TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN
ISO/IEC TR 17032:2023
ISO/IEC TR 17032:2019
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ VỀ CHƯƠNG TRÌNH CHỨNG NHẬN QUÁ TRÌNH
Conformity assessment - Guidelines and exemples of a scheme for the certification of processes
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Mô tả chung về chương trình chứng nhận quá trình
4.1 Các đặc trưng của quá trình
4.2 Xây dựng và vận hành chương trình
4.3 Tổng quan về chương trình chứng nhận quá trình
4.4 Chủ chương trình
4.5 Sự tham gia của các bên quan tâm
4.6 Quản lý chương trình
5 Nội dung của chương trình chứng nhận quá trình
5.1 Khái quát
5.2 Phạm vi của chương trình
5.3 Các yếu tố của chương trình chứng nhận
5.4 Yếu tố lựa chọn của chương trình
5.5 Quá trình chứng nhận
5.6 Thẩm xét
5.7 Quyết định
5.8 Xác nhận sự phù hợp
5.9 Sử dụng giấy chứng nhận và dấu phù hợp
5.10 Giám sát và sự phù hợp liên tục
5.11 Thay đổi ảnh hưởng đến chứng nhận
Phụ lục A (tham khảo) Ví dụ về chương trình chứng nhận quá trình
Phụ lục B (tham khảo) Ví dụ về nội dung của thỏa thuận chứng nhận
Phụ lục C (tham khảo) Ví dụ thông tin về việc vận hành quá trình và hệ thống quản lý
Phụ lục D (tham khảo) Ví dụ về thông tin được đưa vào tài liệu chứng nhận sự phù hợp
Phụ lục E (tham khảo) Ví dụ về nội dung của thỏa thuận cấp phép sử dụng giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp
Phụ lục F (tham khảo) Ví dụ về thông tin nêu trong giấy phép sử dụng tài liệu chứng nhận hoặc dấu phù hợp
TCVN ISO/IEC TR 17032:2023 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC TR 17032:2019.
TCVN ISO/IEC TR 17032:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/CASCO Đánh giá sự phù hợp biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Một quá trình được coi là sự biến đổi từ đầu vào thành đầu ra, như được thể hiện trong Hình 1. Quá trình là tập hợp các hoạt động có liên quan hoặc tương tác lẫn nhau, sử dụng các yếu tố đầu vào để mang lại một kết quả dự kiến. Đầu ra của một quá trình có thể là một sản phẩm, dịch vụ, sự kết hợp của sản phẩm và dịch vụ, hoặc một đầu ra khác. Trong một số trường hợp, chứng nhận quá trình được sử dụng khi việc chứng nhận đầu ra không khả thi hoặc chi phí quá đắt. Chứng nhận quá trình chỉ là một chỉ số về chất lượng đầu ra, do bản thân đầu ra không được chứng nhận. Chương trình chứng nhận quá trình có thể được phát triển cho các mục đích khác nhau và có thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà quá trình đó tạo ra. Các mục đích khác có thể bao gồm chương trình cho các quá trình do cơ quan quản lý thiết lập để đạt được các kết quả về sức khỏe, an toàn hoặc môi trường. Chứng nhận quá trình được sử dụng để phát triển sản phẩm và dịch vụ có thể tạo thuận lợi cho thương mại, tiếp cận thị trường, cạnh tranh bình đẳng và sự chấp nhận của khách hàng ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.
Hình 1 - Biểu diễn sơ đồ các kết quả đầu ra của một quá trình
Các quá trình có thể cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể (ví dụ: hàn, thử không phá hủy, xử lý nhiệt (ủ), xử lý bề mặt), hoặc có thể bao gồm các thiết kế kỹ thuật hệ thống phức tạp để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường, sản xuất hàng hóa và các chương trình phần mềm máy tính lớn. Các ví dụ khác về quá trình là sản xuất thực phẩm, nông nghiệp, chuỗi cung ứng, logistic, quy hoạch và thiết kế xây dựng, bảo vệ và an ninh dữ liệu. Phụ lục A đưa ra một số ví dụ về các quá trình.
Thời gian gần đây, đã có sự tăng trưởng đáng kể trong các loại hình mới về hoạt động chứng nhận quá trình theo lĩnh vực cụ thể, ví dụ: công nghệ thông tin, tính bền vững, phúc lợi xã hội, công nghệ chuỗi khối, công nghệ nano, hệ thống an ninh, an toàn thực phẩm, chuỗi hành trình sản phẩm, đô thị thông minh và nhà thông minh. Việc chứng nhận các quá trình này ở các thị trường mới nỗi đang được thực hiện bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp để đảm bảo chất lượng của các kết quả đầu ra. Xu hướng của các quá trình mới đang hình thành sẽ không dừng lại và sẽ cần được chứng nhận để đảm bảo chất lượng.
Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho những người tham gia vào chứng nhân trong áp dụng TCVN ISO/IEC 17067 cho quá trình. Tiêu chuẩn đưa ra hướng dẫn về chương trình chứng nhận 6, nêu trong TCVN ISO/IEC 17067, liên quan đến chứng nhận quá trình.
Trên thực tế, có nhiều cách khác nhau để thực hiện chứng nhận quá trình. Có các biện pháp mà chủ chương trình, với sự tham vấn ý kiến của các bên quan tâm khác, có thể chấp nhận hoặc sử dụng theo các cách kết hợp khác nhau, để đạt được chương trình thích hợp với mục đích.
Cụ thể là, phạm vi hoạt động được sử dụng và mức độ áp dụng chúng cần thích hợp với hệ quả và khả năng xảy ra việc quá trình không đáp ứng các yêu cầu quy định, dẫn đến sản phẩm hoặc dịch vụ lỗi. Các yếu tố như đặc điểm cụ thể của thị trường, công nghệ và phương pháp liên quan đến quá trình cũng cần được tính đến.
Tiêu chuẩn hệ thống quản lý dựa trên hệ thống quản lý chất lượng, ví dụ TCVN ISO 9001, có thể được lựa chọn sử dụng làm cơ sở xem xét đánh giá trong chứng nhận quá trình như một phần của chương trình chứng nhận quá trình. Cũng có các tiêu chuẩn khác nhau cho việc kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng các yếu tố cụ thể của quá trình đối với các quá trình nhất định (ví dụ như phát thải khí nhà kính và phát triển phần mềm) có thể đảm bảo tốt hơn chất lượng đầu ra của quá trình.
Trong bối cảnh của tiêu chuẩn này, việc đánh giá hệ thống quản lý như một phần của chứng nhận quá trình không cấu thành việc chứng nhận hệ thống quản lý.
Các bên quan tâm chính, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các quy tắc, thủ tục và việc quản lý chương trình là:
- chủ chương trình;
- tổ chức chứng nhận;
- chủ quá trình;
- người vận hành quá trình;
- người sử dụng sản phẩm và dịch vụ (đầu ra) được tạo ra bởi các quá trình dựa trên chứng nhận.
CHÚ THÍCH: Khi tổ chức chứng nhận vận hành chương trình riêng của mình, thì tổ chức chứng nhận là chủ chương trình.
Các bên quan tâm khác bao gồm, nhưng không giới hạn ở:
- cơ quan quản lý;
- người chỉ định, người mua và người sử dụng quá trình được chứng nhận;
- tổ chức đánh giá sự phù hợp, ví dụ như phòng thí nghiệm, tổ chức kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng và tổ chức giám định tham gia vào chứng nhận quá trình; tổ chức công nhận và các nhóm đánh giá đồng đẳng;
- các chương trình chứng nhận quốc tế, tạo thuận lợi cho việc thừa nhận tình trạng chứng nhận từ chủ chương trình này sang chủ chương trình khác;
- các tổ chức xác nhận và/hoặc đối sánh chương trình chứng nhận;
- người tiêu dùng (người sử dụng).
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn kèm theo các ví dụ được sử dụng để minh họa cách thức sử dụng các hướng dẫn mà không loại trừ các phương pháp tiếp cận khác do chủ chương trình quyết định, khi tham vấn các bên liên quan khác.
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - HƯỚNG DẪN VÀ VÍ DỤ VỀ CHƯƠNG TRÌNH CHỨNG NHẬN QUÁ TRÌNH
Conformity assessment - Guidelines and exemples of a scheme for the certification of processes
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn, nguyên tắc và ví dụ về các chương trình chứng nhận quá trình.
2 Tài liệu viện dẫn
Tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nếu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN ISO/IEC 17000 (ISO/IEC 17000), Đánh giá sự phù hợp - Từ vựng và các nguyên tắc chung
TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ
TCVN ISO/IEC 17067:2015 (ISO/IEC 17067:2013), Đánh giá sự phù hợp - Nguyên tắc cơ bản trong chứng nhận sản phẩm và hướng dẫn cho các chương trình chứng nhận sản phẩm
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN ISO/IEC 17000 (ISO/IEC 17000), TCVN ISO/IEC 17067 (ISO/IEC 17067), TCVN ISO/IEC 17065 (ISO/IEC 17065) và các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây.
3.1
Quá trình (process)
Tập hợp các hoạt động có liên quan hoặc tương tác với nhau để biến đổi đầu vào thành đầu ra.
CHÚ THÍCH 1: Quá trình được coi là đối tượng đánh giá sự phù hợp khi chứng nhận.
CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này, quá trình chứng nhận là tập hợp các hoạt động để đưa ra quá trình được chứng nhận.
[NGUỒN: TCVN ISO/EC 17065:2013, 3.5, được sửa đổi - Ví dụ và Chú thích được thay thế bằng Chú thích 1 và 2.]
………………….
Nội dung Tiêu chuẩn bằng File Word (đang tiếp tục cập nhật)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.