TCVN
ISO 37122:2020
ISO 37122:2019
ĐÔ THỊ VÀ CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG - CÁC CHỈ SỐ CHO ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Sustainable Cities and communities - Indicators for Smart Cities
Lời nói đầu
TCVN ISO 37122:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 37122:2019.
TCVN ISO 37122:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 268 Cộng đồng và thành phố bền vững biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
Lời giới thiệu
ISO 37120 đã nhanh chóng trở thành tài liệu tham chiếu quốc tế quan trọng đối với các đô thị bền vững, các chuyên gia của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế ISO/TC 268/WG2 đã xác định nhu cầu này cần có thêm các chỉ số đối với các đô thị thông minh.
Tiêu chuẩn TCVN ISO 37122 sẽ bổ sung cho ISO 37120 và thiết lập các chỉ số và định nghĩa về các chỉ số và các phương pháp luận để đo lường và xem xét các khía cạnh và thực hành mà làm tăng đáng kể tốc độ mà theo đó các đô thị cải thiện kết quả bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường
Tiêu chuẩn này cùng với ISO 37120 giúp cho các đô thị nhận diện các chỉ số để áp dụng các hệ thống quản lý đô thị như là TCVN 37101 và thực hiện các chương trình, chính sách và dự án đô thị thông minh để:
- Đáp ứng các thách thức như là biến đổi khí hậu, gia tăng dân số nhanh chóng và tính không ổn định về kinh tế và chính trị bằng cách cải thiện cách họ tham gia vào xã hội;
- Áp dụng các phương pháp lãnh đạo cộng tác, các kỷ luật qua công việc và các hệ thống đô thị;
- Sử dụng thông tin dữ liệu và các công nghệ hiện đại để chuyển giao các dịch vụ và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trong đô thị (người dân, doanh nghiệp, du khách);
- Cung cấp một môi trường sống tốt hơn, nơi các chính sách, thực hành và công nghệ thông minh được đưa vào phục vụ công dân;
- Đạt được các mục tiêu bền vững và môi trường của mình một cách sáng tạo hơn;
- Nhận diện nhu cầu hạ tầng thông minh;
- Tạo điều kiện cho sự đổi mới và tăng trưởng; và
- Xây dựng một nền kinh tế năng động và sáng tạo sẵn sàng cho các thách thức tương lai.
CỘNG ĐỒNG VÀ ĐÔ THỊ BỀN VỮNG - CÁC CHỈ SỐ CHO ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Sustainable Cities and communities - Indicators for Smart Cities
Tiêu chuẩn này quy định và thiết lập các định nghĩa và phương pháp luận đối với bộ chỉ số cho các đô thị thông minh.
Do việc gia tăng nhanh chóng các cải tiến về những dịch vụ và chất lượng cuộc sống đô thị là nền tảng cho định nghĩa về Đô thị thông minh, tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng cùng với ISO 37120 để cung cấp bộ chỉ số đầy đủ nhằm đo lường sự tiến triển hướng tới một đô thị thông minh. Việc này được thể hiện trong Hình 1.
Hình 1 - Sự phát triển bền vững của cộng đồng - Mỗi quan hệ giữa các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn chỉ số đô thị
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thi áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 37101 Phát triển bền vững cho cộng đồng - Hệ thống quản lý về phát triển bền vững - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
ISO 37120 Sustainable cities and communities - Indicators for city services and quality of life (Phát triển bền vững cho cộng đồng - Các chỉ số về dịch vụ và chất lượng cuộc sống đô thị)
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 37101, ISO 37120 và các thuật ngữ, định nghĩa sau đây.
3.1
Giga Jun (gigajoule)
Thước đo năng lượng tương đương 1 tỉ Jun (J) trong đó 1J là lượng năng lượng cần thiết để truyền một dòng điện một Ampe qua điện trở một Ôm trong một giây
Chú thích: Một giga Jun tương đương 277,8 kWh
3.2
Trên 100 000 dân số (per 100 000 population)
Cho mỗi 100 000 dân số của đô thị
CHÚ THÍCH: Sự lựa chọn 100 000 dân đã được thực hiện để các đô thị có quy mô khác nhau có thể so sánh kết quả với nhau dễ dàng và hiệu quả. Cần lưu ý rằng ở một số quốc gia, số liệu thống kê trên 1000 đầu người được thu thập và có thể cần phải điều chỉnh bằng toán học để phản ảnh sự khác biệt này có sự so sánh chính xác. Việc đo lường trên 1000 dân có thể phù hợp hơn đối với đô thị nhỏ
3.3 Tòa nhà công cộng (public building)
Tòa nhà thuộc sở hữu hoặc cho thuê của chính phủ có chức năng như một văn phòng hành chính và đô thị, thư viện, trung tâm giải trí, bệnh viện, trường học, trạm cứu hỏa hoặc đồn cảnh sát.
CHÚ THÍCH: Quyền sở hữu các tòa nhà (công cộng hoặc tư nhân) được xác định khác nhau theo khu vực và hệ thống chính trị. Định nghĩa hạn chế được sử dụng ở đây cho phép so sánh toàn cầu giữa các đô thị.
3.4
Đô thị thông minh (smart city)
Đô thị thông minh là đô thị gia tăng sự phát triển từ đó mang lại những kết quả mang tính bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường. Các đô thị thông minh đáp ứng những thách thức như biến đổi khí hậu, gia tăng dân số và bất ổn chính trị và kinh tế bằng cách cải thiện về cơ bản cách thức thu hút xã hội, áp dụng các phương pháp lãnh đạo cộng tác, làm việc theo nguyên tắc và hệ thống của đô thị và sử dụng thông tin dữ liệu và công nghệ hiện đại để cung cấp dịch vụ tốt hơn và chất lượng cuộc sống cho mọi người trong đô thị (cư dân, doanh nghiệp, khách vãng lai), hiện tại và trong tương lai gần mà không gây ra sự không công bằng của những người khác hoặc sự suy thoái của môi trường tự nhiên.
CHÚ THÍCH 1: Một đô thị thông minh cũng phải đối mặt với thách thức việc nhìn nhận các giới hạn và hạn chế mà các ranh giới này áp đặt.
CHÚ THÍCH 2: Có rất nhiều định nghĩa về đô thị thông minh, tuy nhiên định nghĩa được sử dụng trong tiêu chuẩn này là định nghĩa chính thức
3.5
(biosolid)
Hỗn hợp nước và chất rắn tách ra từ nhiều loại nước là kết quả của quá trình tự nhiên hoặc quy trình nhân tạo.
Tiêu chuẩn này được thiết kế để hỗ trợ các đô thị trong việc chỉ đạo và đánh giá việc quản lý hiệu năng của các dịch vụ của đô thị và tất cả các quy định về dịch vụ cũng như chất lượng cuộc sống. Tiêu chuẩn này coi tính bền vững là nguyên tắc chung và “đô thị thông minh” là khái niệm định hướng trong sự phát triển của các đô thị.Tất cả các chỉ số phải được báo cáo thường niên. Phụ thuộc vào mục tiêu của đô thị về sự thông minh, đô thị sẽ chọn bộ chỉ số thích hợp từ tiêu chuẩn này để báo cáo.
Đối với mục đích diễn giải dữ liệu, các đô thị phải cân nhắc việc phân tích ngữ cảnh khi diễn giải kết quả. Môi trường thể chế địa phương có thể ảnh hưởng đến khả năng áp dụng các chỉ số. Trong một số trường hợp, các dịch vụ có thể được cung cấp bởi khu vực tư nhân hoặc chính cộng đồng.
Danh sách các chỉ số dựa trên các tiêu chí sau:
- Tính đầy đủ: các chỉ số phải đo lường được tất cả các khía cạnh liên quan để đánh giá đô thị thông minh.
- Sự trung lập về công nghệ: không thiên vị công nghệ này so với công nghệ khác, hiện tại hoặc tương lai.
- Tính đơn giản: các chỉ số có thể được thể hiện và trình bày một cách dễ hiểu và rõ ràng.
- Tính hiệu lực: các chỉ số phản ánh chính xác thực tế và dữ liệu có thể được thu thập bằng cách sử dụng các kỹ thuật khoa học.
- Có thể kiểm chứng: các chỉ số có thể kiểm chứng và sử dụng lại. Các phương pháp đủ nghiêm ngặt để đảm bảo tính xác thực đối với mức độ thực hiện các tiêu chí này.
- Tính sẵn sàng: dữ liệu chất lượng sẵn dùng hoặc khả thi để bắt đầu quá trình giám sát an toàn và đáng tin cậy để cung cấp dữ liệu sẵn sàng trong tương lai.
Khi diễn giải các kết quả của một khu vực dịch vụ cụ thể, điều quan trọng là phải xem xét kết quả của nhiều loại chỉ số trong các chủ đề; tập trung vào một chỉ số duy nhất có thể dẫn đến kết luận méo mó hoặc không hoàn chỉnh. Các yếu tố khát vọng cũng phải được cân nhắc trong phân tích.
Người sử dụng cũng có thể cân nhắc các khía cạnh sau đây và các khía cạnh này phải được nêu rõ trong báo cáo và được biện giải: các chỉ số có thể được tổng hợp theo các khu vực hành chính lớn hơn (ví dụ: khu vực, các quận của đô thị, v.v...); do một số chỉ số được liên kết gián tiếp với tính bền vững, cần phải xem xét hiệu quả của các nguồn lực của đô thị; các chỉ số có thể được nhóm lại với nhau để phân tích khi xem xét các đặc trưng toàn diện của đô thị; và bộ chỉ số này có thể được bổ sung bởi các bộ chỉ số khác để có được cách tiếp cận tổng thể toàn diện hơn cho việc phân tích về các đô thị thông minh và bền vững.
Hơn nữa, điều quan trọng nữa là thừa nhận các hiệu ứng đối kháng tiềm năng của kết quả của các chỉ số cụ thể, dương hoặc âm, khi phân tích kết quả.
Nguồn dữ liệu có thể khác nhau tùy thuộc vào các đô thị và có thể khác với các nguồn được chỉ ra trong tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, dữ liệu phải kiểm chứng được, kiểm toán được, đáng tin cậy và hợp lý. Đô thị có thể không có quyền truy cập vào tất cả dữ liệu cần thiết cho các chỉ số trong tiêu chuẩn này vì các dịch vụ được thực hiện bởi bên thứ ba. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với các đô thị là có được dữ liệu này. Một thành phần quan trọng của đô thị thông minh là vai trò của quan hệ đối tác công / tư và sự hợp tác này, bao gồm chia sẻ dữ liệu, nên được khuyến khích
Các đô thị sử dụng tiêu chuẩn này phải báo cáo về ít nhất 50 % các chỉ số trong tiêu chuẩn này cũng như sử dụng cùng với tiêu chuẩn ISO 37120. “Đô thị thông minh” là một khái niệm tương đối mới mà các đô thị trên toàn thế giới đang bắt đầu đề cập đến và điều quan trọng là các đô thị sẽ báo cáo nhiều hơn về các chỉ số hơn trong tiêu chuẩn này theo thời gian.
Hơn nữa, đối với mỗi chỉ số, tương đương với các vấn đề của TCVN 37101 được ghi chú (để thống nhất với phụ lục A và Phụ lục B)
5.1 Tỷ lệ hợp đồng dịch vụ cung cấp dịch vụ của đô thị có chính sách dữ liệu mở
5.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Chính sách dữ liệu mở chứng minh cam kết của đô thị để quản lý thông tin nghiệp vụ tốt hơn trong suốt vòng đời thông tin. Xác định và làm cho dữ liệu có thể truy cập giúp đảm bảo rằng công chúng được thông báo và tham gia thông qua một chính phủ minh bạch, có trách nhiệm và có thể truy cập
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh “quản trị, trao quyền và cam kết”, “cải tiến sáng tạo và nghiên cứu” và “kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững” như được định nghĩa trong TCVN 37101. Nó có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “Tính thu hút” và “Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm” của đô thị như được định nghĩa trong ISO 37101.
5.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ hợp đồng dịch vụ cung cấp dịch vụ đô thị có chính sách dữ liệu mở được tính bằng tổng số hợp đồng dịch vụ cung cấp dịch vụ đô thị có chính sách dữ liệu mở (tử số) chia cho tổng số hợp đồng dịch vụ trong đô thị (mẫu số). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của các hợp đồng dịch vụ cung cấp dịch vụ đô thị có chính sách dữ liệu mở.
Chính sách dữ liệu mở phải đề cập đến dữ liệu sẽ được cung cấp và sử dụng bởi đô thị có thể được phân tích và công khai cho công chúng, bao gồm cả cư dân và khách vãng lai trong đô thị.
Hợp đồng dịch vụ sẽ đề cập đến các thỏa thuận với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đô thị
Các dịch vụ của đô thị phải xem là các dịch vụ do đô thị cung cấp và thường bao gồm các khu vực sau: tiện ích, rác thải và tái chế; an toàn công cộng; cứu hỏa; đường và giao thông; giải trí; xây dựng; quy định, vi phạm và thực thi; cấp phép và giấy phép; lập kế hoạch; Tòa nhà; chính sách, dự án và sáng kiến; cho thuê và phục vụ các tòa nhà đô thị; nước, nước thải và cống rãnh; và thuế tài sản và tiện ích.
5.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu từ hợp đồng cung cấp dịch vụ cần thu thập từ các bộ phận có liên quan của đô thị hoặc các công ty khảo sát, nghiên cứu thị trường.
5.1.4 Diễn giải dữ liệu
Tỷ lệ phần trăm cao hơn các hợp đồng dịch vụ cung cấp cho dịch vụ đô thị mà có dữ liệu mở sẵn dẫn đến tính minh bạch cao hơn về hiệu năng dịch vụ của đô thị và cộng đồng hướng đến công nghệ cho phép mọi người xem xét dữ liệu và hiệu năng của các doanh nghiệp được đô thị ký hợp đồng về việc thực hiện các dịch vụ của đô thị mà có thể thường không bị trói buộc bởi các phép đo hiệu năng được công bố bởi đô thị.
5.2 Tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp mới trên 100.000 cư dân
5.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1 Các doanh nghiệp mới đóng góp tích cực cho nền kinh tế địa phương và hoạt động khởi nghiệp có thể báo hiệu tiềm năng kinh tế của đô thị. Các doanh nghiệp mới có thể đóng góp một số lượng đáng kể các công việc mới cho nền kinh tế và có mức tăng trưởng việc làm nhanh hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp định hướng vào đổi mới, sáng tạo/công nghệ, chẳng hạn như những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực máy tính hoặc phát triển phần mềm.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh “nền kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững” như được định nghĩa trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “sức thu hút” của đô thị như được định nghĩa trong TCVN 37101.
5.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp mới trên 100 000 dân phải được tính là tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp mới tại đô thị (tử số) chia cho 100 000 dân của tổng dân số của đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được biểu thị là tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp mới trên 100.000 dân.
Tỷ lệ tồn tại phải tham vấn đến doanh nghiệp mới được thành lập trung 2 năm qua, đã đăng ký trong đô thị và vẫn đang vận hành trong năm qua (tử số) chia cho tổng số doanh nghiệp mới được thành lập trong hai năm qua và đăng ký trong đô thị (mẫu số)
Doanh nghiệp phải tham vấn các công ty hoặc xí nghiệp trong đô thị
Những doanh nghiệp này có thể được coi là có quy trình và / hoặc sản phẩm kinh doanh đổi mới. Đô thị báo cáo về chỉ số này sẽ chỉ định các lĩnh vực và danh mục của các doanh nghiệp đổi mới được bao gồm trong tính toán này. Doanh nghiệp là sự kết hợp nhỏ nhất của đơn vị pháp lý, là một đơn vị tổ chức sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp có thể được phân loại thành đơn giản (một thực thể hoạt động) hoặc phức tạp (nhiều thực thể hoạt động) như được nêu trong ISO 37120: 2018, 5.5.2.
Một doanh nghiệp đổi mới đề cập đến một doanh nghiệp đang thực hiện các ý tưởng mới, tạo ra các sản phẩm năng động hoặc cải thiện các dịch vụ hiện có trong bất kỳ ngành nào
5.2.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về các doanh nghiệp mới cần có được thông qua các bộ phận liên quan của đô thị hoặc của các bộ, ngành liên quan để giám sát việc phê duyệt giấy phép kinh doanh mới hoặc đăng ký mới của doanh nghiệp.
5.3.1 Yêu cầu chung
Các nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là sự kết hợp giữa các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ nắm bắt, truyền tải và hiển thị dữ liệu và thông tin bằng phương thức điện tử (OECD). Với sự phát triển nhanh chóng của ICT và việc lồng ghép ICT vào cuộc sống hằng ngày, mối liên hệ giữa các công nghệ ICT và phát triển con người chưa bao giờ rõ ràng hơn (ITU). ICT từ lâu đã được công nhận là nhân tố chính để bắc cầu sự phân chia kỹ thuật số và đạt được ba chiều kích của phát triển bền vững - tăng trưởng kinh tế, cân bằng môi trường và hòa nhập xã hội; cũng như thúc đẩy sự đổi mới trong xã hội (ITU). Do đó, việc có được lực lượng lao động để phát triển ngành CNTT sẽ là một trong những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế thông qua phát triển ICT sáng tạo, bao gồm cả việc sử dụng rộng rãi các sản phẩm và dịch vụ ICT trong toàn bộ nền kinh tế và xã hội.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “Đổi mới sáng tạo và nghiên cứu”, “Giáo dục và xây dựng năng lực và “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững” như được định nghĩa trong TCVN 37101. Chỉ số này cho phép đánh giá sự đóng góp cho “tính thu hút ”và“ Khả năng phục hồi” của đô thị như được định nghĩa trong TCVN 37101.
5.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) phải được tính là số lượng cư dân đô thị trong lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực ICT (tử số) chia cho tổng lực lượng lao động của đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động được sử dụng trong lĩnh vực ICT.
Ngành ICT phải xem là tổ hợp của các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ mà thu thập, truyền tải và hiển thị dữ liệu và thông tin điện tử. Đối với các ngành công nghiệp sản xuất, các sản phẩm của một ngành công nghiệp có tiềm năng phải được định hướng vào việc thực hiện chức năng xử lý thông tin và truyền thông bao gồm truyền tải và hiển thị; và phải sử dụng xử lý điện tử để phát hiện, đo lường và/hoặc ghi lại hiện tượng vật lý hoặc kiểm soát quá trình vật lý. Đối với các ngành dịch vụ, các sản phẩm của ngành tiềm năng phải được định hướng vào việc giúp cho chức năng xử lý thông tin và truyền thông bằng phương tiện điện tử [8].
Cụ thể hơn, ngành ICT phải tham khảo Khung phân loại chuẩn quốc tế về công nghiệp của Ban Thống kê Liên hợp quốc về tất cả các hoạt động kinh tế (ISIC) Rev. 4 (Link: https://unstats.un.org/unsd/cr/registry/regcst.asp ? Cl = 27) phần J (Thông tin và truyền thông) toàn bộ; và các phần phụ của phần C của ISIC Rev. 4 (Sản xuất) phù hợp với các ngành công nghiệp sản xuất ICT nêu trên, như phần 26 - Sản xuất máy tính, sản phẩm điện tử và quang học và 27 - Sản xuất thiết bị điện.
Lực lượng lao động phải xem là, theo quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tổng số người làm việc cộng với những người thất nghiệp có đủ điều kiện làm việc hợp pháp. Vì vậy, độ tuổi lao động phải xem là tất cả những người cùng độ tuổi hoặc lớn hơn độ tuổi lao động hợp pháp trong khu vực tài phán tham chiếu. Chỉ số này phải loại trừ lao động trẻ em là lao động thực hiện bởi những người từ 14 tuổi trở xuống.
5.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về việc làm theo ngành cần được thu thập thông qua các cuộc điều tra lực lượng lao động hoặc đánh giá việc làm của đô thị được quản lý bởi các cơ quan thống kê/chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành.
5.4.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Khi các đô thị và cộng đồng tăng cường sự chú trọng vào phát triển nền kinh tế tri thức, vai trò của ngành giáo dục, nghiên cứu và phát triển (R & D) càng trở nên quan trọng hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực. Cả hai ngành công nghiệp này đều đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, thúc đẩy các quá trình tư duy sáng tạo để nâng cao sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có hoặc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới. Ngoài ra, ngành giáo dục cũng bao gồm những người làm việc ở tất cả các cấp của hệ thống giáo dục, đảm bảo rằng công dân có quyền tiếp cận giáo dục và nhận các dịch vụ giáo dục hiệu quả. Do đó, lực lượng lao động làm việc trong hai ngành công nghiệp này hỗ trợ phát triển hoặc nâng cao sản phẩm và dịch vụ, cũng như đảm bảo rằng công dân nhận được sự giáo dục có chất lượng để tham gia tích cực vào nền kinh tế tri thức.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “Đổi mới sáng tạo và nghiên cứu”, “Nền kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững" như được định nghĩa trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho “Tính thu hút ”và“ Khả năng phục hồi "của đô thị như được định nghĩa trong TCVN 37101.
5.4.2 Yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ lực lượng lao động làm việc trong ngành giáo dục, nghiên cứu & triển khai được tính như số lượng cư dân đô thị trong lực lượng lao động làm việc trong ngành giáo dục, nghiên cứu & phát triển (tử số) chia cho tổng lực lượng lao động (mẫu số). Kết quả này sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động được sử dụng trong các lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu & phát triển.
Các đô thị phải xem Phân loại công nghiệp tiêu chuẩn quốc tế của Bộ Thống kê Liên hợp quốc về tất cả các hoạt động kinh tế (ISIC) Rev. 4 (xem: https://unstats.un.org/unsd/cr/registry/regcst.asp?Cl=27) khi xác định các lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu & phát triển.
Ngành Giáo dục phải xem là các tổ chức chủ yếu tham gia vào việc cung cấp hướng dẫn và đào tạo trong nhiều chủ đề khác nhau. Công việc hướng dẫn và đào tạo này được cung cấp bởi các cơ sở chuyên môn, chẳng hạn như trường học, cao đẳng, đại học và trung tâm đào tạo. Các đô thị phải xem đó là mọi tổ chức nằm trong phần P của ISIC, Rev.4, được chia thành các phần phụ sau: 851 - Giáo dục tiểu học và tiểu học, 852 - Giáo dục trung học, 853 - Giáo dục đại học, 854 - Giáo dục khác , và 855 - Hoạt động hỗ trợ giáo dục.
Ngành nghiên cứu & phát triển phải xem là các tổ chức chủ yếu tham gia vào việc tiến hành các cuộc điều tra ban đầu, được thực hiện trên cơ sở có hệ thống để đạt được kiến thức mới (nghiên cứu) và trong việc áp dụng các kết quả nghiên cứu hoặc kiến thức khoa học khác để tạo ra sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến đáng kể hoặc quy trình (triển khai thực nghiệm). Các đô thị phải xem đó là các tổ chức nằm trong Phần 72 - Nghiên cứu khoa học và phát triển phần M - Các hoạt động chuyên môn, khoa học và kỹ thuật của ISIC, Rev.4. [6]
Tử số của chỉ số này phải được tính là tổng của tổng số người làm việc trong hai lĩnh vực này, giáo dục, nghiên cứu & phát triển.
Lực lượng lao động phải xem là, theo quy định của ILO, tổng số người làm việc cộng với những người thất nghiệp có đủ điều kiện làm việc hợp pháp. Vì vậy, độ tuổi lao động phải xem là tất cả những người cùng độ tuổi hoặc lớn hơn độ tuổi lao động hợp pháp trong khu vực tài phán tham chiếu. Chỉ số này sẽ loại trừ lao động trẻ em là những người từ 14 tuổi trở xuống.
5.4.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về việc làm theo ngành phải được lấy thông qua các cuộc điều tra lực lượng lao động hoặc đánh giá việc làm của đô thị được quản lý bởi các cơ quan thống kê/chính quyền địa phương, khu vực hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành.
6.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ
6.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này nên báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Kỹ năng ngoại ngữ là dấu hiệu biểu thị lực lượng lao động đa dạng, có thể sử dụng được. Kỹ năng ngoại ngữ cũng dẫn đến mức độ nhập cư cao và/hoặc lập trình giáo dục rất thành công.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “giáo dục và xây dựng năng lực” như được định nghĩa trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích "gắn kết xã hội”, “phúc lợi” và “khả năng phục hồi” của đô thị như được định nghĩa trong TCVN 37101.
6.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ phải được tính là tổng số người có thể giao tiếp thành thạo bằng một hoặc nhiều ngoại ngữ (tử số) chia cho tổng dân cư của đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm dân cư đô thị sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ.
Ngoại ngữ phải xem là ngôn ngữ được sử dụng thành thạo chứ không phải là ngôn ngữ chính thức của quốc gia bao gồm đô thị. Ví dụ: ngôn ngữ chính thức ở Hoa Kỳ là tiếng Anh, vì vậy cư dân đô thị nói thành thạo ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh thì ngôn ngữ đó được tính là ngoại ngữ tại Hoa Kỳ. Trong trường hợp của quốc gia có nhiều ngôn ngữ chính thức, như Canada với hai ngôn ngữ chính thức - tiếng Anh và tiếng Pháp được xác định là ngôn ngữ chính thức của Canada khi đó một người sử dụng thành thạo cả hai ngôn ngữ chính thức này thì một trong hai ngôn ngữ chính thức sẽ được tính là ngoại ngữ và ngôn ngữ kia thì không được tính. Ví dụ, nếu một người ở Canada nói thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp thì người đó sẽ có một ngoại ngữ và được tính vào tử số của chỉ số này. Tương tự, nếu người Canada chỉ nói tiếng Anh (chỉ một trong những ngôn ngữ chính thức) nhưng cũng sử dụng thành thạo tiếng Tây Ban Nha, thì người đó sẽ được tính là người sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ.
Sử dụng thành thạo ngôn ngữ phải liên quan tới mức năng lực sau đây:
- có khả năng nói được ngôn ngữ đó với độ chính xác, từ vựng và tính liên kết cấu trúc đầy đủ trong bài diễn văn để tham gia có hiệu quả vào hầu hết các cuộc trò chuyện chính thức và không chính thức về các chủ đề thực tế, xã hội và chuyên môn;
- thấu hiểu toàn diện về cơ bản;
- có thể thảo luận với sự lưu loát và dễ dàng, các vấn đề trừu tượng và các lĩnh vực đặc biệt về năng lực và quan tâm;
- có thể hỗ trợ ý kiến và giả thuyết;
- có thể đưa ra luận chứng, lý lẽ rõ ràng và chặt chẽ; và
- trong khi ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất của người nói có thể được nhận thấy (trong cách phát âm, ngữ pháp và từ vựng) thì không được có bất kỳ lỗi mẫu nào và các lỗi không bao giờ làm người nghe xao lãng hoặc ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp.
Để tham khảo, định nghĩa về trình độ thành thạo nêu trên tương ứng với cấp C1 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu cho Ngôn ngữ; Học tập, Giảng dạy, Đánh giá.
6.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về ngoại ngữ được cư dân đô thị sử dụng cần được lấy từ dữ liệu điều tra dân số, hoặc khảo sát địa phương, khu vực hoặc quốc gia liên quan đối với ngôn ngữ được sử dụng.
6.1.4 Diễn giải dữ liệu
Tỷ lệ phần trăm cao về những cư dân có thể giao tiếp bằng nhiều ngoại ngữ cho thấy rằng đô thị có dân cư được hưởng nền giáo dục tốt và đa dạng mà có thể xử lý các tương tác vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế đang phát triển và hạ tầng giao thông được cải thiện đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong các mô hình thương mại thế giới và tỷ lệ cao hơn lượng khác nước ngoài có thể đến thăm các quốc gia khác cao hơn với các lý do kinh doanh, giải trí...
Kỹ năng ngoại ngữ có khả năng làm tăng tính di động, khả năng làm việc và phát triển cá nhân của mọi người.
6.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Trình độ vi tính là một khía cạnh thiết yếu của khả năng làm việc chuyên nghiệp và cũng tạo thuận lợi cho hình thức thay thế cho trách nhiệm tham gia dân sự đối với các công dân. Sự gia tăng khả năng tiếp cận các thiết bị điện tử đối với học sinh, cũng như sự tiếp xúc với máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc các thiết bị học tập kỹ thuật số khác, có thể nâng cao khả năng trình độ vi tính của sinh viên. Ngoài ra, trình độ vi tính cũng cho phép công dân /tiếp cận với mảng thông tin rộng hơn, khi mà thông tin cho phép mọi người ở mọi tầng lớp xã hội tìm kiếm, đánh giá, sử dụng và tạo ra thông tin một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu cá nhân, xã hội, nghề nghiệp và giáo dục của mình.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “giáo dục và xây dựng năng lực” như được định nghĩa trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội”, “phúc lợi” và “khả năng phục hồi” của đô thị như được định nghĩa trong TCVN 37101.
6.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Số lượng máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc các thiết bị học tập kỹ thuật số khác sẵn dùng cho mỗi 1.000 học sinh phải được tính là tổng số máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc các thiết bị học tập kỹ thuật số khác có truy cập internet sẵn dùng cho học sinh tiểu học và trung học trong đô thị (tử số) chia cho 1 000 trong tổng số học sinh tiểu học và trung học của đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được biểu thị là số lượng máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc các thiết bị học tập kỹ thuật số khác sẵn dùng cho mỗi 1.000 học sinh.
Chỉ trường học sở hữu/ cung cấp máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc thiết bị học tập kỹ thuật số khác mới được tính
Học sinh tiểu học phải xem là các học sinh ghi danh vào giáo dục tiểu học như được định nghĩa trong phần “Thuật ngữ và định nghĩa” của ISO 37120.
Học sinh trung học phải xem là các học sinh ghi danh vào giáo dục trung học như được định nghĩa trong phần “Thuật ngữ và định nghĩa” của ISO 37120
Số lượng máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc các thiết bị học tập kỹ thuật số khác cho mỗi 1000 học sinh phải được báo cáo riêng biệt cho cả học sinh tiểu học và trung học như trong bảng sau
|
Số lượng máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc các thiết bị học tập kỹ thuật số khác |
Số lượng máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc các thiết bị học tập kỹ thuật số khác cho mỗi 1000 học sinh |
Học sinh tiểu học |
|
|
Học sinh trung học |
|
|
Tổng số học sinh (tiểu học và trung học) |
|
|
6.2.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượng các thiết bị điện tử có truy cập internet phải được lấy từ các hội đồng trường học địa phương hoặc Bộ hoặc Sở Giáo dục.
6.2.4 Diễn giải dữ liệu
Mặc dù trình độ vi tính có thể mang lại lợi ích cho học sinh trung học, nhưng có những cuộc tranh luận liên quan đến tác động tích cực của sự sẵn có của các thiết bị kỹ thuật số và công nghệ cho học sinh tiểu học.
Băng rộng đủ nhanh như được định nghĩa trong 18.1 cũng có thể được xem xét để phân tích chỉ số này. Khi tỷ lệ dân số đô thị có băng rộng đủ nhanh ở mức thấp, lợi ích của khả năng tiếp cận với máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc các thiết bị học tập kỹ thuật số khác có thể bị hạn chế. Băng rộng đủ nhanh sẽ đề cập đến một mạng có khả năng đạt tốc độ tối thiểu 256 kbit / s theo cả hai hướng, tải lên và tải xuống. Tốc độ này là đủ để lướt Internet và email. Băng rộng đủ tương ứng với băng rộng cơ bản.
6.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1. Tiếp nhận giáo dục đại học cung cấp cho các cá nhân một nền tảng để tham gia có ý nghĩa vào lực lượng lao động và giúp giảm nghèo và bất bình đẳng. Trụ cột phát triển con người này được công nhận rộng rãi là con đường chính cho tính di động xã hội. Tất cả các môn được dạy bởi các tổ chức giáo dục đại học có lợi cho xã hội theo một cách nào đó, chẳng hạn như các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) là những môn học rất thiết yếu cho sự phát triển và đổi mới công nghệ của một đô thị. Giáo dục STEM giúp tạo ra các nhà tư tưởng quan trọng, nâng cao hiểu biết về khoa học và tạo ra thế hệ các nhà sáng tạo tiếp theo. Hơn nữa, STEM rất quan trọng vì khoa học thâm nhập vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta và nhu cầu về người có bằng STEM ngày càng tăng cùng với nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm và quá trình mà sẽ giúp duy trì, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “Giáo dục và xây dựng năng lực” và “Đổi mới sáng tạo và nghiên cứu”, như được định nghĩa trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “Khả năng phục hồi”, “Tính thu hút”” của đô thị như được định nghĩa trong TCVN 37101.
6.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Số lượng bằng cấp đại học về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trên 100 000 dân phải được tính là số lượng người có bằng cấp đại học với chuyên môn hoặc chuyên ngành về môn học trong phạm vi chủ đề STEM (tử số) chia cho 100 000 của tổng số cư dân của đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được biểu diễn là số lượng bằng cấp đại học STEM trên 100.000 cư dân.
Bằng cấp giáo dục đại học STEM phải xem là bằng cấp đại học chuyên môn hóa theo các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học và nhằm nắm bắt một lĩnh vực rộng lớn về giáo dục và cơ hội việc làm, ngoài các lĩnh vực khoa học và toán học hẹp hơn. Các chương trình nghiên cứu STEM thường được phân loại dựa trên một số cụm nghề nghiệp: khoa học máy tính và công nghệ; khoa học toán học; kỹ thuật và khảo sát; và khoa học tự nhiên, vật lý và khoa học đời sống.
Chỉ số này phải chỉ bao gồm những người bao gồm trong tổng số cư dân của đô thị và không bao gồm những cư dân tạm thời hoặc sinh viên nước ngoài.
