SẢN PHẨM THÉP CÁN NGUỘI MẠ THIẾC - THÉP TẤM ĐEN
Cold-reduced tinmill products - Blackplate
Lời nói đầu
TCVN 8994:2021 thay thế TCVN 8994:2011 (ISO 11951:1995).
TCVN 8991:2021 được biên soạn trên cơ sở tham khảo ISO 11951:2016.
TCVN 8994:2021 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SẢN PHẨM THÉP CÁN NGUỘI MẠ THIẾC - THÉP TẤM ĐEN
Cold-reduced tinmill products - Blackplate
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho thép tấm đen cán nguội một lần và hai lần ở dạng cuộn được sử dụng trong chế tạo thép tấm mạ thiếc bằng điện phân hoặc thép mạ crom/crom oxit bằng điện phân (ECCS) phù hợp với TCVN 8991 hoặc TCVN 8993.
Thép tấm đen cán nguội một lần thường được quy định theo các chiều dày danh nghĩa là các bội số của 0,005 mm, từ 0,150 mm đến và bao gồm 0,600 mm. Thép tấm đen cán nguội hai lần thường được quy định theo các chiều dày danh nghĩa là bội số của 0,005 mm, từ 0,100 mm đến và bao gồm 0,360 mm.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cuộn thép có các chiều rộng cán danh nghĩa nhỏ nhất 600 mm1) với các mép được xén hoặc không xén.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì chỉ áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, nếu có.
TCVN 197-1 (ISO 6892-1), Vật liệu kim loại - Thử kéo- Phần 1: Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng.
TCVN 257-1 (ISO 6508-1), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Rockwell - Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T)
TCVN 4399 (ISO 404), Thép và các sản phẩm thép - Yêu cầu kỹ thuật chung khi cung cấp.
TCVN 8991 (ISO 11949), Sản phẩm thép cán nguội mạ - Thép tấm mạ thiếc bằng điện phân.
TCVN 8993 (ISO 11950), Sản phẩm thép cán nguội mạ - Thép mạ crom/crom oxit bằng điện phân.
TCVN 11236 (ISO 10474), Thép và các sản phẩm thép - Tài liệu kiểm tra.
ISO 4288, Geometrical product specifications (GPS) - Surface textecre: Profil method - Rules and procedures for the assessment of surface texture (Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) - cấu trúc bề mặt: Phương pháp profin - Các quy tắc và quy trình đánh giá cấu trúc bề mặt).
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1
Thép tấm đen (blackplate)
Thép cacbon thấp, mềm cán nguội, thường được bôi dầu, dùng để chế tạo thép tấm mạ thiếc bằng điện phân hoặc thép mạ crom/crom oxit bằng điện phân (ECCS) phù hợp với TCVN 8991 hoặc TCVN 8993. Thép tấm đen được ký hiệu là “SPB”.
3.2
Cán nguội một lần (single cold reduced)
Dạng sản phẩm trong đó thép tấm đen đã được cán tới chiều dày yêu cầu trên máy cán nguội và sau đó được ủ và cán là.
3.3
Cán nguội hai lần (double cold reduced)
Dạng sản phẩm trong đó thép tấm đen đã được cán nguội chính lần thứ hai sau khi ủ.
3.4
Ủ theo mẻ (batch annealed / box annealed / BA)
Lô thép được ủ theo một quá trình trong đó băng (dải) thép cán nguội được ủ ở dạng cuộn trong môi trường khí bảo vệ với chu kỳ thời gian - nhiệt độ được xác định trước.
3.5
Ủ liên tục (continuously annealed / CA)
Lô thép được ủ theo một quá trình trong đó các cuộn thép cán nguội được dỡ ra và được ủ ở dạng băng (dải) trong môi trường khí bảo vệ.
3.6
Hoàn thiện bề mặt (finish)
Dạng bề mặt ngoài của thép tấm đen do sự chuẩn bị bề mặt có kiểm soát của các trục công tác dùng cho giai đoạn cán lần cuối.
3.6.1
Hoàn thiện làm nhẵn (smooth finish)
Hoàn thiện bề mặt do sử dụng các trục công tác của máy cán là đã được mài tới độ nhám thấp.
CHÚ THÍCH: Sự hoàn thiện này được sử dụng trong sản xuất thép tấm mạ thiếc được hoàn thiện làm sáng bóng hoặc thép mạ crom/crom oxit bằng điện phân (ECCS) được hoàn thiện làm sáng bóng.
3.6.2
Hoàn thiện tạo vân mài (stone finish)
Hoàn thiện bề mặt được đặc trưng bởi kết cấu vân mài có hướng do sử dụng các trục công tác của giá cán lần cuối đã được mài tới mức độ nhám cao hơn độ nhám dùng cho hoàn thiện làm nhẵn bề mặt.
3.6.3
Hoàn thiện làm bóng mờ (matt finish)
Hoàn thiện bề mặt do sử dụng các trục công tác của máy cán là có cấu trúc bề mặt mờ đục được tạo thành bởi phun bi, cấu trúc phóng điện (EDT), cấu trúc phóng chùm tia điện tử (EBT) hoặc phương pháp thích hợp khác.
3.7
Cuộn (thép) (coil)
Sản phẩm dạng băng (dải) được cán phẳng và được cuộn đều đặn thành các lớp xếp chồng lên nhau để tạo thành một cuộn có các mặt bên gần như phẳng.
3.8
Độ cong mép theo chiều dọc (longitudinal bow / line bow)
Độ cong còn dư trên băng (dải) thép dọc theo phương cán.
3.9
Độ cong mép theo chiều ngang (transverse bow / cross bow)
Dạng độ cong trên băng (dải) thép làm cho khoảng cách giữa các mép (cạnh) của nó song song với phương cán nhỏ hơn chiều rộng của băng (dải) thép.
3.10
Độ cong vênh ở vùng giữa (centre fullness / centre bucle / full centre)
Độ dịch chuyển thẳng đứng cách quãng hoặc độ sóng trên băng (dải) thép xảy ra bên trong băng (dải) thép khác với tại mép băng (dải) thép.
CHÚ THÍCH: Xem Hình 6.
3.11
Độ sóng tại mép (edge wave)
Độ dịch chuyển thẳng đứng cách quãng xảy ra tại mép băng (dải) thép khi đặt băng (dải) thép trên một bề mặt bằng phẳng.
