chất lượng dữ liệu được nêu tại TCVN ISO 14044:2011 bao gồm: phân tích ý nghĩa quan trọng, phân tích độ nhạy và phân tích độ không đảm bảo. Chúng có thể được áp dụng tại các mức khác nhau của quá trình đánh giá tác động môi trường, tức là:
- Các kết quả LCI được chỉ định,
- Các kết quả dạng chỉ số,
- Các kết quả dạng trọng số.
Phép phân tích ý nghĩa quan trọng cho thấy các thành phần đóng góp chính đối với các thông số kiểu như số điểm xếp theo dạng chỉ số. Điều này thường được tiến hành nhằm cho một cái nhìn tổng quát về sự đóng góp của các quá trình đơn vị khác nhau vào các kết quả dạng chỉ số, và sự góp phần của các kết quả LCI riêng lẻ vào các kết quả dạng chỉ số.
Phép phân tích độ không đảm bảo cho thấy các độ không đảm bảo trong dữ liệu và/hoặc các hệ số đặc tính ảnh hưởng như thế nào đến các kết quả dạng chỉ số trong khi phép phân tích độ nhạy có thể được sử dụng để đo lường sự thay đổi trong các kết quả dạng chỉ số đối với các thay đổi gây ra trong các kết quả LCI hoặc trong các loại hệ số khác nhau. Thông thường, việc phân tích độ nhạy liên quan đến các kết quả dạng chỉ số có thể thực hiện được đối với các dữ liệu thuộc quá trình đơn vị (các kết quả LCI) và các hệ số đặc tính, các yếu tố chuẩn hóa và các hệ số trọng số.
Trong các Ví dụ 1, Ví dụ 5 và Ví dụ 6 các phân tích khác nhau được tiến hành tại các giai đoạn khác nhau của quá trình đánh giá tác động vòng đời của sản phẩm.
4 Ví dụ về các yếu tố bắt buộc của LCIA
Hình 1 nêu rõ số lượng các ví dụ trong phần các yếu tố bắt buộc. Hạng mục 4 này có thể bắt đầu đọc từ Ví dụ 1, và sau đó lần lượt qua từng ví dụ, hoặc bằng cách lựa chọn bất kỳ ví dụ nào đang đặc biệt quan tâm.
4.2 Ví dụ 1 - Sử dụng hai loại vật liệu khác nhau cho đường ống dẫn khí
Ví dụ này đóng vai trò như một thân cây, sử dụng để minh họa phần bắt buộc của quá trình LCIA trong TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2. Các ví dụ luân phiên được trình bày tại các điểm khác nhau.
Bảng 8 - Các kết quả LCI trong Ví dụ 1
Vật chất |
Các kết quả LCI |
|||
Vật liệu A |
Vật liệu B |
|||
Kg |
Kg |
Kg |
Kg |
|
Khí thải |
Nước thải |
Khí thải |
Nước thải |
|
Cacbon dioxit |
4,22E+04 |
|
4,81E+03 |
|
HALON-1301 |
1,55E-03 |
|
4,30E-04 |
|
Tetra clorometan |
|
|
4,90E-04 |
|
Metan |
6,73E+03 |
|
6,75E+03 |
|
Etan |
1,94E+02 |
|
1,98E+02 |
|
Propan |
2,97E+01 |
|
2,99E+01 |
|
Sunfua dioxit |
3,08E+02 |
|
1,83E+01 |
|
Nitơ dioxit |
1,11E+02 |
|
1,84E+01 |
|
Amoniac |
8,78E-02 |
5,44E-01 |
8,01E-03 |
1,23E-01 |
Photpho |
|
1,22E+00 |
|
5,41E-02 |
Nitơ |
|
4,05E-01 |
|
1,80E-01 |
Phenol |
9,04E-05 |
1,15E-01 |
9,00E-06 |
1,54E-02 |
Asen |
2,74E-02 |
4,14E-02 |
1,92E-04 |
1,90E-03 |
Niken |
1,57E-01 |
1,05E-01 |
6,40E-03 |
6,77E-03 |
Vanadi |
5,72E-01 |
1,03E-01 |
2,51E-02 |
5,36E-09 |
Cadimi |
1,64E-02 |
1,56E-01 |
1,75E-04 |
1,47E-04 |
Chì |
4,72E-01 |
1,16E-01 |
3,62E-03 |
4,93E-02 |
Crom |
3,23E-02 |
2,08E-01 |
3,54E-04 |
1,02E-02 |
Đồng |
3,54E-02 |
1,04E-01 |
1,27E-03 |
|
Trước tiên, cần đưa ra một mô tả ngắn gọn về ví dụ. Mặc dù được rút ra trực tiếp từ thực tế, nhưng nó được trình bày nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của các khía cạnh phương pháp luận chung chứ không phải là các kết quả cụ thể.
Trong ví dụ này, có sự so sánh giữa sản xuất và sử dụng các ống dẫn khí trong quốc gia X trong năm Y, được chế tạo từ hai loại vật liệu A và B. Đơn vị chức năng là cung cấp 20 m3 khí tự nhiên trong một năm qua mạng lưới phân phối, từ hệ thống nạp đến 10000 điểm kết nối dịch vụ. Các quá trình đơn vị được xét là: khai thác từ các nguồn tài nguyên, sản xuất chế biến nguyên liệu, các bộ phận cấu thành và hệ thống đường ống dẫn khí nói chung, sử dụng hệ thống đường ống dẫn khí, quản lý chất thải, và sản xuất điện dọc theo vòng đời và dịch chuyển dọc theo vòng đời của sản phẩm.
Các ví dụ chỉ phân tích các chất phát thải vào không khí và nước liên hệ với hai hệ thống sản phẩm. Các loại và lượng khí phát thải được xem xét nghiên cứu trong các ví dụ này.
4.2.2.1 Lựa chọn các loại tác động
Đối với các mục đích minh họa trong ví dụ này, một danh mục chung về các loại tác động đã được chọn lựa đối với các khí thải và nước thải.
Các loại tác động sau đây đã được tính đến:
- Biến đổi khí hậu;
- Suy giảm ozon tầng bình lưu;
- Hình thành chất oxy quang hóa;
- Axit hóa;
- Sự phú dưỡng;
- Độc đối với người;
- Độc sinh thái.
4.2.2.2 Lựa chọn (các) chỉ số
Các chỉ số của tác động sau đã được lựa chọn:
- biến đổi khí hậu: bức xạ hồng ngoại cưỡng bức cho khoảng thời gian 100 năm[6] [7];
- suy giảm ozon tầng bình lưu: phá vỡ ozon tầng bình lưu [8] [9];
- hình thành chất oxy quang hóa: tạo ozon tầng bình lưu [12] [13];
- axit hóa: tác động axit hóa tới hạn [11];
- sự phú dưỡng: tải lượng phú dưỡng tới hạn [10];
- độc đối với người: PEC/ADI[11];
- độc sinh thái: PEC/PNEC [11].
Trong ví dụ này, sự lựa chọn đối với các chỉ số của loại tác động trước đó tại mức của cơ chế môi trường thay vì tại mức của điểm kết thúc chủ yếu được dựa vào độ đảm bảo tương đối cao kết hợp với mô hình hóa cho các chỉ số trước kia đã có trong cơ chế môi trường và mức độ bao quát cao về những vấn đề về môi trường của chúng. Các ví dụ dự đoán mực nước biển dâng và các tác động đối với các dòng hải lưu và hậu quả của chúng, do biến đổi khí hậu và dự đoán các loại tác động lên quá trình sản xuất gỗ do axit hóa.
Các loại chỉ số trên, với các mô hình đặc tính liên quan, đều có cơ sở khoa học, ngoại trừ chỉ số về độc của con người. Kết quả của mô hình này không hoàn toàn dựa trên khoa học do việc đưa các giá trị ADI vào làm thước đo về mức không bị ảnh hưởng
4.2.2.3 Lựa chọn các mô hình đặc tính
Đối với các loại tác động đã lựa chọn, sử dụng các mô hình đặc tính sau:
- Đối với biến đổi khí hậu, lựa chọn các mô hình đặc tính của IPCC. IPCC cung cấp các yếu tố đặc tính, Tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWPs), đối với ba khoảng thời gian: 20 năm, 100 năm và 500 năm [6] [7]. GWP 100 được chọn cho ví dụ này;
- Đối với sự suy giảm ozon tầng bình lưu, chọn mô hình đặc tính của WMO [8][9]. Mô hình này cung cấp các khả năng suy giảm ozon tầng bình lưu (ODPs) đối với trạng thái ổn định theo CFC-11 tương đương;
- Đối với sự hình thành chất oxy quang hóa, chọn mô hình Quỹ đạo UNECE [12] [13];
- Đối với sự axit hóa, chọn mô hình RAINS của IIASA, phù hợp với LCA[11]. Đối với loại tác động này chọn phương pháp cận biên, có tính đến các mức nền khác biệt về mặt không gian. Các thông tin được tập hợp cho các hệ số đặc tính Châu Âu;
- Đối với sự phú dưỡng, chọn phương pháp cân bằng hóa học, thiết lập sự tương đương của các chất dinh dưỡng trên cơ sở xuất hiện của chúng trong sinh khối[10];
- Đối với độc đối với người, chọn mô hình USES 2.0 của RVIM, phù hợp với LCA [11]. Trong mô hình này bao gồm cả thảm họa được lường trước và tác dụng của các chất. Đây là mô hình có trạng thái ổn định ở cấp độ thế giới, không có các mức nền. ở đây cần nhắc lại rằng mô hình là không dựa hoàn toàn vào khoa học, do bao gồm các giá trị ADI;
- Đối với độc sinh thái, chọn mô hình USES 2.0 của RVIM, phù hợp với LCA [11]. Trong mô hình này bao gồm cả thảm họa được lường trước và tác dụng của các chất. Đây là một mô hình có trạng thái ổn định ở cấp độ thế giới, không có các mức nền. Tiềm năng độc sinh thái thủy sinh được sử dụng như một đại diện cho các tiềm năng độc sinh thái. Các yếu tố đặc tính được trình bày trong các Thư mục tài liệu tham khảo đã nêu.
4.2.2.4 Nhận dạng các hệ số đặc tính
Trong Bảng 9, các hệ số đặc tính cho các chất phát thải được cho sẵn, chúng được rút ra từ các mô hình đặc trưng đối với các loại tác động khác nhau.
Bảng 9 - Các hệ số đặc tính đối với Ví dụ 1
Loại tác động |
Vật chất |
Các hệ số đặc tính |
||||||||
|
|
Biến đổi khí hậu kg CO2 eq./kg |
Suy giảm ozon tầng bình lưu kg CFC-11 eq/kg |
Hình thành oxy quang hóa kg acetylen eq./kg |
Axit hóa kg CO2 eq./kg |
Sự phú dưỡng kg PO4eq./kg |
Độc đối với người kg 1,4 DCB/kg |
Độc sinh thái kg 1,4 DCB/kg |
||
|
|
khí thải |
khí thải |
khí thải |
khí thải |
Khí thải |
nước thải |
khí thải |
khí thảia |
nước thải |
Biến đổi khí hậu |
Cácbon dioxit |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
HALON-1301 |
5600 |
|
||||||||
Metan |
21 |
|
||||||||
Suy giảm ozon tầng bình lưu |
HALON-1301 |
|
12 |
|
|
|
|
|
|
|
Tetracloro |
|
|
||||||||
Metan |
|
1,2 |
||||||||
Hình thành chất oxy quang hóa |
Metan |
|
|
0,006 |
|
|
|
|
|
|
Etan |
|
|
0,123 |
|||||||
Propan |
|
|
0,176 |
|||||||
Axit hóa |
Sulffua dioxit |
a |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
Amoniac |
|
|
|
1,3 |
||||||
Nitơ đioxit |
|
|
|
0,41 |
||||||
Sự phú dưỡng |
Amoniac |
|
|
|
|
0,35 |
0,33 |
|
|
|
Nitơ dioxit |
|
|
|
|
0,13 |
|
||||
P |
|
|
|
|
|
3,1 |
||||
N |
|
|
|
|
|
0,42 |
||||
Độc đối với người |
Sulflua đioxit |
|
|
|
|
|
|
0,096 |
|
|
Nitơ đioxit |
|
|
|
|
|
|
1,3 |
|||
Asen |
|
|
|
|
|
|
347699,7 |
|||
Chì |
|
|
|
|
|
|
466,52 |
|||
Niken |
|
|
|
|
|
|
35032,84 |
|||
Vanadi |
|
|
|
|
|
|
6240,35 |
|||
|
Ô nhiễm dạng vết clo hóa hữu cơ |
|
|
|
|
|
|
|
b |
b |
Độc sinh thái |
Phenol |
|
|
|
|
|
|
|
1,5 |
237 |
Cadimi |
|
|
|
|
|
|
|
289 |
1523 |
|
Chì |
|
|
|
|
|
|
|
2,4 |
9,615719 |
|
Crom |
|
|
|
|
|
|
|
1,9 |
6,9 |
|
Đồng |
|
|
|
|
|
|
|
221,6538 |
1157,307 |
|
Ô nhiễm |
|
|
|
|
|
|
|
b |
b |
|
a Thừa nhận rằng khí thải CO2 làm giảm bớt sự biến đổi khí hậu, tuy nhiên khó định lượng cho loại tác động này. b Không thể nhận được các hệ số đặc tính mang tính định lượng đối với các hiệu ứng độc hại của các chất ô nhiễm dạng vết clo hóa hữu cơ, đó là các lượng phát thải rất nhỏ của vật liệu B. |
CHÚ THÍCH: Độ không đảm bảo đối với các hệ số đặc tính độc đối với người và độc sinh thái là lớn hơn rất nhiều so với các yếu tố khác. Vì lý do này, các loại tác động được trình bày thành hai nhóm trong toàn bộ tiêu chuẩn này; một nhóm có độ đảm bảo tương đối cao và một nhóm có độ đảm bảo tương đối thấp. Trong các bảng, hai nhóm được tách riêng thành một dòng phụ. Xem thêm Ví dụ 1, phân tích độ nhạy.
4.2.3 Phân định các kết quả LCI (phân loại) (TCVN ISO 14044:2011 (ISO 140044:2006, 4.4.2.3)
SO2 có nhiều tác động đồng thời như đã minh họa tại 3.1.2. Để tránh tính toán trùng nhau, có thể được phân chia giữa các loại tác động có liên quan. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có một quy trình đơn giản hóa có thể:
- Axit hóa: tất cả khí thải SO2 được phân định cho quá trình axit hóa (kể cả sol khí);
- Biến đổi khí hậu: chỉ các sol khí SO2 là được phân định cho biến đổi khí hậu, mặc dù hiện tại loại tác động này vẫn chưa được định lượng theo giá trị GWP âm tính (xem chú thích Bảng 9);
- Độc đối với người: đối với sự phơi nhiễm của người, sự khác biệt sẽ được thực hiện giữa hiệu ứng độc hại trực tiếp từ SO2 và tác động PM-10 của sol khí. Ví các sự phơi nhiễm này không ảnh hưởng đến lượng có sẵn của hai loại tác động khác một cách đáng kể, do vậy không cần hiệu chính.
Các tác động nối tiếp các CFC được minh họa trước đó tại Điều 3. Các hợp chất này đầu tiên có tác động lên sự biến đổi khí hậu do nồng độ của chúng trong tầng đổi lưu, sau đó chúng đóng góp làm suy giảm ozon, sau khi phân tán vào tầng bình lưu.
4.2.4.1 Quy định chung
Trong điều này thực hiện tính các kết quả về đặc tính hóa. Đơn vị chức năng và các quá trình đơn vị được nêu tại 4.1. Ngoài ra, các chất phát thải đối với hai loại vật liệu cũng được cân nhắc xem xét. Các loại tác động được cân nhắc là các loại đã chọn tại điểm 1) của phần minh họa TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.2. Các chỉ số của loại tác động đã được chọn như thể hiện tại điểm 2) của phần minh họa TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.2. Các mô hình đặc tính và các hệ số đặc tính được sử dụng phù hợp theo điểm 3) của phần minh họa TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.2. Các kết quả đặc tính được trình bày trong Bảng 10 và Bảng 11 cho hai loại vật liệu đang nghiên cứu. Thuật toán đặc trưng nghĩa là đối với từng loại tác động thì lượng phát thải của loại tác động đó được nhân với các hệ số đặc tính liên quan và sau đó cộng lại.
Bảng 10 - Tính toán kết quả chỉ số của ví dụ gốc - Vật liệu A
Vật liệu A |
||||||||
Loại tác động |
Các chất |
Kết quả LCI phân định |
Hệ số đặc tính |
Kết quả LCI chuyển đổi |
Kết quả chỉ số (Biên dạng LCIA) |
|||
Khí thải |
Nước thải |
Khí thải |
Nước thải |
Khí thải |
Nước thải |
|||
kg |
kg |
Kg...eq./kg |
Kg...eq./kg |
Kg...eq./kg |
Kg...eq./g |
Kg...eq. |
||
Biến đổi khí hậu |
Cacbon dioxit HALON-1301 Metan |
4,22E+4 1,55E-03 6,73E+3 |
|
1,00E+00 5,60E+03 2,10+01 |
|
4,22E+04 8,66E+00 1,41 E+05 |
|
1,84E+05 |
Sự suy giảm ozon tầng bình lưu |
HALON-1301 Tetraclorua- Metan |
1,55E-03 |
|
1,20E+01 1,20E+00 |
|
1,86E-02 |
|
1,86E-02 |
Hình thành chất oxy quang hóa |
Metan Etan Propan |
6,73E+03 1,94E+02 2,97E+01 |
|
6,00E-03 1,23E-01 1,76E-01 |
|
4,04E+01 2,39E+01 5,23E+00 |
|
6,95E+01 |
Axit hóa |
Sulflua đioxit |
3,06E+02 |
|
1,00E+00 |
|
3,06E+02 |
|
3,51E+02 |
Amoniac |
8,76E-02 |
5,44E-01 |
1,30E+00 |
|
1,14E-01 |
|
|
|
Nitơ đioxit |
|
|
4,10E-01 |
|
4,53E+01 |
|
|
|
Sự phú dưỡng |
Amoniac |
8,76E-02 |
5,44E-01 |
3,50E-01 |
3,30E-01 |
3,07E-02 |
1,79E-01 |
1,85E+01 |
Nitơ dioxit |
1,11E+02 |
|
1,30E-01 |
|
1,44E+01 |
|
|
|
P |
|
1,22E+00 |
|
3,10E+00 |
|
3,79E+00 |
|
|
N |
|
4,05E-01 |
|
4,20E-01 |
|
1,70E-01 |
|
|
Độc đối với người |
Sulflua đioxit |
3,06E+02 |
|
9,60E-02 |
|
2,94E+01 |
|
1,81E+04 |
Nitơđioxit |
1,11E+02 |
|
1,30E+00 |
|
1,44E+02 |
|
|
|
Asen |
2,47E-02 |
4,14E-02 |
3,48E+05 |
|
8,58E+03 |
|
|
|
Chì |
4,72E-01 |
1,18E-01 |
4,67E+02 |
|
2,20E+02 |
|
|
|
Niken |
1,57E-01 |
1,05E-01 |
3,50E+04 |
|
5,51E+03 |
|
|
|
Vanadi |
5,72E-01 |
1,03E-01 |
6,24E+03 |
|
3,57E+03 |
|
|
|
Độc sinh thái |
Phenol Cadimi Chì Crom Đồng |
9,04E-05 1,84E-02 4,72E-01 3,23E-02 3,54E-02 |
1,55E-01 1,58E-03 1,10E-01 2,08E-01 1,04E-01 |
1,50E+00 2,39E+02 2,40E+00 1,90E+00 2,22E+02 |
2,37E+02 1,52E+03 9,62E+00 6,90E+00 1,16E+03 |
1,41E-04 4,73E+00 1,13E+00 8,14E-02 7,84E+00 |
2,37E+01 2,38E+00 1,11E+00 1,43E+00 1,20E+02 |
1,66E+02 |
Bảng 11 - Tính toán kết quả chỉ số của ví dụ gốc - Vật liệu B
Vật liệu B |
||||||||
Loại tác động |
Các chất |
Kết quả LCI phân định |
Hệ số đặc tính |
Kết quả LCI chuyển đổi |
Kết quả chỉ số (Biên dạng LCIA) |
|||
Khí thải |
Nước thải |
Khí thải |
Nước thải |
Khí thải |
Nước thải |
|||
kg |
kg |
Kg eq./kg |
Kg eq./kg |
Kg eq./kg |
Kg eq./kg |
Kg eq |
||
Biến đổi khí hậu |
Cacbon dioxit HALON-1301 Metan |
4,81 E+3 4,30E-04 6,75E+3 |
|
1,00E+00 5,60E+03 2,10E+01 |
|
4,81 E+03 2,41 E+00 1,42E+05 |
|
1,46E+05 |
Sự suy giảm ozon tầng bình lưu |
HALON-1301 Tetraclorua- Metan |
4,30E-04 4,90E-04 |
1,20E+01 1,20E+00 |
5,16E-03 5,88E-04 |
5,75E-03 |
4,30E-04 4,90E-04 |
1,20E+01 1,20E+00 |
5,16E-03 5,88E-04 |
Hình thành chất oxy quang hóa |
Metan Etan Propan |
6,75E+03 1,98E+02 2,99E+01 |
|
6,00E-03 1,23E-01 1,76E-01 |
|
4,05E+01 2,44E+01 5,26E+00 |
|
7,01E+01 |
Axit hóa |
Sulffua đioxit |
1,83E+01 |
|
1,00E+00 |
|
1,83E+01 |
|
2,50E+01 |
Amoniac |
8,01E-03 |
1,23E-01 |
1,30E+00 |
|
1,04E-02 |
|
|
|
Nitơ đioxit |
1,84E+01 |
|
4,10E-01 |
|
6,72E+00 |
|
|
|
Sự phú dưỡng |
Amoniac |
8,01E-03 |
1,23E-01 |
3,50E-01 |
3,30E-01 |
2,80E-03 |
4,04E-02 |
2,42E+00 |
Nitơ dioxit |
1,64E+01 |
|
1,30E-01 |
|
2,13E+00 |
|
|
|
P |
|
5,41E-02 |
|
3,10E+00 |
|
1,68E-01 |
|
|
N |
|
1,80E-01 |
|
4,20E-01 |
|
7,54E-02 |
|
|
Độc đối với người |
Sulffua đioxit |
1,83E+01 |
|
9,60E-02 |
|
1,76E+00 |
|
4,73E+02 |
Nitơ đioxit |
1,64E+01 |
|
1,30E+00 |
|
2,13E+01 |
|
|
|
Asen |
1,92E-04 |
1,90E-03 |
3,48E+05 |
|
6,68E+01 |
|
|
|
Chì |
3,62E-03 |
4,93E-02 |
4,67E+02 |
|
1,69E+00 |
|
|
|
Niken |
6,40E-03 |
6,77E-03 |
3,50E+04 |
|
2,24E+02 |
|
|
|
Vanadi |
2,51EE-02 |
5,36E-03 |
6,24E+03 |
|
1,57E+02 |
|
|
|
Độc sinh thái |
Phenol |
9,00E-06 |
1,54E-02 |
1,50E+00 |
2,37E+02 |
1,35E-05 |
3,65E+00 |
4,76E+00 |
Cadimi |
1,75E-04 |
1,47E-04 |
2,89E+02 |
1,52E+03 |
5,08E-02 |
2,24E-01 |
|
|
Chì |
3,82E-03 |
4,93E-02 |
2,40E+00 |
9,62E+00 |
8,70E-03 |
4,74E-01 |
|
|
Crom |
3,54E-04 |
1,02E-02 |
1,90E+00 |
3,90E+00 |
6,73E-04 |
7,04E-02 |
|
|
Đồng |
1,27E-03 |
|
2,22E+02 |
1,16E+03 |
2,81E-01 |
|
|
Từ các kết quả này có thể kết luận là các ống làm từ vật liệu A sinh ra hầu hết các loại tác động đã chọn tác động môi trường cao nhất, các ống làm từ vật liệu B thấp nhất, chỉ có quá trình hình thành chất oxy quang hóa là sinh ra kết quả hầu như giống nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý là các chất ô nhiễm hữu cơ clo hóa dạng vết không được tính đến theo định lượng (xem các chú thích tại Bảng 9).
Các kết quả trên không được trình bày ở dạng đồ họa theo mục đích, vì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào các đơn vị đã chọn. Cách trình bày như vậy chỉ thể hiện các kết quả có nghĩa sau khi chuẩn hóa, khi các kết quả này được chuyển đổi về các đơn vị thông dụng.
4.3 Ví dụ 2 - Hai chỉ số về loại tác động axit hóa
Ví dụ này minh họa tầm quan trọng của các khuyến nghị của TCVN ISO 14044:2011 và các chuẩn cứ về sự liên quan môi trường bằng cách so sánh hai chỉ số rất khác nhau (xem Bảng 12). Có sự khác biệt rất lớn giữa các kết quả dạng chỉ số, ví dụ, hơn 700 lần giữa các vị trí (Bảng 14), thậm chí ngay cả khi sử dụng cùng một kết quả kiểm kê.
Các sự khác biệt này là rất quan trọng để xem xét mục tiêu và phạm vi nhằm thực hiện mục đích của nghiên cứu và để nắm vững được các dữ liệu kiểm kê nào cần phải thu thập.
Do tập trung vào một loại tác động duy nhất, nên minh họa về khái niệm chỉ số về loại tác động bị bỏ qua. Tham khảo các ví dụ khác và nội dung của TCVN ISO 14044:2011 làm hướng dẫn.
4.3.2.1 Mô tả cơ chế môi trường đối với một loại tác động
Sử dụng hai cách lựa chọn đối với quá trình axit hóa. Cách thứ nhất là một loại tác động đối với tổng khối lượng hoặc tải lượng khí thải của các loại axit và tiền chất axit vào môi trường. Loại tác động duy nhất kết hợp thông qua các chỉ số về loại của nó một số hiệu ứng riêng biệt bằng cách sử dụng các lựa chọn giá trị, ví dụ, các tác động về thủy sản, các tác động trên mặt đất và sự suy giảm vật liệu trong các tòa nhà và công trình xây dựng khác. Loại chỉ số trong Ví dụ 2 phản ánh gánh nặng môi trường của hệ thống hoặc tổng lượng phát thải axit có thể vượt qua ranh giới của hệ thống. Chỉ số này chỉ cung cấp tổng lượng phát thải hoặc các kết quả kiểm kê thông qua ranh giới của hệ thống sản phẩm theo proton tương đương và không có thông tin về bản thân môi trường, ví dụ, điều kiện, cường độ tác động, tính bất lợi, v.v... Cách thứ hai sử dụng các khu vực nơi công suất tới hạn bị vượt quá, điều này liên quan đến các hiệu ứng có thể có lên các loại cây trồng trên cạn. Mô hình đặc tính nhằm cung cấp các thông tin liên quan về mặt môi trường và:
- Sử dụng vị trí không gian của việc kiểm kê các chất phát thải trong môi trường;
- Xác định mức độ và tỷ lệ chuyển đổi của từng loại phát thải sang axit trong môi trường;
- Đặc trưng cho dịch chuyển về mặt không gian của mỗi axit đến các vị trí tiếp nhận khác nhau trong môi trường, và
- Đặc trưng các vùng có hệ sinh thái nhạy cảm tại từng vị trí tiếp nhận nơi mà khả năng trung hòa tới hạn bị vượt quá do axit lắng đọng.
Hình 6 thể hiện cơ chế môi trường đơn giản hóa cho quá trình axit. Hình 6 thể hiện dòng chất thải qua ranh giới của hệ thống sản phẩm, sự chuyển hóa của chúng thành các axit khác nhau, sự phân tán đến các vị trí không gian xa, sự lắng đọng của chúng thành các axit tại các vị trí không gian xa theo các cách khác nhau, và nếu khả năng tới hạn của đất để trung hòa các axit bị vượt quá thì sẽ gây các hiệu ứng cho các loại cây trồng trên cạn. Vị trí của hai chỉ số khác nhau trong cơ chế môi trường được thể hiện. Các bước cũng được mô tả nhằm minh họa các sự khác biệt giữa các loại chỉ số này.
Hình 6 - Cơ chế môi trường axit hóa đơn giản
a) Các phát thải hoặc các kết quả đầu ra tại các ranh giới của hệ thống
Sự axit hóa bắt đầu bằng sự phát thải của các hợp chất như NOx, NH3 và SO2. Các chất phát thải này là các kết quả kiểm kê LCI hoặc các kết quả đầu ra mà dòng vượt qua ranh giới hệ thống vào môi trường. NOx, NH3 và SO2 không phát thải dưới dạng axit mà được chuyển thành axit trong môi trường. Các chất phát thải khác như hydro clorua (HCL), được thải ra trực tiếp dạng axit và không cần chuyển đổi.
b) Chuyển đổi, phân tán và lắng đọng
NOx, NH3 và SO2 được chuyển thành axit trong môi trường và trải qua dịch chuyển và phân tán tầm xa đến các vị trí tiếp nhận xa cách vài trăm đến một nghìn kilomet kể từ nguồn phát thải. Các axit này lắng đọng tại các vị trí xa theo nhiều cách khác nhau (ví dụ, mưa axit, các hạt bụi khô, và trong các giọt sương mù). Một số yếu tố xác định các lượng axit vươn tới các khu vực tiếp nhận cụ thể. Để phù hợp với môi trường, các yếu tố này bao gồm trong các mô hình đặc tính cụ thể về không gian, như:
- Sự chuyển đổi phát thải thành axit có phản ứng hóa học riêng và phụ thuộc vào nhiệt độ, thời tiết, v.v..;
- Khoảng cách và hướng dịch chuyển phụ thuộc vào vị trí nguồn, độ lớn thể tích, thời tiết, v.v...;
- Sự lắng đọng phụ thuộc vào các đặc tính của từng axit, ví dụ, kích thước hạt, các điều kiện thời tiết, ví dụ, mưa.
