CÔNG TRÌNH THỦY LỢI − QUI TRÌNH TÍNH TOÁN THỦY LỰC ĐẬP TRÀN
Hydraulic structures − Hydraulic Calculation Process for Spillway
Lời nói đầu
TCVN 9147:2012 được chuyển đổi từ QP.TL. C-8-76 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9147:2012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI − QUI TRÌNH TÍNH TOÁN THỦY LỰC ĐẬP TRÀN
Hydraulic structures − Hydraulic Calculation Process for Spillway
Tiêu chuẩn này được áp dụng để tính toán thủy lực cho tất cả các loại đập tràn xả nước kiểu hở công trình thủy (thủy lợi, thủy điện, giao thông thủy), thuộc tất cả các cấp và ở mọi giai đoạn.
Khi áp dụng tiêu chuẩn này cần phải tuân thủ các qui định sau:
a) Tiêu chuẩn này không dùng để tính toán thủy lực của đập dùng để đo lưu lượng (tức là các đập dùng trong phòng thí nghiệm và đập dùng để đo đạc thủy văn).
b) Đối với công trình cấp I; II và một số trường hợp đặc biệt có điều kiện phức tạp, khi thiết kế cần phải chính xác hóa lại bằng các thí nghiệm mô hình vật lý thủy lực.
c) Các dạng khác với các dạng nêu trong tiêu chuẩn này, khi lập dự án cần phải xây dựng tiêu chuẩn riêng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng.
2.1. Công trình tràn xả nước
Các công trình tháo nước trong đầu mối công trình thủy là các công trình đập tràn xả nước.
Các phần cơ bản của công trình tràn xả nước được thể hiện ở Hình 1.
2.2. Đập tràn
Đập tràn là công trình để xả nước thừa từ thượng lưu về hạ lưu hoặc xả lượng nước thừa của lưu vực của sông bên cạnh, thường được bố trí ở đầu mối công trình thủy.
CHÚ DẪN:
1 Phần dẫn nước vào;
2 Phần cửa vào - đập tràn xả nước;
3 Phần nối tiếp (chuyển dẫn) nước;
4 Phần kết thúc của nối tiếp với hạ lưu (phần tiêu năng);
5 Phần dẫn nước ra sông hoặc kênh.
a) Công trình xả hở bên bờ b) Công trình xả hở trên lòng sông
Hình 1 - Các phần cơ bản của tuyến công trình xả nước
3. Các ký hiệu của đập tràn kiểu hở
Hình 2 - Mặt cắt dọc tuyến tràn (Mặt cắt I-I) và mặt cắt ngang tràn (Mặt cắt II-II)
H |
là cột nước trên đỉnh tràn (m), là độ chênh giữa mực nước thượng lưu với cao trình của điểm thấp nhất ở ngưỡng tràn. Khi tính H thì cao trình mực nước ở thượng lưu được đo tại mặt cắt T - T. |
LT |
là khoảng cách (m) tính từ mặt cắt mép thượng lưu đập đến mặt mặt cắt T-T được xác định theo các điều tương ứng với từng loại đập tràn được nêu chi tiết trong các loại đập nêu trong qui trình này. |
b |
là chiều rộng một khoang tràn (m) (chiều dài tràn nước một khoang) đối với đập tràn hình chữ nhật là một hằng số (xem Hình 3.a); |
d |
là chiều dày của đỉnh đập (m), (chiều rộng của ngưỡng tràn); |
P1 |
là chiều cao của đập so với thượng lưu (m), bằng độ chênh giữa cao trình đỉnh ngưỡng tràn (điểm thấp nhất - xem mặt cắt 1-1 của hình -2) so với đáy sông (kênh) thượng lưu; |
P |
là chiều cao đập so với hạ lưu (m), bằng độ chênh giữa cao trình ở đỉnh ngưỡng tràn (điểm thấp nhất trên mặt cắt tuyến tràn) so với đáy sông (kênh) hạ lưu; |
Bt |
là chiều rộng lòng dẫn thượng lưu, (m); |
ht |
là chiều sâu nước ở thượng lưu, (m); |
hH |
là chiều sâu nước ở hạ lưu, (m); |
hn |
là chiều sâu nước ngập (m), tức là độ chênh giữa mực nước ở hạ lưu so với đỉnh ngưỡng tràn (điểm thấp nhất). Khi mực nước hạ lưu thấp hơn đỉnh tràn (điểm thấp nhất) ở cửa đập thì hn có trị số âm (xem Hình 2); |
Z |
là độ chênh giữa mực nước thượng lưu (chỗ mặt cắt T-T) với mực nước hạ lưu, (m); |
v0 |
là lưu tốc đến gần bằng lưu tốc trung bình ở thượng lưu (tại mặt cắt T-T), (m/s); |
g |
là gia tốc trọng trường bằng 9,81 m/s2; |
H0 |
là cột nước toàn phần trên đập (m), tức là cột nước tràn có tính cả cột nước lưu tốc tới gần;
|
Z0 |
là độ chênh mực nước thượng và hạ lưu (m), có tính đến lưu tốc tới gần;
|
Q |
là lưu lượng chảy qua đập tràn, (m3/s). |
4.1. Phân loại theo hình dạng cửa vào
a) Đập tràn có cửa vào hình chữ nhật (Hình 3 a);
b) Đập tràn có cửa vào hình tam giác (Hình 3 b);
c) Đập tràn có cửa vào hình hình thang (Hình 3 c);
d) Đập tràn có cửa vào hình hình tròn (Hình 3 d);
e) Đập tràn có cửa vào hình pa- ra- bôn (Hình 3 e);
f) Đập tràn có cửa vào hình nghiêng (Hình 3 f).
Hình 3 - Các dạng mặt cắt cửa vào (cắt dọc tuyến tràn)
4.2. Phân loại theo hình dạng và kích thước mặt cắt ngang đập tràn
4.2.1. Đập tràn thành mỏng: là đập tràn có mặt thượng lưu và hạ lưu của thân đập là các mặt phẳng song song với nhau, đỉnh của nó nằm ngang hoặc nghiêng về phía hạ lưu (mép vào không uốn cong).
Chiều dày của đỉnh đập (d) phải thỏa mãn điều kiện sau đây:
Hình 4 - Mặt cắt ngang đập tràn thành mỏng
4.2.2. Đập tràn đỉnh rộng: là loại đập tràn có chiều cao bất kỳ với mặt thượng và hạ lưu có hình dạng tùy ý, nhưng đỉnh đập tràn phải nằm ngang, chiều dày đỉnh đập (d) phải thỏa mãn điều kiện sau đây:
(từ 2 đến 3)H < δ < (từ 8 đến 10)H (4)
Tổn thất cột nước theo chiều dài ngưỡng tràn do ma sát gây nên rất nhỏ so với tổn thất cục bộ (tại nơi vào và nơi ra) nên không xét đến.
Khi d > (từ 8 đến 10)H thì vẫn coi là đập tràn đỉnh rộng nhưng có xét đến ảnh hưởng của kênh.
Hình 5 - Mặt cắt ngang đập tràn đỉnh rộng
4.2.3. Đập tràn có mặt cắt thực dụng:
- Đập tràn có mặt cắt thực dụng là loại đập tràn có mặt cắt ngang thuộc dạng chuyển tiếp giữa đập tràn thành mỏng và đập tràn đỉnh rộng. Đập tràn thực dụng có hai loại: có chân không và không có chân không.
+ Loại đập tràn thực dụng không có chân không là loại đập tràn có dòng chảy trên đập có áp suất dọc theo mặt đập là dương (Hình 6).
+ Loại đập tràn thực dụng có chân không là loại đập tràn có áp lực chân không ở đỉnh đập. Tọa độ đỉnh tràn có dạng elíp hoặc hình tròn (dạng cơ-ri-ghe Ô-phi-xê-rôp có chân không của Liên xô cũ) hoặc dạng Wes của Mỹ (Hình 7).
Hình 6 - Mặt cắt ngang đập tràn thực dụng không có chân không
Hình 7 - Mặt cắt ngang đập tràn thực dụng có chân không
4.3. Phân loại theo hình dạng đường viền ngưỡng tràn trên mặt bằng (hình dạng tuyến đập)
a) Đập tràn chính diện (Hình 8 a).
b) Đập tràn xiên (Hình 8 b).
c) Đập tràn bên (Hình 8 c).
d) Đập tràn gãy khúc (Hình 8 d).
f) Đập tràn cong (Hình 8 e).
g) Đập tràn kiểu giếng đứng (Hình 8 f): Tròn khép kín (Hình 8 f1); Bán nguyệt (Hình 8 f2).
Hình 8 - Các loại đập tràn phân loại theo hình dạng đường viền ngưỡng tràn trên mặt bằng
4.4. Phân loại theo chế độ chảy
a) Đập tràn chảy không ngập (chảy tự do, khả năng xả không phụ thuộc vào MNHL);
b) Đập tràn chảy ngập (khả năng xả phụ thuộc vào MNHL);
c) Đập tràn ngang (đập tràn bên bờ);
d) Đập tràn không có co hẹp bên (Bt = b) (Hình 9 a);
e) Đập tràn có co hẹp bên (Bt > b) (Hình 9 b);
a) Đập tràn không có co hẹp bên b) Đập tràn có co hẹp bên
Hình 9 - Loại đập tràn phân theo chế độ chảy
g) Đập tràn chảy qua lưới và lấy nước kiểu hành lang đáy (xem Hình 10).
Hình 10 - Đập tràn chảy qua lưới và lấy nước kiểu hành lang đáy
CHÚ THÍCH:
1) Khi thiết kế tràn xả lũ bên bờ sông (kiểu tràn ngang), kiểu giếng, kiểu tràn xiên, tràn cong, tràn zich zăc, tràn phím đàn (tràn piano), tràn kiểu qua lưới - hành lang đáy cho phép sử dụng các tài liệu tham khảo của tiêu chuẩn này.
