NHÀ Ở LẮP GHÉP TẤM LỚN - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC LẮP GHÉP
Residential building from precast reinforced concrete large panel - Construction, check and acceptance
Lời nói đầu
TCVN 9376:2012 được chuyển đổi từ 20 TCN 147:1986 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9376:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NHÀ Ở LẮP GHÉP TẤM LỚN - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC LẮP GHÉP
Residential building from precast reinforced concrete large panel - Construction, check and acceptance
Tiêu chuẩn này áp dụng cho giai đoạn thi công và nghiệm thu công tác lắp ghép nhà ở tấm lớn không khung có chiều cao đến 9 tầng.
Các loại cấu kiện lắp ghép tấm lớn được sản xuất trong nhà máy hoặc trên sân bãi công trường đều áp dụng tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH:
1. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng khi thi công và nghiệm thu công tác lắp ghép các nhà ở công cộng và các loại nhà khác lắp ghép bằng tấm lớn không khung với chiều cao đến 9 tầng có kết cấu giống như các nhà ở.
2. Các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn của các nhà ở lắp ghép tấm lớn dùng bê tông nặng, cấu tạo một lớp được sản xuất trong nhà máy hoặc trên sân bãi công trường phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo qui định của thiết kế.
3. Từ 3.1 đến 9.5.4 của bản tiêu chuẩn này, thuật ngữ "Nhà ở lắp ghép tấm lớn không khung" còn được gọi là "Nhà ở lắp ghép tấm lớn”.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5308:1991, Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu
3.1. Công nghệ lắp ghép nhà ở tấm lớn phải theo đúng bản vẽ thiết kế, thiết kế biện pháp xây lắp, những yêu cầu của TCVN 5308:1991 và những yêu cầu của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về công nghệ lắp ghép tham khảo theo chương 14 của 20TCN28-66
3.2. Trước khi lắp ghép nhà ở tấm lớn, trong giai đoạn chuẩn bị phải lập thiết kế tổ chức công trường, trong giai đoạn xây lắp phải lập thiết kế biện pháp xây lắp.
CHÚ THÍCH: Khi lập thiết kế tổ chức công trường và thiết kế biện pháp xây lắp tham khảo theo yêu cầu của 20 TCN 107-83.
3.3. Trong giai đoạn thiết kế biện pháp xây lắp phải đảm bảo mục tiêu áp dụng kỹ thuật tiên tiến, đưa nhanh công trình vào sử dụng với chi phí ít, chất lượng cao và đảm bảo an toàn.
3.4. Khi trình duyệt thiết kế biện pháp xây lắp đơn vị thi công phải có các tài liệu:
a) Phương pháp tổ chức thi công và việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ lắp ghép tấm lớn;
b) Tổng tiến độ thi công;
c) Tổng mặt bằng thi công, trong đó phải chỉ rõ vị trí nhà lắp ghép, các công trình tạm, bãi tập kết cấu kiện, vị trí đường cần trục, đường vận chuyển nội bộ hệ thống điện và nước phục vụ thi công;
d) Biểu đồ cung cấp cấu kiện, vật liệu và xe máy;
e) Bảng tổng hợp khối lượng vật tư, xe máy;
g) Thuyết minh các phương án kỹ thuật đã chọn, nêu rõ lý do và cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật.
3.5. Khi lập thiết kế biện pháp xây lắp cho giai đoạn lắp ghép cấu kiện cần xác định cụ thể những yêu cầu kỹ thuật sau đây:
a) Chọn phương pháp trắc đạc phù hợp với yêu cầu kỹ thuật lắp ghép;
b) Xác định phương pháp công nghệ hợp lý cho quá trình lắp ghép cấu kiện;
c) Trình tự lắp ghép cấu kiện trên mặt bằng;
d) Biện pháp liên kết tạm thời các cấu kiện;
e) Trình tự hàn, liên kết mối nối và các biện pháp chống gỉ, chống ăn mòn cho thép chờ và các chi tiết đặt sẵn;
g) Trình tự kiểm tra và nghiệm thu các khâu kỹ thuật trong giai đoạn lắp ghép;
h) Các biện pháp kỹ thuật an toàn.