CHÚ THÍCH: Dịch chuyển và lắng đọng có thể được biểu thị theo năm từ các mô hình đặc tính đối với các hệ số đặc tính.
c) Vai trò của khả năng tiếp nhận tới hạn của hệ sinh thái để trung hòa axit.
Các axit lắng đọng có thể làm giảm độ pH của nước hoặc đất khi tiếp nhận. Độ pH giảm phụ thuộc vào lượng axit đọng từ hệ thống LCA, tải lượng axit nền từ các nguồn khác của con người và thiên nhiên, và khả năng trung hòa của vị trí tiếp nhận. Mỗi nơi có một khả năng để trung hòa axit, tức là, khả năng tới hạn. Khi khả năng tới hạn của hệ sinh thái bị vượt quá, thì độ pH giảm và các tác động (ví dụ, mất sức sống của thực vật) có thể xảy ra. Đối với sự axit hóa, khi khả năng tới hạn đã cạn kiệt thì lúc ấy các tác động sẽ bắt đầu xuất hiện. Do vậy, khi khả năng tới hạn chưa bị vượt quá, các tác động axit hóa không xảy ra do phơi nhiễm đất. Để phù hợp với môi trường, điều quan trọng là phải xác định được khi nào các số đo như khả năng tới hạn hoặc ADI bị vượt quá.
So sánh với chỉ số của tổng tải lượng phát thải, nên thừa nhận như trong Bảng 14 sau đây:
- Chỉ một tỷ lệ nhỏ của tổng phát thải là thực sự lắng đọng trong các hệ sinh thái nhạy cảm khi khả năng tới hạn bị vượt quá, gây ra các tác động, và
- Tỷ lệ phần trăm thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào các vị trí không gian của nguồn phát thải và các hệ sinh thái tiếp nhận.
Do vậy, chỉ số của tổng tải lượng phát thải theo cách bỏ qua các chi tiết về môi trường sẽ có các kết quả chỉ số rất khác so với chỉ số của hệ sinh thái nhạy cảm, ngay cả khi các kết quả kiểm kê LCA bắt đầu là như nhau.
4.3.2.2 Mô hình của chỉ số và các hệ số đặc tính
Các mô hình và các hệ số đặc tính đối với hai chỉ số của loại tác động được mô tả.
a) Mô hình của chỉ số loại tải lượng phát thải (chỉ số EL)
Mô hình chỉ số EL mô tả tổng tải lượng phát thải do các hệ thống LCA phát ra sử dụng phép tính hóa học tương đương. Mô hình này bỏ qua thông tin không gian về thảm họa lường trước, sự phân tán, hoặc lượng axit lắng đọng vào các khu vực nhạy cảm. Mô hình giả sử rằng việc chuyển đổi thành axit, việc lắng đọng vào các vùng nhạy cảm đã xảy ra toàn phần và đã có sự xuất hiện các hiệu ứng môi trường ở mọi vị trí. Đây là các giả định xấu nhất và thiếu các thông tin về môi trường cũng như các vấn đề liên quan (xem Bảng 12). Tuy nhiên, một số các nhà chuyên môn vẫn sử dụng các kết quả của chỉ số EL như “các tác động môi trường tiềm ẩn”.
Bảng 12 - Mức độ phù hợp của các khuyến nghị và chuẩn cứ của TCVN ISO 14044:2011
Các chú thích TCVN ISO 14044 |
Chỉ số EL |
Chỉ số SE |
Các kết quả LCI - Cả hai chỉ số đều sử dụng các thông số LCI giống nhau, nhưng cần thiết chi tiết về không gian đối với chỉ số SE |
||
TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.2.3 |
||
Sự khác biệt về không gian và thời gian của mô hình đặc tính liên quan đến các kết quả LCI đối với chỉ số của loại tác động cần được cân nhắc |
Không có sự khác biệt về không gian và thời gian |
Vị trí địa lý của các phát thải từ kiểm kê và vị trí của các vùng tiếp nhận nhạy cảm đều được sử dụng |
Thảm họa được lường trước và dịch chuyển các chất phải là một phần của mô hình đặc tính. |
Giả sử 100% chuyển thành axit |
Tính chuyển đổi, dịch chuyển và lắng đọng từ mỗi vị trí nguồn đến từng khu vực trong số nhiều khu vực tiếp nhận khác nhau |
TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.2.4 |
||
Phản ánh hậu quả của các kết quả LCI đối với (các) điểm kết thúc của loại tác động, tối thiểu về chất lượng |
Số lượng đúng phát ra |
Khả năng liên quan tải lượng axit trong từng vùng tiếp nhận đến khả năng trung hòa tới hạn trong các vùng tiếp nhận này và khả năng tới hạn có bị vượt quá không. Đây là khu vực có khả năng có các hậu quả xấu. |
Tình trạng của (các) điểm kết thúc của loại tác động |
Không có thông tin |
Trong khu vực mà khả năng trung hòa axit tới hạn bị vượt quá, nghĩa là các điều kiện xấu |
Các khía cạnh về không gian, như diện tích và quy mô |
Như trên, không khác nhau về không gian và thời gian |
Khả năng tính toán sự gia tăng biên trong khu vực nơi khả năng tới hạn bị vượt quá. Điều này liên quan tới thiệt hại mà hệ thống có thể có đóng góp vào |
b) Lượng Axit bị lắng đọng xét theo chỉ số của loại hệ sinh thái nhạy cảm (SE)
Đặc tính chỉ số SE kết hợp cùng các khía cạnh về không gian, thảm họa được lường trước, việc dịch chuyển và giải quyết những vấn đề liên quan môi trường đã nêu tại TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.2.4 (xem lại Bảng 12). Điều này cũng minh họa tầm quan trọng của quá trình chọn lựa mục tiêu và phạm vi áp dụng. Mô hình SE phức tạp hơn và bao gồm sự chuyển đổi và phân tán phát thải từ một quốc gia, lượng axit lắng đọng trong các quốc gia tiếp nhận, phần diện tích/khu vực của các hệ sinh thái nhạy cảm trong các quốc gia tiếp nhận mà khả năng tới hạn của nó đã bị vượt quá. Các kết quả dạng chỉ số SE cung cấp thông tin về kết quả hoạt động môi trường của hệ thống, trong khi chỉ số EL thì không.
Mô hình SE phù hợp với mô hình RAINS của Châu Âu2) sử dụng mạng lưới hoặc ô 150x150 km cho cả chất phát thải và hệ sinh thái tiếp nhận. Các ô này cho phép tính toán lượng phát thải từ từng ô, tỷ lệ phần trăm chuyển thành axit, lượng dịch chuyển và lắng đọng từ mỗi ô nguồn đến từng ô có thể tiếp nhận, các khu vực khác nhau và khả năng tới hạn của chúng trong đất ở phạm vi mỗi ô tiếp nhận, v.v... Việc điều chỉnh một cách thích ứng LCA cho phép chuyển các ô thành các quốc gia, như vậy dữ liệu kiểm kê chỉ thuần túy là các hồ sơ phát thải của từng quốc gia. Mỗi quốc gia có một hệ số đặc tính (ví dụ, AFNOx và AFSO2 - xem Bảng 13) để tính sự chuyển đổi phát thải thành axit, hay việc dịch chuyển và lắng đọng sau đó tính diện tích tại từng khu vực tiếp nhận mà tại đó khả năng tới hạn bị vượt. Mỗi nguồn phát thải được chuyển đổi thành hệ số đặc tính có giá trị từ nghìn tấn (hoặc gam) chất phát thải xét theo diện tích tăng thêm tính bằng hecta (hoặc mét vuông), mà tại đó khả năng tới hạn bị vượt quá. Xem Tài liệu tham khảo [24] về dẫn xuất đầy đủ chỉ số SE.
4.3.2.2.1 Lựa chọn mô hình đặc tính và hệ số đặc tính
Các kết quả chỉ số EL được biểu thị theo proton tương đương hoặc số gam của chất phát thải chính, thường là SO2. Sự chuyển đổi hoặc kết hợp các axit có giá trị về mặt khoa học và tương phản với các nỗ lực đề kết hợp các độc khác nhau của con người. Sự kết hợp các độc khác nhau của con người đã được mô tả như một điểm số chủ quan hoặc lựa chọn giá trị giống như kết hợp sự nóng lên toàn cầu, axit hóa, và sự phú dưỡng [25]. Đối với các chỉ số EL, các thông số cần thiết là các axit trực tiếp như axit clohydric, và các hợp chất có thể chuyển thành axit như sunfua dioxit, nitơ oxit, và amoniac. Các hệ số đặc tính đối với một số chất ngoài các chất trong các phép tính toán kiểm kê đơn giản dưới đây là: 0,88 đối với phát thải HCL; 1,00 đối với SO2; 0,80 đối với SO3; 0,70 đối với NOx; 0,70 đối với NO2 và 1,88 đối với NH3.
Các kết quả dạng chỉ số SE được biểu thị theo hecta hoặc mét vuông của khu vực mà tải lượng tăng của LCA làm tăng sự lắng đọng cao hơn khả năng tới hạn (sự gia tăng biên trong khu vực nơi vượt quá công suất tới hạn). Các hệ số đặc tính đối với một số quốc gia có các hệ số đặc tính riêng về không gian của họ (ví dụ, AFNOx và AFSO2) được nêu tại Bảng 13 cho thấy rõ sự khác biệt về không gian dẫn đến sự khác biệt lớn trong các hệ số đặc tính. Đối với dạng chỉ số của loại tác động axit SE, việc thu thập các thông số LCI cần chi tiết hơn. Ngoài axit clohydric, sunfua dioxit, nitơ oxit, và amoniac v.v.., chú ý, ghi lại từng khu vực có phát thải.
Bảng 13 - Các hệ số đặc tính đối với một số chất và một số quốc gia theo mô hình SE
Khu vực hoặc Quốc gia |
AF(SO2) |
AF(NOx) |
AF(NH3) |
AF(HCl) |
||||
ha/tấn |
m2/g |
ha/tấn |
m2/g |
ha/tấn |
m2/g |
ha/tấn |
m2/g |
|
Anbani |
0,02 |
0,0002 |
0,00 |
0,0000 |
0,01 |
0,0001 |
0,00 |
0,0000 |
Bỉ |
1,28 |
0,0128 |
0,082 |
0,0082 |
1,10 |
0,0110 |
0,02 |
0,0002 |
Đan Mạch |
5,56 |
0,0556 |
2,02 |
0,0202 |
5,28 |
0,0528 |
0,06 |
0,0006 |
Phần Lan |
15,14 |
0,1514 |
2,42 |
0,0242 |
13,40 |
0,1340 |
0,02 |
0,0002 |
Đức |
2,17 |
0,0217 |
0,90 |
0,0090 |
1,89 |
0,0189 |
0,02 |
0,0002 |
Hà Lan |
1,24 |
0,0124 |
0,97 |
0,0097 |
1,55 |
0,0155 |
0,03 |
0,0003 |
Bồ Đào Nha |
0,02 |
0,0002 |
0,01 |
0,0001 |
0,01 |
0,0001 |
0,00 |
0,0000 |
Anh |
1,94 |
0,0194 |
0,02 |
0,0002 |
4,32 |
0,0432 |
0,03 |
0,0003 |
4.3.3 Phân định các kết quả LCI (phân loại) (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.3)
Bỏ qua phần minh họa cho TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.3. Xem các ví dụ và nội dung khác của TCVN ISO 14044:2011 làm hướng dẫn.
4.3.4 Tính toán các kết quả dạng chỉ số của loại tác động (đặc tính) (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.4)
4.3.4.1 Tính các kết quả LCI thành các kết quả dạng chỉ số Điều này thực hiện việc tính toán các kết quả của dạng chỉ số loại tác động đối với chỉ số EL và chỉ số SE. Đầu ra là giá trị của các kết quả chỉ số có thể rất khác nhau tùy thuộc vào vị trí nguồn phát thải có liên quan đến các khu vực tiếp nhận nhạy cảm (xem Bảng 14). Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá một cách cẩn thận các lựa chọn trong mục tiêu và phạm vi nghiên cứu và nội dung tuyên bố trong TCVN ISO 14044:2011 là:
“Tính hữu dụng của các kết quả dạng chỉ số đối với một mục tiêu và phạm vi đã cho là tùy thuộc vào độ chính xác, tính đúng đắn và đặc trưng của mô hình đặc tính và yếu tố đặc tính, số lượng và loại của các giả thiết đơn giản hóa và giá trị lựa chọn được dùng trong mô hình đặc tính đối với chỉ số loại tác động cũng thay đổi giữa các loại tác động và có thể tùy thuộc vào khu vực địa lý. Sự trao đổi thường hiện hữu giữa tính đơn giản và tính chính xác của mô hình đặc tính.”
Kết quả kiểm kê sẽ rất đơn giản chỉ sử dụng NOx và SO2 và dựa trên quá trình tinh chế điện phân đồng nguyên sinh. Các chi tiết về khai thác khoáng sản, bản vẽ dây đồng, sản xuất PVC, xử lý và tái chế dây điện bằng quá trình đốt cháy PVC được bỏ qua. Đơn vị chức năng là hàng nghìn tấn đồng điện phân tinh chế được tạo ra và các thông số sử dụng là 10 gam NOx và 100 gam SO2. Các quy trình giống hệt nhau và các định lượng phát thải giống nhau được giả định tồn tại trong ba vị trí khác nhau. Đối với mô hình EL, một phép tính đơn giản được thực hiện bằng cách sử dụng các yếu tố đặc tính hóa học. Đối với mô hình SE, quá trình sản xuất được tính cho ba vị trí phát thải khác nhau (Anbani, Bỉ và Phần Lan). Các phép tính ví dụ cho các kết quả của chỉ số EL là:
(10gNOx x 0,70) + (100gSO2 x 1) = 107gSO2 tương đương/kt đồng
Vì vậy, dù lò luyện ở Anbani, Bỉ hay Phần Lan, vẫn cùng một tổng lượng thải ra và các kết quả của loại chỉ số EL vẫn giống nhau: 107gSO2 tương đương/kt đồng tinh chế điện phân.
Các phép tính toán trên cơ sở phụ thuộc vào vị trí đối với các kết quả của chỉ số SE được trình bày trong Bảng 14. Các hệ số đặc tính là riêng của từng quốc gia do vậy các kết quả của chỉ số cho cùng các lượng chất phát thải thì nay đã khác đáng kể tùy thuộc vào nơi phát thải (1 đến 769). Sự chênh lệch về mức độ nhạy của các khu vực tiếp nhận không được tính đến trong các chỉ số EL, nó thể hiện đầy đủ các tác động tiềm ẩn. Hơn nữa, chỉ có một tỷ lệ phần trăm tổng tải lượng được đại diện bởi chỉ số EL lắng đọng tại các khu vực khi tải lượng tới hạn bị vượt quá. Để so sánh, số lượng SO2 g tương đương/kt đồng từ mỗi quốc gia đọng lại trong các khu vực vượt quá tải lượng tới hạn được so với 107gSO2 tương đương/kt đồng của các kết quả thuộc chỉ số EL.
Bảng 14 - Tính toán kết quả chỉ số sử dụng mô hình SE và so sánh các chênh lệch
Quốc gia |
NOx |
SO2 |
Kết quả của chỉ số (m2) |
So sánh tương đối |
|
|
(g x AF) |
(g x AF) |
|
|
|
Phân tán và lắng đọng |
với kết quả SE của Anbani |
với kết quả EL theo SO2 eq. |
|||
Anbani |
10x0,00 = 0 |
100 x 0,0002 = 0,02 |
0,02 |
1 |
5350 |
Bỉ |
10 x 0,0082 = 0,008 |
100 x 0,0128 = 1,28 |
1,29 |
64 |
83 |
Phần Lan |
10 x 0,0242 = 0,242 |
100 x 0,1514 =15,14 |
15,38 |
15,38 |
7 |
Hai mô hình mang lại các kết quả khác nhau đáng kể. Điều này minh họa rõ rằng ảnh hưởng của sự lựa chọn mô hình và chỉ số loại tác động giữa mục tiêu và phạm vi nghiên cứu chỉ cần các kết quả sàng lọc chung (chỉ số EL) và kết quả cần độ chính xác và phù hợp với môi trường (chỉ số SE).
Sử dụng các kết quả của chỉ số EL trong giai đoạn giải thích, mức tổng phát thải thấp hơn ở Bỉ có thể đầu tiên xuất hiện phải là “tốt hơn” về mặt môi trường so với mức cao hơn một chút tổng phát thải ở Anbani. Tuy nhiên, chỉ số SE phù hợp với môi trường phải chỉ rõ rằng lượng phát thải ở Anbani sẽ làm tăng công suất tới hạn trong một khu vực thấp hơn nhiều so với Bỉ. Do đó, khi quyết định thực hiện các so sánh quan trọng cần xem xét lựa chọn các chỉ số liên quan với môi trường mà các mô hình kết hợp của các chỉ số đó có thông tin về mặt không gian đối với nguồn phát thải, thảm họa được lường trước và các quá trình dịch chuyển, cũng như các hệ sinh thái nhạy cảm.
Một công ty có hệ thống tích hợp giữa đất trồng rừng và các sản phẩm lâm nghiệp đa dạng, thực hiện LCA với mục tiêu xác định các tác động liên quan về các vấn đề biến đổi khí hậu lên các hoạt động khác nhau của tổ chức. Đặc biệt để xác định:
- Sự đóng góp thực vào khí nhà kính (GHG) từ khí thải cacbon (C) và sự hấp thụ (đông) và các bể cacbon;
- Tiềm năng đối với lượng cacbon cam kết, các dự án hoặc giao dịch chung;
- Phân bổ trách nhiệm giữa các nhà viết kịch bản khác nhau trong vòng đời của sản phẩm,
- Các cơ hội đối với các cải tiến về môi trường và kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm cách tiếp cận toàn diện để xác định và định lượng không chỉ loại tác động truyền thống, các chỉ số đối với phát thải khí nhà kính mà còn đối với các bể cacbon trong các khu vực đất trồng rừng và trong toàn hệ thống sản phẩm. Với ý nghĩa đó, ví dụ xác định các kết quả kiểm kê cụ thể và các mô hình chuyển đổi mà là một phần không thể thiếu trong phạm vi nghiên cứu để đạt được mục tiêu đã định.
Ví dụ đưa ra năm giá trị chính có tính phương pháp luận như sau :
a) Cần xem xét các thông số khác ngoài các phát thải truyền thống và định lượng các nguồn tài nguyên thông qua việc xác định loại tác động mới. Điều này cần phải phù hợp với các yêu cầu của mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu. Sự xem xét như vậy được dự kiến trước trong TCVN ISO 14044 :2011 (ISO 14044 :2006), 4.4.2.2.1.
b) Trong các nghiên cứu liên quan đến sinh khối và các sản phẩm gốc-sinh học, có các biến đổi trong phạm vi ranh giới của hệ thống mà bản thân chúng có đặc tính của loại tác động;
c) Các kết quả của các chỉ số khi được trình bày dưới dạng hồ sơ biên dạng kết quả LCA có thể được bổ sung thêm các loại tác động tại các giai đoạn của vòng đời xét theo các điều kiện lựa chọn và thiết kế nhất định;
d) Các thông tin giúp để xác định các trách nhiệm chung giữa các nhà thiết kế kịch bản khác nhau trong hệ thống sản phẩm phù hợp theo các ảnh hưởng và tác động.
e) Mở rộng ứng dụng của LCA cho các tình huống cụ thể của công ty về chính sách và hoạch định mang tính chiến lược.
4.4.2 Lựa chọn các loại tác động, chỉ số của loại tác động và các mô hình đặc tính
Các phân đoạn sau đây của 4.3.2.1 mô tả các bước cơ bản trong việc lựa chọn các loại tác động. Phân đoạn 4.3.2.2 đến 4.3.2.4, mô tả các bước trong việc lựa chọn các chỉ số, cơ chế và các mô hình cũng như các hệ số đặc tính. Phần minh họa TCVN ISO 14044 :2011, 4.4.2.3 chỉ ra các quy trình phân định các kết quả cho các loại tác động và sự minh họa TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.4, các kết quả đặc tính, chỉ số được tính toán và hồ sơ được tạo ra.
Hình 7 - Hệ thống sản phẩm về carbon3) (đơn vị - triệu tấn)
4.4.2.1 Lựa chọn các loại tác động
4.4.2.1.1 Đảm bảo các loại tác động phù hợp với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được các tác động liên quan của các hoạt động khác nhau của công ty về các vấn đề về biến đổi khí hậu theo cách mà cho phép đánh giá các cơ hội và hậu quả của các khía cạnh khác nhau của pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế. Sự đa dạng của các sản phẩm lâm nghiệp do Công ty sản xuất ra có thể được phân loại thành các sản phẩm giấy và các sản phẩm gỗ. Trong nhóm đầu tiên, có bột giấy thương mại, giấy tờ truyền thông, các sản phẩm bao bì và khăn giấy. Dải các sản phẩm về gỗ từ gỗ xẻ đến các tấm kết cấu gỗ ván. Trong nhóm thứ hai bao gồm một loạt các sản phẩm gỗ thiết kế như MDF, OSB, ván dăm, ván mỏng v.v... Tất cả các sản phẩm này có cùng một đặc tính chung là hàm lượng cacbon của chúng. Việc sử dụng hàng triệu tấn có hàm lượng cacbon của sản phẩm như một đơn vị chức năng là tương thích với mục tiêu này vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho các tính toán khác nhau khi chuyển các kết quả môi trường thành các chỉ số và các loại tác động. Việc lựa chọn các loại tác động phải phù hợp với đặc tính của hệ thống cũng như mục tiêu và các mục đích của chương trình nghiên cứu. Nói cách khác, ngoài loại tác động bức xạ cưỡng bức còn có loại tác động từ các nguồn phát thải GHG, chương trình nghiên cứu cần một loại tác động để giải quyết các tác động của cacbon bị cô lập (đông) và lưu trữ trong các bể đó là các công cụ cải tiến mong muốn được công nhận. Hơn nữa, do các khoản tín dụng, giao dịch và kiểm soát được thực hiện theo các giá trị thực (phát thải trừ bể), các loại tác động phải cung cấp các kết quả dạng chỉ số mà dưới các điều kiện nghiên cứu thiết kế cụ thể, các chỉ số đó có khả năng được bổ sung tại mức biên của các kết quả dạng chỉ số.
4.4.2.1.2 Cân nhắc mục đích nghiên cứu LCA và xác định đối tượng
Mục đích của chương trình nghiên cứu LCA là cân nhắc xem xét việc thu thập thông tin và dữ liệu cùng các thành phần của hệ thống sản phẩm cho phép đánh giá các tác động thực của phát thải GHG cũng như sự hấp thụ (đông) và lưu trữ trong các bể cacbon. Việc đánh giá như vậy giúp cho việc đưa ra các quyết định về các chính sách và chiến lược của công ty xung quanh các vấn đề biến đổi khí hậu. LCA đã được coi là một công cụ bổ sung nhằm nắm vững, hiểu rõ hơn các vấn để kiểm kê và các thông tin thu thập phản ánh các cơ chế hiện hành trong các chính sách và khoa học về biến đổi khí hậu [26].
Do đó, nghiên cứu cần trình bày các thông tin, phương pháp và các kết quả theo cách thức dễ hiểu đối với ban giám đốc điều hành công ty và các phòng ban hành chính về các dòng sản phẩm khác nhau trong khi vẫn phù hợp với các khái niệm và thuật ngữ về biến đổi khí hậu. Ngoài các đối tượng trên còn có ban giám đốc điều hành công ty, các cán bộ quản lý về kỹ thuật môi trường, các tổ chức chính phủ, công nghệ, quan hệ công chúng, sản xuất chế biến, v.v... Chương trình nghiên cứu hoàn chỉnh ban đầu đã được coi là có tính bảo mật. Trong ví dụ này, cơ cấu và quy mô của công ty tại thời điểm nghiên cứu là khác so với công ty thực tế.
4.4.2.1.3 Xem xét chức năng, ranh giới và các quá trình đơn vị của hệ thống LCI
Hình 7 là sơ đồ đơn giản hóa của hệ thống sản phẩm và các ranh giới của nó với một số phân bố sản xuất được sử dụng và chuyển đổi trong các bước đặc trưng hóa của LCIA. Lượng cacbon, CO2 trong khí quyển được xét theo nghĩa chúng được lưu giữ trong đất rừng, cây trồng sinh trưởng và thu hoạch. Công nghệ sinh khối C được xét tại các giai đoạn sản xuất gỗ thành sản phẩm gỗ hoặc giấy, hoặc làm nhiên liệu sinh học. Cacbon phát thải thành CO2 từ quá trình đốt nhiên liệu sinh học và nhiên liệu hóa thạch. Các sản phẩm có các tính chất khác nhau được sản xuất, chế tạo, phân phối, sử dụng và thải bỏ. Tất cả các giá trị định lượng đã được nêu ra đều tính theo khoảng thời gian tải lượng hàng năm. Ví dụ này không đề cập đến các phát thải C từ các loại nhiên liệu hóa thạch trong quá trình khai thác gỗ, kể cả vận chuyển và phân phối. Các đóng góp này là tương đối nhỏ so với các đóng góp khác.
4.4.2.1.4 Xác định tập hợp toàn diện về các vấn đề môi trường liên quan đến hệ thống sản phẩm
Mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu giúp cho việc xác định các vấn đề môi trường toàn diện có trong hệ thống sản phẩm. Tập hợp này bao gồm hầu hết các phát thải truyền thống của các loại nhiên liệu hóa thạch GHG nhân tạo cũng như các phát thải phản ánh sự hấp thụ C từ CO2 khí quyển và lưu trữ chúng trong các bể dọc theo hệ thống sản phẩm. Để đánh giá tác động liên quan của cacbon hấp thụ ban đầu dọc theo các giai đoạn của hệ thống sản phẩm, thì cần định lượng quá trình xử lý sinh khối cụ thể. Các lượng này sau đó được chuyển đổi sau trong giai đoạn đặc trưng của LCIA. Cần có các thông tin về chức năng của sinh khối đã xử lý, cả của nhiên liệu sinh học hoặc các sản phẩm gỗ hoặc giấy khác nhau.
Một vấn đề môi trường quan trọng khác của chính nó, về các mục đích của mục tiêu nghiên cứu là sự tăng trưởng hoặc sự cân bằng thực của cacbon bị hấp thụ trong các cánh rừng. Thông tin này được nêu theo nghĩa gỗ “có thể được bán và được chuyển đổi theo các yếu tố đặc tính thành tổng lượng tương đương cacbon sinh khối và C.
Ngoài ra còn có các vấn đề về môi trường quan trọng liên quan đến cơ chế “CO2 thực-zero” đối với nhiên liệu sinh khối và lưu trữ trong các bể của C trong các sản phẩm lâm nghiệp. Bảng 15 cung cấp các thông tin về chức năng đối với sinh khối qua xử lý trên Hình 7.
Bảng 15 - Chức năng của các lượng cacbon qua xử lý
Sản phẩm và các loại chức năng |
Phần trăm |
Lượng (C) |
Tổng |
Sinh khối |
|
|
5,68 |
Dùng để đốt như nhiên liệu |
100 % |
5,68 |
|
Gỗ ván |
|
|
3,57 |
1 hộ gia đình |
(40 %) |
1,44 |
|
Nhiều gia đình |
(30 %) |
1,07 |
|
Bảo trì/Cải tiến |
(20 %) |
0,70 |
|
Không-dân cư |
(10 %) |
0,36 |
|
Gỗ xẻ |
|
|
1,8 |
1 hộ gia đình |
(30 %) |
0,54 |
|
Nhiều gia đình |
(30 %) |
0,54 |
|
Bảo trì/Cải tiến |
(20 %) |
0,38 |
|
Không-dân cư |
(20 %) |
0,36 |
|
Giấy viết và giấy in |
(100 %) |
1,43 |
1,43 |
Loại giấy khác/Bao bì |
(100 %) |
2,00 |
2,00 |
Tổng cộng |
|
|
14,48 |
4.4.2.1.5 Lựa chọn các loại tác động
Theo các cân nhắc trên, và mục tiêu của nghiên cứu, quyết định chọn hai loại tác động. Chúng ta vẫn muốn bảo vệ môi trường, hoặc giảm thiểu, sự mất cân bằng bởi GHG và các hành động do con người tạo ra. Các kết quả kiểm kê có thể phân định cho các loại tác động này. Sự cân nhắc này phù hợp với các định nghĩa của TCVN ISO 14044:2011, Điều 3.