2) Tiêu chuẩn lũ thiết kế và lũ kiểm tra phải tuân theo QCVN hiện hành.
3) Chọn tuyến tràn và loại kết cấu đập tràn phải phân tích, so sánh, dựa vào điều kiện địa hình, địa chất, xem xét trong bố trí tổng thể cụm đầu mối công trình thủy lợi, thủy điện, vận tải thủy, điều kiện vật liệu địa phương. Ngoài ra còn phải căn cứ vào điều kiện vận hành, nhiệm vụ để chọn vị trí và kết cấu công trình xả cho hợp lý.
- Khi tuyến đập chính ngắn, địa hình dốc, không bố trí được tràn dọc (nếu bố trí tràn dọc sẽ phải đào nhiều, trong điều kiện không có eo núi xung quanh để bố trí tràn dọc) thì nên bố trí tràn ngang.
- Trường hợp địa chất hai vai đập và vùng hạ lưu xấu nên bố trí 2 đường tràn xả lũ 2 vai để giảm bớt sự tập trung lưu lượng.
- Nếu có thềm sông rộng với cột nước thấp nên lợi dụng thềm sông để thoát lũ.
5. Đập tràn chính diện thành mỏng chữ nhật
5.1. Phân loại và nguyên tắc tính toán
5.1.1. Phân loại đập tràn thành mỏng
5.1.1.1. Phân loại theo độ nghiêng của đập
a) Đập tràn thảnh mỏng thẳng đứng.
b) Đập tràn thành mỏng nghiêng.
5.1.1.2. Phân loại theo mức độ không khí hoặc mực nước ở hạ lưu so với đỉnh lưỡi nước tràn
a) Trường hợp dòng chảy tự do qua đập tràn thành mỏng khi không khí có thể tự do vào khoảng không dưới lưỡi nước tràn (mức nước hạ lưu thấp hơn đỉnh ngưỡng tràn), hoặc khi nước ở hạ lưu có thể tự do đi vào dưới lưỡi nước (mực nước hạ lưu cao hơn đỉnh đập và ở hạ lưu không có nước nhảy).
b) Trường hợp dòng chảy không tự do qua đập tràn thành mỏng, khi không khí không vào dưới lưỡi nước tràn hoặc mực nước hạ lưu cao hơn đỉnh lưỡi tràn.
5.1.2. Khi quyết định vị trí mặt cắt T-T (mặt cắt xác định trị số H và V0) trị số LT phải được xác định như sau:
5.2.1.1. Đập tràn với thân đập thẳng đứng hoặc nghiêng về phía thượng lưu thì trị số LT tính theo công thức:
LT = (từ 3 đến 5)H hoặc (từ 2 đến 3)Hmax (5)
5.1.2.2. Đập tràn với thân đập nghiêng về phía hạ lưu thì trị số LT cũng có thể tính theo công thức (5) nhưng không được nhỏ hơn kích thước a ở Hình 19.
5.2. Đập tràn thành mỏng hình chữ nhật thẳng đứng (mặt cắt ngang hình chữ nhật)
5.2.1. Trường hợp chảy tự do
5.2.1.1. Trong trường hợp chảy tự do, nếu đập tràn thành mỏng đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện dưới đây thì gọi là đập chảy ngập (xem đường chấm chấm trong Hình 11, biểu thị mực nước hạ lưu):
- Mực nước hạ lưu cao hơn đỉnh đập, tức là: hn > 0 (6)
- Phía hạ lưu ngay gần đập tràn, nước ở trạng thái chảy êm.
Nếu cả 2 hoặc chỉ 1 trong 2 điều kiện nói trên không thỏa mãn thì đập tràn được xem là chảy tự do.
Hình 11 Sơ đồ xác định các thông số kỹ thuật của đập tràn thành mỏng
CHÚ THÍCH: Xác định hạ lưu là trạng thái chảy êm hay trạng thái chảy xiết như sau:
1. Trong trường hợp tổng quát: dùng lý thuyết về sự nối tiếp mặt nước giữa thượng và hạ lưu.
2. Trong trường hợp đặc biệt: Khi mặt cắt ngang của lòng dẫn ở hạ lưu là hình chữ nhật và chiều rộng của nó bằng chiều rộng của đập, nếu độ chênh tương đối:
thì ở hạ lưu ngay gần đập sẽ có trạng thái chảy xiết.
Trong công thức nói trên là trị số tới hạn của độ chênh nói trên, có thể căn cứ vào trị số để xác định độ chênh tương đối tới hạn nói trên theo biểu đồ ở Hình 12.
Hình 12 Xác định độ chênh tương đối tới hạn của đập tràn thành mỏng
Ngoài ra có thể xác định độ chênh tương đối tới hạn của đập tràn thành mỏng theo Bảng 1 sau đây:
Bảng 1 Độ chênh tương đối tới hạn của đập tràn thành mỏng
H/P |
(Z/P)th |
H/P |
(Z/P)th |
0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 |
1,00 0,82 0,74 0,70 0,68 |
1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 |
0,66 0,67 0,70 0,76 0,85 |
5.2.1.2. Đập tràn không ngập, không có co hẹp bên, chảy tự do gọi là đập tiêu chuẩn. Điều kiện tiêu chuẩn là đập tràn thành mỏng khi chiều rộng của đập tràn phải thỏa mãn điều kiện:
δ < 0,5H (8)
Với H là cột nước trên đỉnh tràn. Lưu lượng chảy qua đập tràn loại này được tính theo công thức:
Trong đó
motc là hệ số lưu lượng của đập tiêu chuẩn.
Trong trường hợp P1 ≥ 0,5H và H ≥ 0,10m thì motc được xác định theo công thức sau:
CHÚ THÍCH: Khi thiết kế kỹ thuật các công trình cấp I , II nếu H ≥ P1 ≥ 0,5H thì trị số tìm được theo công thức
(10) phải được chính xác hóa bằng thí nghiệm trong phòng.
5.2.1.3. Đối với đập tiêu chuẩn, nếu 0,1 ≤ ≤ 0,5 thì hình dạng đường biên mặt cắt dọc của lưỡi nước tràn phải vẽ theo các trị số tọa độ ghi trong Bảng 2.
Bảng 2 Trị số tọa độ tương đối và của mép trên và mép dưới lưỡi nước tràn của đập tiêu chuẩn (khi 0,1 ≤ £ 0,5).
x/H |
y/H |
x/H |
y/H |
||
Mép dưới lưỡi nước tràn |
Mép trên lưỡi nước tràn |
Mép dưới lưỡi nước tràn |
Mép trên lưỡi nước tràn |
||
-3,00 -2,00 -1,50 -1,00 -0,75 -0,50 -0,25 0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40 0,45 0,50 0,55 0,60 0,65 |
- - - - - - - - 0,000 -0,059 -0,085 -0,101 -0,109 -0,112 -0,111 -0,106 -0,097 -0,085 -0,071 -0,054 -0,035 -0,013 |
-0,997 -0,987 -0,980 -0,963 -0,951 -0,932 -0,896 -0,851 -0,836 -0,826 -0,811 -0,795 -0,779 -0,762 -0,744 -0,724 -0,703 -0,680 -0,654 -0,627 -0,599 |
0,70 0,75 0,80 0,85 0,90 0,95 1,00 1,10 1,20 1,30 1,40 1,50 1,60 1,70 1,80 1,90 2,00 2,25 2,50 2,75 3,00 |
0,009 0,035 0,063 0,094 0,129 0,165 0,202 0,29 0,38 0,47 0,58 0,69 0,82 0,95 1,09 1,25 1,41 1,84 2,34 2,86 3,40 |
-0,569 -0,538 -0,506 -0,472 -0,436 -0,398 -0,357 -0,27 -0,18 -0,08 0,03 0,14 0,27 0,41 0,55 0,70 0,87 1,30 1,38 2,32 2,86 |
Hình 13 - Vị trí trục tọa độ X và Y của các điểm ở mép lưỡi nước tràn
CHÚ THÍCH:
1. Khi tính tọa độ x và y của các điểm ở mép trên và mép dưới lưỡi nước tràn phải nhân các trị số ghi trong bảng trên với cột nước H đã biết. Vị trí trục tọa độ X và Y xem Hình 13.
Khi gặp trường hợp 0,5 ≤ ≤ 1,3 (khác với điều kiện lập bảng) thì mép dưới của lưỡi nước sẽ thấp hơn mép dưới tính được theo bảng 1 một khoảng ≤ 0,02H; mép trên của lưỡi nước sẽ cao hơn mép trên tính theo Bảng 2 một khoảng ≤ 0,015H.
5.2.1.4. Trường hợp dòng chảy tự do, đập tràn không ngập có co hẹp bên, tính theo công thức:
Trong đó: m0 là hệ số lưu lượng, khi P1 ≥ 0,5H; H ≥ 0,1m; £ 1,0 thì m0 phải tính theo công
Trong các công thức trên các trị số b; Bt và H đều tính bằng m.
CHÚ THÍCH:
1. Trị số A1 và A2 tính theo công thức (12) và (13) ghi trong Bảng C.1 và C.2 Phụ lục C.
2.Khi thiết kế kỹ thuật công trình cấp I và II, nếu H ≥ P1 ≥ 0,5H và 0,2 ≥ H ≥ 0,1m thì m0 tính theo công thức (12) phải được chính xác hóa trong phòng thí nghiệm.
3. Khi b = Bt thì m0 tính theo công thức (10).
5.2.2. Trường hợp chảy không tự do:
5.2.2.1. Dòng chảy không tự do có thể chia làm 2 trường hợp:
1) Cùng thỏa mãn điều kiện 1 và 2 đã nêu ở 5.2.1.1, lúc đó mực nước hạ lưu ở ngay gần đập tràn cao hơn đỉnh đập.
