THÔNG TIN ĐỊA LÍ - QUY TẮC LƯỢC ĐỒ ỨNG DỤNG
Geographic
information - Rules for application schema
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tính tương thích
3. Tài liệu viện dẫn
4. Thuật ngữ và định nghĩa
5. Diễn giải và cụm từ viết tắt
5.1 Diễn giải
5.2 Cụm từ viết tắt
6. Phạm vi
6.1 Mục đích của lược đồ ứng dụng
6.2 Các quy tắc lược đồ ứng dụng
6.3 Lược đồ ứng dụng sử dụng trong trao đổi dữ liệu
7. Nguyên tắc định nghĩa đối tượng địa lý
7.1 Đối tượng địa lý
7.2 Đối tượng địa lý và lược đồ ứng dụng
7.3 Mô hình đối tượng chung
7.4 Thuộc tính kiểu đối tượng địa lý
7.5 Mối quan hệ giữa các kiểu đối tượng địa lý
7.5.1 Giới thiệu
7.6 Hoạt động của kiểu đối tượng địa lý
7.7 Ràng buộc
8. Quy tắc lược đồ ứng dụng
8.1 Quá trình mô hình hóa ứng dụng
8.2 Các lược đồ ứng dụng
8.3 Quy tắc lược đồ ứng dụng trong UML
8.4 Hồ sơ miền của các lược đồ chuẩn trong UML
8.5 Quy tắc về việc sử dụng lược đồ siêu dữ liệu
8.5.1 Giới thiệu
8.6 Quy tắc thời gian
8.7 Quy tắc không gian
8.8 Quy tắc lập danh mục
8.9 Tham chiếu không gian sử dụng định danh địa lý
Phụ lục A_(Quy định) Bộ kiểm tra nhanh
A.1 Kiểu dữ liệu trong một lược đồ ứng dụng
A.2 Định nghĩa đối tượng
A.3 Tạo lược đồ ứng dụng trong UML
Phụ lục B_(Quy định) Tiếp cận mô hình và mô hình đối tượng chung
B.1 Kiến trúc 4 lớp
B.2 Thuật ngữ “đối tượng”
B.3 Nhân hạt mô hình đối tượng chung
Phụ lục C (Tham khảo) Lược đồ ứng dụng trong EXPRESS
C.1 Giới thiệu
C.2 Nhận dạng và tài liệu hướng dẫn của một lược đồ ứng dụng trong EXPRESS
C.3 Tích hợp các lược đồ ứng dụng và những lược đồ tiêu chuẩn
C.4 Quy tắc cho lược đồ ứng dụng thể hiện trong EXPRESS
Phụ lục D (Tham khảo) Ví dụ lược đồ ứng dụng
D.1 Mạng tiện ích
D.2 Đơn vị hành chính
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lời nói đầu
TCVN ISO 19109:2018 hoàn toàn tương đương ISO 19109:2005.
TCVN ISO 19109:2018 do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Mỗi mô tả về thực thể tự nhiên bao giờ cũng mang tính trừu tượng, thường chỉ là mô tả một trong số mặt có thể thấy được và phụ thuộc vào lĩnh vực áp dụng.
Sự phát triển về công nghệ phần mềm và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã dẫn đến việc cơ sở dữ liệu địa lý được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Với công nghệ hiện nay có thể đáp ứng được nhiều lĩnh vực mà xã hội có nhu cầu sử dụng dữ liệu địa lý. Cơ sở dữ liệu địa lý hiện nay không ngừng được chia sẻ và trao đổi. Chúng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và không giới hạn bởi mục đích đặt ra lúc xây dựng dữ liệu.
Để đảm bảo cả máy tính và người dùng đều hiểu được dữ liệu thì cấu trúc dữ liệu và thông tin trao đổi dữ liệu cần phải được tài liệu hóa. Quá trình trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau cần được định nghĩa thông qua việc sử dụng các phương pháp được chuẩn hóa thông qua tiêu chuẩn này. Người ta có thể sử dụng bất cứ phương pháp nào để xây dựng phần mềm nội bộ hay hệ thống lưu trữ dữ liệu riêng miễn giao dịch tiêu chuẩn được đáp ứng
Lược đồ ứng dụng cung cấp mô tả về cấu trúc và nội dung của dữ liệu theo yêu cầu của một hoặc nhiều ứng dụng. Lược đồ ứng dụng mô tả về dữ liệu địa lý và dữ liệu liên quan. Khái niệm cơ bản của dữ liệu địa lý là đối tượng địa lý.
THÔNG TIN ĐỊA LÝ - QUY TẮC LƯỢC ĐỒ ỨNG DỤNG
Geographic information - Rules for application schema
Tiêu chuẩn này định nghĩa về quy tắc tạo và tài liệu hóa các lược đồ ứng dụng, bao gồm các nguyên tắc định nghĩa đối tượng địa lý.
Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này bao gồm các nội dung sau:
- Mô hình khái niệm về đối tượng địa lý và thuộc tính của nó từ tự nhiên;
- Định nghĩa các lược đồ ứng dụng;
- Sử dụng ngôn ngữ lược đồ khái niệm cho lược đồ ứng dụng;
- Chuyển đổi các khái niệm từ mô hình khái niệm thành các kiểu dữ liệu trong mô hình ứng dụng;
- Tích hợp lược đồ tiêu chuẩn từ những tiêu chuẩn thông tin địa lý ISO khác cùng lược đồ ứng dụng.
Những nội dung ngoài phạm vi:
- Lựa chọn một ngôn ngữ lược đồ khái niệm cụ thể cho lược đồ ứng dụng;
- Định nghĩa về một lược đồ ứng dụng;
- Trình bày các kiểu đối tượng và các thuộc tính trong danh mục đối tượng;
- Trình bày siêu dữ liệu;
- Quy tắc ánh xạ một lược đồ ứng dụng với lược đồ ứng dụng khác
- Triển khai lược đồ ứng dụng trong môi trường máy tính.
- Thiết kế hệ thống phần cứng và phần mềm máy tính.
- Xây dựng phần mềm.
Một lược đồ ứng dụng có sự tương thích đối với tiêu chuẩn này sẽ thỏa mãn các yêu cầu được mô tả trong Bộ kiểm tra rút gọn trong Phụ lục A.