Một trong hai loại tác động đã được chọn là biến đổi khí hậu và chỉ số cho nó là chỉ số bức xạ cưỡng bức Vì theo IPCC, bức xạ cưỡng bức phản ánh một cách định lượng sự mất cân bằng mà khí nhà kính nhân tạo tạo ra giữa ánh sáng mặt trời hấp thụ và phản xạ bức xạ hồng ngoại mà đó lại là một vấn đề quan tâm truyền thống. Các kết quả kiểm kê cần thiết để bắt đầu giai đoạn LCIA khi xem bức xạ cưỡng bức như một loại tác động chính là các phát thải khí nhà kính, GHG. Chúng được biến đổi (qua tiềm năng nóng lên toàn cầu, các yếu tố GWP) thành các chỉ số của loại tác động và được tổng hợp để mang lại các kết quả của chỉ số loại tác động, đo theo dạng tấn CO2 hoặc C-tương đương.
Loại tác động thứ hai dược chọn nghiên cứu là sự hấp thụ cacbon và các bể sản phẩm Trong các hệ thống mà các nguồn thải là sinh khối, thì sinh ra các sản phẩm gốc sinh học và nhiên liệu sinh học, đây là một cấp hạng khác của loại tác động đại diện cho các vấn đề môi trường đang quan tâm. Cấp hạng này của loại tác động là sự hấp thụ cacbon và do đó tạo thành các bể cacbon. Sự hấp thụ cacbon được xem như một phần của hệ thống sản phẩm. Tác động của các bể cacbon sau đó được xử lý như là một phần của phân tích kiểm kê và các khí thải CO2 (bất lợi) sinh ra được coi là góp phần vào sự biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong ví dụ này, sự hấp thụ được xác định là một loại tác động riêng biệt nhưng đồng thời với sự biến đổi khí hậu. Có thể thừa nhận là loại tác động này là một biểu hiện ngược với phần trên.
Cả hai loại tác động đều liên kết đến cùng điểm kết thúc - các tác động của sự biến đổi trong sự cân bằng được tạo ra bởi bức xạ hồng ngoại hấp thụ và phản xạ.
Khi xem xét sự hấp thụ cacbon và các bề như một loại tác động, thì quá trình kiểm kê sẽ xem xét khu vực đất trồng rừng cũng như phần hạ nguồn của quá trình sản xuất của hệ thống sản phẩm. Trước tiên cần định lượng lượng cacbon đã hấp thụ trong toàn bộ hệ thống rừng hoặc mọi loại sản phẩm lâm nghiệp dạng đan lát cho công ty tức không chỉ trên một lượng gỗ bán được mà còn lượng gỗ đã được chuyển đổi thành các sản phẩm. Sự tăng trưởng thực của cacbon sinh khối, phát sinh sau thu hoạch rừng, sẽ đại diện cho lượng C bị hấp thụ. Khi cácbon khí quyển bị hấp thụ nó được lưu trong đất trồng rừng và trong sản phẩm trong khoảng thời gian tùy thuộc vào loại sản phẩm và chức năng mà theo đó nó được đưa vào sử dụng. Do hệ sinh khối cho nhiên liệu không được tính như một phần của lượng đã thu hoạch được, nên có thể dễ hơn để hiểu khái niệm phát thải CO2 tương đương “thực-zero” khi hoạch toán cacbon tương đương thực.
4.4.2.2 Mô tả cơ chế môi trường đối với các loại tác động
Cơ chế môi trường là một hệ thống các quá trình lý, hóa và sinh học kết nối các kết quả LCI với các chỉ số của loại tác động và các điểm kết thúc cho một loại tác động nhất định. Các điểm kết thúc của cả hai loại tác động là như nhau; mối quan tâm về thiệt hại do sự thay đổi cân bằng giữa bức xạ hồng ngoại hấp thụ và phản xạ. Sự chênh lệch giữa các kết quả của chỉ số cho hai loại tác động là một trong những dấu hiệu. Những dấu hiệu làm sự mất cân bằng tăng lên là các hiệu ứng bất lợi. Những dấu hiệu làm giảm sự mất cân bằng nhờ quá trình hấp thụ và làm chậm lại các hiệu ứng nhờ việc lưu trữ trong các bể là các hiệu ứng có lợi. Các cơ chế nêu trong ví dụ này kết nối đúng cách các kết quả LCI với các loại tác động và kết quả của chỉ số thông qua các mô hình và yếu tố đặc tính thích hợp. Bức xạ cưỡng bức và sự oxy quang hóa là các cơ chế thông thường. Hai cơ chế khác ít thông thường hơn nhưng có diễn giải, tuy nhiên cả hai cơ chế đều là hệ thống các quá trình vật lý đối với các bể hấp thụ cacbon kết nối với các kết quả LCI với các chỉ số của loại tác động. Mặc dù được biểu thị theo các đơn vị tương tự, nhưng sự tồn tại của các cơ chế và các mô hình vẫn chỉ ra sự tách biệt giữa LCI và các giai đoạn LCIA của LCA.
4.4.2.3 Lựa chọn các chỉ số
Các chỉ số cho hai loại tác động được xét là tấn đượng lượng CO2 hoặc tấn đượng lượng C cacbon. Các kết quả LCI biểu thị theo tấn CO2 có khả năng chuyển đổi thành C tương đương trong cùng một khoảng thời gian. Tương tự, các kết quả LCI liên quan tới việc hấp thụ và lưu trữ C trong các bể có thể chuyển đổi thành đượng lượng CO2 nhờ các hệ số và các mô hình thích hợp. Điều quan trọng là phải xét trong khoảng thời gian giống nhau đối với cả hai loại tác động. Trong trường hợp này, ví dụ sử dụng khoảng thời gian là 100 năm, thông lệ ta vẫn sử dụng các hệ số GWP. Đối với bể sản phẩm, nếu ta cũng sử dụng khoảng thời gian 100 năm mà theo đó một phần nhất định của sản phẩm vẫn còn tồn tại để sử dụng thì lượng sản phẩm đó có thể được coi là một bể carbon4).
4.4.2.4 Lựa chọn các mô hình và các hệ số đặc tính
4.4.2.4.1 Mô hình IPCC đối với bức xạ cưỡng bức
Mô hình đặc tính đối với loại tác động bức xạ cưỡng bức là mô hình được sử dụng và khích lệ Ủy ban liên chính phủ về biến đổi Khí hậu, IPCC. Bức xạ cưỡng bức cụ thể đối với các loại GHG khác nhau cho phép biểu thị các GHG khác nhau theo một đơn vị chung, được chuẩn hóa với giá trị bằng 1,00 đối với CO2. Tiềm năng nóng lên toàn cầu, như các yếu tố đặc tính, cho phép các GHG khác nhau tổng hợp và biểu thị theo các đơn vị đượng lượng cacbon. IPCC khuyến nghị khoảng thời gian là 100 năm. Nếu thay đổi khoảng thời gian lên 500 năm hoặc vô cùng, thì yếu tố GWP của metan sẽ giảm đáng kể. Bảng 16 đưa ra các hệ số đặc tính cho hai nhóm GHG chính trong ví dụ này.
Bảng 16 - Các hệ số Tiềm năng Nóng lên Toàn cầu
Khí nhà kính (GHG) |
Tuổi thọ khí quyển, năm |
Hệ số GWP, khoảng thời gian 100 năm |
Cacbon đioxit (CO2) |
50 đến 200 |
1 |
Nitơ oxit (N2O) |
120 |
310 |
Metan (CH4) |
12 (+/-3) |
21 |
4.4.2.4.2 Mô hình Calvin-Benson để hấp thụ cacbon
Mô hình đặc tính đối với loại tác động này có thể mô tả thành hai giai đoạn. Trong gia đoạn thứ nhất, năng lượng ánh sáng mặt trời được chuyển hóa nhờ phản ứng oxy quang hóa thành adenosine triphosphat (ATP) và coenzym NAPDPH, cả hai đều là các phân tử giàu năng lượng. Trong gia đoạn thứ hai, chu kỳ Calvin-Benson cố định cacbon dioxit khí quyển thành các hợp chất hữu cơ sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển hóa.
Hệ số đặc tính được sử dụng cùng với mô hình chuyển đổi sự phát triển sinh khối C thực tế (Tc)/năm từ các kết quả kiểm kê (biểu thị theo gỗ thương mại) về (tổng) phát triển sinh khối, T’c nhân với giá trị này theo tỷ số sinh khối/thương phẩm. Tỷ số này được tính cho các loài và các khu vực cụ thể và bằng 1,70. Ngoài ra, sử dụng hệ số hiệu chính khác để tính cho khoảng 25 % sinh khối còn lại là các dư lượng trong rừng.
Gỗ thương phẩm x 1,70 = Tổng sinh khối, T’c
T'c x 0,75 = Sinh khối hữu ích
4.4.2.4.3 Mô hình đặc tính về lưu trữ cácbon hấp thụ trong các bể sản phẩm
Để ước tính lượng cacbon tương đương mà coi là được lưu trữ trong các bể cần ước tính tốc độ mà các sản phẩm lâm nghiệp (và cacbon) đã không được dùng nữa từ mỗi bể sử dụng-cuối phù hợp theo chức năng của sản phẩm. Row và Phelps (USDA) đã xây dựng mô hình đặc tính sử dụng đường cong logistic để ước tính tỷ lệ (%) các sản phẩm gỗ còn lại trong bể sử dụng-cuối. Điều này dựa trên giá trị trung bình bán-tuổi thọ và cách sử dụng theo chức năng của các sản phẩm cụ thể. Sở Thuế vụ quốc tế của Cục ngân sách Hoa Kỳ đã đưa ra các ước tính bán-tuổi thọ cho nhiều loại sản phẩm phù hợp theo các loại chức năng như nhà ở cho một hộ gia đình, cho nhiều gia đình, v.v... Một cách hợp lý thì các loại sản phẩm gỗ khác nhau có thể được phân thành một loại chức năng nhất định.
Thời gian mà một sản phẩm gỗ vẫn được sử dụng (T) được xác định chủ yếu như một hàm số của tuổi thọ hữu dụng trung bình (L) và tỷ lệ (P) của sản phẩm này vẫn tồn tại trong bể tại thời điểm đã chọn. T được chọn là 100 năm vượt cao hơn giá trị trung bình bán-tuổi thọ là 67 năm. Sự lựa chọn cũng phản ánh khoảng thời gian 100 năm đã chọn cho các yếu tố GWP. Theo cách này, các kết quả dạng chỉ số từ hai loại tác động không chỉ được biểu thị theo đương lượng C mà còn theo cùng một khoảng thời gian. T và P được biểu thị là:
T = f (L,P)
trong đó P = 0,5 / [1 + 2 (In T - In L)]
4.4.2.4.4 Tinh chỉnh các yếu tố và mô hình đặc tính
Một cách để tính toán tái chế là dựa theo mô hình đặc tính biểu thị bằng công thức được xây dựng bởi Dịch vụ Rừng của USDA. Hiệu quả của công thức là kéo dài thời gian bán-tuổi thọ hữu ích của C lưu trữ trong bể sử dụng-cuối (chứa) cho một sản phẩm cụ thể, (nói theo cách khác, để gia tăng giá trị của các con số đưa ra trong các bảng IRS và do đó làm tăng giá trị của các yếu tố đặc tính).
Trong công thức dưới đây, trong đó L = Thời gian bán-tuổi thọ dự kiến đã sửa đổi, H = Bán-tuổi thọ ban đầu, R = tỷ lệ sản phẩm đang được tái chế thành cùng loại sản phẩm.
L = H / (1 - R)
Tái chế có tác dụng tốt (có lợi) trong việc gia tăng các yếu tố đặc tính và do đó cho C tương đương trong bể. Hiệu quả của nó rõ rệt hơn trong việc tái chế các sản phẩm có chu kỳ bán-tuổi thọ dài nhất
4.4.2.4.5 Mô hình đặc tính đối với các nhiên liệu sinh khối - Phát thải thực-zero
Mô hình đặc tính mô tả phát thải C bằng không khí đốt nhiên liệu sinh khối thường là một mô hình tái chế, theo đó CO2 từ khí quyển (và biểu hiện C của nó) được hấp thụ nhờ quá trình quang hợp được mô tả theo mô hình Calvin-Benson. Nếu không nhắc đến C12 và C13, thì khí thải CO2 từ quá trình cháy được xem là như nhau đối với các khí thải đã hấp thụ và tiếp tục hấp thụ. Điều này khác với các khí thải CO2 của nhiên liệu hóa thạch là kết quả của việc sử dụng C từ các bể cacbon sử dụng dài hơn so với từ khí quyển. Yếu tố đặc tính được sử dụng bằng 0.
4.4.3 Phân định các kết quả LCI (phân loại) (TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006), 4.4.2.3)
4.4.3.1 Phân loại các kết quả kiểm kê thành các loại tác động
Việc mô tả ngắn gọn về phân loại các kết quả LCI thành các loại tác động được thể hiện tại Hình 8. Từ các loại của các kết quả kiểm kê khác nhau đến sự phân loại thành các loại tác động không thể hoàn thành được cho đến khi có sự đảm bảo nhất định về tính sẵn có đủ các mô hình và các yếu tố đặc tính. Các mô hình và các yếu tố này cung cấp các kết quả của chỉ số được minh họa trong biên dạng kết quả chỉ số.
Hình 8 - So đồ các kết quả LCI phân định cho các loại tác động
4.4.4 Tính toán kết quả chỉ số của loại tác động (đặc tính) (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.4)
Đặc tính liên quan đến sự chuyển đổi các kết quả LCI (triệu tấn C trên năm) sang các đơn vị thông dụng bằng cách sử dụng các yếu tố đặc tính được lấy theo các mô hình đặc tính. Phiên bản đơn giản của các tính toán cần thiết, nhóm theo hai loại tác động được trình bầy dưới đây. Bảng 17 đưa ra bản tóm tắt các tính toán dẫn đến các kết quả chỉ số. Pc là lượng cacbon trong sản xuất hàng năm của các loại sản phẩm lâm nghiệp khác nhau - gỗ tấm và giấy. Pf là cacbon cùng loại của các sản phẩm ước tính bị chôn lấp trong một năm. Pf là cacbon có trong nhiên liệu sinh khối của sản phẩm được sử dụng trong năm đó. Ma trận sau đây chỉ ra các kết quả LCI, các yếu tố đặc tính và các kết quả của chỉ số đối với các chỉ số và các loại tác động khác nhau.
4.4.4.1 Hấp thụ C và các bể chứa và phát thải thực bằng không đối với nhiên liệu sinh khối
T’c là chỉ sự tăng trưởng của sinh khối thuần C lưu trữ trong rừng. P’f là nhiên liệu sinh khối của sản phẩm tạo ra thực zero. P'c đề cập đến lưu chứa cacbon của sản phẩm. Nó được chia nhỏ theo chức năng của các sản phẩm lâm nghiệp khác nhau.
4.4.4.2 Khí thải C từ nhiên liệu hóa thạch và chôn lấp metan
P’fc đề cập đến cacbon của nhiên liệu hóa thạch. Thuật ngữ L'c thể hiện lượng cácbon ước tính tại các bãi chôn lấp từ tổng sản lượng hàng năm của công ty. Yếu tố này của giai đoạn đặc trưng là kém nhất về độ chính xác và phải làm nhiều việc để cải tiến độ tin cậy của nó cả trong mô hình và cơ sở dữ liệu của US EPA. Bên cạnh sự đóng góp phát thải thực zero từ CO2, còn có sự đóng góp của metan đó là một phần của loại tác động bức xạ cưỡng bức. Các mô hình và các yếu tố đặc tính đều là IPCC và US EPA.
4.4.4.3 Biên dạng các kết quả chỉ số của tác động
Bảng 18 mô tả các thành phần của biên dạng các kết quả chỉ số của tác động (biên dạng LCIA). Các kết quả từ mỗi loại tác động được minh họa theo hệ thống các sản phẩm lâm nghiệp và của công ty. Điều này là hợp lý ví hai lý do. Trong việc ước tính sự tăng trường thực của C hấp thụ trong các vùng đất rừng, công ty chỉ gây ra có 25 %. Chương trình nghiên cứu cho rằng 75 % các sản phẩm dạng xơ sợi gỗ còn lại được cung cấp bởi các trang trại trồng cây nhỏ, v.v.. phản ánh mức tăng trưởng tương tự ở mức trung bình. Giả định này phù hợp với xu hướng từ các dữ liệu kiểm kê khu vực do các cơ quan nhà nước thực hiện. Nguyên nhân thứ hai là metan phát thải từ các bãi rác đô thị, dù chúng là một phần của hệ thống sản phẩm lâm nghiệp nhưng không phải của công ty.
Các đơn vị C tương đương đối với các kết quả này là sự bổ sung vì C tương đương xét theo một số sự chuyển hóa đã được tạo ra tương thích với mục đích này. Khi ước tính C tương đương cho lượng lưu trữ trong các bể của hệ thống sản phẩm, trong mô hình đường cong logistic ta xét khoảng thời gian là 100 năm. Tương tự như với mô hình IPCC, các chuyển đổi từ metan thành C tương đương cũng được xét trên khoảng thời gian 100 năm. Một số nghiên cứu sử dụng khoảng thời gian 500 năm cho mô hình IPCC. Cách tiếp cận đó làm các kết quả về dượng lượng C bị giảm (đối với metan hệ số là 12 không phải 21). Nếu đối với mô hình bể sản phẩm ta đã sử dụng 500 năm thay cho 100 năm, thì lượng lưu trữ phải là cao hơn. Các cân nhắc này rất quan trọng để xét đến độ tin cậy trong các kết quả.
Bảng 17 - Tính toán các kết quả chỉ số5)
Chỉ số LCIA |
Kết quả LCI MM tấn C |
Các yếu tố đặc tính |
Các kết quả của
chỉ số |
|
T’c |
0,70 |
X 1,70 x 0,75 |
|
0,89 |
P’f |
5,68 |
Thực zero (net-zero) |
|
0,00 |
P’c |
9,23 |
Khác nhau (xem dưới đây) |
|
1,39 |
Gỗ ván |
3,56 |
|
|
0,81 |
• 1 hộ gia đình |
1,44 |
0,25 |
0,36 |
|
• Nhiều gia đình |
1,07 |
0,20 |
0,24 |
|
• Bảo trì/Cải tiến |
0,70 |
0,15 |
0,11 |
|
• Không-dân cư |
0,36 |
0,27 |
0,10 |
|
gỗ xẻ |
1,80 |
|
|
0,39 |
• 1 hộ gia đình |
0,54 |
0,25 |
0,13 |
|
• Nhiều gia đình |
0,54 |
0,20 |
0,11 |
|
• Bảo trì/Cải tiến |
0,36 |
0,15 |
0,05 |
|
• Không-dân cư |
0,362 07 |
0,27 |
0,10 |
|
Giấy viết và giấy in |
1,80 |
0,10 |
0,09 |
|
Giấy khác/Bao bì |
|
0,05 |
0,10 |
|
F’fc (nhiên liệu hóa thạch) |
1,80 |
1,00 |
|
1,80 |
L'c (Bãi chôn lấp) |
2,114 |
21,0 & khác |
|
1,30a |
CHÚ THÍCH: Bên cạnh hệ số 7,7 chuyển đổi cacbon metan sang cacbon CO2, có các hệ số chuyển đổi khác được sử dụng trong mô hình US EPA. |
||||
a Bảng 17, Cột C tương đương. Bảng này dựa trên lượng C trong các dòng khác nhau, đối với metan có thể dẫn đến yếu tố đặc tính bằng 7,7 kg CO2-C/kg CH4-C. hệ số đặc trưng metan bằng 21, được áp dụng, có hiệu lực đối với metan. Đã tính đến chênh lệch. |
Bảng 18 - Biên dạng LCIA (trên FU)
Loại tác động |
Các kết quả của chỉ số |
|||
Công ty |
Hệ thống sản phẩm |
|||
MM tấn C tương đương |
Trên F.U |
MM tấn C tương đương |
Trên F.U |
|
Bức xạ cưỡng bức |
|
|
|
|
Phát thải từ sản xuất |
1,80 |
0,195 |
1,80 |
0,195 |
Bãi rác/chôn lấp (metan) |
|
|
1,30 |
0,141 |
Hấp thụ C và các bể chứa |
|
|
|
|
Rừng Các bể sản phẩm |
-0,88 |
-0,095 |
-3,52 |
-0,381 |
|
-1,39 |
-0,15 |
- 1,39 |
-0,15 |
Thực |
-0,47 |
- 0,052 |
- 1,81 |
-0,196 |
4.4.5 Các phân tích và kết luận sơ bộ
Trong nội bộ, ban quản lý của công ty phải xem xét các kết quả so với các mục tiêu mà việc nghiên cứu đã nêu. Các kết luận và quyết định của việc nghiên cứu được coi là bí mật. Trước hết, các vấn đề liên quan đến việc tích tụ và lưu trữ C trong các bể chứa phải được đặt trong ngữ cảnh LCIA. Nhưng kết quả này cung cấp sự hiểu biết có giá trị về các vấn đề liên quan các nguồn phát thải thực GHG, mức độ cho phép phác thảo, giao dịch trong tương lai và vai trò của các tác nhân khác nhau trong chuỗi sản phẩm.
Các xem xét cân nhắc khác đề cập đến các vấn đề đánh giá xác nhận và phân loại sự tăng trưởng thực lượng C bị hấp thụ từ các chủ đất nhỏ và từ những nguồn phát thải ở bãi chôn lấp.
Hồ sơ chung biên dạng cho thấy, đối với các điều kiện nghiên cứu này, một sự cân bằng tích cực (hủy bỏ các bể chứa và sự hấp thụ thực và cải thiện lượng phát thải GHG). Các điều kiện có thể thay đổi mà không cần có sự bổ trợ gì lớn. Kết quả đã nhấn mạnh sự đóng góp tích cực của ngành lâm nghiệp thương mại bền vững và việc sử dụng các sản phẩm lâm nghiệp và sinh khối. Theo cách tương tự việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch đã gây ra sự mất cân bằng, việc sử dụng các sản phẩm sinh khối có thể giúp lấy lại sự cân bằng đó. Tương tự như vậy, sự cần thiết phải thiết kế và xây dựng một cách thỏa đáng các bãi chôn lấp công cộng của thành phố cũng có tầm quan trọng nhưng nó và nằm ngoài khả năng của công ty.
4.5 Ví dụ 4 - Đánh giá điểm kết thúc của các chỉ số tác động
Mục đích của ví dụ này là minh họa việc sử dụng các chỉ số của loại tác động tại mức của điểm kết thúc khi điều này nhằm cho các mục đích nội bộ và cũng chỉ giới hạn trong lĩnh vực cải tiến sản phẩm. Lý do quan trọng nhất để lựa chọn chỉ số của loại tác động tại điểm kết thúc là đạt mức cao phù hợp với môi trường, điều này giúp cho việc diễn giải và lập trọng số dễ dàng so với các chỉ số đã lựa chọn gần kết quả LCI. Kết quả của việc mô hình hóa tại mức của điểm kết thúc là toàn bộ cơ chế môi trường giữa các kết quả LCI và các điểm cuối là được mô hình hóa. Điều này có thể dẫn đến các độ không đảm bảo cao hơn và cần phải kết hợp nhiều các lựa chọn giá trị hơn, nhưng các độ không đảm bảo sẽ thấp hơn trong việc diễn giải các kết quả. Rõ ràng là có sự cân bằng giữa các độ không đảm bảo này.
Ví dụ này được dựa trên một nghiên cứu do chính phủ Hà Lan đưa ra nhằm xây dựng một phương pháp luận có thể được các nhà thiết kế sử dụng. Các nghiên cứu trước dây cho thấy các nhà thiết kế được hưởng lợi từ việc nêu các điểm số riêng lẻ cho mỗi loại vật liệu hoặc quá trình biểu thị cho tải trọng môi trường chung. Mục đích của việc tính toán các điểm6) duy nhất này là để cung cấp một công cụ dễ sử dụng cho các nhà thiết kế trợ giúp họ đưa ra quyết định thiết kế hàng ngày (ứng dụng nội bộ) trong việc phát triển các sản phẩm phức tạp có nhiều cấu thành và vật liệu.
Ví dụ này không mô tả quy trình chuẩn hóa và trọng số, nhưng tập trung vào ý nghĩa của việc xây dựng các chỉ số của loại tác động sát mức của điểm kết thúc. Phương pháp luận áp dụng ở đây được mô tả đầy đủ tại[30].
Dự án mà trong đó thực hiện ví dụ này nhấn mạnh vào tình trạng của Châu Âu. Điều này nghĩa là tất cả các quá trình môi trường đều được mô hình hóa nếu xuất hiện phát thải tại Châu Âu. Tuy nhiên, cũng có thể xây dựng phương pháp này cho các vùng miền khác, mặc dù trong trường hợp trong đó có thể gồm các loại tác động khác (xem thêm 4.3.2). Trong ví dụ này không có một hệ thống sản phẩm nào cụ thể. Thay vào đó, mục đích là xây dựng các chỉ số cho các vật liệu và quá trình được sử dụng phổ biến nhất. Các công ty tham gia vào dự án này chủ yếu đối phó với các sản phẩm từ các nguồn gốc phi nông nghiệp, như kim loại, nhựa và thủy tinh. Trong đa số các trường hợp, phân tích môi trường của các sản phẩm cho thấy sự đóng góp rất quan trọng từ giai đoạn sử dụng, đặc biệt là do tiêu thụ điện.
Chỉ số thuộc loại tác động đã chọn nhằm minh họa quá trình bức xạ ion hóa. Ví dụ được sử dụng để minh họa cách thức mà danh mục các kết quả kiểm kê (trong trường hợp này biểu thị là bequerels (Bq) được chuyển thành chỉ số của loại tác động, biểu thị theo số Năm giảm tuổi thọ (YLL). Các kết quả kiểm kê trong Bảng 19 [31], được lấy từ các dữ liệu về lượng điện trung bình của Châu Âu.
4.5.1.1 Khái niệm về các chỉ số của loại tác động (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.1)
Với mục tiêu này, cách tiếp cận được sử dụng ở đây là tập trung vào việc cung cấp các thông tin cho bước lập trọng số, trong trường hợp này là đánh giá của đoàn chuyên gia. Trọng tâm đặc biệt này có một số hệ quả rất quan trọng đối với cách thực hiện quy trình LCIA:
- Các chỉ số của loại tác động được chọn tại mức của các điểm kết thúc (tức là, đó là một cách tiếp cận có hại). Theo cách này, các chỉ số của loại tác động có sự phù hợp cao với môi trường và tương đối dễ hiểu cho đoàn đánh giá);
- Số lượng các vấn đề liên quan đến môi trường được truyền đạt cho đoàn đánh giá đã giảm bớt. Điều này đạt được nhờ việc xây dựng các nhóm về các loại tác động theo cách mà chúng có các đơn vị giống nhau; ví dụ, các chỉ số của loại tác động đối với bức xạ ion hóa và các hiệu ứng gây ung thư được thể hiện theo cách tương tự như tác động đối với sức khỏe con người.
Hiệu ứng tổng hợp của các lựa chọn này được thể hiện trên Hình 9. Mười một chỉ số loại tác động được xây dựng theo cách mà chúng có thể được biểu thị theo một trong các đơn vị thông dụng. Có ba đơn vị được chọn theo cách mà chúng phản ánh các mối liên quan môi trường tại mức của điểm cuối.
CHÚ THÍCH: Trong ví dụ này không giải thích về quy trình lập trọng số.
Hình 9 - Sơ đồ tổng quan về chỉ số của các loại tác động và mối liên kết chặt chẽ của chúng với các điểm kết thúc trong ví dụ này
Ví dụ này chỉ quan tâm đến các tác động đối với sức khỏe con người. Các tác động đối với sức khỏe con người được lập theo hai bước. Bước thứ nhất là bước mô tả đặc trưng. Đối với các loại tác động khác nhau mà ảnh hưởng sức khỏe con người, các kết quả chỉ số của tác động được biểu thị theo YLL (xem ở trên) và DLY (Disability Life Years), nghĩa là số năm sống tàn tật. Bước tiếp theo là các bệnh tật khác nhau hoặc tử vong sớm được kết hợp thành một chỉ số duy nhất biểu thị sự thiệt hại cho sức khỏe con người theo DALYs (Disability Adjusted Life Years), đó là tuổi thọ bị bệnh tật làm thay đổi. Điều này chỉ có thể thực hiện nếu các mô hình môi trường đối với các loại tác động liên quan đến sức khỏe con người bao gồm cả thảm họa được lường trước) và phân tích phơi nhiễm, cũng như đối với tất cả các loại bệnh liên quan, những năm tuổi thọ bị giảm và số năm sống tàn tật. Sự chuyển đổi này của DLY và YLL thành DALY ám chỉ trọng số giữa các loại bệnh tật khác nhau và giữa các bệnh này và tử vong sớm.
Bước cuối cùng trong quy trình đầy đủ được áp dụng trong ví dụ này là các kết quả khác nhau liên quan đến tài nguyên, chất lượng hệ sinh thái và sức khỏe con người, được kết hợp thành một điểm duy nhất, như được nêu trong đoạn 1). Bước thứ hai là quá trình lập trọng số và không được sử dụng trong ví dụ hiện tại.