Giáo dục đại học phải tham chiếu định nghĩa về giáo dục đại học được nêu trong phần “Thuật ngữ và định nghĩa” của ISO 37120.
6.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về bằng cấp đại học theo chủ đề cần được lấy từ các văn bằng đại học/sau trung học, cơ quan cấp chứng chỉ hoặc bằng cấp, hoặc Bộ hoặc Sở Giáo dục có liên quan, nếu có. Nếu không có dữ liệu giáo dục đại học từ các nguồn này, dữ liệu từ các cuộc điều tra hoặc cuộc tổng điều tra có thể được sử dụng.
6.3.4 Diễn giải dữ liệu
Chỉ số này cung cấp một cái nhìn tổng quan về bộ kỹ năng của dân số. Những dữ liệu này cũng có thể có tác động đến các đô thị xung quanh bởi vì dân số có bằng STEM có thể làm việc ở các đô thị đó hoặc, trong các bối cảnh khác, có thể buộc những người có trình độ học vấn thấp hơn phải di chuyển đến các đô thị xung quanh, tạo ra những khu ổ trí tuệ trong đô thị. Mặc dù chỉ các môn học STEM được xem xét cho chỉ số này, nhưng khoa học xã hội và các môn học khác cũng rất quan trọng đối với lực lượng lao động của đô thị và có thể đóng góp cho sự thông minh của đô thị.
7.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Nhiệt thải là nguồn năng lượng nội sinh của mỗi đô thị. Nhiệt thải có thể được lấy từ nhà máy xử lý nước thải và chất thải rắn hoặc bất kỳ quy trình công nghiệp nào khác, cũng như từ các ngành cấp ba và giao thông (ví dụ: nhiệt thải ra từ các trung tâm dữ liệu hoặc thông gió tàu điện ngầm).
Nước thải là một nguồn tài nguyên tái tạo truyền tải năng lượng nhiệt và hóa học. Trong một số trường hợp, nước thải được tìm thấy chứa gần năm lần lượng năng lượng cần thiết để xử lý nước thải. Điều quan trọng là các đô thị phải nhận ra tiềm năng của nước thải là nguồn năng lượng bền vững và sử dụng nước thải trong danh mục nguồn năng lượng của họ.
Hơn nữa, các nhà máy xử lý nước thải sử dụng một lượng năng lượng đáng kể và tạo ra khí thải nhà kính, nhưng chúng cũng có tiềm năng là nguồn năng lượng tái tạo cho các đô thị. Các nhà máy xử lý nước thải có thể sử dụng nước thải để tạo ra năng lượng tại chỗ, nơi mà năng lượng này có thể được sử dụng để giúp vận hành các nhà máy xử lý nước thải, do đó giảm chi phí vận hành nhà máy xử lý nước thải, tiêu thụ năng lượng và khí thải nhà kính.
Mặc dù giảm thiểu, tái chế và ủ có thể góp phần giảm thiểu tác động môi trường của chất thải rắn đô thị, nhưng không phải tất cả các loại vật liệu đều có thể được tái chế thực tế và kinh tế theo cách có lợi cho môi trường. Do đó, chất thải rắn còn sót lại này có thể mang lại cơ hội phục hồi năng lượng, sử dụng các công nghệ mới và có thể sạch hơn.
Nhiệt thải có thể được phân loại thành entanpi cao và entanpy thấp. Trong khi nhiệt thải entanpi cao cho phép sản xuất điện, nhiệt entanpi thấp có thể được sử dụng trực tiếp để sưởi ấm (và thậm chí làm mát) các tòa nhà, thường là thông qua mạng lưới sưởi ấm và làm mát.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh “nền kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững” và “hạ tầng cộng đồng” như được định nghĩa trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “sử dụng tài nguyên có trách nhiệm” của đô thị như được định nghĩa trong TCVN 37101.
7.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ năng lượng điện và nhiệt được sản xuất từ xử lý nước thải, chất thải rắn và xử lý chất thải lỏng khác và các nguồn nhiệt thải khác như là một phần của tổng năng lượng của đô thị trong một năm nhất định được tính bằng tổng lượng năng lượng điện và nhiệt được biểu thị trong GJ được sản xuất từ xử lý nước thải, chất thải rắn và xử lý chất thải lỏng khác và các nguồn nhiệt thải khác (tử số) chia cho tổng nhu cầu năng lượng sử dụng cuối của đô thị trong cùng đơn vị với tử số (GJ). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng phần trăm năng lượng điện và nhiệt được tạo ra từ xử lý nước thải, chất thải rắn và xử lý chất thải lỏng khác và các nguồn nhiệt thải khác như là một phần của tổng năng lượng của đô thị trong một năm nhất định.
Thuật ngữ danh mục năng lượng đề cập đến sự kết hợp của các nguồn năng lượng chính khác nhau được sử dụng để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong một khu vực địa lý nhất định.
Nếu có thể, dữ liệu từ xử lý nước thải, chất thải rắn và xử lý chất thải lỏng khác và các nguồn nhiệt thải khác sẽ được đưa vào và liệt kê riêng. Điều này phải bao gồm bao gồm việc sử dụng năng lượng điện và nhiệt thu hồi tại chỗ ngay ở các cơ sở xử lý nước thải và sử dụng bên ngoài các cơ sở khác.
|
Nhiệt năng (% của danh mục năng lượng tổng) |
Điện năng (% của danh mục năng lượng tổng) |
Năng lượng tổn (% của danh mục năng lượng tổng) |
Tài nguyên nước thải |
|
|
|
Xử lý chất thải rắn |
|
|
|
Xử lý chất thải lỏng khác |
|
|
|
Tài nguyên nhiệt thải khác |
|
|
|
Tổng (%) |
|
|
|
Nhiệt thải phải được coi là tất cả năng lượng nhiệt dư được tạo ra trong đô thị không được sử dụng, cũng như các nguồn năng lượng hóa học tiềm năng không được coi là năng lượng.
Nước thải phải xem là các quá trình vật lý, hóa học và sinh học được sử dụng để loại bỏ, giảm hoặc trung hòa các chất gây ô nhiễm từ nước thải trước khi thải vào khối nước. Xử lý nước thải có thể bao gồm xử lý sơ cấp, thứ cấp hoặc cao cấp, hoặc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cao hơn.
Xử lý chất thải rắn phải xem là các quy trình vật lý, hóa học và sinh học được sử dụng để loại bỏ, giảm hoặc trung hòa các chất gây ô nhiễm khỏi chất thải rắn trước khi tái chế, phục hồi hoặc xử lý cuối cùng.
Chất thải lỏng khác phải xem như là dầu hoặc mỡ và là nguồn năng lượng.
7.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về lượng điện năng và nhiệt năng được sản xuất từ xử lý nước thải cần được lấy từ các phòng, ban của đô thị hoặc các bộ chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề đó, cũng như từ các nhà quản lý và các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích địa phương.
7.2 Năng lượng điện và nhiệt (GJ) được sản xuất từ xử lý nước thải bình quân đầu người mỗi năm
7.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Nước thải là nguồn năng lượng tái tạo mà chuyển tải năng lượng nhiệt và hóa học. Trong một số trường hợp, nước thải được phát hiện có chứa gần 5 lần lượng năng lượng cần thiết cho xử lý nước thải. Điều quan trọng là các đô thị phải nhận ra tiềm năng của nước thải như một nguồn năng lượng bền vững và sử dụng nước thải trong danh mục nguồn năng lượng của mình.
Hơn nữa, các nhà máy xử lý nước thải sử dụng rất nhiều năng lượng và tạo ra khí thải nhà kính, nhưng các nhà máy này cũng có tiềm năng trở thành những nguồn năng lượng tái tạo cho các đô thị. Các nhà máy xử lý nước thải có thể sử dụng nước thải để tạo năng lượng tại chỗ, nơi mà năng lượng này có thể được sử dụng cho việc vận hành các nhà máy xử lý nước thải giúp giảm chi phí vận hành nhà máy xử lý nước thải, tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh “nền kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững” và “hạ tầng cộng đồng” như được định nghĩa trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “sử dụng tài nguyên có trách nhiệm” của đô thị như được định nghĩa trong TCVN 37101.
7.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Năng lượng điện và nhiệt (GJ) được sản xuất từ xử lý nước thải bình quân đầu người mỗi năm phải được tính là tổng lượng năng lượng điện và nhiệt thể hiện bằng KWh được tạo ra từ xử lý nước thải trong đô thị (tử số) chia cho tổng dân cư của đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được biểu thị bằng lượng năng lượng điện và nhiệt thể hiện bằng KWh được tạo ra từ xử lý nước thải bình quân đầu người cho một năm xác định.
Điều này phải bao gồm sử dụng tại chỗ năng lượng điện và nhiệt thu hồi tại các cơ sở xử lý nước thải / chất thải và sử dụng bên ngoài
Xử lý nước thải phải xem là các quá trình vật lý, hóa học và sinh học được sử dụng để loại bỏ, giảm, hoặc trung hòa chất gây ô nhiễm từ nước thải trước khi thải vào môi trường tự nhiên. Xử lý nước thải có thể bao gồm xử lý nước thải cấp 1, cấp 2 hoặc cấp 3, hoặc xử lý nước thải theo tiêu chuẩn cao hơn.
7.2.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về lượng điện năng và nhiệt năng được sản xuất từ xử lý nước thải cần được lấy từ các phòng, ban của đô thị hoặc các bộ chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề đó, cũng như từ các nhà quản lý và các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích địa phương.
7.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Trong khi giảm, tái chế và ủ có thể góp phần giảm thiểu tác động môi trường của chất thải rắn đô thị, không phải tất cả các loại vật liệu đều có thể được tái chế trên thực tế và một cách kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường. Chất thải rắn còn sót lại này có thể là cơ hội để phục hồi năng lượng, sử dụng các công nghệ mới và các công nghệ sạch hơn có thể. Chất thải lỏng khác như dầu mỡ cũng là một nguồn năng lượng
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh “nền kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững” và “hạ tầng cộng đồng" như được định nghĩa trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “sử dụng tài nguyên có trách nhiệm” của đô thị như được định nghĩa trong TCVN 37101.
7.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Điện năng và nhiệt năng (GJ) được sản xuất từ xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng khác bình quân đầu người mỗi năm phải được tính là tổng lượng điện năng và nhiệt năng thể hiện bằng KWh từ xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng khác trong đô thị (tử số) chia cho tổng dân cư của đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được biểu thị bằng lượng điện năng và nhiệt năng tính bằng GJ trên đầu người trong một năm xác định.
Điều này phải bao gồm sử dụng tại chỗ năng lượng điện và nhiệt thu hồi tại các cơ sở xử lý nước thải / chất thải và sử dụng ngoài bởi bên ngoài
Điều này cũng bao gồm chất thải lỏng khác như dầu mỡ.
7.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về lượng điện năng và nhiệt năng được sản xuất từ xử lý chất thải rắn và chất thải lòng khác cần được lấy từ các phòng, ban của đô thị hoặc các bộ,ngành chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề đó, cũng như từ các nhà quản lý và các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích địa phương.
7.4.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Một lợi ích chính của một hệ thống năng lượng phân tán là tiềm năng cho một hệ thống điện đáng tin cậy hơn và cung cấp năng lượng chất lượng cao hơn (với các hệ thống hỗ trợ phù hợp tại chỗ). Một hệ thống sản xuất điện phân tán có thể được xác định như là vị trí sản xuất điện gần khu vực tiêu thụ, chẳng hạn như đặt các cơ sở sản xuất điện trong đô thị thay vì cung cấp điện từ một cơ sở sản xuất điện trong khu vực cách xa đô thị. Mặc dù một cách tiếp cận tương đối mới cho ngành công nghiệp năng lượng và các nhà cung cấp tiện ích, một hệ thống phân tán có khả năng dẫn đến việc sử dụng tối ưu hơn các nguồn năng lượng tái tạo, từ đó có thể làm giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tăng hiệu quả năng lượng và tính bền vững của một khu vực. Do đó, việc theo dõi lượng sản xuất điện phân tán có thể được sử dụng để đánh giá tiềm năng của khu vực trong việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và mở rộng quyền truy cập vào các dịch vụ năng lượng sạch, như nhiệt và điện kết hợp, có thể không sẵn dùng do khoảng cách từ cơ sở sản xuất điện tập trung. Cơ hội cho nhiệt và điện năng kết hợp là rất quan trọng - nhưng việc này thường phải được đưa vào thiết kế của các hệ thống này và rất khó để lắp đặt trước
CHÚ THÍCH 2: Bên cạnh các vấn đề môi trường của sản xuất điện phân tán đã đề cập trước đây, ví dụ như việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và giảm sử dụng năng lượng chính, sản xuất điện phân tán cũng có thể thuận lợi cho khả năng phục hồi của lưới điện của đô thị, đặc biệt như khi có bão lớn.
CHÚ THÍCH 3: Chỉ số này phản ánh “nền kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững” và “hạ tầng cộng đồng” như được định nghĩa trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “sử dụng tài nguyên có trách nhiệm” và “Khả năng phục hồi” của đô thị như được định nghĩa trong TCVN 37101.
7.4.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm năng lượng của đô thị được sản xuất bằng cách sử dụng các hệ thống sản xuất năng lượng phân tán được tính bằng lượng năng lượng được tạo ra bởi hệ thống/cơ sở sản xuất năng lượng phân tán tính bằng kilowatt giờ (tử số) chia cho tổng lượng năng lượng được tạo ra cho đô thị trong cùng đơn vị này (KWh) - bao gồm năng lượng được sản xuất bởi cả các cơ sở sản xuất năng lượng tập trung và phân tán (mẫu số). Kết quả này phải được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm năng lượng của đô thị được sản xuất bằng cách sử dụng các hệ thống sản xuất năng lượng phân tán.
Sản xuất năng lượng phân tán, còn được gọi là năng lượng phân tán, phải xem là sản xuất năng lượng tại hoặc gần điểm sử dụng, bất kể quy mô, công nghệ hoặc nhiên liệu được sử dụng - cả ngoài lưới và trên lưới. Ngoài ra, sản xuất năng lượng phân tán gắn với nhiều loại công nghệ mà không phụ thuộc vào mạng truyền tải điện cao áp hoặc mạng lưới khí, các công nghệ đó bao gồm tua bin gió hoặc nhà máy điện gió, tấm quang điện (mặt trời), tua-bin và động cơ đốt trong kiểu mô đun...
7.4.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về lượng năng lượng được sản xuất bởi cả các hệ thống/cơ sở sản xuất năng lượng tập trung và phân tán cần lấy từ các cơ sở địa phương và các sở của đô thị hoặc bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm giám sát việc sản xuất năng lượng. Có thể chấp nhận sử dụng các ước tính dựa trên kiểm toán năng lượng được thực hiện trên các vị trí mẫu để giải quyết việc sản xuất điện ngay lập tức được sử dụng làm tiêu thụ tự động, đôi khi không được truyền đạt tới các tiện ích điện.
7.4.4 Diễn giải dữ liệu
Nếu một nhà máy sản xuất 100% điện của đô thị, thì điều này không được coi là phân tán và do đó chỉ số này bằng 0%
7.5 Khả năng trữ của lưới năng lượng của đô thị trên tổng lượng tiêu thụ năng lượng của đô thị
7.5.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Nhu cầu năng lượng đỉnh là một "less spoken vector” làm tăng chi phí năng lượng và hạn chế sự thâm nhập năng lượng tái tạo. Các lưới điện thông minh sẽ có khả năng lưu trữ năng lượng (điển hình là lưu trữ điện và nhiệt, nhưng cũng có thể sử dụng các loại nhiên liệu sạch như hydro) để giảm đỉnh nhu cầu và chuyển mức sử dụng năng lượng sang các giai đoạn sản xuất năng lượng tái tạo không liên tục. Khả năng lưu trữ hiệu quả là điều cần thiết để cân bằng cung và cầu năng lượng trong một khu vực và có thể đạt được bằng một số chiến lược:
- lưu trữ điện, tại chỗ hoặc gần đó, bao gồm lưu trữ hóa chất như hydro;
- lưu trữ điện của xe điện (không bao gồm xe hybrid);
- lưu trữ nhiệt (ví dụ: lưu trữ nhiệt và lạnh trong các hệ thống sưởi và làm mát gần đó);
- lưu trữ năng lượng địa nhiệt (ví dụ: một số hệ thống sưởi và làm mát khu vực điều khiển máy bơm nhiệt);
- khối lượng nhiệt của các tòa nhà được coi là lưu trữ nhiệt tại chỗ nếu liên quan đến thuật toán tiêu thụ nhiệt dự đoán cho phép giảm nhu cầu đỉnh nhiệt và lạnh từ các hệ thống sưởi ấm và làm mát;
- các cách khác để lưu trữ năng lượng tái tạo như pin nhiên liệu, nếu được chứng minh thuận tiện, bao gồm cả năng lượng tại chỗ lưu trữ.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh “nền kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững” và "hạ tầng cộng đồng" như được định nghĩa trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “sử dụng tài nguyên có trách nhiệm” và “Khả năng phục hồi” của đô thị như được định nghĩa trong TCVN 37101.
7.5.2 Các yêu cầu về chỉ số
Khả năng lưu trữ của lưới năng lượng của đô thị trên tổng mức tiêu thụ năng lượng của đô thị phải được tính bằng tổng lượng năng lượng có thể được lưu trữ hàng năm trên lưới điện và lưới nhiệt của đô thị (hệ thống sưởi và làm mát) bằng gigajoules (GJ) (tử số) chia cho tổng mức tiêu thụ năng lượng của đô thị (mẫu số). Kết quả phải được biểu thị bằng khả năng lưu trữ của lưới năng lượng đô thị trên tổng mức tiêu thụ năng lượng của đô thị.
Lưu trữ năng lượng phải xem như là quá trình chuyển đổi năng lượng thành dạng lưu trữ mà sau này có thể chuyển đổi thành năng lượng khi cần thiết. Vì vậy, khả năng lưu trữ sẽ đề cập đến lượng năng lượng có khả năng được lưu trữ.
Xem ISO 37120:2018, điều 7.1 để biết tổng mức tiêu thụ năng lượng sử dụng cuối.
Quy định và báo cáo các loại tiêu thụ năng lượng có thể được sử dụng trong tính toán. Ngoài ra, nếu cơ sở lưu trữ năng lượng không nằm trong ranh giới đô thị thì nên báo cáo khoảng cách của cơ sở lưu trữ năng lượng.
7.5.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về dung lượng trữ cần được lấy từ các phòng ban liên quan của đô thị hoặc từ các bộ, ngành chịu trách nhiệm giám sát lưới năng lượng của đô thị hoặc các tiện ích địa phương mà hệ thống sưởi và làm mát hoạt động
7.5.4 Diễn giải dữ liệu
Có khả năng lưu trữ năng lượng gần hoặc trong phạm vi đô thị (gần tải) giúp giảm tổn thất truyền tải và đảm bảo cung cấp năng lượng đáng tin cậy hơn. Nó cũng cho phép các đô thị quản lý tốt hơn các đỉnh trong nhu cầu năng lượng. Nếu các cơ sở lưu trữ năng lượng không nằm trong ranh giới đô thị thì phải báo cáo khoảng cách đến cơ sở lưu trữ năng lượng.
7.6 Phần trăm chiếu sáng đường phố được quản lý bởi hệ thống quản lý hiệu suất ánh sáng
7.6.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các điểm chiếu sáng được quản lý từ xa góp phần mang lại hiệu quả năng lượng cao hơn và có thể được tối ưu hóa và điều chỉnh để bật và tắt và mờ ở bất kỳ khu vực nào trong đô thị. Ngoài ra chiếu sáng được quản lý từ xa có khả năng cải thiện sự an toàn trong đô thị, trong đó bất kỳ sự cố nào của điểm chiếu sáng dẫn đến đường phố được chiếu sáng không đủ có thể được giám sát và khoanh vùng ngay lập tức để đảm bảo sửa chữa nhanh. Cuối cùng, mức tiêu thụ năng lượng thực trên mỗi điểm chiếu sáng có thể được đo lường và báo cáo chính xác với hệ thống quản lý ánh sáng, để giám sát tốt hơn chi phí năng lượng và phương án giảm CO2
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “nền kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững” và “An ninh và an toàn” theo TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “sử dụng tài nguyên có trách nhiệm ”của đô thị như được định nghĩa trong TCVN 37101.
7.6.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm chiếu sáng đường phố được quản lý bởi hệ thống quản lý hiệu suất ánh sáng được tính bằng số lượng điểm chiếu sáng có thể được kiểm soát bởi hệ thống quản lý hiệu suất ánh sáng (tử số) chia cho tổng số điểm chiếu sáng trong đô thị (mẫu số). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng phần trăm chiếu sáng đường phố được quản lý bởi hệ thống quản lý hiệu suất ánh sáng.
Việc điều khiển bởi hệ thống quản lý hiệu suất ánh sáng phải xem đến khả năng giám sát các điểm chiếu sáng, đặt lịch để tắt / bật và điều chỉnh mức độ ánh sáng bằng cách làm mờ. Điều này có nghĩa là một điểm chiếu sáng có thể được thay đổi riêng lẻ và từ xa với một hệ thống dựa trên ICT, được kết nối qua mạng truyền thông tới các điểm sáng. Hệ thống này cũng có thể đo chính xác năng lượng điện được tiêu thụ bởi điểm chiếu sáng và biểu thị thông qua hệ thống dựa trên ICT tới người vận hành nếu có sự cố xảy ra ảnh hưởng đến hiệu suất ánh sáng của điểm chiếu sáng.
7.6.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về quản lý chiếu sáng từ xa nên được lấy từ các sở hoặc ban ngành chịu trách nhiệm kiểm kê và quản lý chiếu sáng đường phố
7.7 Tỷ lệ phần trăm của chiếu sáng đường phố đã được tân trang lại và lắp đặt mới
7.7.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Chiếu sáng đường phố có thể chiếm tới 15 - 50% tổng tiêu thụ điện của các đô thị. Cải tạo đèn đường của đô thị có thể giúp cải thiện hiệu suất năng lượng, do đó giảm tiêu thụ năng lượng chiếu sáng đường phố. Ngoài ra, việc đưa đèn LED và các công nghệ hiệu suất năng lượng khác cho chiếu sáng đường phố ra thị trường gần đây giúp tiết kiệm chi phí cao với thời gian hoàn trả tương đối ngắn. Tiết kiệm chi phí năng lượng và bảo trì hàng năm sau đó có thể bao gồm cả chi phí đầu tư và vốn.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững” theo TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “sử dụng tài nguyên có trách nhiệm "của đô thị như được định nghĩa trong TCVN 37101.
7.7.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của chiếu sáng đường phố mà đã được tân trang lại và lắp đặt mới trong một năm phải được biểu thị bằng số điểm chiếu sáng đã được tân trang lại và lắp đặt mới (tử số) trong một năm chia cho tổng số điểm chiếu sáng (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của chiếu sáng đường phố mà đã được tân trang lại và lắp đặt mới
Đô thị có thể phải báo cáo và chỉ ra riêng lẻ tỷ lệ phần trăm chiếu sáng đường phố mà đã được tân trang lại và lắp đặt mới.
|
Số điểm chiếu sáng đường phố |
Tỷ lệ phần trăm điểm chiếu sáng đường phố |
Được tân trang lại |
|
|
Lắp đặt mới |
|
|
Thay thế |
|
|
Chưa xử lý |
|
|
Tổng số |
|
|
Việc nâng cấp hệ thống đèn đường hiện có, ví dụ nâng cấp chấn lưu, phải xem là các hoạt động nhằm mục đích không chỉ giúp giảm tiêu thụ năng lượng mà còn cải thiện hiệu suất năng lượng của hệ thống chiếu sáng đường phố. Việc này cũng bao gồm lắp đặt mới cũng như chiếu sáng được phố được trang bị thêm để nâng cấp công nghệ hiệu suất cao hơn.
Một điểm chiếu sáng phải xem là bất kỳ nguồn chiếu sáng đường phố công cộng nào, chẳng hạn như đèn đường, cột đèn, trụ đèn, bóng đèn đường, tiêu chuẩn ánh sáng hoặc tiêu chuẩn đèn.
7.7.3 Diễn giải dữ liệu
Đô thị nên xem xét vòng đời của tài sản chiếu sáng đường phố khi thay thế, tân trang và lắp đặt đèn đường. Các đô thị nên xây dựng kế hoạch vòng đời chiếu sáng đường phố để đánh giá tốt hơn tình trạng tài sản chiếu sáng hiện tại của đô thị và để xác định nên sử dụng phương pháp xử lý / vật liệu / công nghệ nào cho chiếu sáng đường phố.
7.7.4 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về tân trang chiếu sáng đường phố và hệ thống chiếu sáng đường phố phải được lấy từ các phòng, ban liên quan của đô thị hoặc các bộ, ngành chịu trách nhiệm về kiểm kê chiếu sáng đường phố.
7.8 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà công cộng cần cải tạo/tân trang
7.8.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các tòa nhà là những hộ tiêu thụ năng lượng lớn nhất ở hầu hết các đô thị. Việc sử dụng năng lượng giảm và có hiệu quả có thể tiết kiệm đáng kể và có thể tăng cường tính ổn định của nguồn cung cấp năng lượng. Do đó, các tòa nhà cần cải tạo/nâng cấp có thể cản trở tiến độ giảm tiêu thụ năng lượng, do đó góp phần đáng kể vào việc thay đổi khí hậu và các yếu tố ngoại tác tiêu cực khác.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững’’ theo TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “Tính thu hút” và “sử dụng tài nguyên có trách nhiệm của đô thị" như được định nghĩa trong TCVN 37101.
7.8.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm các tòa nhà công cộng cần cải tạo/tân trang phải được tính bằng diện tích sàn của các công trình công cộng cần cải tạo, nâng cấp (tử số), chia cho tổng diện tích sàn của các tòa nhà công cộng (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà công cộng cần cải tạo/tân trang.
Các tòa nhà công cộng phải được xác định là các tòa nhà thuộc sở hữu nhà nước hoặc tòa nhà được chính phủ thuê để sử dụng với chức năng như các công sở, thư viện, trung tâm giải trí, bệnh viện, trường học, trạm cứu hỏa hoặc đồn cảnh sát.
CHÚ THÍCH: Quyền sở hữu các tòa nhà (nhà nước hoặc cá nhân) được xác định khác nhau theo khu vực và hệ thống chính trị. Định nghĩa hạn chế được sử dụng ở đây cho phép so sánh toàn cầu giữa các đô thị..
Cải tạo/ tân trang phải liên quan đến việc tu sửa, làm mới và cải tạo chung của một tòa nhà để sử dụng năng lượng tốt hơn, cải thiện tính toàn vẹn cấu trúc và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn. Các tòa nhà yêu cầu cải tạo /nâng cấp sẽ được đánh giá bởi kiểm toán đô thị và việc đăng ký các tòa nhà trong đô thị cần được cải tạo / tân trang. Cải tạo và nâng cấp một tòa nhà sẽ không bao gồm việc phá hủy / dỡ bỏ và thay thế các tòa nhà, nhưng bao gồm các tòa nhà cần phải đổi mới.
7.8.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về các tòa nhà công cộng cần cải tạo/tân trang cần lấy từ các bộ, ngành, các phòng, ban của đô thị hoặc cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc xây dựng và bảo trì các tòa nhà trong đô thị.
7.9 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị sử dụng đồng hồ đo năng lượng thông minh
7.9.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Đồng hồ đo năng lượng thông minh ghi lại và hiển thị mức tiêu thụ năng lượng trong thời gian thực. Dữ liệu đồng hồ thông minh có thể được gửi đến một vị trí trung tâm không dây, do đó cung cấp cho các nhà cung cấp năng lượng phương tiện để hiểu cách thức và thời điểm sử dụng năng lượng để lên kế hoạch và bảo tồn năng lượng tốt hơn. Ngoài ra, dữ liệu đồng hồ thông minh giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn và giám sát việc sử dụng năng lượng..
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “hạ tầng cộng đồng” và “nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững” theo TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “Tính thu hút” và “sử dụng tài nguyên có trách nhiệm của đô thị” như được định nghĩa trong TCVN 37101.
7.9.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ các tòa nhà trong đô thị có đồng hồ đo năng lượng thông minh sẽ được tính bằng số tòa nhà trong đô thị có đồng hồ đo năng lượng thông minh (tử số) chia cho tổng số tòa nhà trong đô thị (mẫu số). Kết quả sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà trong đô thị có đồng hồ đo năng lượng thông minh.
Dữ liệu cho các tòa nhà công cộng và thương mại và công nghiệp phải được bao gồm và liệt kê riêng lẻ
|
Số tòa nhà trong đô thị có đồng hồ đo năng lượng thông minh |
Tổng số tòa nhà trong đô thị |
Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị có đồng hồ đo năng lượng thông minh |
Tòa nhà công cộng |
|
|
|
Tòa nhà thương mại và công nghiệp |
|
|
|
Các tòa nhà công cộng phải được xác định là các tòa nhà do đô thị sở hữu và điều hành, chẳng hạn như các văn phòng của chính phủ, thư viện, trung tâm giải trí, bệnh viện, trường học, trạm cứu hỏa hoặc đồn cảnh sát..
CHÚ THÍCH 1: Quyền sở hữu các tòa nhà (công cộng hoặc tư nhân) được xác định khác nhau theo khu vực và hệ thống chính trị. Định nghĩa hạn chế được sử dụng ở đây cho phép so sánh toàn cầu giữa các đô thị.
Các tòa nhà thương mại và công nghiệp phải được xác định là những tòa nhà đã được đô thị chỉ định sử dụng cho mục đích thương mại và công nghiệp.
CHÚ THÍCH 2 Phương pháp đánh giá tài sản có thể khác nhau tùy theo từng khu vực hoặc quốc gia khác, bao gồm phương pháp định hướng thị trường, phương pháp định hướng lợi nhuận và phương pháp định hướng chi phí.
Nhà ở không được xem xét trong chỉ số này.
Để quản lý năng lượng thông minh ở quy mô hộ gia đình, hãy tham khảo chỉ số 12.1.
Đồng hồ đo năng lượng thông minh phải được xem là một đồng hồ đo năng lượng bao gồm màn hình kỹ thuật số thời gian thực hoặc sẵn dùng thông qua một ứng dụng trực tuyến thời gian thực, để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về việc sử dụng năng lượng của họ. Ngoài ra, một đồng hồ năng lượng thông minh có thể gửi kỹ thuật số đọc số đo cho nhà cung cấp năng lượng để có hóa đơn năng lượng chính xác hơn và để các nhà cung cấp lập kế hoạch và bảo tồn năng lượng tốt hơn.
7.9.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượng tòa nhà trong đô thị có số liệu đo năng lượng thông minh nên được lấy từ các nhà cung cấp năng lượng địa phương hoặc khu vực, hoặc các sở hoặc bộ ngành liên quan có dữ liệu về đồng hồ đo năng lượng thông minh địa phương.
7.10 Số trạm sạc xe điện trên số xe điện đã đăng ký
7.10.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Không giống như các phương tiện thông thường sử dụng động cơ xăng hoặc diesel, xe điện (EV) được cung cấp năng lượng từ pin. Do đó, EV thải ra ít khí nhà kính và chất thải ô nhiễm hơn so với các phương tiện thông thường. EV cũng rẻ hơn để vận hành vì chi phí nhiên liệu là tối thiểu hoặc không. Tuy nhiên, với giới hạn động cơ và dung lượng pin (có nghĩa là phạm vi di chuyển ngắn hơn), ô tô điện cần truy cập thường xuyên và thuận tiện vào các trạm sạc xe (tức là ắc quy).
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “Chăm sóc và sức khỏe trong cộng đồng”, “hạ tầng cộng đồng” “môi trường sống và làm việc” theo TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “phúc lợi”, “Tính thu hút” và “bảo vệ và cải tiến môi trường" ” như được định nghĩa trong TCVN 37101.
7.10.2 Các yêu cầu về chỉ số
Số lượng trạm sạc xe điện trên mỗi xe điện đã đăng ký được tính bằng tổng số trạm sạc xe điện trong đô thị (tử số) chia cho tổng số xe điện đã đăng ký trong đô thị (mẫu số). Kết quả sẽ được biểu thị bằng số trạm sạc xe điện trên mỗi xe điện đã đăng ký.
Xe điện phải được xem là bất kỳ phương tiện nào mà một cái gì đó hoặc ai đó được mang hoặc vận chuyển bằng động cơ và bánh xe (bao gồm cả ô tô, xe buýt, xe máy và xe kéo, nhưng không phải là xe lửa) và chạy hoàn toàn hoặc một phần trên động cơ điện chạy bằng pin. Do đó, các phương tiện chạy điện đòi hỏi phải cắm điện vào hệ thống điện tử để cắm vào pin. Có hai loại xe điện:
1) Xe lai được cung cấp năng lượng từ động cơ xăng hoặc diesel cũng như động cơ điện;
2) Xe điện chạy bằng pin điện tử được chỉ cung cấp năng lượng từ pin và không yêu cầu nhiên liệu lỏng
Trạm sạc phải được xem là các thiết bị có thể truy cập công khai (còn gọi là thiết bị cấp nguồn xe điện hay EVSE) mà cung cấp năng lượng điện để sạc pin cho xe điện. Trạm sạc thường được cung cấp tại các địa điểm đỗ xe của đô thị bởi các công ty điện lực hoặc tại các trung tâm mua sắm bán lẻ của các công ty tư nhân. Một số trạm sạc có các tính năng tiên tiến như đo sáng thông minh, khả năng di động và kết nối mạng.