3.6. Việc tiến hành lắp ghép công trình chỉ cho phép sau khi đã nghiệm thu móng theo 8.2 và các công tác chuẩn bị đã được thực hiện phù hợp với những yêu cầu qui định trong thiết kế biện pháp xây lắp.
3.7. Nhà ở lắp ghép tấm lớn nên tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền, từng bước áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong công tác vận chuyển, xếp dỡ và lắp ghép cấu kiện, đồng thời tổ chức sử dụng hợp lý máy móc, thiết bị và dụng cụ gá lắp để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
3.8. Công tác tổ chức kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra an toàn và nghiệm thu chất lượng công trình được tiến hành song song với quá trình lắp ghép cấu kiện.
3.9. Công tác lắp ghép nhà ở tấm lớn cần được tiến hành dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của những cán bộ có trình độ chuyên môn. Công nhân lắp ghép và công nhân hàn phải được đào tạo qua các lớp chuyên ngành.
3.10. Nhà ở lắp ghép tấm lớn được xây dựng tại những vùng có hiện tượng động đất hoặc trên các vùng đồi núi dốc, các vùng đất sụt lở, vùng đất đang khai thác và trong những điều kiện địa chất phức tạp phải thực hiện theo những qui định riêng.
Trong những trường hợp đặc biệt phải lập hội đồng khoa học để xét duyệt các phương án thi công thích hợp nhằm đảm bảo an toàn và phù hợp với những điều kiện đặc biệt của từng vùng.
4. Vận chuyển và xếp dỡ cấu kiện
4.1.1. Vận chuyển cấu kiện từ cơ sở sản xuất đến vị trí xếp kho tại hiện trường phải đảm bảo mục tiêu sử dụng hợp lý, phương tiện vận chuyển và cung cấp đồng bộ cấu kiện theo yêu cầu của tiến độ lắp ghép.
4.1.2. Phải căn cứ vào khối lượng, kích thước, hình dáng cấu kiện để chọn loại thiết bị và phương tiện vận chuyển.
4.1.3. Các cấu kiện khi vận chuyển phải đảm bảo cường độ theo qui định của thiết kế. Nếu thiết kế không qui định thì cường độ các kết cấu được vận chuyển không nhỏ hơn 70 % cường độ thiết kế.
4.1.4. Khi vận chuyển các cấu kiện phải luôn luôn ở tư thế giống hoặc gần giống với tư thế làm việc của chúng trong công trình (xem Bảng 1). Đối với cấu kiện xếp nghiêng thì góc nghiêng tạo thành với phương thẳng đứng phải đảm bảo từ 8° đến 10°.
Bảng 1 - Tư thế của các cấu kiện khi vận chuyển
Loại cấu kiện |
Tư thế lắp ghép |
Tư thế vận chuyển |
1. Tường ngoài |
Đứng |
Đứng, nghiêng |
2. Tường trong |
Đứng |
Đứng, nghiêng |
3. Tấm sàn |
Nằm ngang |
Nằm ngang |
4. Tấm mái |
Nằm ngang |
Nằm ngang |
5. Tường có cửa |
Đứng |
Đứng, nghiêng |
6. Tường vượt có mái |
Đứng |
Đứng, nghiêng |
7. Tường lôgia |
Đứng |
Đứng |
8. Vách ngăn |
Đứng |
Đứng, nghiêng |
9. Tấm thang |
Nằm nghiêng |
Nằm ngang |
10. Chiếu nghỉ, tới |
Nằm ngang |
Nằm ngang |
11. Sênô |
Nằm ngang |
Nằm ngang |
12. Blốc vệ sinh |
Nằm ngang |
Nằm ngang |
4.1.5. Trong quá trình vận chuyển và xếp kho tại hiện trường, các cấu kiện phải được kê tựa trên những tấm đệm chuyên dùng làm bằng gỗ. Chiều dày của các tấm này không nhỏ hơn 30 mm và phải lớn hơn chiều cao của móc sâu.