2) Không thỏa mãn 2 điều kiện trên cùng một lúc hoặc 1 trong 2 điều kiện đó không được thỏa mãn, lúc đó mực nước hạ lưu gần đập tràn thấp hơn đỉnh đập.
5.2.2.2. Mực nước hạ lưu gần đập tràn thấp hơn đỉnh đập:
1) Lưỡi nước bị ép và khoảng không dưới lưỡi nước không chứa đầy nước (Hình 14). Đặc điểm của lưỡi nước này là ở phía dưới có khoảng chân không, có tác dụng kéo lưỡi nước tiến gần về phía thành đập và mặt nước dưới lưỡi nước cũng theo đó mà dâng cao lên, nhưng khoảng không dưới lưỡi nước tràn không bị nước vào đầy, phần trên của nó vẫn còn không khí.
2) Lưỡi nước bị ép và khoảng không dưới lưỡi nước chứa đầy nước (Hình 15). Trường hợp này so với trường hợp nói trên khác nhau ở chỗ không khí ở dưới lưỡi nước bị nước chảy cuốn theo và toàn bộ khoảng không dưới lưỡi nước tràn bị nước chảy cuốn theo và toàn bộ khoảng không dưới lưỡi nước chứa đầy nước.
3) Lưỡi nước dính sát (Hình 16). Trong trường hợp này, lưỡi nước tràn dính sát vào thành đập.
Hình 14 - Lưỡi nước bị ép nhưng khoảng không phía dưới có chứa không khí
Hình 15 - Lưỡi nước bị ép nhưng khoảng không phía dưới có chứa đầy nước
Hình 16 - Lưỡi nước dính sát
5.2.2.3. Đối với đập tràn không co hẹp bên, nếu không khí hoàn toàn không thể lọt vào dưới lưỡi nước tràn thì xảy ra các trường hợp sau:
5.2.2.3.1. Nếu H > 0,4P thì luôn luôn có lưỡi nước bị ép, khoảng không dưới lưỡi nước chứa đầy nước (loại che lấp hoặc loại hiện rõ, Hình 15).
5.2.2.3.2. Nếu H < 0,4P thì:
1) Nếu hH > P - H sẽ sinh ra lưỡi nước bị ép kiểu che lấp, khoảng không dưới lưỡi nước chứa đầy nước (trong trường hợp này, không thể sinh ra kiểu hiện rõ, Hình 15).
2) Nếu hH < P - H sẽ sinh ra lưỡi nước bị ép, khoảng không dưới lưỡi nước không bị nước vào đầy (kiểu hiện rõ hoặc kiểu che kín, Hình 14) hoặc là lưỡi nước dính sát thành đập (dòng chảy kiểu hiện rõ hoặc che lấp, Hình 16).
Vấn đề dạng lưỡi nước tràn đề cập tại mục 1 và 2 phải được giải quyết theo chú thích của 5.2.1.1
5.2.2.4. Đối với đập tràn không có co hẹp bên, lưỡi nước bị ép và khoảng không dưới lưỡi nước chứa đầy nước.
Khi 1,9 > > 0,15 thì lưu lượng phải tính theo công thức 11. Hệ số m0 tính theo các công thức dưới đây:
5.2.2.4.1. Trường hợp nước kiểu hiện rõ (khi đập tràn không phải là đập ngập):
5.2.2.4.2. Trường hợp lưỡi nước bị che lấp (khi đập tràn là đập ngập)
Trong đó motc là hệ số lưu lượng của đập tiêu chuẩn (5.2.1.2). Đập tiêu chuẩn này với đập tràn đang đề cập ở đây có cùng một trị số H và P.
CHÚ THÍCH: Trị số của m0 tính theo công thức (15) khi H = 0,4P; (m0)max = 1,2motc.
5.2.2.5. Khi mực nước ở hạ lưu gần ngay đập tràn cao hơn đỉnh đập thì phải chia làm 2 trường hợp: chảy đáy và chảy mặt để xét. Trường hợp chảy đáy, sau khi chảy qua đỉnh đập, lưỡi nước rót xuống dưới đáy (Hình 16); trường hợp chảy mặt, sau khi chảy qua đỉnh đập, lưới nước sẽ trườn theo mặt nước hạ lưu (Hình 17).
1) Khi ≤ 0,15 bao giờ cũng sẽ có chế độ chảy mặt.
2) Khi ≥ 0,30 bao giờ cũng sẽ có chế độ chảy đáy.
3) Khi 0,15 < < 0,30 có thể sinh ra chế độ chảy mặt, cũng có thể sinh ra chế độ chảy đáy và dòng chảy trong trường hợp này là không ổn định.
Hình 17 - Đập tràn thành mỏng chữ nhật chảy ngập có chế độ không ổn định
5.2.3. Trường hợp đập chảy ngập (Mực nước hạ lưu ngay gần đập tràn cao hơn đỉnh đập)
Hình 18 - Đập tràn thành mỏng chảy ngập
Nếu mực nước hạ lưu gần ngay đập tràn cao hơn đỉnh đập, đồng thời nước ở hạ lưu hoàn toàn không thể luồn vào khoảng không dưới lưỡi nước tràn thì đập coi như bị ngập. Loại đập ngập này dù trong trường hợp chảy đáy hoặc chảy mặt đều tính theo công thức (11), hệ số lưu lượng lấy là:
Trong đó:
motc được xác định theo công thức (10).
σn là hệ số ngập, trong trường hợp 0,15 ≤ ≤ 1,90 và 0 ≤ ≤ 1, 60 thì σn được xác định theo công thức sau:
CHÚ THÍCH:
1. Trong Bảng C.3 đã tính sẵn các trị số σn tính theo công thức (3.14) tùy thuộc vào trị số và
2. Trong trường hợp 0,15 ≤ ≤ 0,25 và 0 ≤ ≤ 0,03 trị số σn tìm được theo công thức (18) lớn hơn thực tế từ 3 % đến 5 %. Do đó trị số σn tìm được theo và phải nhân thêm hệ số 0,96.
5.3. Đập tràn thành mỏng nằm nghiêng (mặt cắt ngang hình chữ nhật)
Trong trường hợp không khí có thể vào tự do phía dưới lưỡi nước tràn và tường đập lại nghiêng thì lưu lượng chảy qua đập tràn không ngập, không co hẹp bên, phải tính theo công thức dưới đây:
Q = k.QH (19)
Trong đó:
QH là lưu lượng tìm bằng cách thay các trị số cho trước H, P, b của đập nghiêng vào trong công thức (9) để tính ra.
k là hệ số hiệu chỉnh, xác định phụ thuộc vào tỷ số (Hình 19 và 20) theo Bảng 3.
CHÚ THÍCH: Điều kiện không ngập của đập tràn thành mỏng nằm nghiêng phải lấy theo 5.2.1.
Bảng 3 - Hệ số hiệu chỉnh k xét tới ảnh hưởng của độ nghiêng thành mỏng đối với trị số lưu lượng
Độ nghiêng của thành đập |
Tỷ số |
|||||||||
thẳng đứng 0 |
1 : 3 |
2 : 3 |
1 : 1 |
2 : 1 |
4 : 1 |
5 : 1 |
6 : 1 |
7 : 1 |
8 : 1 |
|
Nghiêng về thượng lưu (Hình 19) |
1,00 |
0,96 |
0,93 |
0,91 |
− |
− |
− |
− |
− |
− |
Nghiêng về hạ lưu (Hình 20) |
1,00 |
1,050 |
1,087 |
1,112 |
1,135 |
1,103 |
1,090 |
1,078 |
1,066 |
1,055 |
Hình 19 - Đập tràn thành mỏng nằm nghiêng về phía thượng lưu
Hình 20 − Đập tràn thành mỏng nằm nghiêng về phía hạ lưu
5.4. Đập tràn thành mỏng có dạng mặt cắt đặc biệt
5.4.1. Đập tràn thành mỏng có mặt cắt ngang là hình thang
Hình 21 Hình 22
Công thức chung của dạng mặt cắt này là:
Trong đó: m = 0,42 + 0,1n - 0,34θ; θ = nH/b (ở đây n = cotgβ), góc β xem trên Hình 21
Hoặc có thể áp dụng công thức:
Trong đó m = 0,55 - 0,24
Cột nước giới hạn tính toán theo công thức:
Hmin = 0,15b/n.
Hmax = 0,45b/n.
Khi góc a = 14o (Hình 22), trong trường hợp này lấy giá trị m là hằng số m = 0,42. Công thức tính toán như sau: Q = mbH3/2 trong đó m = 1,86 m/s0,5.
5.4.2. Đập tràn thành mỏng có mặt cắt ngang là hình tam giác
Hình 23
Lưu lượng qua tràn có mặt cắt ngang là hình tam giác tính theo công thức:
Khi a = 90o và m= 0,4, khi đó lưu lượng qua tràn có mặt cắt ngang là hình tam giác tính theo công thức sau: Q = 1,4H5/2. (Hình 23)
6. Đập tràn chính diện đỉnh rộng hình chữ nhật
6.1. Định nghĩa, nguyên tắc và sơ đồ tính
6.1.1. Đập tràn đỉnh rộng hình chữ nhật là đập tràn có: chiều cao bất kỳ, ngưỡng tràn nằm ngang, mép thượng lưu và hạ lưu của ngưỡng tràn có hình dạng tùy ý và chiều rộng của ngưỡng tràn nằm ngang phải thỏa mãn điều kiện sau:
(từ 2 đến 3).H ≤ d ≤ (từ 8 đến 10).H (23)
Khi hệ số lưu lượng của đập tràn (xem 3.7) m = 0,30 thì hệ số trong ngoặc ở vế bên phải bất đẳng thức (23) lấy bằng 10; khi m = 0,38 thì lấy bằng 8.
