TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8685-34:2020
QUY TRÌNH KIỂM NGHIỆM VẮC XIN - PHẦN 34: VẮC XIN PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY THÀNH DỊCH DO PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA VIRUS (PEDV) GÂY RA Ở LỢN
Vaccine testing procedure - Part 34: Porcine epidemic diarrhea vaccine
Lời nói đầu
TCVN 8685-34:2020 do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Thú y Trung Ương 1 - Cục Thú y biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 8685 Quy trình kiểm nghiệm vắc xin gồm các phần:
- TCVN 8685-1:2011, Phần 1: Vắc xin phó thương hàn lợn nhược độc;
- TCVN 8685-2:2011, Phần 2: Vắc xin viêm gan siêu vi trùng vịt;
- TCVN 8685-3:2011, Phần 3: Vắc xin E.coli của lợn;
- TCVN 8685-4:2011, Phần 4: Vắc xin vô hoạt phòng hội chứng giảm đẻ ở gà;
- TCVN 8685-5:2011, Phần 5: Vắc xin ung khí thán;
- TCVN 8685-6:2011, Phần 6: Vắc xin Gumboro nhược độc;
- TCVN 8685-7:2011, Phần 7: Vắc xin nhiệt thán nha bào vô độc chủng 34 F2;
- TCVN 8685-8:2011, Phần 8: Vắc xin dịch tả lợn nhược độc;
- TCVN 8685-9:2014, Phần 9: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Cúm gia cầm A/H5N1;
- TCVN 8685-10:2014, Phần 10: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Lở mồm long móng (FMD);
- TCVN 8685-11:2014, Phần 11: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Phù đầu gà (coryza);
- TCVN 8685-12:2014, Phần 12: Vắc xin nhược độc, đông khô phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS);
- TCVN 8685-13:2014, Phần 13: Vắc xin vô hoạt phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS);
- TCVN 8685-14:2017, Phần 14: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm phổi thể kính ở lợn;
- TCVN 8685-15:2017, Phần 15: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm phổi do pasteurella multocida type D gây ra ở lợn;
- TCVN 8685-16:2017, Phần 16: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn;
- TCVN 8685-17:2017, Phần 17: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm màng phổi ở lợn;
- TCVN 8685-18:2017, Phần 18: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh newcastle;
- TCVN 8685-19:2017, Phần 19: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh gumboro;
- TCVN 8685-20:2018, Phần 20: Vắc xin nhược độc phòng bệnh Newcastle;
- TCVN 8685-21:2018, Phần 21: Vắc xin phòng bệnh đậu gà;
- TCVN 8685-22:2018, Phần 22: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm;
- TCVN 8685-23:2018, Phần 23: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Salmonella enteritidis ở gà;
- TCVN 8685-24:2018, Phần 24: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Salmonella typhimurium ở gà;
- TCVN 8685-25:2018, Phần 25: Vắc xin phòng bệnh giả dại ở lợn;
- TCVN 8685-26:2018, Phần 26: Vắc xin nhược độc phòng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gà;
- TCVN 8685-27:2018, Phần 27: Vắc xin nhược độc phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà;
- TCVN 8685-28:2019, Phần 28: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Tụ huyết trùng ở lợn;
- TCVN 8685-29:2019, Phần 29: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm (IB) ở gà;
- TCVN 8685-30:2019, Phần 30: Vắc xin nhược độc phòng bệnh Viêm não tủy truyền nhiễm ở gà;
- TCVN 8685-31:2019, Phần 31 vắc xin phòng bệnh Dại ở chó;
- TCVN 8685-32:2019, Phần 32: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Mycoplasma gallisepticum ở gia cầm;
- TCVN 8685-33:2019, Phần 33: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Riermerella anatipestifer;
- TCVN 8685-34:2020, Phần 34: Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy thành dịch do Porcine epidemic diarrhea virus (PEDV) gây ra ở lợn;
- TCVN 8685-35:2020, Phần 35: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò;
- TCVN 8685-36:2020, Phần 36: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh tụ huyết trùng và bệnh đóng dấu ở lợn;
- TCVN 8685-37:2020, Phần 37: Vắc xin nhược độc phòng bệnh Marek ở gà;
- TCVN 8685-38:2020, Phần 38: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh do Leptospira gây ra;
- TCVN 8685-39:2020, Phần 39: Vắc xin vô hoạt phòng hội chứng còi cọc do Circovirus gây ra ở lợn.