Đối với các cấu kiện xếp chồng, các gối tựa phải tạo thành một hàng thẳng đứng từ dưới lên, sai lệch vị trí của các gối tựa không quá 10 mm.
Đối với các cấu kiện đã hoàn thiện bề mặt tại các cơ sở sản xuất, khi vận chuyển và xếp kho phải kê đệm bằng các chi tiết mềm tránh cọ sát hư hỏng.
4.1.6. Vận chuyển cấu kiện từ cơ sở sản xuất đến vị trí xếp kho tại hiện trường phải phù hợp với công nghệ lắp ghép về trình tự, chủng loại và thời gian.
Nếu lắp cấu kiện từ xe vận chuyển thì khi xếp cấu kiện trên xe vận chuyển phải xét đến yêu cầu về trình tự lắp ghép cấu kiện.
4.1.7. Khi vận chuyển cấu kiện qua các đoạn đường xấu (đường có nhiều ổ gà, đường đất và đường đá nhấp nhô), đường vòng và đường hẹp phải hạn chế tốc độ tùy theo từng cấp đường, nhưng không vượt quá 15 km/h.
4.1.8. Các cấu kiện được vận chuyển phải kiểm tra và nghiệm thu chất lượng theo yêu cầu của 8.3.
4.2.1. Phương tiện vận chuyển phải được trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ giằng buộc, neo giữ cấu kiện trong quá trình vận chuyển.
4.2.2. Trên phương tiện vận chuyển phải đặt các giá đỡ chuyên dùng phù hợp với chiều dài sàn vận chuyển để đảm bảo yêu cầu của 4.1.4 và 4.1.5 (Hình 1, 2, 3 và 4).
4.2.3. Vận chuyển cấu kiện bằng đường bộ phải sử dụng các loại xe chuyên dùng hoặc các loại xe có đầu kéo rơ moóc.
4.2.4. Vận chuyển cấu kiện bằng đường sắt phải sử dụng các cơ cấu toa xe chuyên dùng theo qui định của tiêu chuẩn vận tải đường sắt.
Các cấu kiện trên toa xe phải xếp đặt theo nguyên tắc phân bố đều tải trọng trên các trục của toa xe.
Công tác xếp dỡ, giằng buộc cấu kiện phải tuân theo ở các chỉ dẫn về vận chuyển hàng trên đường sắt.
CHÚ DẪN:
1. Cấu kiện
2. Cát sét
Hình 1 - Vận chuyển cấu kiện trên ca sét đứng
CHÚ DẪN:
1. Cấu kiện
2. Cát sét
Hình 2 - Vận chuyển cấu kiện trên ca sét nghiêng
CHÚ DẪN:
1. Cấu kiện
2. Cát sét
Hình 3 - Vận chuyển cấu kiện trên giá chứa
CHÚ DẪN:
1. Cấu kiện
2. Giá chứa
Hình 4 - Vận chuyển cấu kiện ở tư thế nằm
4.3. Xếp cấu kiện tại hiện trường
4.3.1. Khi xếp cấu kiện vào kho chứa tại hiện trường phải dùng các thiết bị đã dự kiến trong thiết kế biện pháp xây lắp.
Vị trí xếp cấu kiện phải nằm trong phạm vi hoạt động của cần trục lắp ghép.
Kho xếp cấu kiện phải san phẳng, dầm nén kỹ, nền đất phải có sức chịu nén không nhỏ hơn 0,15 MPa và phải có rãnh thoát nước mưa.