Ví dụ hiện tại do đó chỉ liên quan đến các bước mô tả đặc trưng liên quan đến việc thiết lập YLL, tập trung vào chỉ số của loại tác động, bức xạ ion hóa. Các đơn vị này (YLL) không bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan đến sức khỏe con người. Đặc biệt, không bao gồm tuổi thọ khuyết tật. Điểm bất lợi của phương pháp tiếp cận đặc trưng phương pháp tiếp cận này đối với các tác động đối với sức khỏe con người là nó không bao gồm trọng số. Quy trình đầy đủ được mô tả trong Tài liệu tham khảo [30].
4.5.2 Lựa chọn các loại tác động, chỉ số và các mô hình đặc tính (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.2)
4.5.2.1 Lựa chọn các loại tác động
Trong ví dụ này, việc chọn các loại tác động dựa trên những điểm sau:
- Một loại tác động nên đại diện cho một vấn đề môi trường thực ở châu Âu. Điều này có nghĩa là nó đóng góp đáng kể cho các vấn đề trong ba nhóm của điểm kết thúc. Thông tin quan trọng nhất được lấy từ Cơ quan Môi trường châu Âu;
- Các loại tác động được chọn theo cách sao cho chúng có thể đủ chi tiết, nhất quán và đồng nhất. Ví dụ điều này liên quan đến việc chia tách "Sức khỏe con người" trong các loại như hiệu ứng gây ung thư, hiệu ứng hô hấp từ các chất vô cơ và hiệu ứng hô hấp từ các chất hữu cơ (thường được gọi là sương mù mùa hè).
Đối với quy trình tổng thể, mười một chỉ số của loại tác động được xác định; xem Hình 9. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tác động được coi là có liên quan đã thực sự được đưa vào hoạt động. Theo các chuẩn cứ trên, thiếu sự liên kết quan trọng nhất giữa cốc loại tác động và các điểm kết thúc của loại tác động có thể là:
Tổn thương sức khoẻ con người do tiếng ồn (đặc biệt là giao thông);
- Chất lượng hệ sinh thái thiệt hại do biến đổi khí hậu và tăng bức xạ UV.
Các mối liên kết khác có thể được coi là rất không chắc chắn, đặc biệt là mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và các chỉ số về sức khỏe con người.
Các phát thải sau đây hiện đang được xem xét cho loại tác động, bức xạ ion hóa:
Bảng 19 - Các kết quả LCI dối với bức xạ ion hóa
Đồng vị |
Khoang |
Kết quả LCI |
Cs - 137 |
Nước |
1,42 |
Rn-222 |
Không khí |
1770 |
C-14 |
Không khí |
1,85 |
Co-60 |
Nước |
0,67 |
Cs -134 |
Nước |
0,155 |
Kr-85 |
Không khí |
113000 |
Ra-226 |
Nước |
55,7 |
H-3 |
Nước |
4540 |
1-129 |
Không khí |
0,00656 |
4.5.2.1.1 Đảm bảo các loại tác động phù hợp với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Theo sau bước trọng số, xuất hiện sau này trong quy trình, kết quả bao gồm các điểm số đơn lẻ. Trọng số này không được nêu trong ví dụ hiện tại. Các điểm số đơn lẻ được cho là để thể hiện tải lượng cho "môi trường", theo cách này thuật ngữ được hiểu bởi công chúng (và bởi khách hàng của các công ty có liên quan). Trong báo cáo phương pháp luận ban đầu, thuật ngữ "môi trường" và mối quan hệ với các điểm kết thúc được xác định một cách rõ ràng. Vì kết quả của YLL đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của các điểm số đơn lẻ liên quan, việc lựa chọn các chỉ số phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu.
Các vấn đề về môi trường như ở châu Âu đã được sử dụng như điểm khởi đầu, Hình 9.
4.5.2.1.2 Xem xét mục đích nghiên cứu LCA và sử dụng xác định đối tượng
Mục đích của việc tính toán các điểm duy nhất là để cung cấp công cụ dễ sử dụng cho các nhà thiết kế sản phẩm để hỗ trợ các quyết định hàng ngày của họ khi thiết kế các sản phẩm phức tạp và chỉ sử dụng cho các ứng dụng nội bộ. Xem ghi chú 6.
4.5.2.1.3 Đánh giá các chức năng, ranh giới và các quy trình đơn vị LCI của hệ thống
Một hạn chế quan trọng và có chủ ý trong ví dụ này là giả định rằng phát thải xảy ra ở một nơi nào đó ở Châu Âu. Một ngoại lệ được áp dụng cho các phát thải liên quan đến biến đổi khí hậu, sự suy giảm tầng ozon và một số chất gây ung thư và phóng xạ liên tục; đối với những phát thải này, không liên quan đến vị trí. Nếu không có giả thiết này thì sẽ không thể thực hiện các phép tính về thảm họa thấy trước và thảm họa được lường trước và tình trạng bị phơi nhiễm có ý nghĩa (xem thêm minh họa của TCVN ISO 14044:2011.4.4.2.1).
4.5.2.1.4 Xác định tập hợp vấn đề môi trường toàn diện liên quan đến hệ thống sản phẩm
Các vấn đề chính trong ví dụ này là các tác động môi trường từ các chuyển đổi năng lượng liên quan đến phát thải thường xuyên của các chất ion hóa từ các chu kỳ nhiên liệu hạt nhân.
4.5.2.1.5 Lựa chọn các loại tác động
Loại tác động được chọn cho ví dụ này là bức xạ ion hóa.
4.5.2.2 Mô tả cơ chế môi trường cho một loại tác động
Việc lựa chọn các chỉ số của loại tác động ở cấp điểm kết thúc ngụ ý một số yêu cầu đặc biệt về việc lựa chọn các quy trình trong cơ chế môi trường. Mô tả chung về cơ chế môi trường đối với khí thải là:
- Bản chất nguy hiểm (thảm họa được lường trước) của các chất phải được mô hình hóa, vì các thiệt hại nói chung không phải do lượng phát thải, mà là do nồng độ của một chất. Một khó khăn đặc biệt là thực tế là LCI không thể xác định các tốc độ dòng, thường là đầu vào của mô hình thảm họa được lường trước. Kết quả của bước này là sự thay đổi tạm thời về các nồng độ trong một khu vực nhất định do tải lượng khối lượng quy định trong kết quả LCI;
- Bước tiếp theo là tính toán sự tiếp xúc của con người với nồng độ này trong một khu vực, trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này bao gồm các ước tính về mật độ dân số dự kiến bị ảnh hưởng;
- Đối với sức khỏe con người, các thống kê về y tế là cơ sở để kết nối tiếp xúc với sự xuất hiện của bệnh, và các thống kê thêm về dữ liệu như tuổi bắt đầu, thời gian trung bình và tỷ lệ tử vong;
- Các hiệu ứng nêu tại 3 điểm trên được chuyển thành hiệu ứng tại mức của điểm kết thúc.
Bảng 20 cho thấy cách thức tính toán các yếu tố đặc tính đối với loại tác động bức xạ ion hóa.
Bảng 20 - Tổng quan về cơ chế môi trường của chất thải phóng xạ [33]
CHÚ THÍCH: Quy trình tiếp theo liên quan đến thang đo trọng số bệnh tật, sự tính toán về tuổi thọ bị bệnh tật làm thay đổi (DALYs) trên cơ sở của bước lập trọng số, và trọng số tiếp theo giữa các tác động và nguồn lực, chất lượng hệ sinh thái và sức khỏe con người. Những bước sau đã được đề cập ở trên và không bao gồm trong nội dung của ví dụ này.
4.5.2.3 Lựa chọn các chỉ số
4.5.2.3.1 Xác định các chỉ số khả thi
Đối với bức xạ ion hóa, và trên thực tế đối với tất cả các loại tác động liên quan đến sức khỏe con người, YLL được sử dụng làm chỉ số của loại tác động trong ví dụ hiện tại. Một số các xác định chỉ số khác có thể có tại mức của điểm kết thúc. Đối với sức khỏe con người điều này đặc biệt liên quan đến DLY, tức là, số năm trung bình con người phải sống chung với bệnh tật.
4.5.2.3.2 Đánh giá nhu cầu và chuẩn cứ đối với chỉ số
Đối với ví dụ này, các nhu cầu và chuẩn cứ sau đây có liên quan nhất, và một lần nữa sử dụng ví dụ về sức khỏe con người:
a) Chỉ số phải áp dụng cho tất cả các loại tác động thuộc về sức khỏe con người;
b) Chỉ số phải đại diện đầy đủ các tác động đối với sức khỏe con người;
c) Chỉ số phải có khả năng tính đến sự khác nhau giữa:
- Các bệnh nghiêm trọng và ít nghiêm trọng hơn;
- Khoảng thời gian bị bệnh;
- Số năm bị giảm tuổi thọ.
Nếu không đáp ứng các yêu cầu này, thì xảy ra các biến thể quan trọng, ví dụ, cái chết của một người đã bị bệnh nặng sẽ có cùng trọng lượng như cái chết của một người mẹ hoặc đứa trẻ trong gia đình. Bằng cách tập trung vào YLL, chuẩn cứ đầu tiên được đáp ứng đầy đủ và một phần của chuẩn cứ thứ hai. Chuẩn cứ thứ hai và thứ ba có thể được đáp ứng đủ nếu DLY cũng được tính đến như chuẩn cứ thứ hai.
4.5.2.3.3 Chỉ số đã lựa chọn
Chỉ số YLL được lựa chọn vì khả năng tính toán các kết quả trên cơ sở các thông tin mang tính khoa học, không có bất kỳ trọng số nào.
a) Hiệu ứng của độ đảm bảo và độ chính xác
Vì ví dụ này sử dụng chỉ số của loại tác động được xác định ở mức điểm kết thúc, cơ chế môi trường tương đối phức tạp và kéo một loạt các quy trình. Điều này có thể gây ra các độ không đảm bảo đáng kể. Vì lý do này, trong từng bước các độ không đảm bảo được lập thành văn bản, khi thích hợp có thể định lượng hóa. Sự khác biệt được tạo ra giữa:
- Độ không đảm bảo của các dữ liệu;
- Các độ không đảm bảo về sự phù hợp và độ chính xác của mô hình trong hầu hết các loại tác động được xem xét nghiên cứu, độ không đảm bảo của các dữ liệu được xác định cho tất cả các bước trong cơ chế môi trường và các yếu tố đặc tính mang lại, như độ lệch chuẩn hình học bình phương.
Đối với ví dụ của bức xạ ion hóa, nguồn gốc quan trọng nhất của độ không đảm bảo là mô hình phơi nhiễm, và các khó khăn để mô hình hóa là các hiệu ứng di truyền. Khoảng tin cậy 95 % nằm trong phạm vi trải rộng ít nhất một bậc giá trị độ lớn. Điều này có vẻ khá lớn, nhưng nằm trọn trong phạm vi độ không đảm bảo của các loại tác động khác đối với độc đối với người.
Bên cạnh các độ không đảm bảo về dữ liệu này, một độ không đảm bảo quan trọng là về sự phù hợp của mô hình đối với cơ chế môi trường. Trong phạm vi rộng, những độ không đảm bảo về mô hình này có thể được xem là sự lựa chọn giá trị, như:
- Khoảng thời gian tích hợp sự phơi nhiễm đối với con người (không phụ thuộc vào độ không đảm bảo về dữ liệu); trong ví dụ này, khoảng thời gian đặt là 100000 năm;
- Khu vực được xem xét về thảm họa được lường trước và phân tích phơi nhiễm; trong ví dụ này là Châu Âu;
- Mức độ cần thiết về bằng chứng cho mối liên hệ giữa các bức xạ mức thấp và các trường hợp ung thư và các hiệu ứng di truyền; ở đây sự khác biệt được thực hiện giữa các mức độ liên kết được chứng minh rõ và các có khả năng, như bao gồm trong Nguyên tắc rủi ro, và có thể, những hiệu ứng chưa được chứng minh rõ bao gồm trong các Nguyên tắc phòng ngừa. Nguyên tắc phòng ngừa, như được chấp nhận trong Hội nghị Rio áp dụng các yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn nhiều, ở đây nhấn mạnh vào Nguyên tắc rủi ro, bao gồm các hiệu ứng được chứng minh rõ và có khả năng.
b) Hiệu ứng của sự phù hợp với môi trường và độ chính xác của chỉ số;
c) Đối với ví dụ này, những nhược điểm của mô hình hóa xuống đến mức của các điểm kết thúc (xem i) phải được cân bằng với những ưu điểm về sự phù hợp với môi trường ở mức cao của các kết quả do các ảnh hưởng ở mức của điểm kết thúc.
4.5.2.4 Lựa chọn mô hình đặc tính và các yếu tố đặc tính
Các kết quả đặc trưng đối với loại tác động bức xạ ion hóa được tính toán và thể hiện trong Bảng 21.
Bảng 21 - Tính toán các kết quả của chỉ số đối với bức xạ ion hóa theo YLL
Đồng vị |
Khoang |
Kết quả LCI (Bq) |
Yếu tố đặc tính (YLL/Bq) |
Các kết quả của chỉ số (YLL) |
Cs-137 |
Nước |
1,42 |
1,94E-10 |
2,76E-10 |
Rn-222 |
Không khí |
1770 |
2,83E-14 |
5,01E-11 |
C-14 |
Không khí |
1,85 |
2,48E-10 |
4,58E-10 |
Co-60 |
Nước |
0,67 |
5,13E-11 |
3,44E-11 |
Cs 134 |
Nước |
0,155 |
1,68E-10 |
2,60E-11 |
Kr-85 |
Không khí |
113000 |
1,64E-16 |
1,86E-11 |
Ra-226 |
Nước |
55,7 |
1,50E-13 |
8,37E-12 |
H-3 |
Nước |
4540 |
5,30E-16 |
2,41E-12 |
I-129 |
Không khí |
0,00656 |
1,10E-09 |
7,19E-12 |
Kết quả của chỉ số (YLL) |
|
|
8,81E-10 |
4.6 Ví dụ 5 - Lựa chọn vật liệu cho tấm hướng gió trong nghiên cứu thiết kế xe hơi
Ví dụ 5 minh họa cách thức sử dụng các chỉ số tại mức của điểm kết thúc trong quá trình phát triển sản phẩm trong nội bộ của công ty. Trong ví dụ này, các nhà thiết kế trong quá trình phát triển sản phẩm nội bộ của công ty sử dụng LCIA như một công cụ kỹ thuật để có được một dấu hiệu rõ ràng rằng một trong hai thiết kế có tác động tổng thể thấp nhất đối với môi trường. Việc lựa chọn các chỉ số tại mức điểm kết thúc làm dễ dàng việc lập trọng số tiếp theo trong điều kiện tiền tệ và ước tính tầm quan trọng của các tác động thông qua chi phí thiệt hại gần đúng liên quan[39] [40].
Ví dụ sử dụng ở đây là về sự lựa chọn giữa vật liệu A và B để làm tấm chắn cánh sau cho xe hơi. Đơn vị chức năng (f.u) là một tấm chắn. Kết quả kiểm kê được thể hiện trong Bảng 22.
Bảng 22 - Kết quả LCI đối với vòng đời của tấm chắn cánh sau của xe hơi làm từ các vật liệu khác nhau
|
Kết quả LCI (kg/f.u) |
|
Kết quả LCI/vật liệu |
A |
B |
Tài nguyên |
|
|
Quặng nhôm |
0,854 |
0 |
Than trong đất |
3,056 |
0,826 |
Dầu trong đất |
6,541 |
9,405 |
Khí thải |
|
|
Cacbon monoxit |
0,077 |
0,107 |
CH4 |
0 |
0,011 |
CnHm |
0,053 |
0,08 |
CO2 |
30,188 |
28,605 |
N2O |
4,44E-03 |
0,006 |
NOx |
0,075 |
0,072 |
PAH |
4,49E-05 |
3,11E-06 |
SOx |
0,099 |
0,051 |
Nước thải |
|
|
COD |
1,79E-06 |
2,23E-03 |
N-tot |
0 |
1,64E-05 |
Sự lựa chọn các loại tác động, các chỉ số của loại tác động và các mô hình đặc tính thực hiện tại mức của điểm kết thúc để tạo điều kiện thuận lợi cho các ước tính chi phí thiệt hại.
Sự lựa chọn các loại tác động, các chỉ số của loại tác động được nêu trong Bảng 23. Chỉ số của loại tác động được lựa chọn sao cho cả hai mô hình hóa các yếu tố đặc tính và xác định các yếu tố trọng số được thuận lợi. Lý do quan trọng để chấp nhận sự lựa chọn các chỉ số tại mức của điểm kết thúc và độ không đảm bảo tương đối lớn sau khi xác định các yếu tố đặc tính là LCIA được sử dụng trong một công cụ kỹ thuật. Mục đích là cải thiện kết quả hoạt động môi trường của hệ thống sản phẩm thay vì cải thiện hiệu suất của mô hình LCIA. Điều này có ý nghĩa quan trọng là việc bỏ qua một loại tác động đáng kể hoặc mô hình đặc tính vì các lý do của độ không đảm bảo không dễ thực hiện như khi chỉ nhìn vào một mô hình duy nhất của một cơ chế môi trường. Việc bỏ qua một loại tác động hoặc yếu tố đặc tính thì bằng như nói là tác động của nó là bằng zero. Do đó, có thể bao gồm đầy đủ các loại tác động nhất có thể cho cả ba lĩnh vực bảo vệ đã nêu tại TCVN ISO 14040:2009, tức là sức khỏe con người, sức khỏe hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bảng 23 - Các loại tác động và các chỉ số loại tác động được sử dụng
Lĩnh vực bảo vệ |
Tên loại tác động |
Tên chỉ số tác động |
Đơn vị chỉ số |
Sức khỏe con người |
Tuổi thọ |
Số năm giảm tuổi thọ (YOLL) |
Người - năm |
Sức khỏe con người |
Bệnh nặng và chịu đựng |
Bệnh nặng |
Người - năm |
Sức khỏe con người |
Bệnh tật |
Bệnh tật |
Người - năm |
Sức khỏe con người |
Rất khó chịu |
Rất khó chịu |
Người - năm |
Sức khỏe con người |
Khó chịu |
Khó chịu |
Người - năm |
Dịch vụ hệ sinh thái |
Năng lực sản xuất cây trồng |
Khả năng sản xuất cây trồng |
kg |
Dịch vụ hệ sinh thái |
Năng lực sản xuất gỗ |
Khả năng sản xuất gỗ |
kg |
Dịch vụ hệ sinh thái |
Năng lực sản xuất cá và thịt |
Năng lực sản xuất cá và thịt |
kg |
Dịch vụ hệ sinh thái |
Công suất cơ số cat-ion |
Công suất cơ cation |
Tương đương Mol H+ |
Dịch vụ hệ sinh thái |
Năng lực sản xuất nước |
Khả năng cung cấp nước tưới (nước tưới) |
kg |
Dịch vụ hệ sinh thái |
Năng lực sản xuất nước |
Khả năng cung cấp nước sạch (nước sạch) |
kg |
Tài nguyên phi sinh học |
Giảm trữ lượng nguyên tố |
= trữ lượng nguyên tố (tên nguyên tố) |
kg nguyên tố |
Tài nguyên phi sinh học |
Giảm trữ lượng nhiên liệu hóa thạch |
Trữ lượng khí tự nhiên |
kg |
Tài nguyên phi sinh học |
Giảm trữ lượng nhiên liệu hóa thạch |
Trữ lượng dầu |
kg |
Tài nguyên phi sinh học |
Giảm trữ lượng nhiên liệu hóa thạch |
Trữ lượng than |
kg |
Tài nguyên phi sinh học |
Giảm trữ lượng khoáng sản |
= trữ lượng khoáng sản (tên khoáng sản) |
kg |
Đa dạng sinh học |
Tuyệt chủng của các loài |
Chuẩn hóa sự tiệt chủng các loại (NEX) Xem Chú thích |
Không thứ nguyên |
CHÚ THÍCH: Chuẩn hóa đối với loài đã tuyệt chủng năm 1990. |
Sự lựa chọn các mô hình đặc tính không được giải quyết ở đây vì lý do biên tập. Khi mô hình hóa tại mức của điểm kết thúc thì số các mô hình đặc tính sẽ rất lớn, thường là vài nghìn. Tuy nhiên, một số yếu tố đặc tính đưa ra sau đây để minh họa cho ví dụ này.
TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.2.3 a) đưa ra khuyến nghị là:
“Các loại tác động, chỉ số của loại tác động và các mô hình đặc tính phải được quốc tế chấp nhận, nghĩa là dựa trên một thỏa thuận quốc tế hoặc được một cơ quan quốc tế có năng lực thông qua”
Có rất ít các chỉ số như vậy hiện nay và tất cả là ở mức trung gian. Tuy nhiên, khi lựa chọn đã cân nhắc chỉ số nào thường được sử dụng trong các tài liệu khoa học về mô hình tác động và trong các tài liệu về kinh tế-môi trường.
Khi lựa chọn các chỉ số của loại tác động, như trong Bảng 23, việc tính đúp hai lần được giảm thiểu, nhưng có nguy cơ tính hai lần một số tác động có ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của hệ sinh thái thông qua các tác động lên sự đa dạng sinh học.
Sự phù hợp với môi trường của một số loại chỉ số của loại tác động đã chọn ít nhiều đã rõ ràng khi chúng đại diện trực tiếp cho các khu vực bảo vệ, tức là các khu vực đã từng chịu các tác động môi trường.
4.6.2.1 Xem xét sự khác biệt về không gian và thời gian của các mô hình đặc tính
Độ không đảm bảo ước tính cho các yếu tố bao gồm, trong đó bao gồm thảm họa được lường trước và dịch chuyển và có tính đến các thay đổi về không gian và thời gian. Nếu phân tích độ nhạy cuối cùng cho thấy độ không đảm bảo quá lớn, thì có thể thực hiện việc mô hình hóa địa phương.
4.6.2.2 Công bố sự phù hợp với môi trường của các chỉ số loại tác động và mô hình đặc tính
Khi lựa chọn các chỉ số của loại tác động tại mức của điểm kết thúc, các kết quả được thể hiện theo định lượng, nhưng với độ không đảm bảo nhất định.
Các mô hình đặc tính mô tả các thay đổi biên toàn cầu ở trạng thái môi trường hiện tại, khi bổ sung thêm đơn vị dòng cơ bản. Điều kiện tại điểm kết thúc của loại tác động là những gì đã thực sự xảy ra vào năm 2000. Điều này có nghĩa là có sự thay đổi trong các yếu tố đặc tính tùy thuộc vào nơi xảy ra sự suy giảm phát thải hoặc tài nguyên. Điều này được xem xét bằng cách ước lượng giá trị đặc trưng trung bình và độ lệch chuẩn của nó.
Độ lớn tương đối của các thay đổi được mô hình hóa là nhỏ, Một vài hệ thống sản phẩm có thể tự tạo ra những thay đổi lớn trong môi trường. Hầu hết các nguyên tố độc hại được coi là các nguyên tố dạng vết và độc cục bộ cấp tính không được bao gồm trong các mô hình trừ khi chúng xuất hiện trong thực tế.
Để biết được khi nào mô hình đặc tính là có hiệu lực, thì cần xác định loại phát thải hoặc sự cạn kiệt tài nguyên (dòng cơ bản) cũng như loại hình môi trường mà nó thâm nhập. Dòng cơ bản được xác định thông qua chất và cường độ nguồn của nó và các ranh giới địa lý của hệ thống. Trong ví dụ này cường độ nguồn là cường độ mà không có hiệu ứng cục bộ cấp tính gần với các điểm phát xạ. Ví dụ, khi As phát thải thì nó được coi là nguyên tố dạng vết và không có các hiệu ứng cấp tính nào đối với sức khỏe được giả định xảy ra. Các ranh giới địa lý của hệ thống là toàn cầu. Loại hình môi trường cũng là toàn cầu và được chỉ định thông qua các phương tiện truyền thông nhận hoặc cung cấp các chất được yêu cầu, ví dụ, không khí, nước hoặc đất.
4.6.3 Phân định các kết quả LCl (phân loại) (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.3)
Không được mô tả riêng. Xem Bảng 25 và [40].
4.6.4 Tính toán các kết quả chỉ số của loại tác động (đặc tính hóa) (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.4)
Việc lựa chọn các yếu tố đặc tính được mô tả chung trong TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.2. Ví dụ sau minh họa việc tính toán các kết quả chỉ số của loại tác động, bao gồm việc chuyển đổi các kết quả LCI chỉ định về các đơn vị phổ biến và sau đó tập hợp thành các kết quả chỉ số.
4.6.4.1 Lựa chọn và sử dụng các yếu tố đặc tính
Việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đặc tính cho một vài thông số kiểm kê được nêu tại Bảng 24.
Vì một số các lý do biên tập, không trình bày được tất cả các kết quả LCI và các yếu tố đặc tính, mặc dù chúng bao gồm trong độ không đảm bảo và các tính toán độ nhạy dưới đây, Các yếu tố đặc tính không được nêu có thể tham khảo tại Tài liệu tham khảo [40].
4.6.4.2 Tổng hợp các kết quả LCI đã chuyển đổi thành kết quả của chỉ số
Tổng hợp các kết quả LCI đã chuyển đổi thành kết quả chỉ số được nêu tại Bảng 25. Các giá trị chỉ số giống nhau được sử dụng như trong Bảng 24, nhưng chúng được sắp xếp theo tên của chỉ số loại tác động và cộng vào cho từng chỉ số của loại tác động.