QUY TRÌNH KIỂM NGHIỆM VẮC XIN - PHẦN 34: VẮC XIN PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY THÀNH DỊCH DO PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA VIRUS (PEDV) GÂY RA Ở LỢN
Vaccine testing procedure - Part 34: Porcine epidemic diarrhea vaccine
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định quy trình kiểm nghiệm vắc xin nhược độc dạng đông khô và vắc xin vô hoạt phòng bệnh tiêu chảy thành dịch do PEDV gây ra ở lợn.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8684:2011 Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y - Phép thử độ thuần khiết
3 Chữ viết tắt
PED: Porcine Epidemic Diarrhea (Bệnh tiêu chảy thành dịch ở lợn)
PEDV: Porcine Epidemic Diarrhea Virus (Vi rút gây bệnh tiêu chảy thành dịch ở lợn)
ELISA: Enzyme-linked Immunosorbent Assay (Phản ứng miễn dịch gắn enzym)
4 Nguyên tắc
Vắc xin được kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, độ thuần khiết, vô hoạt bằng các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm, các chỉ tiêu an toàn và hiệu lực được đánh giá trên lợn nái mang thai, khỏe mạnh, không có kháng thể PED.
5 Vật liệu và thuốc thử
5.1 Lợn nái mang thai (thời điểm 5 tuần tuổi trước khi sinh), lợn khỏe, không có kháng thể PED.
5.2 Kit ELISA phát hiện kháng thể PED.
5.3 Nước muối sinh lý vô trùng, nồng độ từ 0,85 % đến 0,9 %.
6 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
6.1 Tủ ấm CO2, duy trì nhiệt độ 37 °C, có từ 5 % đến 10 % CO2.
6.2 Kính hiển vi, có vật kính với độ phóng đại 10 X.
6.3 Máy đọc ELISA có bước sóng từ 405 nm đến 650 nm.
7 Cách tiến hành
7.1 Kiểm tra cảm quan
7.1.1 Vắc xin vô hoạt
- Lắc nhẹ lọ vắc xin và quan sát độ đồng đều của hỗn dịch bằng mắt thường.
- Đánh giá kết quả: Vắc xin đạt yêu cầu kiểm tra cảm quan khi có hỗn dịch đồng đều, không đông vón, không lắng cặn.
7.1.2 Vắc xin nhược độc dạng đông khô
- Quan sát hình dạng viên vắc xin và độ đồng đều của hỗn dịch sau khi hoàn nguyên với nước muối sinh lý vô trùng (5.3) bằng mắt thường.
- Đánh giá kết quả: vắc xin đạt yêu cầu kiểm tra cảm quan khi có dạng viên xốp, dễ tách khỏi thành lọ, hỗn dịch sau khi hoàn nguyên đồng nhất, không đông vón, không lắng cặn.
7.2 Kiểm tra độ thuần khiết
- Kiểm tra độ thuần khiết theo 4.1, 4.2 TCVN 8684 : 2011.
- Đánh giá kết quả: Vắc xin đạt yêu cầu kiểm tra thuần khiết khi không có bất cứ tạp khuẩn hay nấm mốc nào mọc trên các môi trường kiểm tra trong thời gian theo dõi.
7.3 Kiểm tra vô hoạt
Gây nhiễm 100 μl kháng nguyên PED chiết tách từ vắc xin trên tế bào Vero, ủ ở tủ ấm CO2 (6.1) trong 7 ngày, sau đó kiểm tra bệnh tích tế bào dưới kính hiển vi (6.2) ở vật kính 10 X. Quy trình kiểm tra vô hoạt được nêu trong Phụ lục A.
Đánh giá kết quả: vắc xin đạt yêu cầu kiểm tra vô hoạt khi không có bệnh tích tế bào sau 7 ngày gây nhiễm.
7.4 Kiểm tra an toàn
7.4.1 Vắc xin vô hoạt
- Tiêm bắp cho 03 lợn (5.1), mỗi lợn 2 liều vắc xin ghi trên nhãn.
- Sau khi tiêm, theo dõi lợn thí nghiệm trong 21 ngày.
- Đánh giá kết quả: Vắc xin đạt yêu cầu kiểm tra an toàn khi cả 03 lợn sống khỏe, phát triển bình thường, không có biểu hiện khác thường cũng như không có biểu hiện triệu chứng của bệnh do PEDV gây ra.
7.4.2 Vắc xin nhược độc dạng đông khô
- Tiêm bắp cho 03 lợn (5.1), mỗi lợn 10 liều vắc xin ghi trên nhãn.
- Sau khi tiêm, theo dõi lợn thí nghiệm trong 21 ngày.
- Đánh giá kết quả: vắc xin đạt yêu cầu kiểm tra an toàn khi cả 03 lợn sống khỏe, phát triển bình thường, không có biểu hiện khác thường cũng như không có biểu hiện triệu chứng của bệnh do PEDV gây ra.