CHÚ THÍCH: Thông số này chỉ áp dụng được cho vật liệu được cung cấp ở dạng được xén mép.
3.12
Độ dát mỏng tại mép (feather edge / transverse thickness profile)
Độ biến đổi chiều dày được đặc trưng bằng sự giảm chiều dày gần tới các mép theo chiều vuông góc với phương cán.
CHÚ THÍCH: Thông số này chỉ áp dụng được cho vật liệu được cung cấp ở dạng được xén mép.
3.13
Độ cong vênh của mép (edge camber)
Độ sai lệch của mép (cạnh) cuộn/ lá thép so với một đường thẳng tạo thành dây cung của đường cong vênh.
3.14
Rìa mép cắt (burr)
Kim loại bị dịch chuyển ra phía bề mặt sau của băng (dải) thép do tác động của cắt đứt
3.15
Chiều rộng cán (rolling width)
Chiều rộng của băng (dải) thép cán vuông góc với phương cán.
3.16
Lô hàng (sản phẩm) (consignment)
Số lượng vật liệu được chế tạo có cùng một đặc tính kỹ thuật và sẵn có để gửi đi cùng một lúc.
3.17
Palet (pallet)
Đế có dạng tấm phẳng trên đó đặt một cuộn thép để dễ dàng cho việc vận chuyển.
3.18
Ảnh hưởng của tấm đỡ mẫu thử độ cứng (anvil effect)
Ảnh hưởng mà một tấm đỡ cứng có thể được tạo ra đối với trị số độ cứng đo được khi thực hiện phép thử độ cứng trên vật liệu rất mỏng được đỡ trên đe này.
4 Điều kiện kỹ thuật chung khi cung cấp
Trong các trường hợp khi điều kiện kỹ thuật chung khi cung cấp không được quy định trong tiêu chuẩn này thì phải áp dụng TCVN 4399 (ISO 404).
Các loại thép dùng cho tiêu chuẩn này thường được phân loại là thép không hợp kim chất lượng.
6 Thông tin do khách hàng cung cấp
Theo tiêu chuẩn này, thép tấm đen được ký hiệu dưới dạng phân loại loại thép dựa trên các giá trị độ cứng Rockwell HR 30Tm hoặc dựa trên các đặc tính giới hạn bền kéo. Đối với các yêu cầu về độ cứng, các ký hiệu loại thép được cho trong Bảng A.1 dùng cho thép tấm đen cán nguội một lần và trong Bảng A.2 dùng cho thép tấm đen cán nguội hai lần. Đối với các yêu cầu về đặc tính chịu kéo, các ký hiệu loại thép được cho trong Bảng B.1.
Thép tấm đen thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này phải được ký hiệu bởi các đặc trưng theo trình tự sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 8994;
b) Ký hiệu loại thép phù hợp với Bảng A.1, Bảng A.2 hoặc Bảng B.1;
c) Dạng ủ được nhà sản xuất sử dụng (xem 7.2);
d) Loại hoàn thiện bề mặt (xem 7.3);
e) Các kích thước của chiều dày và chiều rộng, tính bằng milimet;
f) Mép như khi cán hoặc được xén.
VÍ DỤ:
Cuộn thép tấm đen cán nguội một lần phù hợp với tiêu chuẩn này, loại thép T61, được ủ liên tục (CA), hoàn thiện tạo vân mài, có chiều dày 0,220 mm, và chiều rộng 800 mm sau xén mép phải được ký hiệu:
TCVN 8994 - T61 CA - tạo vân mài - 0,220 x 800 xén mép
Cuộn thép tấm đen cán nguội hai lần phù hợp với tiêu chuẩn này, loại thép T75, ủ liên tục (CA), hoàn thiện tạo vân mài, có chiều dày 0,180 mm và chiều rộng với các mép như khí cán (không xén mép) 750 mm phải được ký hiệu:
TCVN 8994 - T75 CA - tạo vân mài - 0,180 x 750 không xén mép
Cuộn thép tấm đen phù hợp với tiêu chuẩn này, loại thép TH415, ủ liên tục (CA), tạo vân mài (ST), có chiều dày 0,200 mm, và chiều rộng với các mép như khi cán 750 mm phải được ký hiệu:
TCVN 8994 - TH415 CA - ST - 0,200 x 750 không xén mép
Cuộn thép tấm đen phù hợp với tiêu chuẩn này, loại thép TS520, ủ theo mẻ (BA), hoàn thiện tạo vân mài, có chiều dày 0,140 mm, và chiều rộng 844 mm sau khi xén mép, phải được ký hiệu:
TCVN 8994 - TS520 BA - tạo vân mài - 0,140 x 844 xén mép
Phải đưa ra thông tin sau trong thư hỏi đặt hàng và đơn đặt hàng để giúp cho nhà sản xuất cung cấp vật liệu đúng và chính xác.
a) Ký hiệu như đã cho trong 6.1;
b) Số lượng được biểu thị trên cơ sở khối lượng, ví dụ 50 tấn thép lá, 100 tấn thép cuộn;
c) Khối lượng nhỏ nhất và lớn nhất của cuộn thép, đường kính ngoài nhỏ nhất và lớn nhất của cuộn thép, đường kính trong của cuộn thép, lõi ở vị trí thẳng đứng hoặc nằm ngang và chiều cuộn (quấn) (xem 15.1, Phụ lục F);
d) Cuộn thép phải được cung cấp ở dạng có xén mép hay không xén mép;
e) Cuộn thép phải được phủ bằng dầu thích hợp hoặc không phủ dầu;
f) Tài liệu kiểm tra khác tài liệu do nhà sản xuất cung cấp (xem Điều 14).
CHÚ THÍCH: Loại thép thích hợp là loại thích hợp cho các nguyên công tạo hình như dập, kéo, rút, gấp nếp, gấp mép, uốn cong và thích hợp cho công việc lắp ráp như tạo hình mối nối và hàn. Lựa chọn loại thép rất quan trọng đối với sử dụng cuối cùng.
Khi đặt hàng, khách hàng phải cung cấp tất cả các thông tin cần thiết có liên quan sau:
a) Các phương tiện sản xuất mà khách hàng dự tính sẽ thích hợp với thép tấm đen được đặt hàng;
b) Sự sử dụng cuối cùng theo dự định.
7 Đặc điểm của quá trình chế tạo
7.1 Chế tạo
Trừ khi có quy định khác, phải sử dụng thép đúc liên tục được khử oxy hoàn toàn. Ví dụ về các loại thép tấm đen được giới thiệu trong Phụ lục C.