Xe đã đăng ký phải được xem là bất kỳ chiếc xe nào đã được liệt kê chính thức hoặc ghi lại với cơ quan chính phủ và hiển thị biển đăng ký xe và / hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe.
7.10.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về chỉ số này nên được lấy từ các sở hoặc bộ ngành chịu trách nhiệm về giao thông và đăng ký phương tiện trong đô thị
8 Môi trường và biến đổi khí hậu
8.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các tòa nhà được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc xây dựng xanh là những tòa nhà bền vững hơn đáng kể. Các tòa nhà 'Xanh' được xây dựng theo các tiêu chuẩn thiết kế cao hơn mà giúp giảm đáng kể việc tiêu thụ năng lượng. Các tòa nhà xanh cũng có thể được xây dựng hoặc tân trang lại theo các tiêu chuẩn xây dựng Xanh là những tiêu chuẩn đưa ra cách thức lập chuẩn đối sánh xây dựng liên tục để theo dõi hiệu suất môi trường.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “đô thị và cơ sở hạ tầng cộng đồng” được quy định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “sử dụng nguồn lực/tài nguyên có trách nhiệm”, “tính thu hút” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
8.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm các tòa nhà được xây dựng hoặc tân trang lại trong vòng 5 năm qua phù hợp với các nguyên tắc xây dựng xanh phải được tính là tổng số tòa nhà được xây dựng hoặc tân trang lại trong vòng 5 năm qua phù hợp với nguyên tắc xây dựng xanh (tử số) chia cho tổng số các tòa nhà của đô thị được xây dựng hoặc tân trang lại trong 5 năm qua (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà được xây dựng hoặc tân trang lại trong vòng 5 năm qua phù hợp với các nguyên tắc xây dựng xanh.
Việc nâng cấp các tòa nhà phải xem là các hoạt động nhằm mục đích không chỉ giúp giảm tiêu thụ năng lượng mà còn cải thiện hiệu suất năng lượng và giảm thiểu tác động môi trường của tòa nhà. Việc nâng cấp phải không bao gồm việc dỡ bỏ và/hoặc thay thế các tòa nhà.
Các nguyên tắc về xây dựng xanh phải xem là bộ hướng dẫn và tiêu chí mà theo đó một công trình xây dựng có thể được đánh giá là đã được xây dựng phù hợp với “công trình xây dựng xanh”. Xây dựng xanh là quá trình tạo dựng các tòa nhà và sử dụng các quy trình được kiểm soát về môi trường và hiệu quả tài nguyên trong suốt vòng đời của tòa nhà từ khâu thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì, đổi mới và phá hủy. Thực hành này mở rộng và bổ sung các mối quan tâm về thiết kế xây dựng cổ điển của nền kinh tế, tiện ích, độ bền và sự thoải mái. Tòa nhà xanh cũng có thể được biết đến như một tòa nhà có hiệu suất cao hoặc bền vững.
Tòa nhà xanh có thể là tòa nhà được xây dựng hoặc tân trang lại theo tiêu chuẩn xây dựng xanh và có thể được phân loại là tòa nhà xanh theo các tiêu chuẩn như: BREEAM, LEED, CASBEE, BOMA BEST, BCA Green Mark, DGNB và ASGB. Tòa nhà không cần được chứng nhận là tòa nhà xanh mà chỉ cần tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng xanh trong suốt quá trình xây dựng.
8.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượng tòa nhà được xây dựng hoặc tân trang lại trong vòng 5 năm qua phù hợp với nguyên tắc xây dựng xanh cần được lấy từ các phòng, ban của đô thị và các bộ, ngành chịu trách nhiệm giám sát việc xây dựng và bảo trì các tòa nhà trong đô thị hoặc giám sát giấy phép và tiêu chuẩn xây dựng.
8.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Một hệ thống giám sát chất lượng không khí theo thời gian thực được vận hành từ xa có thể giúp giám sát các tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường (ví dụ: chất lượng không khí). Các hệ thống như vậy cũng có thể cung cấp các quan trắc thời gian thực, xử lý dữ liệu và phân tích, cung cấp cho mọi người thông tin kịp thời về sự an toàn của chất lượng không khí của đô thị.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “Chăm sóc và sức khỏe trong cộng đồng”, “hạ tầng cộng đồng” “môi trường sống và làm việc” theo TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “phúc lợi”, “Tính thu hút” và “bảo vệ và cải tiến môi trường” như được định nghĩa trong TCVN 37101.
8.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Số lượng trạm giám sát chất lượng không khí từ xa theo thời gian thực trên kilomet vuông (km2) phải được tính là tổng số trạm giám sát chất lượng không khí từ xa theo thời gian thực trong đô thị (tử số) chia cho diện tích đất của đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được biểu thị là số lượng trạm giám sát chất lượng không khí từ xa theo thời gian thực trên kilomet vuông.
Trạm giám sát phải xem là cấu trúc vật lý hoặc thiết bị mà sử dụng thiết bị chuyên dụng và các phương pháp phân tích để theo dõi các mức ô nhiễm, chẳng hạn như các hạt mịn (PM2.5), carbon dioxide (CO) và 2 sulfur dioxide (SO2).
Hệ thống từ xa theo thời gian thực phải xem là bất kỳ hình thức công nghệ nào mà cung cấp thông tin tức thời như các ứng dụng di động. Cụ thể hơn, một hệ thống từ xa là một thực thể bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu và những người sử dụng chúng. Hệ thống từ xa thường bao gồm công nghệ truyền thông, chẳng hạn như internet.
8.2.3 Nguồn dữ liệu
Số lượng các trạm giám sát chất lượng không khí từ xa theo thời gian thực cần được lấy từ các phòng, ban của đô thị hoặc các bộ, ngành chịu trách nhiệm giám sát chất lượng không khí của đô thị.
8.3 Tỷ lệ phần trăm các tòa nhà công cộng trang bị theo dõi chất lượng không khí trong nhà
8.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Chất lượng không khí trong nhà kém ảnh hưởng đến sức khỏe, sự thoải mái và năng suất của cư dân tòa nhà. Những tác động này có thể ảnh hưởng đến một số lượng lớn người cư trú và đặc biệt là những người nhạy cảm như trẻ em hoặc người già. Để hạn chế hậu quả về sức khỏe và kinh tế của chất lượng không khí trong nhà kém, các đô thị thông minh có thể đo lường và xác định các nguồn và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà và sau đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “Chăm sóc và sức khỏe trong cộng đồng”, “môi trường sống và làm việc” theo TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “phúc lợi” như được định nghĩa trong TCVN 37101.
8.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ các tòa nhà công cộng được trang bị để giám sát chất lượng không khí trong nhà được tính bằng tổng số tòa nhà công cộng trong đô thị được trang bị để giám sát chất lượng không khí trong nhà (mẫu số) chia cho tổng số tòa nhà trong đô thị (mẫu số). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà công cộng được trang bị để giám sát chất lượng không khí trong nhà.
Các tòa nhà công cộng phải được xác định là các tòa nhà do đô thị sở hữu và điều hành, chẳng hạn như các văn phòng của chính phủ, thư viện,trung tâm giải trí, bệnh viện, trường học, trạm cứu hỏa hoặc đồn cảnh sát.
CHÚ THÍCH: Quyền sở hữu của các tòa nhà (công cộng hoặc tư nhân) được xác định khác nhau tùy theo khu vực và hệ thống chính trị. Định nghĩa hạn chế được sử dụng ở đây cho phép so sánh toàn cầu giữa các đô thị.
Việc giám sát chất lượng không khí trong nhà sẽ bao gồm các chất gây ô nhiễm chính (CO, Benzen, formaldehyd, radon, amiăng, Acetaldehyd, Toluene, Ethylbenzene, Xylenes)
8.3.3 Nguồn dữ liệu
Số lượng tòa nhà công cộng được trang bị để giám sát chất lượng không khí trong nhà cần được lấy từ các phòng, ban của đô thị hoặc các bộ, ngành chịu trách nhiệm về tòa nhà công cộng.
9.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Nền kinh tế chia sẻ hoặc chia sẻ dựa trên sự ngang bằng về quyền tiếp cận hàng hóa và dịch vụ là một thành phần ngày càng tăng của nền kinh tế của đô thị. Việc đưa các nền kinh tế này vào chính sách hiện tại cho phép đánh thuế để bổ sung cho ngân sách vốn của đô thị.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững” theo TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “Tính thu hút” và “khả năng phục hồi”” như được định nghĩa trong TCVN 37101
9.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Lượng thuế thu được hàng năm từ nền kinh tế chia sẻ là tỷ lệ phần trăm của tổng số thuế thu được phải được biểu thị bằng tổng số tiền thu được mỗi năm từ thuế bán hàng hoặc thuế sử dụng khác được tính trên các giao dịch của nền kinh tế chia sẻ (tử số) chia cho tổng số thuế thu được của đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là số tiền thuế hàng năm được thu từ nền kinh tế chia sẻ dưới dạng tỷ lệ phần trăm của tổng số thuế thu được.
Nền kinh tế chia sẻ phải liên quan đến các doanh nghiệp mà kết nối các cá nhân tìm kiếm các dịch vụ cụ thể (đặc biệt là vận chuyển, cho thuê tài sản ngắn hạn, lao động hợp đồng ngắn hạn không chính thức) với những cá nhân sẵn sàng cung cấp dịch vụ đó bằng tài sản của mình (ví dụ: xe, tài sản, kỹ năng). Nền kinh tế chia sẻ bao gồm các thị trường và nền tảng cho phép các cá nhân và tổ chức mua và bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp với nhau và cho thuê, chia sẻ hoặc cho vay hàng hóa hoặc tài sản trên cơ sở ngắn hạn hoặc cơ sở chia sẻ thời gian.
Nền kinh tế chia sẻ còn được gọi là nền kinh tế theo yêu cầu, tiêu dùng hợp tác hoặc nền kinh tế ngang hàng.
9.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về thuế thu được từ nền kinh tế chia sẻ cần được lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị hoặc các bộ, ngành chịu trách nhiệm giám sát tài chính của đô thị.
9.1.4 Diễn giải dữ liệu
Nền kinh tế chia sẻ hoặc chia sẻ ngang hàng về tiếp cận hàng hóa và dịch vụ là một thành phần phát triển của nền kinh tế đô thị. Mặc dù nền kinh tế chia sẻ vẫn là một chủ đề gây tranh cãi, việc đưa nền kinh tế chia sẻ vào chính sách hiện hành cho phép đánh thuế bổ sung ngân sách vốn của đô thị.
9.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Việc sử dụng các hóa đơn điện tử và chuyển khoản thanh toán cho đô thị làm tăng tính an toàn và chất lượng và giảm những chi phí cho đô thị, doanh nghiệp và công dân. Các đô thị mà kết hợp hóa đơn điện tử và chuyển khoản điện tử với hệ thống kế toán và kiểm soát tự động có thể tăng năng suất đáng kể.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh “quản trị, trao quyền và cam kết”, “an ninh và an toàn” và “kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững” như được định nghĩa trong TCVN 37101. Nó có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “Tính thu hút” và “Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm” của đô thị như được định nghĩa trong ISO 37101.
9.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của các thanh toán cho đô thị mà được thanh toán điện tử dựa trên hóa đơn điện tử phải được tính là số lượng các thanh toán cho đô thị được thực hiện bằng điện tử dựa trên hóa đơn điện tử (tử số) chia cho tổng số các thanh toán cho đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của các thanh toán cho đô thị được thanh toán điện tử dựa trên hóa đơn điện tử.
Việc lập hóa đơn điện tử phải xem là việc trao đổi tài liệu hóa đơn giữa đô thị và doanh nghiệp hoặc công dân ở định dạng điện tử. Hóa đơn này được tạo trực tiếp từ các hệ thống liên quan và không chỉ là hóa đơn giấy được quét hoặc tài liệu dạng Word/PDF hoặc hóa đơn bằng giấy được gửi đến một doanh nghiệp hoặc công dân. Tạo ra các hóa đơn điện tử là một phần tự nhiên của quá trình làm việc hành chính.
Việc thanh toán điện tử là thanh toán qua phương tiện điện tử mà không cần sử dụng tiền mặt hoặc séc.
9.2.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về các thanh toán cho đô thị được thanh toán bằng điện tử phải được lấy từ các phòng, ban của đô thị hoặc từ các phòng, ban khác của đô thị chịu trách nhiệm thanh toán.
9.2.4 Diễn giải dữ liệu
Tỷ lệ phần trăm cao của các thanh toán điện tử là dấu hiệu của một đô thị có mức độ số hóa cao.
10.1 Số lượt truy cập trực tuyến hàng năm vào cổng dữ liệu mở của đô thị trên 100.000 dân cư
10.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các cổng dữ liệu mở cung cấp phương tiện để làm tăng quyền truy cập công cộng vào dữ liệu do các đô thị quản lý. Điều này tạo ra sự minh bạch hơn và cho phép đổi mới bởi các tổ chức cộng đồng và các công dân. Mặc dù nhiều đô thị đưa ra các cổng trực tuyến, nhưng không phải tất cả đều được truy cập như nhau.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “quản trị, trao quyền và tham gia” như được quy định trong ISO 3710 1. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “tính thu hút” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
10.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Số lần truy cập trực tuyến vào cổng dữ liệu mở của đô thị trên 100.000 cư dân phải được tính là tổng số lượt truy cập vào cổng dữ liệu mở của đô thị (tử số) chia cho 100 000 của tổng dân cư của đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được biểu thị là số lần truy cập trực tuyến hàng năm vào cổng dữ liệu mở của đô thị trên 100.000 cư dân.
Cổng dữ liệu mở phải xem là cổng dữ liệu do đô thị vận hành mà cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu mở được xác định là dữ liệu có cấu trúc mà có thể đọc trên máy, tự do chia sẻ, sử dụng và tạo ra mà không bị hạn chế.
Truy cập trực tuyến phải xem là việc một cá nhân truy cập trực tuyến vào cổng thông tin dữ liệu mở của đô thị và tiến hành duyệt và tìm hiểu về cổng dữ liệu mở này. Một lượt truy cập đếm tất cả khách truy cập, bất kể số lần mà khách truy cập này có thể đã truy cập vào cổng dữ liệu mở này.
10.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượt truy cập vào cổng dữ liệu mở cần được lấy từ các trang web lưu trữ các số liệu thống kê thu được từ việc quản trị trang web của đô thị hoặc do (các) máy chủ lưu trữ tên miền cung cấp.
10.2 Tỷ lệ phần trăm của các dịch vụ đô thị có thể truy cập trực tuyến
10.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Việc cung ứng các dịch vụ của đô thị thông qua các cổng thông tin kỹ thuật số cung cấp các lợi ích theo cấp số nhân cho các công dân và chính quyền địa phương. Các đô thị có khả năng cung cấp các dịch vụ không có giờ cố định và có thể cung cấp các dịch vụ này với các nguồn lực giảm. Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ di động, chẳng hạn như gắn thẻ địa lý và hình ảnh, hỗ trợ cho hiệu lực và hiệu quả của các dịch vụ của đô thị.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “quản trị, trao quyền và tham gia” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “tính thu hút” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
10.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của các dịch vụ của đô thị có thể truy cập trực tuyến (tức là qua Internet) phải được tính là tổng số các dịch vụ đô thị được cung cấp cho mọi người và doanh nghiệp thông qua giao diện Internet tập trung (tử số) chia cho tổng số các dịch vụ của đô thị được cung cấp bởi đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của các dịch vụ của đô thị có thể truy cập trực tuyến.
Các dịch vụ của đô thị phải xem là những dịch vụ được cung cấp bởi đô thị và thường bao gồm các lĩnh vực sau: Rác và tái chế; An toàn công cộng; sở cứu hỏa; Đường và giao thông; Pháp luật, vi phạm và thực thi; Cho phép và giấy phép; Lập kế hoạch; Tòa nhà; Chính sách, dự án và sáng kiến; Cho thuê và Dịch vụ ăn uống của Đô thị Các tòa nhà; Nước và thoát nước; và Thuế Tài sản và Tiện ích. Các dịch vụ của đô thị là một thuật ngữ rộng lớn bao gồm nhiều “điểm tiếp xúc” mà đô thị hiện có với công dân và doanh nghiệp. Riêng đối với các dịch vụ đô thị có thể truy cập trực tuyến, thuật ngữ này có thể bao gồm, ví dụ, yêu cầu và nhận sự cho phép; đánh giá và thu thuế; khiếu nại và giải quyết khiếu nại; và yêu cầu thông tin về các dịch vụ trong thẩm quyền của đô thị.
10.2.3 Nguồn dữ liệu
Bảng kê tất cả các dịch vụ của đô thị được cung cấp phải được thực hiện để cung cấp tỷ lệ phần trăm chính xác. Thông tin về các dịch vụ đô thị cần được cung cấp từ các phòng, ban của đô thị hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ. Các số liệu về những dịch vụ sẵn dùng thông qua web hoặc phương tiện di động cũng phải được lấy từ các phòng, ban của đô thị hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ hoặc từ các quản trị viên trang web của chính quyền đô thị.
10.2.4 Diễn giải dữ liệu
Vì không phải tất cả các dịch vụ đều có thể được yêu cầu và giao trực tuyến, giá trị 100% không phải là mục tiêu.
10.3 Thời gian phản hồi trung bình cho các yêu cầu liên quan được thực hiện thông qua hệ thống yêu cầu không khẩn cấp của đô thị (ngày)
10.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Đường dây không khẩn cấp là điểm truy cập một cửa cho các dịch vụ đô thị. Điều này liên quan đến tỷ lệ đáp ứng của các điểm truy cập một cửa thông qua các phương tiện khác nhau bao gồm điện thoại, ứng dụng, twitter, email, danh bạ ... Điểm truy cập có thể được sử dụng bởi công dân cũng như doanh nghiệp.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “quản trị, trao quyền và tham gia” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “tính thu hút” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
10.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Thời gian trả lời trung bình cho các câu hỏi liên quan được thực hiện thông qua hệ thống yêu cầu không khẩn cấp của đô thị phải được biểu thị bằng tổng số giờ được thực hiện để trả lời tất cả các yêu cầu có liên quan được thực hiện thông qua hệ thống không khẩn cấp của đô thị (tử số) chia cho tổng số các câu hỏi liên quan nhận được bởi hệ thống không khẩn cấp này của đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được chia cho 24 và được biểu thị là thời gian trả lời trung bình cho các câu hỏi liên quan được thực hiện thông qua hệ thống yêu cầu không khẩn cấp của đô thị tính theo ngày.
Các yêu cầu liên quan phải xem là những câu hỏi từ các công dân và doanh nghiệp thực sự đề cập đến vấn đề hiện có là vấn đề kinh tế và thực tế cần giải quyết trên cơ sở ngắn hạn. Ví dụ, đó không phải là một yêu cầu có liên quan để yêu cầu một làn đường dành cho xe đạp mới hoặc một công viên mới, nhưng đó là một yêu cầu đề cập đến một vấn đề khẩn cấp và kịp thời, chẳng hạn như báo cáo một con vật đã chết hoặc yêu cầu lập kế hoạch, cắt tỉa hoặc loại bỏ một cây hoặc khiếu nại về trợ năng về chương trình hoặc dịch vụ của đô thị.
Hệ thống yêu cầu không khẩn cấp phải xem là hệ thống mà các công dân liên hệ đến khi sức khỏe, sự an toàn hoặc tài sản của họ không bị nguy hiểm ngay lập tức, hoặc hiện tại không có vụ phạm tội nào xảy ra. Các hệ thống yêu cầu không khẩn cấp có thể bao gồm đường dây nóng, ứng dụng dựa trên internet (trang web, phương tiện truyền thông xã hội, ứng dụng di động, v.v.) cho phép người dân gửi yêu cầu, chẳng hạn như khiếu nại về điều kiện hoặc phiền toái, yêu cầu về dọn dẹp đường phố hoặc xóa graffiti, báo cáo tín hiệu giao thông bị hỏng vv), đến vị trí tập trung. Sau đó, người điều phối hệ thống này sẽ chuyển yêu cầu đến cơ quan thích hợp của đô thị để giải quyết, thay vì yêu cầu người dân phải biết rõ về bộ phận nào của đô thị giải quyết yêu cầu của họ.
10.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về thời gian đáp ứng/phản hồi đối với các yêu cầu có liên quan được thực hiện thông qua hệ thống yêu cầu không khẩn cấp của đô thị cần được lấy từ các hồ sơ được lưu giữ bởi hệ thống yêu cầu không khẩn cấp này và các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm giải quyết.
10.4 Thời gian dừng hoạt động trung bình của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đô thị
10.4.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Trong môi trường thương mại, chi phí ngừng hoạt động trong một sự cố bảo mật - từ mất doanh thu và doanh thu đến mất niềm tin của khách hàng - có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Tác động tương đương với một đô thị có thể được ước tính đối với các hoạt động / cam kết phục vụ của đô thị
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “Hà tầng cộng đồng”, “an toàn và an ninh” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “tính thu hút” và “ khả năng phục hồi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
10.4.2 Các yêu cầu về chỉ số
Thời gian dừng hoạt động trung bình của cơ sở hạ tầng CNTT của đô thị trong sự cố sẽ được tính bằng số giờ mà cơ sở hạ tầng CNTT của đô thị không sẵn dùng do sự cố (ví dụ như mất điện hệ thống bảo trì theo lịch) chia cho tổng số sự cố cơ sở hạ tầng CNTT (mẫu số). Kết quả sẽ được biểu thị bằng thời gian dừng hoạt động trung bình của cơ sở hạ tầng CNTT đô thị.
Một sự cố phải bao gồm cả việc dừng hoạt động theo kế hoạch và không có kế hoạch của cơ sở hạ tầng CNTT của đô thị (tức là trang web, hệ thống thanh toán). Điều này có thể bao gồm mất điện bảo trì hệ thống theo kế hoạch, cũng như mất điện do các sự kiện bất ngờ như tấn công mạng và mất điện.
Cơ sở hạ tầng CNTT phải được xem là phần cứng, phần mềm, mạng, trung tâm dữ liệu, cơ sở và thiết bị liên quan được sử dụng để phát triển, thử nghiệm, vận hành, giám sát, quản lý và / hoặc hỗ trợ các dịch vụ công nghệ thông tin, ví dụ, nhưng không giới hạn ở trung tâm dữ liệu đô thị, máy tính máy chủ và máy tính, thiết bị đa chức năng và thiết bị không dây.
10.4.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về thời gian dừng hoạt động của cơ sở hạ tầng CNTT trong đô thị trong một sự cố cần được lấy từ các phòng, ban của đô thị chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng CNTT
11.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có hồ sơ y tế hợp nhất trực tuyến có thể truy cập đến các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
11.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Việc số hóa và tập trung hóa lịch sử sức khỏe cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chăm sóc bệnh nhân theo cách tiếp cận toàn diện. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bất kể chuyên môn hoặc vị trí của họ, có thể truy cập vào lịch sử sức khỏe của những cá nhân này và cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt hơn cho phù hợp.
CHÚ THÍCH 2: Mặc dù chăm sóc sức khỏe thường nằm ngoài thẩm quyền của chính quyền cấp đô thị, sự sẵn có và tiếp cận đến chăm sóc sức khỏe ban đầu là một đặc điểm của các đô thị có tiềm năng tác động đến sức khỏe, do đó là một lĩnh vực quan trọng cần được các đô thị chú trọng. Hơn nữa, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của đô thị phải đối mặt với một số áp lực chi phí lớn nhất và khó khăn trong việc điều chỉnh dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm giảm chi phí cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ đó và do vậy, việc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe truy cập trực tuyến hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân có thể giúp khắc phục các vấn đề này.
CHÚ THÍCH 3: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “sức khỏe và chăm sóc trong cộng đồng" như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “khả năng phục hồi, và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
11.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của cư dân của đô thị có hồ sơ sức khỏe hợp nhất trực tuyến có thể truy cập được đối với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải được tính là tổng số người có hồ sơ sức khỏe hợp nhất trực tuyến có thể truy cập bởi bất kỳ loại hình nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào (tử số) chia cho tổng dân cư của đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm cư dân của đô thị có hồ sơ sức khỏe hợp nhất trực tuyến có thể truy cập bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Hồ sơ sức khỏe hợp nhất phải xem là hồ sơ sức khỏe có chứa tất cả các hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân mà nếu không được nhiều nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe chuyển cho nhau, thì sẽ dẫn đến việc chăm sóc sức khỏe bị phân mảnh. Hồ sơ sức khỏe hợp nhất cần thể hiện tất cả các hồ sơ trị liệu và trị bệnh được thực hiện bởi các bác sỹ công và tư. Hồ sơ này tập hợp thông tin liên quan từ các phần khác nhau của hệ thống dịch vụ y tế, ví dụ: bệnh viện và bác sĩ gia đình, phòng khám, trung tâm kiểm tra.
Việc tiết lộ dữ liệu trong một hệ thống chăm sóc sức khỏe phải được thực hiện một cách cẩn thận và thận trọng, xem xét các biện pháp bảo mật và riêng tư cần thiết để đảm bảo rằng thông tin sẽ chỉ được sử dụng cho lợi ích của công dân.
11.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượng người có lịch sử y tế hợp nhất mà có thể tiếp cận bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần lấy từ các nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc các nhà bảo hiểm địa phương, khu vực hoặc tỉnh; hoặc các phòng, ban và bộ, ngành liên quan.
11.2 Số lượng cuộc hẹn khám bệnh hàng năm được thực hiện từ xa trên 100.000 cư dân
11.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các cuộc hẹn khám bệnh từ xa cung cấp một sự thay thế quan trọng thay cho những cuộc hẹn truyền thống khi người bệnh phải đi đến phòng khám. Việc xem xét có thể bao gồm dân số già hóa, giảm khả năng di chuyển hoặc hạn chế tiếp cận với phương tiện di chuyển.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “sức khỏe và chăm sóc trong cộng đồng” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “khả năng phục hồi, “gắn kết xã hội” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
11.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Số lượng cuộc hẹn y tế hàng năm được thực hiện từ xa trên 100.000 cư dân phải được tính là tổng số các cuộc hẹn y tế được thực hiện từ xa , chẳng hạn như qua dịch vụ điện thoại di động hoặc dịch vụ video trực tuyến (tử số) chia cho 100 000 của tổng dân cư của đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được biểu thị là số lượng cuộc hẹn y tế hàng năm được thực hiện từ xa trên 100.000 cư dân.
Cuộc hẹn y tế phải xem là lần bệnh nhân đến một cơ sở chăm sóc sức khỏe, trong đó bệnh nhân thảo luận nhu cầu và mối quan tâm về sức khỏe của họ với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các cuộc hẹn y tế được thực hiện từ xa phải bao gồm các hoạt động y tế thông qua các công nghệ video và trao đổi từ xa ở các định dạng có thể truy cập; điện thoại di động; thiết bị thu thập dữ liệu từ xa và giám sát từ xa (ví dụ: theo dõi nhịp tim) và ngoại trừ các cuộc tư vấn trực tiếp.
11.2.3 Nguồn dữ liệu
Số lượng cuộc hẹn y tế hàng năm được thực hiện thông qua các dữ liệu dịch vụ viễn thông hoặc video trực tuyến cần được lấy từ các phòng ban hoặc bộ để giám sát việc chăm sóc sức khỏe được cung cấp cho người dân của đô thị và theo dõi các chế độ chăm sóc sức khỏe được cung cấp cho công dân của mình.
11.3 Tỷ lệ phần trăm của cư dân của đô thị đã đăng ký với hệ thống cảnh báo công cộng theo thời gian thực về tư vấn chất lượng không khí và nước
11.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Chất lượng không khí và nước kém ảnh hưởng đến sức khỏe con người và góp phần gây tử vong và bệnh tật ở người trong đô thị. Hệ thống cảnh báo chất lượng không khí cung cấp thông tin quan trọng và tư vấn cho công chúng để giảm thiểu tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí. Tương tự, hệ thống cảnh báo chất lượng nước thông báo cho mọi người về việc chất lượng nước của đô thị có phù hợp để uống hay sử dụng cho các hoạt động khác hay không. Hệ thống cảnh báo công cộng theo thời gian thực về chất lượng không khí và nước có thể giúp giảm thiểu tác động của các chất gây ô nhiễm đến sức khỏe và ngăn ngừa tử vong.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “sức khỏe và chăm sóc trong cộng đồng” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “khả năng phục hồi, và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
11.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm dân số đô thị đã đăng ký với hệ thống cảnh báo công cộng theo thời gian thực về tư vấn chất lượng không khí và nước phải được tính là số lượng người đã đăng ký với hệ thống cảnh báo công cộng theo thời gian thực về tư vấn chất lượng không khí và nước (tử số) chia cho tổng cư dân của đô thị. Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm dân cư của đô thị đã đăng ký với hệ thống cảnh báo công cộng theo thời gian thực về tư vấn chất lượng không khí và nước.
Hệ thống cảnh báo công cộng theo thời gian thực về chất lượng không khí và nước phải xem là hệ thống báo cáo và thông báo cho công chúng về các mức chất gây ô nhiễm, chất gây dị ứng và các hạt vật chất và phát hành ra công chúng dữ liệu thời gian thực gần nhất hoặc dữ liệu dựa trên các phương pháp dự báo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định sớm các vấn đề về ô nhiễm không khí và nước ở địa phương và cảnh báo kịp thời các trường hợp ô nhiễm không khí và nước phản ánh các mức độ về hạt và chất gây ô nhiễm cho công chúng qua tin nhắn văn bản, email hoặc tin nhắn thoại được ghi âm trước. Hệ thống cảnh báo có thể ở dạng thức ứng dụng di động hoặc trực tuyến.
Trong một số trường hợp, chất lượng không khí và nước có thể được báo cáo bởi hai hệ thống cảnh báo công cộng riêng biệt, một hệ thống chịu trách nhiệm về chất lượng không khí và một hệ thống khác chịu trách nhiệm về chất lượng nước. Những người đã đăng ký với nhiều hơn một hệ thống cảnh báo công cộng sẽ được tính một lần đối với việc tính toán chỉ số này. Ngoài ra, việc tính toán sẽ chỉ bao gồm những người cư trú trong đô thị và loại trừ những người cư trú ngoài ranh giới hành chính của đô thị thì sẽ không được tính vào tổng số dân của đô thị.
11.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượng người đã đăng ký với hệ thống cảnh báo công cộng theo thời gian thực cần được lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị mà chịu trách nhiệm quản lý các hệ thống cảnh báo.
12.1 Tỷ lệ phần trăm của các hộ có đồng hồ đo năng lượng thông minh
12.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các đồng hồ đo điện thông minh ghi và hiển thị mức tiêu thụ điện trong thời gian thực. Dữ liệu đồng hồ đo thông minh có thể được gửi không dây đến một vị trí trung tâm, do vậy cung cấp cho các nhà cung cấp điện các phương tiện để hiểu rõ về việc năng lượng điện được sử dụng thế nào và khi nào để lên kế hoạch tốt hơn và tiết kiệm điện năng. Đồng thời, dữ liệu của các đồng hồ đo năng lượng thông minh giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn và theo dõi việc sử dụng năng lượng.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “cơ sở hạ tầng của đô thị và cộng đồng” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “sử dụng nguồn lực/tài nguyên có trách nhiệm”, “tính thu hút”, và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
12.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm các hộ có đồng hồ đo năng lượng thông minh phải được tính là tổng số các hộ gia đình có đồng hồ đo năng lượng thông minh (tử số) chia cho tổng số các hộ gia đình trong đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm các hộ có đồng hồ đo năng lượng thông minh.
Đồng hồ đo năng lượng thông minh phải xem là đồng hồ đo điện bao gồm màn hình kỹ thuật số trong nhà theo thời gian thực hoặc sẵn dùng thông qua ứng dụng trực tuyến theo thời gian thực, vì vậy khách hàng có thể hiểu rõ hơn về lượng năng lượng mà họ sử dụng. Đồng thời, đồng hồ đo năng lượng thông minh có thể gửi theo phương thức kỹ thuật số đo của đồng hồ điện tử tới nhà cung cấp năng lượng để có các hóa đơn năng lượng chính xác hơn và giúp cho việc hoạch định và bảo tồn điện năng tốt hơn.
Nếu có thể thì tỷ lệ phần trăm căn hộ có đồng hồ đo năng lượng thông minh theo kiểu năng lượng nên được báo cáo riêng rẽ theo bảng sau
|
Tỷ lệ phần trăm căn hộ có đồng hồ đo năng lượng thông minh (theo kiểu năng lượng) |
Điện |
|
Ga |
|
Hệ thống sưởi (sưởi ấm khu vực) |
|
12.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số liệu đồng hồ đo năng lượng thông minh cần lấy từ các nhà cung cấp điện địa phương hoặc khu vực, hoặc từ các phòng, ban có liên quan của đô thị hoặc từ các bộ, ngành mà có thể có dữ liệu về đồng hồ đo năng lượng thông minh của địa phương.
12.2 Tỷ lệ phần trăm của các hộ gia đình có đồng hồ nước thông minh
12.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các đồng hồ nước thông minh ghi và hiển thị mức tiêu thụ nước trong thời gian thực. Dữ liệu của đồng hồ thông minh có thể được gửi bằng phương thức không dây đến một vị trí trung tâm, do đó cung cấp cho các nhà cung cấp nước các phương tiện để hiểu cách thức và thời điểm nước được sử dụng để lập kế hoạch và bảo tồn nước tốt hơn. Ngoài ra, dữ liệu của đồng hồ nước thông minh giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn và theo dõi việc sử dụng nước.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “cơ sở hạ tầng đô thị và cộng đồng” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “sử dụng nguồn lực/tài nguyên có trách nhiệm” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
12.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của các hộ có đồng hồ nước thông minh được tính là tổng số các hộ có đồng hồ nước thông minh (tử số) chia cho tổng số các hộ gia đình trong đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của các hộ gia đình có đồng hồ nước thông minh.