Những tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO/TS 19103, Thông tin địa lý - Ngôn ngữ lược đồ khái niệm
ISO 19107:2003, Thông tin địa lý - Lược đồ không gian
ISO 19108:2002, Thông tin địa lý - Lược đồ thời gian
ISO 19112:2003, Thông tin địa lý - Tham chiếu không gian bằng định danh địa lý
ISO 19113:2002, Thông tin địa lý - Nguyên tắc chất lượng
ISO 19115:2003, Thông tin địa lý - Siêu dữ liệu
ISO/IEC 19501, công nghệ thông tin- Chuẩn phân phân phối mở - Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (UML) phiên bản 1.4.2.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa như sau:
4.1 Ứng dụng:
Thao tác và xử lý dữ liệu hỗ trợ yêu cầu của người sử dụng [ISO 19101].
4.2 Lược đồ ứng dụng:
Lược đồ khái niệm về cấu trúc dữ liệu địa lý cho một hoặc nhiều mục đích ứng dụng [ISO 19101].
4.3 Đối tượng phức hợp:
Đối tượng chứa các đối tượng khác.
4.4 Mô hình khái niệm:
Mô hình định nghĩa các khái niệm trong thực tiễn [ISO 19101].
4.5 Lược đồ khái niệm:
Mô tả chính thức của một mô hình khái niệm [ISO 19101].
4.6 Tập dữ liệu:
Tập hợp dữ liệu có thể định danh [ISO 19115].
4.7 Miền giá trị:
Bộ dữ liệu được xác định rõ ràng [ISO 19107]
CHÚ THÍCH: Xác định rõ ràng có nghĩa là việc định nghĩa đúng và đủ sao cho mọi yếu tố thỏa mãn định nghĩa sẽ nằm trong miền và mọi yếu tố không thỏa mãn định nghĩa thì sẽ nằm ngoài miền.
4.8 Đối tượng địa lý:
Trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng trong thế giới thực.
CHÚ THÍCH: Một đối tượng địa lý có thể là một kiểu đối tượng hoặc một đối tượng cụ thể. Kiểu đối tượng địa lý hoặc đối tượng địa lý được sử dụng chỉ khi có một nghĩa.
[ISO 19101]
4.9 Liên kết đối tượng:
là mối quan hệ để liên kết các thể hiện của một kiểu đối tượng địa lý với các thể hiện của cùng kiểu hoặc một kiểu đối tượng địa lý khác [ISO 19110].
4.10 Thuộc tính đối tượng:
Đặc tính của đối tượng địa lý.
CHÚ THÍCH 1: Một thuộc tính đối tượng địa lý có thể xuất hiện như một kiểu hoặc một thể hiện. Kiểu thuộc tính đối tượng hoặc thể hiện thuộc tính đối tượng được sử dụng chỉ khi có một nghĩa.
CHÚ THÍCH 2: Kiểu thuộc tính đối tượng có tên, có kiểu dữ liệu và miền giá trị. Thuộc tính của một thực thể có giá trị thuộc tính thu được theo miền của nó. [Phù hợp với ISO 19110].
4.11 Thao tác đối tượng:
Những hoạt động mà các đối tượng có thể thực hiện.
VÍ DỤ 1: Một hoạt động của đối tượng liên quan đến kiểu đối tượng “dam” là nói về việc xây đập nước. Kết quả của hoạt động này là nâng độ cao của đập nước và mực nước trong hồ chứa.
VÍ DỤ 2: Một hoạt động của đối tượng liên quan đến đối tượng “dam” chắc chắn là giới hạn tàu thủy chỉ được đi theo dòng nước [phù hợp với ISO 19110].
4.12 Dữ liệu địa lý: Dữ liệu có tham chiếu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới một vị trí tương đối với Trái đất.
CHÚ THÍCH: Thông tin địa lý cũng được sử dụng như một thuật ngữ cho thông tin liên quan đến hiện tượng có liên kết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến vị trí tương đối với Trái Đất.
4.13 Siêu dữ liệu: Dữ liệu mô tả về dữ liệu [ISO 19115].
4.14 Mô hình: Mô hình hóa của một thực thể trên thế giới thực.
4.15 Trình bày: Trình bày thông tin dưới dạng đồ họa [ISO 19117].
4.16 Chất lượng: Toàn bộ đặc tính của sản phẩm liên quan đến khả năng thỏa mãn các nhu cầu được công bố và các yêu cầu ngầm định của dữ liệu địa lý [ISO 19101].
4.17 Vũ trụ luận: Quan niệm về thế giới thực hay thế giới giả thuyết bao gồm tất cả mọi thứ liên quan [ISO 19101].
5. Diễn giải và cụm từ viết tắt
5.1 Diễn giải
Tiêu chuẩn này mô tả cách tạo ra lược đồ ứng dụng tích hợp lược đồ khái niệm được định nghĩa trong ISO 19100 của tiêu chuẩn quốc tế về thông tin địa lý. Cùng với việc khởi tạo quy tắc tạo các lược đồ ứng dụng, tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn thông qua các ví dụ. Tiêu chuẩn này chấp thuận theo quy ước sau đây về mục tiêu thể hiện:
a) Các quy tắc
Tất cả các quy tắc mang tính quy định, được mô tả như sau:
Quy tắc:
1)
2)
b) Các bảng:
Các bảng không tham chiếu đến các quy tắc là có tính quy định.
c) Các lược đồ khái niệm:
Các lược đồ khái niệm trong phần quy định của tiêu chuẩn này được thể hiện trong UML theo đúng ISO/TS 19103. Biểu đồ UML được thể hiện tuân thủ ISO/IEC 19501.
5.2 Cụm từ viết tắt
CLS: Ngôn ngữ lược đồ khái niệm
GFM: Mô hình đối tượng địa lý chung
OCL: Ngôn ngữ ràng buộc đối tượng
UML: Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất.
6.1 Mục đích của lược đồ ứng dụng
Lược đồ ứng dụng là lược đồ khái niệm mô tả các yêu cầu về dữ liệu bởi một hoặc nhiều ứng dụng. Lược đồ ứng dụng định nghĩa:
- Cấu trúc và nội dung dữ liệu
- Đặc tả các hoạt động tương tác và xử lý dữ liệu của một ứng dụng
- Cung cấp mô tả dữ liệu đọc được bằng máy tính trong đó định nghĩa cấu trúc dữ liệu có thể áp dụng tự động trong quản lý dữ liệu.
Mục đích của lược đồ ứng dụng gồm 2 phần đó là để đạt được việc nhận thức về dữ liệu một cách phổ biến và chính xác thông qua việc tài liệu hóa nội dung dữ liệu của lĩnh vực ứng dụng. Bằng cách ấy có thể tái hiện một cách rõ ràng thông tin từ dữ liệu.