Phải thiết kế loại thép của thép tấm đen để đảm bảo an toàn cho thực phẩm khi thép tấm đen được sử dụng cho ứng dụng trong ngành thực phẩm. Khách hàng nên quan tâm đến các quy định của nhà nước hiện có hiệu lực có thể áp đặt các giới hạn cho một số chi tiết.
Các phương pháp chế tạo thép tấm đen là lĩnh vực của nhà sản xuất và không được quy định trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất nên cung cấp cho khách hàng các chi tiết của quá trình chế tạo để giúp cho khách hàng sử dụng có hiệu quả thép tấm đen.
7.2 Ủ
Thép tấm đen phải được ủ theo mẻ (BA) hoặc ủ liên tục (CA) và khách hàng phải quy định quá trình ủ tại thời điểm đặt hàng.
7.3 Hoàn thiện bề mặt
Thép tấm đen thường có thể có các dạng hoàn thiện bề mặt được giới thiệu trong Bảng 1. Loại hoàn thiện bề mặt được ký hiệu bằng hoàn thiện bề mặt thép tấm đen hoặc bằng mã như đã cho trong Bảng 1.
Bảng 1 - Các loại hoàn thiện bề mặt điển hình dùng cho thép tấm đen
Hoàn thiện bề mặt |
Mã a |
Nhám bề mặt b,c Ra Mm |
Làm nhẵn |
BT |
≤ 0,35 |
Vân mài mịn |
FS |
0,25 - 0,45 |
Vân mài |
ST |
0,35 - 0,60 |
Bóng mờ |
MM |
≥ 0,90 |
CHÚ THÍCH: Thép tấm đen cán nguội hai lần thường được cung cấp ở dạng hoàn thiện tạo vân mài. a Theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất có thể áp dụng hệ thống mã khác. VÍ DỤ: Làm nhẵn B Vân mài mịn BR Vân mài R Bóng mờ M b Các giá trị nhám bề mặt trong bảng này không bắt buộc áp dụng. Các giá trị đã cho dùng để tham khảo trong phân loại các phương pháp hoàn thiện bề mặt. c Phương pháp đo nhám bề mặt phải phù hợp với ISO 4288 |
7.4 Bôi dầu
Để tránh ăn mòn (gỉ) thép tấm đen thường phải được cung cấp có một lớp dầu bảo vệ thích hợp, không khoáng vật. Dầu phải được tẩy đi bằng một quá trình làm sạch đầy đủ nối tiếp nhau trước khi tiến hành phủ bất cứ lớp mạ nào tiếp sau.
Khi thép tấm đen được yêu cầu không có lớp phủ dầu thì yêu cầu này phải được chỉ dẫn tại thời điểm đặt hàng.
CHÚ THÍCH: Khi cung cấp thép tấm đen không được bôi dầu thì nguy cơ bị ăn mòn (gỉ) bề mặt sẽ tăng lên.
7.5 Khuyết tật
Quá trình sản xuất các cuộn thép tấm đen ở các nguyên công cán thép băng liên tục không có cơ hội để loại bỏ tất cả thép tấm đen không tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, nhà sản xuất phải bảo đảm rằng các cuộn thép tuân theo tiêu chuẩn này, ít nhất phải có 90% tấm thép đen của cuộn thép có thể được sử dụng cho chế tạo thép tấm mạ thiếc bằng điện phân hoặc thép lá mạ crom/crom oxit đáp ứng các yêu cầu.
a) Không có các khuyết tật bề mặt làm cho vật liệu không thích hợp cho sử dụng theo dự định;
b) Không có các hư hại làm cho vật liệu không thích hợp cho sử dụng theo dự định, và
c) Tuân theo các yêu cầu đã quy định trong tiêu chuẩn này.
Khách hàng có quyền yêu cầu phải có đủ thiết bị nâng, chuyển và điều chỉnh thăng bằng cho trục cán cũng như các phương tiện kiểm tra và phải có sự trông nom cẩn thận trong các hoạt động này.
8.1 Quy định chung
Theo tiêu chuẩn này, thép tấm đen được phân loại thành các loại thép dựa trên các giá trị độ cứng Rockwell HR30Tm hoặc các đặc tính chịu kéo. Khách hàng phải chỉ rõ đặc tính kỹ thuật bằng yêu cầu về độ cứng hoặc yêu cầu về đặc tính chịu kéo, nhưng không cần đưa ra cả hai yêu cầu này khi đặt hàng vật liệu.
Khi đặt hàng vật liệu cho các ứng dụng như các bình chứa chịu kéo, các bình chứa DWI (drawn and wall ironed), các nắp chịu xoắn đứt.... cần chỉ ra đặc tính kỹ thuật theo yêu cầu về đặc tính chịu kéo.
Các cơ tính khác có thể có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của thép tấm đen trong quá trình gia công và sử dụng cuối cùng tiếp sau theo dự định có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thép và các phương pháp đúc, ủ và cán là được sử dụng.
Tại thời điểm đặt hàng, phải có thỏa thuận rằng đặc tính của các loại thép được kiểm tra bằng thử kéo hoặc bằng thử độ cứng.
8.2 Yêu cầu về độ cứng
Các giá trị độ cứng đối với thép tấm đen phải theo chỉ dẫn cho trong Bảng A.1 và Bảng A.2 khi được thử như đã nêu trong 12.1.
8.3 Yêu cầu về đặc tính chịu kéo
Giới hạn chảy quy ước Rp0,2 đối với thép tấm đen phải theo chỉ dẫn cho trong Bảng B.1 khi được thử như đã nêu trong 12.2.
Đối với thử nghiệm theo thường lệ, có thể xác định giới hạn chảy khi sử dụng phép thử hồi phục đàn hồi như đã nêu trong Phụ lục D. Tuy nhiên, trong các trường hợp có tranh chấp, phải áp dụng phương pháp đã nêu trong 12.2.
9 Dung sai kích thước và hình dạng
9.1 Quy định chung
Các dung sai kích thước (nghĩa là, chiều dày, chiều rộng và chiều dài) và hình dạng (nghĩa là, độ cong vênh của mép và độ phẳng) được quy định trong 9.2 đến 9.6 cùng với các phương pháp đo thích hợp.