4.3.2. Khi xếp cấu kiện tại hiện trường phải theo các nguyên tắc sau:
a) Giá xếp cấu kiện phải đặt đúng vị trí quy định trong thiết kế biện pháp xây lắp;
b) Các cấu kiện phải xếp theo trình tự lắp ghép và đánh dấu thứ tự bằng loại sơn không tan trong nước. Khi đánh dấu thứ tự phải ghi ở những vị trí dễ nhìn thấy và dễ kiểm tra nghiệm thu;
c) Lối đi giữa các đống cấu kiện phải được bố trí theo phương dọc ít nhất 2 đống có một lối đi và theo phương ngang cứ 25 m phải có một lối đi. Chiều rộng của lối đi không được nhỏ hơn 700 mm nhưng không được lớn hơn 1 500 mm. Giữa các đống kề nhau phải có một khoảng cách an toàn không nhỏ hơn 200 mm.
4.3.3. Khi xếp và dỡ cấu kiện nằm nghiêng trên giá chữ A phải thực hiện theo nguyên tắc cân bằng trọng lượng. Mỗi cạnh của giá chữ A chỉ cho phép xếp và đỡ chênh lệch nhau một cấu kiện.
Chiều cao của các đống cấu kiện xếp chồng không được vượt quá 1 500 mm.
4.3.4. Công tác xếp, dỡ cấu kiện tại hiện trường phải tiến hành dưới sự hướng dẫn của những cán bộ có trình độ chuyên môn.
Cán bộ hướng dẫn phải theo dõi việc sắp xếp, bố trí cấu kiện ở kho. Theo dõi tình trạng làm việc của các thiết bị nâng chuyển và thực hiện các biện pháp an toàn khi xếp dỡ.
5.1.1. Thiết bị thi công nhà ở lắp ghép tấm lớn thường dùng cần trục, dụng cụ móc nâng, dụng cụ gá lắp và thiết bị hàn.
5.1.2. Tất cả các thiết bị và dụng cụ được sử dụng trong thi công lắp ghép phải tính toán, xác định cụ thể khi lập thiết kế biện pháp xây lắp.
5.1.3. Trước khi đưa vào sử dụng, mọi thiết bị và dụng cụ phải được kiểm tra về chất lượng và kiểm tra an toàn theo 9.3.
5.2.1. Lắp ghép nhà ở tấm lớn thường dùng cần trục tháp. Trong một số trường hợp cụ thể có thể sử dụng cần trục ô tô, cần trục bánh xích và cần trục cổng.
5.2.2. Khi chọn loại cần trục lắp ghép phải dựa trên cơ sở tính toán kinh tế - kỹ thuật và các yếu tố về số lượng kích thước và trọng lượng của cấu kiện, hình dáng và kích thước của công trình, tốc độ lắp ghép và điều kiện thi công.
5.2.3. Vị trí đặt đường cần trục phải xác định sao cho đảm bảo an toàn phần ngầm của công trình và phải nằm ngoài vùng ảnh hưởng của góc sụt.
5.3.1. Dụng cụ móc nâng cấu kiện gồm có vòng treo, dây cáp và móc cầu (Hình 5 và 6) (xem Phụ lục A, B và C).
Khi chọn bộ móc nâng phải căn cứ vào trọng lượng, kích thước hình học và vị trí móc lắp ghép của cấu kiện.
5.3.2. Chiều dài của các nhánh cáp trong bộ móc nâng phải đảm bảo sao cho góc giữa các nhánh không lớn hơn 90° và góc giữa các nhánh với phương ngang không nhỏ hơn 45° nhưng không vượt quá 60° (Hình 7).
5.3.3. Các chỗ nối cáp bằng khóa cáp phải xác định số lượng khóa cáp theo đường kính dây cáp nhưng không được nhỏ hơn 6d (d là đường kính cáp).