6.2 Các quy tắc lược đồ ứng dụng
Tiêu chuẩn này không chuẩn hóa lược đồ ứng dụng mà chỉ định nghĩa các quy tắc tạo lược đồ ứng dụng theo cách phù hợp (bao gồm cả việc định nghĩa đối tượng) để làm thuận lợi cho việc thu nhận, xử lý, phân tích, đánh giá, trình bày và chuyển đổi dữ liệu địa lý giữa người sử dụng, giữa các hệ thống và các địa phương. Quy tắc trong tiêu chuẩn này là trong trường hợp truyền hoặc trao đổi dữ liệu quy tắc được sử dụng bởi người cung cấp dữ liệu và người sử dụng dữ liệu địa lý để:
- Xây dựng lược đồ ứng dụng cho việc trao đổi dữ liệu;
- Giải thích ngữ nghĩa của dữ liệu chuyển giao cho người sử dụng bao gồm thông tin về cấu trúc và nội dung dữ liệu
- Xác định sự chuyển đổi cần thiết giữa 2 tập dữ liệu.
Các quy tắc trong tiêu chuẩn này giúp người sử dụng nắm được yêu cầu dữ liệu tương tự trong việc tạo ra lược đồ ứng dụng phổ biến cho việc trao đổi giữa ứng dụng và dữ liệu. Điều này cũng bao gồm cả sự thỏa thuận về các yếu tố trong thương thuyết. Chi tiết tại mục 6.3
Việc ánh xạ giữa các lược đồ ứng dụng là rất khó khăn thậm chí là không thể nếu hai lược đồ quá khác biệt. Để việc ánh xạ được thuận lợi thì lược đồ ứng dụng được sử dụng trong hệ thống phải được thiết kế tương thích với các yêu cầu cho việc trao đổi dữ liệu. Các quy tắc có thể được dùng để xây dựng lược đồ ứng dụng của một hệ thống cho dù các lược đồ đó không nằm trong phạm vi của tiêu chuẩn này.
Việc tạo ra lược đồ ứng dụng là một quá trình. Nội dung của lược đồ ứng dụng cần phải được lập tương thích với quan điểm về thực thể trong thế giới thực. Lược đồ ứng dụng được hình thành dưới dạng kiểu đối tượng và thuộc tính của nó. Mục 7 sẽ có các nguyên tắc định nghĩa đối tượng.
Lược đồ ứng dụng định nghĩa cấu trúc và nội dung dữ liệu. Lược đồ ứng dụng được diễn giải trong ngôn ngữ lược đồ khái niệm (CLS). Phần 7 là mô hình được biểu thị bằng ngôn ngữ UML trong đó định nghĩa những khái niệm để mô tả các kiểu đối tượng địa lý. Định nghĩa kiểu đối tượng được mô tả trong danh mục đối tượng. Các định nghĩa đó có thể sử dụng trong mộ lược đồ ứng dụng. Các tiêu chuẩn khác trong ISO 19100 định nghĩa những modul có thể sử dụng lược đồ khái niệm tích hợp trong một lược đồ ứng dụng.
Phần 8 đưa ra các quy tắc tích hợp các modul thiết kế trước vào mô hình khái niệm trong UML.
CHÚ THÍCH: ISO 19118 định nghĩa lược đồ mã hóa dữ liệu địa lý.
6.3 Lược đồ ứng dụng sử dụng trong trao đổi dữ liệu.
6.3.1 Giới thiệu
Việc trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin có thể thực hiện theo 2 cách:
- Theo mô hình truyền dữ liệu truyền thống, người cấp dữ liệu tạo tập dữ liệu truyền cho người sử dụng.
Cấu trúc và nội dung dữ liệu được mô tả trong lược đồ ứng dụng của tập dữ liệu. Tập dữ liệu được gửi trong khuôn dạng truyền.
- Theo mô hình trao đổi dữ liệu, người sử dụng giao tiếp với các ứng dụng cung cấp dữ liệu thông qua cổng giao thức truyền thông chung. Trong trường hợp này người sử dụng yêu cầu các dịch vụ và nhận kết quả thông qua các dịch vụ cung cấp dữ liệu. Lược đồ ứng dụng mô tả cả cấu trúc nội dung dữ liệu được trao đổi và cấu trúc của giao diện liên quan đến giao dịch chuyển đổi.
Có sự khác biệt mang tính nền tảng giữa truyền dữ liệu và giao dịch dữ liệu. Trong việc truyền dữ liệu, tập dữ liệu được định nghĩa trước trong lược đồ ứng dụng. Phạm vi không gian và quy tắc chứa đối tượng mẫu cũng được định nghĩa trước. Người sử dụng yêu cầu và nhận được bản sao của tập dữ liệu (hoặc có thể nhận được một cách tự động thông qua thỏa thuận phân phối dài hạn tập dữ liệu). Trong giao dịch dữ liệu, người yêu cầu đầu tiên đưa ra tiêu chuẩn như phạm vi không gian và đối tượng mẫu kèm theo quy tắc về dữ liệu từ kho dữ liệu của người sản xuất. Dữ liệu phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được chiết tách từ kho dữ liệu và cấp cho người sử dụng.
CHÚ THÍCH: Sự phù hợp về quy tắc trong tiêu chuẩn này không bảo đảm rằng dữ liệu phù hợp với lược đồ ứng dụng bất kỳ có thể chuyển đổi được nguyên nghĩa phù hợp với lược đồ ứng dụng bất kỳ khác. Tốt nhất là cho phép người sử dụng xác định yếu tố nào là phổ biến với 2 lược đồ và yếu tố nào bị biến đổi từ lược đồ này đến lược đồ kia cũng như yếu tố nào không bị biến đổi. Việc hoàn thiện tương tác chỉ có thể xẩy ra khi người sử dụng và người cấp có được lược đồ ứng dụng rõ ràng.
6.3.2 Trao đổi dữ liệu theo phương thức truyền dữ liệu.
Hình 1 mô tả mô hình truyền dữ liệu truyền thống giữa người sử dụng và người cấp. Cấu trúc và nội dung dữ liệu được người cấp truyền và người sử dụng nhận được mô tả trong lược đồ ứng dụng. Để có thể truyền dữ liệu, có 3 điều kiện phải được thỏa mãn.
Thứ nhất: Người cấp và người sử dụng cần phải thống nhất việc tạo lược đồ ứng dụng để trao đổi dữ liệu phù hợp với tiêu chuẩn này. Để thuận tiện cho việc truyền dữ liệu, lược đồ ứng dụng này cần phải được phát triển từ việc sử dụng lược đồ ứng dụng của người cấp và người sử dụng dữ liệu.