Đồng hồ nước thông minh phải xem là đồng hồ đo nước mà bao gồm màn hình kỹ thuật số trong nhà thời gian thực hoặc sẵn dùng thông qua ứng dụng trực tuyến thời gian thực, vì vậy khách hàng có thể hiểu rõ hơn cách sử dụng nước của họ. Đồng thời, đồng hồ nước thông minh có thể gửi bằng phương thức kỹ thuật số số đo của đồng hồ tới nhà cung cấp nước để có được những hóa đơn nước chính xác hơn và giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ lập kế hoạch và bảo tồn nước tốt hơn.
12.2.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về đồng hồ nước thông minh cần được lấy từ các nhà cung cấp nước địa phương hoặc khu vực hoặc các phòng, ban có liên quan của đô thị hoặc các bộ,ngành mà có thể lưu trữ dữ liệu về đồng hồ thông minh của địa phương.
13.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà công cộng mà người khuyết tật có thể tiếp cận được
13.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này phải báo cáo về chỉ số này phù hợp với các yêu cầu sau.
CHÚ THÍCH 1: Các tòa nhà công cộng có thể truy cập được bởi người khuyết tật tạo ra đô thị cho mọi người bằng cách xóa những rào cản đối với những người bị ảnh hưởng bởi những thách thức về di chuyển.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “sống cùng và phụ thuộc lẫn nhau” và “môi trường sống và làm việc” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “gắn kết xã hội”, “tính thu hút” và “phúc lợi" của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
13.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ các tòa nhà công cộng có thể tiếp cận bởi những người khuyết tật sẽ được tính bằng số lượng các tòa nhà công cộng trong đô thị có thể tiếp cận bởi những người khuyết tật (tử số) chia cho tổng số tòa nhà công cộng trong đô thị (mẫu số). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng phần trăm.
Định nghĩa về tòa nhà công cộng có thể tiếp cận phải dựa trên tiêu chuẩn quốc gia mà phải tuân thủ để xác định, loại bỏ và ngăn chặn các rào cản để người khuyết tật có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống hằng ngày. Liên quan đến các tòa nhà công cộng, thường có các yêu cầu về:
Chỗ đỗ xe cho người khuyết tật;
- Lối vào chính cho khách khuyết tật;
- Cửa tự động;
- Đủ ánh sáng;
- Phòng vệ sinh phù hợp cho người khuyết tật;
- Thang máy lên tất cả các tầng.
Các tòa nhà công cộng phải được xác định là các tòa nhà thuộc sở hữu nhà nước hoặc tòa nhà được chính phủ thuê để sử dụng với chức năng như các công sở, thư viện, trung tâm giải trí, bệnh viện, trường học, trạm cứu hỏa hoặc đồn cảnh sát.
CHÚ THÍCH: Quyền sở hữu các tòa nhà (công cộng hoặc tư nhân) được xác định khác nhau theo khu vực và hệ thống chính trị. Định nghĩa hạn chế được sử dụng ở đây cho phép so sánh toàn cầu giữa các đô thị
13.1.3 Nguồn dữ liệu
Thông tin cần được lấy từ các chính quyền địa phương, các quan chức hoặc Bộ hoặc Cục chịu trách nhiệm về các tòa nhà công cộng
13.2 Tỷ lệ phần trăm của ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp thiết bị, khí cụ trợ giúp di chuyển và công nghệ hỗ trợ cho các công dân có khuyết tật
13.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này phải báo cáo về chỉ số này phù hợp với yêu cầu sau.
CHÚ THÍCH: Việc đảm bảo đô thị là đô thị có thể tiếp cận được đối với tất cả các công dân và du khách (sẽ) góp phần xây dựng xã hội công bằng và toàn diện. Việc phân bổ một phần ngân sách của đô thị để cung cấp các phương tiện, công cụ hỗ trợ di chuyển, thiết bị và công nghệ trợ giúp cho công dân có khuyết tật (sẽ) giúp duy trì khả năng tiếp cận của đô thị hàng năm đối với tất cả các công dân và du khách.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “quản trị, trao quyền và tham gia”,” sống cùng và phụ thuộc lẫn nhau" như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội”,“tính thu hút" và “phúc lợi" của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
13.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các phương tiện, công cụ hỗ trợ di chuyển, thiết bị và công nghệ trợ giúp cho người khuyết tật phải được tính là tổng chi phí của việc cung cấp các phương tiện, công cụ hỗ trợ di chuyển, thiết bị và công nghệ trợ giúp mà đô thị phải chi trong một năm tài chính (tử số) chia cho tổng ngân sách của đô thị được phân bổ cho một năm xác định (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm.
13.2.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về lượng tiền của ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các phương tiện, công cụ hỗ trợ di chuyển, thiết bị và công nghệ trợ giúp cho các công dân có khuyết tật cần được lấy từ ngân sách đô thị và các tài liệu tài chính đã được kiểm toán, hoặc các phòng ban hoặc các bộ giám sát chi tiêu của đô thị về việc cung cấp các phương tiện, công cụ hỗ trợ di chuyển, thiết bị và công nghệ trợ giúp cho các công dân có khuyết tật
13.3 Tỷ lệ phần trăm của các lối đi qua đường được đánh dấu dành cho người đi bộ mà được trang bị các tín hiệu tiếp cận
13.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các tín hiệu tiếp cận cho người đi bộ cho phép người có khuyết tật vượt qua giao lộ an toàn, giúp cho người có khuyết tật dễ dàng thực hiện các hoạt động hằng ngày của họ hơn.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “quản trị, trao quyền và tham gia”; “hạ tầng cộng đồng” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội”, “tính thu hút” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
13.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của các lối đi qua đường được đánh dấu dành cho người đi bộ được trang bị tín hiệu cho người đi bộ có thể tiếp cận phải được tính là số lượng lối đi qua đường được đánh dấu dành cho người đi bộ được trang bị tín hiệu cho người đi bộ có thể tiếp cận (tử số) chia cho tổng số các lối đi qua đường được đánh dấu dành cho người đi bộ (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu diễn là tỷ lệ phần trăm lối đi qua đường được đánh dấu dành cho người đi bộ được trang bị tín hiệu cho người đi bộ có thể tiếp cận.
Các tín hiệu dành cho người đi bộ có thể tiếp cận phải xem là những khí cụ mà truyền báo các khoảng thời gian mà việc qua đường là an toàn hoặc không an toàn để nhập bằng cách sử dụng giao tiếp không trực quan, thường thông qua âm thanh hoặc rung động (tức là rung) hoặc phương pháp trực quan. Các tín hiệu này phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia về khuyết tật, nếu có.
13.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về tỷ lệ phần trăm của các lối đi qua đường được đánh dấu dành cho người đi bộ được trang bị tín hiệu cho người đi bộ có thể tiếp cận cần lấy từ các phòng, ban của đô thị hoặc các bộ, ngành giám sát các con đường công cộng và tín hiệu giao thông.
13.4 Tỷ lệ ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các chương trình chỉ định để kết nối phân chia kỹ thuật số
13.4.1 Yêu cầu chung
Những người áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Khi các đô thị trải qua một sự thay đổi nhân khẩu học, nhu cầu thiết kế đô thị thân thiện với lứa tuổi và các dịch vụ đô thị đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các đô thị cần giải quyết hậu quả của sự dịch chuyển nhân khẩu học chưa từng có này thông qua quy hoạch và dịch vụ đô thị thân thiện với lứa tuổi. Phát triển các chương trình (ví dụ, các lớp học công nghệ cho người già) là một cách để tạo ra một môi trường trong đó người già, nhưng cũng là người khuyết tật, có thể có được hoặc cải thiện các kỹ năng công nghệ để tích cực tham gia vào một xã hội theo hướng công nghệ và chống lại sự phân chia kỹ thuật số . Điều này cũng trao quyền cho công dân trở thành người dùng tích cực của công nghệ mới
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “sống cùng và phụ thuộc lẫn nhau”; “hạ tầng cộng đồng” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội”, “tính thu hút” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
13.4.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các chương trình được chỉ định để kết nối sự phân chia kỹ thuật số được tính bằng tổng chi phí hàng năm của đô thị cho chương trình được chỉ định để kết nối sự phân chia kỹ thuật số (tử số) chia cho tổng ngân sách hàng năm của đô thị (mẫu số). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng phần trăm ngân sách thành phố được phân bổ để cung cấp các chương trình được chỉ định để kết nối sự phân chia kỹ thuật số. Sự phân chia kỹ thuật số sẽ đề cập đến sự bất bình đẳng về kinh tế, giáo dục và xã hội trong việc tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông, như máy tính hoặc Internet. Chương trình được chỉ định để kết nối sự phân chia kỹ thuật số có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở các chương trình giúp những người yếu thế và dễ bị tổn thương (ví dụ: trẻ em, thanh thiếu niên và người cao niên) có quyền truy cập và tìm hiểu về các công nghệ mới bằng cách cung cấp phần cứng, phần mềm và truy cập Internet.
13.3.4 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các chương trình được chỉ định để kết nối sự phân chia kỹ thuật số cần lấy từ ngân sách đô thị
14.1 Tỷ lệ phần trăm của các dịch vụ vui chơi giải trí công cộng có thể được đặt trực tuyến
14.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu đặt phòng giải trí trực tuyến giúp tăng khả năng tiếp cận và nhận thức đối với công chúng cũng như các nguồn dữ liệu về sự tham gia giải trí công cộng. Điều này tạo ra hầu như không có dấu chân sinh thái so với việc phân phối và thu thập giấy đăng ký, và việc tạo hoặc sửa đổi bản ghi dễ dàng hơn.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “môi trường sống và làm việc” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
14.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của các dịch vụ giải trí công cộng có thể được đặt trực tuyến phải được tính là số lượng các dịch vụ giải trí công cộng có thể được đặt trực tuyến (tử số) chia cho tổng số các dịch vụ giải trí công cộng mà đô thị cung cấp (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của các dịch vụ giải trí công cộng có thể được đặt trực tuyến.
Các dịch vụ giải trí phải xem là những dịch vụ vận hành các phương tiện hoặc cung cấp các dịch vụ cho phép mọi người tham gia các hoạt động thể thao hoặc giải trí hoặc theo đuổi các sở thích, ưa thích và giải trí. Các dịch vụ giải trí có thể bao gồm việc đô thị cung cấp không gian giải trí công cộng mà được hiểu một cách rộng rãi là đất đai và các tòa nhà mở cửa cho công chúng để giải trí, chẳng hạn như bơi lội, thể thao và các cơ sở hoạt động trượt băng, và các trung tâm thể dục. Ngoài ra, các dịch vụ giải trí của đô thị có thể bao gồm các chương trình và trại của đô thị, và cho thuê tiện nghi để giải trí.
14.1.3 Nguồn dữ liệu
Tỷ lệ phần trăm của các dịch vụ giải trí công cộng mà có thể được đặt trực tuyến cần được lấy từ các các phòng ban có liên quan của đô thị hoặc các bộ, ngành giám sát việc giải trí công cộng hoặc các cục, vụ, sở chịu trách nhiệm quản trị trực tuyến.
15.1 Tỷ lệ phần trăm của (diện tích) khu vực đô thị được lắp camera giám sát kỹ thuật số
15.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH: Sự hiện diện của camera giám sát là một sự ngăn cản tội phạm và tội ác. Trong trường hợp xảy ra sự cố, việc giám sát video cung cấp sự trình bày chính xác về các sự việc cũng như thông tin quan trọng để giải quyết các sự việc. Máy ảnh kỹ thuật số đáng tin cậy hơn so với phim, có dung lượng cao hơn, chất lượng hình ảnh tốt hơn và tạo các tệp có thể cung cấp dễ dàng hơn và khó làm giả hơn.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “an ninh và an toàn” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào “phúc lợi”,” tính thu hút” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
15.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của (diện tích) khu vực đô thị được lắp camera giám sát kỹ thuật số phải được tính là tổng số (diện tích) khu đất đô thị được lắp máy quay video kỹ thuật số tính bằng kilômet vuông (tử số) được chia cho tổng diện tích đất của đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của diện tích đô thị được lắp camera giám sát kỹ thuật số.
Máy ảnh giám sát kỹ thuật số, hoặc đôi khi được gọi là máy ảnh giao thức Internet (IP), phải xem là máy quay video mà có thể gửi và nhận dữ liệu qua mạng máy tính, thay vì gửi nguồn cấp dữ liệu đến máy ghi hình kỹ thuật số (DVR) (tức là ổ đĩa/USB). Đo lường phạm vi bảo vệ được xác định bởi các thông số kỹ thuật của các hệ thống đang sử dụng.
Chỉ số này phải bao gồm giám sát kỹ thuật số có thể truy cập bởi đô thị, chẳng hạn như bất kỳ giám sát video kỹ thuật số nào đô thị hoặc cơ quan thực thi pháp luật có thể truy cập trực tiếp mà không cần sự cho phép hoặc yêu cầu của các chủ sở hữu máy ảnh riêng tư.
Khi sử dụng hệ thống camera giám sát kỹ thuật số, nên xem xét cách sử dụng dữ liệu / hình ảnh, cũng như các biện pháp bảo mật và riêng tư cần thiết để đảm bảo an toàn cho công dân.
15.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về tỷ lệ phần trăm của (diện tích) khu vực của đô thị được lắp máy ảnh giám sát kỹ thuật số phải được lấy từ các cơ quan thực thi pháp luật và an toàn địa phương, các bộ, ngành hoặc cơ quan.
15.1.4 Diễn giải dữ liệu
Mật độ của các camera giám sát trong khu vực đô thị nên được diễn giải cùng với các chỉ số an toàn và an ninh khác, để các đô thị có thể đáp ứng nếu nhiều camera giám sát mang lại lợi ích lớn hơn cho an ninh, cần có sự diễn giải cẩn thận về chỉ số này bởi vì nó có thể được sử dụng không phù hợp vì lý do chính trị hoặc để thúc đẩy giả định rằng giám sát nhiều hơn nhất thiết phải mang lại sự an toàn và an ninh hơn.
16.1 Tỷ lệ phần trăm các trung tâm thu gom rác thải (thùng chứa) được trang bị từ xa
16.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
Tập hợp các trung tâm thu gom được định nghĩa như sau: đó là một phương thức/chế độ thu gom theo đó cộng đồng cung cấp cho dân cư một mạng lưới các thùng chứa rác được bố trí trong khu vực đô thị và sẵn dùng cho tất cả công dân có quyền sử dụng rộng rãi. Công dân không có thùng chứa rác như vậy. Công dân phải tự vứt bỏ các vật liệu được phân loại tại địa điểm được tổ chức bởi các cộng đồng: thùng chứa trên đường công cộng, trên các bãi đậu xe hoặc các trung tâm thương mại, trên một điểm thu gom của quận, huyện.
Các xe tải thu gom sẽ thu gom các thùng rác ở các điểm được phân bổ trong đô thị. Khi xe tải được trang bị phương tiện trắc viễn/đo từ xa để tối ưu hóa đường đi của họ tùy thuộc vào thùng đã đầy hay chưa đầy, điều này có thể được coi là cách để các công dân tiếp cận với các trung tâm thu gom rác thải có trang bị phương tiện trắc viễn/đo từ xa.
CHÚ THÍCH 1: Nhiều đô thị phải hạn chế giao thông trong đô thị và đơn giản hóa việc tổ chức thu gom rác thải. Hoặc nhiều đô thị có đường phố hẹp, không đạt tiêu chuẩn và hạn chế, chỉ đảm bảo lối đi nhỏ hẹp đến các hộ gia đình và khu dân cư. Ở các đô thị của các nước kém phát triển, đường và lối đi không phải lúc nào cũng có thể đủ rộng cho xe chở rác để thu gom. Việc phát triển các trung tâm thu gom rác thải có phương tiện viễn trắc, nơi công dân mang rác thải của họ đến đó là một giải pháp mang tính cục bộ mà có thể giúp các đô thị đạt được mục tiêu hạn chế giao thông trong đô thị, khắc phục tình trạng hạn chế đi lại và đơn giản hóa việc thu gom và xử lý rác thải. Hỗ trợ từ xa trong việc tối ưu hóa các xe chở rác bằng cách thông báo cho các xe chở rác thải trung tâm về mức chất thải hiện đang có trong các Container chứa rác trung tâm, có thể giúp xe chở rác hoạt động hiệu quả hơn bằng cách biết được nơi nào cần ưu tiên và dọn sạch bởi vì nơi đó đã đầy rác thải rồi.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng”, “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững” và “Tính di động” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho “Sử dụng nguồn lực/tài nguyên có trách nhiệm” và “Bảo tồn và cải thiện về môi trường” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
16.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm các trung tâm thu gom rác thải được trang bị phương tiện trắc viễn/từ xa phải được tính là số lượng các trung tâm thu gom rác thải để xử lý rác thải được trang bị các phương tiện trắc viễn/đo từ xa (tử số) chia cho tổng số trung tâm thu gom rác thải (thùng chứa) trong đô thị Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm các trung tâm thu gom rác thải được trang bị phương tiện trắc viễn/đo từ xa.
Trung tâm thu gom rác thải phải xem là nơi mà mọi người mang rác thải theo tiêu chí phân loại. Ví dụ, các trung tâm thu gom có thể được đặt gần một con đường công cộng hoặc trên một bãi đỗ xe. Những người mang rác thải đến trung tâm này không có thùng chứa rác riêng. Xe tải thu gom sẽ thu các thùng chứa rác tại trung tâm thu gom này.
Trung tâm thu gom rác thải và phương tiện thu gom rác thải mà được trang bị phương tiện trắc viễn/đo từ xa để tối ưu hóa các vòng thu gom rác thải dựa trên thông tin về các thùng chứa đầy.
Việc trắc viễn/đo từ xa phải xem là phép đo với sự trợ giúp của các phương tiện trung gian mà cho phép phép đo được diễn giải ở khoảng cách xa máy dò chính. Tính năng đặc biệt của trắc viễn/đo từ xa là bản chất của các phương tiện chuyển đổi mà phương tiện này bộ phận chuyển đổi số đo thành một đại lượng loại khác mà có thể được truyền thuận tiện phép đo ở khoảng cách xa. Do đó, nếu một trung tâm thu gom rác thải có trang bị phương tiện trắc viễn/đo từ xa thì lượng rác thải tại trung tâm thu gom rác thải có thể được truyền từ xa đến các xe thu gom rác.
16.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về tỷ lệ phần trăm các trung tâm thu gom rác thải được trang bị phương tiện trắc viễn/đo từ xa cần được lấy từ các phòng, ban của đô thị chịu trách nhiệm giám sát các trung tâm thu gom rác thải.
16.2 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có thu gom rác tận nơi với phương tiện trắc viễn/đo từ xa cá nhân về lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình
16.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Việc phát triển phương thức trắc viễn/đo từ xa là một cách để tối ưu hóa các vòng thu gom để hạn chế giao thông và điều chỉnh số lượng xe theo lượng rác thực tế cần thu thập. Các lợi ích là giao thông thông suốt hơn với hệ quả là giảm phát thải khí nhà kính, thiết kế tốt hơn các vòng thu gom và phân bổ nguồn nhân lực tốt hơn cho các vòng thu gom với mức tiết kiệm tương ứng.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng”, “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững” và “Tính di động'' như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho “Sử dụng nguồn lực/tài nguyên có trách nhiệm” và “Bảo tồn và cải thiện về môi trường” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
16.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có thu gom rác tận nơi với phương tiện trắc viễn/đo từ xa cá nhân về lượng rác thải sinh hoạt của hộ gia đình phải được tính là số lượng người sống trong đô thị nơi có thu gom rác sinh hoạt tận hộ gia đình có trang bị phương tiện trắc viễn/đo từ xa (tử số) chia cho tổng dân cư của đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có thu gom rác tận nơi có trang bị phương tiện trắc viễn/đo từ xa về lượng rác thải sinh hoạt của hộ gia đình.
Thu gom rác thải tận nơi tương ứng với việc tổ chức thu gom khi mà thùng chứa rác được cấp cho một nhóm người sử dụng xác định. Điểm thu gom rác thải được phân loại được đặt gần với nhà của người sử dụng.
Các thùng thu gom rác thải cá nhân và xe thu gom rác mà được trang bị phương tiện trắc viễn/đo từ xa để tối ưu hóa các vòng thu gom rác dựa trên thông tin về việc thùng chứa rác đã đầy chưa có thể được coi là thu gom rác tận nhà.
Trắc viễn/đo từ xa phải xem là phép đo với sự trợ giúp của các phương tiện trung gian cho phép phép đo được truyền từ xa từ máy dò chính. Tính năng đặc biệt của trắc viễn/đo từ xa là bản chất của các phương tiện truyền mà bao gồm bộ phận chuyển đổi số đo thành đại lượng loại khác mà có thể được truyền thuận tiện cho phép đo từ xa.
16.2.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị mà có thu gom rác thải tận nhà được trang bị phương tiện trắc viễn/đo từ xa cần được lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm giám sát các dịch vụ thu gom rác thải và thu gom rác tận nhà.
16.3 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải trong đô thị mà được sử dụng để tạo ra năng lượng
16.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Chất thải có hàm lượng chất hữu cơ quan trọng có thể là nguồn năng lượng trực tiếp bằng cách thu hồi nhiệt từ năng lượng từ nhà máy thải (lò đốt) hoặc bằng cách sản xuất năng lượng từ tiêu hủy chất thải hoặc các công nghệ mới khác sử dụng năng lượng này cho đồng phát, tạo metan sinh học để bơm vào mạng khí đốt, hoặc để sản xuất nhiên liệu.
Trong bối cảnh khi mà tiêu thụ năng lượng từ các nguồn năng lượng hóa thạch phải được giảm đi vì mục đích phát triển bền vững thì thật là thuận lợi cho việc sử dụng nguồn nhiệt, điện năng, khí đốt hoặc nhiên liệu này cho các dịch vụ khác trong toàn đô thị (ví dụ: sưởi ấm hồ bơi, nhiên liệu cho đội xe đô thị, bán năng lượng cho các ngành công nghiệp địa phương ...). Trong trường hợp bất lợi về thuế năng lượng hóa thạch, việc này cũng là một cách để đô thị đạt được mức độ độc lập về năng lượng.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng”, “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững”, được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho “Sử dụng nguồn lực/tài nguyên có trách nhiệm” và “Bảo tồn và cải thiện môi trường” và các mục đích “Khả năng phục hồi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
16.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải trong đô thị mà được sử dụng để tạo ra năng lượng phải được tính là tổng lượng chất thải được sử dụng để tạo ra năng lượng (tử số) chia cho tổng lượng chất thải phát sinh trong đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải trong đô thị được sử dụng để tạo ra năng lượng.
Năng lượng phát sinh từ nhà máy xử lý chất thải phải được thể hiện bằng gigajoules (GJ) trên năm.
Tổng lượng chất thải được sử dụng để tạo ra năng lượng phải xem là việc xử lý chất thải có tỷ suất tạo năng lượng ròng xác thực/dương.
16.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về lượng chất thải trong đô thị có thể được lấy từ chỉ số ISO 37120 “chất thải rắn đô thị được thu thập trên đầu người” nhân với tổng dân cư của đô thị.
Dữ liệu về lượng chất thải trong đô thị mà được sử dụng để tạo ra năng lượng cần được lấy từ các cơ sở tiện ích của địa phương, hoặc từ các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm giám sát việc xử lý chất thải và phát sinh năng lượng có liên quan.
16.4 Tỷ lệ phần trăm tổng rác thải nhựa được tái chế trong đô thị
16.4.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Chất thải nhựa là một vấn đề môi trường toàn cầu. Để ngăn chặn sự phân tán trong môi trường của nhựa, giải pháp tốt nhất là hạn chế sản xuất nhựa và phát triển tái chế nhựa. Có tính đến các tác động sinh thái tiềm năng của microplastic đối với các vùng nước và đại dương, các đô thị có thể thúc đẩy tái chế nhựa trong khu vực của họ. Điều này đòi hỏi phải giám sát sản xuất nhựa và thúc đẩy tăng cường sử dụng nhựa tái chế trong các sản phẩm khác.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng”, “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững”, được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho “Sử dụng nguồn lực/tài nguyên có trách nhiệm” và “Bảo tồn và cải thiện môi trường” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
CHÚ THÍCH 3: Trong giai đoạn mua sắm, cộng đồng có thể coi tỷ lệ nhựa được tái chế và đưa vào sản phẩm là tiêu chí lựa chọn
16.4.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải nhựa được tái chế được tính bằng tổng lượng nhựa ra khỏi các nhà máy phân loại và tái chế (tử số) chia cho tổng lượng nhựa trên thị trường trong phạm vi đô thị (mẫu số). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số lượng nhựa tái chế trong đô thị.
16.4.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượng nhựa phát thải từ các nhà máy phân loại chất thải trong đô thị nên được lấy từ các cơ sở tiện ích của địa phương, hoặc từ các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm giám sát việc xử lý chất thải. Dữ liệu về nhựa trên thị trường đô thị nên được lấy từ các hoạt động thương mại, hoạt động công nghiệp và các tiện ích thu gom rác thải cho tiêu dùng gia đình hoặc từ ngành công nghiệp nhựa.
16.5 Tỷ lệ thùng rác công cộng là thùng rác công cộng có cảm biến
16.5.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Quản lý và giám sát chất thải rắn đòi hỏi sự chú ý ngay lập tức ở tất cả các đô thị. Các giải pháp tích hợp cảm biến cho thùng rác công cộng là một cách mà các đô thị có thể cải thiện việc giám sát và thu gom rác thải công cộng. Thùng rác có cảm biến có thể dẫn đến việc lập kế hoạch và lập danh mục thu gom rác được tối ưu hóa, có khả năng dẫn đến giảm chi phí đáng kể trong việc thu gom chất thải rắn
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng”, “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững”, được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho “Sử dụng nguồn lực/tài nguyên có trách nhiệm" và “Bảo tồn và cải thiện môi trường” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
16.5.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ thùng rác công cộng là thùng rác công cộng có cảm biến sẽ được tính bằng số thùng rác công cộng được tích hợp cảm biến (tử số) chia cho tổng số thùng rác công cộng trong đô thị (mẫu số). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của thùng rác công cộng là thùng rác công cộng có cảm biến.
Thùng rác công cộng phải được xem là thùng rác được cung cấp bởi đô thị nằm trong không gian công cộng, chẳng hạn như trên đường phố và trong các công viên công cộng.
Thùng rác công cộng có cảm biến phải được xem là thùng rác công cộng được trang bị một cảm biến hoặc nhiều cảm biến, theo dõi mức rác và là một phần của mạng lưới thùng rác có cảm biến lớn hơn được kết nối qua mạng viễn thông tạo dữ liệu và cho phép giám sát từ xa các mức đầy.
16.5.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về thùng rác công cộng nên được lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm về chất thải rắn hoặc các công ty chịu trách nhiệm chính về chất thải rắn
16.6 Tỷ lệ phần trăm rác thải điện và điện tử của đô thị được tái chế
16.6.1 Yêu cầu chung
Cá nhân tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Với sự gia tăng nhanh chóng của sự phổ biến của điện thoại di động, máy tính, TV và các thiết bị điện tử khác, điều quan trọng hơn là các đô thị đảm bảo rằng rác thải điện tử trải qua quản lý đầy đủ môi trường khi hết tuổi thọ. Các chương trình tái chế rác thải điện tử giúp giữ các thiết bị điện tử ra khỏi bãi rác và thu hồi các tài nguyên hữu ích.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng”, “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững”, được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho “Sử dụng nguồn lực/tài nguyên có trách nhiệm" và “Bảo tồn và cải thiện môi trường” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
16.6.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ rác thải điện và điện tử của đô thị được tái chế được tính bằng tổng lượng rác thải điện và điện tử của đô thị được tái chế tính bằng tấn (tử số) chia cho tổng lượng rác thải điện và điện tử trong thành phố tính bằng tấn (mẫu số). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng phần trăm rác thải điện và điện tử của đô thị được tái chế.
Rác thải điện và điện tử, thường được gọi là rác thải điện tử, sẽ đề cập đến các thiết bị điện tử như máy tính, máy in hoặc máy fax, TV hoặc màn hình máy tính, thiết bị video âm thanh (bao gồm đầu DVD, VCR, loa và máy nghe nhạc kỹ thuật số cầm tay), điện thoại di động và thiết bị chơi game điện tử.
Chỉ số này phải bao gồm rác thải điện và điện tử do tất cả các loại: khu dân cư, thương mại, công nghiệp và công cộng. Tái chế sẽ đề cập đến việc chuyển hướng, thu hồi và / hoặc xử lý lại các vật liệu từ dòng chất thải, theo giấy phép và quy định của chính quyền địa phương.
16.6.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về rác thải điện tử nên được lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm về chất thải rắn của địa phương hoặc công ty chất thải rắn địa phương.
17.1 Số lượng đặt chỗ trực tuyến cho các cơ sở văn hóa trên 100000 dân số
17.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các cơ sở văn hóa và các sự kiện văn hóa / thể thao đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối mọi người và xây dựng một xã hội gắn kết và cởi mở hơn. Số hóa truy cập vào các tổ chức văn hóa giúp tăng sẵn có các nguồn tài nguyên văn hóa cho một đối tượng rộng lớn hơn.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “giáo dục và xây dựng năng lực” và" Nhận biết văn hóa và cộng đồng” được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101
17.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Số lượng đặt chỗ trực tuyến cho các cơ sở văn hóa trên 100.000 dân được tính bằng số lượng đặt chỗ trực tuyến cho các cơ sở văn hóa (tử số) chia cho 1/100 000 tổng dân số của đô thị (mẫu số).
Một cơ sở văn hóa phải xem là một tổ chức công cộng hoặc phi lợi nhuận trong một đô thị tham gia vào việc làm giàu văn hóa, trí tuệ, khoa học, môi trường, giáo dục, thể thao hoặc nghệ thuật của những người sống trong đô thị. Các cơ sở văn hóa bao gồm, không giới hạn, hồ, xã hội thực vật, xã hội lịch sử, tổ chức bảo tồn đất đai, thư viện, bảo tàng, hiệp hội hoặc xã hội trình diễn nghệ thuật, xã hội khoa học, tổ chức bảo tồn động vật hoang dã, cơ sở thể thao (ví dụ như sân vận động trong nhà và ngoài trời) và xã hội động vật học. Các cơ sở văn hóa không bao gồm các tổ chức giáo dục (tức là các trường học) hoặc các tổ chức chủ yếu tham gia vào các hoạt động tôn giáo hoặc giáo phái.
17.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượng đặt chỗ trực tuyến cho cơ sở văn hóa nên được lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm về trung tâm và cơ sở văn hóa.
17.1.4 Diễn giải dữ liệu
Chỉ số này đo lường làm thế nào một hệ thống đặt chỗ trực tuyến có thể tăng khả năng sẵn có của các tài nguyên văn hóa cho đối tượng rộng hơn
17.2 Tỷ lệ phần trăm hồ sơ văn hóa đô thị đã được số hóa
17.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Quá trình bảo quản kỹ thuật số, hoặc số hóa, là nỗ lực chính thức của việc đảm bảo thông tin kỹ thuật số, như dữ liệu số, được quản lý để đảm bảo tiếp tục truy cập và khả năng sử dụng. Bảo tồn kỹ thuật số của hồ sơ văn hóa là một hình thức bảo tồn kỹ thuật số đảm bảo các giả tượng văn hóa được duy trì cho người dùng trong tương lai. Hơn nữa, bảo tồn kỹ thuật số kết nối và cung cấp cho mọi người quyền truy cập rộng hơn vào các tài liệu di sản, giúp kích thích một xã hội thông tin sáng tạo. Số hóa hồ sơ văn hóa đô thị cộng đồng góp phần bảo tồn và bảo tồn di sản và tài nguyên khoa học; nó tạo ra những cơ hội giáo dục mới; nó có thể được sử dụng để khuyến khích du lịch; và nó cung cấp các cách để cải thiện quyền truy cập của người dân vào di sản của họ.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “Nhận biết văn hóa và cộng đồng” được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “khả năng phục hồi” và “tính thu hút” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101
17.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm hồ sơ văn hóa đô thị đã được số hóa sẽ được tính bằng số lượng hồ sơ văn hóa đô thị đã được số hóa (tử số) chia cho tổng số hồ sơ văn hóa của đô thị (mẫu số). Kết quả sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của các hồ sơ văn hóa đã được số hóa.
Số hóa sẽ đề cập đến việc chuyển đổi các tài liệu truyền thống, tương tự như sách, bản đồ và các mục vật lý khác (tức là hồ sơ giấy) thành bản sao điện tử, kỹ thuật số.
Hồ sơ văn hóa sẽ đề cập đến di sản văn hóa hữu hình, hoặc di sản của các giả tượng và văn bản vật lý của một đô thị và bao gồm di sản văn hóa di động (tranh, điêu khắc, tiền xu, bản thảo); di sản văn hóa bất động (ví dụ: di tích, di tích khảo cổ); và di sản văn hóa dưới nước (đắm tàu, di tích và đô thị dưới nước), nếu áp dụng [9]. Hồ sơ văn hóa của một đô thị có thể là rất lớn, đặc biệt là khi xem xét hồ sơ văn hóa trong tất cả các hình thức vô số của nó. Do đó, chỉ tiêu này sẽ chỉ bao gồm các di sản văn hóa hữu hình do đô thị sở hữu và / hoặc quản lý để đảm bảo khả năng tiếp cận dữ liệu và không bao gồm bất kỳ thành phần thuộc sở hữu tư nhân nào trong hồ sơ văn hóa đô thị.
