TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8685-31 : 2019
QUY TRÌNH KIỂM NGHIỆM VẮC XIN - PHẦN 31: VẮC XIN PHÒNG BỆNH DẠI TRÊN CHÓ
Vaccine testing procedure - Part 31: Rabies Vaccine
Lời nói đầu
TCVN 8685-31 : 2019 do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Thú y Trung Ương 1 - Cục Thú y biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 8685 Quy trình kiểm nghiệm vắc xin gồm các phần:
- TCVN 8685-1 : 2011, Phần 1: Vắc xin phó thương hàn lợn nhược độc;
- TCVN 8685-2 : 2011, Phần 2: Vắc xin viêm gan siêu vi trùng vịt;
- TCVN 8685-3 : 2011, Phần 3: Vắc xin E.coli của lợn;
- TCVN 8685-4 : 2011, Phần 4: Vắc xin vô hoạt phòng hội chứng giảm đẻ ở gà;
- TCVN 8685-5 : 2011, Phần 5: Vắc xin ung khí thán;
- TCVN 8685-6 : 2011, Phần 6: Vắc xin Gumboro nhược độc;
- TCVN 8685-7 : 2011, Phần 1: Vắc xin nhiệt thán nha bào vô độc chủng 34 F2;
- TCVN 8685-8 : 2011, Phần 8: Vắc xin dịch tả lợn nhược độc;
- TCVN 8685-9 : 2014, Phần 9: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Cúm gia cầm A/H5N1;
- TCVN 8685-10 : 2014, Phần 10: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Lở mồm long móng (FMD);
- TCVN 8685-11 : 2014, Phần 11: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Phù đầu gà (coryza);
- TCVN 8685-12 : 2014, Phần 12: Vắc xin nhược độc, đông khô phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS);
- TCVN 8685-13 : 2014, Phần 13: Vắc xin vô hoạt phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS);
- TCVN 8685-14 : 2017, Phần 14: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm phổi thể kính ở lợn;
- TCVN 8685-15 : 2017, Phần 15: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm phổi do pasteurella multocida type D gây ra ở lợn;
- TCVN 8685-16 : 2017, Phần 16: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn;
- TCVN 8685-17 : 2017, Phần 17: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm màng phổi ở lợn;
- TCVN 8685-18 : 2017, Phần 18: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh newcastle;
- TCVN 8685-19 : 2017, Phần 19: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh gumboro;
- TCVN 8685-20 : 2018, Phần 20: Vắc xin nhược độc phòng bệnh Newcastle;
- TCVN 8685-21 : 2018, Phần 21: Vắc xin phòng bệnh đậu gà;
- TCVN 8685-22 : 2018, Phần 22: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm;
- TCVN 8685-23 : 2018, Phần 23: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Salmonella enteritidis ở gà;
- TCVN 8685-24 : 2018, Phần 24: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Salmonella typhimurium ở gà;
- TCVN 8685-25 : 2018, Phần 25: Vắc xin phòng bệnh giả dại ở lợn;
- TCVN 8685-26 : 2018, Phần 26: Vắc xin nhược độc phòng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gà;
- TCVN 8685-27 : 2018, Phần 27: Vắc xin nhược độc phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà;
- TCVN 8685-28 : 2019, Phần 28: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Tụ huyết trùng ở lợn;
- TCVN 8685-29 : 2019, Phần 29: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm (IB) ở gà;
- TCVN 8685-30 : 2019, Phần 30: Vắc xin nhược độc phòng bệnh Viêm não tủy truyền nhiễm ở gà;
- TCVN 8685-31 : 2019, Phần 31 vắc xin phòng bệnh Dại ở chó;
- TCVN 8685-32 : 2019, Phần 32: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Mycoplasma gallisepticum ở gia cầm;
- TCVN 8685-33 : 2019, Phần 33: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh nhiễm trùng huyết ở thủy cầm.
QUY TRÌNH KIỂM NGHIỆM VẮC XIN - PHẦN 31: VẮC XIN PHÒNG BỆNH DẠI TRÊN CHÓ
Vaccine testing procedure - Part 31: Rabies Vaccine
CẢNH BÁO AN TOÀN CHUNG
- Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không đưa ra hết các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải tự thiết lập các thao tác an toàn sức khỏe thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn này.
- Nhân viên, cán bộ làm việc với vi rút dại, vi rút có liên quan đến bệnh dại và các vi rút lyssavirus khác phải được tham gia các khóa tập huấn làm quen với các phần liên quan của Hướng dẫn An toàn và An ninh Vi sinh vật, cụ thể là “Thực hành Hoạt động Tiêu chuẩn: An toàn sinh học cấp 3”.