Hình 1 - Chuyển đổi dữ liệu trong truyền dữ liệu
Thực hiện ánh xạ thứ nhất từ nội dung từ lược đồ ứng dụng người cấp đến lược đồ ứng dụng truyền dữ liệu và thực hiện ánh xạ thứ hai từ lược đồ ứng dụng đến lược đồ ứng dụng của người dùng.
Thứ hai: Người cấp phải có khả năng chuyển đổi dữ liệu được định nghĩa tuân thủ theo lược đồ ứng dụng cung cấp sang tập dữ liệu truyền được định nghĩa tuân thủ theo lược đồ ứng dụng trao đổi dữ liệu.
Thứ ba: Người sử dụng phải chuyển đổi được tập dữ liệu đã truyền, được định nghĩa tuân thủ theo lược đồ ứng dụng của nó sang lược đồ ứng dụng tuân thủ theo lược đồ ứng dụng của người sử dụng.
6.3.3 Trao đổi dữ liệu theo phương thức giao dịch
Hình 2 thể hiện việc trao đổi dữ liệu theo phương thức giao dịch được mô tả trong mô hình thao tác chung. Người sử dụng tạo yêu cầu về dữ liệu sẽ nhận được từ người cấp. Người cấp đáp ứng và gửi tập dữ liệu theo yêu cầu. Cả hai việc yêu cầu và tạo tập dữ liệu được định nghĩa tuân thủ theo lược đồ ứng dụng chung. Người cấp chịu trách nhiệm về việc biến đổi dữ liệu trong hệ thống A sang tập dữ liệu trao đổi. Sau khi nhận, người sử dụng chịu trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu trao đổi thành dữ liệu trong hệ thống B. Dữ liệu trao đổi theo phương thức giao dịch được cấp bởi dịch vụ thông tin địa lý, đã được định nghĩa trong ISO 19119. Đặc biệt, dịch vụ truy nhập đối tượng được định nghĩa trong phần Mô hình địa lý/dịch vụ quản lý thông tin.
CHÚ THÍCH: Các dòng không gián đoạn hiển thị luồng dữ liệu. Các dòng gián đoạn biểu thị vai trò của lược đồ ứng dụng trên trao đổi dữ liệu.
Hình 2 - Trao đổi dữ liệu theo phương thức giao dịch
7. Nguyên tắc định nghĩa đối tượng địa lý
Đơn vị nền tảng của thông tin địa lý là đối tượng địa lý (Fearture). ISO 19110 cung cấp khung tiêu chuẩn cho việc tổ chức và báo cáo về phân loại đối tượng, đồng thời đưa ra các thảo luận rộng rãi về nhiều mặt của đối tượng địa lý.
Tiêu chuẩn này đưa ra quy tắc cho việc tạo lược đồ ứng dụng trong đó có nguyên tắc định nghĩa đối tượng địa lý. Thuật ngữ đối tượng địa lý được dùng trong nhiều hoàn cảnh, được định nghĩa tuân thủ theo cấu trúc 4 lớp. Phụ lục B mô tả việc sử dụng thuật ngữ đối tượng trong cấu trúc 4 lớp.
Tiêu chuẩn này định rõ bốn khía cạnh của việc xác định các đối tượng: các định nghĩa hoặc mô tả được sử dụng để nhóm chúng thành các kiểu, các thuộc tính liên quan với mỗi kiểu, các mối quan hệ giữa các kiểu và xử lý của các đối tượng địa lý.
VÍ DỤ: “Cầu tháp” là sự trừu tượng hóa của một cây cầu thực tế nào đó tại London. Thuật ngữ “cầu” là sự trừu tượng hóa của đối tượng thu nhận được của tất cả các hiện tượng trong thực tế, được hiểu theo khái niệm là “cầu”. Sau đó trong các tài liệu, các thuật ngữ “kiểu đối tượng và “đối tượng cụ thể” được sử dụng để phân biệt khái niệm về “đối tượng địa lý” mô tả toàn bộ những thứ thu nhận được từ các khái niệm mô tả một trường hợp cụ thể.
Hình 3 mô tả các mức độ trừu tượng nhất về định nghĩa và cấu trúc dữ liệu địa lý. Việc phân loại các sự vật hiện tượng trên thế giới thực thành các đối tượng địa lý phụ thuộc vào ý nghĩa của chúng đối với một ngữ cảnh thế giới thực cụ thể.
Hình 3 - Quá trình xử lý thông tin từ thế giới thực thành dữ liệu
7.2 Đối tượng địa lý và lược đồ ứng dụng
Tiêu chuẩn này hỗ trợ việc định nghĩa đối tượng địa lý dựa theo sự thể hiện của nó trong cấu trúc dữ liệu được định nghĩa bởi lược đồ ứng dụng.
Hình 4 thể hiện quá trình cấu trúc hóa dữ liệu từ tự nhiên vào trong tập dữ liệu. Định nghĩa kiểu đối tượng địa lý và thuộc tính của nó như một sự ứng dụng thực tế, có được từ một ngữ cảnh của thế giới thực. Danh mục đối tượng địa lý là mô tả bằng văn bản kiểu đối tượng địa lý.
Lược đồ ứng dụng mô tả cấu trúc logic của dữ liệu và có thể định nghĩa các hoạt động có thể thực hiện trên hoặc cùng với dữ liệu. Một Lược đồ ứng dụng là một cấu trúc logic của dữ liệu và có thể định nghĩa các thao tác có thể có trên hoặc cùng với dữ liệu. Một lược đồ ứng dụng có ý nghĩa về tổ chức dữ liệu hơn là về vật lý. Việc phát triển lược đồ ứng dụng có thể sử dụng các định nghĩa đối tượng địa lý từ danh mục đối tượng địa lý đã có. Điều này làm giảm chi phí thu nhận dữ liệu, cho phép người phát triển sử dụng dữ liệu sẵn có, đơn giản hóa quá trình phát triển lược đồ ứng dụng.
Lược đồ ứng dụng phải chỉ rõ trong ngôn ngữ lược đồ khái niệm. Mỗi ngôn ngữ lược đồ khái niệm có các thuật ngữ và khái niệm riêng. Khi tạo lược đồ ứng dụng, khái niệm mô hình đối tượng tổng quát (GFM; xem phần 7.3) là ánh xạ tới các khái niệm trong ngôn ngữ lược đồ khái niệm. Đối với ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (UML), các quy tắc này được mô tả trong 8.3.