Bảng 24 - Các yếu tố đặc tính để lựa chọn các thông số kiểm kê nêu tại Ví dụ 1
Hợp chất |
Kiểm kê |
Kiểm kê (kg/f.u) |
Tên chỉ số của loại tác động |
Hệ số đặc tính |
Hệ số độ không đảm bảo |
Giá trị loại
trên f.u
|
Giá trị loại
trên f.u
|
CO2 |
30,188 |
28,605 |
YOLL |
7,93E-07 |
3 |
2,39E-05 |
2,27E-05 |
CO2 |
30,188 |
28,605 |
Bệnh nặng |
3,53E-07 |
3 |
1,07E-05 |
1,01E-05 |
CO2 |
30,188 |
28,605 |
Bệnh tật |
6,55E-07 |
3 |
1,98E-05 |
1,87E-05 |
CO2 |
30,188 |
28,605 |
Cây trồng |
7,58E-04 |
2,2 |
2,28E-02 |
2,16E-02 |
CO2 |
30,188 |
28,605 |
Gỗ |
-4,05E-02 |
2 |
-1,22E+00 |
-1,16E+00 |
CO2 |
30,188 |
28,605 |
NEX |
1,26E-14 |
3 |
3,80E-13 |
3,60E-13 |
NOx |
0,075 |
0,072 |
YOLL |
3,88E-05 |
3 |
2,91E-06 |
2,79E-06 |
NOx |
0,075 |
0,072 |
Bệnh nặng |
-2,06E-06 |
5 |
-1,55E-07 |
-1,48E-07 |
NOx |
0,075 |
0,072 |
Bệnh tật |
3,61 E-06 |
b |
2,71E-07 |
2,60E-07 |
NOx |
0,075 |
0,072 |
Khó chịu |
0,002411 |
2,4 |
1,81E-04 |
1,74E-04 |
NOx |
0,075 |
0,072 |
Cây trồng |
0,69954 |
3 |
5,25E-02 |
5,04E-02 |
NOx |
0,075 |
0,072 |
Cá & thịt |
-0,0339 |
3 |
-2,54E-03 |
-2,44E-03 |
NOx |
0,075 |
0,072 |
Gỗ |
-2,394 |
3 |
-1,80E-01 |
-1,72E-01 |
NOx |
0,075 |
0,072 |
NEX |
7,50E-14 |
4 |
5,63E-15 |
5,40E-15 |
SO2 |
0,099 |
0,051 |
YOLL |
3,76E-05 |
3 |
3,72E-06 |
1,92E-06 |
SO2 |
0,099 |
0,051 |
Bệnh nặng |
-6,58E-06 |
4,2 |
-6,51E-07 |
-3,36E-07 |
SO2 |
0,099 |
0,051 |
Bệnh tật |
1,02E-05 |
4,2 |
1,01E-06 |
5,20E-07 |
SO2 |
0,099 |
0,051 |
Khó chịu |
0,00645 |
2,4 |
6,39E-04 |
3,29E-04 |
SO2 |
0,099 |
0,051 |
Cây trồng |
0,00183 |
2,6 |
1,81E-04 |
9,33E-05 |
SO2 |
0,099 |
0,051 |
Cá & thịt |
0,00118 |
3 |
1,17E-04 |
6,02E-05 |
SO2 |
0,099 |
0,051 |
Gỗ |
0,979 |
2,4 |
9,69E-02 |
4,99E-0 |
SO2 |
0,099 |
0,051 |
NEX |
-2,94E-13 |
3 |
-2,91E-14 |
-1,50E-14 |
Quặng Al |
0,8854 |
0 |
Trữ lượng Al |
1 |
1 |
8,54E-01 |
0,00E+00 |
Than trong đất |
3,056 |
0,826 |
Trữ lượng than |
1 |
1 |
3,06E+00 |
8,26E-02 |
Dầu trong đất |
6,541 |
9,405 |
Trữ lượng dầu |
1 |
1 |
6,54E+00 |
9,41E+00 |
a Tương ứng với độ lệch chuẩn trong phân phối lôga chuẩn b được biểu thị theo nhiều phân phối lôga chuẩn |
Bảng 25 - Tổng hợp các kết quả LCI đã chuyển đổi thành các kết quả của chỉ số
Các chất |
Tên chỉ số |
Yếu tố đặc tính |
Giá trị của chỉ số trên f.u. |
Kết quả tổng hợp chỉ số trên f.u. |
Giá trị của chỉ số trên
f.u. |
Kết quả tổng hợp chỉ số trên f.u. |
Quặng Al |
Trữ lượng Al |
1 |
0,854 |
0,854 |
0 |
0 |
Than trong đất |
Trữ lượng than |
1 |
3,056 |
3,056 |
0,826 |
0,826 |
CO2 |
Cây trồng |
0,000756 |
0,022822 |
|
0,021625 |
|
NOx |
Cây trồng |
0,69954 |
0,052466 |
|
0,050367 |
|
SO2 |
Cây trồng |
0,00183 |
0,000181 |
0,75469 |
9,33E-05 |
0,72086 |
NOx |
Cá & thịt |
-0,0339 |
-0,00254 |
|
-0,00244 |
|
SO2 |
Cá & thịt |
0,00118 |
0,000117 |
-0,00243 |
6,02E-05 |
-0,00238 |
CO2 |
Bệnh tật |
6,55E-07 |
1,98E-05 |
|
1,87E-05 |
|
NOx |
Bệnh tật |
3,61E-06 |
2,71E-07 |
|
2,6E-07 |
|
SO2 |
Bệnh tật |
1,02E-05 |
1,01E-06 |
2,11E-05 |
5,2E-07 |
1,95E-05 |
CO2 |
NEX |
1,26E-14 |
3,8E-13 |
|
3,6E-13 |
|
NOx |
NEX |
7,5E-14 |
5,63E-15 |
|
5,4E-15 |
|
SO2 |
NEX |
-2,9E-13 |
-2,9E-14 |
3,5E-13 |
-1,5E-14 |
3,51E-13 |
NOx |
Khó chịu |
0,002411 |
0,000181 |
|
0,000174 |
|
SO2 |
Khó chịu |
0,00645 |
0,000639 |
0,000819 |
0,000329 |
0,000503 |
Dầu trong đất |
Trữ lượng dầu |
1 |
6,541 |
6,541 |
9,405 |
9,405 |
CO2 |
Bệnh nặng |
3,53E-07 |
1,07E-05 |
|
1,01E-05 |
|
NOx |
Bệnh nặng |
-2,1E-06 |
-1,5E-07 |
|
-1,5E-07 |
|
SO2 |
Bệnh nặng |
-6,6E-06 |
-6,5E-07 |
9,85E-06 |
-3,4E-07 |
9,61E-06 |
CO2 |
Gỗ |
-0,0405 |
-1,22261 |
|
-1,1585 |
|
NOx |
Gỗ |
-2,394 |
-0,17955 |
|
-0,17237 |
|
SO2 |
Gỗ |
0,979 |
0,096921 |
-1,30524 |
0,049929 |
-1,28094 |
CO2 |
YOLL |
7,93E-07 |
2,39E-05 |
|
2,27E-05 |
|
NOx |
YOLL |
3,88E-05 |
2,91E-06 |
|
2,79E-06 |
|
SO2 |
YOLL |
3,76E-05 |
3,72E-06 |
3,06E-05 |
1,92E-06 |
2,74E-05 |
5 Ví dụ về các yếu tố tùy chọn của LCIA
Hình 1 thể hiện các ví dụ trong phần các yếu tố tùy chọn. Các ví dụ này được tổ chức trên cơ sở chủ đề, tức là bằng tất cả các ví dụ để minh họa về tiêu chuẩn hóa của TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3.2, được liệt kê liên tục, theo sau là ví dụ về phân nhóm, v.v... Một số ví dụ được minh họa độc lập một điểm cụ thể; các minh họa khác là sự tiếp nối các ví dụ trình bày trong Điều 4. Người đọc có thể làm việc theo cách này thông qua từng chủ đề, hoặc theo ví dụ gốc hoặc có thể lựa chọn bất kỳ ví dụ nào theo sự quan tâm cụ thể riêng.
5.2.1 Tính toán độ lớn của các kết quả chỉ số loại tác động liên quan đến thông tin tham chiếu (chuẩn hóa) (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3.2)
5.2.1.1 Tổng quan - xem xét các nhu cầu, chuẩn cứ và thông tin tham chiếu
Do đó đối với ví dụ về đường ống dẫn khí, nói chung điều này có thể lý giải được là sự lựa chọn các thông tin tham chiếu phụ thuộc vào các loại tác động được chọn, và đặc biệt phụ thuộc vào mức độ về quy mô mà tại đó mô hình đặc tính được thực hiện. Nếu tất cả các loại tác động được xem xét tại cùng một mức không gian, thì độ lớn của các tải lượng loại tác động đối với một khu vực xác định có thể được lấy làm tham chiếu. Tuy nhiên, nếu các kết quả của loại tác động được xem xét tại các mức không gian khác nhau, thì chọn tham chiếu khác mà không nhạy cảm đối với mức độ quy mô. Ví dụ, tải lượng tác động cho mỗi cư dân đối với các khu vực khác nhau sẽ được cân nhắc.
5.2.1.2 Lựa chọn một hoặc nhiều loại hệ thống đối chứng để sử dụng
Trong Ví dụ 1, tình hình của quốc gia X được lấy làm tham chiếu cho tất cả các loại tác động. Điều này phù hợp với mục đích của nghiên cứu để so sánh với các hệ thống phân phối khí khác nhau trong quốc gia đó. Do đó độ lớn tải lượng cho các loại tác động khác nhau có thể lấy làm thông tin tham chiếu. Thông tin này được sử dụng đề cập đến một năm y cụ thể nào đó.
5.2.1.3 Tính toán các kết quả và các yếu tố chuẩn hóa
Trong các Bảng 26 và Bảng 27, các kết quả của chỉ số của Ví dụ 1 đem chia cho các hệ số chuẩn hóa rút ra từ tải lượng toàn phần của các loại tác động xác định đối với quốc gia X trong năm Y. Kết quả được gọi là “các kết quả chuẩn hóa” hoặc “biên dạng LCIA chuẩn hóa”.
Bảng 26 - Tính toán các kết quả chuẩn hóa của ví dụ gốc - Vật liệu A
Vật liệu A |
|||
Loại tác động |
Kết quả của chỉ số |
Tham chiếu chuẩn |
Kết quả chuẩn hóa |
|
kg.eq |
kg eq./năm |
năm |
Biến đổi khí hậu |
1,84E+05 |
2,27E+11 |
8,08E-07 |
Suy giảm ozon tầng bình lưu |
1,88E-02 |
3,61 E+à- |
5,14E-09 |
Hình thành oxy quang hóa |
6,95E+01 |
6,26E+07 |
1,11E-06 |
Axit hóa |
3,51 E+02 |
6,41E+08 |
5,48E-07 |
Phú dưỡng |
1,85E+01 |
1,08E+09 |
1,72E-08 |
Độc đối với người |
1,81E+04 |
1,45E+11 |
1,24E-07 |
Độc sinh thái |
1,66E+02 |
1,16E+11 |
1,43E-09 |
Bảng 27 - Tính toán các kết quả chuẩn hóa của ví dụ gốc - Vật liệu B
Vật liệu B |
|||
Loại tác động |
Kết quả của chỉ số |
Tham chiếu chuẩn |
Kết quả chuẩn hóa |
|
kg.eq |
kg eq./năm |
năm |
Biến đổi khí hậu |
1,46E+05 |
2,27E+11 |
6,45E-07 |
Suy giảm ozon tầng bình lưu |
5,75E-03 |
3,61E+06 |
1,59E-09 |
Hình thành oxy quang hóa |
7,01E+01 |
6,26E+07 |
1,12E-08 |
Axit hóa |
250E+01 |
6,41E+08 |
3,91E-08 |
Phú dưỡng |
2,42E+00 |
1,08E+09 |
2,24E-09 |
Độc đối với người |
4,73E+02 |
1,45E+11 |
3,26E-09 |
Độc sinh thái |
4,76E+00 |
1,16E+11 |
4,10E-11 |
5.2.1.4 Mô tả ảnh hưởng của kết quả nghiên cứu
Trong biểu đồ tại Hình 107), các kết quả chuẩn hóa (biên dạng LCIA chuẩn hóa) được trình bày cho Ví dụ 1. Trên cơ sở các kết quả chuẩn hóa, có vẻ như việc chuẩn hóa đã làm thay đổi rõ ràng các kết quả của loại tác động. Ví dụ, sự hình thành oxy hóa-photo chuyển từ vị trí thứ năm đến vị trí đầu tiên. Vì vậy, sự phân phối khí là tương đối quan trọng như một nguồn cho sự hình thành chất oxy quang hóa. Các tác động này là do rò rỉ khí và được cho là giống nhau đối với cả hai loại vật liệu. Chúng liên quan đến sự lựa chọn chính nhằm mục đích cải thiện. Các tác động về biến đổi khí hậu thay đổi từ vị trí thứ nhất sang vị trí thứ hai.
Ngoài ra, các tác động lên quá trình axit hóa cũng có vẻ tương đối đáng kể đối với các ống dẫn làm từ vật liệu A. Các tác động độc hại dường như không có ý nghĩa lắm (xem thêm tại 5.8.1.1 7), độc sinh thái, về các chất gây ô nhiễm clo hữu cơ dạng vết). Chú ý là các kết quả chuẩn hóa không cho thấy tầm quan trọng liên quan của các loại tác động.
Tham khảo: Tổng khí thải chuyển đổi tại quốc gia x trong năm y
Hình 10 - Biên dạng LCIA chuẩn hóa đối với hệ thống phân phối khí
5.3.1 Tính toán độ lớn của các kết quả chỉ số loại tác động liên quan đến thông tin tham chiếu (chuẩn hóa) (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3.2)
5.3.1.1 Ví dụ về sự chuyển đổi kết quả của chỉ số sử dụng một số giá trị tham chiếu đã chọn, và cách các chuyển đổi này để có thể tạo các kết quả khác nhau (chuẩn hóa)
Điều này minh họa một số quy trình chuẩn hóa, bao gồm cách tiếp cận bình quân đầu người và phương pháp tham chiếu.
Sự lựa chọn quy trình chuẩn hóa phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và quyết định đưa ra trong quá trình lập mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. Khi thực hiện sự lựa chọn này, mục tiêu và phạm vi phải được thông báo về cách mà một quy trình chuẩn hóa cụ thể làm thay đổi kết quả của chỉ số. Do đó, ví dụ minh họa cách các kết quả ban đầu của chỉ số loại tác động của các điều bắt buộc áp dụng của TCVN ISO 14044:2011 đã thay đổi cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Sự minh họa này làm rõ các cảnh báo và các khuyến nghị liên quan đến các quy trình chuẩn hóa và tùy chọn khác. TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3.2.2 đã nêu:
“Sự lựa chọn hệ thống tham chiếu cần cân nhắc tính nhất quán của quy mô, phạm vi, không gian và thời gian của cơ chế môi trường và giá trị tham chiếu. Sự chuẩn hóa của các kết quả chỉ số có thể làm thay đổi các kết luận rút ra từ giai đoạn LCIA. Sự chuẩn hóa có thể mong muốn sử dụng một số các hệ thống tham chiếu để chỉ ra hậu quả ở kết quả của các yếu tố bắt buộc của giai đoạn LCIA. Phân tích độ nhạy có thể đưa ra thông tin bổ sung về sự lựa chọn của dữ liệu chuẩn”
Việc chuẩn hóa có thể sử dụng một vài giá trị tham chiếu như đã chọn theo mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, như: dân số, diện tích, tỷ lệ phát thải, đường cơ sở diễn biến phát thải. Bảng 28 đưa ra ba giá trị của một số quốc gia có thể sử dụng làm giá trị tham chiếu minh họa các sự thay đổi lớn. Các giá trị khác nhau chuyển đổi và thay đổi vị trí tương đối của chỉ số tùy thuộc vào quốc gia sử dụng làm tham chiếu chuẩn. Ngoài ra, nếu chỉ các quá trình công nghiệp được lựa chọn cho chuẩn hóa, thì chỉ 2 % của Anbani, 27 % của Bỉ, và 24 % của Phần Lan tổng khí thải SO2 được sử dụng (ví dụ, 2400 tấn đến 85600 tấn đến 62400 tấn tương ứng làm giá trị tham chiếu). Điều này có thể tiếp tục làm tăng sự chênh lệch trong kết quả các chỉ số chuẩn hóa.
Bảng 28 - Các giá trị tham chiếu và đường cơ sở để chuẩn hóa
Quốc gia |
Dân số |
Diện tích |
Lượng phát thải trên năm (tấn) |
|
|
(nghìn) |
(km vuông) |
SO2 |
NOx |
Anbani |
3119 |
27000 |
120000 |
30,000 |
Bỉ |
10141 |
33000 |
317000 |
352000 |
Phần Lan |
5154 |
305000 |
260000 |
300000 |
Đức |
82133 |
349000 |
4520000 |
2376000 |
Tây Ban Nha |
39628 |
499000 |
2265000 |
1178000 |
Anh |
58649 |
242000 |
3751000 |
2701000 |
Nếu lấy tham chiếu chuẩn hóa là mẫu số, thì các quốc gia có dân số, diện tích hoặc phát thải nhỏ hơn sẽ tăng tương đối so với các quốc gia lớn hơn khi được chuẩn hóa. Bảng 29 áp dụng cho cả hai tham chiếu đường cơ sở về phát thải và dân số cho các kết quả của chỉ số SE thu được từ 5.2, Ví dụ 2, đoạn 2) iii), minh họa của TCVN ISO 14044:2011, 4.4.2.2. Các thay đổi tương đối được thể hiện trên cột bên phải của Bảng 29. Thay đổi cơ bản trong các kết quả xuất hiện trong kết quả phân tích bằng cách lựa chọn tham chiếu chuẩn hóa.
Bảng 29 - Tính toán kết quả của chỉ số chuẩn hóa sử dụng các giá trị tham chiếu và đường cơ sở khác nhau
Ví dụ về chuẩn hóa dân số bình quân đầu người |
|||||||||||
Quốc gia |
Kết quả chỉ số (m2) |
Dân số (nghìn) |
Kết quả chỉ số chuẩn hóa |
Kích thước tương đối |
|||||||
Trước |
Sau |
||||||||||
Anbani |
0,02 |
3,119 |
0,0841 x 10-7 |
1 |
1 |
||||||
Bỉ |
1,29 |
10,141 |
0,127 x 10-6 |
64 |
20 |
||||||
Phần Lan |
15,38 |
5,154 |
2,98 X 10-6 |
789 |
465 |
||||||
Ví dụ về chuẩn hóa đường cơ sở phát thải chuẩn |
|||||||||||
Quốc gia |
Kết quả chỉ số (m2) |
Dân số (nghìn) |
Kết quả chỉ số chuẩn hóa |
Kích thước tương đối |
|||||||
Trước |
Sau |
||||||||||
|
SO2 |
NOx |
SO2 |
NOx |
SO2 |
NOx |
SO2 |
NOx |
SO2 |
NOx |
|
Anbani |
0,02 |
0,00a |
120,000 |
30,000 |
1,67 x 10-7 |
3,33 x10-10 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Bỉ |
1,28 |
0,008 |
317,000 |
352,000 |
4,04 x 10-8 |
2,27 x 10-8 |
64 |
800 |
24 |
68 |
|
Phần Lan |
15,14 |
0,242 |
280,000 |
300,000 |
5,82 x 10-8 |
8,07 x 10-7 |
757 |
24200 |
329 |
2420 |
|
a Sử dụng giá trị 0,00001 để thực hiện chuẩn hóa do vậy các giá trị từ Bỉ và Phần Lan không chia được cho 0. |
|||||||||||
5.4 Ví dụ 6 - Chuẩn hóa kết quả của chỉ số LCIA khi sử dụng khí tủ lạnh khác nhau
5.4.1 Tính toán độ lớn của các kết quả chỉ số loại tác động liên quan đến thông tin tham chiếu (chuẩn hóa): Ví dụ về chuyển đổi các kết quả chỉ số bằng cách sử dụng một số giá trị đã chọn, và cách chuyển đổi này có thể mang lại các kết quả khác nhau (chuẩn hóa) (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3.2)
5.4.1.1 Tổng quan
Mục đích của ví dụ này nhằm chứng minh quy trình để chuẩn hóa yếu tố tùy chọn, trong đó độ lớn của các kết quả chỉ số của loại tác động được tính toán liên quan đến thông tin tham chiếu. Ý nghĩa của việc chọn hệ thống tham chiếu để chuẩn hóa được minh họa thông qua sự so sánh ba bộ thông tin tham chiếu khác nhau, TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3.2.2 đã nêu:
“Sự lựa chọn hệ thống tham chiếu cần cân nhắc tính nhất quán của quy mô, phạm vi, không gian và thời gian của cơ chế môi trường và giá trị tham chiếu.”
Để kiểm tra tầm quan trọng của khuyến nghị này, sử dụng hai hệ thống tham chiếu được so sánh - một là đại diện mức phát thải hiện tại ở Châu Âu, hai là đại diện mức phát thải hiện tại ở quy mô địa lý chịu ảnh hưởng bởi loại tác động, nghĩa là, mức phát thải của Châu Âu đối với các loại tác động khu vực và mức phát thải toàn cầu đối với các loại tác động toàn cầu.
Ví dụ được dựa trên trường hợp thực tế từ quá trình phát triển sản phẩm của tủ lạnh. Điều quan trọng là các quyết định dược đưa ra khi phát triển sản phẩm phải hợp lệ trong suốt vòng đời của sản phẩm. Vì tủ lạnh là sản phẩm có tuổi thọ cao ước tính khoảng 10 năm hoặc hơn, vì vậy phù hợp để kiểm tra sự phụ thuộc thời gian của các kết quả chuẩn hóa.
Để kiểm tra sự phụ thuộc thời gian của quá trình chuẩn hóa, hệ thống tham chiếu được chọn làm đại diện cho mức phát thải có thể xảy ra nhất trong tương lai gần. Ở đây một lần nữa các mức phát thải của Châu Âu được sử dụng cho các loại tác động khu vực và các mức phát thải toàn cầu đối với các loại tác động toàn cầu.
Trường hợp đề cập đến so sánh dựa trên LCA của các tác động môi trường theo các cách thay thế các loại CFC khác trong bọt cách nhiệt và hệ thống làm mát của tủ lạnh gia dụng.
- Một cách là lấy khí A làm chất tạo bọt trong chất cách điện và chất làm mát;
- Cách khác là lấy khí B làm chất tạo bọt trong chất cách điện và chất làm mát.
Đơn vị chức năng của nghiên cứu là dịch vụ cung cấp từ tủ lạnh gia dụng 200 lít loại tiết kiệm năng lượng trong suốt vòng đời của nó, và mục tiêu của nghiên cứu là hỗ trợ sự lựa chọn được thực hiện bởi chức năng phát triển sản phẩm.
Một phân tích kiểm kê đã được thực hiện và Bảng 30 thể hiện các kết quả của chỉ số đối với các loại tác động môi trường được xem xét khi đánh giá hai cách trên. Ví dụ được biên tập theo [41] [42], phương pháp đánh giá tác động vòng đời của sản phẩm đã áp dụng như nêu tại [42], [43].
Bảng 30 - Biên dạng đặc tính hóa của LCIA đối với hai thiết kế tủ lạnh khác nhau
Loại tác động |
Đơn vị |
Khí A |
Khí B |
Nóng lên toàn cầu |
g CO2-tương đương |
870,000 |
2,270,000 |
Suy giảm tầng ozon |
g CFC-tương đương |
0 |
0 |
Hình thành ozon quang hóa |
g C2H4-tương đương |
101 |
63 |
Axit hóa |
g SO2-tương đương |
8,000 |
6,820 |
Làm giàu chất dinh dưỡng |
g NO3-tương đương |
5,150 |
4,380 |
Độc sinh thái mãn tính trong nước |
m3 nước |
44,000 |
44,000 |
Độc đối với người qua nướca |
m3 nước |
1,610 |
1,610 |
Độc đối với người qua không khí |
m3 không khí |
583,000,000 |
613,000,000 |
a Trong giải thích sau này, cần chú ý là mỗi loại tác động độc đối với người bao gồm một vài các cơ chế tác động độc hại khác nhau. |
Ngoài các loại tác động môi trường nêu tại Bảng 30, còn có nguy cơ cháy và nổ liên quan đến Khí A mà không phải là xảy ra đối với Khí B.
5.4.1.2 Xác định sự cần thiết chuẩn hóa (đề cập đến mục tiêu và phạm vi)
Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra quyết định xem Khí A hoặc Khí B là phương án thay thế tốt nhất để thay CFC trong thế hệ tủ lạnh gia dụng mới. Chỉ từ các kết quả của chỉ số thì không thể trả lời câu hỏi này được vì ở đây có các tình huống thương mại đối với một số loại tác động. Theo các kết quả của chỉ số nêu tại Bảng 30, Khi A rõ ràng thực hiện tốt hơn cho sự nóng lên toàn cầu và có tốt hơn một chút về độc đối với người thông qua tiếp xúc với không khí, trong khi Khí B hoạt động tốt hơn về sự tạo thành ozon quang hóa và có tốt hơn một chút cho quá trình axit hóa và làm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, các kết quả của chỉ số đối với các loại tác động khác nhau được biểu thị theo các đơn vị khác nhau. Để giúp giải thích các kết quả cho phù hợp với mục đích nghiên cứu, chúng được đưa về thang đo chung, thể hiện ý nghĩa của từng loại. Vì vậy cần thiết chuẩn hóa.
5.4.1.3 Xem xét sự cần thiết, các chuẩn cứ và các thông tin tham chiếu
Mục đích của chuẩn hóa là liên kết các kết quả chỉ số của sản phẩm với tập hợp các giá trị tham chiếu mà cùng tạo thành thang đo chung quen thuộc và dễ hiểu cho người sử dụng và người diễn giải các kết quả đánh giá vòng đời của sản phẩm. Vì vậy, một số biểu thị mức tác động toàn phần thường được chọn cho từng loại tác động để cấu thành hệ thống tham chiếu. Có thể xác định các giá trị này tại quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia hoặc địa phương và chúng có thể được biểu thị theo toàn phần, bình quân đầu người, trên diện tích hoặc tương tự.
Trong các trường hợp khi chuẩn hóa cũng sử dụng như sự chuẩn bị lập trọng số, tạo nhóm hoặc xếp hạng, việc lựa chọn hệ thống tham chiếu phải phù hợp với các nguyên tắc và các chuẩn cứ cho phương pháp lập trọng số, tạo nhóm hoặc xếp hạng đã chọn.
Đối với các loại tác động toàn cầu như sự nóng lên toàn cầu và sự suy giảm ozon tầng bình lưu, tác động là độc lập không phụ thuộc vị trí của điểm phát thải. Mức độ tác động đã trải nghiệm tại bất kỳ vị trí nào trên trái đất do đó gây ra bởi tổng lượng khí thải toàn cầu đối với các loại tác động toàn cầu. Ngược lại, đối với các loại tác động khu vực và địa phương như axit hóa và độc sinh thái, mức độ tác động mà chúng ta gặp phải là do lượng phát thải xảy ra trong phạm vi khu vực của chúng ta.
TCVN ISO 14044:2011 khuyến nghị rằng sự lựa chọn hệ thống tham chiếu cần cân nhắc tính nhất quán về không gian và thời gian của cơ chế môi trường và giá trị tham chiếu. Do đó, thông tin tham chiếu để chuẩn hóa phải dựa trên lượng phát thải toàn cầu hàng năm đối với các loại tác động toàn cầu và lượng phát thải khu vực hàng năm (thường đối với khu vực mà tại đó đưa ra quyết định và thực hiện) đối với các loại tác động còn lại. Để tạo ra hệ thống tham chiếu chung cho các loại tác động toàn cầu và khu vực, tất cả các loại tác động được biểu thị bình quân đầu người trong diện tích mà phát thải được định lượng, tức là, trên mỗi công dân trên thế giới đối với các loại tác động toàn cầu và trên mỗi công dân trong khu vực đối với phần còn lại.
Mức tác động nhằm mục tiêu chính trị được xác định cho năm mục tiêu một vài năm tới và được áp dụng như một sự đại diện để tham chiếu chuẩn hóa trong tương lai gần. Điều này đặc biệt phù hợp cho các sản phẩm có tuổi thọ vài năm, điều quan trọng cần biết là kết quả hoạt động môi trường của sản phẩm khi chuẩn hóa vào thời điểm cuối tuổi thọ.
5.4.1.4 Lựa chọn một hoặc nhiều loại thông tin tham chiếu để sử dụng
Việc chọn hệ thống tham chiếu dược tiến hành phù hợp theo mục tiêu và phạm vi của hệ thống tùy thuộc theo việc thực hiện lập trọng số hay phân nhóm, và nếu vậy thì áp dụng các phương pháp và chuẩn cứ nào trong việc lập trọng số.
Để chuẩn bị cho việc có thể lập trọng số hoặc phân nhóm, các thông tin tham chiếu đã chọn để chuẩn hóa phải đại diện cho mức tác động hiện hành hoặc trong tương lai gần trong phạm vi khu vực mà các hệ số trọng số được rút ra - trong trường hợp đối với Châu Âu. Điều này có nghĩa là các thông tin tham chiếu được dựa trên các mức phát thải của Châu Âu đối với các loại tác động thuộc khu vực và các mức phát thải toàn cầu đối với các loại tác động toàn cầu8). Ngoài ra, để phát hiện ảnh hưởng của sự khác biệt không gian này, cần áp dụng hệ thống tham chiếu thứ ba, trong đó các mức phát thải Châu Âu được sử dụng cho tất cả các loại tác động, bất kẻ các mức này mang tính chất khu vực hay toàn cầu.
Tóm lại, ba hệ thống tham chiếu được lựa chọn để so sánh hai lựa chọn cho tủ lạnh:
- Các tham chiếu khác biệt về không gian (dựa trên lượng phát thải toàn cầu đối với các tác động toàn cầu và lượng phát thải Châu Âu đối với các tác động khu vực và địa phương) đại diện các mức hiện tại của tác động trong Châu Âu - Lượng phát thải hiện tại khác biệt về không gian;
- Các tham chiếu khác biệt về không gian đại diện cho các mức tương lai gần về tác động tại Châu Âu (Tủ lạnh cũng sẽ tồn tại trên thị trường từ nay đến năm năm nữa và tính hợp lệ của quyết định tại thời điểm đó cần được biết) - Lượng phát thải khác biệt về không gian trong tương lai;
- Các tham chiếu đại diện cho mức tác động tương ứng với mức hiện tại của Châu Âu về lượng phát thải đối với tất cả các loại tác động - Lượng phát thải hiện tại của Châu Âu.
Các kết quả chỉ số đối với ba hệ thống tham chiếu được biểu thị bình quân trên đầu người trong khu vực tham chiếu nêu tại Bảng 31.
- Mức phát thải hiện tại (1994) của Châu Âu đối với tất cả các loại tác động;
- Mức phát thải khác biệt về không gian trong tương lai (2004) tương ứng với phát thải với mục tiêu chính trị (tại Châu Âu đối với các loại tác động khu vực và trên toàn thế giới đối với các loại tác động toàn cầu).
Tất cả các dữ liệu tham chiếu được biểu thị trên đầu người trong khu vực tham chiếu [44].
Bảng 31 - Các hệ thống tham chiếu đối với các loại tác động môi trường đại diện cho phát thải hiện tại (1994) khác biệt về không gian (phát thải của Châu Âu đối với các loại tác động trong khu vực và lượng phát thải toàn cầu đối với các loại tác động toàn cầu)
Loại tác động |
Đơn vị |
Phát thải hiện tại khác biệt về không gian |
Phát thải hiện tại của Châu Âu |
Phát thải khác biệt về không gian trong tương lai |
Năm |
|
1994 |
1994 |
2004 |
Nóng lên toàn cầu |
g CO2-tương đương/người |
8,2 x 106 |
1,3 x 107 |
6,8 x 106 |
Hình thành ozon quang hóa |
g C2H4-tương đương/người |
25 |
25 |
20 |
Axit hóa |
g SO2-tương đương/người |
74 |
74 |
49 |
Làm giàu chất dinh dưỡng |
g NO3-tương đương/người |
1,2 x 105 |
1,2 x 105 |
8,5 x 104 |
Độc sinh thái mãn tính trong nước |
m3 nước/người |
3,5 x 105 |
3,5 x 105 |
2,9 x 105 |
Độc đối với người qua nước |
m3 nước/người |
5,2 x 104 |
5,2 x 104 |
3,5 x 104 |
Độc đối với người qua không khí |
m3 không khí/người |
3,1 x 109 |
3,1 x 109 |
2,9 x 109 |
5.4.1.5 Tính toán các kết quả chuẩn hóa
Lấy các kết quả của chỉ số trong Bảng 30 chia cho các dữ liệu chuẩn hóa tương ứng trong Bảng 31 thu được các biên dạng LCIA chuẩn hóa của các thiết kế khác nhau cho tủ lạnh như được nêu tại các Bảng 32, Bản 33 và Bảng 34, và minh họa bằng đồ thị tại các Hình 11, Hình 12 và Hình 13.