9.2 Chiều dày và độ dát mỏng tại mép
9.2.1 Chiều dày cuộn thép
Chiều dày danh nghĩa phải là một bội số của 0,005 mm. Có thể quy định chiều dày danh nghĩa khác với bội số của 0,005 mm theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất. Chiều dày vượt ra ngoài phạm vi chiều dày danh nghĩa có thể được quy định theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất.
Chiều dày của tấm thép đen không được sai lệch với chiều dày danh nghĩa được đặt hàng vượt quá + 5% đến 8% tại bất cứ điểm nào trừ phạm vi trong khoảng 10 mm tính từ mép được xén.
Chiều dày phải được đo bằng panme, có độ chính xác 0,001 mm.
Panme nên có viên bi tại đầu mút đo và đe đo các bề mặt cong.
9.2.2 Độ dát mỏng tại mép
Chiều dày được đo ở khoảng cách 10 mm tính từ mép được xén trên máy cán không được sai lệch so với chiều dày thực tế ở trung tâm vượt quá - 6%.
9.3 Chiều rộng cuộn thép
Chiều rộng của cuộn thép phải được đo theo phương vuông góc với phương cán tới giá trị gần nhất 0,5 mm.
Đối với các sản phẩm của tiêu chuẩn này được cung cấp có xén mép, chiều rộng đo được không được sai lệch so với chiều rộng được đặt hàng lớn hơn . Đối với sản phẩm không xén mép, chiều rộng đo được không được sai lệch so với chiều rộng được đặt hàng lớn hơn .
9.4 Chiều dài cuộn thép
Độ chênh lệch giữa chiều dài thực tế và chiều dài do nhà sản xuất chỉ báo được đo trên bất cứ một cuộn thép nào cũng không được vượt quá ± 3%, trừ khi có thỏa thuận khác.
9.5 Độ cong vênh của mép các cuộn thép được xén
Độ cong vênh của mép là sai lệch lớn nhất (trong mặt phẳng của lá thép) của một mép (cạnh) tính từ một đường thẳng tạo thành dây cung của đường cong vênh tới đỉnh của đường cong này (xem các Hình 1).
Độ cong vênh của mép, E được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của chiều dài dây cung và được tính toán theo công thức (1).
Trong đó:
D Sai lệch tính từ một đường thẳng, tính bằng milimét;
L Chiều dài của dây cung, tính bằng milimét.
Độ cong vênh của mép được đo trên một khoảng cách (chiều dài dây cung) 1000 mm không được vượt quá 0,1% (nghĩa là 1 mm).
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
W Chiều rộng.
D Sai lệch tính từ một đường thẳng.
Hình 1 - Độ cong vênh của mép
9.6 Độ phẳng
9.6.1 Độ sóng tại mép
Chiều cao của độ sóng, hew tại bất cứ điểm nào không được vượt quá 2,5 mm khi được kiểm như đã nêu trong 12.3.2. Phải có sự hiện diện của nhiều nhất là sáu độ sóng vượt quá 1,5 mm trên một đoạn được cắt ra có chiều dài 1 m đối với cuộn thép.
9.6.2 Độ cong mép theo chiều dọc và chiều ngang
Độ cong mép có thể ở mặt lồi hoặc mặt lõm cao nhất ở trên kiện hàng. Theo quy ước thông thường độ cong mép lồi cao nhất được biểu thị bằng một giá trị dương (+) và độ cong mép lõm được biểu thị bằng một giá trị âm (-).
Các giá trị riêng biệt của độ cong mép theo chiều dọc và chiều ngang ở trạng thái đã được nắn bằng phẳng không được vượt quá 30 mm, khi được kiểm như đã nêu trong 12.3.3. Khi cả hai độ cong mép lồi và độ cong mép lõm hiện diện trong cùng một cuộn thép thì tổng của các giá trị lớn nhất của mỗi độ cong mép, khi bỏ qua dấu (±) không được vượt quá 30 mm. Trong trường hợp lá thép từ cuộn thép không được nắn bằng phẳng trước khi cắt đứt thì yêu cầu về độ cong mép có thể được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất.
9.6.3 Độ cong vênh ở vùng giữa
Độ cong vênh ở vùng giữa phải được xác định bằng phương pháp trực tiếp như đã nêu trong 12.3.4.1 hoặc phương pháp gián tiếp như đã nêu trong 12.3.4.2. Việc lựa chọn phương pháp do nhà sản xuất quyết định. Trong trường hợp sử dụng phương pháp trực tiếp, chiều cao độ cong vênh ở vùng giữa hcf không được vượt quá 5 mm khi được kiểm tra như đã nêu trong 12.3.4.1. Trong trường hợp sử dụng phương pháp gián tiếp, chiều cao độ cong vênh ở vùng giữa, hif không được vượt quá 9 mm khi được kiểm tra như đã nêu trong 12.3.4.2.
CHÚ THÍCH: Không nhìn thấy rõ độ cong vênh ở vùng giữa trong một cuộn thép nhưng độ cong vênh này sẽ lộ rõ ra bên ngoài trong quá trình in hoặc xẻ dọc.
10 Mối nối trong một cuộn thép
10.1 Quy định chung
Nhà sản xuất phải bảo đảm tính liên tục của các cuộn thép trong phạm vi các giới hạn của các chiều dài (đoạn) được đặt hàng, nếu cần thiết, bằng cách hàn các mối nối hàn bằng điện sau khi cán nguội. Các yêu cầu về số lượng, vị trí và các kích thước của mối nối cho phép trong phạm vi một cuộn thép được cho trong 10.2 đến 10.4.
10.2 Số lượng mối nối
Số lượng các mối nối trong một cuộn thép không được vượt quá 3 mối nối trong các chiều dài 10 000 m.
10.3 Vị trí của mối nối
Vị trí của mỗi mối nối trong một cuộn thép phải được chỉ ra rõ ràng.
Vị trí của mỗi mối nối có thể được chỉ thị, ví dụ như bằng cách gắn vào một mảnh vật liệu không cứng và các lỗ đục. Tuy nhiên có thể sử dụng các phương pháp khác theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất tại thời điểm đặt hàng.
10.4 Kích thước của mối nối
10.4.1 Chiều dày
Chiều dày tổng của bất cứ mối nối nào cũng không được vượt quá ba lần chiều dày danh nghĩa của vật liệu tạo thành mối nối.