- Các cán bộ, nhân viên tham gia làm việc với vi rút dại cần được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại và kháng thể kháng vi rút dại phải đạt hiệu giá thấp nhất từ 0,5 lU/ml trở lên và được định kỳ kiểm tra kháng thể kháng vi rút dại 6 tháng 1 lần.
- Các trang bị bảo hộ cá nhân phải được đảm bảo như quần áo, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng, tạp dề ...
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định Quy trình kiểm nghiệm vắc xin dùng để phòng bệnh Dại do vi rút dại (rabies virus) gây ra trên chó.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8684 : 2011, Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y - Phép thử độ thuần khiết.
3 Ký hiệu và chữ viết tắt
ELISA |
Enzyme-linked Immunosorbent Assay |
PBS |
Phosphate Buffered Saline |
LD50 |
50% Lethal Dose |
ED50 |
50% Effective Dose |
RP |
Relative Potency |
Ul |
International Unit |
NIH |
National Institutes of Health |
CVS |
Challenge virus strain |
4 Nguyên tắc
Vắc xin được kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, độ vô trùng bằng các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm, các chỉ tiêu tính an toàn và tính hiệu lực được đánh giá trên các động vật thí nghiệm.
5 Vật liệu và thuốc thử
5.1 Chó khỏe mạnh: Chó mẫn cảm từ 2 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi, không mắc bệnh ký sinh trùng, chưa được tiêm vắc xin dại hoặc kiểm tra huyết thanh có kết quả âm tính với kháng thể chống lại vi rút dại.
5.2 Chuột lang khỏe mạnh: Chuột lang trọng lượng từ 250 g đến 300 g
5.3 Chuột nhắt trắng khỏe mạnh: Chuột nhắt trắng trọng lượng từ 12 g đến 15 g
5.4 Dung dịch PBS pH 7,4
5.5 Huyết thanh ngựa
5.6 Kit ELISA phát hiện kháng thể dại
5.6 Nước muối sinh lý 0,9 %
6 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
6.1 Bơm tiêm 1 lần, dung tích 1 ml, 3 ml, 5 ml, 10 ml
6.2 Handy step Eppendorf
6.3 Positive Displacement Tips Dung tích 500 µl (1 giọt tương ứng với 30 μl)
6.4 Kim tiêm não chuột chuyên dụng
6.5 Ống Falcon (Conical Type) Dung tích 15 ml, 50 ml
6.6 Máy đọc ELISA
7 Cách tiến hành
7.1 Kiểm tra cảm quan
Quan sát bằng mắt thường, vắc xin đạt chỉ tiêu cảm quan khi lọ vắc xin đồng nhất, không đông vón, không lắng cặn.
7.2 Kiểm tra vô trùng
Theo 4.1, 4.2 TCVN 8684 : 2011, vắc xin đạt chỉ tiêu kiểm tra vô trùng khi không có bất cứ tạp khuẩn hay nấm mốc nào mọc trên môi trường kiểm tra trong thời gian theo dõi.
7.3 Kiểm tra thuần khiết
7.3.1 Kiểm tra tạp nhiễm Mycoplasma. Theo TCVN 8684 : 2011
7.3.2 Kiểm tra tạp nhiễm Salmonella. Theo TCVN 8684 : 2011
7.4 Kiểm tra tính an toàn
7.4.1 Phương pháp trọng tài
7.4.1.1 Tiêm bắp thịt cho 3 chó mẫn cảm (5.1), mỗi con 2 liều vắc xin ghi trên nhãn.
7.4.1.2 Theo dõi trong 21 ngày.
7.4.1.3 Đánh giá kết quả: Vắc xin đạt tiêu chuẩn an toàn khi cả 3 chó (7.4.1.1) sống khỏe mạnh, không có biểu hiện triệu chứng của bệnh dại như: hoảng loạn, chạy lung tung, sợ gió, sợ nước, tiếng sửa khản đặc hoặc rống lên, gầy sút nhanh, hoặc có biểu hiện bất thường.
7.4.2 Phương pháp thay thế
7.4.2.1 Trên chuột nhắt trắng
7.4.2.1.1 Tiêm dưới da cho 5 chuột nhắt trắng (5.3), mỗi con 1/2 liều vắc xin ghi trên nhãn.
7.4.2.1.2 Theo dõi chuột thí nghiệm trong 14 ngày.
7.4.2.1.3 Đánh giá vắc xin đạt tiêu chuẩn an toàn khi cả 5 chuột ( 7.4.2.1.1) phải sống khỏe.