5.3.4. Trong quá trình nâng chuyển cấu kiện phải sử dụng hợp lý bộ móc nâng theo 5.3.2 và phải đảm bảo sao cho chiều dài của các nhánh cáp giữ được cấu kiện ở vị trí cân bằng. Không được nâng chuyển cấu kiện khi dây cáp của cần trục lắp ghép bị xoắn.
a) Vòng treo có khóa |
b) Vòng treo cố định |
c) Móc cẩu an toàn |
d) Móc cẩu an toàn |
|
e) Móc cẩu tháo từ xa |
Hình 5 - Vòng treo và móc cẩu
a) Một nhánh |
b) Vạn năng |
||
c) 4 nhánh |
d) 4 nhánh |
e) Hai nhánh |
|
g) 6 nhánh |
h) Có Puli di động |
||
Hình 6 - Một số kiểu móc treo
a) Panel tường |
b) Panel tường |
c) Panel tường |
d) Chiếu nghỉ cầu thang |
e) Panel sàn |
g) Panel sàn |
h) Panel tường |
i) Panel tường |
k) chiếu nghỉ cầu thang |
Hình 7 - Sơ đồ treo cấu kiện
a) Thanh chống có 2 đầu móc |
c) Thanh chống có đầu móc vít |
b) Thanh chống kẹp vít |
d) Thanh chống kẹp vạn năng |
e) Gá kẹp vít
Hình 8 - Dụng cụ gá lắp
5.4.1. Dụng cụ gá lắp thường dùng trong lắp ghép nhà ở tấm lớn là những thanh chống xiên có bộ phận tăng đơ và có các móc, vít, kẹp ở 2 đầu để neo giữ cấu kiện (Hình 8).
Dụng cụ gá lắp được sử dụng trong quá trình hiệu chỉnh và liên kết tạm thời.
5.4.2. Dụng cụ gá lắp phải được tính toán để chịu được lực nén và giữ cấu kiện ổn định ở vị trí thiết kế sau khi móc cẩu được tháo khỏi cấu kiện.
5.4.3. Các cấu kiện có móc cẩu bốc, thường sử dụng các thanh chống xiên ngắn có đầu giữ ở dạng móc (Hình 8). Các thanh chống xiên dài được sử dụng ở các vị trí móc cầu lắp (Hình 8 a, b, c).
Các tấm tường ngăn, vách ngăn có lỗ cửa dùng giá kẹp vít để giữ ổn định (Hình 8 e).
5.4.4. Chỉ được tháo dụng cụ gá lắp khi cấu kiện đã được liên kết cố định bảo đảm yêu cầu theo qui định của thiết kế.
5.4.5. Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của dụng cụ gá lắp, bảo quản và bôi trơn dầu mỡ cho các bộ phận bằng ren.
5.5.1. Thiết bị hàn hồ quang thường được sử dụng để hàn các mối nối trong nhà ở lắp ghép tấm lớn. Kèm theo thiết bị hàn phải có mặt nạ hàn, dụng cụ đựng que hàn và các trang bị phòng hộ.
5.5.2. Việc liên kết hàn trong nhà ở lắp ghép tấm lớn thường được tiến hành bằng hàn điện thủ công với que hàn kim loại.
6.1.1 Chỉ được phép lắp ghép các cấu kiện đảm bảo chất lượng có phiếu kiểm tra, nghiệm thu của đơn vị thi công. Trong phiếu kiểm tra và nghiệm thu có ghi rõ các số liệu đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế.
6.1.2. Trước khi lắp ghép cấu kiện phải đảm bảo yêu cầu theo 3.6. Ngoài ra phải làm các công việc chuẩn bị sau đây:
a) Làm sạch bề mặt vị trí lắp ghép của cấu kiện, các vị trí mối nối và cạo sạch gỉ các chi tiết thép chờ;
b) Kiểm tra hệ trục và các cao độ mặt móng theo sơ đồ trắc đạc. Nếu đã lắp xong một tầng thì kiểm tra lại hệ trục và cao độ tầng đó;
c) Đánh dấu trục, tim và số thứ tự lắp ghép lên cấu kiện theo đúng thiết kế biện pháp xây lắp;
d) Kiểm tra toàn bộ hệ thống thiết bị, đường cần trục tháp và dụng cụ gá lắp.