Vì các kết quả chỉ số của các hệ thống tham chiếu được biểu thị bình quân trên đầu người, nên các kết quả của chỉ số chuẩn hóa của sản phẩm thể hiện mức độ tác động lớn của sản phẩm cấu thành tác động hàng năm ước tính đầy đủ từ một người trung bình. Kết quả này được biểu thị theo đơn vị: tương đương-người hoặc thích hợp hơn, tương đương-triệu người, mPE. mPE đề cập đến khu vực mà hệ thống tham chiếu chuẩn hóa được dựa theo và năm mà được lựa chọn làm năm tham chiếu.
Bảng 32 - Biên dạng LCIA chuẩn hóa của các thiết kế tủ lạnh khác nhau sử dụng mức phát thải hiện tại khác biệt về không gian (Châu Âu đối với các loại tác động khu vực, và thế giới đối với các loại tác động toàn cầu) làm hệ thống tham chiếu
Tất cả các kết quả của chỉ số chuẩn hóa được biểu thị theo mPE
Loại tác động |
Đơn vị |
Khí A |
Khí B |
Nóng lên toàn cầu |
mPEw94 |
108 |
277 |
Hình thành ozon quang hóa |
mPEEU94 |
4,0 |
2,5 |
Axit hóa |
mPEEU94 |
108 |
92 |
Làm giàu chất dinh dưỡng |
mPEEU94 |
43 |
37 |
Độc sinh thái mãn tính trong nước |
mPEEU94 |
126 |
126 |
Độc đối với người qua nước |
mPEEU94 |
31 |
31 |
Độc đối với người qua không khí |
mPEEU94 |
182 |
198 |
Bảng 33 - Biên dạng LCIA chuẩn hóa của các thiết kế tủ lạnh khác nhau sử dụng mức phát thải hiện tại ở Châu làm hệ thống tham chiếu
Tất cả các kết quả của chỉ số chuẩn hóa được biểu thị theo mPE
Loại tác động |
Đơn vị |
Khí A |
Khí B |
Nóng lên toàn cầu |
mPEEU94 |
67 |
175 |
Hình thành ozon quang hóa |
mPEEU94 |
4,0 |
2,5 |
Axit hóa |
mPEEU94 |
108 |
92 |
Làm giàu chất dinh dưỡng |
mPEEU94 |
43 |
37 |
Độc sinh thái mãn tính trong nước |
mPEEU94 |
126 |
126 |
Độc đối với người qua nước |
mPEEU94 |
31 |
31 |
Độc đối với người qua không khí |
mPEEU94 |
182 |
198 |
Bảng 34 - Biên dạng LCIA chuẩn hóa của các thiết kế tủ lạnh khác nhau sử dụng mức phát thải tương lai khác biệt về không gian (Châu Âu đối với các loại tác động khu vực, và thế giới đối với các loại tác động toàn cầu) làm hệ thống tham chiếu. Mức phát thải tương lai ước tính từ các mục tiêu cắt giảm về mặt chính trị
Tất cả các kết quả của chỉ số chuẩn hóa được biểu thị theo mPE
Loại tác động |
Đơn vị |
Khí A |
Khí B |
Nóng lên toàn cầu |
mPEw2004 |
127 |
332 |
Hình thành ozon quang hóa |
mPEEU2004 |
5,0 |
23,2 |
Axit hóa |
mPEEU2004 |
163 |
139 |
Làm giàu chất dinh dưỡng |
mPEEU2004 |
61 |
52 |
Độc sinh thái mãn tính trong nước |
mPEEU2004 |
152 |
152 |
Độc với người qua nước |
mPEEU2004 |
48 |
46 |
Độc với người qua không khí |
mPEEU2004 |
194 |
211 |
Hình 11 - Biên dạng LCIA chuẩn hóa cho hai phương án áp dụng mức phát thải hiện tại khác biệt về không gian làm hệ thống tham chiếu
Hình 12 - Biên dạng LCIA chuẩn hóa áp dụng mức phát thải hiện tại ở Châu Âu làm hệ thống tham chiếu
Hình 13 - Biên dạng LCIA chuẩn hóa cho hai phương án áp dụng mức phát thải tương lai khác biệt về không gian làm hệ thống tham chiếu
5.4.1.6 Mô tả ảnh hưởng của các kết quả nghiên cứu
Từ các biên dạng LCIA chuẩn hóa tại Hình 12, chứng tỏ rằng với điều kiện độ không đảm bảo của các kết quả chỉ số là vừa phải, thì sự đóng góp vào các loại tác động nóng lên toàn cầu và độc đối với người qua tiếp xúc không khí là lớn nhất khi các kết quả chỉ số đối với hai phương án thiết kế tủ lạnh được so sánh với các mức phát thải hiện tại khác biệt về không gian. Đối với cả hai loại này, loại Khí A có các kết quả chỉ số thấp nhất. Khi so sánh, các kết quả chỉ số đối với axit hóa và đặc biệt đối với sự hình thành ozon quang hóa thi loại Khí B hoạt động tốt nhất, thấp hơn.
So sánh giữa Hình 11 và Hình 13 cho thấy sự ổn định của các kết quả lúc đó. Hình 13 thể hiện các kết quả tương tự khi các mức phát thải tương lai khác biệt về không gian cho năm 2004 được sử dụng làm tham chiếu chuẩn hóa, mặc dù đặc biệt các kết quả chỉ số chuẩn hóa nổi bật hơn và cách tiếp cận mức độ độc của con người là thông qua tiếp xúc với không khí. Điều này là do sự giảm tham chiếu chuẩn hóa đối với quá trình axit hóa.
Đối với loại tác động toàn cầu, sự nóng lên toàn cầu, một phép so sánh giữa Hình 11 và Hình 12 chứng tỏ tầm quan trọng của việc lựa chọn diện tích làm tham chiếu chuẩn hóa. Khi mức tác động tương ứng với các lượng phát thải Châu Âu được sử dụng làm tham chiếu chuẩn hóa, thì các kết quả của chỉ số chuẩn hóa đối với tác động nóng lên toàn cầu được giảm đi hơn 30 % so với việc sử dụng mức tác động toàn cầu. Trong trường hợp này, kết quả của chỉ số chuẩn hóa đối với độc đối với người thông qua tiếp xúc với không khí trở nên lớn nhất, vượt kết quả đối với tác động nóng lên toàn cầu cho loại Khí A.
Nhìn chung, các Hình 11, Hình 12 và Hình 13 cho thấy trong trường hợp hiện tại, bất kể hệ thống tham chiếu nào trong ba hệ thống được sử dụng để chuẩn hóa, các sự đóng góp tương đối vào các loại tác động nóng lên toàn cầu và độc đối với người thông qua tiếp xúc với không khí là chiếm ưu thế. Loại Khí A có các kết quả của chỉ số thấp nhất cho cả hai loại tác động này, ưu thế này có vẻ ổn định theo thời gian và không phụ thuộc vào sự khác biệt đưa ra trong chuẩn hóa theo quy mô không gian của các tác động khác nhau.
Kết luận cho phương án nào là tốt hơn không chỉ phụ thuộc vào dữ liệu này mà còn phụ thuộc vào ý nghĩa, tầm quan trọng được ấn định cho từng loại tác động, tức là, về việc phân nhóm, xếp hạng hoặc lập trọng số.
5.5 Ví dụ 7 - Chuẩn hóa trong nghiên cứu quản lý chất thải
5.5.1 Tính toán độ lớn của các kết quả chỉ số loại tác động liên quan đến thông tin tham chiếu (chuẩn hóa): Ví dụ về chuyển đổi các kết quả chỉ số sử dụng một số giá trị tham chiếu đã chọn (chuẩn hóa) (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3.2)
5.5.1.1 Tổng quan
Mục đích của ví dụ này là chỉ ra cách thức chuẩn hóa các kết quả của LCIA có thể sử dụng như một biện pháp để truyền đạt kết quả này cho công dân của chính quyền địa phương. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải nhất quán và minh bạch khi sử dụng các thông tin tham chiếu, đặc biệt khi sử dụng các hệ thống tham chiếu khác nhau. Ngoài ra ví dụ này cũng đặt ra vấn đề về nguy cơ khi công chúng hiểu sai, điều này dẫn đến các dữ kiện bổ sung được đưa vào quá trình chuẩn hóa.
5.5.1.2 Xác định sự cần thiết chuẩn hóa (đề cập đến mục tiêu và phạm vi)
Trong trường hợp thực tế sau, LCIA được áp dụng cho các hệ thống quản lý chất thải tích hợp. Mục tiêu của LCIA là đánh giá các hậu quả môi trường từ việc áp dụng thực hiện hệ thống quản lý chất thải tích hợp của chính quyền địa phương. Nghiên cứu LCIA so sánh hai kịch bản: kịch bản A (xử lý một lần bằng thiêu đốt) và kịch bản B (tách việc thu gom/tái chế phần đóng gói và đốt phần còn lại).
Chính quyền địa phương dự kiến sử dụng các kết quả phân tích để khuyến khích phân loại rác thải của các hộ gia đình. Điều này giải thích tại sao việc chuẩn hóa được khám phá như một phương tiện để truyền đạt ý nghĩa của các kết quả cho các công dân địa phương.
5.5.1.3 Xem xét sự cần thiết, các chuẩn cứ và các thông tin tham chiếu
Các kết quả được chuẩn hóa gồm hai loại dữ liệu:
- Các kết quả kiểm kê:
- Sự tiêu thụ nước;
- Sự hình thành chất thải không nguy hiểm;
- Sự Ô nhiễm nguồn nước: COD, BOD5, các chất lơ lửng.
- Các kết quả của chỉ số từ các đặc tính:
- Tổng tiêu thụ năng lượng ban đầu (có thể tái tạo/không tái tạo);
- Tiềm năng nóng lên toàn cầu;
- Sự axit hóa.
CHÚ THÍCH: Ba loại đầu tiên được xác định tại mức của các kết quả kiểm kê.
Các dữ liệu này9) đã được lựa chọn vì chúng phù hợp với các chuẩn cứ sau:
- Có liên quan đến các cơ sở dữ liệu được công khai;
- Đáng tin cậy về mặt sử dụng có liên quan trong phạm vi LCIA;
- Các bộ dữ liệu để chuẩn hóa có sẵn ở cấp quốc gia.
Các dòng khác như đioxin, kim loại nặng và VOC chưa được chuẩn hóa do thiếu các dữ liệu tham chiếu tin cậy. Chúng cần được phân tích, sử dụng các loại công cụ môi trường khác (ví dụ, đánh giá rủi ro), chính xác hơn và tin cậy hơn trong ngữ cảnh có cơ sở dữ liệu cấp địa phương.
LCIA đã được đánh giá cho cả hai kịch bản A và B. Theo việc xây dựng các hệ thống, kết quả của việc so sánh các hệ thống nằm trong sự khác biệt giữa hai bộ kết quả. Các số âm đối với kịch bản A và B xuất phát từ phương pháp sử dụng để xây dựng cả hai hệ thống, có tính đến các tác động được tránh cho thu hồi năng lượng và thu hồi vật liệu.
Đơn vị chức năng được xác định là: thu gom và xử lý lượng chất thải phát sinh trong một năm bởi một địa phương gồm 50000 cư dân sống tại Pháp. Các kết quả chi tiết trong Bảng 35 liên quan đến một Địa phương cụ thể đã được nghiên cứu và chỉ minh họa cho ví dụ này. Không có kết quả hoặc kết luận nào có thể được áp dụng cho bất kỳ tình huống nào khác.
Các dữ liệu liên quan đến quá trình thu gom, xử lý và thu hồi năng lượng là các thông số của địa phương, trong khi các dữ liệu về năng lượng và tái chế là đại diện cho một tình huống trạng thái trung bình ở Pháp.
Bảng 35 Các kết quả của LCA so sánh đối với việc quản lý chất thải của một địa phương ở Pháp (50000 người dân)
|
Kịch bản A Xử lý một lần |
Kịch bản B Quản lý chất thải tích hợp |
Hướng của tác động môi trường |
Sự khác nhau giữa kịch bản B và A |
Các kết quả kiểm kê |
|
|
|
|
Tiêu thụ nước, m3 |
71567 |
37319 |
Tiết kiệm nước |
34248 m3 |
Rác thải gia đình, tấn |
-287 |
-2820 |
Tránh thải bỏ |
2533 tấn |
Ô nhiễm nguồn nước, kg |
|
|
Ô nhiễm nước |
|
COD |
20770 |
21280 |
Sinh ra |
510 kg |
BODs |
1052 |
1050 |
Tránh |
-2kg |
Chất rắn lơ lửng |
1252 |
459 |
Tránh |
- 795 kg |
Các kết quả chỉ số |
|
|
|
|
Tổng năng lượng ban đầu, triệu MJ |
-256 |
-330 |
Tiết kiệm năng lượng |
74 triệu MJ |
Năng lượng không tái tạo, triệu MJ |
-253 |
-298 |
Tiết kiệm năng lượng |
45 triệu M J |
Năng lượng tái tạo, triệu MJ |
-3 |
-32 |
Tiết kiệm năng lượng |
29 triệu MJ |
Tiềm năng nóng lên toàn cầu 20 năm, tấn CO2 eq. |
-21066 |
-23304 |
Tránh phát thải GWP |
2238 tấn CO2 eq. |
Axit hóa, kg H+eq. |
-5976 |
-7143 |
Tránh phát thải có tính axit |
1455 kg H+eq. |
5.5.1.4 Lựa chọn một hoặc nhiều hệ thống tham chiếu được sử dụng
Tám loại dòng và các chỉ số loại tác động đã chọn có liên quan càng nhiều càng tốt với các tác động “tương đương bình quân trên đầu người” trên cơ sở hàng năm. Để phù hợp mục đích của chuẩn hóa trong trường hợp này (tức là, có liên quan các hậu quả về môi trường của việc tách riêng thu gom và tái chế chất thải từ hộ gia đình đối với các chỉ số “bình quân đầu người”), điều quan trọng là cần cân nhắc:
- Khu vực địa lý: các dữ liệu quốc gia hoặc khu vực;
- Tham chiếu về thời gian.
Trong trường hợp này, hai loại khung tham chiếu đã được chọn để chuẩn hóa các chỉ số môi trường.
- Khung tham chiếu cá nhân bình quân đầu người, phản ánh các tác động môi trường trên mỗi cư dân, từ các hoạt động hàng ngày (tiêu thụ năng lượng tại gia và/hoặc sự di chuyển cá nhân);
- Khung tham chiếu quốc gia bình quân đầu người, dựa trên các dữ liệu kiểm kê quốc gia về tiêu thụ năng lượng, phát thải vào môi trường và các tác động môi trường chia cho dân số quốc gia: khung tham chiếu này bao gồm các ngành công nghiệp và các hoạt động khác.
Dữ liệu về khí thải và tiêu thụ tài nguyên ở Pháp được công bố một cách thường xuyên. Bước đầu tiên, trước khi chọn hệ thống tham chiếu, hai hệ thống được trình bày trong Bảng 36 để đánh giá sự khác biệt giữa chúng. Các tham chiếu này nhất quán vì chúng được tính toán cho một người tương tự trong cùng khoảng thời gian và xảy ra ở cùng một nơi.
5.5.1.5 Tính toán kết quả chuẩn hóa
Các kết quả trong Bảng 35 được chuẩn hóa theo hai hệ thống tham chiếu nêu tại Bảng 36 và thể hiện trong Bảng 37. Trong Bảng 36, hai tham chiếu cố thể được so sánh.
Bảng 36 - Trình bày hai hệ thống tham chiếu sử dụng trong Ví dụ 7
Chỉ số |
Bình quân đầu người dựa trên sự tiêu thụ tại gia và dịch chuyển cá nhân |
Bình quân đầu người theo quốc gia dựa trên mức trung bình quốc gia của Pháp |
Tiêu thụ nước |
|
Dòng chảy vào mạng lưới công cộng |
|
150 lít/ngày 54,75 m3/năm [45] |
1871 lít/ngày 683 m3/năm [46] |
Rác thải hộ gia đình |
420 kg/năm [50] |
825 kg/năm [51] |
Ô nhiễm nguồn nước |
COD 130 g/ngày BOD5:65 g/ngày Các chất lơ lửng: 70 g/ngày [45] |
Không có sẵn tham chiếu trên cơ sở bình quân đầu người |
Tổng tiêu thụ năng lượng ban đầu |
Tiêu thụ trên cư dân tại gia đình 30000 MJ/năm [47] |
Tổng tiêu thụ năng lượng ban đầu cho Pháp 249,36 Mtep 174603MJ/ bình quân quốc gia năm |
Năng lượng không tái tạo |
|
Tổng tiêu thụ năng lượng không tái tạo của Pháp 237,62 Mtep 166412 MJ/bình quân quốc gia trên năm [48] |
Tiềm năng nóng lên toàn cầu |
1456 kg CO2eq./bình quân cá nhân/người trên năm cho sưởi ấm nhà và văn phòng [52] |
8680 kg CO2eq./năm [49] |
Axit hóa |
238 g H+eq./bình quân cá nhân/năm đối với di chuyển cá nhân [52] |
1,86 kg H+eq./năm [49] |
Bảng 37 - Các kết quả chuẩn hóa cho hai kịch bản quản lý chất thải từ các hộ gia đình tại một địa phương của Pháp (50000 người) - không áp dụng cho các trường hợp khác
|
Kịch bản A |
Kịch bản B |
||||
|
Kết quả |
Chuẩn hóa trên bình quân đầu người |
Chuẩn hóa trên bình quân quốc gia |
Kết quả |
Chuẩn hóa trên bình quân đầu người |
Chuẩn hóa trên bình quân quốc gia |
Các kết quả kiểm kê |
|
|
|
|
|
|
Tiêu thụ nước |
71567m3 |
1307 |
105 |
37319 m3 |
682 |
1 |
Rác thải gia đình |
- 287 tấn |
-683 |
-348 |
- 2820 tấn |
-6714 |
-3418 |
Ô nhiễm nước |
|
|
|
|
|
|
COD |
20770 kg |
159769 |
|
21280 kg |
163692 |
|
BOD5 |
1052 kg |
16185 |
|
1050 kg |
16154 |
|
Chất rắn lơ lửng |
1252 kg |
17886 |
|
459 kg |
6557 |
|
Các kết quả của chỉ số |
|
|
|
|
|
|
Tổng năng lượng ban đầu |
-256 triệu MJ |
-8533 |
-1466 |
-330 |
-11000 |
-1890 |
Năng lượng không tái tạo, triệu MJ |
-253 triệu MJ |
|
-1520 |
-298 |
|
-1791 |
Tiềm năng nóng lên toàn cầu 20 năm, tấn CO2eq. |
-21066 tấn CO2 eq. |
-14468 |
-2427 |
- 23304 tấn CO2 eq. |
-16005 |
-2685 |
Axit hóa |
-5976 kg H+eq. |
-25109 |
-3213 |
-7431 kg H+eq. |
-31223 |
-3995 |
Bảng 38 - Ảnh hưởng của hệ thống tham chiếu trong việc chuẩn hóa các kết quả so sánh LCIA cho hai lựa chọn quản lý chất thải cho một địa phương ở Pháp (50000 dân)
Lợi ích hoặc chi phí về môi trường |
Khác biệt |
Chuẩn hóa dựa trên chuẩn bình quân đầu người |
Chuẩn hóa dựa trên bình quân quốc gia của Pháp |
Tiết kiệm nước |
34248 m3 |
630 người |
Trung bình 100 người |
Tránh tạo chất thải |
2533 tấn |
6000 người |
3070 người trung bình |
Ô nhiễm nguồn nước |
|
|
|
COD (Sinh ra) |
(510 kg) |
(3900 người) |
|
Tránh BOD5 |
2 kg |
30 người |
|
Tránh chất rắn lơ lửng |
795 kg |
11300 người |
|
Tiết kiệm tổng năng lượng ban đầu |
74 triệu MJ |
2470 người |
430 người trung bình |
Tiết kiệm năng lượng không tái tạo |
45 triệu MJ |
|
270 người trung bình |
Tránh phát thải GWP |
2238 tấn CO2eq. |
1537 người đối với sưởi gia đình và văn phòng |
257 người trung bình |
Tránh phát thải axít hóa |
1455 tấn H+eq. |
6110 người tương đương đối với di chuyển |
872 người trung bình |
chuẩn hóa trên bình quân người các tác động quản lý chất thải từ hộ gia đình đối với địa phương X (50000 người)
Hình 14 - Chuẩn hóa trên bình quân đầu người trên cơ sở cá nhân địa phương
chuẩn hóa trên bình quân đầu người quốc gia các tác động quản lý chất thải từ hộ gia đình đối với địa phương X (50000 người)
Hình 15 - Chuẩn hóa - trên bình quân đầu người trên cơ sở quốc gia
Giải thích: Trong các Hình 14 và Hình 15 sử dụng các tỷ lệ như nhau. Ở đây có sự khác nhau giữa độ lớn của các giá trị nhưng xu hướng tương tự nhau ở cả hai hình.
5.5.1.6 Mô tả ảnh hưởng của các kết quả nghiên cứu
Việc chuẩn hóa các kết quả LCIA cho phép hiểu rõ, tầm quan trọng của các tác động quan sát được, khi so sánh với các hoạt động khác ở cấp độ quốc gia.
Khi dựa trên chuẩn “bình quân đầu người - cá nhân”, các con số được chuẩn hóa là rất có ý nghĩa vì chúng được dựa trên cơ sở các hoạt động hàng ngày của cư dân, ví dụ:
- Tránh các phát thải axit hóa vào không khí do tái chế phần đóng gói từ địa phương đại diện cho số lượng các chất gây ô nhiễm phát thải cho việc dịch chuyển 6000 cư dân mỗi năm, đại diện cho 12 % dân số của địa phương;
- Tiết kiệm năng lượng do tái chế phần đóng gói từ địa phương tương đương với mức tiêu thụ năng lượng của 2500 cư dân (tức là 5 % dân số địa phương), điều này cho thấy sự quan trọng của độ lớn;
- Tránh phát thải GWP tương ứng với phát thải phát ra từ hệ thống sưởi ấm từ các hộ gia đình và văn phòng đối với 1500 cư dân (3 % dân số);
- Tránh phát thải chất thải đại diện cho lượng thải ra do 6000 cư dân - 12 % dân số địa phương.
Nếu việc chuẩn hóa được dựa trên các giá trị “bình quân đầu người - quốc gia” - có thể gồm tiêu thụ năng lượng từ các ngành công nghiệp, giao thông và nông nghiệp, thì các giá trị chuẩn hóa là không đáng kể.
Việc sử dụng chỉ số tham chiếu “bình quân đầu người - cá nhân” cho thấy thích hợp hơn với mục đích chuẩn hóa. Trong nghiên cứu này, mục đích của chuẩn hóa là nhằm chỉ ra giá trị tương ứng của các hậu quả môi trường từ việc tái chế chất thải từ các hộ gia đình tại quy mô của mỗi cư dân nhằm khuyến khích và đánh giá sự đóng góp từ việc tham gia của họ, khi so với các tác động khác từ các hoạt động hàng ngày của họ.
5.5.1.7 Nguy cơ của loại truyền thông này
Hai sơ đồ Hình 14 và Hình 15 cho thấy các giá trị của các chỉ số chuẩn hóa rất khác nhau, và chúng phụ thuộc vào khung tham chiếu đã chọn. Trong quá trình truyền thông, sử dụng tham chiếu quốc gia bình quân đầu người có xu hướng làm giảm đi tầm quan trọng của các tác động môi trường của các quá trình quản lý chất thải và có thể được sử dụng sai để biện minh cho một vị trí “không thay đổi”.
Mặt khác, ví dụ này cũng chỉ ra rằng quy mô tham chiếu sử dụng cần phải nhất quán. Ví dụ, quy mô tham chiếu cá nhân bình quân đầu người sử dụng khung tham chiếu khác nhau cho hai loại khí thải: giao thông cá nhân bình quân trên đầu người, đối với các khí axit hóa và sưởi ấm nhà đối với khí nhà kính. Các hoạt động bao gồm trong tham chiếu cá nhân bình quân đầu người không giống nhau đối với tất cả các chỉ số. Điều này có thể được cải tiến bằng cách xác định một tham chiếu cá nhân bình quân đầu người mới bao gồm cả hai loại sưởi ấm cho nhà và giao thông cá nhân.
Ngoài ra, cần phải chỉ ra rằng việc sử dụng một khung tham chiếu nhất định (ví dụ, khí thải giao thông) đối với các khí axit hóa có thể gây cho tâm trí của người đọc các tác động ngầm khác (tiếng ồn, khói, mùi, các tai nạn) mà có thể làm sai lệch thông tin, dữ liệu.
Cuối cùng, một sai lệch tiềm ẩn khác nằm ở cách mà người đọc diễn giải các giá trị chuẩn hóa. Người đọc có thể tưởng tượng rằng lợi ích môi trường theo cá nhân bình quân đầu người là hữu hình ở cấp địa phương. Điều này không nhất thiết phải là trường hợp mà các kết quả của LCIA tính đến các ảnh hưởng ngược dòng và hạ lưu có thể xảy ra nhiều km cách xa địa phương, và thậm chí ở nước ngoài, xa như khi khai thác các nguồn tài nguyên liên quan. Chúng cũng có thể xảy ra tại khung thời gian khác nhau (ví dụ, phát thải từ các bãi rác sinh học).
Cách tiếp cận này có thể không đề cập vấn đề một cách đầy đủ, vì các đối tượng khác như đioxin, VOC và các kim loại nặng vẫn cần phải nghiên cứu.
5.6.1 Phân nhóm: mô tả ảnh hưởng đối với các kết quả nghiên cứu (TCVN ISO 14044:2011)
Trong Ví dụ 1, có thể nhận thấy hiệu ứng sau đây đối với các kết quả nghiên cứu. Trong biên dạng LCIA chuẩn hóa các tác động oxy quang hóa có vẻ là quan trọng nhất, tiếp theo là biến đổi khí hậu. Nhìn vào hai loại phân nhóm, dường như có một sự cân bằng: đóng góp lớn nhất là sự tạo thành oxy quang hóa, một loại tác động khu vực có sự ưu tiên thấp trong chính sách môi trường của quốc gia X, trong đó sự đóng góp vào quá trình biến đổi khí hậu là thứ hai theo độ lớn nhưng lại liên quan đến loại tác động toàn cầu có mức ưu tiên cao trong chính sách môi trường của quốc gia cụ thể (xem Bảng 47 và Bảng 49). Tuy nhiên, kết quả cơ bản cho thấy hiệu suất tốt hơn đối với vật liệu B cho các đường ống dẫn khí là không thay đổi vì thứ tự giữa các loại vật liệu giữ đúng đối với tất cả các loại tác động được xét.
5.6.2 Trọng số: lựa chọn phương pháp trọng số và xác định hệ số trọng số (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3.4)
Trong Ví dụ 1, lập trọng số bằng cách sử dụng các hội đồng xã hội. Hội đồng bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất và phân phối năng lượng tại quốc gia X. Các hệ số sử dụng cùng nhau bằng 1,000 và như dưới đây[23].
Bảng 39 - Các hệ số trọng số được chọn trong Ví dụ 1
Biến đổi khí hậu |
Suy giảm ozon tầng bình lưu |
Hình thành chất oxy quang hóa |
Axit hóa |
Làm giàu chất dinh dưỡng |
Độc đối với người |
Độc sinh thái |
0,278 |
0,104 |
0,100 |
0,148 |
0,113 |
0,130 |
0,130 |
5.6.2.1 Tính toán các kết quả trọng số
Nói chung, tính toán kết quả trọng số gồm hai bước: chuyển đổi các kết quả chuẩn hóa bằng cách nhân chúng với các hệ số trọng số được chọn cho các loại tác động khác nhau, và tập hợp các kết quả chuyển đổi thành một điểm duy nhất (hoặc một số ít các điểm).
Các kết quả của Ví dụ 1 được đưa vào các Bảng 46 đến 49. Trong ví dụ này các kết quả chuyển hóa đã chuyển đổi cho thấy các giá trị cao nhất đối với loại tác động biến đổi khí hậu, sau đó là tác động tạo thành chất oxy quang hóa và axit hóa. Cho đến nay tác động độc sinh thái mang lại kết quả thấp nhất đối với trường hợp đã chọn. Các phát hiện này phù hợp với các kết quả phân nhóm tại 5.10.
5.6.2.2 Phân tích độ nhạy đối với các kết quả trọng số
Trong Ví dụ 1, phép phân tích độ nhạy về các kết quả trọng số được thực hiện bằng cách sử dụng tập hợp các hệ số trọng số khác nhau, trong đó đặc biệt tác động hình thành chất oxy quang hóa có trọng số ít hơn, và loại tác động axit hóa và làm giàu chất dinh dưỡng là có trọng số cao hơn, phù hợp chính sách môi trường của quốc gia X. Tập hợp trọng số trình bày dưới đây; các kết quả cũng bao gồm trong các Bảng 46 đến Bảng 49. Cùng với tập hợp trọng số thứ hai này loại tác động biến đổi khí hậu duy trì ở vị trí thứ nhất. Loại tác động hình thành chất oxy quang hóa chuyển từ vị trí thứ hai sang vị trí thứ ba và loại tác động axit hóa từ vị trí thứ ba sang vị trí thứ hai.