7.4.2.2 Trên chuột lang
7.4.2.2.1 Tiêm dưới da cho 2 chuột lang (5.2), mỗi con 2 liều vắc xin ghi trên nhãn.
7.4.2.2.2 Theo dõi 14 ngày.
7.4.2.2.3 Vắc xin đạt tiêu chuẩn an toàn khi cả 2 chuột lang (7.4.2.2.1) phải sống khỏe.
7.5 Kiểm tra hiệu lực
7.5.1 Kiểm tra hiệu lực theo phương pháp Habel
Vắc xin đạt tiêu chuẩn hiệu lực khi hiệu số LD50 giữa thí nghiệm và đối chứng đạt ít nhất 103 LD50 (xem phụ lục A).
Tính liều LD50 theo công thức của Reed & Munch (xem phụ lục E).
7.5.2 Kiểm tra hiệu lực theo phương pháp NIH
- ED50 của vắc xin mẫu chuẩn và vắc xin thử nghiệm đều nằm trong khoảng giữa liều tiêm lớn nhất và liều tiêm nhỏ nhất.
- Giới hạn độ tin cậy của công hiệu tương quan nằm trong khoảng 25 - 400 %.
- Vắc xin đạt tiêu chuẩn hiệu lực khi:
+ LD50 của chủng cường độc phải nằm trong khoảng 10-100 LD50/ 0,3 ml;
+ Công hiệu của vắc xin phải không nhỏ hơn 2,5 UI/ liều;
+ Chỉ số RP (the Relative Potency) được tính như sau: Số đảo nghịch của ED50 vắc xin thử/ số đảo nghịch của ED50 vắc xin tham chiếu (xem phụ lục B).
Ví dụ: ED50 của vắc xin thử là: 1/90 và ED50 vắc xin tham chiếu là: 1/70, và như vậy RP = 90/70 = 1,29 RP/ ml. Để biểu hiện giá trị RP dưới dạng đơn vị quốc tế (UI - International units), lấy giá trị RP × giá trị UI của vắc xin tham chiếu đã biết. Ví dụ: Giá trị RP là 1,29 và giá trị UI của vắc xin tham chiếu đã biết là 1 UI/ ml, ta có 1,29 × 1,0 UI/ ml = 1,29 UI/ ml.
7.5.3 Kiểm tra hiện lực trên chó
Đánh giá kết quả: Vắc xin đạt tiêu chuẩn hiệu lực khi 4/5 chó có kết quả ELISA > 0,6 UI/ ml huyết thanh (xem phụ lục C).
8 Kết luận
Vắc xin đạt yêu cầu kiểm nghiệm khi đáp ứng được tất cả các yêu cầu về cảm quan, vô trùng, thuần khiết, vô hoạt, an toàn và hiệu lực như đã nêu ở mục 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 và 7.5.
Phụ lục A
(Quy định)
Kiểm tra hiệu lực bằng phương pháp của Habel
A.1 Chuẩn bị vắc xin
Vắc xin pha loãng 1/40 với dung dịch đệm PBS (5.4).
A.2 Động vật thí nghiệm
120 con chuột nhắt trắng (5.3) chia thành 2 lô:
- Lô thí nghiệm: 60 con dùng để gây miễn dịch.
- Lô đối chứng: 40 con dùng làm đối chứng.
A.3 Gây miễn dịch
- Lô thí nghiệm: tiêm miễn dịch cho 60 chuột nhắt trắng (5.3), mỗi chuột 0,25 ml vắc xin pha loãng 1/40 vào phúc mạc. Tiêm 6 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 ngày.
- Lô đối chứng: 40 con không sử dụng vắc xin.
A.4 Công cường độc
Sau 14 ngày tiêm vắc xin tính từ mũi đầu tiên, chuột miễn dịch và chuột đối chứng được công cường độc bằng chủng Dại CVS với liều 0,03 ml/ con vào nội não.
A.4.1 Chuẩn bị giống công cường độc
Giống Dại CVS được pha loãng với dung dịch đệm PBS (5.4) hoặc nước cất 2 lần đã tiệt trùng, có bổ sung 2 % huyết thanh ngựa thành các nồng độ 10-1, 10-2, 10-3, 10-4, 10-5, 10-6, 10-7.
A.4.2 Cách tiến hành
Đối với lô chuột miễn dịch, tiêm các độ pha: 10-5, 10-4, 10-3, 10-2, 10-1.
Đối với lô chuột đối chứng, tiêm các độ pha: 10-7, 10-6, 10-5.