6.1.3. Khi lắp ghép phải đảm bảo trình tự lắp dựng cấu kiện để tạo độ cứng ổn định không gian và khả năng không thay đổi hình dáng, kích thước của các đơn nguyên, các căn hộ và các phòng của căn hộ.
6.1.4. Phải tiến hành lắp ghép tường hồi trước và phát triển về phía khe lún theo nguyên tắc của 6.1.3.
Cũng có thể lắp ghép từ lồng cầu thang trước và phát triển về hai phía.
6.1.5. Khi liên kết tạm thời cấu kiện phải sử dụng các thiết bị gá lắp và nêm gỗ.
Các cấu kiện tường hồi, tường ngoài và tường kho lún phải liên kết tạm thời hai dụng cụ gá lắp.
6.1.6. Sau khi lắp, công trình phải đảm bảo hình dáng kiến trúc, kích thước hình học theo thiết kế.
6.2. Công tắc trắc đạc trong lắp ghép
6.2.1. Công tác trắc đạc phải đảm bảo cho cấu kiện lắp ghép đúng vị trí thiết kế và công trình lắp ghép đúng kích thước hình học.
6.2.2. Trắc đạc có nhiệm vụ xác định hệ trục và cao độ cho công tác lắp ghép từng cấu kiện, từng tầng và toàn nhà.
6.2.3. Phải chọn phương án trắc đạc phù hợp với điều kiện thi công để đảm bảo độ chính xác trong lắp ghép và tốc độ dựng lắp.
6.2.4. Trước khi lắp ghép công trình, trắc đạc phải thực hiện các công việc:
a) Lập sơ đồ lưới trắc đạc cho các trục và cao độ của công trình. Trên cơ sở hệ trục chuẩn và cao độ của công trình xác định hệ trục lắp ghép;
b) Thiết kế, thi công và bảo vệ các mốc chuẩn theo sơ đồ lưới trắc đạc;
c) Lập hệ trục lắp ghép và cao độ lên mặt móng. Sau khi lắp ghép xong tầng một, hệ trục lắp ghép và cao độ được chuyển lên các tầng tiếp theo.
6.2.5. Trong khi lắp ghép, trắc đạc phải theo dõi, kiểm tra và ngắm máy phục vụ cho công tác lắp ghép cấu kiện.
6.2.6. Cán bộ kỹ thuật và công nhân trắc đạc phải được đào tạo chuyên ngành và phải có giấy chứng nhận mới được phép sử dụng máy trắc đạc trong khi lắp ghép cấu kiện.
6.2.7. Trước khi sử dụng, máy trắc đạc phải được điều chỉnh độ chính xác theo lý lịch máy. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện có sai số phải điều chỉnh sửa chữa lại mới được sử dụng. Máy trắc đạc phải được bảo quản nơi khô ráo, tránh va đập. Khi sử dụng máy ở ngoài trời cần có ô che mưa, nắng. Hàng ngày, sau mỗi ca sử dụng phải lau sạch và bảo quản cẩn thận.
6.3. Lắp ghép cấu kiện thân nhà
6.3.1. Phải hoàn thành các yêu cầu theo 3.6 và 6.2.4 trước khi lắp ghép cấu kiện thân nhà.
Khi lắp ghép cấu kiện từ giá đỡ tại hiện trường cũng như cấu kiện trực tiếp từ trên xe vận chuyển đều phải thực hiện những thao tác:
a) Móc cẩu của dây treo móc vào móc lắp ghép của cấu kiện theo hướng từ trong ra ngoài;
b) Nâng cấu kiện rời khỏi giá với độ cao 30 cm đến 50 cm, kiểm tra an toàn móc treo buộc;
c) Khi cấu kiện vào đến phạm vi lắp ghép thì kéo còi báo hiệu cấu kiện đã đến để người chỉ huy lắp điều khiển;
d) Khi cấu kiện cách vị trí lắp từ 50 cm đến 100 cm thì công nhân lắp ghép mới được ghép giữ cấu kiện và thực hiện các thao tác công nghệ.