17.2.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về hồ sơ văn hóa của đô thị nên được lấy từ các tài liệu lưu trữ của đô thị liên quan hoặc từ ban ngành liên quan.
17.3 Số lượng đầu sách điện tử và sách thư viện công cộng trên 100.000 dân số
17.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần báo cáo về chỉ số này theo yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Thư viện giúp giáo dục dân số nói chung, ngoài việc cung cấp không gian công dân để tương tác. Các thư viện có thể được coi là cửa ngõ tri thức địa phương và cung cấp “điều kiện cơ bản để học tập suốt đời, ra quyết định độc lập và phát triển văn hóa của các nhóm cá nhân và xã hội” [10]. Cuối cùng, như đã nêu trong Tuyên ngôn Thư viện Công cộng của UNESCO “Thư viện công cộng [có thể được coi là] một lực lượng sống cho giáo dục, văn hóa và thông tin, và như một tác nhân thiết yếu để thúc đẩy hòa bình và phúc lợi tinh thần thông qua tâm trí của người đàn ông và phụ nữ”
Sách điện tử đã trở nên phổ biến trong cộng đồng do dễ tiếp cận, cho phép công dân tiếp tục học tập và phát triển văn hóa suốt đời một cách thuận tiện hơn, và được tiếp xúc với rất nhiều thông tin.
Hơn nữa, sự sẵn có của sách điện tử cho thấy mức độ số hóa của các thư viện cộng đồng và cũng dễ dàng truy cập sách thông qua trang web của thư viện. Hơn nữa, sách điện tử tương đối thân thiện với môi trường hơn và thúc đẩy sự bền vững, vì sách điện tử đòi hỏi ít giấy và lao động hơn để sản xuất, và không cần không gian kệ. Sách điện tử đã phát triển đáng kể về mức độ phổ biến và phổ biến trong ngành xuất bản.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “giáo dục và xây dựng năng lực” được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101
17.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Số lượng đầu sách thư viện và sách điện tử trên 100.000 dân được tính bằng tổng số đầu sách thư viện và tổng số đầu sách điện tử thư viện (tử số) chia cho 1/100 000 tổng dân số đô thị (mẫu số). Kết quả sẽ được biểu thị bằng số lượng đầu sách thư viện trên 100.000 dân.
Thư viện công cộng phải xem như là các thư viện trong phạm vi hành chính của đô thị.
Tỷ lệ sách điện tử trong tổng số sách thư viện phải được quy định.
Đô thị phải bao gồm trong chỉ số này số lượng đầu sách thư viện và sách điện tử sẵn dùng cho công dân của mình từ các thư viện công cộng. Đô thị phải tính bất kỳ đầu sách nào sẵn dùng và có thể truy cập tại thư viện công cộng trong phạm vi đô thị, và bao gồm cả sách vật lý/sách chuyên khảo và sách điện tử, bao gồm những sách / sách chuyên khảo đã được số hóa và sẵn dùng để đọc trên máy tính hoặc thiết bị điện tử khác. Thư viện công cộng là bất kỳ thư viện nào có một bộ sưu tập các tài liệu thư viện được in hoặc kiểu khác, hoặc kết hợp, được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần bằng các quỹ công cộng và có một lịch trình thành lập trong đó các dịch vụ của nhân viên sẵn dùng cho công chúng.
|
Số lượng đầu sách công cộng |
Sách điện tử |
|
Sách |
|
17.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượng đầu sách nên được lấy từ thư viện địa phương, bằng thư viện hoặc bộ, ban ngành của đô thị liên quan.
17.4 Tỷ lệ phần trăm dân số đô thị là người sử dụng thư viện công cộng đang hoạt động
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Thư viện giúp giáo dục dân số nói chung, ngoài việc cung cấp không gian công dân để tương tác. Số lượng người dùng thư viện đang hoạt động là thước đo khả năng tiếp cận và hiệu quả của các thư viện địa phương cung cấp “điều kiện cơ bản để học tập suốt đời, ra quyết định độc lập và phát triển văn hóa của các nhóm cá nhân và xã hội” [10]
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “giáo dục và xây dựng năng lực” được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101
17.4.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm dân số đô thị là những người sử dụng thư viện công cộng đang hoạt động sẽ được tính bằng tổng số cư dân đô thị là những người sử dụng thư viện đang hoạt động được tính là công dân đã đăng ký thành viên thư viện công cộng hoặc sử dụng các dịch vụ thư viện (tử số) chia cho tổng dân số của đô thị (mẫu số). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng phần trăm dân số đô thị là những người sử dụng thư viện công cộng đang hoạt động.
Người sử dụng thư viện công cộng đang hoạt động phải được xem như là một thành viên thư viện công cộng đã đăng ký hoặc một cá nhân có tài khoản người dùng tại thư viện công cộng thường xuyên sử dụng các dịch vụ thư viện với ít nhất một giao dịch mỗi tháng, chẳng hạn như truy cập thư viện / cơ sở dữ liệu trực tuyến để tải xuống bài viết hoặc e -books mà yêu cầu đặc quyền người sử dụng thư viện, hoặc đăng xuất sách thư viện. Người sử dụng thư viện đang hoạt động chiếm trong chỉ số này sẽ chỉ bao gồm những người dùng cư trú trong đô thị.
Đô thị phải bao gồm trong chỉ số này số lượng người sử dụng thư viện đang hoạt động là thành viên thư viện tại các thư viện công cộng hoặc được biết là có thể truy cập các dịch vụ thư viện trước đó. Đô thị phải tính bất kỳ người sử dụng thư viện đang hoạt động nào có thư viện công cộng trong giới hạn đô thị. Người sử dụng từ bên ngoài ranh giới hành chính sẽ bị loại trừ. Thư viện công cộng là bất kỳ thư viện nào có một bộ sưu tập các tài liệu thư viện được in hoặc kiểu khác, hoặc kết hợp, được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần bằng các quỹ công cộng và có một lịch trình thành lập trong đó các dịch vụ của nhân viên sẵn dùng cho công chúng.
17.4.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượng đầu sách nên được lấy từ thư viện địa phương, bảng thư viện hoặc bộ, ban ngành của đô thị liên quan.
17.4.4 Diễn giải dữ liệu
Số lượng lớn người dùng thư viện hoạt động chỉ ra rằng các thư viện đô thị đã đáp ứng nhu cầu của người dân và các thư viện giúp giáo dục dân số
18.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư đô thị truy cập băng rộng tốc độ thích hợp
18.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Tốc độ băng rộng thích hợp và tốc độ băng thông tạo điều kiện cho các các cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận và thể hiện, đồng thời thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội thông qua việc tiếp cận thông tin rộng hơn. Điều này gần đây đã trở thành một quyền cơ bản của con người như đã được Liên hợp quốc xác định và cung cấp cho công dân cơ hội để khám phá rất nhiều thông tin sẵn dùng trên trang web.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “hạ tầng của cộng đồng” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “gắn kết xã hội và “tính thu hút” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
18.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị truy cập băng rộng tốc độ thích hợp phải được tính là tổng số người trong đô thị truy cập băng rộng tốc độ thích hợp (tử số) chia cho tổng dân cư của đô thị (mẫu số). Tổng số này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị truy cập băng rộng tốc độ thích hợp.
Băng rộng có thể được xác định là dung lượng truyền dữ liệu được kết hợp với tốc độ truyền dẫn cụ thể và cung cấp truy cập Internet tốc độ cao. Băng rộng cung cấp sự hỗ trợ cho các ứng dụng như duyệt web, dịch vụ video IP TV ... Nói rộng ra, cơ sở hạ tầng băng rộng là cơ sở hạ tầng truyền thông cơ bản được triển khai để cho phép cung cấp các dịch vụ băng rộng, tức là truy cập Internet ở tốc độ/băng thông nhất định.
Băng rộng tốc độ thích hợp phải xem là mạng có khả năng về tốc độ tối thiểu 256 kbit/s theo cả hai hướng, tải lên và tải xuống. Tốc độ này đủ để lướt internet, email ... Băng thông thích hợp tương ứng với băng thông cơ bản.Tốc độ thích hợp phải xem xét các nhu cầu tiềm năng từ các nhà cung cấp dịch vụ và người nhận trên mạng.
18.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượng người truy cập vào dữ liệu băng rộng tốc độ thích hợp cần được lấy từ các nhà cung cấp dịch vụ băng rộng tại địa phương hoặc các cơ quan hoặc bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm giám sát các dịch vụ băng rộng.
18.2 Tỷ lệ phần trăm của (diện tích) khu vực của đô thị thuộc vùng trắng/điểm chết/không được phủ kết nối viễn thông
18.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1 Tiếp cận với viễn thông không chỉ ngụ ý khả năng giao tiếp không có rào cản, mà còn tiếp cận với các dịch vụ như Internet. Các vùng trắng và điểm chết là trở ngại đối với viễn thông. Như vậy, sự phổ biến của sự tồn tại của chúng có thể tương quan với dân cư có khả năng tiếp cận giảm thấp với viễn thông và Internet.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “cơ sở hạ tầng của cộng đồng” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “gắn kết xã hội và “tính thu hút” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
18.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của (diện tích) khu vực của đô thị trong vùng trắng/điểm chết/không được phủ kết nối viễn thông được tính là tổng (diện tích đất đai của đô thị được phân loại là vùng trắng/điểm chết/không được kết nối viễn thông tính bằng kilômet vuông (tử số) được chia cho tổng (diện tích đất đai của đô thị tính bằng kilômét vuông (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của (diện tích) khu vực của đô thị nằm trong vùng trắng/điểm chết/không được phủ kết nối viễn thông.
Vùng trắng/điểm chết/không được phủ kết nối viễn thông phải được xác định là khu vực không có kết nối viễn thông (tức là internet, điện thoại và di động), thường là do nhiễu sóng vô tuyến hoặc các vấn đề phạm vi.
18.2.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về (diện tích) khu vực của đô thị nằm trong vùng trắng/chết/không được phủ kết nối viễn thông cần lấy từ các nhà cung cấp dịch vụ internet địa phương hoặc các phòng, ban có liên quan của đô thị hoặc các bộ, ngành chịu trách nhiệm giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông.
18.3 Tỷ lệ phần trăm diện tích của đô thị có kết nối internet công cộng
18.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Kết nối internet công cộng cho phép mọi người kết nối internet mà có thể không có gói dữ liệu di động hoặc truy cập internet thông thường - cho phép họ tận dụng các lợi ích kinh tế và xã hội khổng lồ mà Internet có thể cung cấp. Ngoài ra, internet có thể truy cập công khai có thể giúp cho các đô thị theo dõi một cách thụ động những người dùng nhằm mục đích lập kế hoạch trong tương lai.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “cơ sở hạ tầng của cộng đồng” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “tính thu hút" của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
18.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm phải được tính là tổng số (diện tích) đất đai của đô thị được phục vụ kết nối internet tính bằng kilômet vuông (tử số) chia cho tổng (diện tích) đất đai của đô thị tính bằng kilômét vuông (mẫu số). Tổng số này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm diện tích của đô thị có kết nối internet công cộng.
Kết nối internet sẵn dùng cho công chúng phải xem là các dịch vụ kết nối internet do đô thị cung cấp cho công chúng và phải truy cập được bởi bất kỳ ai trong phạm vi đô thị bất kể họ là cư dân hay khách vãng lai của đô thị.
Các địa điểm công cộng dành cho kết nối internet phải được xác định theo vị trí chứ không phải bởi các bộ định tuyến. Ví dụ: nếu nhiều bộ định tuyến tồn tại trong một công viên, công viên này sẽ được coi là chỉ một nơi. Địa điểm công cộng phải bao gồm, nhưng không giới hạn, công viên, khu vui chơi ngoài trời, tòa nhà, tuyến đường, trạm và trung tâm giao thông.
18.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về diện tích của đô thị có kết nối internet công cộng cần lấy từ các cơ quan hoặc các bộ, ngành chịu trách nhiệm về công nghệ thông tin của đô thị và quản lý số liệu về internet sẵn dùng cho công chúng hoặc có thể được ước tính bằng cách sử dụng các công cụ GIS.
19.1 Tỷ lệ phần trăm của các phố và đường phố được phủ bởi các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến theo thời gian thực
19.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Sự nổi bật và tăng trưởng của các công cụ trực tuyến dân sự đã tạo ra một nền văn hóa chia sẻ dữ liệu dân sự trong thời gian thực, bao gồm các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến. Dữ liệu này có thể được định hướng vào người dùng bằng cách sử dụng dữ liệu di động không gian địa lý của dữ liệu di động hoặc được thu thập thông qua cảm biến hoặc máy ảnh được cài đặt bởi cơ quan giao thông và đường bộ. Việc áp dụng các công nghệ như vậy cho phép các nhà chức trách lập kế hoạch hiệu quả cho các điều kiện trong tương lai và để người dùng có thể di chuyển hiệu quả qua các phố và đường phố của đô thị.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “cơ sở hạ tầng của cộng đồng” và “khả năng di chuyển” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “tính thu hút”, “Bảo tồn và cải thiện về môi trường” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của các phố và đường phố được phủ bởi các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến theo thời gian thực phải được tính bằng số km của phố và đường phố trong đô thị được phủ bởi các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến theo thời gian thực (tử số) chia cho tổng số km của phố và đường phố trong phạm vi đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của các phố và đường phố được phủ bởi các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến theo thời gian thực.
Các phố và đường phố phải xem là tất cả các con đường, phố và các trục đường chính và nhỏ của đô thị.
Hệ thống thông tin theo thời gian thực phải xem là bất kỳ hệ thống xử lý thông tin nào mà phải phản hồi các kích thích đầu vào được tạo ra bên ngoài trong một khoảng thời gian hữu hạn và được quy định. Trong bối cảnh các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến, thời gian thực tương ứng với thông tin giao thông mà sẵn dùng ngay lập tức và phản ánh mức độ giao thông hiện tại tại bất kỳ thời điểm nào.
19.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về các phố và đường phố được phủ bởi các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến thời gian thực cần lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị hoặc các tổ chức quản lý và phổ biến nội dung trực tuyến liên quan đến giao thông của một khu vực cụ thể.
19.2 Số lượng người sử dụng vận tải của nền kinh tế chia sẻ trên 100.000 cư dân
19.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các đô thị ngày càng sử dụng dịch vụ vận tải của nền kinh tế chia sẻ để bổ sung cho nhu cầu di chuyển hiện tại. Mức độ mà nhà hoạch định chính sách và nhà lập kế hoạch nhận thức được về số lượng người sử dụng dịch vụ vận tải của nền kinh tế chia sẻ trong đô thị sẽ cho phép phát triển tốt hơn các kế hoạch và cơ cấu lại hệ thống giao thông của đô thị để phù hợp với những thay đổi này.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “khả năng di chuyển” và “sống cùng và phụ thuộc lẫn nhau” được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “tính thu hút” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Số lượng người sử dụng dịch vụ vận tải của nền kinh tế chia sẻ trên 100.000 cư dân phải được tính bằng tổng số người sử dụng tích cực sử dụng dịch vụ vận tải của nền kinh tế chia sẻ (tử số) chia cho 1/100.000 tổng dân cư của đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được biểu thị là số lượng người sử dụng dịch vụ vận tải của nền kinh tế chia sẻ trên 100.000 cư dân.
Nền kinh tế chia sẻ bao gồm các thị trường và nền tảng cho phép các cá nhân và tổ chức mua và bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp với nhau và chia sẻ hoặc cho vay hàng hóa hoặc tài sản trong một thời gian ngắn thời hạn hoặc trên cơ sở chia sẻ thời gian. Dịch vụ vận tải của nền kinh tế chia sẻ đối với chỉ số này phải xem là bất kỳ phương thức vận tải nào mà theo đó các cá nhân có thể sử dụng tài sản thuộc sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức khác, chẳng hạn như dịch vụ chia sẻ xe và dịch vụ chia sẻ ô tô.
19.2.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượng người sử dụng dịch vụ vận tải của nền kinh tế chia sẻ cần được lấy từ các các phòng, ban có liên quan của đô thị hoặc từ các tổ chức cung cấp dịch vụ vận tải của nền kinh tế chia sẻ.
19.2.4 Diễn giải dữ liệu
Mặc dù vận tải của nền kinh tế chia sẻ là một thực tế cho nhiều đô thị, nhưng có những tác động bất lợi tiềm tàng đối với giao thông công cộng. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc chia sẻ đi xe có thể lấy hành khách từ phương tiện công cộng.
19.3 Tỷ lệ phần trăm của các xe đã đăng ký trong đô thị là phương tiện có mức phát thải thấp
19.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các phương tiện có mức phát thải thấp là phương án thay thế cho các phương tiện truyền thống hoạt động thông qua quá trình đốt trong, loại bỏ các khí độc hại như các hydrocarbon không cháy. Các phương tiện có mức phát thải thấp có tiềm năng cải thiện chất lượng không khí của địa phương.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “chăm sóc và sức khỏe cộng đồng” và “môi trường sống và làm việc”” được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “phúc lợi” và “tính thu hút” và “bảo tồn và cải thiện về môi trường” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của các xe đã đăng ký trong đô thị là phương tiện có mức phát thải thấp phải được tính là tổng số xe có mức phát thải thấp đã đăng ký và được phê duyệt trong đô thị (tử số) chia cho tổng số xe đã đăng ký trong đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của các xe đã đăng ký trong đô thị là phương tiện có mức phát thải thấp.
Các xe có mức phát thải thấp (LEVs) phải xem là những xe phát ra lượng khí thải thấp và có thể bao gồm các loại xe chạy bằng nhiên liệu điện, hybrid và hydro. LEVs phải được chứng nhận theo các tiêu chuẩn phát thải thích hợp và phương tiện này phải đáp ứng các yêu cầu đặc biệt khác áp dụng cho xe quy ước hoặc xe nhiên liệu sạch và nhiên liệu cho xe.
CHÚ THÍCH: Chất lượng không khí được đo theo 8.1 và 8.2 của ISO 37120:2018
19.3.3 Nguồn dữ liệu
Số lượng xe có mức phát thải thấp đã đăng ký và được chấp thuận cần lấy từ các phòng, ban của đô thị hoặc từ các cơ quan giám sát việc đăng ký xe.
19.4 Số lượng xe đạp sẵn dùng thông qua dịch vụ chia sẻ xe đạp cho mỗi 100 000 cư dân
19.4.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Chia sẻ xe đạp hoặc chương trình chia sẻ xe đạp là một dịch vụ theo đó xe đạp được cung cấp để sử dụng chung cho các cá nhân trong một thời gian ngắn. Nói chung, các cá nhân có thể mượn và trả lại xe đạp tại các địa điểm khác nhau. Việc chia sẻ xe đạp thúc đẩy tỷ lệ sử dụng xe đạp cao hơn ở các đô thị bằng cách giảm các rào cản truyền thống đối với hành khách, bao gồm chi phí, trộm cắp xe đạp và sửa chữa. Việc chia sẻ xe đạp cung cấp giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho các phương thức vận tải truyền thống như phương tiện giao thông công cộng hoặc lái xe. Chỉ số này cung cấp cho các đô thị thước đo về tính khả dụng của xe đạp trong hệ thống chia sẻ xe đạp.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “cơ sở hạ tầng của cộng đồng” và “Khả năng di chuyển” được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “tính thu hút” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.4.2 Các yêu cầu về chỉ số
Số lượng xe đạp sẵn dùng thông qua dịch vụ chia sẻ xe đạp trên 100 000 dân phải được tính là tổng số xe đạp sẵn dùng thông qua dịch vụ chia sẻ xe đạp trong đô thị (tử số) chia cho 100.000 cư dân của đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được biểu thị là số lượng xe đạp sẵn dùng thông qua dịch vụ chia sẻ xe đạp cho mỗi 100 000 cư dân.
Dịch vụ chia sẻ xe đạp phải xem là hệ thống chia sẻ xe đạp với các xe đạp sẵn dùng thông qua các trạm nối tự phục vụ hoặc các trạm nối có nhân viên vận hành đặt trên khắp đô thị, nơi xe đạp có thể thuê khi cần thiết. Người sử dụng có thể thuê và trả lại xe đạp cho bất kỳ trạm nối nào trong hệ thống chia sẻ xe đạp này. Các dịch vụ chia sẻ xe đạp đô thị cung cấp được xem là các dịch vụ chia sẻ xe đạp do đô thị tài trợ và vận hành. Việc này cũng sẽ bao gồm các dịch vụ chia sẻ xe đạp được vận hành theo giấy phép hoặc thỏa thuận hợp đồng với đô thị, chẳng hạn như hợp tác công tư.
19.4.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượng xe đạp sẵn dùng thông qua dịch vụ chia sẻ xe đạp trong đô thị cần được lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị mà chịu trách nhiệm giám sát và/hoặc thu thập dữ liệu về việc chia sẻ xe đạp.
19.5 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng được trang bị hệ thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực
19.5.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Thông tin thời gian thực về các tuyến giao thông công cộng mà có thể được chia sẻ với công dân có thể giúp mọi người trong đô thị tránh ùn tắc giao thông hoặc chờ đợi một dịch vụ mà sẽ không đến. Các cảnh báo dịch vụ theo thời gian thực giúp cho công dân luôn có được thông báo đầy đủ về những gì đang xảy ra với các tuyến giao thông công cộng của đô thị.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “cơ sở hạ tầng của cộng đồng” và “khả năng di chuyển" được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “tính thu hút” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.5.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của các tuyến giao thông công cộng được trang bị hệ thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực phải được tính là số lượng các tuyến giao thông công cộng được trang bị hệ thống thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực để cung cấp cho mọi người có thông tin hoạt động thời gian thực (tử số) được chia cho tổng số tuyến giao thông công cộng trong phạm vi đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của các tuyến giao thông công cộng được trang bị hệ thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực.
Tuyến giao thông công cộng phải xem là một phần của mạng lưới giao thông công cộng khi mà xe vận tải công cộng xe khởi hành và đến từ hai điểm của mạng lưới giao thông công cộng này trong một chuyến đi liên tục duy nhất và theo thời gian biểu với thời gian lái và dừng luôn giống nhau vào mọi lúc và việc tính toán chỉ số này phải bao gồm cả giao thông công cộng đường sắt và đường bộ. Tuyến giao thông công cộng phải được phân biệt với lộ trình vận tải công cộng khi tính toán chỉ số này do lộ trình giao thông công cộng có thể bao gồm nhiều tuyến giao thông công cộng.
Hệ thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực phải xem là bất kỳ hệ thống xử lý thông tin nào có phản hồi với các kích thích đầu vào được tạo bên ngoài trong một khoảng thời gian hữu hạn và được quy định và cung cấp thông tin tức thời cho người sử dụng. Trong bối cảnh các tuyến giao thông công cộng, hệ thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực phải là hệ thống cung cấp thông tin kịp thời cho người sử dụng về việc sử dụng và lượng người sử dụng hiện tại sử dụng các tuyến giao thông công cộng sao cho có thể lập kế hoạch về vận tải theo cách hiệu quả nhất. Thông tin được cung cấp không chỉ được giới hạn cho người sử dụng của một tuyến vận tải cụ thể nhưng sẵn dùng cho công chúng để cho phép các công dân lựa chọn phương thức vận tải.
19.5.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về tỷ lệ phần trăm của các tuyến giao thông công cộng được trang bị hệ thống dựa trên ICT thời gian thực cần lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm giám sát vận tải công cộng và điều phối giao thông.
19.6 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới vận tải công cộng của đô thị được phủ bởi hệ thống thanh toán thống nhất
19.6.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Hệ thống thanh toán tích hợp khuyến khích vận chuyển đa phương thức trong các phương thức vận tải như xe buýt, LRT, tàu điện ngầm và tàu hỏa... và giảm nhu cầu cho người sử dụng phương tiện công cộng để dừng và thanh toán tại nhiều điểm giao trong một chuyến đi. Hệ thống thanh toán thống nhất cho người sử dụng phương tiện vận tải công cộng là không hạn chế ở một tuyến hoặc phương tiện vận tải cụ thể mà bao gồm tất cả các loại phương thức vận tải công cộng.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “cơ sở hạ tầng của cộng đồng” và “khả năng di chuyển” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “tính thu hút” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.6.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới vận tải công cộng của đô thị được phủ bởi hệ thống thanh toán thống nhất phải được tính bằng số km của mạng lưới vận tải công cộng của đô thị được phủ bởi hệ thống thanh toán thống nhất (tử số) được chia cho tổng số kilomet của mạng lưới giao thông công cộng của đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của mạng vận tải công cộng của đô thị được phủ bởi hệ thống thanh toán hợp nhất.
Mạng lưới giao thông công cộng của đô thị phải bao gồm cơ sở hạ tầng vận tải trong phạm vi quyền ưu tiên, bao gồm cả khu công cộng mà cung cấp dịch vụ vận tải công cộng. Vận tải công cộng đề cập đến dịch vụ du hành được cung cấp tại địa phương bởi đô thị mà cho phép một số người du hành cùng nhau theo những tuyến đường đã định, các phương tiện vận tải phổ biến nhất mà tạo thành mạng lưới vận tải công cộng có thể bao gồm dịch vụ vận chuyển do đô thị cung cấp và/hoặc quản lý, chẳng hạn như xe buýt, tàu thuyền, tàu điện ngầm, xe lửa, xe đạp chia sẻ, ô tô chia sẻ...
Hệ thống thanh toán thống nhất phải xem là hệ thống thanh toán di động tích hợp mà cho phép người sử dụng chuyển tuyến lập kế hoạch, đặt và thanh toán cho nhiều phương thức chuyển tuyến để đưa họ từ điểm A đến điểm B. Hệ thống thanh toán hợp nhất cần bao gồm giao diện người dùng dựa trên công nghệ thông tin/công nghệ như thẻ thông minh hoặc bán vé di động, và cơ cấu giá hợp nhất, sao cho người sử dụng chuyển tuyến không cần thanh toán tại nhiều điểm chuyển tiền khi thực hiện chuyến đi.
19.6.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về tỷ lệ phần trăm của mạng lưới vận tải công cộng của đô thị được phủ bởi hệ thống thanh toán thống nhất cần lấy từ các phòng, ban có liên quan đô thị chịu trách nhiệm về hệ thống chuyển tuyến của đô thị.
19.7 Tỷ lệ phần trăm của bãi đỗ xe công cộng được trang bị hệ thống thanh toán điện tử
19.7.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các hệ thống thanh toán điện tử cung cấp những phương thức thanh toán dễ dàng hơn cho công chúng vì hệ thống thanh toán điện tử không phụ thuộc vào tiền mặt hoặc séc và làm giảm thời gian xếp hàng để thực hiện thanh toán. Hệ thống thanh toán điện tử cũng tạo cơ hội cho định giá thông minh, tùy thuộc vào thời gian trong ngày hoặc tần suất sử dụng.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “cơ sở hạ tầng của cộng đồng” và “khả năng di chuyển” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “tính thu hút" và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.7.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của các bãi đỗ xe công cộng được trang bị hệ thống thanh toán điện tử phải được tính là số lượng bãi đỗ xe công cộng được trang bị hệ thống thanh toán điện tử làm phương thức thanh toán (tử số) chia cho tổng số bãi đỗ xe công cộng trong đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của các bãi đỗ xe công cộng được trang bị hệ thống thanh toán điện tử.
Các lô đỗ xe công cộng phải được tính theo sức chứa và đỗ xe trên đường phố phải được tính theo từng nơi đỗ xe trả phí.
Hệ thống thanh toán điện tử phải xem là cách thực hiện giao dịch hoặc thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ thông qua phương tiện điện tử không sử dụng séc hoặc tiền mặt, chẳng hạn như thẻ tín dụng hoặc ứng dụng trực tuyến hoặc di động.
19.7.3 Nguồn dữ liệu
Tỷ lệ phần trăm của các bãi đỗ xe công cộng được trang bị hệ thống thanh toán điện tử cần được lấy từ các phòng, ban của đô thị chịu trách nhiệm giám sát bãi đậu xe công cộng, cũng như bất kỳ tổ chức nào (công cộng hoặc tư nhân) giám sát các hệ thống thanh toán điện tử trong đô thị có liên quan đến bãi đỗ xe công cộng.
19.8 Tỷ lệ phần trăm của các bãi đỗ xe công cộng được trang bị các hệ thống khả dụng theo thời gian thực
19.8.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các hệ thống dựa thời gian thực giúp phân phát thông tin về tình trạng sẵn có của chỗ đậu xe, giờ làm việc, hướng dẫn về phí và các tùy chọn trợ năng. Ngoài ra, các hệ thống thời gian thực giúp mọi người xác định hiệu quả hơn các bãi đỗ xe công cộng sẵn dùng; do đó, giúp giảm sử dụng nhiên liệu và khí thải của phương tiện
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “cơ sở hạ tầng của cộng đồng” và “khả năng di chuyển” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “tính thu hút” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.8.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của các bãi đỗ xe công cộng được trang bị hệ thống khả dụng theo thời gian thực phải được tính là số lượng các bãi đỗ xe công cộng được trang bị hệ thống khả dụng theo thời gian thực (tử số) chia cho tổng số bãi đỗ xe công cộng trong đô thị (mẫu số). Kết quả sau đó phải được nhân với 100 và được biểu diễn là tỷ lệ phần trăm của các bãi đỗ xe công cộng có các hệ thống khả dụng theo thời gian thực.
Các lô đỗ xe phải được tính theo sức chứa (nghĩa là số lượng các bãi công cộng) và đỗ xe trên đường phố phải được tính theo từng nơi đỗ xe trả phí.
Các hệ thống khả dụng theo thời gian thực cho các bãi đỗ xe công cộng phải bao gồm bất kỳ hình thức công nghệ nào cung cấp thông tin tức thời, chẳng hạn như thông qua các ứng dụng trực tuyến và/hoặc trên thiết bị di động về tính khả dụng của các bãi đỗ xe công cộng (ví dụ: số lượng bãi đỗ xe công cộng sẵn có).
19.8.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số lượng bãi đỗ xe công cộng với các hệ thống khả dụng theo thời gian thực cần được lấy từ các phòng, ban của đô thị chịu trách nhiệm giám sát việc đỗ xe công cộng.
19.9 Tỷ lệ phần trăm của các đèn giao thông thông minh
19.9.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Đèn giao thông thông minh được xác định là bất kỳ hệ thống đèn giao thông nào mà sử dụng kết hợp đèn giao thông, cảm biến và thuật toán để điều khiển lưu lượng xe và người đi bộ một cách tối ưu. Đèn giao thông thông minh còn có thể dự đoán đường đi của những người ứng cứu khẩn cấp để giảm thời gian đáp ứng.
CHÚ THÍCH 2: Công nghệ ô tô đã bắt đầu thực hiện các hệ thống chống chạy không tải mà có thể hoạt động hiệu quả hơn nếu các hệ thống này có thể giao tiếp với đèn thông minh để dự đoán các thay đổi ánh sáng và giảm phát thải.
CHÚ THÍCH 3: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “cơ sở hạ tầng của cộng đồng” và khả năng di chuyển” được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “Bảo tồn và cải thiện về môi trường”” và “phúc lợi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.9.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của các đèn giao thông thông minh phải được tính là số lượng đèn giao thông trong đô thị là đèn giao thông thông minh (tử số) được chia cho tổng số đèn giao thông trong đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của các đèn giao thông thông minh.
Đèn giao thông thông minh phải được xác định là bất kỳ hệ thống đèn giao thông nào sử dụng kết hợp đèn giao thông, cảm biến và các công nghệ thông tin và truyền thông khác và các thuật toán để kiểm soát cả xe cộ và giao thông cho người đi bộ.
Nhiều đèn giao thông tại cùng một giao lộ cho nhóm giao thông theo cùng một hướng phải được tính là một đèn giao thông đơn.
19.9.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về tỷ lệ phần trăm của các đèn giao thông thông minh cần được lấy từ các phòng ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm giám sát việc vận chuyển và đèn đường.
19.10 Khu vực của đô thị được lập bản đồ theo các bản đồ đường phố tương tác theo thời gian thực là tỷ lệ phần trăm của tổng diện tích đất đai của đô thị
19.10.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Các bản đồ đường phố tương tác thời gian thực cung cấp cho mọi người thông tin cập nhật khi đi lại trong đô thị hoặc lên kế hoạch đi quanh đô thị, cho phép mọi người lập kế hoạch du lịch hiệu quả hơn cũng như xác định các điểm đến mà phù hợp với khả năng tiếp cận cho người khuyết tật.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “cơ sở hạ tầng của cộng đồng” và “khả năng di chuyển” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “tính thu hút” và “phúc lợi" của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.10.2 Các yêu cầu về chỉ số
Khu vực của đô thị được lập bản đồ theo các bản đồ đường phố tương tác theo thời gian thực là tỷ lệ phần trăm của tổng diện tích đất đai của đô thị phải được tính là tổng diện tích của đô thị được lập bản đồ theo những bản đồ đường phố tương tác thời gian thực (tử số) chia cho tổng diện tích đất đai của đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được thể hiện là khu vực của đô thị được lập bản đồ theo các bản đồ đường phố tương tác theo thời gian thực dưới dạng tỷ lệ phần trăm của tổng diện tích đất đai của đô thị.
Bản đồ đường phố tương tác thời gian thực phải xem là bản đồ đường phố được tạo bởi Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và bao gồm các địa điểm trên bản đồ mà phản hồi khi chuột, con trỏ web hoặc bàn di chuột di chuyển qua nó hoặc tắt nó hoặc nháy vào nó. Các địa điểm này có thể tương ứng với những địa điểm kinh doanh hoặc các ta nhà có thể tiếp cận được đối với người khuyết tật.