CHÚ THÍCH: nếu d lớn hơn trị số lớn nhất ở vế phải của bất đẳng thức (23) thì đập tràn được tính như sau:
+ Tính toán khả năng tháo của tràn được xem như tính toán kênh hở (không áp), thay đổi dần (vẽ đường mặt nước trong kênh để xác định các tổn thất).
+ Tính toán như đập tràn đỉnh rộng chảy ngập (với mực nước sau cửa vào được tính dẫn từ hạ lưu ngược về thượng lưu - xem sơ đồ Hình 24).
Hình 24 − Sơ đồ đập tràn đỉnh rộng có ảnh hưởng của kênh hạ lưu khi không thỏa mãn công thức (23)
6.1.2. Sơ đồ tính toán của đường mặt nước tự do đối với đập tràn đỉnh rộng phải lấy như sau:
6.1.2.1. Trong trường hợp đập tràn không ngập, như trong Hình 25 a) hoặc 25 b).
Trong Hình 25 và 26 có những ký hiệu dưới đây (ở Điều 3 chưa đề cập đến):
hk độ sâu phân giới (độ sâu tới hạn) đối với kênh tràn hình chữ nhật, tính theo công thức dưới đây:
Trong đó: q là lưu lượng đơn vị tính bằng:
Trường hợp đập không ngập, hk tính theo công thức dưới đây:
Trong đó:
m |
là hệ số lưu lượng, trị số của nó xác định theo 6.2.2. |
K-K |
là đường độ sâu phân giới song song với với đáy kênh tràn (ngưỡng tràn) và cách đáy kênh một khoảng cách bằng hk. |
h1 và h2 |
là chiều sâu cột nước ở cuối đoạn nước vào (mặt cắt 1-1) và ở đầu đoạn nước ra (mặt cắt 2-2) (Hình 25). |
ZT |
là độ chênh ở đoạn vào; |
Z0T |
là độ chênh ở đoạn vào, có tính cả lưu tốc tới gần: (27) |
ZH |
là độ chênh ở đoạn ra. Độ chênh này chia làm 2 loại: độ chênh dương ZH (Hình 25 a) và độ chênh âm ZH (Hình 25 b và Hình 26). |
Zhp |
là chiều cao hồi phục, tức là trị số tuyệt đối của độ chênh âm ở đoạn ra (Hình 25 b và Hình 26). |
Hình 25 - Sơ đồ chảy của đập tràn đỉnh rộng không ngập (a và b) và dạng quá độ của mặt tự do (c)(LT, LH, d1 và d3 trong hình không vẽ theo tỷ lệ)
Hình 26 - Sơ đồ chảy của đập đỉnh rộng chảy ngập (LT, LH, d1 và d3 trong hình vẽ không theo tỷ lệ)
LT |
là chiều dài đoạn dẫn nước vào đập tràn, LT dùng để xác định vị trí mặt cắt T-T tại đó sẽ tính các các đại lượng H, Vo, BT và hT. |
LH |
là chiều dài đoạn dẫn nước ra đập tràn, LH dùng để xác định vị trí mặt cắt H-H tại đó sẽ tính các các đại lượng hH, hn, BH và P. |
d1 |
là chiều dài đoạn nước vào của đập tràn; |
d2 |
là chiều dài của đoạn đập tràn; |
d3 |
là chiều dài đoạn nước ra của đập tràn. |
CHÚ THÍCH:
1) Trong trường hợp đập tràn không ngập (Hình 25) khi chiều sâu hn lớn hơn 0,7H0 thì có thể sinh ra dạng quá độ của đường mặt nước tự do, đặc trưng của nó là ở trên ngưỡng đập sẽ xuất hiện sóng đứng (Hình 25c).
2) Nếu đập tràn là đập có co hẹp bên thì trên ngưỡng đập cũng sẽ có sóng đứng (trên mặt phẳng thì những sóng này xiên).
6.1.3. Đối với đập tràn đỉnh rộng thì chiều dài của đoạn dẫn nước vào phải lấy như sau:
6.1.3.1. Nếu phía trước mép vào của đập tràn không có đoạn hướng nước vào, có dạng cấu tạo riêng hoặc tuy có nhưng chiều dài của nó không lớn hơn (từ 3H đến 5H) và doạn này được tạo thành bởi các mặt cắt thượng lưu của các mố biên và mặt thượng lưu của ngưỡng đập có hướng nghiêng thì chiều dài của đoạn dẫn nước vào xác định theo công thức (5).
6.1.3.2. Nếu chiều dài của đoạn hướng nước bằng (từ 3H đến 5H) đến (từ 15H đến 20H) thì chiều dài của đoạn dẫn nước (LT) có thể lấy bằng chiều dài của đoạn này (tức là mặt cắt T-T xác định tại chỗ bắt đầu của đoạn hướng nước vào).
6.1.3.3. Nếu chiều dài của đoạn hướng nước vào lớn hơn (từ 15H đến 20H) thì chiều dài LT bằng:
LT = từ 15H đến 20H (28)
Hình 27 - Đường cong
dùng để xác định giới hạn ngập của đập đỉnh rộng
(Theo công thức của P.P Tru-ga-ép )
6.1.4. Nếu hn ≥ nH0 (29)
thì đập tràn đỉnh rộng được coi là bị ngập (Hình 25). Trong công thức trên n là hệ số (gọi là chỉ số ngập) có trị số nằm trong phạm vi dưới đây:
0,75 ≤ n ≤ (0,83 đến 0,87) (30)
Dùng biểu đồ trên Hình 27 để xác định trị số chính xác của n, hệ số này phụ thuộc vào hệ số lưu lượng m, (xem 6.2.2) và hệ số mở rộng dòng chảy khi chảy ra hạ lưu nH; trị số nH tính theo công thức sau đây:
trong đó WH là diện tích mặt cắt ướt ở hạ lưu, đo tại mặt cắt H-H (xem hình 26).
Nếu không thỏa mãn điều kiện đã nêu trong công thức (29) thì đập tràn được coi là đập không ngập (Hình 25).
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp nH < 0,05 hoặc nH > 0,98 thì trị số n lấy bằng 0,75.
6.1.5. Trong mọi trường hợp nếu đập tràn đỉnh rộng thỏa mãn được bất đẳng thức dưới đây thì sẽ không xét tới lưu tốc tới gần (V0):
WT > 4(b.H) (32)
Trong đó WT - là diện tích mặt cắt ướt ở thượng lưu đo tại mặt cắt T-T, khi đó lấy:
H0 = H : Z0T = ZT (33)
6.2. Đập tràn đỉnh rộng chảy không ngập
6.2.1. Đập tràn đỉnh rộng không ngập (Hình 25) tính theo công thức dưới đây:
Trong đó: m là hệ số lưu lượng, xác định theo 6.2.2.
Trong trường hợp riêng, thí dụ H, b đã định trước muốn tính lưu lượng Q cũng có thể áp dụng công thức dưới đây:
Trong đó: m0 là hệ số lưu lượng có xét đến lưu tốc gần, hệ số này được xác định theo biểu đồ ở Hình 28 căn cứ vào hệ số lưu lượng m và hệ số co hẹp của dòng chảy khi đi vào kênh tràn:
Trong đó WT giống như 6.1.5.
6.2.2. Khi lập nhiệm vụ thiết kế, cũng như tiến hành gần đúng lần thứ nhất (trường hợp tính bằng phương pháp thử dần) ở giai đoạn Dự án Đầu tư và thiết kế kỹ thuật hệ số lưu lượng của đập tràn đỉnh rộng phải lấy như sau:
6.2.2.1. Đối với các đập tràn có mép vào (nằm ngang hoặc thẳng đứng) vát tròn hoặc vát xiên (hình vẽ trong các bảng số 5; 6; 8 và 9) cũng như trong trường hợp các ngưỡng tràn và mố biên ở phía thượng lưu có hướng nghiêng hoặc vát (về phía hạ lưu) thì lấy m = 0,35.
6.2.2.2. Đối với những đập tràn đỉnh rộng có dạng khác thì lấy m= 0,32.
Khi thiết kế sơ bộ và kỹ thuật, trị số chính xác (cuối cùng) của m phải xác định theo phương pháp của Đ.I. Kumin.
Hình 28 - Các đường cong dùng để xác định hệ số lưu lượng có xét tới lưu tốc tới gần m0 (theo công thức của Cu min)
6.2.2.2.1. Trường hợp đập tràn không có co hẹp bên (b = BT) xác định m theo các Bảng 4; 5 và 6.
Trong 3 bảng này thì m sẽ biến đổi theo những yếu tố dưới đây:
a) Phụ thuộc vào chiều cao tương đối của đập so với thượng lưu, chiều cao tương đối đó là:
b) Phụ thuộc vào trị số đặc trưng cho hình dạng (trong mặt cắt thẳng đứng) mép vào của ngưỡng tràn (xem các sơ đồ ngưỡng tràn trong các bảng và các ký hiệu trên các sơ đồ đó).
6.2.2.2.2. Trường hợp đập không có ngưỡng (tức P1 = 0), khi ≤ 2,0 thì xác định m theo các Bảng từ 7 đến 9, trị số m ghi trong bảng thay đổi theo những yếu tố sau:
a) Phụ thuộc vào chiều rộng tương đối của ngưỡng tràn phía thượng lưu, chiều rộng tương đối đó là:
b) Phụ thuộc vào trị số đặc trưng cho hình dạng (trên mặt phẳng) của mép vào thẳng đứng của đập tràn (xem các sơ đồ trong các bảng và các ký hiệu kèm theo).