7.5 Kiểm tra hiệu lực
7.5.1 Cách tiến hành
- Sử dụng 08 lợn (5.1), chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1: gồm 05 lợn, mỗi lợn được tiêm bắp 1 liều vắc xin ghi trên nhãn;
+ Nhóm 2: gồm 03 lợn làm đối chứng, tiêm nước muối sinh lý vô trùng (5.3) với liều lượng và đường tiêm như lợn nhóm 1.
- 21 ngày sau mũi tiêm thứ 1, 05 lợn nhóm 1 và 03 lợn nhóm 2 được tiêm nhắc lại với liều lượng và đường tiêm như lần 1.
- Sau khi tiêm, theo dõi lợn nhóm 1 và lợn nhóm 2 đến khi sinh, ngay sau khi lợn nái sinh tiến hành lấy cùng lúc mẫu máu, chắt lấy huyết thanh và sữa non của 05 lợn nhóm 1 và 03 lợn nhóm 2 để kiểm tra kháng thể sau miễn dịch bằng phương pháp ELISA, sử dụng kit ELISA phát hiện kháng thể PED (5.2).
CHÚ THÍCH: Hiện nay, có nhiều bộ KIT ELISA phát hiện kháng thể PED bán sẵn trên thị trường. Khi sử dụng phương pháp ELISA cần theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Ví dụ về phản ứng ELISA sử dụng KIT thương mại được nêu trong phụ lục B.
7.5.2 Đánh giá kết quả
Vắc xin đạt yêu cầu kiểm tra hiệu lực khi:
+ Ít nhất 80 % mẫu huyết thanh và sữa non của lợn nhóm 1 dương tính;
+ 100 % mẫu huyết thanh và sữa non của lợn nhóm 2 âm tính.
8 Kết luận
8.1 Vắc xin vô hoạt
Vắc xin đạt yêu cầu kiểm nghiệm khi đáp ứng được tất cả các yêu cầu về cảm quan, độ thuần khiết, vô hoạt, an toàn và hiệu lực như đã nêu lần lượt ở 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 và 7.5.
8.2 Vắc xin nhược độc dạng đông khô
Vắc xin đạt yêu cầu kiểm nghiệm khi đáp ứng được tất cả các yêu cầu về cảm quan, độ thuần khiết, an toàn và hiệu lực như đã nêu lần lượt ở 7.1, 7.2, 7.4 và 7.5.
Phụ lục A
(Quy định)
Kiểm tra vô hoạt
A.1 Nguyên vật liệu
A.1.1 Tế bào Vero.
A.1.2 Môi trường nuôi cấy tế bào MEM (Modified Eagle Media) có chứa L-glutamine và phenol red.
A.1.3 Dung dịch trypsin 1 X.
A. 1.4 Mẫu vắc xin cần kiểm tra.
A.2 Dụng cụ
A.2.1 Đĩa phản ứng 96 giếng.
A.2.2 Ống pha mẫu, vô trùng.
A.2.3 Micropipet, dung tích từ 100 μl đến 1000 μl.
A.2.4 Micropipet, dung tích từ 50 μl đến 100 μl.
A.2.5 Đầu típ sạch, dung tích từ 20 μl đến 200 μl.
A.2 Cách tiến hành
- Pha loãng mẫu vắc xin cần kiểm tra (A.1.4) theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị 10 ống pha mẫu (A.2.2) và đánh dấu từ 10-1 đến 10-10.
Bước 2: Dùng micropipet (A.2.3) cho 450 μl môi trường nuôi cấy tế bào MEM (A.1.2) vào các ống pha mẫu (A.2.2) đã được đánh dấu từ 10-1 đến 10-10.
Bước 3: Dùng micropipet (A.2.4) cho 50 μl mẫu vắc xin cần kiểm tra (A.1.4) vào ống 10 trộn đều, thay đầu típ (A.2.5).
Bước 4: Dùng micropipet (A.2.4) hút 50 μl dung dịch từ ống 10-1 sang ống 10-2, trộn đều, thay đầu típ (A.2.5).
Bước 5: Làm lặp lại giống bước 3 lần lượt với các ống tiếp theo đến ống 10-10.
Bước 6: Dùng micropipet (A.2.4) hút bỏ 50 μl dung dịch từ ống 10-10.
- Dùng micropipet (A.2.4) nhỏ 50 μl mẫu vắc xin đã được pha loãng từ nồng độ 10-1 đến nồng độ 10-10 vào dĩa phản ứng 96 giếng (A.2.1) theo chiều từ nồng độ pha loãng thấp đến nồng độ pha loãng cao (từ 10-1 đến 10-10), mỗi nồng độ được lặp lại 4 giếng (từ A đến D) (xem bảng A.1).