10.4.2 Đoạn nối chồng
Ở bất cứ mối nối chồng nào, chiều dài tổng của đoạn nối chồng cũng không được vượt quá 10 mm. Đoạn nối chồng tự do không được vượt quá 5 mm (Hình 2).
CHÚ DẪN: |
|||
a |
Chiều dài tổng của đoạn nối chồng. |
|
|
b |
Đoạn nối chồng tự do. |
|
|
c |
Phương cán. |
|
|
Hình 2 - Đoạn nối chồng của mối nối
Để chứng nhận chất lượng của sản phẩm, nhà sản xuất phải lấy mẫu theo Hình 3 và thực hiện các phép thử. Phải lấy một lá thép dùng làm phôi mẫu thử cho mỗi 30 tấm thép hoặc nhỏ hơn và phần còn lại của số lượng thép này có cùng một đặc tính, nghĩa là có cùng một loại thép và các kích thước.
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ DẪN:
Y Các mẫu thử cho thử độ cứng.
Z Các mẫu thử cho thử kéo hoặc thử hồi phục đàn hồi.
a Mép được xén.
b Phương cán.
Hình 3 - Vị trí của các mẫu thử
12.1.1 Mẫu thử
Từ mỗi một trong các lá thép dùng làm phôi mẫu thử được lấy phù hợp với Điều 11, lấy hai mẫu thử từ các vị trí đánh dấu Y trên Hình 3.
Trước khi thực hiện các phép thử độ cứng và phù hợp với 12.1.2 hóa già nhân tạo các mẫu thử ở nhiệt độ 200 °C trong 20 min. Có thể không cần thiết phải hóa già nhân tạo cho các vật liệu không hóa già.
Khi cần thiết, bề mặt của các mẫu thử phải được gia công hoàn thiện bằng giấy nhám mịn.
12.1.2 Phương pháp thử
Xác định độ cứng Rockwell HR30Tm theo vết ấn bằng
a) Phương pháp trực tiếp phù hợp với TCVN 257-1 (ISO 6508-1), hoặc
b) Phương pháp gián tiếp, trên các lá thép tương đối mỏng (ví dụ 0,22 mm và mỏng hơn) bằng cách xác định độ cứng HR15Tm phù hợp với ISO 6509-1 và sau đó chuyển đổi các giá trị HR15Tm thành các giá trị HR30Tm khi sử dụng Phụ lục E.
Theo thỏa thuận, độ cứng có thể được xác định bằng HR30Tm hoặc HR15Tm cho chiều dày phôi mẫu thử ở giữa 0,20 mm và 0,22 mm.
Thực hiện ba lần đo độ cứng trên mỗi một trong các mẫu thử được lấy phù hợp với 12.1.1. Tính toán độ cứng đại diện cho lô sản phẩm là giá trị trung bình cộng của tất cả các giá trị đo độ cứng trên tất cả các lá thép dùng làm phôi mẫu thử được lấy từ lô sản phẩm.
Để đo độ cứng theo vết ấn, sử dụng máy thử độ cứng bề mặt Rockwell với các thang đo 30Tm hoặc 15Tm được quy định trong TCVN 257-1 (ISO 6508-1) có một đầu đo gắn bi thép tôi cứng, nếu thích hợp.
Tránh thử gần các mép (cạnh) của các mẫu thử vì có thể có hiệu ứng công xôn.
12.2.1 Mẫu thử
Đối với mỗi lá thép được chọn phù hợp với Điều 11, cắt hai mẫu thử hình chữ nhật có phương cán song song với chiều dài của mẫu thử ở vị trí được đánh dấu Z trên Hình 3. Phải bảo đảm rằng các mẫu thử ở mép lá thép cách các mép (cạnh) của lá thép một khoảng tối thiểu là 25 mm. Trước khi tiến hành phép thử kéo được nêu trong 12.2.2 hóa già nhân tạo các mẫu thử ở 200 °C trong 20 min. Có thể không cần hóa già nhân tạo đối với các vật liệu không hóa già.
12.2.2 Phương pháp thử
Xác định giới hạn chảy quy ước 0,2 % khi sử dụng các điều kiện quy định trong TCVN 197-1 (ISO 6892-1), Phụ lục B cho các sản phẩm mỏng.
Thực hiện một thử nghiệm trên mỗi một trong các mẫu thử được chọn phù hợp với 12.2.1, nghĩa là hai thử nghiệm trên mỗi lá thép được lựa chọn.
Tính toán giới hạn chảy đại diện cho lô sản phẩm là giá trị trung bình cộng của tất cả các kết quả trên tất cả các lá thép dùng làm phôi mẫu thử được lấy từ lô sản phẩm.
12.3.1 Quy định chung
Phương pháp đo độ phẳng do nhà sản xuất quyết định. Trong trường hợp có tranh chấp phải áp dụng phương pháp sau làm phương pháp trọng tài.
12.3.2 Độ sóng tại mép
Phải đặt mỗi phôi mẫu thử trên một bề mặt nằm ngang, bằng phẳng rộng hơn bản thân phôi mẫu thử. Chiều cao của độ sóng tại mép, hew phải được xác định là đường kính của bộ căn lá lắp vừa khít vào bên dưới sóng tại mép (cạnh) của phôi mẫu thử.
Các chiều cao của độ sóng tại mép, hew, phải được xác định khi sử dụng các bộ căn lá có đường kính tiêu chuẩn với gia số 0,25 mm (Hình 4).
CHÚ DẪN:
hew Độ sóng tại mép.
a Phương cán.
Hình 4 - Độ sóng tại mép
12.3.3 Độ cong mép theo chiều dọc hoặc chiều ngang
Giá trị lớn nhất của độ cong mép theo chiều dọc hoặc chiều ngang phải được xác định bằng cách treo phôi mẫu thử từ một cạnh nằm ngang áp vào một bề mặt thẳng đứng cứng vững. Lưu ý rằng có thể cho bề mặt trên hoặc bề mặt dưới của phôi mẫu thử áp vào bề mặt thẳng đứng sao cho độ cong làm cho mép (cạnh) bên dưới của phôi mẫu thử tách ra xa khỏi bề mặt thẳng đứng này. Khi lựa chọn phôi mẫu thử, cần phải xác định mặt ngoài và mặt trong của cuộn thép.