6.2.2.2.3. Trong trường hợp chung, khi:
thì trị số m (khi tỷ số ≤ 2,0 ) xác định như sau:
a) Căn cứ vào hình dạng mép của ngưỡng tràn, trị số m tương ứng với hT = ∞ tìm ở một trong 3 bảng: 4; 5 và 6 (ở hàng cuối cùng trong bảng) và biểu thị bằng mh.
b) Căn cứ vào hình dạng mép các mặt vào hoặc mép thẳng đứng của các mố biên, tìm trị số m ứng với bT = 0 ở một trong 3 bảng 7; 8 và 9 (hàng ngang đầu tiên trong bảng) và biểu thị bằng mb.
c) Đem so sánh mh và mb đã tìm được ở các mục a và b nói trên, lúc đó:
- Nếu mh ≤ mb thì trị số m phải xác định theo công thức sau đây:
- Nếu mh ≥ mb thì trị số m phải xác định theo công thức sau đây:
Trong công thức (4.40) và (4.41):
CHÚ THÍCH:
1. Trong công thức (4.40) và (4.41) trị số Fh và Fb có thể coi bằng không khi hT > hch và khi bT < (bT)np. Trị số “cực hạn” hch và (bT)ch có thể căn cứ vào mh và mb tra tìm theo bảng 10 và 11.
2. Nếu hình dạng mép vào của đập tràn (gồm cả mép nằm ngang và mép thẳng đứng) không giống như trong các bảng 4 đến 9 thì trị số m phải được xác định bằng các suy luận theo các số liệu trong các bảng nói trên.
6.2.3. Nếu Q, H0 và b đã biết thì chiều sâu h1 ở mặt cắt 1-1 trên ngưỡng đập tràn không ngập phải xác định theo công thức:
Trong đó:
j là hệ số lưu tốc, trong trường hợp đập tràn không ngập j được xác định tùy thuộc vào trị số m tra ở Bảng 13.
Chiều sâu h2 tại mặt cắt 2-2 lấy bằng: h2 = h1 (45)
Hình 29 - Các đường cong dùng để xác định cột nước H0 của đập đỉnh rộng không ngập và chiều sâu h1 trên đỉnh đập
CHÚ THÍCH: Để giảm nhẹ việc tính toán có thể ứng dụng các đường cong tính toán trên hình 4-6 (xem đường cong biểu diễn K = f(m của biểu đồ này). Nếu m đã biết thì có thể dựa vào đường cong đó tìm được K rồi căn cứ vào công thức dưới đây tính h1.
Cần chú ý, trong trường hợp đập tràn đỉnh rộng không ngập, chiều sâu h1 bao giờ cũng ở trong phạm vi dưới đây:
Bảng 4 − Hệ số lưu lượng m của đập tràn đỉnh rộng không co hẹp bên (b = Bt). Dùng cho các trường hợp mặt thượng lưu đập tràn là nghiêng
cotgθ
|
- ∞ |
- 1,0 |
- 0,5 |
Mặt thẳng đứng (cotgθ = 0) |
0,5 |
1,0 |
1,5 |
2,0 |
≥2,5 |
0,0 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,2 |
0,361 |
0,362 |
0,363 |
0,366 |
0,372 |
0,380 |
0,380 |
0,382 |
0,382 |
0,4 |
0,347 |
0,349 |
0,351 |
0,356 |
0,365 |
0,377 |
0,377 |
0,380 |
0,381 |
0,6 |
0,339 |
0,341 |
0,344 |
0,350 |
0,361 |
0,370 |
0,376 |
0,379 |
0,380 |
0,8 |
0,333 |
0,335 |
0,338 |
0,345 |
0,357 |
0,368 |
0,375 |
0,378 |
0,379 |
1,0 |
0,328 |
0,331 |
0,334 |
0,342 |
0,355 |
0,367 |
0,374 |
0,377 |
0,378 |
2,0 |
0,317 |
0,320 |
0,324 |
0,333 |
0,349 |
0,363 |
0,371 |
0,375 |
0,377 |
4,0 |
0,309 |
0,313 |
0,317 |
0,327 |
0,345 |
0,361 |
0,370 |
0,374 |
0,376 |
6,0 |
0,307 |
0,310 |
0,315 |
0,325 |
0,314 |
0,360 |
0,369 |
0,374 |
0,376 |
8,0 |
0,305 |
0,309 |
0,314 |
0,324 |
0,343 |
0,360 |
0,369 |
0,374 |
0,376 |
∞ |
0,300 |
0,304 |
0,309 |
0,320 |
0,340 |
0,358 |
0,368 |
0,373 |
0,375 |
Bảng 5 - Hệ số lưu lượng của đập tràn đỉnh rộng, không co hẹp bên (b = Bt). Dùng cho các trường hợp mặt thượng lưu của đập tràn là mặt thẳng đứng mép vào uốn cong
|
0,025 |
0,05 |
0,1 |
0,2 |
0,4 |
0,6 |
0,8 |
≥ 1 |
0,0 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,2 |
0,372 |
0,374 |
0,375 |
0,377 |
0,379 |
0,380 |
0,381 |
0,382 |
0,4 |
0,365 |
0,368 |
0,370 |
0,374 |
0,376 |
0,377 |
0,379 |
0,381 |
0,6 |
0,361 |
0,364 |
0,367 |
0,370 |
0,374 |
0,376 |
0,378 |
0,380 |
0,8 |
0,357 |
0,361 |
0,364 |
0,368 |
0,372 |
0,375 |
0,377 |
0,379 |
1,0 |
0,355 |
0,359 |
0,362 |
0,366 |
0,371 |
0,374 |
0,376 |
0,378 |
2,0 |
0,349 |
0,354 |
0,358 |
0,363 |
0,368 |
0,371 |
0,375 |
0,377 |
4,0 |
0,345 |
0,350 |
0,355 |
0,360 |
0,366 |
0,370 |
0,373 |
0,376 |
6,0 |
0,344 |
0,349 |
0,354 |
0,359 |
0,366 |
0,369 |
0,373 |
0,376 |
∞ |
0,340 |
0,346 |
0,351 |
0,357 |
0,364 |
0,368 |
0,372 |
0,375 |
Bảng 6 − Hệ số lưu lượng m của đập tràn đỉnh rộng, không co hẹp bên (b = Bt). Dùng trong trường hợp mặt thượng lưu của đập là mặt thẳng đứng, mép vào vát xiên
|
0,025 |
0,05 |
0,1 |
≥ 0,2 |
0,0 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,2 |
0,.71 |
0,374 |
0,376 |
0,377 |
0,4 |
0,364 |
0,367 |
0,370 |
0,373 |
0,6 |
0,359 |
0,363 |
0,367 |
0,370 |
0,8 |
0,356 |
0,360 |
0,365 |
0,368 |
1,0 |
0,353 |
0,358 |
0,363 |
0,367 |
2,0 |
0,347 |
0,353 |
0,358 |
0,363 |
4,0 |
0,342 |
0,349 |
0,355 |
0,361 |
6,0 |
0,341 |
0,348 |
0,354 |
0,360 |
∞ |
0,337 |
0,345 |
0,352 |
0,358 |
Bảng 7 − Hệ số lưu lượng m của đập tràn không có ngưỡng (P1 = 0). Dùng cho trường hợp mặt thượng lưu của các mố bên bố trí xiên so với hướng nước chảy
cotgHyc
|
- ∞ |
- 1,0 |
- 0,5 |
Mặt thẳng đứng |
0,5 |
1,0 |
2,0 |
3,0 |
0,0 |
0,300 |
0,304 |
0,308 |
0,320 |
0,343 |
0,350 |
0,353 |
0,350 |
0,1 |
0,303 |
0,306 |
0,310 |
0,322 |
0,344 |
0,351 |
0,354 |
0,351 |
0,2 |
0,306 |
0,309 |
0,313 |
0,324 |
0,346 |
0,352 |
0,355 |
0,352 |
0,3 |
0,309 |
0,313 |
0,316 |
0,327 |
0,348 |
0,354 |
0,357 |
0,354 |
0,4 |
0,314 |
0,317 |
0,320 |
0,330 |
0,350 |
0,356 |
0,358 |
0,356 |
0,5 |
0,319 |
0,322 |
0,325 |
0,334 |
0,352 |
0,358 |
0,360 |
0,358 |
0,6 |
0,326 |
0,328 |
0,331 |
0,340 |
0,356 |
0,361 |
0,363 |
0,361 |
0,7 |
0,334 |
0,336 |
0,339 |
0,346 |
0,360 |
0,364 |
0,366 |
0,364 |
0,8 |
0,345 |
0,347 |
0,349 |
0,355 |
0,365 |
0,369 |
0,370 |
0,369 |
0,9 |
0,361 |
0,362 |
0,363 |
0,367 |
0,373 |
0,375 |
0,3 |
0,375 |
1,0 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
CHÚ THÍCH: Trị số m tương ứng với cotgθyc > 0 trong bảng, cũng nên dùng cho đoạn dẫn nước hình loa hợp bởi cánh gà của mố đập.
