TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
SỬA ĐỔI 1:2024 TCVN II:2012
BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THUỐC
Set of national standards for medicines
Lời nói đầu
SỬA ĐỔI 1:2024 TCVN II:2012 do Hội đồng Dược điển Việt Nam biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
SỬA ĐỔI 1:2024 TCVN II:2012 sửa đổi 2 tiêu chuẩn trong bộ TCVN II:2012 sau:
1. Tinh dầu gừng
2. Tinh dầu nghệ
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc là văn bản kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá và kiểm nghiệm chất lượng thuốc.
SỬA ĐỔI 1:2024 TCVN II:2012 thay thế các chỉ tiêu không phù hợp, cập nhật các phương pháp mới để tăng độ chính xác cho phương pháp dựa trên sự sửa đổi và cập nhật của các dược điển các nước trên thế giới và yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc ở Việt Nam.
Danh pháp, thuật ngữ trong Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc được viết theo quy định của Hội đồng Dược điển Việt Nam, Bộ Y tế. Các thuật ngữ dược phẩm được viết dựa trên nguyên tắc việt hoá tên chung quốc tế Latin (DCI Latin) một cách hợp lý nhằm giữ các ký tự cho sát với thuật ngữ quốc tế. Tên hợp chất hữu cơ được viết theo danh pháp do Hiệp hội quốc tế hoá học thuần tuý và ứng dụng (I.U.P.A.C) quy định. Trong một số trường hợp cá biệt, các thuật ngữ tiếng Việt đã quen dùng đối với một số nguyên tố, hoá chất hay tên dược liệu vẫn tiếp tục sử dụng.
BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THUỐC
Set of national standards for medicines
1 Phạm vi áp dụng
Bộ tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bảo quản và các yêu cầu có liên quan đến chất lượng đối với dược liệu.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi bổ sung (nếu có).
TCVN I-1:2017, Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc - Phần 1: Phương pháp kiểm nghiệm thuốc; gồm quy định và các phụ lục như sau:
Quy định chung
Phụ lục 2: Từ phụ lục 2.1 đến phụ lục 2.5;
Phụ lục 3: Từ phụ lục 3.1 đến phụ lục 3.5;
Phụ lục 4.1;
Phụ lục 5: Từ phụ lục 5.1 đến phụ lục 5.4;
Phụ lục 6.1, 6.4 và 6.5;
Phụ lục 9.6 đến phụ lục 9.8;
Phụ lục 12: Từ phụ lục 12.1 đến phụ lục 12.20;
Phụ lục 13.6;
Phụ lục 18.
TCVN VI:2017, Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc - Phần 1. Phương pháp kiểm nghiệm thuốc và chuyên mục: phụ lục 12.24.
3 Chữ viết tắt
Tên hóa chất, thuốc thử in nghiêng kèm theo các chữ viết tắt sau đây trong ngoặc đơn biểu thị thuốc thử đó phải đạt yêu cầu quy định tại Phụ lục 2.
Chữ viết tắt |
Ý nghĩa |
CĐ |
Chuẩn độ |
TT |
Thuốc thử |
TT1, TT2, TT3,... |
Thuốc thử 1, thuốc thử 2, thuốc thử 3,... |
tt/tt |
Thể tích/thể tích |
DƯỢC LIỆU
TINH DẦU GỪNG
Aetheroleum Zingiberis
Tinh dầu thu được từ thân rễ cây Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ Gừng (Zingiberaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
Tính chất
Chất lỏng trong, màu vàng nhạt đến vàng, mùi thơm gừng đặc trưng, vị hơi cay nóng, dễ tan trong ether, cloroform, tan trong ethanol 96 %.
Tỷ trọng tương đối
Ở 20 °C: Từ 0,865 đến 0,885 (Phụ lục 6.5).
Chỉ số khúc xạ
Ở 20 °C: Từ 1,484 đến 1,494 (Phụ lục 6.1).
Góc quay cực riêng
Ở 20 °C: Từ -48° đến -15° (Phụ lục 6.4).
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: n-Hexan - ether (3 : 7).
Dung dịch thử: Dung dịch tinh dầu 1 % trong cloroform (TT).
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch tinh dầu gừng (mẫu chuẩn) 1 % trong cloroform (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho tới khi dung môi đi được khoảng 10 cm. Lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch vanilin 1 % trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở nhiệt độ 105 °C trong 5 min. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết chính cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Cắn sau khi bay hơi
Không quá 220 g/l (Phụ lục 12.8).
Bảo quản
Đóng đầy, đựng trong chai nút kín, để nơi khô mát, tránh ánh sáng.
TINH DẦU NGHỆ
Aetheroleum Curcumae
Tinh dầu thu được từ thân rễ cây Nghệ (Curcuma longa L.), họ Gừng (Zingiberaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
Tính chất
Chất lỏng trong, màu vàng nhạt đến vàng cam, mùi nghệ đặc trưng, dễ tan trong ether, cloroform, ethyl acetat, aceton, methanol, ethanol.
Tỷ trọng tương đối
Ở 20 °C: Từ 0,925 đến 0,935 (Phụ lục 6.5).
Chỉ số khúc xạ
Ở 20 °C: Từ 1,485 đến 1,525 (Phụ lục 6.1).
Góc quay cực riêng
Ở 20 °C: Từ -53° đến -17° (Phụ lục 6.4).
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung dịch thử: Dung dịch tinh dầu 1 % trong cloroform (TT).
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch tinh dầu Nghệ (mẫu chuẩn) 1 % trong cloroform (TT).
Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat (97 : 3).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl mỗi dung dịch trên thành vạch dài 3 mm. Triển khai sắc ký cho tới khi dung môi đi được khoảng 10 cm. Lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng và phun dung dịch vanilin - acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở nhiệt độ 105 °C trong 5 min. Quan sát dưới ánh sáng thường, sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết chính cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Cắn sau khi bay hơi
Không quá 350 g/l (Phụ lục 12.8).
Bảo quản
Đóng đầy, đựng trong chai nút kín, để nơi khô mát, tránh ánh sáng.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Chữ viết tắt
Dược liệu
Tinh dầu gừng
Tinh dầu nghệ
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.