Bảng A.1 - Sơ đồ đĩa chuẩn độ hiệu giá vi rút sau khi vô hoạt
Độ pha loãng
Mẫu |
10-1 |
10-2 |
10-3 |
10-4 |
10-5 |
10-6 |
10-7 |
10-8 |
10-9 |
10-10 |
Đối chứng môi trường |
Đối chứng tế bào |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
||
Mẫu vắc xin cần kiểm tra |
A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Dùng micropipet (A.2.4) nhỏ 50 μl môi trường nuôi cấy tế bào MEM có 10 μg/ ml Trypsin (A. 1.3) vào tất cả các giếng.
- Ủ đĩa ở tủ ấm CO2 (6.1) trong 1 giờ.
- Dùng micropipet (A.2.4) nhỏ 100 μl tế bào Vero (A.1.1) vào tất cả các giếng từ dãy 1 đến dãy 11 (trừ dãy 12).
- Ủ đĩa ở tủ ấm CO2 (6.1) trong 48 giờ.
- Kiểm tra tế bào hàng ngày dưới kính hiển vi (6.2) ở vật kính 10 X và ghi nhận bệnh tích tế bào. Với các đám tế bào bị dung giải màng, nhân tế bào co cụm lại với nhau hình thành các thể hợp bào.
A.3 Đọc kết quả
Ghi nhận bệnh tích tế bào và tính liều gây nhiễm 50 % tế bào TCID50/ml bằng công thức Karber (1931).
TCID50 = x +0,5 - Σri/n
Trong đó: x: độ pha loãng cao nhất có ít nhất 1 giếng có bệnh tích tế bào
Σri/n: tổng số giếng không có bệnh tích tế bào trong các độ pha loãng có giếng có bệnh tích tế bào
n: số giếng sử dụng cho 1 độ pha loãng
Phụ lục B
(Tham khảo)
Ví dụ về phản ứng ELISA sử dụng KIT thương mại
B.1 Nguyên vật liệu
B.1.1 Huyết thanh lợn cần kiểm tra (xem 7.5.1).
B.1.2 Nước cất đã khử ion.
B.1.3 Bộ kit PED Ab hãng BIOVET INC (Porcine Epidemic Diarrhea Virus Antibody Test Kit, Swinecheck® PED indirect - 5 plates Insert).
B.2 Thiết bị và dụng cụ
B.2.1 Tủ lạnh, duy trì nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C.
B.2.2 Micropipet, dung tích từ 100 μl đến 1000 μl.
B.2.3 Micropipet, dung tích từ 50 μl đến 100 μl.
B.3 Chuẩn bị
B.3.1 Chuẩn bị dung dịch rửa 1 X
Lắc đều dung dịch rửa đậm đặc 10 X, sau đó pha loãng với nước cất (B.1.2) theo tỷ lệ 1/10 (ví dụ, 100 ml dung dịch rửa đậm đặc 10 X với 900 ml nước cất).
B.3.2 Chuẩn bị chất pha loãng mẫu 1 X
Lắc đều dung dịch pha loãng mẫu đậm đặc 5 X, sau đó pha loãng với nước cất (B.1.2) theo tỷ lệ 1/5 (ví dụ, 10 ml dung dịch pha loãng mẫu đậm đặc 5 X với 40 ml nước cất).
B.3.3 Chuẩn bị mẫu huyết thanh
Pha loãng mẫu huyết thanh lợn cần kiểm tra (B.1.1) bằng chất pha loãng mẫu 1 X theo tỷ lệ 1/200 (ví dụ, 5 μl mẫu huyết thanh lợn với 1000 μl chất pha loãng mẫu 1 X).
B.4 Cách tiến hành
Trước khi tiến hành phản ứng, toàn bộ hóa chất của KIT ELISA cần được để ở nhiệt độ phòng và lắc kỹ trước khi sử dụng. Phức hợp enzyme sau khi sử dụng xong cần được bảo quản lại ở tủ lạnh (B.2.1).
- Dùng micropipet (B.2.2) nhỏ 100 μl đối chứng âm PED vào giếng A1 và A2 của đĩa có phủ kháng nguyên PEDV.
- Dùng micropipet (B.2.2) nhỏ 100 μl đối chứng dương PED vào giếng B1 và B2 của đĩa có phủ kháng nguyên PEDV.
- Dùng micropipet (B.2.3) nhỏ 100 μl mẫu huyết thanh đã pha loãng (B.3.3) vào các giếng còn lại (trừ giếng A1, A2, B1, B2) của đĩa có phủ kháng nguyên PEDV.