Bảng 40 - Các hệ số trọng số khác nhau đối với tập hợp trọng số của ví dụ gốc
|
Biến đổi khí hậu |
Suy giảm ozon tầng bình lưu |
Hình thành oxy quang hóa |
Axit hóa |
Làm giàu chất dinh dưỡng |
Độc đối với người |
Độc sinh thái |
Tập hợp đầu tiên |
0,278 |
0,104 |
0,100 |
0,148 |
0,113 |
0,130 |
0,130 |
Tập hợp khác |
0,250 |
0,100 |
0,050 |
0,200 |
0,200 |
0,100 |
0,100 |
Các kết quả trọng số sử dụng tập hợp đầu tiên của các hệ số trọng số là:
- Đối với Vật liệu A: 4,36 E-07 (xem Bảng 47).
- Đối với Vật liệu B: 2,98 E-07 (xem Bảng 49).
Trong khi các kết quả sử dụng tập hợp khác thay thế là:
- Đối với Vật liệu A: 3,84 E-07 (xem Bảng 47).
- Đối với Vật liệu B: 2,26 E-07 (xem Bảng 49).
Tập hợp khác thay thế không thay đổi thứ tự ưu tiên giữa hai loại vật liệu.
5.7.1 Trọng số (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3.4)
Trong Ví dụ 5, các hệ số trọng số [40] được xác định là khả năng chi trả của mọi người nhằm tránh sự thay đổi các giá trị của chỉ số. Các hệ số trọng số được biểu thị theo ELU trên đơn vị chỉ số. Một ELU bằng một EURO trong các điều kiện xác định.
Bảng 41 - Trọng số của các kết quả chỉ số
Tên loại tác động |
Kết quả tổng
hợp của chỉ số trên f.u. |
Kết quả tổng
hợp của chỉ số
trên f.u. |
Hệ số trọng số, (ELU/đơn vị chỉ số loại tác động) |
Độ không đảm bảo trong hệ số trọng số,a |
Kết quả trọng
số, |
Kết quả trọng
số, |
Quặng Al |
0,854 |
0 |
0,439 |
2 |
0,375 |
0 |
Than trong đất |
3,056 |
0,826 |
0,0498 |
2 |
0,152 |
0,0411 |
Cây trồng |
0,0755 |
0,0721 |
0,15 |
2 |
0,0113 |
0,0108 |
Cá & thịt |
-0,00243 |
- 0,00238 |
1 |
2 |
- 0,00243 |
- 0,00238 |
Bệnh tật |
2,11E-05 |
1,95E-05 |
10000 |
3 |
0,211 |
0,195 |
NEX |
3,57E-13 |
3,51E-13 |
1,1E+11 |
3 |
0,0393 |
0,0386 |
Khó chịu |
0,000819 |
0,000503 |
100 |
3 |
0,0819 |
0,0503 |
Dầu trong đất |
6,541 |
9,405 |
0,506 |
1,4 |
3,310 |
4,76 |
Bệnh nặng |
9,85E-06 |
9,61E-06 |
100000 |
3 |
0,985 |
0,0961 |
Gỗ |
-1,305 |
-1,28 |
0,04 |
1,4 |
- 0,0522 |
-0,0512 |
YOLL |
3,06E-05 |
2,74E-05 |
85000 |
3 |
2,600 |
2,33 |
|
|
|
3,11 |
0,55 |
||
|
|
|
|
TỔNG |
10,82 |
8,88 |
a Tương ứng với độ lệch chuẩn theo phân phối loga chuẩn |
Trong Bảng 41 các kết quả của chỉ số từ Bảng 25 được nhân với các hệ số trọng số cho từng chỉ số của loại tác động và các kết quả này được cộng vào để cho các kết quả tổng hợp bằng 10,82 ELU/f.u đối với Kịch bản A và bằng 8,88 ELU/f.u đối với Kịch bản B.
5.8 Ví dụ 8 - Phương pháp xác định các hệ số trọng số
5.8.1 Trọng số (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3.4)
5.8.1.1 Tổng quan - Ví dụ phương pháp xác định hệ số trọng số sử dụng hội đồng chuyên gia
Ví dụ này đề cập đến phương pháp xác định các hệ số trọng số theo cách sử dụng hội đồng chuyên gia. Có hai bước, bước thứ nhất ghi điểm các chỉ số tại mức trung gian tại từng điểm kết thúc. Bước thứ hai so sánh các điểm kết thúc với nhau, về mặt này khác với Ví dụ 1, (so sánh các chỉ số của mức trung gian) và khác với Ví dụ 4 (so sánh các chỉ số của mức tại điểm kết thúc).
Các hệ số trọng số có liên quan với TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3.4.1:
"Lập trọng số là quá trình chuyển đổi các kết quả chỉ số của các loại tác động khác nhau bằng việc sử dụng hệ số bằng con số dựa trên các sự chọn lựa giá trị.
- Để chuyển đổi các kết quả chỉ số hoặc kết quả chuẩn hóa với các hệ số trọng số đã chọn."
Mục đích của ví dụ này là để chứng minh việc xây dựng phương pháp trọng số để đánh giá tác động môi trường. Các kết quả nhận được trong ví dụ này chỉ sử dụng cho mục đích chứng minh và chưa được chính thức sử dụng.
5.8.1.2 Phương pháp trọng số
Ý nghĩa, tầm quan trọng của các loại tác động có thể xác định theo phương pháp sau đây. Một ví dụ mà trong đó tồn tại hai điểm kết thúc cho ba loại được sử dụng để chứng minh điều này. Đối với điểm kết thúc đầu tiên, phân tích điểm của từng loại tác động bằng cách so sánh tác động của nó so với mức độ thiệt hại do các loại tác động khác gây ra. Điểm kết thúc thứ hai được xử lý tương tự. Tổng điểm của cả ba loại loại tác động được đặt bằng 1,00 (xem Bảng 42 và Hình 16).
Đối với từng điểm kết thúc, phân định điểm số tương đối cho tầm quan trọng bằng cách so sánh thiệt hại của nó với thiệt hại của điểm kết thúc khác xảy ra do các vấn đề môi trường kết hợp. Tổng điểm của hai điểm kết thúc cũng được đặt bằng 1,00 (xem Bảng 43).
Sau khi nhận được hai loại điểm như đã nêu ở trên, nhân chúng và cộng các kết quả đã nhân cho từng loại tác động. Tổng cho từng loại tác động có thể chuyển thành một số đơn giản cho dễ hiểu: ở đây tổng điểm được đặt là 1,00. Các điểm đã chuyển đổi này cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng tương đối của từng loại tác động (xem Bảng 44).
Hệ số trọng số được tính bằng cách chia tầm quan trọng tương đối cho tải lượng môi trường hàng năm của từng loại tác động.
Bảng 42 - Ghi điểm các chỉ số của loại tác động tại từng điểm kết thúc
|
Chỉ số của loại tác động |
Tổng |
|||
C1 |
C2 |
C3 |
|||
Điểm kết thúc |
E1 |
S1,1 |
S1,2 |
S1,3 |
1,00 |
E2 |
S2,1 |
S2,2 |
S2,3 |
1,00 |
Bảng 43 - Ghi điểm cho điểm kết thúc
|
Điểm kết thúc |
Tổng |
|
E1 |
E2 |
||
Tầm quan trọng tương đối |
a |
b |
1,00 |
Bảng 44 - Tầm quan trọng của các chỉ số loại tác động
|
Điếm kết thúc |
Tổng |
Tầm quan trọng tương đối |
||
E1 |
E1 |
||||
Chỉ số của loại tác động |
C1 |
a x S1,1 |
b x S2,1 |
T1 = a x S1,1 + b x S2,1 |
T1/Ti |
C2 |
a x S1,2 |
b x S2,2 |
T2 = a x S1,2 + b x S2,2 |
T2/Ti |
|
C3 |
a x S1,3 |
b x S2,3 |
T3 = a x S1,3 + b x S2,3 |
T3/Ti |
|
Tổng |
a x ∑S1,i |
b x∑S2,i |
Ti = a x ∑S1,i+ b x∑S2,i |
1,00 |
5.8.1.3 Xác định hệ số trọng số
Hình 16 - Sử dụng từng điểm kết thúc ghi điểm các chỉ số của loại tác động
5.8.1.4 Các loại tác động
Cuộc họp đầu tiên đã liệt kê các vấn đề về môi trường quan trọng đối với quốc gia [53]. Hai mươi lăm chuyên gia gồm: các quan chức về môi trường, các nhân viên chính quyền địa phương, các giáo sư từ các trường đại học, các nhà tư vấn và các nhà nghiên cứu từ các viện nghiên cứu quốc gia đã tham gia. Sáu loại tác động sau đây đã được lựa chọn:
- Biến đổi khí hậu toàn cầu: Sự nóng lên toàn cầu;
- Ô nhiễm không khí trong khu vực: Ô nhiễm không khí do nitơ oxit và chất ôxy hóa, v.v...
- Ô nhiễm sông, hồ, đầm lầy và biển: Sự phú dưỡng.
- Hóa chất độc hại: Ô nhiễm đất, nước và không khí do hợp chất clo hữu cơ, đioxin và benzen, v.v...
- Phá hủy các khu vực tự nhiên: phát triển như phá rừng, khai phá bờ biển và xây đập, v.v...
- Sản xuất/tiêu thụ/thải bỏ hàng loạt: Sử dụng rất nhiều tài nguyên, năng lượng và đất đai.
5.8.1.5 Các điểm kết thúc
Cuộc họp thứ hai[53], đã có hai mươi mốt thành viên ban đầu tham dự và bổ sung thêm bốn thành viên: Tổng số là hai mươi lăm thành viên. Cuộc họp đã tiến hành xác định các điểm kết thúc thích hợp. Kết quả là, bốn điểm kết thúc sau đây đã được lựa chọn:
- Ảnh hưởng sức khỏe: Tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật, tăng sự đau thể chất do bệnh tật;
- Cơ sở cho sản xuất và sinh hoạt: Suy giảm nguồn lực có hạn, gây thiệt hại cho sản xuất lương thực và các vật liệu cơ bản;
- Ảnh hưởng hệ sinh thái: Làm chết và gây đột biến cho đời sống tự nhiên, giảm tuổi thọ và các giống loài, làm thay đổi hệ sinh thái
- Ảnh hưởng tinh thần: Mất đi sự yên bình, gây sợ hãi, sợ hãi đến từ những tác động không rõ, và làm cho lương tâm tội lỗi thông qua sự lo ngại về việc làm tổn thương người khác.
5.8.1.6 Các hệ số trọng số
Tất cả các thành viên tham gia đã tính điểm sáu loại tác động tại từng điểm kết thúc. Họ đã ước tính các thiệt hại có thể mang lại trong 50 năm tới, với giả định rằng tải lượng môi trường hiện tại vẫn còn tiếp tục (xem Hình 17 và Bảng 42). Các thành viên tham gia cũng tính điểm cho bốn điểm cuối (xem Hình 18 và Bảng 43). Sử dụng các giá trị trung bình thu được từ 25 thành viên tham gia, tổng số điểm được tính cho các loại tác động. Các điểm này được chỉ định để chỉ ra mức quan trọng thể hiện bằng các loại tác động tại quốc gia đó (xem Hình 19 và Bảng 44). Bảng 45 chỉ ra các hệ số trọng số thu được bằng cách chia mức quan trọng của các loại tác động cho tải lượng môi trường hàng năm.
Hình 17 - Tính điểm các chỉ số của loại tác động tại từng điểm kết thúc
Hình 18 - Tính điểm cho các điểm kết thúc
Hình 19 - Tầm quan trọng của các loại tác động trong các vấn đề về môi trường của Nhật Bản
Bảng 45 - Tính toán hệ số trọng số
Loại tác động |
Tầm quan trọng (a) |
Tải lượng môi trường hàng năm (b) (đơn vị) |
Hệ số trọng số (a/b) (đơn vị) |
Biến đổi khí hậu toàn cầu |
0,18 |
4,3E + 13 (CO2eqiv.-kg x y-1) |
4,2E-15 (CO2eqiv.-kg)-1 x y |
Ô nhiễm không khí trong khu vực |
0,13 |
|
|
Ô nhiễm sông, hồ, đầm lầy và biển |
0,15 |
1,7E + 09 (N-kg x y-1) |
1,8E -10 ((N-kg)-1 x y) |
Hóa chất độc hại |
0,23 |
|
|
Phá hủy các khu vực tự nhiên |
0,18 |
|
|
Sản xuất/tiêu thụ/ thải bỏ hàng loạt |
0,14 |
5,0E + 10 (Chất rắn-kg x y-1) |
2,8E -12 ((Chất rắn-kg)-1 x y) |
Các hệ số trọng số đã được tính toán cho ba loại tác động sau đây - Biến đổi khí hậu toàn cầu; ô nhiễm sông, hồ, đầm lầy và biển, và Sản xuất/tiêu thụ/thải bỏ hàng loạt. Các kết quả LCI của tải lượng môi trường hàng năm của quốc gia là không rõ ràng đối với hai loại tác động về hóa chất độc hại và phá hủy các khu vực tự nhiên. Không sẵn có chỉ số của loại tác động đối với tác động ô nhiễm không khí trong khu vực do đã không xây dựng mô hình đặc tính. Loại tác động biến đổi khí hậu toàn cầu được coi là sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy, Khí thải nhà kính tương đương cacbon dioxit (được chuyển đổi thành GWP 100 toàn cầu) đã được sử dụng làm chỉ số của loại tác động [54] [55]. Ô nhiễm sông, hồ, đầm lầy và biển được coi là sự phú dưỡng, do vậy khí thải nitơ trong quốc gia này [56], được sử dụng như một tải lượng môi trường. Sản xuất/tiêu thụ/thải bỏ hàng loạt được coi là các vấn đề về chất thải. Lượng các chất thải bỏ[57], cũng được coi là một tải lượng môi trường. Các yếu tố này được sử dụng như các chỉ số của loại tác động.
5.8.1.6.1 Kết luận
Theo kết quả, hai mươi lăm chuyên gia về môi trường đã chọn sáu loại tác động và đã tính mức quan trọng của các loại tác động này. Mức quan trọng của từng loại tác động được chia cho tải lượng môi trường hàng năm để tính các hệ số trọng số. Các hệ số trọng số được tính cho ba loại tác động.
5.9.1 Phân tích chất lượng dữ liệu LCIA bổ sung (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.4)
5.9.1.1 Phân tích trọng lực
Sau đây, thực hiện phép phân tích trọng lực cho Ví dụ 1. Đối với các loại tác động khác nhau phép phân tích sẽ mô tả các kết quả LCI nào sẽ đóng góp vào các kết quả của chỉ số, và sau đó các quá trình đơn vi nào đóng góp vào các kết quả LCI tương ứng.
a) Biến đổi khí hậu
Đối với hai hệ thống, các hiệu ứng về biến đổi khí hậu là do mêtan và CO2, sự đóng góp lớn nhất là từ mêtan. Đối với tất cả các hệ thống khí mêtan gần như được giải phóng hoàn toàn dưới dạng rò rỉ khí trong quá trình phân phối khí tại các đầu nối giữa các bộ phận của đường ống. Các quá trình khác nhau phát thải CO2 trong suốt vòng đời, cùng với quá trình dịch chuyển và sản xuất vật liệu là tương đối quan trọng. Sự đóng góp của nó là lớn nhất đối với vật liệu A vì có khối lượng nặng.
b) Suy giảm ozon tầng bình lưu
Đối với hai hệ thống, sự suy giảm ozon tác động chủ yếu hoặc hoàn toàn liên quan với halon- 1301, được giải phóng cùng quá trình chế biến dầu và dịch chuyển bằng tàu chở dầu xuyên đại dương. Đặc biệt đối với vật liệu B có sự giải phóng tetraclorometan trong quá trình sản xuất clo.
c) Hình thành chất oxy quang hóa
Đối với hai hệ thống, sự hình thành chất oxy quang hóa là do khí rò rỉ, chủ yếu là mêtan nhưng cũng có một phần nhỏ hơn của êtan và propan.
d) Axit hóa
Đối với hai hệ thống, các hiệu ứng axít hóa là do khí thải SOx và NOx, chủ yếu từ giao thông và sản xuất vật liệu.
e) Sự phú dưỡng
Đối với hai hệ thống, sự phú dưỡng là do NOx và photpho gây ra. Các khí thải NOx do đốt nhiên liệu khi tạo nhiệt, trong quá trình giao thông và sản xuất điện. Nước thải photpho có nguồn gốc từ việc sử dụng than. Các khí thải xuất hiện trong quá trình chôn lấp các chất thải than đá và chủ yếu tại cọc cho các đường ống bằng vật liệu A.
f) Độc đối với người
Cả hai hệ thống đều dẫn đến khí thải NOx, SOx và kim loại nặng và có liên quan đến việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra, các phát thải của kim loại nặng kết nối với các quá trình riêng liên quan đến đường ống bằng vật liệu A, và sử dụng dầu làm nguyên liệu thô đối với các đường ống bằng vật liệu B.
g) Độc sinh thái
Một số chất có liên quan đến quá trình sản xuất vật liệu và sử dụng năng lượng, ví dụ các kim loại nặng và phenol. Cụ thể hơn là chì cromat được sử dụng làm chất màu trong quá trình sản xuất vật liệu B.
CHÚ THÍCH: Đối với các loại độc cần chú ý là tác động của các chất ô nhiễm clo hữu cơ dạng vết không được xét đến. Chúng có thể có tác động đặc biệt đối với đường ống vật liệu B.
5.9.1.2 Phân tích độ không đảm bảo
Trong ví dụ này không có các dữ liệu về độ không đảm bảo của các quy trình đã cho; vì vậy phần này đã không được biên soạn.
5.9.1.3 Phân tích độ nhạy
Trong ví dụ này tiến hành phân tích độ nhạy của các kết quả chỉ số đối với các lựa chọn khác nhau về các mô hình đặc tính. Ảnh hưởng của các yếu tố đặc tính thay thế sau đây được phân tích:
- Biến đổi khí hậu: GWP500 thay vì GWP100 [6][7];
- Axit hóa: Giải phóng AP proton tối đa[17], thay vì tải lượng tới hạn AP[11];
- Phú dưỡng: Tải lượng tới hạn NP [11], thay vì hình thành sinh khối tối đa NP [10].
Ngoài ra có thể tiến hành phân tích độ nhạy đối với các loại tác động độc đối với người và độc sinh thái. Như đã nói ở trên, việc mô hình hóa các loại độc bao gồm một số giả định kỹ thuật và các lựa chọn giá trị, mà bản thân chúng có thể có ảnh hưởng đáng kể và độc lập đối với kết quả đầu ra. Một giả định kỹ thuật là đối với các kim loại đã xét thì không cần phải tính đến sự suy đoán về khả năng sinh học và độc (ví dụ, phân biệt giữa dạng kim loại và dạng ion của kim loại). Nghiên cứu sâu hơn có thể cung cấp các phương pháp tiếp cận và các cơ chế có thể sử dụng để giải thích các sự khác biệt về khả năng sinh học và độc của kim loại và có thể áp dụng trong phạm vi ngữ cảnh của LCA. Một giả định kỹ thuật khác trong phạm vi mô hình USES được điều chỉnh là các phát thải bổ sung của kim loại vào đại dương thực sự phải có khả năng gây ra các tác động môi trường, cho dù các kim loại có các mức nền cao. Vì thế, đối với một số loại kim loại, có thể thích hợp để xác định xem đại dương có được coi là bể không, và không phải là một phần của môi trường. Việc đưa ra các độ không đảm bảo này, trong ví dụ hiện tại chỉ tính đến nước ngọt cho loại tác động độc sinh thái thủy sinh.
Một sự lựa chọn giá trị quan trọng đối với tác động tiềm ẩn của kim loại là khoảng thời gian của các tác động (ví dụ, thời gian vô hạn so với 500 năm so với 100 năm so với 20 năm), nếu giảm khoảng thời gian, ví dụ từ vô hạn đến 100 năm, thì các kết quả của các loại độc sẽ thấp hơn đáng kể, đặc biệt là đối với các tác động của kim loại nặng. Việc sử dụng khoảng thời gian ngắn hơn để đánh giá tác động sẽ mang lại sự tin tưởng hơn vào các kết quả, và các vấn đề như vậy phải được cân nhắc trong pha diễn giải. Sự xây dựng tiếp theo các mô hình đặc tính về độc rất được kỳ vọng, đặc biệt đối với các chất vô cơ như kim loại. Do nhu cầu phát triển hơn nữa, cần thận trọng trong việc giải thích kết quả. Nói chung, thông tin về các phương thức khác cũng có thể cần bổ sung cho quá trình đưa ra quyết định.
Kết quả của việc phân tích độ nhạy như sau. Khi lấy GWP500 thay vì GWP100 các kết quả biến đổi khí hậu giảm xuống đáng kể (giảm hơn 50 %). Điều này là do thực tế là chất mà có đóng góp chủ yếu là mêtan mà khá là ngắn ngủi. Khi thay đổi từ các yếu N/P dựa trên sự hình thành tối đa chất sinh khối sang các yếu tố tái lượng tới hạn, thì có sự gia tăng với một hệ số bằng 5. Đây là một điều do thực tế chỉ tính đến lượng phát thải không khí, nó làm tăng một phần khác trong các kết quả chuẩn hóa: lượng phát thải dinh dưỡng nền vào nước sẽ là rất lớn tại quốc gia x, mang lại các giá trị chuẩn hóa thấp đối với một phát thải nhất định. Vì vậy ở đây phép phân tích độ nhạy trợ giúp xác định tính không hoàn thiện trong các phương pháp mô hình hóa đặc tính cơ bản.
5.10.1 Phân tích chất lượng dữ liệu LCIA bổ sung (TCVN ISO 14044:2011, 4.4.4)
5.10.1.1 Tổng quan
Lựa chọn các chỉ số của tác động tại mức của điểm kết thúc và sử dụng các trọng số có độ không đảm bảo lớn. Vì vậy các phép phân tích độ nhạy và độ không đảm bảo đã được tiến hành nhằm tìm hiểu xem có sự chênh lệch lớn (theo nghĩa thống kê của nó) giữa vật liệu thay thế A và B và loại nào đóng góp nhiều nhất vào độ không đảm bảo. Các hệ số không đảm bảo đối với các kết quả kiểm kê được ước tính bằng 1,02 đối với dầu mỏ (trong đất) và quặng Al, 1,05 đối với CO2 và mỏ than và 1,2 đối với SO2 và NOx. Các hệ số này đại diện cho độ lệch chuẩn trong phân phối lôga chuẩn.
5.10.1.2 Phân tích độ không đảm bảo
Khi so sánh các kết quả trọng số và tập hợp của chỉ số đối với Kịch bản A với các kết quả của Kịch bản B, giảm xuống từ 10,82 đến 8,88 ELU/f.u thu được. Để tìm hiểu xem có sự chênh lệch lớn không, sự mô phỏng của Monte Carlo đã được thực hiện. Kết quả được thể hiện tại Hình 20, trong đó các lỗi loga chuẩn được phân phối ngẫu nhiên, đã được đưa vào cho tất cả các dữ kiện đầu vào. Các hệ số không đảm bảo và các phân phối được trình bày trong các Bảng 24 và Bảng 45 đã sử dụng trong ví dụ này.
Kết quả từ mô phỏng Monte Carlo cho thấy, ví dụ, nếu xác suất khoảng 50 % thì vật liệu B ít nhất 92 khoảng 2 ELU/f.u tốt hơn vật liệu A và nếu xác suất khoảng 70 % thì vật liệu A sẽ tác động nhiều hơn lên môi trường so với vật liệu B. Có thể sử dụng thông tin này theo dạng định tính để biểu thị mức độ chính xác phân tích hoặc định lượng, ví dụ, để ước tính hiệu quả đầu tư trong kết quả hoạt động môi trường. Nếu B được chọn làm vật liệu thay thế với chi phí bằng 100 $, thì hiệu quả đầu tư cao nhất có thể là 40 $. Trong các trường hợp 30 % đưa ra quyết định sai, 70 % đưa ra quyết định đúng. Kết quả thực sẽ là 70 - 30 = 40.
CHÚ THÍCH: Đường cong biểu thị sự phân phối tích lũy.
Hình 20 - Kết quả của mô phỏng Monte Carlo về sự phát triển toàn diện của kết quả hoạt động môi trường khi tăng cường thu hồi năng lượng trong việc quản lý chất thải
5.10.1.3 Phân tích độ nhạy
Do việc đầu tư cải tiến có hiệu quả thấp, nên điều quan tâm cần biết là dữ liệu đầu vào nào đóng góp nhiều nhất vào độ không đảm bảo thể hiện trên Hình 20. Điều này được xác định trong trong một loại phân tích độ nhạy đặc biệt[41]. Trong đó, tất cả các hệ số mà nhân với một dữ liệu đầu vào nhất định nhằm làm thay đổi thứ tự xếp hạng, fi được xác định và tính tỷ số giữa hệ số không đảm bảo và fi đối với từng dữ kiện đầu vào (được gọi là “độ nhạy tương đối”). Các hệ số có các tỷ lệ lớn nhất trong ví dụ này được thể hiện tại Hình 21.
Sự xếp hạng trong Ví dụ 5 là nhạy nhất đối với các dữ liệu kiểm kê về PAH, dầu và CO2 đối với Kịch bản A, B và B tương ứng. Yếu tố đặc tính đối với PAH tiếp theo liên quan đến YOLL chỉ số của loại tác động. Độ nhạy đối với các kết quả của chỉ số của PAH và yếu tố đặc tính của PAH đối với YOLL là đáng chú ý. Mặc dù có sự đóng góp tương đối thấp đối cho kết quả trọng số tổng thể, nhưng nó vẫn đóng góp đáng kể vào độ không đảm bảo trong bảng xếp hạng. Điều này là vì độ không đảm bảo trong các phép đo khí thải và yếu tố đặc tính là tương đối lớn. Tuy nhiên, có thể cải tiến tổng thể độ chính xác nếu các giá trị phát thải của PAH từ hệ thống sản phẩm vật liệu A là chính xác hơn. Các yếu tố đặc tính mới, cụ thể của địa phương cũng có thể được ước tính với độ không đảm bảo kém hơn.
Phân tích trọng lực cũng được thực hiện, nhưng không được hiển thị ở đây, vì nó trông gần như giống như ví dụ gốc. Tuy nhiên, việc sử dụng các kết quả hơi khác nhau. Khi các chỉ số có trọng số và được tổng hợp, thì sự thể hiện các tùy chọn cải tiến sẽ trực tiếp hơn và phù hợp hơn với ngữ cảnh thiết kế.
Hình 21 - Dữ liệu đầu vào đóng góp nhiều nhất vào độ không đảm bảo của thứ tự xếp hạng các phương án
5.11.1 Các kết luận, hạn chế và khuyến nghị (TCVN ISO 14044:2011, 4.5.4)
Xem giải thích trong các ví dụ riêng lẻ và TCVN ISO 14044:2011,4.5.4.
5.11.2 LCIA dự kiến dùng trong xác nhận so sánh để công khai trước công chúng (TCVN ISO14044:2011, 4.4.5)
Xem giải thích trong các ví dụ riêng lẻ và TCVN ISO 14044:2011,4.5.4.
5.11.3 Báo cáo (TCVN ISO 14044:2011, Điều 5)
5.11.3.1 Tóm tắt thực hiện
Báo cáo này được đưa ra như một bản tóm tắt ví dụ để kết luận phần minh họa. Nó không nhằm minh họa các yêu cầu của báo cáo của bên thứ ba như trong TCVN ISO 14044.
Ví dụ 1 tiếp tục bao gồm tất cả các bước quy trình từ TCVN ISO 14044:2011, bắt đầu là lựa chọn các loại tác động đến phân tích chất lượng dữ liệu. Điều này nhằm mục đích so sánh các hậu quả môi trường của hai loại vật liệu khác nhau đối với đường ống dẫn khí của một quốc gia và tại thời điểm xác định các lựa chọn cải tiến. Ví dụ này được dựa trên nghiên cứu thực tế của một công ty ga ở một quốc gia cụ thể. Khi đơn vị chức năng được chọn: cung cấp 20 triệu m3 khí tự nhiên mỗi năm trong mạng phân phối khí giữa hệ thống trung chuyển và 10000 điểm kết nối dịch vụ. Các vật liệu trong đó được gọi là vật liệu A và vật liệu B.
Để chọn các loại tác động, danh mục mặc định các loại tác động [22] được lấy tại thời điểm bắt đầu. Ví dụ tập trung vào khí thải và nước thải. Các loại tác động sau gồm: biến đổi khí hậu, suy giảm ozon tầng bình lưu, hình thành chất ôxy hóa, axit hóa, phú dưỡng, độc của con người và độc sinh thái. Đối với các mô hình đặc tính được sử dụng từ các nguồn khác nhau, tất cả đều được tham chiếu trong văn bản. Các kết quả chỉ số được chuẩn hóa bằng cách sử dụng tổng lượng phát thải chuyển đổi trong một năm, ở quốc gia X.