Bảng 8 − Hệ số lưu lượng m của đập tràn không có ngưỡng (P1 = 0) dùng cho trường hợp mặt thượng lưu mố mố biên thẳng góc với hướng nước chảy với mép vào lượn tròn
|
0 |
0,05 |
0,10 |
0,20 |
0,30 |
0,40 |
≥ 0,50 |
0,0 |
0,320 |
0,335 |
0,342 |
0,349 |
0,354 |
0,357 |
0,360 |
0,1 |
0,322 |
0,337 |
0,344 |
0,350 |
0,355 |
0,358 |
0,361 |
0,2 |
0,324 |
0,338 |
0,345 |
0,351 |
0,356 |
0,359 |
0,362 |
0,3 |
0,327 |
0,340 |
0,347 |
0,353 |
0,357 |
0,360 |
0,363 |
0,4 |
0,330 |
0,343 |
0,349 |
0,355 |
0,359 |
0,362 |
0,364 |
0,5 |
0,334 |
0,346 |
0,352 |
0,357 |
0,361 |
0,363 |
0,366 |
0,6 |
0,340 |
0,350 |
0,354 |
0,360 |
0,363 |
0,365 |
0,368 |
0,7 |
0,346 |
0,355 |
0,359 |
0,363 |
0,366 |
0,368 |
0,370 |
0,8 |
0,355 |
0,362 |
0,365 |
0,368 |
0,371 |
0,372 |
0,373 |
0,9 |
0,367 |
0,371 |
0,373 |
0,375 |
0,376 |
0,377 |
0,378 |
1,0 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
Bảng 9 - Hệ số lưu lượng m của đập không có ngưỡng (P1 = 0) dùng cho trường hợp mặt thượng lưu mố biên thẳng góc với hướng nước chảy, với mép vào vát xiên
|
0 |
0,025 |
0,05 |
0,1 |
≥ 0,2 |
0,0 |
0,320 |
0,335 |
0,340 |
0,345 |
0,350 |
0,1 |
0,322 |
0,337 |
0,341 |
0,346 |
0,351 |
0,2 |
0,324 |
0,338 |
0,343 |
0,348 |
0,352 |
0,3 |
0,327 |
0,341 |
0,345 |
0,349 |
0,354 |
0,4 |
0,330 |
0,343 |
0,347 |
0,351 |
0,356 |
0,5 |
0,334 |
0,346 |
0,350 |
0,354 |
0,358 |
0,6 |
0,340 |
0,350 |
0,354 |
0,357 |
0,361 |
0,7 |
0,346 |
0,355 |
0,358 |
0,361 |
0,364 |
0,8 |
0,355 |
0,362 |
0,364 |
0,366 |
0,369 |
0,9 |
0,367 |
0,371 |
0,372 |
0,374 |
0,375 |
1,0 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
0,385 |
Bảng 10 − Trị số cực hạn hch
mh |
0,3 |
0,31 |
0,32 |
0,33 |
0,34 |
0,35 |
0,36 |
0,37 |
0,38 |
hch |
6,50 |
5,50 |
4,50 |
3,50 |
2,75 |
2,00 |
1,25 |
0,50 |
0 |
Bảng 11 − Trị số cực hạn (bT)ch
mh |
0,3 |
0,31 |
0,32 |
0,33 |
0,34 |
0,35 |
0,36 |
0,37 |
0,38 |
hch |
0,20 |
0,25 |
0,30 |
0,35 |
040 |
0,45 |
0,55 |
0,75 |
1,00 |
Bảng 12 − Hệ số lưu tốc j của đập tràn đỉnh rộng không ngập
mh |
0,3 |
0,31 |
0,32 |
0,33 |
0,34 |
0,35 |
0,36 |
0,37 |
0,38 |
j |
0,943 |
0,950 |
0,956 |
0,963 |
0,970 |
0,976 |
0,983 |
0,990 |
0,996 |
6.2.4. Khi vẽ đường mặt nước tự do của đập tràn không ngập thì phải căn cứ vào LT, H, h1 và h2 tìm được theo 6.1.3; 6.2.1 và 6.2.3. Ngoài ra còn phải xét đến trị số của d1 và d3 dưới đây (Hình 25 và 26).
1. Khi h1 > hn thì: d1 = 2H; d3 = H (48)
2. Khi h1 ≤ hn thì: d1 = 2H; d3 = 0 (49)
CHÚ THÍCH: Độ vượt cao của sóng có thể nằm trên ngưỡng đập tràn nên lấy như sau: Đối với trường hợp chú thích 1 của 6.2 thì lấy bằng hn.
Đối với trường hợp chú thích 2 của 6.2 thì lấy bằng 0,6H0.
6.2.5. Khi căn cứ vào lưu lượng đã biết và lưu tốc bình quân V ở trên ngưỡng đập để tính toán đập tràn đỉnh rộng không ngập, thì ngoài tài liệu đã ghi ở các điều từ 6.2.1 đến 6.2.4 còn phải áp dụng những công thức sau đây:
Trong đó: f và k xác định theo đường cong vẽ trong Hình 29 phụ thuộc vào m.
6.2.6. Khi trên ngưỡng của đập tràn có nhiều mố trụ, trong trường hợp chiều rộng của đập tràn không ngập và bằng chiều rộng của lòng dẫn ở thượng lưu (B=BT), thì lưu lượng chảy qua đập tràn phải tính theo công thức sau:
Trong đó:
B là chiều rộng của đập tràn, bằng khoảng cách giữa 2 mặt trong của tường biên:
B = Σb + Σd (xem Hình 4.30).
Σb là tổng chiều dài tràn nước của tất cả các khoang tràn.
Σd là tổng chiều dày của tất cả các mố trụ.
ε0 là hệ số co hẹp ngang của đập tràn, do các mố trụ gây nên.
m là hệ số lưu lượng chọn theo 6.2.2. với nguyên tắc phải coi mỗi một khoang giữa 2 mố trụ là một đập tràn không ngập riêng rẽ và phải xét đến hình dạng của ngưỡng tràn và mép vào thẳng đứng của đập và mố trụ khi đó trị số b là:
CHÚ THÍCH:
1. Nếu trên đỉnh đập tràn có mố trụ thì trị số của chỉ số ngập n tìm được theo 6.1.4 phải tăng lên 5 %.
2.* Khi B < BT thì cũng vẫn tính toán theo như những chỉ dẫn đã nêu ở trên, nhưng thay công thức (54) bằng công thức dưới đây:
Hình 30 - Sơ đồ xác định chiều rộng đập tràn
6.2.7. Nếu rất nhiều đập tràn không ngập được ngăn bởi nhiều mố trụ thì mỗi đập tràn đều phải căn cứ vào qui định ở các điều nói trên mà lần lượt tính toán.
Ngoài ra, còn phải áp dụng hệ thức về bT và nH dưới đây (hai hệ thức này dung để tìm ra m và n).
6.3. Đập tràn đỉnh rộng chảy ngập
6.3.1. Đập tràn đỉnh rộng chảy ngập (Hình 26) tính theo công thức dưới đây:
Trong đó:
h1 là chiều sâu tại mặt cắt 1-1 xác định theo 6.3.2.
jn là hệ số lưu tốc của đập chảy ngập tra theo Bảng 13 phụ thuộc vào m (6.2.2).
Bảng 13 − Hệ số lưu tốc jn của đập tràn đỉnh rộng chảy ngập
m |
0,30 |
0,31 |
0,32 |
0,33 |
0,34 |
0,35 |
0,36 |
0,37 |
0,38 |
jn |
0,76 0,78* |
0,81 |
0,84 |
0,87 |
0,90 |
0,93 |
0,96 |
0,98 |
0,99 |
(0,78* ứng với trường hợp < 0,85)
6.3.2. Trong công thức (56) chiều sâu h1 trên ngưỡng đập lấy là:
h1 = h2 (59)
h2 tính theo công thức dưới đây:
h1 = h2 - Zhp (60)
Trong đó: Zhp là là chiều cao hồi phục, trị số của nó là:
Zhp = xhp . hk (61)
xhp là độ cao hồi phục tương đối xác định theo biểu đồ ở Hình 31 phụ thuộc vào hệ số mở rộng nH khi dòng chảy đi xuống hạ lưu (xem công thức 31) và phụ thuộc vào độ ngập tương đối xn.
Hình 31 - Đường cong xác định chiều cao hồi phục tương đối xhp của đập đỉnh rộng
Trị số ngập tương đối bằng:
CHÚ THÍCH: Khi lập nhiệm vụ thiết kế và khi tính toán gần đúng lần thứ nhất trong các giai đoạn Dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật (nếu dung phương pháp thử dần) thì không xét đến chiều cao hồi phục mà lấy:
h1 = h2 = h0 (63)
6.3.3. Trong điều kiện đập ngập, khi xác định mặt nước tự do của dòng chảy, phải lấy các trị số LT, H và h1, h2 theo qui định ở các điều 6.1.3; 6.3.1; 6.3.2 và d1; d3 xác định theo công thức (49).
Chiều dài đoạn nước ra LH phải lấy là:
1/ Khi b > BH thì LH = 3(BH - b) (64)
nhưng không được nhỏ hơn 6P.
2/ Khi b ≤ BH thì LH = 12b (65)
nhưng không được nhỏ hơn 6P.
CHÚ THÍCH: Nếu đập tràn có co hẹp ngang thì trị số độ vượt cao của sóng đứng có thể trên ngưỡng tràn (xem chú thích 2 của 6.1.2) phải lấy là h0 + 0,1Z.
6.3.4. Khi tính đập tràn đỉnh rộng chảy ngập, nếu căn cứ vào lưu lượng và lưu tốc trung bình V trên ngưỡng tràn đã biết, thì ngoài việc phải tuân theo những qui định của 6.3.1 đến 6.3.3 ra, còn phải sử dụng những công thức dưới đây:
Trong công thức jn chọn theo Bảng 13 phụ thuộc vào m.
6.3.5. Nếu đập tràn đỉnh rộng chảy ngập có các mố trụ thì phải tính toán theo công thức dưới đây:
Σb là tổng chiều dài tràn nước của tất cả các khoang tràn.
Trong đó:
jn, h1 có thể tính theo trường hợp không có mố trụ (6.3.1 và 6.3.2)
jg là hệ số phụ thêm của lưu tốc ε0 ≥ 0,80 thì trị số của nó tính theo công thức:
jg = 0,5ε0 + 0,5 (69)
Do ảnh hưởng của các mố trụ, hệ số co hẹp ngang của đập tràn ε0 tính theo công thức (53).
