MÀNG ĐỊA KỸ THUẬT POLYETYLEN KHỐI LƯỢNG RIÊNG LỚN (HDPE) - YÊU CẦU KỸ THUẬT
High density polyethylene (HDPE) geomembranes - Specifications
Lời nói đầu
TCVN 9748:2014 được xây dựng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn GRI GM13 Standard specification for Test methods, test properties and testing frequency for High density polyethylene (HDPE) smooth and textured geomembrane. Revision 10: April 11, 2011 (Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật về phương pháp thử, tính chất và tần suất thử cho màng địa kỹ thuật HDPE loại trơn và loại sần. Phiên bản 10: ngày 11 tháng 4 năm 2011).
TCVN 9748:2014 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÀNG ĐỊA KỸ THUẬT POLYETYLEN KHỐI LƯỢNG RIÊNG LỚN (HDPE) - YÊU CẦU KỸ THUẬT
High density polyethylene (HDPE) geomembranes - Specifications
Tiêu chuẩn này qui định cho màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) loại trơn và loại sần.
Các tài liệu sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1597-1:2006 (ISO 34-1:2004), Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ bền xé rách- Phần 1: Mẫu thử dạng quần, góc và cong lưỡi liềm.
TCVN 6039-2:2008 (ISO 1183-2:2004), Chất dẻo - Xác định khối lượng riêng của chất dẻo không xốp-Phần 2 Phương pháp cột gradien khối lượng.
TCVN 8220:2009, Vải địa kỹ thuật - Phương pháp xác định độ dày danh định.
TCVN 9749.2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp xác định độ dày của màng loại sần.
TCVN 9750:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp xác định chiều cao sần.
TCVN 9751:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp xác định các thuộc tính chịu kéo.
TCVN 9752:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp xác định độ bền chọc thủng.
TCVN 9753:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp xác định hàm lượng muội.
TCVN 9754:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE)- Phương pháp xác định thời gian cảm ứng oxy hóa bằng phương pháp đo nhiệt lượng quét vi sai ở điều kiện chuẩn.
TCVN 9755:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp xác định thời gian cảm ứng oxy hóa bằng phương pháp đo nhiệt lượng quét vi sai ở áp suất cao.
TCVN 9756:2014, Màng địa kỹ thuật polyetyten khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp xác định độ bền lão hóa nhiệt.
TCVN 9757:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp xác định độ bền nứt ứng suất.
TCVN 9758:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp xác định độ phân tán muội.
TCVN 9759:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) - Phương pháp xác định độ bền với tia tử ngoại.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Vải địa kỹ thuật (Geotextile)
Loại vải được sản xuất từ polyme tổng hợp, khổ rộng, dạng dệt, dạng không dệt hoặc dạng phức hợp có các chức năng gia cố, phân cách, bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Vải địa kỹ thuật được sử dụng cùng với các vật liệu khác như: đất, đá, bê tông... trong xây dựng công trình.
3.2
Màng địa kỹ thuật (Geomembranes)
Sản phẩm polyme tổng hợp ở dạng cuộn hoặc tấm, có hệ số thấm rất thấp (K= 10-12 cm/s ÷ 10-16 cm/s), được sử dụng để chống thấm cho công trình.
3.3
Lưới địa kỹ thuật (Geonet)
Loại lưới được chế tạo từ các polyme tổng hợp như: polypropylen (PP), polyetylen (PE) và polyetylen-terephtalat (PET) dưới dạng tấm phẳng có lỗ hình vuông, hình chữ nhật hoặc oval. Kích thước lỗ thay đổi tùy theo loại lưới có tác dụng cài chặt với sỏi, đá, đất,... sử dụng trong gia cố cơ bản, ổn định nền, chống xói lở.
3.4
Độ dày danh định (Nominal thickness)
Khoảng cách nhỏ nhất tính bằng milimet (mm) giữa hai bề mặt đối diện nhau (bề mặt trên với bề mặt dưới) của vật liệu dưới tác dụng của lực ép xác định trong thời gian quy định.
3.5
Điểm chảy (Yield point hoặc yield strength)
Điểm được xác định trên đường cong Ứng suất - Biến dạng, mà tại đó kết thúc quá trình biến dạng đàn hồi và bắt đầu xảy ra quá trình biến dạng dẻo.
3.6
Thời gian cảm ứng oxy hóa (Oxidative induction time (OIT))
Khoảng thời gian từ khi vật liệu bắt đầu tiếp xúc với chất oxy hóa cho đến khi vật liệu bắt đầu bị oxy hóa trong điều kiện đẳng nhiệt.
3.7
Mẻ mẫu (Samples)
Tổ hợp các mẫu được lấy ra từ cùng một lô hoặc một đợt sản xuất theo quy trình lấy mẫu.
3.8
Mẫu thử (Specimen)
Mẫu được lấy ra từ một mẻ mẫu sử dụng để thử nghiệm các chỉ tiêu nhất định.
Dựa vào ngoại quan bề mặt, màng địa kỹ thuật HDPE được phân thành hai loại sau:
- Loại trơn: là màng có cả hai bề mặt đều nhẵn phẳng.
- Loại sần: là màng có một hoặc cả hai bề mặt sần.
5 Nguyên liệu chế tạo màng địa kỹ thuật HDPE
Nhựa được sử dụng để chế tạo màng địa kỹ thuật phải là loại nhựa HDPE nguyên sinh. Có thể sử dụng thêm nhựa tái sinh cùng loại với hàm lượng không quá 10 % khối lượng.
6.1 Ngoại quan
- Bề mặt của màng địa kỹ thuật HDPE loại trơn phải mịn, không có các khuyết tật như vết rách, vết vá, lỗ thủng hoặc các khuyết tật khác làm ảnh hưởng đến tính chất của của màng.
- Bề mặt của màng địa kỹ thuật HDPE loại sần phải có độ sần đồng đều nhau. Bề mặt của màng không có các khuyết tật như vết rách, vết vá, lỗ thủng hoặc các khuyết tật khác làm ảnh hưởng đến tính chất của của màng.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.