TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8826 : 2024
PHỤ GIA HÓA HỌC CHO BÊ TÔNG
Chemical Admixtures for Concrete
Lời nói đầu
TCVN 8826:2024 thay thế TCVN 8826:2011.
TCVN 8826:2024 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHỤ GIA HÓA HỌC CHO BÊ TÔNG
Chemical Admixtures for Concrete
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật của phụ gia hóa học cho bê tông xi măng, bao gồm các loại sau:
- Loại A: Phụ gia giảm nước;
- Loại B: Phụ gia chậm đông kết;
- Loại C: Phụ gia đóng rắn nhanh;
- Loại D: Phụ gia giảm nước - chậm đông kết;
- Loại E: Phụ gia giảm nước - đóng rắn nhanh;
- Loại F: Phụ gia siêu dẻo (giảm nước cao);
- Loại G: Phụ gia siêu dẻo (giảm nước cao) - chậm đông kết;
- Loại S: Phụ gia có tính năng riêng.
CHÚ THÍCH:
Khách hàng phải chỉ định loại phụ gia hóa học mong muốn, và trong trường hợp phụ gia Loại S thi cần có tính năng cụ thể. Các đặc điểm, tính năng cụ thể khác bao gồm, nhưng không giới hạn ở hiệu quả làm giảm độ co, giảm thiểu phản ứng kiềm-silica và thay đổi độ nhớt.
Trừ khi khách hàng có yêu cầu khác, các mẫu thử để xác định chất lượng phụ gia phải sử dụng bê tông có thành phần chế tạo từ vật liệu như mô tả trong Điều 5.2 và 5.3.
1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại phụ gia: phụ gia cuốn khí, phụ gia kị nước, phụ gia trương nở, phụ gia bền sulfat, ...
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2682, Xi măng poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 3105, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
TCVN 3106, Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định độ sụt.
TCVN 3108, Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích.
TCVN 3111, Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định hàm lượng bọt khí.
TCVN 3117, Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ co.
TCVN 3118, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén.
TCVN 3119, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn.
TCVN 4506, Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6260, Xi măng pooc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 7570, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 9338, Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông kết.
TCVN 9339, Bê tông và vữa xây dựng - Phương pháp xác định độ pH.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Phụ gia giảm nước (Water-reducing admixtures)
Phụ gia làm tăng độ sụt của hỗn hợp bê tông mà không cần tăng lượng nước trộn hoặc làm giảm lượng nước trộn mà vẫn giữ nguyên độ sụt của hỗn hợp bê tông.
3.2
Phụ gia chậm đông kết (Retarding admixtures)
Phụ gia làm giảm tốc độ phản ứng giữa xi măng và nước, do đó kéo dài thời gian đông kết của hỗn hợp bê tông.
3.3
Phụ gia đóng rắn nhanh (Accelerating admixtures)
Phụ gia làm tăng tốc độ phản ứng giữa xi măng và nước, do đó giảm thời gian đông kết của hỗn hợp bê tông và tăng tốc độ phát triển cường độ sớm của bê tông.
3.4
Phụ gia giảm nước - chậm đông kết (Water-reducing and retarding admixtures)
Phụ gia làm giảm lượng nước trộn cần thiết để chế tạo hỗn hợp bê tông có độ sụt chỉ định, đồng thời kéo dài thời gian đông kết của hỗn hợp bê tông.
3.5
Phụ gia giảm nước - đóng rắn nhanh (Water-reducing and accelerating admixtures)
Phụ gia làm giảm lượng nước trộn cần thiết để chế tạo hỗn hợp bê tông có độ sụt cho trước, đồng thời rút ngắn thời gian đông kết của hỗn hợp bê tông và tăng tốc độ phát triển cường độ sớm của bê tông.
3.6
Phụ gia siêu dẻo (giảm nước mức cao) (Water-reducing, high range admixtures)
Phụ gia làm giảm 12 % (hoặc lớn hơn) lượng nước trộn cần thiết để chế tạo hỗn hợp bê tông có độ sụt cho trước.
3.7
Phụ gia siêu dẻo - chậm đông kết (Water-reducing, high range, and retarding admixtures)
Phụ gia làm giảm 12 % (hoặc lớn hơn) lượng nước trộn cần thiết để chế tạo hỗn hợp bê tông có độ sụt cho trước, đồng thời kéo dài thời gian đông kết của hỗn hợp bê tông.
3.8
Phụ gia có tính năng riêng (Specific performance admixtures)
Phụ gia có tính năng riêng là loại có các tính chất, có các tính năng mong muốn khác với tính năng giảm lượng nước trộn, tính năng làm thay đổi thời gian đông kết của bê tông, hoặc cả hai, mà không có bất kỳ tác động bất lợi nào đến các tính chất của hỗn hợp bê tông, bê tông đã đóng rắn và độ bền của bê tông như các loại phụ gia đã được phân loại ở trên, nhưng không bao gồm các phụ gia sử dụng chủ yếu cho sản xuất các sản phẩm bê tông đúc sẵn.
3.9 Bê tông đối chứng (Reference concrete)
Bê tông không có phụ gia được sử dụng làm cơ sở để đánh giá tính năng của phụ gia.
3.10
Bê tông thử nghiệm (Test concrete)
Bê tông có chứa loại phụ gia cần được đánh giá.
3.11
Mẫu ban đầu (Initial sample)
Mẫu sử dụng để kiểm tra sự tuân thủ ban đầu của phụ gia so với yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này
3.12 Mẫu thử nghiệm lại (Retesting sample)
Mẫu sử dụng để thử nghiệm lại (có giới hạn) hoặc để đánh giá độ đồng nhất của phụ gia (so sánh với kết quả thử nghiệm của mẫu ban đầu).