CHÚ THÍCH: Phụ lục C là một ví dụ quy tắc biểu thị khái niệm GFM ở dạng khái niệm khái niệm trong ISO 10303- 11.
Hình 4 - Việc hình thành dữ liệu từ thế giới tự nhiên
7.3.1 Giới thiệu
Phần này đề cập và mô tả các khái niệm được sử dụng để định nghĩa đối tượng địa lý và các khái niệm liên quan. Việc mô tả được trình bày trong mô hình khái niệm, còn được gọi là Mô hình đối tượng tổng quát GFM)
Phụ lục B cung cấp các thông tin liên quan đến mục đích và thiết kế GFM
CHÚ THÍCH: Phần lõi của GFM nêu trong phụ lục B.3
Khái niệm GFM được sử dụng trong cấu trúc danh mục đối tượng được mô tả trong ISO 19110, ISO 19117 cũng sử dụng những khái niệm này để mô tả về trình bày thông tin địa lý. Khái niệm GFM được sử dụng để xây dựng danh mục các dịch vụ xử lý dữ liệu địa lý phân loại trong ISO 19119.
Phần 7.4 đến 7.7 mô tả các khía cạnh khác nhau về thuộc tính đối tượng địa lý. Phần 7.4 mô tả về thuộc tính 7.5 mô tả về quan hệ. Phần 7.6 mô tả về hoạt động và phần 7.7 mô tả về các ràng buộc.
7.3.2 mục đích của GFM: GFM là mô hình khái niệm được sử dụng để phân loại các thực thể của thế giới thực. Mô hình này thể hiện dạng ngôn ngữ lược đồ khái niệm (CSL) dưới dạng biểu đồ lớp UML, nhưng cũng có thể ở dạng CSL bất kỳ. UML có mô hình khái niệm của nó.
Do mô hình khái niệm của cả GFM và UML đều nói về việc phân loại nên khái niệm gần giống nhau. Có một sự khác biệt lớn, đó là: khái niệm trong GFM tạo ra cơ sở cho việc phân loại đối tượng địa lý trong khi đó mô hình khái niệm UML cung cấp cơ sở cho việc phân loại đối với bất kỳ đối tượng nào. Những gì mà cần phân loại thì gọi là đối tượng địa lý: mối liên hệ giữa các kiểu đối tượng địa lý là kiểu liên quan đối tượng địa lý và kế thừa. Kiểu đối tượng địa lý có các thuộc tính, thao tác và quan hệ. Các khái niệm này được thể hiện như siêu lớp UML trong GFM. GFM là mô hình khái niệm của kiểu đối tượng.
Kiểu đối tượng có thể được ghi trong danh mục đối tượng. GFM có thể sử dụng như mô hình khái niệm của cấu trúc danh mục đối tượng địa lý, nhưng danh mục đối tượng địa lý có khái niệm khác nữa về kiểu đối tượng địa lý. Mô hình danh mục đối tượng địa lý (FCM) theo đó nhận biết khái niệm GFM và cũng bổ sung một số khái niệm (xem ISO 19110).
Ví dụ về một số khái niệm mới đó là: danh sách thuộc tính đối tượng của mỗi kiểu đối tượng địa lý, ký hiệu tên kiểu đối tượng địa lý và mã tên đối tượng địa lý. Các khái niệm bổ sung này không mâu thuẫn với các khái niệm trong GFM. Lược đồ ứng dụng phải được thể hiện trong CSL. Lược đồ ứng dụng phải mô tả cấu trúc nội dung của tập dữ liệu về tự nhiên. GFM chỉ rõ các yêu cầu về phân loại đối tượng địa lý nhưng không ở dạng CSL.
Điều này có nghĩa là cần phải sử dụng CSL hiện có để định nghĩa lược đồ ứng dụng. Trong các Tiêu chuẩn ISO 19100 của tiêu chuẩn quốc tế, UML được sử dụng. Do muốn tích hợp lược đồ chuẩn từ Tiêu chuẩn ISO 19100 vào lược đồ ứng dụng nên đã tạo thuận lợi cho việc thể hiện lược đồ ứng dụng trong UML. Trong tiêu chuẩn này đã định nghĩa các quy tắc cơ bản cho việc xây dựng khái niệm GFM vào ngôn ngữ UML. Điều này có thể được thực hiện cho CSL khác; trong Phụ lục B có ví dụ về thể hiện từ GFM vào ISO 10303-11 EXPRESS.
GFM địa nghĩa cấu trúc để phân loại đối tượng địa lý cần ghi nhớ khi xây dựng lược đồ ứng dụng trong UML. Tuy nhiên việc ánh xạ giữa GFM tới UML là một ánh xạ một chiều; không có khả năng ánh xạ ngược lại. Ví dụ: lược đồ ứng dụng có các lớp UML. Một số lớp là kiểu đối tượng địa lý GFM và một số là các kiểu dữ liệu cho các thuộc tính đối tượng địa lý; GFM không định nghĩa các giá trị thuộc tính đối tượng địa lý cụ thể. Điều đó là không cần thiết GFM chỉ chỉ ra cấu trúc và nội dung của đối tượng địa lý.
Kết luận ở đây là GFM là mô hình khái niệm để định nghĩa đối tượng địa lý cũng được sử dụng để định nghĩa cấu trúc của danh mục đối tượng địa lý. Lựa chọn CLS (ví dụ mô hình khái niệm UML như đã bị hạn chế theo ISO 19103) là mô hình khái niệm cho một lược đồ ứng dụng. Như đa số lược đồ ứng dụng dùng để biểu diễn dữ liệu địa lý, cấu trúc của GFM cần được ghi nhớ trong quá trình xây dựng lược đồ ứng dụng
7.3.3 Cấu trúc chính GFM
Hình 5 thể hiện khái niệm được sử dụng để định nghĩa kiểu đối tượng địa lý. Hình 5 là trích từ mô hình tổng thể. Phần B.3 cung cấp hình B.2 về các khái niệm về GFM và mối liên hệ giữa chúng.
Bên cạnh tên và mô tả, kiểu đối tượng được định nghĩa theo đặc tính như:
- Thuộc tính đối tượng;
- Quan hệ đối tượng;
- Các hành vi được định nghĩa của kiểu đối tượng.
Các khái niệm bổ sung là:
- Liên kết đối tượng giữa kiểu đối tượng với chính nó hoặc kiểu đối tượng khác;
- Các quan hệ tổng quát hóa và chi tiết hóa đối với các kiểu đối tượng địa lý khác;
- Các ràng buộc trên kiểu đối tượng địa lý.