CHÚ THÍCH:
1. Khi ε0 > 0,96 thì không tính đến ảnh hưởng của mố trụ đối với dòng chảy.
Khi 0,8 < ε0 < 0,86 và mép vào của mố trụ uốn tròn thì hệ số jg tính được theo công thức (69) phải tăng thêm 2 %.
2. Các vấn đề ngập của đập tràn có mố trụ thì phải tính theo chú thích 1 của 6.2.6.
6.3.6. Khi có nhiều đập tràn chảy ngập ngăn cách bới các mố trụ thì mỗi đập tràn cần được tính riêng theo các điều đã qui định ở trên, trị số bT và nH xác định theo các công thức (56) và (57).
7. Đập tràn chính diện hình chữ nhật có mặt cắt thực dụng
7.1. Phân loại và nguyên tắc tính toán
Đập tràn có mặt cắt thực dụng chia làm 3 loại sau đây:
7.1.1. Đập tràn có chân không, có đặc trưng chung là ở đỉnh đập (hoặc ở gần đó) xuất hiện chân không.
7.1.2. Đập không có chân không, loại thông thường có đặc trưng chung là ở đỉnh đập (hay gần đó) có áp lực dương. Áp lực dương so với áp lực không khí chênh lệch rất nhỏ (cho nên trong thực tế, áp lực này thường lấy bằng áp lực không khí).
7.1.3. Đập tràn không có chân không và có đỉnh đập to, được đặc trưng là ở đỉnh đập và gần đó có áp lực dương, nhưng áp lực này lớn hơn so với áp lực không khí.
CHÚ THÍCH:
1. Với một đập tràn nhất định, tùy theo sự thay đổi của trị số H mà đập có lúc làm việc theo kiểu chân không; có lúc lại là kiểu không chân không và có khi giống đập đỉnh to.
2.* Cần phải chú ý phân biệt trường hợp chảy qua đập tràn, có đỉnh là “thành mỏng” (xem Điều 4), mặt thượng lưu và hạ lưu của đập không song song với nhau và không khí có thể tự do lọt xuống dưới làn nước tràn.
Đập có mặt cắt thực dụng, hoặc nhiều đập có mặt cắt thực dụng ngăn cách bởi những trụ, mà đỉnh đập cùng trên một cao độ, thì phải tính theo công thức dưới đây:
Trong đó:
Σb là tổng chiều dài tràn nước của tất các khoang tràn. Khi đập tràn chỉ có một khoang Σb = b.
sn là hệ số ngập chọn theo 7.3.
ε là hệ số co hẹp ngang, chọn theo 7.4.
m là hệ số lưu lượng, chọn theo các điều 7.6.1 đến 7.9.3.
Trong trường hợp đặc biệt, khi tính lưu lượng Q theo H và b, thì thay công thức (70) bằng công thức dưới đây:
Trong đó: m0 là hệ số lưu lượng đã xét đến lưu tốc tới gần.
Tích số (σn, ε, m0) trong công thức (71) có thể căn cứ vào trị số của (σn, ε, m) và νT xác định theo biểu đồ Hình 28, nhưng lúc đó trục tung độ không phải là m mà là (σn, ε, m) và đường cong không phải là m0 mà là (σn, ε, m0).
Khi tính νT thì phải dùng công thức (36), nhưng b trong công thức phải thay bằng Σb.
CHÚ THÍCH:
1. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu thỏa mãn bất đẳng thức:
(trong công thức WT, là diện tích mặt cắt ướt đo tại mặt cắt T-T ở thượng lưu (mục 3 Hình 3) thì lưu tốc tới gần V0 không cần tính và lấy:
H0 = H; m0 = m (73)
2. Nếu hệ số lưu lượng m của đập nào đó chưa được qui định trong mục 7.1 thì phải xác định theo các số liệu ghi trong 7.5 đến 7.8.
Trong trường hợp cần phải chính xác Q với với độ chính xác cao hơn 10 % thì kết quả tính toán phải được chính xác hóa bằng các thí nghiệm trong phòng.
7.3.1. Trị số của hệ số ngập sn trong công thức (70) và (71) phải lấy như sau.
7.3.2. Nếu dòng chảy ở hạ lưu ngay sát đập có trạng thái chảy xiết (chủ yếu do nước nhảy xa tạo thành) thì đập tràn này luôn luôn là đập không ngập, có hệ số ngập sn =1.
7.3.3. Nếu dòng chảy ở hạ lưu ngay sát đập có trạng thái chảy êm (chủ yếu do nước nhảy ngập tạo thành) thì đập tràn này cũng có thể là đập tràn không ngập, hoặc là đập tràn ngập, trong trường hợp đó, trị số sn phụ thuộc vào tỷ số đã xác định (định nghĩa của hn xem mục 3).
Đồng thời:
a) Nếu đập tràn thuộc loại chân không và đỉnh của nó là hình elíp (xem Phụ lục A) thì trị số sn phải xác định theo đường cong kinh nghiệm ở Hình 32;
b) Nếu đập tràn thuộc loại không chân không Cơ-ri-ghe Ô-phi-xê-rốp (Xem Phụ B) thì sn xác định theo Bảng 14, đối với loại đập này, khi ≤ 0 , thì đập tràn là đập không ngập, hệ số ngập σn = 1,0.
Hình 32 - Đồ thị xác định hệ số ngập σn
CHÚ DẪN:
1- Đập có chân không;
2- Đập không chân không;
3- Đập tràn đỉnh rộng
Bảng 14 - Hệ số ngập sn của đập không chân không Cơ-ri-ghe Ô-phi-xê-rốp
|
≤ 0 |
0,05 |
0,10 |
0,15 |
0,20 |
0,25 |
0,30 |
0,35 |
0,40 |
0,45 |
0,50 |
σn |
1,00 |
0,999 |
0,998 |
0,997 |
0,996 |
0,994 |
0,991 |
0,988 |
0,983 |
0,978 |
0,972 |
|
0,55 |
0,60 |
0,65 |
0,70 |
0,75 |
0,80 |
0,85 |
0,90 |
0,95 |
1,00 |
σn |
0,965 |
0,957 |
0,947 |
0,933 |
0,91÷0,80 |
0,76 |
0,70 |
0,59 |
0,41 |
0 |
CHÚ THÍCH:
1. Trong trường hợp σn < 1,0 (xem 7.3): nếu yêu cầu độ chính xác của trị số σn tính toán cao hơn 10 % (khi < 0,7) hoặc cao hơn 30 % (khi ≥ 0,7) thì vấn đề ngập của đập phải chính xác hóa bằng các thí nghiệm trong phòng. Chỉ đối với đập không có chân không Cơ-ri-ghe Ô-phi-xê-rôp có < 0,70 thì mới không cần chính xác hóa thêm bằng các thí nghiệm trong phòng.
2. Ở hạ lưu của đập có sinh ra nước nhảy hay không (quan hệ đến việc xác định trạng thái dòng chảy ở hạ lưu) được giải quyết theo chú thích của 5.2.1.1, nhưng lúc đó không dùng đến đường biểu diễn trên biểu đồ Hình 12 mà dùng biểu đồ hình 5.2. Trên biểu đồ này mỗi đường cong tương ứng với một trị số của hệ số lưu lượng khác nhau (m).
Hình 33 - Các đường cong để xác định độ chênh tương đối tới hạn của đập thực dụng
7.4.1. Khi xác định hệ số co hẹp ngang ε trong công thức (70) và (71), phải tuân theo những qui định dưới đây:
7.4.1.1. Khi ≤ 1,0 (75)
thì hệ số ε xác định như sau:
a) Đập tràn chỉ có một khoang (không có mố trụ):
trong đó:
xk. là hệ số giảm lưu lượng do ảnh hưởng của hình dạng mép vào tường biên; xác định theo Hình 34. Trên Hình 34 đã nêu lên 3 trị số xk của 3 loại mép vào của tường biên có hình dạng khác nhau.
Hình 34 - Các loại mép vào của tường biên
b) Đập tràn có nhiều khoang giống nhau được ngăn cách bởi những mố trụ có hình dạng như nhau (chiều dày là d) và đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện dưới đây:
(trong công thức, Σd là tổng số chiều dày của tất cả các mố trụ) thì hệ số ε quyết định theo công thức dưới đây:
trong đó:
n là số khoang tràn.
x0 là hệ số giảm lưu lượng do ảnh hưởng của hình dạng của mố trụ trên mặt bằng (Hình 35 và 36) và vị trí tương đối giữa mặt giáp nước hoặc cạnh giáp nước của các mố trụ với mặt thượng lưu của đập (Hình 37).
Khi < 0,75 , trị số x0 lấy theo Bảng 15
Khi ≥ 0,75 , trị số x0 lấy theo Bảng 16.
Hình 35 - Hình dạng cửa vào mố trụ
Hình 36 - Mặt bằng mố trụ
c) Khi mố trụ có hình dạng như nhau chia đập thành nhiều khoang giống nhau, nhưng nếu một trong hai điều kiện của hệ thức (77) không thỏa mãn thì hệ số ε vẫn xác định theo công thức (76) nhưng xk trong công thức (78) phải thay bằng x0 cho phù hợp với hình dạng của mố trụ trên mặt bằng (xem Bảng 15 và 16).