Thời gian thực phải xem là việc cập nhật tức thời thông tin trên bản đồ đường phố tương tác để phản ánh những thay đổi mới nhất đối với một khu vực, chẳng hạn như xây dựng đường hoặc thay đổi vị trí doanh nghiệp. Các bản đồ đường phố phải bao gồm mạng lưới dành cho người đi bộ và vỉa hè của đô thị và mạng lưới giao thông công cộng.
19.10.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về khu vực được lập bản đồ theo các bản đồ đường phố tương tác thời gian thực cần được lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm giám sát mạng lưới dành cho người đi bộ hoặc vỉa hè và mạng lưới vận tải.
19.11 Tỷ lệ phần trăm phương tiện được đăng ký trong đô thị là phương tiện tự hành
19.11.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Xe tự hành có thể làm giảm tử vong giao thông bằng cách loại bỏ các tai nạn do lỗi của con người, đây có thể là bước tiến đáng kể nhất trong lịch sử an toàn ô tô. Điều này có thể đạt được bằng cách chuyển trọng tâm từ giảm thiểu chấn thương sau va chạm sang phòng ngừa va chạm hoàn toàn.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “khả năng di chuyển” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “bảo tồn và cải thiện về môi trường” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.11.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm phương tiện được đăng ký trong đô thị là phương tiện tự hành được tính bằng tổng số phương tiện tự hành đã đăng ký trong đô thị (tử số) chia cho tổng số phương tiện đã đăng ký trong đô thị (mẫu số). Kết quả sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng phần trăm phương tiện được đăng ký trong đô thị là phương tiện tự hành.
Xe tự hành sẽ đề cập đến các phương tiện tự lái (tức là không cần lái xe người).
19.11.3 Nguồn dữ liệu
Số lượng phương tiện tự hành được đăng ký trong đô thị cần được lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm về việc đăng ký phương tiện
19.12 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng có kết nối Internet được cung cấp và/ hoặc được quản lý bởi đô thị cho hành khách
19.12.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Kết nối Internet công cộng cho phép những người không có gói dữ liệu di động hoặc truy cập Internet thường xuyên kết nối với Internet, cho phép họ tận dụng lợi ích kinh tế và xã hội mà Internet mang lại. Ngoài ra, Internet có thể truy cập công khai có thể giúp các đô thị theo dõi thụ động người dùng để lập kế hoạch trong tương lai.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “khả năng di chuyển” và “hạ tầng cộng đồng” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “phúc lợi” và “tính thu hút” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.12.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng có kết nối Internet được cung cấp và/hoặc được quản lý bởi đô thị cho hành khách được tính bằng số kilomet của các tuyến giao thông công cộng trong đô thị với kết nối Internet được cung cấp và / hoặc quản lý bởi đô thị cho hành khách (tử số) chia cho tổng số số kilomet đường giao thông công cộng trong đô thị (mẫu số). Kết quả sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của các tuyến giao thông công cộng có kết nối Internet được cung cấp và / hoặc được quản lý bởi đô thị cho hành khách.
Kết nối Internet được cung cấp và / hoặc được quản lý bởi đô thị phải được xem như là các dịch vụ kết nối Internet được cung cấp và / hoặc quản lý bởi đô thị hoặc nhà cung cấp bên thứ ba theo giấy phép của đô thị và mọi người (khách truy cập hoặc cư dân) có thể truy cập trong phạm vi đô thị
19.12.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về đến tỷ lệ phần trăm tuyến giao thông công cộng kết nối Internet được cung cấp và / hoặc được quản lý bởi đô thị cho hành khách cần được lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị và/hoặc các công ty vận chuyển công cộng có liên quan
19.13 Tỷ lệ phần trăm đường phố phù hợp với hệ thống lái xe tự hành
19.13.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Sự phù hợp của đường với hệ thống lái tự động đòi hỏi cơ sở dữ liệu xác định chính xác đường (loại đường, số lần, dữ liệu giao thông) cũng như cơ sở hạ tầng đảm bảo định vị thời gian thực của các phương tiện tự trị (ví dụ: cơ sở hạ tầng mạng truyền thông [GNSS, Wi- Fi, 5g]).
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “khả năng di chuyển” và “cơ sở hạ tầng cộng đồng” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “tính thu hút” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.13.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của đường phù hợp với hệ thống lái xe tự hành sẽ được tính bằng số kiiomet đường phù hợp với hệ thống lái xe tự hành (tử số), chia cho tổng số kilomet đường (mẫu số). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của đường phù hợp với hệ thống lái xe tự hành.
19.13.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về tỷ lệ phần trăm đường phù hợp với hệ thống lái xe tự hành nên được lấy từ phòng, ban liên quan của đô thị
19.14 Tỷ lệ phần trăm xe buýt đô thị điều khiển bằng động cơ điện
19.14.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Việc triển khai các phương tiện giao thông công cộng chạy bằng động cơ thay vì chạy bằng động cơ đốt trong giúp các đô thị giảm chi phí vận hành và khí thải, đồng thời cung cấp cho người sử dụng phương tiện giao thông công cộng một phương thức giao thông thân thiện với môi trường. Hơn nữa, các phương tiện giao thông công cộng điều khiển bằng động cơ điện làm giảm tiếng ồn và rung động do hệ thống động cơ đốt trong, do đó mang lại sự an toàn và thoải mái cho hành khách.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “khả năng di chuyển” và “cơ sở hạ tầng cộng đồng” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “tính thu hút” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
19.14.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của xe buýt đô thị được điều khiển bằng động cơ điện sẽ được tính bằng số lượng xe buýt trong đội xe buýt của đô thị được điều khiển bằng động cơ điện (tử số) chia cho tổng số xe buýt trong đội xe buýt đô thị (mẫu số). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của đội xe buýt đô thị được điều khiển bằng động cơ điện.
Điều khiển động cơ điện phải xem như xe buýt được đẩy bằng hệ thống cơ giới (thay vì hệ thống điều khiển động cơ đốt trong hoặc tiêu thụ nhiên liệu để thực hiện công việc cơ khí) và sử dụng động cơ chạy bằng điện (lực từ), không khí, áp suất thủy lực, nhiệt, photon, điện tử hoặc siêu âm. Động cơ không thay đổi thành phần hóa học của nguồn năng lượng của chúng. Các hệ thống điều khiển động cơ bao gồm, nhưng không giới hạn ở các hệ thống chạy bằng pin có chứa pin nhiên liệu và loại trừ khí sinh học và các hệ thống điều khiển động cơ đốt trong cần xăng dầu.
CHÚ THÍCH: Pin lưu trữ có vòng đời hơn 10 năm, trong khi vòng đời của pin nhiên liệu chưa được xác nhận do không đủ kinh nghiệm sử dụng thực tế.
19.14.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về đội xe bus của đô thị cần được lấy từ các phòng ban chịu trách nhiệm về hệ thống giao thông đô thị.
19.14.4 Diễn giải dữ liệu
Liên quan đến tính bền vững, cần tính đến các nguồn năng lượng cung cấp cho đội xe buýt đô thị. Tham khảo ISO 37120: 2018, 7.2 để mô tả hỗn hợp năng lượng của đô thị
20 Nông nghiệp địa phương và an ninh lương thực
20.1 Tỷ lệ phần trăm hàng năm của ngân sách đô thị chi cho các sáng kiến nông nghiệp của đô thị
20.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Nền nông nghiệp của đô thị có thể đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực cho các hộ gia đình, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng hoặc thiếu lương thực. Ngoài ra, thực phẩm được sản xuất tại địa phương đòi hỏi chi phí vận chuyển và làm lạnh ít hơn, do đó, có thể giúp tiết kiệm năng lượng.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “sức khỏe và chăm sóc trong cộng đồng” và “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu thụ bền vững” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho các mục đích “bảo tồn và cải thiện về môi trường” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
20.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm hàng năm của ngân sách đô thị chi cho các sáng kiến nông nghiệp đô thị phải được tính là tổng lượng ngân sách đô thị chi cho các sáng kiến nông nghiệp đô thị trong một năm xác định (tử số) chia cho tổng ngân sách của đô thị trong cùng năm đó (mẫu số). Kết quả này phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm hàng năm của ngân sách đô thị dành cho các sáng kiến nông nghiệp đô thị.
Nông nghiệp đô thị được xác định là trồng trọt và thực phẩm từ các loại hình cây trồng khác nhau (ngũ cốc, hoa màu, rau, nấm, trái cây). UA cũng có thể bao gồm cây được quản lý để sản xuất trái cây và nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ. Ở nhiều đô thị trên toàn cầu, việc chăn nuôi gia súc (gia cầm, thỏ, dê, cừu, gia súc, lợn, lợn guinea... trong phạm vi đô thị bị cấm theo luật sẽ không được đưa vào chỉ số này. Các sáng kiến hoặc chương trình UA phải xem là bất kỳ hoạt động nào được kết nối với bên trên định nghĩa về UA hoặc hỗ trợ cho các hoạt động UA, chẳng hạn như trợ cấp đô thị dành cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp UA có thể hỗ trợ phát triển công nghệ mang tính đổi mới cho nông nghiệp đô thị (ví dụ: các ứng dụng di động để giám sát năng suất cây trồng) hoặc đơn giản là cung cấp cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp UA nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động nói chung.
20.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về số tiền của ngân sách đô thị chi cho các sáng kiến nông nghiệp đô thị cần được lấy từ các báo cáo kiểm toán tài chính về ngân sách đô thị, hoặc các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm giám sát tài chính.
20.2 Tổng lượng rác thải thực phẩm đô thị được thu gom hàng năm chuyển đến cơ sở chế biến để ủ phân theo đầu người (tính theo tấn)
20.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Mặc dù thực phẩm là thứ thiết yếu cho cuộc sống và vật liệu hữu cơ là rất quan trọng đối với đất sạch nhưng một lượng đáng kể chất thải thực phẩm và các vật liệu hữu cơ khác cuối cùng cũng sẽ bị vứt bỏ. Có sự thừa nhận ngày càng tăng, cả ở các đô thị và trên toàn cầu, rằng chất thải thực phẩm và hữu cơ là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng và các thực hành quản lý chất thải hiện tại vẫn là không bền vững. Tác động tiêu cực mà chất thải này ảnh hưởng đến nền kinh tế và môi trường của đô thị là đáng kể. Có những hậu quả về môi trường đối với việc chuyển thực phẩm và vật liệu hữu cơ đến nơi vứt bỏ/xử lý. Những lợi ích về môi trường của việc tái chế và ủ phân từ rác thải thực phẩm có thể là đáng kể. Việc ủ phân hữu cơ biến chất thải thực phẩm thành một thứ có thể sử dụng được: phân bón mà sau đó có thể được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm, nâng cao năng suất thực phẩm và thúc đẩy tăng trưởng thông minh, bền vững.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “sản xuất và tiêu thụ bền vững” theo TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “sử dụng nguồn lực/tài nguyên có trách nhiệm” và “khả năng phục hồi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
20.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tổng lượng rác thải thực phẩm đô thị được thu gom hàng năm được chuyển đến cơ sở chế biến để ủ phân trên đầu người (tính bằng tấn) phải được tính là tổng lượng chất thải thực phẩm (hộ gia đình và thương mại) được thu thập tính bằng tấn (tử số) chia cho tổng dân cư của đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được thể hiện là tổng lượng rác thải thực phẩm được thu gom hàng năm được chuyển đến cơ sở chế biến để ủ phân theo bình quân đầu người tính theo tấn.
Việc ủ phân phải xem là quá trình sinh học tự nhiên, được thực hiện trong điều kiện hiếu khí có kiểm soát (yêu cầu oxy). Trong quá trình này, các vi sinh vật khác nhau, bao gồm vi khuẩn và nấm, phân hủy chất hữu cơ thành các chất đơn giản hơn và chuyển đổi chất thải thành sự dưỡng chất hữu cơ có thể sử dụng được cho đất hoặc phủ bằng cách cung cấp đầy đủ sục khí, độ ẩm, kích thước hạt, phân bón và vôi. Hiệu quả của quá trình ủ phân phụ thuộc vào các điều kiện môi trường có trong hệ thống ủ phân, tức là oxy, nhiệt độ, độ ẩm, sự xáo trộn vật chất, chất hữu cơ và kích thước và hoạt động của quần thể vi sinh vật. Do đó, cơ sở chế biến để ủ phân phải xem là cơ sở tiến hành việc ủ phân.
Chất thải thực phẩm là việc loại bỏ thực phẩm không dùng đến mà an toàn và bổ dưỡng cho con người dọc theo toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất sơ cấp đến người dùng cuối (dân cư và thương mại). Chất thải thực phẩm được thừa nhận là một phần khác biệt của sự mất mát thực phẩm bởi vì các nhu cầu tạo ra nó và các giải pháp đối với nó là khác biệt so với các những gì liên quan đến tổn thất thực phẩm. Chất thải thực phẩm phải xem là bất kỳ thực phẩm nào và phần không ăn được của thực phẩm được lấy ra/tách ra khỏi chuỗi cung ứng thực phẩm để được thu hồi hoặc xử lý.
20.2.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về rác thải thực phẩm của đô thị đã thu gom cần được lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm thu gom rác thải, tái chế, vệ sinh và/hoặc dịch vụ ủ phân.
20.2.4 Diễn giải dữ liệu
Một đô thị với tổng lượng rác thực phẩm được thu gom hàng năm cao được chuyển đến cơ sở chế biến để ủ phân theo bình quân đầu người (tính bằng tấn) là dấu hiệu của một đô thị đang chuyển hướng và giảm lượng chất thải cần thiết được xử lý,và sau đó là giảm thiểu các tác động môi trường liên quan đến chất thải rắn đô thị. Đồng thời, đô thị đang chuyển hóa chất thải thực phẩm thành sản phẩm hữu ích cho nông nghiệp và cải thiện đất nhằm tăng năng suất, tăng trưởng thực phẩm tốt hơn.
20.3 Tỷ lệ phần trăm diện tích đất đô thị được bao phủ bởi hệ thống bản đồ nhà cung cấp thực phẩm trực tuyến
20.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Bản đồ hiển thị các nhà cung cấp thực phẩm trong đô thị giúp kết nối công dân với các nguồn thực phẩm. Bản đồ thực phẩm cũng cung cấp dữ liệu cơ bản về tình trạng tiếp cận nguồn cung cấp thực phẩm và tài sản dinh dưỡng, cho phép các đô thị lấy nguồn tài nguyên thực phẩm của họ.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh vấn đề “sức khỏe và chăm sóc trong cộng đồng” “sản xuất và tiêu thụ bền vững” theo TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “khả năng phục hồi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
20.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm diện tích đất của đô thị được bao phủ bởi hệ thống lập bản đồ nhà cung cấp thực phẩm trực tuyến được tính bằng tổng diện tích đất được bao phủ bởi hệ thống lập bản đồ nhà cung cấp thực phẩm trực tuyến (tử số) chia cho tổng diện tích đất (mẫu số) của đô thị. Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm diện tích đất của đô thị được bao phủ bởi hệ thống bản đồ nhà cung cấp thực phẩm trực tuyến.
Một hệ thống bản đồ nhà cung cấp thực phẩm sẽ đề cập đến công nghệ thông tin được sử dụng bởi các cơ quan y tế công cộng và thực phẩm để lập bản đồ, trực quan hóa và phân tích sự phân phối các nguồn thực phẩm. Một hệ thống lập bản đồ nhà cung cấp thực phẩm trực tuyến sẽ đề cập đến một hệ thống lập bản đồ nhà cung cấp thực phẩm mà công chúng có thể truy cập trực tuyến. Các nhà cung cấp thực phẩm sẽ tham khảo các nguồn thực phẩm bán lẻ, chẳng hạn như các nhà bán lẻ thực phẩm (ví dụ: nhà hàng, cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi cung cấp thực phẩm) và đất nông nghiệp sẵn dùng thực phẩm cho cư dân mua.
20.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về các hệ thống lập bản đồ nhà cung cấp thực phẩm trực tuyến nên được lấy từ các phòng ban của đô thị chịu trách nhiệm về các chương trình y tế và sức khỏe cộng đồng và/hoặc phát triển các ứng dụng bản đồ GIS.
21.1 Số lượng công dân hàng năm tham gia vào quá trình lập kế hoạch trên 100 000 cư dân
21.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Sự tham gia của công dân được xem là một thuộc tính quan trọng trong quá trình hoạch định và chính sách. Sự tham gia thành công của công dân cải thiện việc quy hoạch và chính sách.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “quản trị, trao quyền và sự tham gia” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “gắn kết xã hội” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
21.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Số lượng công dân hàng năm tham gia vào quá trình lập kế hoạch trên 100 000 cư dân phải được tính là tổng số công dân tham gia hoặc được huy động tham gia vào quá trình lập kế hoạch hàng năm (tử số) được chia cho 100 000 cư dân của đô thị (mẫu số) ). Kết quả này phải được biểu thị là số lượng công dân hàng năm tham gia vào quá trình lập kế hoạch trên 100 000 cư dân.
Quá trình lập kế hoạch phải xem là kế hoạch chính thức và các kế hoạch khác của đô thị.
Định nghĩa về sự tham gia của công dân bao gồm sự có mặt hoặc tham gia trực tiếp tại các sự kiện như, tham vấn cộng đồng, phiên điều trần công khai, phiên họp đô thị và thực tiễn có sự tham gia khác, ví dụ: các phiên điều trần trực tuyến và hội thảo trên web. Sự tham gia của công dân cũng có thể bao gồm tham dự ảo hoặc tham gia thông qua các phương tiện truyền thông xã hội hoặc các công cụ tương tác chính thức như khảo sát trực tuyến hoặc theo phiếu.
Đô thị nên báo cáo chế độ tham gia, nếu có thể.
Chế độ tham gia |
Số lượng cư dân |
Trực tiếp |
|
Trực tuyến |
|
Cam kết trực tuyến sẽ được đánh giá thông qua các bình luận, lượt thích, không thích thông qua phương tiện truyền thông xã hội hoặc các công cụ tham gia chính thức.
21.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về sự tham gia của công dân cần được lấy từ các hồ sơ tham dự những cam kết, điều trần và các sự kiện trong quá trình lập kế hoạch (cả trực tuyến và trực tiếp) thường xuyên được ghi nhận trong các báo cáo về lập kế hoạch và chính sách như là điều kiện tiên quyết để phê duyệt.
21.2 Tỷ lệ phần trăm giấy phép xây dựng được nhận thông qua hệ thống đệ trình điện tử
21.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Việc xin giấy phép xây dựng và quy trình phê duyệt có thể cản trở tính khả thi và lợi nhuận phát triển. Cung cấp tùy chọn cho việc nộp đơn xin giấy phép xây dựng được hoàn thành bằng điện tử có thể giúp đẩy nhanh quá trình cho phép xây dựng bằng cách loại bỏ nhu cầu nhân viên đô thị thực hiện nhập dữ liệu thường xuyên và cho phép người nộp đơn nộp giấy phép xây dựng nhanh hơn..
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “quản trị, trao quyền và sự tham gia” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “tính thu hút” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
21.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm giấy phép xây dựng được gửi qua hệ thống đệ trình điện tử được tính bằng số lượng giấy phép xây dựng được gửi qua hệ thống đệ trình điện tử (tử số) chia cho tổng số giấy phép xây dựng được gửi qua hệ thống nộp điện tử và hệ thống thủ công trực tiếp (tức là ứng dụng giấy). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của giấy phép xây dựng được gửi qua hệ thống đệ trình điện tử.
Một hệ thống nộp điện tử phải xem là một hệ thống trực tuyến cho phép người nộp đơn điền vào mẫu đơn đăng ký dựa trên web và nộp giấy phép xây dựng điện tử. Hệ thống nộp điện tử cũng cho phép người nộp đơn tải lên bất kỳ tài liệu hỗ trợ trực tuyến nào.
21.2.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về phần trăm giấy phép xây dựng được gửi qua hệ thống đệ trình điện tử cần được lấy từ các phòng ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm giám sát việc phê duyệt cho phép xây dựng.
21.3 Thời gian trung bình để phê duyệt giấy phép xây dựng (ngày)
21.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Quá trình phê duyệt giấy phép xây dựng và cấp phép xây dựng có thể cản trở khả năng phát triển và khả năng sinh lời. Chỉ số này cho phép các đô thị so sánh đề nghị xây dựng/phát triển và thời gian phê duyệt giấy phép xây dựng của mình với các đô thị khác để cải tiến các quá trình nội bộ của mình.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “quản trị, trao quyền và sự tham gia” và “nền kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào mục đích “tính thu hút” và “sử dụng tài nguyên có trách nhiệm” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
21.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Thời gian phê duyệt cho phép xây dựng trung bình được tính bằng tổng số ngày cho phép xây dựng nêu trong giấy phép từ khởi công đến kết thúc (tử số) được chia cho tổng số ngày cho phép xây dựng (mẫu số). Kết quả này phải được thể hiện là thời gian trung bình để phê duyệt cho phép xây dựng tính bằng ngày.
Việc phê duyệt cho phép xây dựng phải bao gồm các giấy phép đối với các tòa nhà thương mại mới, các dự án cải tạo tòa nhà thương mại và các dự án xây dựng phi dân dụng, cũng như các dự án khu dân cư lớn và các dự án khu dân cư nhỏ, ví dụ, các dự án xây dựng và cải tạo nhà tách rời, nhà liền kề và nhà phố.
21.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về thời gian trung bình để phê duyệt cho phép xây dựng cần được lấy từ các phòng ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm giám sát việc phê duyệt cho phép xây dựng.
21.3.4 Diễn giải dữ liệu
Các đô thị có thời gian trung bình tương đối thấp đối với việc phê duyệt cho phép xây dựng có thể hiện có hệ thống phê duyệt cho phép xây dựng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có thể có khó khăn trong việc so sánh các đô thị trực tiếp khi xem xét sự khác biệt về môi trường pháp lý theo đó việc phê duyệt cho phép xây dựng diễn ra và tiềm ẩn về có những yêu cầu về cho phép xây dựng nghiêm ngặt hoặc nghiêm ngặt hơn.
21.4 Tỷ lệ phần trăm của cư dân thành thị sống ở mật độ dân số từ trung bình đến cao
21.4.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1 Mật độ dân số là số lượng người sống trong một khu vực đô thị cụ thể và là một khía cạnh quan trọng về cách thức hoạt động của các đô thị. Các nhà quy hoạch đô thị ủng hộ mật độ dân số cao hơn vì lý thuyết nhận được sự chú ý rộng rãi cho rằng các đô thị hoạt động hiệu quả hơn khi cư dân sống trong môi trường đô thị dày đặc hơn. Mật độ dân số cao hơn có thể góp phần vào sự tăng trưởng thông minh, vì các khía cạnh khác, chẳng hạn như sự phụ thuộc vào ô tô ít khi là một vấn đề. Sự tăng trưởng là tăng trưởng thông minh bởi vì điều đó có nghĩa là bền vững và lâu dài, và không chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng ô tô.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “môi trường sống và làm việc” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho mục đích “gắn kết xã hội” và “tính thu hút” và “phúc lợi” của đô thị được xác định trong TCVN 37101.
21.4.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của cư dân của đô thị sống ở mật độ đô thị từ trung bình đến cao được tính là số lượng người sống trong khu vực có mật độ dân số từ trung bình đến cao (tử số) được chia cho tổng dân cư của đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của cư dân của đô thị sống ở mật độ dân số từ trung bình đến cao.
Các đô thị sẽ chỉ định và báo cáo phạm vi được sử dụng để tính mật độ dân số từ trung bình đến cao.
21.4.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về mật độ dân số cần được lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm giám sát quy hoạch đô thị và thống kê dân số.
22.1 Tỷ lệ phần trăm của nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng
22.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Tái sử dụng nước thải là một điểm mấu chốt để tiết kiệm nước ở các khu vực khan hiếm và thiếu nước có thể xảy ra trong năm. Đây là một giải pháp phù hợp với các nguyên tắc kinh tế xoay vòng mà giúp đối mặt với những thay đổi khí hậu và những thách thức về thích ứng. Đó cũng là một cách để ngăn chặn việc xả nước thải không được xử lý vào môi trường.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng;” “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững” và “đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái” được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào “Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm” và mục đích “Bảo tồn và cải thiện môi trường” và “khả năng phục hồi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
22.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng được tính là tổng lượng nước thải được xử lý hàng năm được tái sử dụng (tử số) chia cho tổng lượng nước thải được xử lý hàng năm (mẫu số). Kết quả này phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của nước thải được xử lý được tái sử dụng.
Nước thải đã xử lý được tái sử dụng là nước thải được tái sử dụng hoặc sau xử lý sinh học thứ cấp (được kiểm soát) hoặc sau xử lý bậc ba thông thường (lọc, khử trùng UV, clo hóa, ozon hóa) hoặc xử lý chất lượng cao sau màng điều trị (MBR, siêu lọc, siêu lọc / thẩm thấu ngược vi lọc / thẩm thấu ngược) cho tưới tiêu nông nghiệp, tưới tiêu đô thị (khu vực cây xanh) hoặc “sử dụng cao quý” khác như tái chế khác và tái tạo nước ngầm
22.1.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về tỷ lệ phần trăm của nước thải được tái sử dụng cần lấy từ các phòng, ban của đô thị; các bộ, ngành hoặc các tổ chức chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới nước thải và nước thải. Dữ liệu cũng có thể được lấy từ các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích địa phương, nếu có.
22.1.4 Diễn giải dữ liệu
Dữ liệu cần được phân tích liên quan đến tình trạng khan hiếm nước tại địa phương, ở các đô thị nơi khan hiếm nước không phải là vấn đề cấp bách, các kỹ thuật khác có thể phù hợp hơn cho việc tái sử dụng nước, ví dụ như thu hoạch nước mưa.
22.2 Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng (tấn chất khô)
22.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Bùn có thể có hàm lượng khoáng chất đáng kể (N, P), các nguyên tố oligo và chất hữu cơ có thể tái sử dụng để làm phân bón nông nghiệp và cải tạo đất hoặc cho năng lượng nhiệt từ năng lượng từ các nhà máy xử lý chất thải, phun xăng hoặc sản xuất nhiên liệu. Tái sử dụng bùn bao gồm các giải pháp hiệu quả cho phát triển kinh tế xoay vòng và xả không đầy đủ hoặc xử lý bùn trong môi trường. Đối với một số loại bùn, việc này có thể giúp đối mặt với sự suy giảm của tài nguyên khoáng sản như phốt pho, được dự đoán sẽ khan hiếm trong những năm tới. Sản xuất các nguồn phốt pho mới như struvite là giải pháp chủ yếu cho tương lai.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng”, “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững”, “đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào “Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm” và “Bảo tồn và cải thiện môi trường” và “khả năng phục hồi”của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
22.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng được tính là tổng lượng bùn thải hàng năm tái sử dụng tính theo tấn chất khô (tử số) được chia cho tổng lượng bùn thải hàng năm được tạo ra và đo được tại các điểm bán hàng trong đô thị tính theo tấn chất khô (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng tính theo tấn chất khô.
CHÚ THÍCH: Lượng bùn được đo tại các điểm bán tại chỗ được thể hiện bằng tấn chất khô (kể cả chất phụ gia). Lượng bùn được tái sử dụng mỗi năm bao gồm tất cả các công dụng trừ chôn lấp và đốt mà không cần thu hồi nhiệt.
Bùn thải phải xem là dư lượng thu được sau khi xử lý nước thải hoặc vệ sinh môi trường. Các đặc tính của bùn là khác nhau từ nguồn bùn này tới nguồn bùn khác. Điều này phụ thuộc vào loại nước thải ban đầu và loại phương pháp xử lý được áp dụng. Chất thải rắn và cát sàng lọc không được bao gồm trong định nghĩa này
Bùn được xem xét trong việc tính toán chỉ số này là từ:
- xử lý nước mưa;
- phân bắc;
- hệ thống thu gom nước thải đô thị;
- các nhà máy xử lý nước thải đô thị;
- xử lý nước thải công nghiệp tương tự như nước thải đô thị;
- các nhà máy xử lý nước cấp;
Tuy nhiên loại trừ bùn độc hại từ công nghiệp.
22.2.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về lượng bùn được tái sử dụng hàng năm và tổng lượng bùn thải sinh ra hàng năm trong đô thị cần lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị, các bộ, ngành hoặc các tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý hệ thống chất thải, nước thải và chất thải rắn. Dữ liệu cũng có thể được lấy từ các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích địa phương, nếu có.
22.3 Năng lượng phát sinh từ nước thải theo tỷ lệ phần trăm của tổng mức tiêu thụ năng lượng của đô thị
22.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ quan trọng có thể là nguồn năng lượng trực tiếp bằng cách thu hồi nhiệt từ nước thải trong mạng lưới nước thải hoặc bằng cách sản xuất năng lượng từ quá trình tiêu nước thải hoặc bùn hoặc các công nghệ mới khác sử dụng năng lượng này để đồng phát, tạo metan sinh học để bơm vào mạng lưới khí này, hoặc cho việc sản xuất nhiên liệu.
Trong bối cảnh khi mà việc tiêu thụ năng lượng từ các tài nguyên năng lượng hóa thạch phải được giảm đi vì mục đích phát triển bền vững thì thật là thuận lợi cho việc sử dụng nguồn nhiệt, điện, khí đốt hoặc nhiên liệu này cho các dịch vụ khác trên toàn đô thị (ví dụ: sưởi ấm hồ bơi, nhiên liệu cho đội xe đô thị, bán hàng năng lượng cho các ngành công nghiệp địa phương, vv...). Trong trường hợp các bất lợi về thuế năng lượng hóa thạch, đây cũng là một cách để đô thị đạt được mức độ độc lập về năng lượng.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng” và “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững” như được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp vào các mục đích “Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm” và “bảo tồn và cải thiện môi trường” và “khả năng phục hồi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
22.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Năng lượng thu từ nước thải theo tỷ lệ phần trăm của tổng tiêu thụ năng lượng của đô thị được tính là tổng lượng năng lượng hàng năm thu được từ mạng lưới nước thải và nhà máy xử lí nước thải (tử số) được chia cho tổng tiêu thụ năng lượng của đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là năng lượng thu từ nước thải theo tỷ lệ phần trăm của tổng tiêu thụ năng lượng của đô thị.
Năng lượng thu từ mạng lưới nước thải và các nhà máy xử lí nước thải, và tổng tiêu thụ năng lượng của đô thị phải được thể hiện bằng giga jun (GJ)/năm.
22.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về tổng tiêu thụ năng lượng của đô thị có thể được lấy từ chỉ số “Sử dụng năng lượng trên đầu người” của ISO 37120 được nhân với tổng số cư dân của đô thị. Dữ liệu về lượng năng lượng phát sinh từ nước thải cần được lấy từ các phòng, ban có liên quan của đô thị hoặc các cơ sở tiện ích nước thải có liên quan.
22.4 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nước thải trong đô thị được sử dụng để tạo ra năng lượng
22.4.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ đáng kể có thể là nguồn năng lượng trực tiếp bằng cách thu hồi nhiệt từ nước thải trong mạng lưới nước thải hoặc bằng cách sản xuất năng lượng từ quá trình tiêu nước thải hoặc bùn hoặc các công nghệ mới khác sử dụng năng lượng này để đồng phát, tạo ra metan sinh học để bơm vào mạng lưới khí đốt, hoặc để sản xuất nhiên liệu.
Trong bối cảnh tiêu thụ năng lượng từ tài nguyên năng lượng hóa thạch phải được giảm đi vì mục đích phát triển bền vững, đây thật là thuận lợi cho việc sử dụng nguồn nhiệt, điện, khí đốt hoặc nhiên liệu cho các dịch vụ khác trên toàn đô thị (ví dụ: sưởi ấm hồ bơi, nhiên liệu cho đội xe đô thị, bán hàng năng lượng cho các ngành công nghiệp địa phương...). Trong trường hợp bất lợi về thuế năng lượng hóa thạch, đây cũng là một cách để đô thị đạt được mức độ độc lập về năng lượng.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng”, “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững”, được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho các mục đích “Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm” và “Bảo tồn và cải thiện môi trường” và “phục hồi" của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
22.4.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nước thải trong đô thị được sử dụng để tạo ra năng lượng phải được tính là tổng lượng nước thải được sử dụng để tạo ra năng lượng (tử số) được chia cho tổng lượng nước thải trong đô thị (mẫu số). Kết quả này sau đó phải được nhân với 100 và được biểu thị là tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nước thải trong đô thị được sử dụng để tạo ra năng lượng.
Năng lượng phát sinh từ mạng lưới nước thải hoặc các nhà máy xử lí nước thải phải được thể hiện bằng giga jun (GJ)/năm.
22.4.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về lượng nước thải trong đô thị tổng cộng lại và tổng lượng nước thải trong đô thị được sử dụng để tạo ra năng lượng cần lấy từ các cơ sở tiện ích địa phương, hoặc các phòng, ban có liên quan của đô thị chịu trách nhiệm giám sát việc xử lí nước thải và phát sinh năng lượng liên quan.
22.5 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới đường ống nước thải được giám sát bởi hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực
22.5.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Trang bị mạng lưới đường ống nước thải đô thị với các công nghệ dựa trên cảm biến cho phép đo liên tục mức nước thải trong mạng, phát hiện xả thải vào đập tràn và tính toán lưu lượng và lưu lượng xả vào môi trường và giảm chi phí tiềm năng. Hơn nữa, các hệ thống cảm biến cho phép quản lý và vận hành mạng lưới nước thải và nước mưa từ xa, phát hiện các vấn đề và tiến hành các giải pháp nhanh chóng và hiệu quả.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng”, “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững”, được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho các mục đích “Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm” và “Bảo tồn và cải thiện môi trường” và “phục hồi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
22.5.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới đường ống nước thải được giám sát bằng hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực được tính bằng chiều dài của mạng lưới đường ống nước thải được giám sát bởi hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực tính bằng kilomet (tử số) chia cho tổng chiều dài của mạng lưới đường ống nước thải tính bằng kilomet (mẫu số). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của mạng lưới đường ống nước thải được theo dõi bằng hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực.