- Đậy kín các giếng và ủ ở nhiệt độ 23 °C ± 2 °C trong 1 giờ.
- Rửa mỗi giếng 4 lần, mỗi lần 300 μl dung dịch rửa 1 X (B.3.1). Bỏ đi tất cả dung dịch chứa trong đĩa sau mỗi lần rửa.
- Dùng micropipet (B.2.3) nhỏ 100 μl phức hợp enzyme A vào mỗi giếng.
- Đậy kín các giếng và ủ ở nhiệt độ 23 °C ± 2 °C trong 1 giờ.
- Rửa mỗi giếng 4 lần với 300 μl dung dịch rửa 1 X (B.3.1). Bỏ đi tất cả dung dịch chứa trong đĩa sau mỗi lần rửa.
- Dùng micropipet (B.2.3) nhỏ 100 μl phức hợp enzyme B vào mỗi giếng.
- Đậy kín các giếng và ủ ở nhiệt độ 23 °C ± 2 °C trong 1 giờ.
- Rửa mỗi giếng 4 lần với 300 μl dung dịch rửa 1 X (B.3.1). Bỏ đi tất cả dung dịch chứa trong đĩa sau mỗi lần rửa.
- Dùng micropipet (B.2.3) nhỏ 100 μl cơ chất vào mỗi giếng.
- Đậy kín các giếng và ủ ở nhiệt độ 23 °C ± 2 °C trong 10 phút, tránh ánh sáng.
- Dùng micropipet (B.2.3) nhỏ 100 μl dung dịch dừng phản ứng vào mỗi giếng.
- Dùng micropipet (B.2.3) nhỏ dung dịch dừng phản ứng vào tất cả các giếng của đĩa phản ứng, mỗi giếng 100 μl, sau đó đặt đĩa vào máy đọc ELISA (6.3) ở bước sóng 450 nm để thu được các giá trị mật độ quang (Optical density - OD) của các mẫu trong đĩa phản ứng.
Bảng B.1 - Sơ đồ bố trí mẫu trong đĩa ELISA
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
A |
NC |
NC |
S7 |
S7 |
S15 |
S15 |
S23 |
S23 |
S31 |
S31 |
S39 |
S39 |
B |
PC |
PC |
S8 |
S8 |
S16 |
S16 |
S24 |
S24 |
S32 |
S32 |
S40 |
S40 |
C |
S1 |
S1 |
S9 |
S9 |
S17 |
S17 |
S25 |
S25 |
S33 |
S33 |
S41 |
S41 |
D |
S2 |
S2 |
S10 |
S10 |
S18 |
S18 |
S26 |
S26 |
S34 |
S34 |
S42 |
S42 |
E |
S3 |
S3 |
S11 |
S11 |
S19 |
S19 |
S27 |
S27 |
S35 |
S35 |
S43 |
S43 |
F |
S4 |
S4 |
S12 |
S12 |
S20 |
S20 |
S28 |
S28 |
S36 |
S36 |
S44 |
S44 |
G |
S5 |
S5 |
S13 |
S13 |
S21 |
S21 |
S29 |
S29 |
S37 |
S37 |
S45 |
S45 |
H |
S6 |
S6 |
S14 |
S14 |
S22 |
S22 |
S30 |
S30 |
S38 |
S38 |
S46 |
S46 |
CHÚ THÍCH: NC: negative control (đối chứng âm) PC: positive control (đối chứng dương) S: sample (mẫu kiểm tra) S1 đến S46: mẫu kiểm tra số 1 đến mấu kiểm tra số 46 |
- Phản ứng được công nhận khi:
+ mật độ quang (OD) của đối chứng âm < 0,4;
+ mật độ quang (OD) của đối chứng dương - mật độ quang (OD) của đối chứng âm ≥ 0,7.
- Đánh giá kết quả dựa trên tỷ lệ S/P (tỷ lệ mẫu/mẫu dương tính):
Mẫu dương tính: |
S/P ≥ 0,4; |
Mẫu âm tính: |
S/P < 0,4. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] EMA, (2017). VICH GL50 on Harmonisation of criteria to waive target animal batch safety testing for inactivated vaccines for veterinary use.
[2] EMA, (2017). VICH GL55 on Harmonisation of criteria to waive target animal batch safety testing for live vaccines for veterinary use.
[3] Nisseiken, (2018). Proposal on potency assay method of Nisseiken PED Live Vaccine.
[4] Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I, (2010). 21VR-10KN1 : Quy trình Kiểm nghiệm vắc xin PED.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.