3.13
Mẫu cục bộ (Grab sample)
Mẫu được lấy một lần.
3.14
Mẫu gộp (Composite mixture)
Mẫu được tạo thành ít nhất từ 3 mẫu cục bộ lấy trong cùng 1 lô.
3.15
Lô (Lot)
Khối lượng phụ gia được sản xuất trong cùng một điều kiện tại một nhà máy trong cùng một thời gian.
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu chung
4.1.1 Để phù hợp ban đầu với yêu cầu kỹ thuật, bê tông thử nghiệm của từng loại phụ gia nêu trong Điều 1.1 phải đáp ứng với các yêu cầu tương ứng được quy định trong Bảng 1.
4.1.2 Khách hàng được phép yêu cầu thử nghiệm lại có giới hạn để xác nhận sự tuân thủ của phụ gia đối với các yêu cầu kỹ thuật. Việc thử nghiệm lại có giới hạn bao gồm các tính chất vật lý và tính hiệu quả của phụ gia.
4.1.2.1 Các tính chất vật lý khi thử nghiệm lại phải bao gồm độ đồng nhất và tính tương đương thử bằng phương pháp phân tích phổ hồng ngoại, hàm lượng chất khô xác định bằng phương pháp sấy và tỷ trọng.
4.1.2.2 Tính hiệu quả khi thử lại phải bao gồm hàm lượng nước trộn, thời gian đông kết của hỗn hợp bê tông và cường độ nén ở các tuổi 3, 7 và 28 ngày
4.1.3 Theo yêu cầu của khách hàng, nhà sản xuất phải công bố bằng văn bản hàm lượng ion Clo của phụ gia.
4.1.4 Theo yêu cầu của khách hàng, nhà sản xuất phải cung cấp số liệu để chứng minh (các) đặc tính, tính năng cụ thể đã công bố đối với phụ gia loại S.
4.1.5 Các phép thử về độ đồng nhất và tính tương đương, như mô tả trong Điều 4.2 và 5.7, phải được thực hiện trên mẫu ban đầu và các kết quả phải được lưu giữ để tham khảo và so sánh với kết quả thử nghiệm của các mẫu thử nghiệm lại được lấy từ các vị trí khác trong lô hoặc các lô phụ gia tiếp theo.
4.1.6 Theo yêu cầu của khách hàng, nhà sản xuất phải công bố bằng văn bản rằng phổ hồng ngoại, hàm lượng chất khô và tỷ trọng của phụ gia được cung cấp nằm trong giới hạn như trong Điều 4.3 khi so sánh với kết quả thử nghiệm của mẫu ban đầu.
4.2 Yêu cầu về độ đồng nhất và tính tương đương
Phụ gia hóa học có cùng một nguồn gốc phải có thành phần hóa học như của nhà sản xuất công bố và phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Bảng 2 của tiêu chuẩn này. Nếu khách hàng yêu cầu, độ đồng nhất hoặc tính tương đương của các lô khác nhau của 1 loại phụ gia phải tuân thủ các quy định sau:
4.2.1 Phân tích hồng ngoại - Phổ hấp thụ hồng ngoại của mẫu ban đầu và mẫu thử nghiệm lại, thu được theo Điều 5.7.6, phải tương đương nhau. Hai quang phổ hấp thụ hồng ngoại được coi là tương đương nếu có cùng tần số hấp thụ hồng ngoại ở cùng cường độ tương đối trong cả hai phổ.
4.2.2 Hàm lượng chất khô (Phụ gia lỏng) xác định bằng phương pháp sấy khô: Khi được sấy khô theo quy định của Điều 5.7.1, hàm lượng chất khô của mẫu ban đầu và của các mẫu thử nghiệm lại phải nằm trong khoảng ±12 % so với điểm giữa của dải quy định của nhà sản xuất, nhưng không nằm ngoài giới hạn quy định của nhà sản xuất.
Ví dụ: đối với một phụ gia được sản xuất với hàm lượng chất khô dao động từ 27 % đến 35 %, nhà sản xuất sẽ cung cấp các giới hạn chấp nhận được tối đa là 27,3 % đến 34,7 %, bằng ±12 % điểm giữa của các giới hạn, trong đó giá trị điểm giữa là 31,0 %.
4.2.3 Hàm lượng chất khô (Phụ gia không lỏng) - Khi được sấy khô theo quy định của Điều 5.7.1, hàm lượng chất khô của mẫu ban đầu và của các mẫu thử nghiệm lại phải nằm trong khoảng dao động không lớn hơn ± 4 điểm phần trăm.
4.2.4 Tỷ trọng (Phụ gia lỏng): Khi được thử nghiệm theo quy định của Điều 5.7.3, tỷ trọng của mẫu ban đầu và các mẫu thử nghiệm lại phải nằm trong khoảng ±10 % so với điểm giữa của dải quy định của nhà sản xuất. Nếu 10 % chênh lệch giữa tỷ trọng của mẫu ban đầu và nước nhỏ hơn 0,01 thì sử dụng giá trị 0,01 làm chênh lệch lớn nhất cho phép.
4.2.5 Nếu bản chất của phụ gia hoặc khả năng phân tích của khách hàng làm cho một số hoặc tất cả các quy trình này không phù hợp, thì các yêu cầu khác về độ đồng nhất và tính tương đương giữa các lô hoặc trong một lô phải theo thỏa thuận được thiết lập giữa khách hàng và nhà sản xuất.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.