Phôi mẫu thử phải được đỡ thăng bằng dọc theo phần trên đỉnh tới độ sâu không vượt quá 25 mm tính từ mép. Khoảng cách tách ra xa khỏi bề mặt thẳng đứng lớn nhất của mép (cạnh) đáy (giá trị a trên Hình 7) được đo bằng thước tỷ lệ bằng thép tới giá trị gần nhất 1 mm và ghi lại với các dấu cộng hoặc trừ để chỉ ra độ cong lồi hoặc lõm.
CHÚ DẪN:
a Khoảng cách lớn nhất giữa mép (cạnh) đáy và phương thẳng đứng.
Hình 5 - Độ cong mép theo chiều dọc hoặc chiều ngang
12.3.4 Độ cong vênh ở vùng giữa
12.3.4.1 Phương pháp trực tiếp
Đặt lá thép dùng làm phôi mẫu thử trên một bề mặt nằm ngang và bằng phẳng có kích thước lớn hơn phôi mẫu thử. Phải đặt một thanh thẳng, dẹt và cứng vững, được đỡ bởi hai khối cứng vững có cùng một chiều cao thích hợp, trên phôi mẫu thử và gần như ngay trên sóng có độ cong vênh ở vùng giữa của phôi mẫu thử và song song với phương cán (xem Hình 7).
Đo cả hai khoảng cách của các điểm trên đỉnh và dưới đáy của sóng tính từ mép dưới của thanh. Chiều cao của độ cong vênh (giá trị hcf trên Hình 6) phải được xác định là độ chênh lệch giữa hai giá trị này (các giá trị h2 và h1 trên Hình 7).
CHÚ DẪN:
hcf Độ cong vênh ở vùng giữa.
a Phương cán.
Hình 6 - Định nghĩa của độ cong vênh ở vùng giữa
CHÚ DẪN:
a Phương cán.
Hình 7 - Phương pháp đo độ cong vênh ở vùng giữa (phương pháp trực tiếp)
12.3.4.2 Phương pháp gián tiếp
Đặt lá thép dùng làm phôi mẫu thử trên một bề mặt nằm ngang và bằng phẳng có các kích thước lơn hơn phôi mẫu thử. Một tấm phẳng và cứng vững được đặt trên vùng giữa của phôi mẫu thử.
Di chuyển tấm phẳng này xung quanh bề mặt của vùng giữa phôi mẫu thử tới khi có thể xác định được một vị trí đạt được độ nâng cao nhất của mép. Sau đó cho tác dụng một áp lực lên tấm để làm phẳng phôi mẫu thử ở vùng giữa và nâng mép tới chiều cao lớn nhất. Trong quá trình thử, tấm không được phủ chờm lên các mép được đo.
Xác định độ nâng của mép bằng một bộ căn lá đường kính 9 mm và sản phẩm được xem là không đạt được đặc tính kỹ thuật yêu cầu khi bộ căn lá lắp vào được bên dưới mép của lá thép tại điểm có độ nâng lớn nhất (giá trị hif trên Hình 8).
CHÚ DẪN:
hif Độ nâng lớn nhất của mép.
Hình 8 - Phương pháp đo độ cong vênh ở vùng giữa (phương pháp gián tiếp)
Nếu bất cứ các kết quả nào thu được không thỏa mãn các yêu cầu cơ tính, nhà sản xuất có thể hủy bỏ toàn bộ thử nghiệm hoặc tiến hành thử lại. Trong trường hợp thử lại, các phép đo các đặc tính riêng biệt này phải được lặp lại hai lần trên các lá thép dùng làm phôi mẫu thử mới được lấy ở khoảng cách không nhỏ hơn 15m tính từ đầu mút của cuộn thép. Nếu các kết quả trên cả hai phép thử lặp lại đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra thì lô sản phẩm đã xuất trình được xem là tuân theo tiêu chuẩn này, nhưng nếu các kết quả của một trong hai phép thử lại không đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra thì lô sản phẩm đã xuất trình phải được xem là không tuân theo tiêu chuẩn này.
Thép tấm đen tuân theo tiêu chuẩn này phải được đặt hàng và cung cấp cùng với một trong các tài liệu kiểm tra quy định trong TCVN 11236 (ISO 10474). Loại tài liệu phải được thỏa thuận tại thời điểm đặt hàng. Trừ khi có quy định khác, loại tài liệu phải do nhà sản xuất quyết định.
15.1 Định hướng cuộn thép
Các cuộn thép phải được gửi đi với lõi cuộn thép ở vị trí thẳng đứng hoặc nằm ngang. Đường kính trong của các lõi phải là mm hoặc mm hoặc mm.
Trừ khi có yêu cầu khác tại thời điểm đặt hàng, các cuộn thép phải được gửi đi với các lõi ở vị trí thẳng đứng và đường kính trong 420 mm.
Băng (dải) thép tấm đen thường được cung cấp ở dạng lô cuộn thép có các đường kính ngoài tối thiểu phải là 1200 mm, nhưng một số lượng giới hạn các cuộn có các đường kính ngoài nhỏ hơn có thể được bao gồm trong lô. Nếu yêu cầu các cuộn thép có đường kính trong khác thì yêu cầu này nên được chỉ báo tại thời điểm đặt hàng.
Nhà sản xuất phải công bố chiều cuộn (quấn) trong các cuộn thép để bảo đảm cho bề mặt được giữ đúng trong suốt quá trình chế tạo. Các cuộn thép được cung cấp với các lõi ở vị trí thẳng đứng (phương pháp cung cấp thông thường), khách hàng phải quy định chiều cuộn yêu cầu (xem Hình 9).
|
|
a) Ngược chiều kim đồng hồ |
b) Theo chiều kim đồng hồ |
Hình 9 - Chiều cuộn (quấn) của cuộn thép
15.3 Ghi nhãn
Các sản phẩm phải được ghi nhãn với nội dung sau:
a) Nhãn hiệu thương mại hoặc biểu tượng của nhà sản xuất;
b) Loại thép;
c) Các kích thước;
d) Số nhận biết có liên quan đến một chứng chỉ kiểm tra thích hợp.
Yêu cầu về độ cứng cho thép tấm đen
A.1 Yêu cầu về độ cứng cho thép tấm đen cán nguội một lần
Các giá trị độ cứng cho thép tấm đen cán nguội một lần phải theo chỉ dẫn cho trong Bảng A.1 khi được thử như đã nêu trong 12.1.