Các kết quả chuẩn hóa được lựa chọn và xếp hạng, có sử dụng các chuẩn cứ khác nhau. Trọng số trong các loại tác động được thực hiện bằng cách sử dụng các hệ số trọng số theo hội đồng chuyên gia được thiết lập tại quốc gia x. Trong đó bao gồm phép phân tích trọng lực, tập trung vào các kết quả chỉ số, và một phân tích độ nhạy đã được thực hiện bằng cách sử dụng các yếu tố đặc tính khác và các hệ số trọng số khác.
Các kết quả thu được trong ví dụ như sau. Về sự lựa chọn giữa hai loại vật liệu, tổng thể điểm của vật liệu B tốt hơn đáng kể so với vật liệu A. Điều này chủ yếu là do khối lượng nặng của vật liệu A và các tác động cao tiếp theo trong sản xuất và dịch chuyển vật liệu. Do đó từ quan điểm môi trường, vật liệu A không được ưu tiên làm vật liệu sản xuất đường ống. Nhưng cần lưu ý rằng các chất gây ô nhiễm hữu cơ clo dạng vết không được tính đến về mặt định lượng, việc giải phóng chúng có thể có ý nghĩa trong quá trình sản xuất vật liệu B. Điểm này cần chú ý và xử lý tại giai đoạn diễn giải.
Đối với cả hai vật liệu đều có tác động mạnh đến sự hình thành chất oxy quang hóa, do rò rỉ khí tại các điểm nối ống. Đây là một điểm quan trọng để cải tiến, và quan trọng ngang nhau cho cả hai loại vật liệu. Các phân tích độ nhạy đã không dẫn đến các kết luận khác nhưng đặc biệt đã giúp xác định những thiếu sót trong các quy trình tính toán.
5.11.3.2 Dữ liệu và tính toán
Các kết quả chi tiết của Ví dụ 1, quá trình đánh giá tác động của vòng đời đầy đủ, được trình bày trong các Bảng từ 46 đến Bảng 49.
Bảng 46 - Vật liệu A, các yếu tố bắt buộc; Kết quả chi tiết về quá trình đánh giá tác động vòng đời của sản phẩm (LCIA)
Vật liệu A |
||||||||
CÁC YẾU TỐ LCIA BẮT BUỘC |
||||||||
Loại tác động |
Các chất |
Kết quả LCI phân định |
Yếu tố đặc tính |
Kết quả LCI chuyển đổi |
Kết quả chỉ số (Biên dạng LCIA) |
|||
Khí thải |
Nước thải |
Khí thải |
Nước thải |
Khí thải |
Nước thải |
|||
kg |
kg |
Kg...eq/kg |
Kg...eq/kg |
Kg...eq/kg |
Kg...eq/kg |
Kg...eq |
||
Biến đổi khí hậu |
Cácbon dioxit |
4,22E+4 |
|
1,00E+00 |
|
4,22E+04 |
|
1,84E+05 |
HALON-1301 |
1,55E-03 |
|
5,60E+03 |
|
8,66E+00 |
|
|
|
Metan |
6,73E+3 |
|
2,10+01 |
|
1,41E+05 |
|
|
|
Suy giảm ozon tầng bình lưu |
HALON-1301 |
1,55E-03 |
|
1,20E+01 |
|
1,86E-02 |
|
1,86E-02 |
Tetraclorua-Metan |
|
|
1,20E+00 |
|
|
|
|
|
Hình thành oxy hóa-photo |
Metan |
6,73E+03 |
|
6,00E-03 |
|
4,04E+01 |
|
6,95E+01 |
Etan |
1,94E+02 |
|
1,23E-01 |
|
2,39E+01 |
|
|
|
Propan |
2,97E+01 |
|
1,76E-01 |
|
5,23E+00 |
|
|
|
Axit hóa |
Sulffua đoxit |
3,06E+02 |
|
1,00E+00 |
|
3,06E+02 |
|
3,51 E+02 |
Amoniac |
8,76E-02 |
5,44E-01 |
1,30E+00 |
|
1,14E-01 |
|
|
|
Nitơ đioxit |
1,11E+02 |
|
4,10E-01 |
|
4,53E+01 |
|
|
|
Sự phú dưỡng |
Amoniac |
8,76E-02 |
5,44E-01 |
3,50E-01 |
3,30E-01 |
3,07E-02 |
1,79E-01 |
1,85E+01 |
Nitơ dioxit |
1,11 E+02 |
|
1,30E-01 |
|
1,44E+01 |
|
|
|
P |
|
1,22E+00 |
|
3,10E+00 |
|
3,79E+00 |
|
|
N |
|
4,05E-01 |
|
4,20E-01 |
|
1,70E-01 |
|
|
Độc đối với người |
Sulflua đioxit |
3,06E+02 |
|
9,60E-02 |
|
2,94E+01 |
|
1,81E+04 |
Nitơ đioxit |
1,11E+02 |
|
1,30E+00 |
|
1,44E+02 |
|
|
|
Asen |
2,47E-02 |
4,14E-02 |
3,48E+05 |
|
8,58E+03 |
|
|
|
Chì |
4,72E-01 |
1,16E-01 |
4,67E+02 |
|
2,20E+02 |
|
|
|
Niken |
1,57E-01 |
1,05E-01 |
3,50E+04 |
|
5,51E+03 |
|
|
|
Vanadi |
5,72E-01 |
1,03E-01 |
6,24E+03 |
|
3,57E+03 |
|
|
|
Độc sinh thái |
Phenol |
9,40E-05 |
1,55E-01 |
1,50E+00 |
2,37E+02 |
1,41E-04 |
2,37E+01 |
1,66E+02 |
Cadimi |
1,64E-02 |
1,56E-03 |
2,89E+02 |
1,52E+03 |
4,73E+00 |
2,38E+00 |
|
|
Chì |
4,72E-01 |
1,16E-01 |
2,40E+00 |
9,62E+00 |
1,13E+00 |
1,11E+00 |
|
|
Crom |
3,23E-02 |
2,08E-01 |
1,90E+00 |
6,90E+00 |
6,14E-02 |
1,43E+00 |
|
|
Đồng |
3,54E-02 |
1,04E-01 |
2,22E+02 |
1,16E+03 |
7,84E+00 |
1,20E+02 |
|
Bảng 47 - Vật liệu A, các yếu tố tùy chọn; Kết quả chi tiết về quá trình đánh giá tác động vòng đời của sản phẩm (LCIA)
Vật liệu A |
||||||||
Các yếu tố LCIA tùy chọn |
||||||||
Loại tác động |
Các chất |
Yếu tố chuẩn hóa kg eq./năm |
Kết quả chuẩn hóa năm |
Chọn nhóm |
Xếp nhóm |
Trọng số bối cảnh xã hội |
Kết quả chuẩn hóa chuyển đổi năm |
Trọng số năm |
Biến đổi khí hậu |
Cácbon dioxit HALON-1301 Metan |
2,27E+11 |
8,08E-07 |
toàn cầu |
cao |
0,278 |
2,25E-07 |
4,36E-07 |
Suy giảm ozon tầng bình lưu |
HALON-1301 Tetradorua-Metan |
3,61 E+06 |
5,14E-09 |
toàn cầu |
trung bình |
0,104 |
5,35E-10 |
|
Hình thành oxy quang hóa |
Metan Etan Propan |
6,26E+07 |
1,11E-06 |
khu vực |
thấp |
0,1 |
1,11E-07 |
|
Axít hóa |
Sulffua đoxit Amoniac Nitơ đioxit |
6,41 E+08 |
5,48E-07 |
khu vực |
trung bình |
0,148 |
8,11E-08 |
|
Sự phú dưỡng |
Amoniac Nitơ dioxit P N |
1,08E+09 |
1,72E-08 |
khu vực |
trung bình |
0,113 |
1,94E-09 |
|
Độc đối với người |
Sulffua đioxit Nitơ đioxit Asen Chì Niken Vanadi |
1,45E+11 |
1,24E-07 |
địa phương |
trung bình |
0,13 |
1,62E-08 |
|
Độc sinh thái |
Phenol Cadimi Chì Crom Đồng |
1,16E+11 |
1,43E-09 |
địa phương |
trung bình |
0,13 |
1,86E-10 |
|
Bảng 48 - Vật liệu B, các yếu tố bắt buộc; Kết quả chi tiết về quá trình đánh giá tác động vòng đời của sản phẩm (LCIA)
Vật liệu B |
||||||||
Các yếu tố LCIA bắt buộc |
||||||||
Loại tác động |
Các chất |
Kết quả LCI phân định |
Yếu tố đặc tính |
Kết quả LCI chuyển đổi |
Kết quả chỉ số |
|||
Khí thải |
Nước thải |
Khí thải |
Nước thải |
Khí thải |
Nước thải |
(Biên dạng LCIA) |
||
kg |
kg |
Kg eq./kg |
Kg eq./kg |
Kg eq./kg |
Kg eq./kg |
Kg eq |
||
Biến đổi khí hậu |
Cácbon dioxit |
4,81E+3 |
|
1,00E+00 |
|
4,81 E+03 |
|
1,46E+05 |
HALON-1301 |
4,30E-04 |
|
5,60E+03 |
|
2,41 E+00 |
|
|
|
Metan |
6,75E+3 |
|
2,10E+01 |
|
1,42E+05 |
|
|
|
Sự suy giảm ozon tầng bình lưu |
HALON-1301 |
4,30E-04 |
|
1,20E+01 |
|
5,16E-03 |
|
5,75E-03 |
Tetraclorua- |
4,90E-Q4 |
|
1,20E+00 |
|
5,88E-04 |
|
|
|
Metan |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hình thành oxy quang hóa |
Metan |
6,75E+03 |
|
6,00E-03 |
|
4,05E+01 |
|
7,01 E+01 |
Etan |
1,98E+02 |
|
1,23E-01 |
|
2,44E+01 |
|
|
|
Propan |
2,99E+01 |
|
1,76E-01 |
|
5,26E+00 |
|
|
|
Axit hóa |
Sulffua dioxit |
1,83E+01 |
|
1,00E+00 |
|
1,83E+01 |
|
2,50E+01 |
Amoniac |
8,01E-03 |
1,23E-01 |
1,30E+00 |
|
1,04E-02 |
|
|
|
Nitơ đioxit |
1,64E+01 |
|
4,10E-01 |
|
6,72E+00 |
|
|
|
Sụ phú dưỡng |
Amomac |
8,01 E-C3 |
1,23E-01 |
3,50E-01 |
3,30E-01 |
2,80E-03 |
4,04E-02 |
2,42 E+00 |
Nitơ dioxit |
1,64E+01 |
|
1,30E-01 |
|
2,13E+00 |
|
|
|
P |
|
5,41E-02 |
|
3,10E+00 |
|
1,68E-01 |
|
|
N |
|
1,80E-01 |
|
4,20E-01 |
|
7,54E-02 |
|
|
Độc đối với người |
Sulffua đioxit |
1,83E+01 |
|
9,60E-02 |
|
1,76E+00 |
|
4,73E+02 |
Nitơ dioxit |
1,64E+01 |
|
1,30E+00 |
|
2,13E+01 |
|
|
|
Asen |
1,92E-04 |
1,90E-03 |
3,48E+05 |
|
6,68E+01 |
|
|
|
Chì |
3,62E-03 |
4,93E-02 |
4,67E+02 |
|
1,69E+00 |
|
|
|
Niken |
6,40E-03 |
6,77E-03 |
3,50E+04 |
|
2,24E+02 |
|
|
|
Vanadi |
2,51 E-02 |
5,36E-03 |
6,24E+03 |
|
1,57E+02 |
|
|
|
Độc sinh thái |
Phenol |
9,00E-06 |
1,54E-02 |
1,50E+00 |
2,37E+02 |
1,35E-05 |
3,65E+00 |
4,76E+00 |
Cadimi |
1,75E-04 |
1,47E-04 |
2,89E+02 |
1,52E+03 |
5,06E-02 |
2,24E-01 |
|
|
Chì |
3,62E-03 |
4,93E-02 |
2,40E+00 |
9,62E+00 |
8,70E-03 |
4,74E-01 |
|
|
Crom |
3,54E-04 |
1,02E-02 |
1,90E+00 |
6,90E+00 |
6,73E-04 |
7,04E-02 |
|
|
Đồng |
1,27E-03 |
|
2,22E+02 |
1,16E+03 |
2,81E-01 |
|
|
Bảng 49 - Vật liệu B, các yếu tố tùy chọn; Kết quả chi tiết về quá trình đánh giá tác động vòng đời của sản phẩm (LCIA)
Vật liệu B |
|
|
|
|
|
|
|
|
Các yếu tố LCIA tùy chọn |
|
|
|
|
|
|
|
|
Loại tác động |
Các chất |
Yếu tố chuẩn hóa |
Kết quả chuẩn
hóa |
Chọn nhóm |
Xếp nhóm |
Trọng số Bối cảnh xã hội |
Kết quả chuẩn
hóa chuyển đổi |
Trọng số năm |
Biển đổi khí hậu |
Cácbon dioxit HALON-1301 Metan |
2,27E+11 |
6,45E-07 |
toàn cầu |
cao |
0,278 |
1,79E-07 |
2,98E-07 |
Suy giảm ozon tầng bình lưu |
HALON-1301 Tetraclorua- Metan |
3,61 E+06 |
1,59E-09 |
toàn cầu |
trung bình |
0,104 |
1,6E-10 |
|
Hình thành oxy hóa-photo |
Metan Etan Propan |
6,26E+07 |
1,12E-06 |
khu vực |
Thấp |
0,1 |
1,12E-07 |
|
Axít hóa |
Sulffua đioxit Amoniac Nitơ dioxit |
6,41 E+08 |
3,91 E-07 |
khu vực |
trung bình |
0,148 |
5,78E-08 |
|
Sự phú dưỡng |
Amoniac Nitơ dioxit P N |
1,08E+09 |
2,24E-08 |
khu vực |
trung bình |
0,113 |
2,53E-10 |
|
Độc đối với người |
Sulffua đioxit Nitơ đioxit Asen Chì Niken |
1,45E+11 |
3,28E-09 |
địa phương |
trung bình |
0,13 |
4,23E-10 |
|
Độc sinh thái |
Phenol Cadimi Chì Crom Đồng |
1,16E+11 |
4,10E-11 |
địa phương |
trung bình |
0,13 |
5,33E-12 |
|
5.11.3.3 Trình bày kết quả
Cách thức chính để trình bày các kết quả liên quan đến các bảng trên. Chú ý: Trong một xác nhận so sánh công khai, kết quả của thành phần cuối cùng không được trình bày.
Ngoài các bảng trên, các kết quả chỉ số chuẩn hóa từ Ví dụ 1 cũng được trình bày dưới dạng biểu đồ (xem Hình 10).
5.11.3.4 Giải thích và kết luận
Trong Ví dụ 1, các kết quả được sử dụng để so sánh hậu quả môi trường của các loại vật liệu khác nhau và để xác định các cách chọn cải tiến. Ví dụ này có thể rút ra các kết luận sau đây. Về sự lựa chọn giữa hai loại vật liệu, vật liệu B có các điểm số tổng thể tốt hơn đáng kể so với vật liệu A. Điều này chủ yếu là do khối lượng nặng của các đường ống làm từ vật liệu A và các tác động cao tiếp theo đối với quá trình sản xuất và vận chuyển. Vì vậy, từ quan điểm môi trường, vật liệu A không được ưa dùng. Mặc dù vật liệu B có điểm số tốt hơn đáng kể so với vật liệu A, cần lưu ý rằng khả năng phát thải các chất ô nhiễm clo hữu cơ dạng vết không được tính đến, có thể đi kèm với việc sản xuất vật liệu B. Vì vậy, nếu điều này được coi là quan trọng, thì khi lựa chọn thay thế cho vật liệu B phải cân nhắc để không có rủi ro này. Đối với cả hai vật liệu có tác động mạnh đến sự hình thành chất oxy quang hóa, do rò rỉ khí tại các điểm nối ống. Đây là một điểm quan trọng để cải tiến, và đó là điều quan trọng ngang nhau cho cả hai loại vật liệu.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN ISO 14001, Hệ thống quản lý môi trường- Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
[2] TCVN ISO 14040:2009 (ISO 14040:2006), Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ
[3] TCVN ISO 14044:2011, Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn
[4] TCVN ISO/TR 14049 (ISO/TR 14049), Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Các ví dụ minh họa cách áp dụng TCVN ISO 14044 để xác định phạm vi và mục tiêu và để phân tích kiểm kê vòng đời sản phẩm.
[5] TCVN ISO 14050 (ISO 14050), Quản lý môi trường - Từ vựng
[6] Houghton, J.T., L.G. Melra Filho, J. Bruce, H. Lee, B.A. Callander, E. Haites, N„ Harris & K. Maskell (eds), 1994: Climate change 1994. Radiative forcing of climate change an evaluation of the IPCC IS92 Emissions scenarios. Cambridge University Press, Cambridge.
[7] Houghton, J.T., L.G. Meira Filho, B.A. Callander, N. Harris, A. Kattenberg & K. Maskell, 1995: Climate change 1995, The science of climate change; contribution of WGI to the second assessment report of the intergovernmental panel on climate change. Cambridge University Press, Cambridge.
[8] WMO (World Meteorological Organization), 1992: Scientific assessment of ozon depletion: 1991.Report no. 25. Geneva.
[9] WMO (World Meteorological Organization), 1995: Scientific assessment of ozon depletion: 1994.Report no. 37. Geneva.
[10] Heijungs, R., Guinee, J.B., Huppes, G., Lankreijer, R.M., Udo de Haes, H.A., Wegener Sleeswijk, A., Ansems, A.M.M., Eggels, P.G., van Duin, R., and de Goede, H.P. 1992: Environmental life cycle assessment of products: Guide and Backgrounds. Centre of Environmental Science, Leiden University, the Netherlands.
[11] Huijbregts, M.A.J., U. Thissen, J.B. Guinee, T. Jager, D. van de Meent, A.M.J. Ragas, A. Wegener Sleeswijk and L. Reijnders (2000): Toxicity assessment of toxic substances in life cycle assessment. I: Calculation of toxicity potentials for 181 substances with the nested multi- media fate, exposure and effect model USES-LCA. Chemosphere 41, pp. 541-573.
[12] Jenkins, M.E„ and G.D. Hayman, 1999: Photochemical ozon creation potential for oxygenated volatile organic compounds: sensitivity to variations in kinetic and mechanistic parameters. Atmospheric environment 33, pp. 1775-1293.
[13] Derwent, R.G., M.E. Jenkin, S.M. Saunders & M.J. Pilling, 1998: Photochemical ozon potentials for organic compounds in Northwest Europe calculated with a master chemical mechanism. Atmospheric Environment, 32. p 2429-2441.
[14] Andersson-Skold, Y., P. Grennfelt & K. Pleijel, 1992: Photochemical ozon creation potentials: a study of different concepts. J. Air Waste Manage. Assoc. 42(9), p 1152-1158.
[15] Carter, W.L.P, 1994: Development of ozon reactivity scales for volatile organic compounds, Journal of Air & Waste Manage. Assoc, 44 p. 881-899.
[16] Carter, W.L.P, D. Luo & I.L. Malkina, 1997: Environmental chamber studies for development of an updated photochemical mechanism for voc relativity assessment. Draft, final report to CARB, CRC, NREL.
[17] Hauschild, M &H. Wenzel, 1998: Environmental Assessment of products. Volume 1: Methodology, tools and case studies in product development; Volume 2: Scientific background. Chapman & Hall, London.
[18] Goedkoop, M. and R. Spriensma, 1999: The Eco-indicator 99, a damage oriented method for life cycle impact assessment. Ministry of Housing, Physical Planning and Environment, Zoetermeer, the Netherlands (www.pre.nl).
[19] Latour, J.B., I.G. Staritsky, J.R.M. Alkemade, J. Wiertz, Nature Planner, Decision support system nature and environment, RIVM report 711901019, RIVM, Bilthoven, the Netherlands.
[20] Kros et al., 1995. Modelling of soil acidity and nitrogen availability in natural ecosystems in response to Changes in Acid deposition and Hydrology. Report 95, SC-DLO, Wageningen, the Netherlands.
[21] Alkemade, J.R.M., J. Wiertz, J.B. Latour, 1996. Kalibratie van Ellenbergs milieuindicatiegetallen aan werkelijk gemeten bodemfactoren. Rapport 711901016, RIVM, Bilthoven, the Netherlands.
[22] Udo de Haes, H.A., O, Jolliet, G. Finnveden, M. Hauschild, W. Krewitt, R. Muller-Wenk. (1999). Best Available Practice Regarding Impact Categories and Category Indicators in Life Cycle Assessment. Background Document for the Second Working Group on Life Cycle Assessment of SETAC-Europe (WIA-2). International Journal of LCA, 4, nr 2, pp. 66-74; and 4, nr. 3, pp. 167- 174. ECOMED publishers, Landsberg, Germany.
[23] Huppes, G., H. Sas, E. de Haan and J. Kuyper, 1997: Efficient environmental investments. Report SENSE, international workshop. CML, Leiden, the Netherlands.
[24] Potting J. et al., 1998: Journal of Industrial Ecology, Volume 2, pages 63-87.
[25] Burke et al, 1996: Human Health Assessment and Life-cycle Assessment: Analysis by an Expert Panel. International Life Sciences Institute, Washington, DC.
[26] Galeano, S. F., 1999: Carbon Sequestration Inventory Issues - the Significance of their Resolution for the Forest Products Industry". TAPPI International Environmental Conference - Nashville, TN.
[27] Row, C., Phelps, R.B., 1996: Wood carbon flows and storage after timber harvest. Forest and global change, American Forests, Volume 2, Chapter 2, Washington D.C.
[28] Miales, J.A., Skog, K.E., 1997: The decomposition of forest products in landfills. International Biodeterioration &Biodégradation, Volume 39, No 2-3, United Kingdom.
[29] Inventory of U.S. Greenhouse Gas Emissions and Sinks: 1990-1998. EPA 236-R-00-001. April 2000 (Fulfilling reporting commitments of the UNFCCC).
[30] Goedkoop,M.J., R. Spriensma, 1999: The Eco-indicator 99, a Damage Oriented Approach for LCIA, Ministry VROM, The Hague.
[31] Frischknecht R. (final editor), U. Boilens, S. Bosshart, M. Ciot, L. Ciseri, G. Doka, R. Hischier, A. Martin (ETH Zürich), R. Dones, U. Gantner (PSI Villigen), 1996: Ökoinventare von Energiesystemen, Grundlagen für den ökologischen Vergleich von Energiesystemen und den Einbezug von Energiesystemen in Ökobilanzen für die Schweiz, 3rd Edition, Gruppe Energie - Stoffe - Umwelt, ETH Zürich, Sektion Ganz - heitliche Systemanalysen, PSI Villigen [ESU 1996].
[32] Murray, C., A. Lopez, 1996: The Global Burden of Disease, WHO, World Bank and Harvard School of Public Health. Boston.
[33] Frischknecht R., A. Braunschweig, P. Hofstetter, P. Suter. 1999: Modelling human health effects of radioactive releases in Life Cycle Impact Assessment, Draft from 20 February 1999, accepted for publication in Environmental impact Assessment Review No. 2, 2000.
[34] European Environmental Agency, 1998: Europe's environment, The Dobris Assessment, Copenhagen.
[35] Dreicer M., V. Tort, P. Manen, 1995: ExternE, Externalities of Energy, Vol. 5. Nuclear, Centre d’etude sur I'Evaluation de la Protection dans le domaine Nucléaire (CEPN), edited by the European Commission DGXII, Science, Research and Development JOULE, Luxembourg.
[36] Hofstetter, P., 1998: Perspectives in Life Cycle Impact Assessment; A structured Approach to Combine Models of the Technosphere, Ecosphere and Valuesphere. Kluwers Academic Publishers.
[37] Müller-Wenk, R., 1998-1: Depletion of Abiotic Resources Weighted on the Base of "Virtual" Impacts of Lower Grade Deposits in Future. IWÖ Diskussionsbeitrag Nr. 57, Universität St. Gallon, ISBN 3- 906502-57-0.
[38] Thompson M., R. Ellis, A. Wildavsky, 1990: Cultural Theory, Westview Print, Boulder.
[39] Steen, B. 1999: A systematic approach to environmental priority strategies in product development (EPS). Version 2000 - General system characteristics. Chalmers University of Technology (CPM), Report 1999;4.
[40] Steen, B. 1999: A systematic approach to environmental priority strategies in product development (EPS). Version 2000 - Models and data. Chalmers University of Technology (CPM), Report 1999;5.
[41] Steen, B., 1997: On uncertainty and sensitivity of LCA based priority setting. Journal of cleaner production, Volume 5, Number 4, pp. 255 - 262.
[42] Wenzel, H., M. Hauschild, L. Alting, 1997: Environmental assessment of products. Vol. 1 - Methodology, tools, techniques and case studies, 544 pp. Chapman & Hall, United Kingdom, Kluwer Academic Publishers, Hingham, MA. USA. ISBN 0 412 80800 5.
[43] Hauschild, M.Z., H. Wenzel, 1998: Environmental assessment of products. Vol. 2 - Scientific background, 565 pp. Chapman & Hall, United Kingdom, Kluwer Academic Publishers, Hingham, MA. USA. ISBN 0412 80810 2
[44] Stranddorff, H., L. Hoffmann, A. Schmidt, 2001: Normalization and weighting- update of selected impact categories. Environmental report from the Danish Environmental Protection Agency. Copenhagen.
[45] "La pollution des eaux - Que sais-je? N° 983”, 1994.
[46] Institut Français de I’Environnement, 1999. Chiffres clés.
[47] Centre d'Etude et de Recherche sur I'Energie - France.
[48] Observatoire de I’énergie, 1998. Bilan.
[49] Institut Français de I'Environnement, 1998. From Centre Interprofessionnel Technique d'Etudes de la Pollution Atmosphérique.
[50] ADEME - ITOMA, 1998. Household waste.
[51] ADEME - ITOMA, 1998. Municipal Solid waste.
[52] Centre Interprofessionnel Technique d'Etudes de la Pollution Atmosphérique, 1994. CORINAIR.
[53] Matsuhashi A., A. Terazono, Y. Moriguchi, 1998: Identification of Environmental Problem Area and Safeguard Subjects for a Valuation Process in LCIA, Proceedings of The Third International Conference on Ecobalance, Tsukuba, Japan.
[54] Gruebler A., (NASA), K. Riahi (IIASA), S. van Rooijen (ECN), S. Smith (NCAR),, Global Emissions, Harmonized Data, http://sres.ciesin.org/index.html.
[55] [Intergovernmental Panel on Climate Change, 1996: Climate Change 1995 - The Science of Climate Change.
[56] Kawashima H., T. Kawanishi, C. Yasue, Y. Hayashi, 1997: Estimation of Real Nitrogen Load affecting Environment generated from Food Production and Consumption Processes , J.JASS 13(2) pp91-95.
[57] Data compiled by Japanese Ministry of Health and Welfare, 1996. Ministry of Health and Welfare, 1996.
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Cấu trúc các ví dụ trong tiêu chuẩn
2.1 Các yếu tố bắt buộc và tùy chọn
2.2 Phạm vi áp dụng của các ví dụ
2.3 Cấu trúc của tiêu chuẩn và lộ trình
3 Các thành phần của LCIA được minh họa trong các ví dụ
3.1 Tổng quan
3.2 Các yếu tố bắt buộc áp dụng
3.3 Các yếu tố tùy chọn (liên quan đến TCVN ISO 14044:2011, 4.4.3)
4 Ví dụ về các yếu tố bắt buộc của LCIA
4.1 Mô tả chung
4.2 Ví dụ 1 - Sử dụng hai loại vật liệu khác nhau cho đường ống dẫn khí
4.3 Ví dụ 2 - Hai chỉ số về loại tác động axit hóa
4.4 Ví dụ 3 - Tác động của phát thải khí nhà kính (GHG) và bể cacbon đối với các hoạt động lâm nghiệp
4.5 Ví dụ 4 - Đánh giá điểm kết thúc của các chỉ số tác động
4.6 Ví dụ 5 - Lựa chọn vật liệu cho tấm hướng gió trong nghiên cứu thiết kế xe hơi
5 Ví dụ về các yếu tố tùy chọn của LCIA
5.1 Tổng quan
5.2 Tiếp tục Ví dụ 1
5.3 Tiếp tục Ví dụ 2
5.4 Ví dụ 6 - Chuẩn hóa kết quả của chỉ số LCIA khi sử dụng khí tủ lạnh khác nhau
5.5 Ví dụ 7 - Chuẩn hóa trong nghiên cứu quản lý chất thải
5.6 Tiếp tục Ví dụ 1
5.7 Tiếp tục Ví dụ 5
5.8 Ví dụ 8 - Phương pháp xác định các hệ số trọng số
5.9 Tiếp tục Ví dụ 1
5.10 Tiếp tục Ví dụ 5
5.11 Tiếp tục Ví dụ 1
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.