Hình 5 - Trích xuất từ mô hình đối tượng địa lý chung
CHÚ THÍCH: Hình 8 thể hiện mối quan hệ bổ sung từ GF_Operation đến GF_AttibuteType và GF_AssociationType
7.3.4 GF_FeatureType
Đối tượng địa lý là sự trừu tượng hóa thực thể tự nhiên. GF_FeatureType là siêu lớp được thể hiện bằng các lớp mỗi lớp thể hiện một kiểu đối tượng địa lý cụ thể một kiểu đối tượng nhất định là một lớp chứa tất cả các thể hiện của kiểu đối tượng địa lý đó. Các thể hiện của lớp mô tả một kiểu đối tượng địa lý cụ thể là các thể hiện đối tượng.
CHÚ THÍCH 1: Kiểu đối tượng tương đương với lớp và các thể hiện đối tượng là tương đương với các đối tượng trong mô hình hướng đối tượng.
CHÚ THÍCH 2: Phụ lục B cung cấp bảng về sử dụng khái niệm đối tượng địa lý (Feature).
- TypeName
Tên của kiểu đối tượng địa lý. Tên phải là duy nhất trong lược đồ ứng dụng. TypeName là tùy chọn phụ cho GF_AssociationType.
- LocalName
Định danh nằm trong không gian tên của đối tượng hiện thời. Các kiểu được định nghĩa trong ISO/TS 19103, LocalName là kiểu con của GenericName là thành phần của NameSpace. LocalName có thể là vật thể mục tiêu của GenericName hoặc chỉ thị đến NameSpace khác (với một GenericName mới), một bước gần hơn đến mục tiêu của định danh.
CHÚ THÍCH 1: GF_Operalion chỉ áp dụng trong mô hình tương tác, không áp dụng với mô hình truyền dữ liệu như mô tả trong 6.3.1.
CHÚ THÍCH 2: Ví dụ về GF_Operation có 3 loại: Hoạt động quan sát, hoạt động biến đổi, hoạt động tạo hàm số. Hoạt động quan sát cho giá trị hiện thời của thuộc tính; Hoạt động biến đổi bao gồm các hoạt động làm thay đổi các giá trị này. Một hoạt động biến đổi tạo ra một thể hiện của một lớp mà nó định nghĩa. Ví dụ: một hoạt động quan sát có thể được dùng để tìm chiều cao của đập. Nâng cao đập là một hoạt động biến đổi làm thay đổi độ cao của đập và đồng thời làm ảnh hưởng đến thuộc tính của dòng chảy và hồ chứa liên quan đến đập. Giá trị có thể thu được hoặc ảnh hưởng tới đối tượng khác nếu có sự liên kết giữa các kiểu đối tượng tạo ra.
- signature: Mô tả về tên, tham số và giá trị trả về của một hoạt động.
CHÚ THÍCH 3: Trong UML signature được mô tả trong dạng operation_name (input_parameter1, input_parameter2,...); output_value_type, ví dụ; has_height(): real.
7.3.9 GF_AssociationType
GF_AssociationType là siêu lớp dùng mô tả quan hệ giữa các kiểu đối tượng (cũng có nêu trong 7.5). Một quan hệ đối tượng có thể có các thuộc tính. Điều này được cho phép vì GF_AssociationType là một kiểu con của GF_FeatureType.
- definition: định nghĩa và mô tả kiểu đối tượng địa lý.
- isAbstract:
Thuộc tính toán tử logic (đúng/sai). Nếu là đúng, kiểu đối tượng hoạt động như một kiểu con trừu tượng.
- includes: Vai trò liên kết chỉ ra rằng một thực thể của đối tượng liên kết có thể bao gồm một số thể hiện bất kỳ kiểu đối tượng địa lý.
7.3.5 GF_PropertyType
GF_PropertyType là siêu lớp của lớp bất kỳ của kiểu đối tượng địa lý mô tả các thuộc tính của đối tượng địa lý, hoạt động của đối tượng địa lý và quan hệ mà đối tượng chứa trong đó. GF_PropertyType là kiểu con của GF_Operation, GF_AtributeType và GF_AssociationRole.
- memeberName
Tên của hoạt động, thuộc tính hoặc vai trò. Chỉ có tên của vai trò là tùy chọn.
- carrierOfCharacteristics
Vai trò quan hệ carrierOfCharacteristics xác định bất kỳ thao tác, thuộc tính, quan hệ của một đối tượng địa lý.
7.3.6 GF_AtributeType
GF_AtributeType là một siêu lớp định nghĩa thuộc tính của kiểu đối tượng địa lý (xem 7.4)
- valuetype: Kiểu dữ liệu của giá trị thuộc tính.
CHÚ THÍCH: ISO/TS 19103 định nghĩa kiểu dữ liệu có thể sử dụng cho valueType của thuộc tính đối tượng.
VÍ DỤ 1: Interger, character String hoặc GM_Object.
- TypeName: Định danh nằm trong không gian tên cho đối tượng hiện thời. Trong các kiểu cơ sở được định nghĩa trong ISO/TS 19103, TypeName là kiểu con của LocalName (Xem trong 7.3.4).
domainValues: Là mô tả tập các giá trị.
VÍ DỤ 2 số dương, từ 3 đến 7, GM_Object và các kiểu con của nó như đã được định nghĩa trong ISO19107.
- cardinality: Số lượng các thể hiện của thuộc tính có thể kết hợp với một thể hiện của kiểu đối tượng địa lý.
- Multiplicity: Xác định về khoảng của các yếu tố được phép trong một tập hợp giả định. Kiểu dữ liệu này được định nghĩa trong ISO/TS 19103.
7.3.7 GF_AssociationRole
GF_AssociationRole là siêu lớp của các lớp của vai trò mà là một phần của GF_AssociationType (xem trong 7.3.9)
CHÚ THÍCH: GF_AssociationRole chỉ thị vai trò của kiểu đối tượng địa lý thông qua liên kết. Ví dụ về GF_AssociationRole có vai trò của kiểu đối tượng địa lý cũng có thể được xem như một phần của kiểu đối tượng địa lý.
- Role
Các quy tắc liên kết xác định vai trò liên kết với một GF_AssociationType.
- roleName
Tên của vai trò liên kết GF_AssociationType.
7.3.8 GF_Operation
GF_Operation là siêu lớp để mô tả hoạt động của kiểu đối tượng địa lý (xem thêm trong 7.6).