Bảng A.1 - Các giá trị độ cứng (HR30Tm) cho thép tấm đen cán nguội một lần
Loại thép |
Độ cứng HR30Tm Chiều dày t mm |
|||
Ký hiệu |
Ký hiệu khác |
t ≤ 0,21 |
0,21 < t ≤ 0,28 |
0,28 |
T49 |
T-1 |
50 ±4 |
49 ±4 |
48 ±4 |
T53 |
T-2 |
54 ± 4 |
53 ± 4 |
52 ± 4 |
T55 |
T-2.5 |
56 ± 4 |
55 ± 4 |
54 ± 4 |
T57 |
T-3 |
58 ± 4 |
57 ± 4 |
56 ± 4 |
T59 |
T-3.5 |
60 ± 4 |
59 ± 4 |
58 ± 4 |
T61 |
T-4 |
62 ± 4 |
61 ± 4 |
60 ± 4 |
T65 |
T-5 |
66 ± 4 |
65 ± 4 |
64 ± 4 |
A.2 Yêu cầu về độ cứng của thép tấm đen cán nguội hai lần
Các giá trị độ cứng cho thép tấm đen phải theo chỉ dẫn cho trong Bảng A.2 khi được thử như đã nêu trong 12.1.
Bảng A.2 - Các giá trị độ cứng (HR30Tm) cho thép tấm đen cán nguội hai lần
Loại thép |
Độ cứng HR30Tm |
|
Ký hiệu |
Ký hiệu khác |
|
T71 |
DR-7.5 |
71 ± 4 |
T72 |
DR-8 |
72 ± 4 |
T73 |
DR-8.5 |
73 ± 4 |
T75 |
DR-9 |
75 ± 4 |
T76 |
DR-9M |
76 ± 4 |
T79 |
DR-10 |
|
Yêu cầu về đặc tính chịu kéo của thép tấm đen
Giới hạn chảy quy ước Rp0,2 của thép tấm đen phải theo chỉ dẫn cho trong Bảng B.1 khi được thử như đã nêu trong 12.2.
Đối với thử nghiệm theo thường lệ, có thể xác định giới hạn chảy khi sử dụng phép thử hồi phục đàn hồi như đã nêu trong Phụ lục D. Tuy nhiên, trong từng trường hợp có tranh chấp, phải áp dụng phương pháp được nêu trong 12.2.
Bảng B.1 - Đặc tính chịu kéo của thép tấm đen
Loại thép |
Ủ |
Rp0,2 α MPa |
Sai lệchb MPa |
TS200 |
BA |
200 |
±50 |
TS230 |
BA |
230 |
±50 |
TS245 |
BA |
245 |
±50 |
TS260 |
BA |
260 |
±50 |
TS275 |
BA |
275 |
±50 |
TS290 |
BA |
290 |
±50 |
TS340 |
BA |
340 |
±50 |
TS480 |
BA |
480 |
±50 |
TS520 |
BA |
520 |
±50 |
TS550 |
BA |
550 |
±50 |
TS580 |
BA |
580 |
±50 |
TS620 |
BA |
620 |
±50 |
TH230 |
CA |
230 |
±50 |
TH245 |
CA |
245 |
±50 |
TH260 |
CA |
260 |
±50 |
TH275 |
CA |
275 |
±50 |
TH300 |
CA |
300 |
±50 |
TH330 |
CA |
330 |
±50 |
TH350 |
CA |
350 |
±50 |
TH385 |
CA |
385 |
±50 |
TH400 |
CA |
400 |
±50 |
TH415 |
CA |
415 |
±50 |
TH435 |
CA |
435 |
±50 |
TH450 |
CA |
450 |
±50 |
TH480 |
CA |
480 |
±50 |
TH520 |
CA |
520 |
±50 |
TH550 |
CA |
550 |
±50 |
TH580 |
CA |
580 |
±50 |
TH620 |
CA |
620 |
±50 |
TH650 |
CA |
650 |
±50 |
CHÚ THÍCH 1: Các loại thép TS480 có thể được cung cấp ở dạng cán nguội một lần hoặc cán nguội hai lần. Các loại thép TS520/TH520, TS550/TH550, TS580/7H580, TS620/TH620 và TH650 thường được cung cấp chỉ ở dạng cán nguội hai lần. Tất cả các loại thép khác được cung cấp ở dạng cán nguội một lần. CHÚ THÍCH 2: Các sai lệch đã chỉ ra căn cứ vào các phép đo các phôi mẫu thử riêng biệt. |
|||
a ReL hoặc ReH có thể áp dụng được cho các thép có giới hạn chảy và độ giãn dài theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất. b Trong trường hợp sai lệch vượt ra ngoài phạm vi ± 50MPa, thép tấm đen có thể được cung cấp theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất. |
Thành phần hóa học của thép tấm đen được xác định bằng phân tích vật đúc nên nhỏ hơn các giá trị lớn nhất sau (% theo khối lượng): C: 0,13; Si: 0,03; Mn: 0,60, P: 0,020 và S: 0,030.
Sau đây là các ví dụ về các loại thép.
a) Loại thép MR: thép nền, các nguyên tố còn lại ở mức thấp, có khả năng chịu ăn mòn, được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng chung;
b) Loại thép L: thép nền, các nguyên tố còn lại ở mức cực kỳ thấp có khả năng chịu ăn mòn rất tốt, phù hợp với một số bình chứa thực phẩm;
c) Loại thép D: thép nền, các nguyên tố còn lại ở mức thấp có khả năng chịu ăn mòn, đòi hỏi phải được vuốt sâu hoặc các loại tạo hình nặng khác có xu hướng cho phép tăng các đường trượt (Luder).
Việc lựa chọn một phương pháp phân tích vật lý hoặc phân tích hóa học thích hợp dùng cho phân tích phải do nhà sản xuất quyết định. Trong trường hợp có tranh chấp, phương pháp dùng cho phân tích phải theo thỏa thuận có tính đến các tiêu chuẩn quốc tế hiện có có liên quan.
CHÚ THÍCH: Danh sách các tiêu chuẩn quốc tế hiện có về phân tích hóa học được cho trong ISO/TR 9769 [1].
Thử hồi phục đàn hồi để xác định theo thường lệ giới hạn chảy cho thép tấm đen
D.1 Quy định chung
Phép thử được nêu trong phụ lục này không phải là phương pháp chuẩn. Trong các trường hợp có tranh chấp, phải áp dụng phương pháp được nêu trong 12.2 (nghĩa là TCVN 197-1 (ISO 6892-1)).