6.3.2. Khi lắp ghép cấu kiện vào công trình phải tuân theo các trình tự:
a) Rải lớp vữa đệm, đặt cữ khống chế cao độ, chiều dày lớp vữa đệm không quá 20 mm;
b) Hạ cấu kiện và hiệu chỉnh cấu kiện vào đúng vị trí thiết kế;
c) Khi cấu kiện đã được hiệu chỉnh theo cả 2 phương và cao độ thì liên kết tạm thời bằng các dụng cụ gá lắp và nêm gỗ.
CHÚ THÍCH:
1. Mác vữa và độ sụt của vữa lắp ghép phải theo đúng yêu cầu của thiết kế. Nếu không có chỉ dẫn của thiết kế, thì dùng vữa xi măng cát vàng mác 75, độ sụt từ 3 cm đến 4 cm.
2. Không sử dụng vữa đã bắt đầu ninh kết. Nếu lớp vữa lắp ghép đã ở trong giai đoạn ninh kết cần phải nâng cấu kiện lên, cạo sạch vữa cũ, thay vữa mới, sau đó mới đặt cấu kiện.
6.3.3. Khi lắp ghép một công đoạn hoặc một đơn nguyên của thân nhà cần phải tiến hành theo trình tự:
a) Lập hệ trục lắp ghép trên mặt mỏng;
b) Lắp ghép các cấu kiện tường tầng một;
c) Lắp ghép sàn tầng 2;
d) Kiểm tra, nghiệm thu công tác lắp ghép cấu kiện tầng 1 lên sàn tầng 2;
e) Chuyển hệ trục lắp ghép lên sàn tầng 2;
g) Lắp ghép các cấu kiện tường tầng 2, sàn tầng 3 và các tầng trên được lặp lại như tường tầng 1, sàn tầng 2.
CHÚ THÍCH:
Đối với các ngôi nhà có tầng hầm (tầng kỹ thuật) thì phải đảm bảo việc lắp tầng này hoàn chỉnh mới được phép thi công các tầng trên.
6.3.4. Các cấu kiện của một công đoạn hoặc một đơn nguyên phải được lắp ghép đồng đều theo chu vi. Việc lắp các khối theo chiều cao chỉ cho phép lệch nhau trong phạm vi một tầng. Trong trường hợp có sự gián đoạn về thi công, các khối đã lắp phải có dạng bậc thang.
6.3.5. Cấu kiện trường hồi, tường ngang được lắp ghép trước để tạo thành khối cứng và tạo thành cữ giúp cho việc lắp ghép các cấu kiện tiếp theo được thuận lợi. Khi lắp ghép phải tuân theo 6.3.2 và các yêu cầu sau:
a) Rải lớp vữa đệm dưới chân tấm theo vạch khống chế của trắc đạc, chiều rộng lớp vữa phải bằng chiều rộng vạch khống chế, chiều cao lớp vữa đệm phải lớn hơn cao độ cữ từ 5 mm đến 10 mm;
b) Đặt tấm tường vào vị trí lắp ghép;
c) Dùng xà beng điều chỉnh chân tấm vào đúng vị trí vạch khống chế;
d) Dùng chống xiên để liên kết tạm thời và hiệu chỉnh cho tấm thẳng đứng bằng máy kinh vĩ;
e) Khi tấm tường đã thẳng đứng theo phương dây dọi thì kết thúc công việc chỉnh đầu tường, tiến hành liên kết tạm thời và tháo móc cẩu khỏi tấm tường.