CHÚ THÍCH 1: GF_Operation chỉ áp dụng trong mô hình tương tác, không áp dụng với mô hình truyền dữ liệu như mô tả trong 6.3.1.
CHÚ THÍCH 2: ví dụ về GF_Operation có 3 loại: Hoạt động quan sát, hoạt động biến đổi, hoạt động tạo hàm số. Hoạt động quan sát cho giá trị hiện thời của thuộc tính; Hoạt động biến đổi bao gồm các hoạt động làm thay đổi các giá trị này. Một hoạt động biến đổi tạo ra một thể hiện của một lớp mà nó định nghĩa. Ví dụ: một hoạt động quan sát có thể được dùng để tìm chiều cao của đập. Nâng cao đập là một hoạt động biến đổi làm thay đổi độ cao của đập và đồng thời làm ảnh hưởng đến thuộc tính của dòng chảy và hồ chứa liên quan đến đập. Giá trị có thể thu được hoặc ảnh hưởng tới đối tượng khác nếu có sự liên kết giữa các kiểu đối tượng tạo ra.
- signature: Mô tả về tên, tham số và giá trị trả về của một hoạt động.
CHÚ THÍCH 3: Trong UML signature được mô tả trong dạng operation_name (input_parameter1, input_parameter2,...); output_value_type, ví dụ; has_height(): real.
7.3.9 GF_AssociationType
GF_AssociationType là siêu lớp dùng mô tả quan hệ giữa các kiểu đối tượng (cũng có nêu trong 7.5). Một quan hệ đối tượng có thể có các thuộc tính. Điều này được cho phép vì GF_AssociationType là một kiểu con của GF_FeatureType.
CHÚ THÍCH: GF_AssociationType được chia thành các lớp con dưới kiểu GF_Feature vì nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất: do quan điểm, một thể hiện quan hệ giữa các thể hiện đối tượng thỏa mãn yêu cầu định nghĩa về đối tượng địa lý như một sự “trừu tượng hóa hiện tượng tự nhiên”. Trong trường hợp một thể hiện của kiểu quan hệ, “hiện tượng tự nhiên” là sự tương tác của 2 đối tượng. Thứ 2: theo quan điểm thực dụng, do quan hệ thỏa mãn các kiểm tra của đối tượng địa lý, nó cũng đáp ứng các yêu cầu thực dụng. Quan hệ thường có các thuộc tính không gian, như tương tác vị trí của đối tượng. Quan hệ có thể có thêm các thuộc tính khác để mô tả sự tương tác, như trong không gian 2D, giao cắt đường bộ - đường sắt cần phải phân ra loại “đường vượt”, “đường chui”, “đường sắt vượt”, “đường sắt chui” hoặc “giao cắt cùng độ cao”, và có thể cần có thêm thuộc tính khác như “khoảng tĩnh không”. Trong nhiều trường hợp, hạ tầng cơ sở tại vị trí giao cắt được xử lý tự nhiên như một đối tượng thuộc bản thân nó như “lan can cầu”. Thêm nữa về thuộc tính đối tượng cơ bản, một thực thể liên kết cũng có thể mang theo thông tin lịch sử. Một cách thực dụng, thể hiện quan hệ chứa các thuộc tính giống như thể hiện đối tượng và kế thừa ngữ nghĩa và mã để có thể đơn giản hóa phần mềm thông tin địa lý.
- linkBetween
Vai trò quan hệ linkBetween chỉ GF_AssociationType sẽ là sự liên kết từ một thể hiện của một kiểu đối tượng đến thể hiện khác của kiểu đối tượng đó.
7.3.10 GF_InheritanceRelation
GF_InheritanceRelation là lớp có liên hệ kế thừa giữa một kiểu đối tượng tổng quát hơn: (kiểu cha: supertype) và một kiểu đối tượng cụ thể (kiểu con).
Bất kỳ thể hiện nào của kiểu đối tượng cụ thể cũng là một thể hiện của kiểu đối tượng cơ sở.
VÍ DỤ: Kiểu đối tượng “cầu: bridge” có thể thuộc cả lớp cơ sở “transportation feature” của đối tượng đường bộ và lớp cơ sở “mối nguy hiểm: hazards” của đối tượng lưu thông. Một thực thể đặc biệt của “bridge” cũng là thực thể của của “transportation feature” và “hazards”.
Mỗi một trường hợp đặc biệt biểu thị một mục đích. Một kiểu đối tượng có thể hoạt động như là một kiểu lớn hơn (supertype) trong một số quan hệ kế thừa, mỗi trường hợp có một mục đích riêng.
- name: tên của sự tổng quát hóa hoặc sự cụ thể hóa, mang tính tùy chọn.
- description: mô tả sự tổng quát hóa hoặc sự chi tiết hóa.
- unicquelnstance:
Unicquelnstance là một biến logic, theo đó giá trị TRUE có nghĩa là thể hiện của kiểu đối tượng cha không phải là thể hiện của hơn một kiểu con khác. FALSE có nghĩa là thể hiện của kiểu cha có thể là thể hiện của nhiều hơn một kiểu con
- Generalization
Quan hệ tổng quát hóa xác định kiểu đối tượng địa lý có vai trò là kiểu tra trong một quan hệ kế thừa với kiểu đối tượng địa lý khác.
- Specialization
Quan hệ chi tiết hóa xác định một kiểu đối tượng địa lý có vai trò là kiểu con trong quan hệ kế thừa với một kiểu đối tượng địa lý khác.
- supertype
Vai trò là kiểu đối tượng cơ sở lớn hơn của một vai trò khác hoặc kiểu đối tượng khác
7.3.11 GF_Constraint
GF_Constraint là lớp ràng buộc mà có thể kết hợp với kiểu đối tượng và các tính chất của kiểu đối tượng (cũng có thể hiện trong 7.7).
- description
Sự ràng buộc được mô tả trong ngôn ngữ tự nhiên và/hoặc trong chú dẫn.
- constrainedBy
Vai trò chỉ việc ràng buộc được thực hiện trong GF_FeaturType hoặc chỉ rõ trong GF_Properties trong khoảng kiểu đối tượng.
7.4 Thuộc tính kiểu đối tượng địa lý
7.4.1 Giới thiệu
Phần này mô tả chi tiết hơn vai trò của thuộc tính đối tượng. Một kiểu thuộc tính (GF_AttributeType) có một tên (memberName), một mô tả (definition), một kiểu, một miền giá trị và số thể hiện có thể của thuộc tính đó.