Một hệ thống cảm biến phải được xem là một mạng lưới các thiết bị (tức là cảm biến) phát hiện và phản hồi một số loại đầu vào từ môi trường vật lý. Hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực cho mạng lưới đường ống nước thải phải tham khảo hệ thống cảm biến cung cấp dữ liệu tức thời trên mạng đường ống nước thải.
22.5.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về mạng lưới đường ống nước thải nên được lấy từ các phòng ban của đô thị có liên quan chịu trách nhiệm về nước thải, hoặc các tổ chức công ích.
22.5.4 Diễn giải dữ liệu
Vì chỉ số này liên quan đến các công cụ số hóa, người ta nên xem xét tiến bộ công nghệ trong các lĩnh vực khác như quy hoạch mạng lưới, xây dựng và cải tạo Mục tiêu cuối cùng của một đô thị thông minh là phải đạt được các mục tiêu bền vững, không chỉ là sử dụng các công cụ số hóa có mục đích.
23.1 Tỷ lệ phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm theo dõi chất lượng nước theo thời gian thực
23.1.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Một hệ thống dựa trên ICT theo thời gian thực để giám sát chất lượng nước uống có thể giúp thông báo cho người dân đô thị về chất lượng nước uống và giảm thiểu tác động sức khỏe từ nước uống xuống cấp. Một hệ thống dựa trên ICT cũng cung cấp các quan sát thời gian thực, cho phép xử lý dữ liệu ngay lập tức và phân tích thông tin chất lượng nước.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng”, “Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững” và “sức khỏe và chăm sóc trong cộng đồng” được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho các mục đích “Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm" và tính thu hút’’ và “phục hồi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
23.1.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ nước uống được theo dõi bởi trạm giám sát chất lượng nước theo thời gian thực được tính bằng lượng nước uống đã được giám sát chất lượng nước bởi trạm giám sát chất lượng nước theo thời gian thực trong đô thị (tử số) chia cho tổng lượng nước uống nước phân phối trong đô thị (mẫu số). Kết quả sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm giám sát chất lượng nước theo thời gian thực.
Trạm giám sát phải xem là cấu trúc vật lý hoặc thiết bị sử dụng thiết bị chuyên dụng và phương pháp phân tích để theo dõi mức độ ô nhiễm của nước uống đô thị. Theo dõi phải bao gồm nhiều hơn một điểm đo dọc mạng và không thể giới hạn ở điểm truy cập mạng.
Một hệ thống thời gian thực phải xem là bất kỳ hình thức công nghệ nào cung cấp thông tin tức thời như ứng dụng di động
23.1.3 Nguồn dữ liệu
Lượng nước uống được theo dõi bởi trạm giám sát chất lượng nước theo thời gian thực nên được lấy từ phòng ban của đô thị có liên quan giám sát chất lượng nước uống của đô thị
23.1.4 Diễn giải dữ liệu
Vì chỉ số này liên quan đến các công cụ số hóa, người ta nên xem xét tiến bộ công nghệ trong các lĩnh vực khác như quy hoạch mạng lưới, xây dựng và cải tạo. Mục tiêu cuối cùng của một đô thị thông minh là phải đạt được các mục tiêu bền vững, không chỉ là sử dụng các công cụ số hóa có mục đích.
23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân
23.2.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Hệ thống theo theo thời gian thực để giám sát chất lượng môi trường nước có thể giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường và hệ sinh thái nước. Việc sử dụng hệ thống dựa trên ICT trong giám sát môi trường nước có thể đảm bảo việc quan trắc theo thời gian thực, cung cấp thông tin kịp thời cho đô thị và mọi người về chất lượng môi trường nước của đô thị.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng”, “môi trường sống và làm việc”, “đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái” và “ sức khỏe và chăm sóc trong cộng đồng” được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho các mục đích bảo tồn và cải thiện môi trường” và tính thu hút” và “phục hồi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
23.2.2 Các yêu cầu về chỉ số
Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước theo thời gian thực trên 100.000 cư dân phải được tính là tổng số trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trong đô thị (tử số) chia cho 1/100 000 của tổng cư dân của đô thị (mẫu số). Kết quả này phải được biểu thị là số lượng trạm giám sát chất lượng nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân.
Môi trường nước phải xem là nước bất kỳ trong một con sông hoặc vùng đất ngập nước có lợi cho môi trường, ví dụ, nước trong nơi chứa như hồ chứa và đập được dùng cho thực vật và động vật.
Trạm giám sát phải xem là cấu trúc vật lý hoặc thiết bị sử dụng thiết bị chuyên dụng và phương pháp phân tích để theo dõi mức độ ô nhiễm của môi trường nước.
Hệ thống theo thời gian thực phải xem là bất kỳ hình thức công nghệ nào hoặc hệ thống dựa trên ICT cung cấp thông tin tức thời như các ứng dụng di động. Cụ thể hơn, hệ thống ICT là thiết lập bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu và những người sử dụng chúng. Hệ thống ICT thường bao gồm công nghệ truyền thông, chẳng hạn như internet, cần lưu ý rằng ICT và máy tính không giống nhau - máy tính là phần cứng thường là một phần của hệ thống ICT.
23.2.3 Nguồn dữ liệu
Số lượng các trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa trên ICT trong thời gian thực cần được lấy từ các phòng, ban có liên quan của bộ phận đô thị chịu trách nhiệm giám sát chất lượng nước của mạng lưới nước tự nhiên của đô thị và môi trường của đô thị.
23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh
23.3.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
Các đô thị nên xem xét các nhu cầu dân cư cũng như thương mại và công nghiệp đối với nguồn cung cấp nước, để quản lý nguồn cung cấp nước hiệu quả và hiệu quả. Ngoài ra, các đô thị nên quản lý việc tiêu thụ và phân phối nước với hiệu quả cao hơn. Đô thị, các công trình cấp nước công cộng và người sử dụng nước công nghiệp quản lý nhiều thành phần cơ sở hạ tầng nước khác nhau thông qua nhiều phương pháp, chẳng hạn như hệ thống kiểm soát giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA), cảm biến và đồng hồ đo. Một hệ thống nước thông minh là một cách tiếp cận tích hợp để quản lý việc sử dụng nước ở các đô thị, và bao gồm một mạng lưới các cảm biến và đồng hồ cung cấp thông tin về mức tiêu thụ nước và rò rỉ nước trong mạng lưới phân phối.
CHÚ THÍCH: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng”, “môi trường sống và làm việc”, “đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái” và “sức khỏe và chăm sóc trong cộng đồng” được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho các mục đích “sử dụng tài nguyên có trách nhiệm”” và tính thu hút” và “phục hồi” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
23.3.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước của đô thị được giám sát bởi hệ thống nước thông minh được tính bằng chiều dài của mạng lưới phân phối nước được bao phủ bởi hệ thống nước thông minh tính bằng kilomet (tử số) chia cho tổng chiều dài của mạng lưới phân phối nước tính bằng kilomet (mẫu số). Kết quả sau đó sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi hệ thống nước thông minh.
Một hệ thống nước thông minh phải được xem là một mạng lưới cảm biến và đồng hồ đo cho phép đô thị và các tiện ích giám sát và chẩn đoán các sự cố trong mạng hệ thống nước từ xa. Nó cũng cung cấp khả năng ưu tiên và quản lý các vấn đề bảo trì, sử dụng dữ liệu để tối ưu hóa tất cả các khía cạnh của mạng lưới hệ thống nước của đường ống nước. Theo dõi phải bao gồm nhiều hơn một điểm đo dọc mạng và không thể giới hạn ở điểm truy cập mạng
23.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về mạng hệ thống nước và hệ thống nước thông minh nên được lấy từ các nhà cung cấp nước địa phương hoặc khu vực, hoặc các phòng ban của đô thị có liên quan giữ dữ liệu trên mạng hệ thống nước địa phương.
23.3.4 Diễn giải dữ liệu
Vì chỉ số này liên quan đến các công cụ số hóa, người ta nên xem xét tiến bộ công nghệ trong các lĩnh vực khác như quy hoạch mạng lưới, xây dựng và cải tạo. Mục tiêu cuối cùng của một đô thị thông minh là phải đạt được các mục tiêu bền vững, không chỉ là sử dụng các công cụ số hóa có mục đích.
23.4 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị có đồng hồ đo nước thông minh
23.4.1 Yêu cầu chung
Cá nhân, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này báo cáo về chỉ số này theo các yêu cầu trong các điều dưới đây.
CHÚ THÍCH 1: Đồng hồ nước thông minh ghi lại và hiển thị mức tiêu thụ nước trong thời gian thực. Dữ liệu đồng hồ thông minh có thể được gửi đến một vị trí trung tâm không dây, do đó cung cấp cho các nhà cung cấp nước phương tiện để hiểu cách thức và thời điểm sử dụng nước, để lên kế hoạch và bảo tồn tốt hơn việc sử dụng nó. Ngoài ra, dữ liệu đồng hồ thông minh giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn và theo dõi việc sử dụng nước
CHÚ THÍCH 2: Chỉ số này phản ánh các vấn đề “Cơ sở hạ tầng của cộng đồng”, “nền kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững” được xác định trong TCVN 37101. Chỉ số này có thể cho phép đánh giá sự đóng góp cho các mục đích “sử dụng tài nguyên có trách nhiệm”” và tính thu hút” của đô thị như được xác định trong TCVN 37101.
23.4.2 Các yêu cầu về chỉ số
Tỷ lệ các tòa nhà trong đô thị có đồng hồ nước thông minh được tính bằng số lượng tòa nhà trong đô thị có đồng hồ nước thông minh (tử số) chia cho tổng số tòa nhà trong đô thị (mẫu số). Kết quả sẽ được nhân với 100 và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà trong đô thị có đồng hồ nước thông minh.
Dữ liệu cho các tòa nhà công cộng và thương mại và công nghiệp sẽ được bao gồm và liệt kê riêng lẻ.
|
Số tòa nhà trong đô thị có đồng hồ nước thông minh |
Tổng số tòa nhà trong đô thị |
Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị có đồng hồ nước thông minh |
Tòa nhà công cộng |
|
|
|
Tòa nhà thương mại và công nghiệp |
|
|
|
Tòa nhà công cộng phải được xem như là một tòa nhà được chính phủ cho thuê hoặc có chức năng như một văn phòng đô thị và hành chính, thư viện, trung tâm giải trí, bệnh viện, trường học, trạm cứu hỏa hoặc đồn cảnh sát.
CHÚ THÍCH 1 Quyền sở hữu các tòa nhà (công cộng hoặc tư nhân) được xác định khác nhau tùy theo khu vực và hệ thống chính trị. Định nghĩa hạn chế được sử dụng ở đây cho phép so sánh toàn cầu giữa các đô thị.
Tài sản thương mại và công nghiệp sẽ đề cập đến những tài sản được chỉ định bởi đô thị cho sử dụng thương mại và công nghiệp.
CHÚ THÍCH 2 Phương pháp đánh giá tài sản có thể khác nhau tùy theo từng khu vực hoặc quốc gia khác, bao gồm phương pháp định hướng thị trường, phương pháp định hướng lợi nhuận và phương pháp định hướng chi phí.
Nhà ở không được xem xét trong chỉ số này.
Để quản lý nước thông minh ở quy mô hộ gia đình, hãy tham khảo chỉ số 12.2.
Đồng hồ nước thông minh được xem là đồng hồ nước bao gồm màn hình kỹ thuật số thời gian thực hoặc sẵn dùng thông qua một ứng dụng trực tuyến thời gian thực, vì vậy khách hàng có thể hiểu rõ hơn về việc sử dụng nước của họ. Một đồng hồ thông minh có thể gửi kỹ thuật số của mình đến nhà cung cấp nước để có hóa đơn nước chính xác hơn và để lập kế hoạch và bảo tồn nước của các nhà cung cấp.
Các báo cáo về các chỉ số của đô thị cần bao gồm những dữ liệu cần thiết về các phương pháp thử nghiệm riêng lẻ được sử dụng.
Ánh xạ các chỉ số của TCVN ISO 37122 đối với các vấn đề và mục đích của TCVN 37101
Các vấn đề của TCVN 37101 |
Các mục đích trong tiêu chuẩn này |
Quản lý-điều hành /Cầm quyền, trao quyền và sự tham gia |
Tính thu hút (TCVN 37101) 5.1 Tỷ lệ hợp đồng dịch vụ cung cấp dịch vụ của đô thị có chính sách dữ liệu mở 9.2 Tỷ lệ phần trăm của các thanh toán cho đô thị được thanh toán bằng điện tử dựa trên hóa đơn điện tử 10.1 Số lượt truy cập trực tuyến hàng năm vào cổng dữ liệu mở của đô thị trên 100.000 dân cư 10.2 Tỷ lệ phần trăm của các dịch vụ đô thị có thể truy cập trực tuyến 10.3 Thời gian phản hồi trung bình cho các yêu cầu liên quan được thực hiện thông qua hệ thống yêu cầu không khẩn cấp của đô thị (ngày) 13.2 Tỷ lệ phần trăm của ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp thiết bị, khí cụ trợ giúp di chuyển và công nghệ hỗ trợ cho các công dân có khuyết tật 13.4 Tỷ lệ ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các chương trình chỉ định để kết nối phân chia kỹ thuật số 21.2 Tỷ lệ phần trăm giấy phép xây dựng được nhận thông qua hệ thống đệ trình điện tử 21.3 Thời gian trung bình để phê duyệt giấy phép xây dựng (ngày) Gắn kết xã hội (TCVN 37101) 10.2 Tỷ lệ phần trăm của các dịch vụ đô thị có thể truy cập trực tuyến 13.2 Tỷ lệ phần trăm của ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp thiết bị, khí cụ trợ giúp di chuyển và công nghệ hỗ trợ cho các công dân có khuyết tật 13.4 Tỷ lệ ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các chương trình chỉ định để kết nối phân chia kỹ thuật số 21.1 Số lượng công dân hàng năm tham gia vào quá trình lập kế hoạch trên 100 000 cư dân Phúc lợi (TCVN 37101) 10.3 Thời gian phản hồi trung bình cho các yêu cầu liên quan được thực hiện thông qua hệ thống yêu cầu không khẩn cấp của đô thị (ngày) 13.2 Tỷ lệ phần trăm của ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp thiết bị, khí cụ trợ giúp di chuyển và công nghệ hỗ trợ cho các công dân có khuyết tật 13.4 Tỷ lệ ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các chương trình chỉ định để kết nối phân chia kỹ thuật số Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm (TCVN 37101) 5.1 Tỷ lệ hợp đồng dịch vụ cung cấp dịch vụ của đô thị có chính sách dữ liệu mở 9.2 Tỷ lệ phần trăm của các thanh toán cho đô thị được thanh toán bằng điện tử dựa trên hóa đơn điện tử 21.3 Thời gian trung bình để phê duyệt giấy phép xây dựng (ngày) Khả năng phục hồi (TCVN 37101) Bảo tồn và cải thiện môi trường (TCVN 37101) |
Giáo dục và xây dựng/thiết lập năng lực/khả năng |
Tính thu hút (TCVN 37101) 5.3 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) 6.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ 6.2 Số lượng máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc các thiết bị học tập kỹ thuật số khác sẵn dùng trên mỗi 1 000 học sinh 6.3 Số lượng bằng cấp đại học về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trên mỗi 100 000 cư dân Gắn kết xã hội (TCVN 37101) 6.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ 17.1 Số lượng đặt chỗ trực tuyến cho các cơ sở văn hóa trên 100000 dân số 17.3 Số lượng đầu sách điện tử và sách thư viện công cộng trên 100.000 dân số 17.4 Tỷ lệ phần trăm dân số đô thị là người sử dụng thư viện công cộng đang hoạt động Phúc lợi (TCVN 37101) 6.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ 17.1 Số lượng đặt chỗ trực tuyến cho các cơ sở văn hóa trên 100000 dân số 17.3 Số lượng đầu sách điện tử và sách thư viện công cộng trên 100.000 dân số 17.4 Tỷ lệ phần trăm dân số đô thị là người sử dụng thư viện công cộng đang hoạt động Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm (TCVN 37101) Khả năng phục hồi (TCVN 37101) 6.3 Số lượng bằng cấp đại học về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trên mỗi 100 000 cư dân 5.3 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) 6.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ Bảo tồn và cải thiện môi trường (TCVN 37101) |
Đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu |
Tính thu hút (TCVN 37101) 5.1 Tỷ lệ hợp đồng dịch vụ cung cấp dịch vụ của đô thị có chính sách dữ liệu mở 5.2 Tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp mới trên 100.000 cư dân 5.3 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) 5.4 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động được sử dụng trong các ngành/lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và phát triển 6.3 Số lượng bằng cấp đại học về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trên mỗi 100 000 cư dân Gắn kết xã hội (TCVN 37101) Phúc lợi (TCVN 37101) Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm (TCVN 37101) 5.1 Tỷ lệ hợp đồng dịch vụ cung cấp dịch vụ của đô thị có chính sách dữ liệu mở 5.2 Tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp mới trên 100.000 cư dân 5.3 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) 5.4 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động được sử dụng trong các ngành/lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và phát triển 6.3 Số lượng bằng cấp đại học về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trên mỗi 100 000 cư dân Bảo tồn và cải thiện môi trường (TCVN 37101) |
Y tế và chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng |
Tính thu hút (TCVN 37101) 7.10 Số trạm sạc xe điện trên số xe điện đã đăng ký 8.2 Số lượng các trạm giám sát chất lượng không khí từ xa theo thời gian thực trên kilomet vuông (km2) 19.3 Tỷ lệ phần trăm của các xe đã đăng ký trong đô thị là phương tiện có mức phát thải thấp 23.1 Tỷ lệ phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm theo dõi chất lượng nước theo thời gian thực 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân 23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh Gắn kết xã hội (TCVN 37101) 11.2 Số lượng cuộc hẹn khám bệnh hàng năm được thực hiện từ xa trên 100.000 cư dân Phúc lợi (TCVN 37101) 7.10 Số trạm sạc xe điện trên số xe điện đã đăng ký 8.2 Số lượng các trạm giám sát chất lượng không khí từ xa theo thời gian thực trên kilomet vuông (km2) 8.3 Tỷ lệ phần trăm các tòa nhà công cộng trang bị theo dõi chất lượng không khí trong nhà 11.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có hồ sơ y tế hợp nhất trực tuyến có thể truy cập đến các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe 11.2 Số lượng cuộc hẹn khám bệnh hàng năm được thực hiện từ xa trên 100.000 cư dân 11.3 Tỷ lệ phần trăm của cư dân của đô thị đã đăng ký với hệ thống cảnh báo công cộng theo thời gian thực về tư vấn chất lượng không khí và nước 19.3 Tỷ lệ phần trăm của các xe đã đăng ký trong đô thị là phương tiện có mức phát thải thấp Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm (TCVN 37101) 23.1 Tỷ lệ phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm theo dõi chất lượng nước theo thời gian thực 23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh Khả năng phục hồi (TCVN 37101) 11.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có hồ sơ y tế hợp nhất trực tuyến có thể truy cập đến các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe 11.2 Số lượng cuộc hẹn khám bệnh hàng năm được thực hiện từ xa trên 100.000 cư dân 11.3 Tỷ lệ phần trăm của cư dân của đô thị đã đăng ký với hệ thống cảnh báo công cộng theo thời gian thực về tư vấn chất lượng không khí và nước 20.3 Tỷ lệ phần trăm diện tích đất đô thị được bao phủ bởi hệ thống bản đồ nhà cung cấp thực phẩm trực tuyến 23.1 Tỷ lệ phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm theo dõi chất lượng nước theo thời gian thực 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân 23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh Bảo tồn và cải thiện môi trường (TCVN 37101) 7.10 Số trạm sạc xe điện trên số xe điện đã đăng ký 8.2 Số lượng các trạm giám sát chất lượng không khí từ xa theo thời gian thực trên kilomet vuông (km2) 19.3 Tỷ lệ phần trăm của các xe đã đăng ký trong đô thị là phương tiện có mức phát thải thấp 20.1 Tỷ lệ phần trăm hàng năm của ngân sách đô thị chi cho các sáng kiến nông nghiệp của đô thị 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân |
Tính đồng nhất văn hóa và cộng đồng |
Tính thu hút (TCVN 37101) 17.1 Số lượng đặt chỗ trực tuyến cho các cơ sở văn hóa trên 100000 dân số 17.2 Tỷ lệ phần trăm hồ sơ văn hóa đô thị đã được số hóa Phúc lợi (TCVN 37101) 17.1 Số lượng đặt chỗ trực tuyến cho các cơ sở văn hóa trên 100000 dân số Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm (TCVN 37101) Khả năng phục hồi (TCVN 37101) 17.2 Tỷ lệ phần trăm hồ sơ văn hóa đô thị đã được số hóa Bảo tồn và cải thiện môi trường (TCVN 37101) |
Cùng chung sống, sự phụ thuộc lẫn nhau và hỗ trợ/giúp đỡ lẫn nhau |
Tính thu hút (TCVN 37101) 13.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà công cộng mà người khuyết tật có thể tiếp cận được 13.2 Tỷ lệ phần trăm của ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp thiết bị, khí cụ trợ giúp di chuyển và công nghệ hỗ trợ cho các công dân có khuyết tật 13.3 Tỷ lệ phần trăm của các lối đi qua đường được đánh dấu dành cho người đi bộ mà được trang bị các tín hiệu tiếp cận 13.4 Tỷ lệ ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các chương trình chỉ định để kết nối phân chia kỹ thuật số 19.2 Số lượng người sử dụng vận tải của nền kinh tế chia sẻ trên 100.000 cư dân Gắn kết xã hội (TCVN 37101) 13.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà công cộng mà người khuyết tật có thể tiếp cận được 13.2 Tỷ lệ phần trăm của ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp thiết bị, khí cụ trợ giúp di chuyển và công nghệ hỗ trợ cho các công dân có khuyết tật 13.3 Tỷ lệ phần trăm của các lối đi qua đường được đánh dấu dành cho người đi bộ mà được trang bị các tín hiệu tiếp cận 13.4 Tỷ lệ ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các chương trình chỉ định để kết nối phân chia kỹ thuật số 19.2 Số lượng người sử dụng vận tải của nền kinh tế chia sẻ trên 100.000 cư dân Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm (TCVN 37101) Khả năng phục hồi (TCVN 37101) Bảo tồn và cải thiện môi trường (TCVN 37101) |
Nền kinh tế và sản xuất và tiêu dùng bền vững |
Tính thu hút (TCVN 37101) 5.1 Tỷ lệ hợp đồng dịch vụ cung cấp dịch vụ của đô thị có chính sách dữ liệu mở 5.2 Tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp mới trên 100.000 cư dân 5.3 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) 5.4 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động được sử dụng trong các ngành/lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và phát triển 7.8 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà công cộng cần cải tạo/tân trang 7.9 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị sử dụng đồng hồ đo năng lượng thông minh 9.1 Lượng thuế hàng năm được thu từ nền kinh tế chia sẻ dưới dạng tỷ lệ phần trăm của tổng số thuế đã thu 9.2 Tỷ lệ phần trăm của các thanh toán cho đô thị được thanh toán bằng điện tử dựa trên hóa đơn điện tử 12.1 Tỷ lệ phần trăm của các hộ có đồng hồ đo năng lượng thông minh 12.2 Tỷ lệ phần trăm của các hộ gia đình có đồng hồ nước thông minh 21.3 Thời gian trung bình để phê duyệt giấy phép xây dựng (ngày) 23.1 Tỷ lệ phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm theo dõi chất lượng nước theo thời gian thực 23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh 23.4 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị có đồng hồ đo nước thông minh Gắn kết xã hội (TCVN 37101) Phúc lợi (TCVN 37101) 20.3 Tỷ lệ phần trăm diện tích đất đô thị được bao phủ bởi hệ thống bản đồ nhà cung cấp thực phẩm trực tuyến Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm (TCVN 37101) 5.1 Tỷ lệ hợp đồng dịch vụ cung cấp dịch vụ của đô thị có chính sách dữ liệu mở 7.1 Tỷ lệ năng lượng điện và nhiệt được sản xuất từ xử lý nước thải, chất thải rắn và xử lý chất thải lỏng khác và các nguồn nhiệt thải khác, như là một phần của tổng danh mục năng lượng của đô thị trong một năm nhất định 7.2 Năng lượng điện và nhiệt (GJ) được sản xuất từ xử lý nước thải bình quân đầu người mỗi năm 7.3 Điện năng và nhiệt năng (GJ) được sản xuất từ xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng khác bình quân đầu người mỗi năm 7.4 Tỷ lệ phần trăm của điện năng đô thị được sản xuất bằng cách sử dụng hệ thống sản xuất điện năng phân tán 7.5 Khả năng trữ của lưới năng lượng của đô thị trên tổng lượng tiêu thụ năng lượng của đô thị 7.6 Phần trăm chiếu sáng đường phố được quản lý bởi hệ thống quản lý hiệu suất ánh sáng 7.7 Tỷ lệ phần trăm của chiếu sáng đường phố đã được tân trang lại và lắp đặt mới 7.8 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà công cộng cần cải tạo/tân trang 7.9 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị sử dụng đồng hồ đo năng lượng thông minh 9.2 Tỷ lệ phần trăm của các thanh toán cho đô thị được thanh toán bằng điện tử dựa trên hóa đơn điện tử 12.1 Tỷ lệ phần trăm của các hộ có đồng hồ đo năng lượng thông minh 12.2 Tỷ lệ phần trăm của các hộ gia đình có đồng hồ nước thông minh 16.1 Tỷ lệ phần trăm các trung tâm thu gom rác thải (thùng chứa) được trang bị từ xa 16.2 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có thu gom rác tận nơi với phương tiện trắc viễn/đo từ xa cá nhân về lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình 16.3 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải trong đô thị mà được sử dụng để tạo ra năng lượng 16.4 Tỷ lệ phần trăm tổng rác thải nhựa được tái chế trong đô thị 16.5 Tỷ lệ thùng rác công cộng là thùng rác công cộng có cảm biến 16.6 Tỷ lệ phần trăm điện và chất thải điện tử của đô thị được tái chế 20.2 Tổng lượng rác thải thực phẩm đô thị được thu gom hàng năm chuyển đến cơ sở chế biến để ủ phân theo đầu người (tính theo tấn) 21.3 Thời gian trung bình để phê duyệt giấy phép xây dựng (ngày) 22.1 Tỷ lệ phần trăm của nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng 22.2 Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng (tấn chất khô) 22.3 Năng lượng phát sinh từ nước thải theo tỷ lệ phần trăm của tổng mức tiêu thụ năng lượng của đô thị 22.4 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nước thải trong đô thị được sử dụng để tạo ra năng lượng 22.5 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới đường ống nước thải được giám sát bởi hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực 23.1 Tỷ lệ phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm theo dõi chất lượng nước theo thời gian thực 23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh 23.4 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị có đồng hồ đo nước thông minh Khả năng phục hồi (TCVN 37101) 5.2 Tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp mới trên 100.000 cư dân 5.3 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) 5.4 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động được sử dụng trong các ngành/lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và phát triển 7.4 Tỷ lệ phần trăm của điện năng đô thị được sản xuất bằng cách sử dụng hệ thống sản xuất điện năng phân tán 7.5 Khả năng trữ của lưới năng lượng của đô thị trên tổng lượng tiêu thụ năng lượng của đô thị 9.1 Lượng thuế hàng năm được thu từ nền kinh tế chia sẻ dưới dạng tỷ lệ phần trăm của tổng số thuế đã thu 16.3 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải trong đô thị mà được sử dụng để tạo ra năng lượng 20.2 Tổng lượng rác thải thực phẩm đô thị được thu gom hàng năm chuyển đến cơ sở chế biến để ủ phân theo đầu người (tính theo tấn) 20.3 Tỷ lệ phần trăm diện tích đất đô thị được bao phủ bởi hệ thống bản đồ nhà cung cấp thực phẩm trực tuyến 22.1 Tỷ lệ phần trăm của nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng 22.2 Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng (tấn chất khô) 22.3 Năng lượng phát sinh từ nước thải theo tỷ lệ phần trăm của tổng mức tiêu thụ năng lượng của đô thị 22.4 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nước thải trong đô thị được sử dụng để tạo ra năng lượng 22.5 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới đường ống nước thải được giám sát bởi hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực 23.1 Tỷ lệ phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm theo dõi chất lượng nước theo thời gian thực 23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh Bảo tồn và cải thiện môi trường (TCVN 37101) 16.1 Tỷ lệ phần trăm các trung tâm thu gom rác thải (thùng chứa) được trang bị từ xa 16.2 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có thu gom rác tận nơi với phương tiện trắc viễn/đo từ xa cá nhân về lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình 16.3 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải trong đô thị mà được sử dụng để tạo ra năng lượng 16.4 Tỷ lệ phần trăm tổng rác thải nhựa được tái chế trong đô thị 16.5 Tỷ lệ thùng rác công cộng là thùng rác công cộng có cảm biến 16.6 Tỷ lệ phần trăm điện và chất thải điện tử của đô thị được tái chế 20.1 Tỷ lệ phần trăm hàng năm của ngân sách đô thị chi cho các sáng kiến nông nghiệp của đô thị 22.1 Tỷ lệ phần trăm của nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng 22.2 Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng (tấn chất khô) 22.3 Năng lượng phát sinh từ nước thải theo tỷ lệ phần trăm của tổng mức tiêu thụ năng lượng của đô thị 22.4 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nước thải trong đô thị được sử dụng để tạo ra năng lượng 22.5 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới đường ống nước thải được giám sát bởi hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực |
Môi trường sống và làm việc |
Tính thu hút (TCVN 37101) 7.8 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà công cộng cần cải tạo/tân trang 7.10 Số trạm sạc xe điện trên số xe điện đã đăng ký 8.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà được xây dựng hoặc cải tạo trong vòng 5 năm gần đây phù hợp với các nguyên tắc xây dựng xanh 8.2 Số lượng các trạm giám sát chất lượng không khí từ xa theo thời gian thực trên kilomet vuông (km2) 10.3 Thời gian phản hồi trung bình cho các yêu cầu liên quan được thực hiện thông qua hệ thống yêu cầu không khẩn cấp của đô thị (ngày) 19.3 Tỷ lệ phần trăm của các xe đã đăng ký trong đô thị là phương tiện có mức phát thải thấp 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân Gắn kết xã hội (TCVN 37101) 13.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà công cộng mà người khuyết tật có thể tiếp cận được 21.4 Tỷ lệ phần trăm của cư dân thành thị sống ở mật độ dân số từ trung bình đến cao Phúc lợi (TCVN 37101) 7.10 Số trạm sạc xe điện trên số xe điện đã đăng ký 8.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà được xây dựng hoặc cải tạo trong vòng 5 năm gần đây phù hợp với các nguyên tắc xây dựng xanh 8.2 Số lượng các trạm giám sát chất lượng không khí từ xa theo thời gian thực trên kilomet vuông (km2) 10.3 Thời gian phản hồi trung bình cho các yêu cầu liên quan được thực hiện thông qua hệ thống yêu cầu không khẩn cấp của đô thị (ngày) 13.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà công cộng mà người khuyết tật có thể tiếp cận được 14.1 Tỷ lệ phần trăm của các dịch vụ vui chơi giải trí công cộng có thể được đặt trực tuyến 19.3 Tỷ lệ phần trăm của các xe đã đăng ký trong đô thị là phương tiện có mức phát thải thấp 21.4 Tỷ lệ phần trăm của cư dân thành thị sống ở mật độ dân số từ trung bình đến cao Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm (TCVN 37101) 7.8 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà công cộng cần cải tạo/tân trang 8.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà được xây dựng hoặc cải tạo trong vòng 5 năm gần đây phù hợp với các nguyên tắc xây dựng xanh Khả năng phục hồi (TCVN 37101) 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân Bảo tồn và cải thiện môi trường (TCVN 37101) 7.10 Số trạm sạc xe điện trên số xe điện đã đăng ký 8.2 Số lượng các trạm giám sát chất lượng không khí từ xa theo thời gian thực trên kilomet vuông (km2) 19.3 Tỷ lệ phần trăm của các xe đã đăng ký trong đô thị là phương tiện có mức phát thải thấp 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân |
An toàn và an ninh |
Tính thu hút (TCVN 37101) 9.2 Tỷ lệ phần trăm của các thanh toán cho đô thị được thanh toán bằng điện tử dựa trên hóa đơn điện tử 10.4 Thời gian dừng hoạt động trung bình của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đô thị 15.1 Tỷ lệ phần trăm của (diện tích) khu vực đô thị được lắp camera giám sát kỹ thuật số Gắn kết xã hội (TCVN 37101) Phúc lợi (TCVN 37101) 15.1 Tỷ lệ phần trăm của (diện tích) khu vực đô thị được lắp camera giám sát kỹ thuật số Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm (TCVN 37101) 7.6 Phần trăm chiếu sáng đường phố được quản lý bởi hệ thống quản lý hiệu suất ánh sáng 9.2 Tỷ lệ phần trăm của các thanh toán cho đô thị được thanh toán bằng điện tử dựa trên hóa đơn điện tử Khả năng phục hồi (TCVN 37101) 10.4 Thời gian dừng hoạt động trung bình của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đô thị Bảo tồn và cải thiện môi trường (TCVN 37101) |
Các hạ tầng của cộng đồng |