6.3.6. Các tấm tường dọc, tường ngoài và vách ngăn phải lắp ghép theo nguyên tắc “khép kín” dựa vào tấm cữ tường ngoài. Phải lắp ghép xong tường dọc, tường ngoài mới tiến hành lắp ghép vách ngăn.
Kiểm tra phương thẳng đứng của tường dọc, tường ngoài và vách ngăn bằng thước cữ T và dây dọi. (Hình 9).
Công tác chuẩn bị, các thao tác công nghệ và các yêu cầu kỹ thuật khi lắp ghép tường dọc, tường ngoài và vách ngăn theo 6.3.2 và 6.3.5.
6.3.7. Các tấm sàn được lắp đặt khi các mối nối tường hồi, tường ngang, tường dọc, tường ngoài và vách ngăn đã được liên kết, đồng thời cao độ đầu tường đã được xác định.
Khi lắp đặt tấm sàn phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:
a) Phải rải đều lớp vữa đệm theo diện tích kê sàn;
b) Công nhân lắp ghép chỉ được vào dỡ tấm đặt vào vị trí khi tấm còn cách đều tường 30 cm. Phải dùng thang hoặc ghế lắp ghép đứng ở phía ngoài để đưa tấm vào vị trí lắp đặt, tuyệt đối không được đứng dưới tấm;
c) Khi tấm sàn đã được lắp đặt vào vị trí, công nhân lắp mới được đứng lên tấm dùng xà beng để điều chỉnh độ gối sàn;
d) Khi tấm sàn đã được điều chỉnh độ gối và cao độ mới được phép tháo móc khỏi tấm. Phải dùng bay để miết ngang mạch vữa ở các vị trí sàn gối lên tường cả phía trên và phía dưới.
6.3.8. Các tấm mái phải lắp đặt đúng độ dốc theo thiết kết, các cạnh của tấm theo chiều thoát nước phải đảm bảo khép kín. Các móc lắp ghép của tấm mái phải được chèn kín sau khi lắp đặt.
6.3.9. Chỉ được lắp ghép cấu kiện lồng cầu thang khi sàn tầng trên đã lắp đặt và các liên kết mối nối đảm bảo cường độ.
Khi lắp các tấm thang phải dùng bộ móc nâng có 2 cặp dây cáp so le để đảm bảo việc nâng có 2 cặp dây đúng tư thế làm việc và độ dốc. Đầu dưới được đặt vào vị trí trước, đầu trên đặt sau.
6.3.10. Các tấm ban công phải được lắp đặt trong thời gian lắp các tấm sàn. Dùng bộ gá thanh chống (Hình 10a) hoặc bộ gá thanh kéo (Hình 10b) để neo giữ tạm thời.
Chỉ được tháo dỡ bộ gá thanh chống và thanh kéo khi đã lắp xong tấm tường, tấm sàn tầng trên và các mối nối của tấm ban công đã được liên kết.
6.3.11. Các blốc ống khói, thông gió phải được lắp ghép đồng thời với các cấu kiện cùng tầng. Các cấu kiện này phải đảm bảo trùng khít vào nhau và phải chèn kín khe hở. Phải dọn vệ sinh, không để vữa, bavia bê tông và các phế liệu khác rơi đọng trong lòng blốc.
7.1.1. Công tác thi công mối nối trong nhà ở lắp ghép tấm lớn phải đảm bảo các yêu cầu:
a) Không sử dụng các loại thép cường độ cao (thép gai) để làm mối nối;
b) Bê tông và vữa dùng cho mối nối và chèn kín khe hở phải đảm bảo cường độ và tính liền khối;
c) Mối nối phải bảo đảm độ bền, có khả năng chống thấm (chống thấm nước, thấm hơi, thấm khí), chống nhiệt, chống ăn mòn và cách âm.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.