Thuộc tính chứa toàn thể thông tin thống kê của đối tượng. Thông tin bao gồm cả thuộc tính không gian thuộc tính phi không gian.
Trong loạt chuẩn ISO 19100 một số kiểu đối tượng là sự chú ý đặc biệt. Những kiểu này được thể hiện trong hình 6 như một kiểu con của GF_AttributeType. Thuộc tính cung cấp giao diện với tiêu chuẩn quốc tế ISO 19100 cùng loại bởi nó sử dụng lược đồ của tiêu chuẩn. Kiểu thuộc tính sẽ sử dụng định nghĩa kiểu giá trị từ các lược đồ này và miền giá trị dựa theo lược đồ này.
Ví dụ: một kiểu thuộc tính không gian (GF_SpatialAttributeType) sẽ nhận được kiểu giá trị và miền giá trị theo định nghĩa của GF_Object hoặc TP_Object được mô tả trong ISO 19107.
7.4.2 attributeOfAttribute
Quan hệ attributeOfAttribute là liên kết một thuộc tính đến một thuộc tính khác để mô tả một vài tính chất của thuộc tính thứ nhất.
VÍ DỤ: một thuộc tính mang vị trí của một đối tượng có thể chứa thuộc tính khác mang độ chính xác vị trí (giá trị dữ liệu GF_QualityAttributeType) của vị trí này.
Hình 6 - Các thuộc tính của các kiểu đối tượng địa lý
7.4.3 GF_SpatialAttributeType
GF_SpatialAttributeType thể hiện cho một thuộc tính không gian, mà sẽ được sử dụng để thể hiện đặc trưng không gian của một kiểu đối tượng địa lý. Một loại thuộc tính không gian sẽ có một GM.Object hoặc một TP_Object như kiểu giá trị. Các cấu trúc của GM_Object và TP_Object được định nghĩa trong lược đồ không gian, được mô tả trong ISO 19107.
7.4.4 GF_TemporalAttributeType
GF_TemporalAttribuleType thể hiện cho một thuộc tính thời gian, mà sẽ được sử dụng như một đặc tính tham khảo thời gian của đối tượng địa lý. Một loại thuộc tính thời gian sẽ có một TM_Object như kiểu giá trị. Cấu trúc của TM_Object được định nghĩa trong lược đồ thời gian, được mô tả trong ISO 19108.
7.4.5 GF_QualityAttributeType
GF_QualityAttributeType thể hiện cho thuộc tính mang thông tin chất lượng. Những thuộc tính này sẽ được sử dụng khi một thông tin chất lượng của đối tượng địa lý hay tính chất của nó được bao gồm như là dữ liệu trong tập dữ liệu. Thuộc tính chất lượng có kiểu giá trị của nó theo định nghĩa trong DQ_Element định nghĩa trong ISO 19115.
7.4.6 GF_LocationAttributeType
GF_LocationAttributeType thể hiện cho thuộc tính đó mang theo một tham chiếu không gian của một đối tượng địa lý theo định danh địa lý.
VÍ DỤ: Một khu vực bưu chính có thể được xác định bởi một mã số, nhưng vị trí của nó có thể được tìm thấy trong một địa.
Những kiểu thuộc tính có kiểu giá trị riêng được xác định bởi SI_Locationlnstance, được định nghĩa trong ISO 19112.
7.4.7 GF_MetadataAttributeType
GF_MetadataAttributeType thể hiện cho thuộc tính mang thông tin siêu dữ liệu khi thông tin đó là bao gồm như là dữ liệu trong một tập dữ liệu. Những kiểu thuộc tính này sẽ sử dụng các lớp yếu tố siêu dữ liệu, được định nghĩa trong Metadata Schema (ISO 19115) như các loại giá trị của chúng.
7.4.8 GF_ThematicAttributeType
GF_ThematicAttributeType thể hiện cho các thuộc tính mang theo bất cứ đặc điểm mô tả nào khác của một đối tượng trừ loại quy định trong 7.4.3 đến 7.4.7. Các kiểu giá trị và miền giá trị thông thường sẽ được xác định bởi các người dùng hoặc bằng lĩnh vực ứng dụng. Cả hai kiểu dữ liệu cơ sở (xem ISO/TS 19103) và người dùng định nghĩa đều có thể được sử dụng.
CHÚ THÍCH: Thông tin về các thuộc tính chuyên đề có thể được tìm thấy trong danh mục đối tượng.
7.5 Mối quan hệ giữa các kiểu đối tượng địa lý
7.5.1 Giới thiệu
Mục này mô tả mối quan hệ giữa các kiểu đối tượng địa lý chi tiết hơn. Hình 7 cho thấy các mối quan hệ được phân loại như sau:
- Tổng quát hóa/ chi tiết hóa của các kiểu đối tượng; và
- Liên kết giữa các kiểu đối tượng.
CHÚ THÍCH: Quan hệ liên kết là một loại quan hệ có thể tồn tại giữa cả hai kiểu đối tượng địa lý và các thể hiện của các kiểu đối tượng địa lý. Các mối quan hệ tổng quát hóa/chi tiết hóa chỉ xảy ra giữa các kiểu đối tượng.
7.5.2 GF_InheritanceRelation
Các GF_InheritanceRelation thể hiện cho chi tiết hóa và tổng quát hóa tạo ra những kiểu con, kiểu cha của các kiểu đối tượng địa lý. Những mối quan hệ này chỉ tồn tại giữa các kiểu đối tượng địa lý, không phải giữa các thể hiện. Một thuộc tính điển hình và rõ ràng của loại quan hệ này là một kiểu con sẽ kế thừa tất cả các đặc tính của kiểu cha của nó.
VÍ DỤ: Một mối quan hệ tổng quát hóa / chi tiết hóa giữa các kiểu đối tượng “lake” và “water body” nói rằng một thể hiện của kiểu “lake” cũng là một thể hiện của kiểu “water body”; có hai kiểu nhưng chỉ một thể hiện tham gia vào mối quan hệ.
7.5.3 GF_AssociationType
GF_AssociationType thể hiện cho tất cả các loại liên kết khác giữa các kiểu đối tượng địa lý. Những mối quan hệ sẽ xuất hiện cả hai như là các kiểu liên kết khi chúng được định nghĩa như là các thể hiện trong tập dữ liệu GF_AssociationType.
được mô phỏng như một kiểu con của GF_FeatureType. Theo đó, định nghĩa của các kiểu đối tượng trong GFM, một kiểu liên kết có thể được đặc trưng bởi các đặc tính riêng của mình, ví dụ như có thuộc tính riêng.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.