D.2 Nguyên lý
Phép thử này cung cấp một biện pháp đánh giá đơn giản và nhanh giới hạn chảy của thép tấm đen cán nguội hai lần từ phép đo chiều dày và góc hồi phục đàn hồi của một mẫu thử dạng băng (dải) hình chữ nhật sau khi uốn qua góc 180° xung quanh một trục gá hình trụ tròn và sau đó lại thả ra.
D.3 Mẫu thử
Các mẫu thử được sử dụng tương tự như các mẫu thử dùng cho thử kéo được nêu trong 12.2.1.
D.4 Phương pháp thử
Thực hiện một thử nghiệm trên mỗi một trong các mẫu thử thu được phù hợp với 12.2.1 (nghĩa là hai thử nghiệm trên mỗi lá thép được lựa chọn). Khi tiến hành thử, phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn vận hành được cung cấp cùng với thiết bị thử hồi phục đàn hồi. Các bước chính trong phép thử như sau:
a) Đo chiều dày của mẫu thử thép tấm đen tới giá trị gần nhất 0,001 mm;
b) Lồng mẫu thử vào thiết bị thử và cố định mẫu thử một cách chắc chắn ở vị trí thử bằng cách siết chặt vít kẹp một cách nhẹ nhàng bằng áp lực nhẹ của ngón tay;
c) Uốn cong mẫu thử qua một góc 180° xung quanh trục gá bằng cách xoay (lắc) nhẹ cần uốn tạo hình;
d) Đưa cần uốn tạo hình về vị trí ban đầu và đọc, ghi lại góc hồi phục đàn hồi bằng cách quan sát trực tiếp trên mẫu thử;
e) Tháo mẫu thử ra khỏi thiết bị thử, sử dụng chiều dày đã ghi lại của mẫu thử và góc hồi phục đàn hồi để xác định giá trị của chỉ số hồi phục đàn hồi thích hợp từ công thức chuyển đổi thích hợp (ví dụ công thức Bower) đã được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất.
Hiệu chuẩn mỗi thiết bị thử hồi phục đàn hồi mới khi sử dụng phép thử kéo tiêu chuẩn (xem 12.2) hoặc thiết bị thử hồi phục đàn hồi “chuẩn” khác. Ngoài ra. do phát sinh các trục trặc, ví dụ độ mòn quá mức hoặc vô ý sử dụng quá mức đối với thiết bị thử, có thể không dễ bộc lộ ra ngoài, cho nên các số đọc của phép thử hồi phục đàn hồi cần được so sánh thường xuyên với các số đọc từ phép thử kéo tiêu chuẩn hoặc các số đọc của một thiết bị thử hồi phục đàn hồi “chuẩn”. Các kiểm tra chéo này cũng nên được bổ sung thêm bởi quá trình sử dụng thường xuyên các phôi mẫu thử thép tấm đen chuẩn có ứng suất phá hủy (ứng suất chảy) đã biết.
Các giá trị độ cứng Rockwell HR15Tm và các giá trị độ cứng Rockwell HR30Tm tương đương
Bảng E.1 - Các giá trị độ cứng Rockwell HR15Tm và các giá trị độ cứng Rockwell HR30Tm tương đương
Giá trị HR15Tm |
Giá trị HR30Tm tương đương |
Giá trị HR15Tm |
Giá trị HR30Tm tương đương |
93,0 |
82,0 |
83,0 |
62,5 |
92,5 |
81,5 |
82,5 |
61,5 |
92,0 |
80,5 |
82,0 |
60,5 |
91,5 |
79,0 |
81,5 |
59,5 |
91,0 |
78,0 |
81,0 |
58,5 |
90,5 |
77,5 |
80,5 |
57,0 |
90,0 |
76,0 |
80,0 |
56,0 |
89,5 |
75,5 |
79,5 |
55,0 |
89,0 |
74,5 |
79,0 |
54,0 |
88,5 |
74,0 |
78,5 |
53,0 |
88,0 |
73,0 |
78,0 |
51,5 |
87,5 |
72,0 |
77,5 |
51,0 |
87,0 |
71,0 |
77,0 |
49,5 |
86,5 |
70,0 |
76,5 |
49,0 |
86,0 |
69,0 |
76,0 |
47,5 |
85,5 |
68,0 |
75,5 |
47,0 |
85,0 |
67,0 |
75,0 |
45,5 |
84,5 |
66,0 |
74,5 |
44,5 |
84,0 |
65,0 |
74,0 |
43,5 |
83,5 |
63,5 |
73,5 |
42,5 |
Cách tính khối lượng của thép tấm và thép cuộn
Bảng F.1 - Cách tính khối lượng của thép tấm và thép cuộn
Thứ tự tính |
Phương pháp tính |
Số chữ số hiển thị trong kết quả |
|
Khối lượng riêng, kg/mm.m2 |
7,85 (độ dày 1 mm, diện tích 1 m2) |
- |
|
Khối lượng đơn vị, kg/m2 |
Khối lượng riêng (kg/mm.m2) x độ dày (mm) |
Làm tròn đến 4 chữ số |
|
Thép tấm |
Diện tích một tấm, m2 |
chiều rộng (mm) x chiều dài (mm) x 10-6 |
Làm tròn đến 4 chữ số |
Khối lượng một tấm thép, g |
Khối lượng đơn vị (kg/m2) x diện tích một tấm thép (m2) x 103 |
Làm tròn đến số nguyên g |
|
Khối lượng của một kiện hàng, kg |
Khối lượng một tấm thép (g) x số lượng tấm trong một kiện hàng x 10-3 |
Làm tròn đến số nguyên kg |
|
Khối lượng tổng, kg |
Khối lượng tổng của một kiện (kg) |
Lấy số nguyên kg |
|
Thép cuộn |
Khối lượng của một đơn vị chiều dài, kg/m |
Khối lượng đơn vị (kg/m2) x chiều rộng (mm) x 10-3 |
Làm tròn đến 3 chữ số |
Khối lượng của một cuộn thép, kg |
Khối lượng của một đơn vị chiều dài (kg/m) x chiều dài của cuộn thép (m) |
Làm tròn đến số nguyên kg |
|
Khối lượng tổng, kg |
Khối lượng tổng của một cuộn(kg) |
Lấy số nguyên kg |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO/TR 9769, Steel and iron - Review of available methods of analysis.
[3] JIS G 3303:2017, Tinplate and blackplate.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.