Hình 37 - Vị trí tương đối mặt giáp nước của mố trụ với mặt thượng lưu đập
Bảng 15 - Hệ số giảm lưu lượng ξ0 khi < 0,75
Hình dạng trên mặt bằng của mố trụ ở phía thượng lưu |
Khoảng cách lo đo theo phương nằm ngang của hướng nước chảy từ cạnh giáp nước của trụ tới mặt thượng lưu của đập |
Chú thích |
|||
l0 = H0 |
l0 = 0,5H0 |
l0 = 0 |
l0 = -0,3H0 |
||
Hình chữ nhật (Hình 35a) |
0,2 |
0,4 |
0,8 |
- |
Khi cạnh giáp nước (hay mặt giáp nước) của trụ nằm nhô về phía trước trước mặt thượng của thành đập thì l0 có trị số là dương |
Hình lượn cong (Hình 35b) |
0,15 |
0,30 |
0,45 |
0 |
|
Hình con thoi (Hình 35c) |
0,10 |
0,15 |
0,25 |
0 |
Bảng 16 - Hệ số giảm lưu lượng x0 khi < 0,75
Hình dạng mố trụ trên mặt bằng |
Tỷ số |
Chú thích |
|||||
0,75 |
0,80 |
0,85 |
0,90 |
0,95 |
1,00 |
||
Hình chữ nhật Hình 36a) |
0,80 |
0,86 |
0,92 |
0,98 |
1,00 |
1,00 |
Trong trường hợp này, lưu lượng chảy qua đập tràn phụ thuộc vào hình dạng của trụ đập cả 2 phía: thượng và hạ lưu. |
Hình lượn cong ở cả thượng và hạ lưu (Hình 36b) |
0,45 |
0,51 |
0,57 |
0,63 |
0,69 |
0,70 |
|
Hình con thoi (Hình 36c) |
0,25 |
0,32 |
0,39 |
0,46 |
0,53 |
0,60 |
7.4.1.2. Khi (79)
Hệ số ε vẫn tính toán như trường hợp ≤ 1,0 nói trên, tức là dùng công thức (76) hoặc (78), hoặc lấy x0 thay cho xk sau đó dùng công thức (78) - (xem Hình 35a, 35b, 35c và 36a, 36b, 36c ở trên) nhưng trong công thức đó phải lấy tỷ số = 1,0 (bất luận trị số thực của nó là bao nhiêu).
CHÚ THÍCH 1: Khi đập chỉ mở một vài cửa thì hệ số co hẹp ngang vẫn phải tính như trên, nhưng phải xem mố trụ ở hai bên khoang tràn có cửa mở như tường biên của đập (tường biên này có trị số x0 riêng).
CHÚ THÍCH 2: Khi đỉnh đập có nhiều mố trụ (xem 7.2) thì trị số ε tìm được (tính ra theo trường hợp không có mố trụ) phải giảm bớt đi 5 % đến 10 %.
CHÚ THÍCH 3: Khi cần xác định ε với độ chính xác cao hơn 10 %, thì vấn đề co hẹp bên phải được chính xác hóa bằng các thí nghiệm trong phòng.
Có thể tính toán hệ số co hẹp bên ε theo công thức sau:
Trong đó:
Kb là hệ số xét đến co hẹp bên của dòng chảy được xác định theo công thức:
BT’ là chiều rộng tính toán ở thượng lưu được xác định theo trung bình số học của chiều rộng ở thượng lưu (nằm trong phạm vi giữa MNDBT và cao trình ngưỡng tràn). Khi có nhiều khoang cửa thì BT’ được xác định chi tiết đối với mỗi khoang cửa theo phương pháp phân đoạn (xem Hình 38)
Kr1 và Kr2 hệ số có xét đến các mố trụ nhỏ và được tính toán theo công thức:
Kl là hệ số xét đến sự nhô về (kéo dài ra) mặt thượng lưu của các trụ hoặc các mố ở thượng lưu một khoảng cách l0 từ đập tràn (Xem Hình 37):
Trong đó: Vl là vận tốc trung bình trên phần mặt thượng lưu của mố dài ∆Li; L = là chiều dài xác định trên Hình 37 (L = LAB + LBC)
Hình 38 - Sơ đồ xác định chiều rộng tính toán ở thượng lưu khi có nhiều cửa
7.5. Hệ số lưu lượng m của đập chân không, đỉnh elíp (ellipse) (xem phụ lục A) phải tra theo bảng 17 phụ thuộc vào đại lượng và
Trong đó: rf là bán kính giả định của đỉnh đập.
là tỷ số giữa trục dài với trục ngắn của hình elíp ở đỉnh đập (xem phụ lục A).
Bảng 17 - Hệ số lưu lượng m của đập chân không, đỉnh elíp
|
|
||
3,0 |
2,0 |
1,0 |
|
1,0 |
0,495 |
0,487 |
0,486 |
1,2 |
0,509 |
0,500 |
0,497 |
1,4 |
0,520 |
0,512 |
0,506 |
1,6 |
0,530 |
0,521 |
0,513 |
1,8 |
0,537 |
0,531 |
0,521 |
2,0 |
0,544 |
0,540 |
0,526 |
2,2 |
0,551 |
0,548 |
0,533 |
2,4 |
0,557 |
0,554 |
0,538 |
2,6 |
0,562 |
0,560 |
0,543 |
2,8 |
0,566 |
0,565 |
0,549 |
3,0 |
0,570 |
0,569 |
0,553 |
3,2 |
0,575 |
0,573 |
0,557 |
3,4 |
0,577 |
0,577 |
0,560 |
Hình 39 - Mặt cắt đập không chân không Cơ-ri-ghe Ô-phi-xê-rốp
Hình 40 - Các kiểu hình dạng đập không chân không Cơ-ri-ghe Ô-phi-xê-rốp
7.6. Hệ số lưu lượng m của đập không chân không Cơ-ri-ghe Ô-phi-xê-rốp
7.6.1. Khi P1 ≥ 3H, hệ số lưu lượng m của đập không chân không này (xem Phụ lục B và Hình 39 đối với trường hợp tổng quát, hoặc Hình 40 đối với trường hợp đặc biệt) phải tính theo công thức sau:
trong đó:
mr là hệ số lưu lượng dẫn xuất, mr = 0,504 (82)
σf là hệ số hình dạng lấy theo Bảng 17, phụ thuộc vào các đại lượng aT, aH và (Hình 39 và Hình 40).
σH là độ chênh cột nước, lấy theo bảng 19, phụ thuộc vào αT và . Ở đây Hđh là cột nước định hình mặt cắt, tức là cột nước dùng để vẽ đoạn cong chủ yếu C-D của đập (xem Phụ lục B).
Bảng 18 - Hệ số; hình dạng σf của đập tràn không chân không Cơ-ri-ghe Ô-fi-xê-rốp
aT (độ) |
aH (độ) |
|
||||
0 |
0,3 |
0,6 |
0,9 |
1,0 |
||
15 |
15 |
0,88 |
0,878 |
0,855 |
0,850 |
0,933 |
|
30 |
0,910 |
0,908 |
0,885 |
0,880 |
0,974 |
|
45 |
0,924 |
0,922 |
0,899 |
0,892 |
0,993 |
|
60 |
0,927 |
0,925 |
0,902 |
0,895 |
1,000 |
25 |
15 |
0,895 |
0,893 |
0,880 |
0,888 |
0,933 |
|
30 |
0,926 |
0,824 |
0,912 |
0,920 |
0,974 |
|
45 |
0,942 |
0,940 |
0,928 |
0,934 |
0,993 |
|
60 |
0,946 |
0,944 |
0,932 |
0,940 |
1,000 |
35 |
15 |
0,905 |
0,904 |
0,897 |
0,907 |
0,933 |
|
30 |
0,940 |
0,939 |
0,932 |
0,940 |
0,974 |
|
45 |
0,957 |
0,956 |
0,949 |
0,956 |
0,993 |
|
60 |
0,961 |
0,960 |
0,954 |
0,962 |
1,000 |
45 |
15 |
0,915 |
0,915 |
0,911 |
0,919 |
0,933 |
|
30 |
0,953 |
0,953 |
0,950 |
0,956 |
0,974 |
|
45 |
0,970 |
0,970 |
0,966 |
0,973 |
0,993 |
|
60 |
0,974 |
0,974 |
0,970 |
0,978 |
1,000 |
55 |
15 |
0,923 |
0,923 |
0,922 |
0,927 |
0,933 |
|
30 |
0,962 |
0,962 |
0,960 |
0,964 |
0,974 |
|
45 |
0,981 |
0,981 |
0,980 |
0,983 |
0,993 |
|
60 |
0,985 |
0,985 |
0,984 |
0,989 |
1,000 |
65 |
15 |
0,927 |
0,927 |
0,926 |
0,929 |
0,933 |
|
30 |
0,969 |
0,969 |
0,968 |
0,970 |
0,974 |
|
45 |
0,987 |
0,987 |
0,986 |
0,988 |
0,993 |
|
60 |
0,993 |
0,993 |
0,993 |
0,995 |
1,000 |
75 |
15 |
0,930 |
0,930 |
0,930 |
0,930 |
0,933 |
|
30 |
0,972 |
0,972 |
0,972 |
0,972 |
0,974 |
|
45 |
0,992 |
0,992 |
0,992 |
0,992 |
0,993 |
|
60 |
0,998 |
0,998 |
0,998 |
0,999 |
1,000 |
85 |
15 |
0,933 |
0,933 |
0,933 |
0,933 |
0,933 |
|
30 |
0,974 |
0,974 |
0,974 |
0,974 |
0,974 |
|
45 |
0,993 |
0,993 |
0,993 |
0,993 |
0,993 |
|
60 |
1,000 |
1,000 |
1,000 |
1,000 |
1,000 |
95 |
15 |
0,933 |
- |
- |
- |
0,933 |
|
30 |
0,974 |
- |
- |
- |
0,974 |
|
45 |
0,993 |
- |
- |
- |
0,993 |
|
60 |
1,000 |
- |
- |
- |
1,000 |
CHÚ THÍCH: Khi aH > 60o trị số σf vẫn lấy theo trường hợp aH = 60o.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.