Tính thu hút (TCVN 37101) 7.9 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị sử dụng đồng hồ đo năng lượng thông minh 8.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà được xây dựng hoặc cải tạo trong vòng 5 năm gần đây phù hợp với các nguyên tắc xây dựng xanh 10.4 Thời gian dừng hoạt động trung bình của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đô thị 12.1 Tỷ lệ phần trăm của các hộ có đồng hồ đo năng lượng thông minh 12.2 Tỷ lệ phần trăm của các hộ gia đình có đồng hồ nước thông minh 13.3 Tỷ lệ phần trăm của các lối đi qua đường được đánh dấu dành cho người đi bộ mà được trang bị các tín hiệu tiếp cận 18.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư đô thị truy cập băng rộng tốc độ thích hợp 18.2 Tỷ lệ phần trăm của (diện tích) khu vực của đô thị thuộc vùng trắng/điểm chết/không được phủ kết nối viễn thông 18.3 Tỷ lệ phần trăm diện tích của đô thị có kết nối internet công cộng 19.1 Tỷ lệ phần trăm của các phố và đường phố được phủ bởi các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến theo thời gian thực 19.4 Số lượng xe đạp sẵn dùng thông qua dịch vụ chia sẻ xe đạp cho mỗi 100000 cư dân 19.5 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng được trang bị hệ thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực 19.6 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới vận tải công cộng của đô thị được phủ bởi hệ thống thanh toán thống nhất 19.7 Tỷ lệ phần trăm của bãi đỗ xe công cộng được trang bị hệ thống thanh toán điện tử 19.9 Tỷ lệ phần trăm của các đèn giao thông thông minh 19.12 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng có kết nối Internet được cung cấp và/ hoặc được quản lý bởi đô thị cho hành khách 19.13 Tỷ lệ phần trăm đường phố phù hợp với hệ thống lái xe tự hành 19.14 Tỷ lệ phần trăm xe buýt đô thị điều khiển bằng động cơ điện 23.1 Tỷ lệ phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm theo dõi chất lượng nước theo thời gian thực 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân 23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh 23.4 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị có đồng hồ đo nước thông minh Gắn kết xã hội (TCVN 37101) 13.3 Tỷ lệ phần trăm của các lối đi qua đường được đánh dấu dành cho người đi bộ mà được trang bị các tín hiệu tiếp cận 18.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư đô thị truy cập băng rộng tốc độ thích hợp 18.2 Tỷ lệ phần trăm của (diện tích) khu vực của đô thị thuộc vùng trắng/điểm chết/không được phủ kết nối viễn thông 18.3 Tỷ lệ phần trăm diện tích của đô thị có kết nối internet công cộng 19.4 Số lượng xe đạp sẵn dùng thông qua dịch vụ chia sẻ xe đạp cho mỗi 100000 cư dân 19.5 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng được trang bị hệ thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực 19.6 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới vận tải công cộng của đô thị được phủ bởi hệ thống thanh toán thống nhất 19.9 Tỷ lệ phần trăm của các đèn giao thông thông minh Phúc lợi (TCVN 37101) 13.3 Tỷ lệ phần trăm của các lối đi qua đường được đánh dấu dành cho người đi bộ mà được trang bị các tín hiệu tiếp cận 8.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà được xây dựng hoặc cải tạo trong vòng 5 năm gần đây phù hợp với các nguyên tắc xây dựng xanh 19.1 Tỷ lệ phần trăm của các phố và đường phố được phủ bởi các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến theo thời gian thực 19.4 Số lượng xe đạp sẵn dùng thông qua dịch vụ chia sẻ xe đạp cho mỗi 100000 cư dân 19.5 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng được trang bị hệ thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực 19.6 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới vận tải công cộng của đô thị được phủ bởi hệ thống thanh toán thống nhất 19.7 Tỷ lệ phần trăm của bãi đỗ xe công cộng được trang bị hệ thống thanh toán điện tử 19.8 Tỷ lệ phần trăm của các bãi đỗ xe công cộng được trang bị các hệ thống khả dụng theo thời gian thực 19.9 Tỷ lệ phần trăm của các đèn giao thông thông minh 19.10 Khu vực của đô thị được lập bản đồ theo các bản đồ đường phố tương tác theo thời gian thực là tỷ lệ phần trăm của tổng diện tích đất đai của đô thị 19.12 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng có kết nối Internet được cung cấp và/ hoặc được quản lý bởi đô thị cho hành khách Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm (TCVN 37101) 7.1 Tỷ lệ năng lượng điện và nhiệt được sản xuất từ xử lý nước thải, chất thải rắn và xử lý chất thải lỏng khác và các nguồn nhiệt thải khác, như là một phần của tổng danh mục năng lượng của đô thị trong một năm nhất định 7.2 Năng lượng điện và nhiệt (GJ) được sản xuất từ xử lý nước thải bình quân đầu người mỗi năm 7.3 Điện năng và nhiệt năng (GJ) được sản xuất từ xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng khác bình quân đầu người mỗi năm 7.4 Tỷ lệ phần trăm của điện năng đô thị được sản xuất bằng cách sử dụng hệ thống sản xuất điện năng phân tán 7.5 Khả năng trữ của lưới năng lượng của đô thị trên tổng lượng tiêu thụ năng lượng của đô thị 7.9 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị sử dụng đồng hồ đo năng lượng thông minh 8.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà được xây dựng hoặc cải tạo trong vòng 5 năm gần đây phù hợp với các nguyên tắc xây dựng xanh 12.1 Tỷ lệ phần trăm của các hộ có đồng hồ đo năng lượng thông minh 12.2 Tỷ lệ phần trăm của các hộ gia đình có đồng hồ nước thông minh 16.1 Tỷ lệ phần trăm các trung tâm thu gom rác thải (thùng chứa) được trang bị từ xa 16.2 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có thu gom rác tận nơi với phương tiện trắc viễn/đo từ xa cá nhân về lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình 16.3 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải trong đô thị mà được sử dụng để tạo ra năng lượng 16.4 Tỷ lệ phần trăm tổng rác thải nhựa được tái chế trong đô thị 16.5 Tỷ lệ thùng rác công cộng là thùng rác công cộng có cảm biến 16.6 Tỷ lệ phần trăm điện và chất thải điện tử của đô thị được tái chế 22.1 Tỷ lệ phần trăm của nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng 22.2 Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng (tấn chất khô) 22.3 Năng lượng phát sinh từ nước thải theo tỷ lệ phần trăm của tổng mức tiêu thụ năng lượng của đô thị 22.4 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nước thải trong đô thị được sử dụng để tạo ra năng lượng 22.5 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới đường ống nước thải được giám sát bởi hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực 23.1 Tỷ lệ phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm theo dõi chất lượng nước theo thời gian thực 23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh 23.4 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị có đồng hồ đo nước thông minh Khả năng phục hồi (TCVN 37101) 7.4 Tỷ lệ phần trăm của điện năng đô thị được sản xuất bằng cách sử dụng hệ thống sản xuất điện năng phân tán 7.5 Khả năng trữ của lưới năng lượng của đô thị trên tổng lượng tiêu thụ năng lượng của đô thị 10.4 Thời gian dừng hoạt động trung bình của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đô thị 16.3 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải trong đô thị mà được sử dụng để tạo ra năng lượng 22.1 Tỷ lệ phần trăm của nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng 22.2 Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng (tấn chất khô) 22.3 Năng lượng phát sinh từ nước thải theo tỷ lệ phần trăm của tổng mức tiêu thụ năng lượng của đô thị 22.4 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nước thải trong đô thị được sử dụng để tạo ra năng lượng 22.5 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới đường ống nước thải được giám sát bởi hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực 23.1 Tỷ lệ phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm theo dõi chất lượng nước theo thời gian thực 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân 23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh Bảo tồn và cải thiện môi trường (TCVN 37101) 16.1 Tỷ lệ phần trăm các trung tâm thu gom rác thải (thùng chứa) được trang bị từ xa 16.2 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có thu gom rác tận nơi với phương tiện trắc viễn/đo từ xa cá nhân về lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình 16.3 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải trong đô thị mà được sử dụng để tạo ra năng lượng 16.4 Tỷ lệ phần trăm tổng rác thải nhựa được tái chế trong đô thị 16.5 Tỷ lệ thùng rác công cộng là thùng rác công cộng có cảm biến 16.6 Tỷ lệ phần trăm điện và chất thải điện tử của đô thị được tái chế 19.1 Tỷ lệ phần trăm của các phố và đường phố được phủ bởi các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến theo thời gian thực 19.8 Tỷ lệ phần trăm của các bãi đỗ xe công cộng được trang bị các hệ thống khả dụng theo thời gian thực 19.10 Khu vực của đô thị được lập bản đồ theo các bản đồ đường phố tương tác theo thời gian thực là tỷ lệ phần trăm của tổng diện tích đất đai của đô thị 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân 22.1 Tỷ lệ phần trăm của nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng 22.2 Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng (tấn chất khô) 22.3 Năng lượng phát sinh từ nước thải theo tỷ lệ phần trăm của tổng mức tiêu thụ năng lượng của đô thị 22.4 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nước thải trong đô thị được sử dụng để tạo ra năng lượng 22.5 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới đường ống nước thải được giám sát bởi hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực |
Sự cơ động/di động |
Tính thu hút (TCVN 37101) 19.1 Tỷ lệ phần trăm của các phố và đường phố được phủ bởi các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến theo thời gian thực 19.2 Số lượng người sử dụng vận tải của nền kinh tế chia sẻ trên 100.000 cư dân 19.4 Số lượng xe đạp sẵn dùng thông qua dịch vụ chia sẻ xe đạp cho mỗi 100000 cư dân 19.5 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng được trang bị hệ thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực 19.6 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới vận tải công cộng của đô thị được phủ bởi hệ thống thanh toán thống nhất 19.7 Tỷ lệ phần trăm của bãi đỗ xe công cộng được trang bị hệ thống thanh toán điện tử 19.12 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng có kết nối Internet được cung cấp và/ hoặc được quản lý bởi đô thị cho hành khách 19.13 Tỷ lệ phần trăm đường phố phù hợp với hệ thống lái xe tự hành 19.14 Tỷ lệ phần trăm xe buýt đô thị điều khiển bằng động cơ điện Gắn kết xã hội (TCVN 37101) 19.2 Số lượng người sử dụng vận tải của nền kinh tế chia sẻ trên 100.000 cư dân 19.4 Số lượng xe đạp sẵn dùng thông qua dịch vụ chia sẻ xe đạp cho mỗi 100000 cư dân 19.5 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng được trang bị hệ thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực 19.6 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới vận tải công cộng của đô thị được phủ bởi hệ thống thanh toán thống nhất Phúc lợi (TCVN 37101) 19.1 Tỷ lệ phần trăm của các phố và đường phố được phủ bởi các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến theo thời gian thực 19.2 Số lượng người sử dụng vận tải của nền kinh tế chia sẻ trên 100.000 cư dân 19.4 Số lượng xe đạp sẵn dùng thông qua dịch vụ chia sẻ xe đạp cho mỗi 100000 cư dân 19.5 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng được trang bị hệ thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực 19.6 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới vận tải công cộng của đô thị được phủ bởi hệ thống thanh toán thống nhất 19.7 Tỷ lệ phần trăm của bãi đỗ xe công cộng được trang bị hệ thống thanh toán điện tử 19.8 Tỷ lệ phần trăm của các bãi đỗ xe công cộng được trang bị các hệ thống khả dụng theo thời gian thực 19.10 Khu vực của đô thị được lập bản đồ theo các bản đồ đường phố tương tác theo thời gian thực là tỷ lệ phần trăm của tổng diện tích đất đai của đô thị 19.12 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng có kết nối Internet được cung cấp và/ hoặc được quản lý bởi đô thị cho hành khách Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm (TCVN 37101) 16.1 Tỷ lệ phần trăm các trung tâm thu gom rác thải (thùng chứa) được trang bị từ xa 16.2 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có thu gom rác tận nơi với phương tiện trắc viễn/đo từ xa cá nhân về lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình Khả năng phục hồi (TCVN 37101) Bảo tồn và cải thiện môi trường (TCVN 37101) 16.1 Tỷ lệ phần trăm các trung tâm thu gom rác thải (thùng chứa) được trang bị từ xa 16.2 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có thu gom rác tận nơi với phương tiện trắc viễn/đo từ xa cá nhân về lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình 19.1 Tỷ lệ phần trăm của các phố và đường phố được phủ bởi các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến theo thời gian thực 19.8 Tỷ lệ phần trăm của các bãi đỗ xe công cộng được trang bị các hệ thống khả dụng theo thời gian thực 19.10 Khu vực của đô thị được lập bản đồ theo các bản đồ đường phố tương tác theo thời gian thực là tỷ lệ phần trăm của tổng diện tích đất đai của đô thị 19.11 Tỷ lệ phần trăm phương tiện được đăng ký trong đô thị là phương tiện tự hành |
Sự đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái |
Tính thu hút (TCVN 37101) 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân Gắn kết xã hội (TCVN 37101) Phúc lợi (TCVN 37101) Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm (TCVN 37101) 22.1 Tỷ lệ phần trăm của nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng 22.2 Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng (tấn chất khô) Khả năng phục hồi (TCVN 37101) 22.1 Tỷ lệ phần trăm của nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng 22.2 Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng (tấn chất khô) 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân Bảo tồn và cải thiện môi trường (TCVN 37101) 22.1 Tỷ lệ phần trăm của nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng 22.2 Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng (tấn chất khô) 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân |
Mục tiêu phát triển bền vững (2015) |
Các chỉ số của TCVN ISO 37122 |
Mục tiêu 1: chấm dứt đói nghèo dưới mọi dạng thức ở mọi nơi |
13.2 Tỷ lệ phần trăm của ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp thiết bị, khí cụ trợ giúp di chuyển và công nghệ hỗ trợ cho các công dân có khuyết tật 13.4 Tỷ lệ ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các chương trình chỉ định để kết nối phân chia kỹ thuật số |
Mục tiêu 2: Chấm dứt nạn đói, đạt được an toàn thực phẩm, dinh dưỡng cải thiện và đẩy mạnh nông nghiệp bền vững |
20.1 Tỷ lệ phần trăm hàng năm của ngân sách đô thị chi cho các sáng kiến nông nghiệp của đô thị 20.2 Tổng lượng rác thải thực phẩm đô thị được thu gom hàng năm chuyển đến cơ sở chế biến để ủ phân theo đầu người (tính theo tấn) 20.3 Tỷ lệ phần trăm diện tích đất đô thị được bao phủ bởi hệ thống bản đồ nhà cung cấp thực phẩm trực tuyến |
Mục tiêu 3: đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho mọi người ở mọi lứa tuổi |
8.2 Số lượng các trạm giám sát chất lượng không khí từ xa theo thời gian thực trên kilomet vuông (km2) 8.3 Tỷ lệ phần trăm các tòa nhà công cộng trang bị theo dõi chất lượng không khí trong nhà 11.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có hồ sơ y tế hợp nhất trực tuyến có thể truy cập đến các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe 11.2 Số lượng cuộc hẹn khám bệnh hàng năm được thực hiện từ xa trên 100.000 cư dân 11.3 Tỷ lệ phần trăm của cư dân của đô thị đã đăng ký với hệ thống cảnh báo công cộng theo thời gian thực về tư vấn chất lượng không khí và nước 23.1 Tỷ lệ phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm theo dõi chất lượng nước theo thời gian thực 23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh |
Mục tiêu 4: Đảm bảo giáo dục chất lượng công bằng và đẩy mạnh cơ hội học tập dài hạn cho tất cả |
6.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ 6.2 Số lượng máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc các thiết bị học tập kỹ thuật số khác sẵn dùng trên mỗi 1 000 học sinh 6.3 Số lượng bằng cấp đại học về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trên mỗi 100 000 cư dân 13.4 Tỷ lệ ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các chương trình chỉ định để kết nối phân chia kỹ thuật số 17.3 Số lượng đầu sách điện tử và sách thư viện công cộng trên 100.000 dân số 17.4 Tỷ lệ phần trăm dân số đô thị là người sử dụng thư viện công cộng đang hoạt động |
Mục tiêu 5: Đạt được sự bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và bé gái. |
|
Mục tiêu 6: Đảm bảo tính sẵn dùng và quản lý bền vững nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người |
12.2 Tỷ lệ phần trăm của các hộ gia đình có đồng hồ nước thông minh 22.1 Tỷ lệ phần trăm của nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng 22.2 Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng (tấn chất khô) 22.5 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới đường ống nước thải được giám sát bởi hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực 23.1 Tỷ lệ phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm theo dõi chất lượng nước theo thời gian thực 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân 23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh 23.4 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị có đồng hồ đo nước thông minh |
Mục tiêu 7: Đảm bảo tiếp cận với năng lượng giá phải chăng, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người. |
7.1 Tỷ lệ năng lượng điện và nhiệt được sản xuất từ xử lý nước thải, chất thải rắn và xử lý chất thải lỏng khác và các nguồn nhiệt thải khác, như là một phần của tổng danh mục năng lượng của đô thị trong một năm nhất định 7.2 Năng lượng điện và nhiệt (GJ) được sản xuất từ xử lý nước thải bình quân đầu người mỗi năm 7.3 Điện năng và nhiệt năng (GJ) được sản xuất từ xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng khác bình quân đầu người mỗi năm 7.4 Tỷ lệ phần trăm của điện năng đô thị được sản xuất bằng cách sử dụng hệ thống sản xuất điện năng phân tán 7.5 Khả năng trữ của lưới năng lượng của đô thị trên tổng lượng tiêu thụ năng lượng của đô thị 7.9 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị sử dụng đồng hồ đo năng lượng thông minh 8.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà được xây dựng hoặc cải tạo trong vòng 5 năm gần đây phù hợp với các nguyên tắc xây dựng xanh 12.1 Tỷ lệ phần trăm của các hộ có đồng hồ đo năng lượng thông minh 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân 23.4 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị có đồng hồ đo nước thông minh 16.3 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải trong đô thị mà được sử dụng để tạo ra năng lượng |
Mục tiêu 8: Đẩy mạnh sự phát triển kinh tế bền vững, tuyển dụng năng suất, đầy đủ và công việc tốt cho tất cả mọi người |
5.2 Tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp mới trên 100.000 cư dân 5.3 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) 5.4 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động được sử dụng trong các ngành/lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và phát triển 6.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ 6.3 Số lượng bằng cấp đại học về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trên mỗi 100 000 cư dân 13.4 Tỷ lệ ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các chương trình chỉ định để kết nối phân chia kỹ thuật số |
Mục tiêu 9: thiết lập hạ tầng có khả năng phục hồi, thúc đẩy công nghiệp hóa đa ngành và bền vững và đẩy mạnh sáng tạo |
5.3 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) 5.4 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động được sử dụng trong các ngành/lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và phát triển 6.3 Số lượng bằng cấp đại học về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trên mỗi 100 000 cư dân 7.5 Khả năng trữ của lưới năng lượng của đô thị trên tổng lượng tiêu thụ năng lượng của đô thị 10.4 Thời gian dừng hoạt động trung bình của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đô thị 13.4 Tỷ lệ ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các chương trình chỉ định để kết nối phân chia kỹ thuật số 18.1 Tỷ lệ phần trăm của dân cư đô thị truy cập băng rộng tốc độ thích hợp 18.2 Tỷ lệ phần trăm của (diện tích) khu vực của đô thị thuộc vùng trắng/điểm chết/không được phủ kết nối viễn thông 18.3 Tỷ lệ phần trăm diện tích của đô thị có kết nối internet công cộng 19.1 Tỷ lệ phần trăm của các phố và đường phố được phủ bởi các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến theo thời gian thực 19.5 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng được trang bị hệ thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực 19.8 Tỷ lệ phần trăm của các bãi đỗ xe công cộng được trang bị các hệ thống khả dụng theo thời gian thực 19.9 Tỷ lệ phần trăm của các đèn giao thông thông minh 19.12 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng có kết nối Internet được cung cấp và/ hoặc được quản lý bởi đô thị cho hành khách 19.13 Tỷ lệ phần trăm đường phố phù hợp với hệ thống lái xe tự hành 22.5 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới đường ống nước thải được giám sát bởi hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực 23.1 Tỷ lệ phần trăm nước uống được theo dõi bởi trạm theo dõi chất lượng nước theo thời gian thực 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân 23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh |
Mục tiêu 10: Giảm tính không đồng đều giữa các quốc gia |
13.2 Tỷ lệ phần trăm của ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp thiết bị, khí cụ trợ giúp di chuyển và công nghệ hỗ trợ cho các công dân có khuyết tật 13.4 Tỷ lệ ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp các chương trình chỉ định để kết nối phân chia kỹ thuật số |
Mục tiêu 11: Làm cho các đô thị và những nơi định cư của mọi người sung túc, an toàn, mau hồi phục và bền vững |
7.10 Số trạm sạc xe điện trên số xe điện đã đăng ký 8.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà được xây dựng hoặc cải tạo trong vòng 5 năm gần đây phù hợp với các nguyên tắc xây dựng xanh 8.2 Số lượng các trạm giám sát chất lượng không khí từ xa theo thời gian thực trên kilomet vuông (km2) 8.3 Tỷ lệ phần trăm các tòa nhà công cộng trang bị theo dõi chất lượng không khí trong nhà 10.2 Tỷ lệ phần trăm của các dịch vụ đô thị có thể truy cập trực tuyến 11.3 Tỷ lệ phần trăm của cư dân của đô thị đã đăng ký với hệ thống cảnh báo công cộng theo thời gian thực về tư vấn chất lượng không khí và nước 12.1 Tỷ lệ phần trăm của các hộ có đồng hồ đo năng lượng thông minh 12.2 Tỷ lệ phần trăm của các hộ gia đình có đồng hồ nước thông minh 13.1 Tỷ lệ phần trăm của các tòa nhà công cộng mà người khuyết tật có thể tiếp cận được 13.2 Tỷ lệ phần trăm của ngân sách đô thị được phân bổ để cung cấp thiết bị, khí cụ trợ giúp di chuyển và công nghệ hỗ trợ cho các công dân có khuyết tật 13.3 Tỷ lệ phần trăm của các lối đi qua đường được đánh dấu dành cho người đi bộ mà được trang bị các tín hiệu tiếp cận 14.1 Tỷ lệ phần trăm của các dịch vụ vui chơi giải trí công cộng có thể được đặt trực tuyến 15.1 Tỷ lệ phần trăm của (diện tích) khu vực đô thị được lắp camera giám sát kỹ thuật số 17.1 Số lượng đặt chỗ trực tuyến cho các cơ sở văn hóa trên 100000 dân số 17.2 Tỷ lệ phần trăm hồ sơ văn hóa đô thị đã được số hóa 17.3 Số lượng đầu sách điện tử và sách thư viện công cộng trên 100.000 dân số 17.4 Tỷ lệ phần trăm dân số đô thị là người sử dụng thư viện công cộng đang hoạt động 16.1 Tỷ lệ phần trăm các trung tâm thu gom rác thải (thùng chứa) được trang bị từ xa 16.2 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có thu gom rác tận nơi với phương tiện trắc viễn/đo từ xa cá nhân về lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình 16.3 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải trong đô thị mà được sử dụng để tạo ra năng lượng 16.4 Tỷ lệ phần trăm tổng rác thải nhựa được tái chế trong đô thị 16.5 Tỷ lệ thùng rác công cộng là thùng rác công cộng có cảm biến 16.6 Tỷ lệ phần trăm điện và chất thải điện tử của đô thị được tái chế 17.1 Số lượng đặt chỗ trực tuyến cho các cơ sở văn hóa trên 100000 dân số 17.2 Tỷ lệ phần trăm hồ sơ văn hóa đô thị đã được số hóa 17.3 Số lượng đầu sách điện tử và sách thư viện công cộng trên 100.000 dân số 17.4 Tỷ lệ phần trăm dân số đô thị là người sử dụng thư viện công cộng đang hoạt động 19.1 Tỷ lệ phần trăm của các phố và đường phố được phủ bởi các cảnh báo và thông tin giao thông trực tuyến theo thời gian thực 18.3 Tỷ lệ phần trăm diện tích của đô thị có kết nối internet công cộng 19.4 Số lượng xe đạp sẵn dùng thông qua dịch vụ chia sẻ xe đạp cho mỗi 100000 cư dân 19.5 Tỷ lệ phần trăm các tuyến giao thông công cộng được trang bị hệ thống có thể truy cập công khai theo thời gian thực 19.6 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới vận tải công cộng của đô thị được phủ bởi hệ thống thanh toán thống nhất 19.9 Tỷ lệ phần trăm của các đèn giao thông thông minh 19.10 Khu vực của đô thị được lập bản đồ theo các bản đồ đường phố tương tác theo thời gian thực là tỷ lệ phần trăm của tổng diện tích đất đai của đô thị 19.13 Tỷ lệ phần trăm đường phố phù hợp với hệ thống lái xe tự hành 19.14 Tỷ lệ phần trăm xe buýt đô thị điều khiển bằng động cơ điện 20.1 Tỷ lệ phần trăm hàng năm của ngân sách đô thị chi cho các sáng kiến nông nghiệp của đô thị 21.4 Tỷ lệ phần trăm của cư dân thành thị sống ở mật độ dân số từ trung bình đến cao 21.1 Số lượng công dân hàng năm tham gia vào quá trình lập kế hoạch trên 100 000 cư dân |
Mục tiêu 12: đảm bảo các kiểu mẫu sản xuất và tiêu thụ bền vững |
7.1 Tỷ lệ năng lượng điện và nhiệt được sản xuất từ xử lý nước thải, chất thải rắn và xử lý chất thải lỏng khác và các nguồn nhiệt thải khác, như là một phần của tổng danh mục năng lượng của đô thị trong một năm nhất định 7.2 Năng lượng điện và nhiệt (GJ) được sản xuất từ xử lý nước thải bình quân đầu người mỗi năm 7.3 Điện năng và nhiệt năng (GJ) được sản xuất từ xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng khác bình quân đầu người mỗi năm 7.9 Tỷ lệ phần trăm tòa nhà trong đô thị sử dụng đồng hồ đo năng lượng thông minh 7.10 Số trạm sạc xe điện trên số xe điện đã đăng ký 16.1 Tỷ lệ phần trăm các trung tâm thu gom rác thải (thùng chứa) được trang bị từ xa 16.2 Tỷ lệ phần trăm của dân cư của đô thị có thu gom rác tận nơi với phương tiện trắc viễn/đo từ xa cá nhân về lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình 16.3 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải trong đô thị mà được sử dụng để tạo ra năng lượng 16.4 Tỷ lệ phần trăm tổng rác thải nhựa được tái chế trong đô thị 16.5 Tỷ lệ thùng rác công cộng là thùng rác công cộng có cảm biến 16.6 Tỷ lệ phần trăm điện và chất thải điện tử của đô thị được tái chế 19.3 Tỷ lệ phần trăm của các xe đã đăng ký trong đô thị là phương tiện có mức phát thải thấp 20.1 Tỷ lệ phần trăm hàng năm của ngân sách đô thị chi cho các sáng kiến nông nghiệp của đô thị 20.2 Tổng lượng rác thải thực phẩm đô thị được thu gom hàng năm chuyển đến cơ sở chế biến để ủ phân theo đầu người (tính theo tấn) 22.1 Tỷ lệ phần trăm của nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng 22.2 Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng (tấn chất khô) 22.3 Năng lượng phát sinh từ nước thải theo tỷ lệ phần trăm của tổng mức tiêu thụ năng lượng của đô thị 22.4 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nước thải trong đô thị được sử dụng để tạo ra năng lượng |
Mục tiêu 13: Thực hiện hành động cấp thiết để cố gắng làm giảm biến đổi khí hậu và những hệ quả của nó |
7.4 Tỷ lệ phần trăm của điện năng đô thị được sản xuất bằng cách sử dụng hệ thống sản xuất điện năng phân tán 16.3 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng chất thải trong đô thị mà được sử dụng để tạo ra năng lượng 22.1 Tỷ lệ phần trăm của nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng 22.2 Tỷ lệ phần trăm của bùn được tái sử dụng (tấn chất khô) 22.3 Năng lượng phát sinh từ nước thải theo tỷ lệ phần trăm của tổng mức tiêu thụ năng lượng của đô thị 22.4 Tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nước thải trong đô thị được sử dụng để tạo ra năng lượng 23.3 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới phân phối nước đô thị được giám sát bởi một hệ thống nước thông minh |
Mục tiêu 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đại dương, biển đối với việc phát triển bền vững |
16.4 Tỷ lệ phần trăm tổng rác thải nhựa được tái chế trong đô thị 22.5 Tỷ lệ phần trăm của mạng lưới đường ống nước thải được giám sát bởi hệ thống cảm biến theo dõi dữ liệu thời gian thực 23.2 Số lượng trạm giám sát chất lượng môi trường nước dựa theo thời gian thực trên 100.000 cư dân |
Mục tiêu 15: Bảo vệ, giữ gìn và xúc tiến việc sử dụng các hệ sinh thái vùng lãnh thổ, quản lý một cách bền vững rừng, cố gắng làm giảm sự hoang mạc hóa và dừng sự thoái hóa đất đai và ngừng sự thiệt hại về đa dạng sinh học |
21.4 Tỷ lệ phần trăm của cư dân thành thị sống ở mật độ dân số từ trung bình đến cao |
Mục tiêu 16: Đẩy mạnh xã hội hòa bình cho mục đích phát triển bền vững, cung cấp việc tiếp cận công lý đối với tất cả mọi người và xây dựng các viện nghiên cứu hiệu quả, có trách nhiệm tại mọi cấp độ. |
5.1 Tỷ lệ hợp đồng dịch vụ cung cấp dịch vụ của đô thị có chính sách dữ liệu mở 9.1 Lượng thuế hàng năm được thu từ nền kinh tế chia sẻ dưới dạng tỷ lệ phần trăm của tổng số thuế đã thu 9.2 Tỷ lệ phần trăm của các thanh toán cho đô thị được thanh toán bằng điện tử dựa trên hóa đơn điện tử 10.1 Số lượt truy cập trực tuyến hàng năm vào cổng dữ liệu mở của đô thị trên 100.000 dân cư 10.2 Tỷ lệ phần trăm của các dịch vụ đô thị có thể truy cập trực tuyến 10.3 Thời gian phản hồi trung bình cho các yêu cầu liên quan được thực hiện thông qua hệ thống yêu cầu không khẩn cấp của đô thị (ngày) 21.1 Số lượng công dân hàng năm tham gia vào quá trình lập kế hoạch trên 100 000 cư dân 21.2 Tỷ lệ phần trăm giấy phép xây dựng được nhận thông qua hệ thống đệ trình điện tử 21.3 Thời gian trung bình để phê duyệt giấy phép xây dựng (ngày) |
Mục tiêu 17: Tăng cường phương tiện thực thi và tái sinh sự cộng tác toàn cầu cho phát triển bền vững |
|
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN ISO 37106:2018, Đô thị và cộng đồng bền vững - Hướng dẫn thiết lập mô hình hoạt động của đô thị thông minh cho cộng đồng bền vững
[2] TCVN 37151:2018, Cơ sở hạ tầng cộng đồng thông minh - Nguyên tắc và yêu cầu đối với chuẩn đo kết quả hoạt động
[3] ISO 156867:2017, Buildings and constructed assets - Service life planning - Part 7: Performance evaluation for feedback of service life data from practice
[4] International Solid Waste Association https://www.iswa.org/
[5] Germany’s Smart City Charter
https://www.bbsr.bund.de/BBSR/DE/Veroeffentlichungen/Sonderveroeffentlichungen/2017/smart-citychartadeengdl.pdf?_blob=publicationFile&v=3
[6] United Nations Statistics Division (UNSD). (2008). International Standard Industrial Classification of All Economic Activities (ISIC), Rev. 4. https://unstats.un.org/unsd/publication/seriesm/seriesm_4rev4e.pdf
[7] International Telecommunication Union. (2018). ICT Application. https://www.itu.int/en/ITUD/ICTApplications/Pages/default.aspx
[8] Organisation for Economic Coorperation and Development (OECD). (2002). Annex 1. The OECD definition of the ICT sector, http://www.oecd.org/internet/ieconomy/2771153.pdf
[9] United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO). (2017). What is meant by "cultural heritage"? http://www.unesco.org/new/en/culture/themes/illicit-trafficking ofcultural-property/unescodatabaseofnationalculturalheritage-laws/frequently-asked-questions/definitionoftheculturalheritage/
[10] United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO). (1994). UNESCO Public Library Manifesto. https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000112122
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Các chỉ số đối với đô thị
5 Văn hóa
6 Kinh tế
7 Giáo dục
8 Năng lượng
9 Môi trường và Biến đổi khí hậu
10 Tài chính
11 Quản trị
12 Sức khỏe
13 Nhà ở
14 Dân cư và điều kiện xã hội
15 Giải trí
16 An toàn
17 Chất thải rắn
18 Viễn thông
19 Vận tải
20 Nông nghiệp đô thị/địa phương và an ninh lương thực
21 Quy hoạch đô thị
22 Nước thải
23 Nước
24 Báo cáo và lưu hồ sơ
Phụ lục A (Tham khảo) Ánh xạ các chỉ số của TCVN ISO 37122 đối với các vấn đề và mục đích của TCVN 37101
Phụ lục B (Tham khảo) Ánh xạ các chỉ số của TCVN ISO 37122 đối với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (2015)
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.