Theo dõi chuột 14 ngày sau công cường độc, hàng ngày theo dõi 2 lô chuột và ghi kết quả đầy đủ.
Ghi chép số chết, sống của lô thí nghiệm và lô đối chứng:
- Những chuột chết trước ngày thứ 5 sau ngày công cường độc không được tính trong kết quả.
- Những chuột chết, liệt do dại sau ngày thứ 5 được coi như chết vì bệnh dại.
Đọc kết quả cuối cùng vào ngày thứ 14 sau khi công cường độc. Kết quả được tính theo phương pháp Reed & Muench (xem phụ lục E).
Tiến hành gây nhiễm chuột như bảng sau:
Bảng A.1 - Bảng theo dõi chuột công cường độc
Nồng độ Vi rút công cường độc |
Lô thí nghiệm |
Nồng độ Vi rút công cường độc |
Lô đối chứng |
||||
Số chuột tiêm |
Liều tiêm |
Sống/ tổng số |
Số chuột tiêm |
Liều tiêm |
Sống/ tổng số |
||
10-1 |
10 |
0,03 ml/ con, dưới màng não |
- |
10-5 |
10 |
0,03 ml/ con, dưới màng não |
- |
10-2 |
10 |
- |
10-6 |
10 |
- |
||
10-3 |
10 |
- |
10-7 |
10 |
- |
||
10-4 |
10 |
- |
- |
- |
- |
||
10-5 |
10 |
- |
- |
- |
- |
A.5 Đánh giá kết quả
Vắc xin đạt yêu cầu, khi hiệu số LD50 giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng đạt ít nhất 103 LD50 (LD50 bảo vệ = LD50 của chuột đối chứng - LD50 của chuột miễn dịch = 1000).
Phụ lục B
(Quy định)
Kiểm tra hiệu lực bằng phương pháp NIH
B.1 Chuẩn bị vắc xin
Pha Vắc xin mẫu chuẩn bằng dung dịch đệm PBS (5.4) để có được độ pha có chứa 1 UI/ ml. Phân chia vào các ống một lượng vắc xin đủ dùng cho 1 lần pha tiêm miễn dịch.
Pha vắc xin thử: nếu là vắc xin đông khô phải hoàn nguyên bằng nước hồi chỉnh cho tới nồng độ liều tiêm cho người.
Dung dịch vắc xin mẫu chuẩn (1 UI/ ml) và dung dịch vắc xin mẫu thử đã hoàn nguyên tiếp tục được pha thành 3 độ pha bậc 5 trong dung dịch đệm PBS (5.4). Các độ pha được chọn sao cho có ED50 trung bình không nằm ngoài các độ pha loãng của vắc xin.
Ví dụ:
Vắc xin mẫu chuẩn 1 UI pha thành các độ pha 1/5, 1/25 và 1/125.
Vắc xin thử pha thành các độ pha 1/20, 1/100 và 1/500.
B.2 Động vật thí nghiệm
- Lô thí nghiệm: 96 chuột nhắt trắng (5.3).
- Lô đối chứng: 40 chuột nhắt trắng (5.3).
B.3 Gây miễn dịch
- Lô thí nghiệm: mỗi độ pha loãng vắc xin được gây miễn dịch cho ít nhất 16 chuột nhắt trắng (5.3). Mỗi chuột tiêm 0,5 ml vào phúc mạc. Tiêm 2 mũi vào ngày 0 và ngày 7.
- Lô đối chứng: 40 chuột không sử dụng vắc xin, nuôi song song trong cùng điều kiện với lô thí nghiệm.
B.4 Công cường độc
B.4.1 Chuẩn bị giống công cường độc
Giống Dại CVS được pha loãng với nước muối sinh lý 0,9 % (5.6) có bổ sung 2 % huyết thanh ngựa. 1 liều công cường độc có chứa 25 - 50 LD50/1 chuột.
Ví dụ: Sau 5 lần chuẩn độ hiệu giá chủng CVS là 10-6,81. Như vậy để có được liều 25 LD50 phải dùng độ pha đậm đặc hơn 1,4 log tức là độ pha 10-5,4.
Để chuẩn độ hiệu giá chủng CVS thử thách thực tế trong thử nghiệm, tiếp tục pha loãng bậc 10 từ hỗn dịch 10-6,4 để có các độ pha 10-6,4, 10-7,4, 10-8,4.
B.4.2 Cách tiến hành
Lấy độ pha 10-5,4 tiêm cho tất cả nhóm chuột miễn dịch, mỗi chuột 0,03 ml vào não.
Theo dõi chuột 14 ngày sau công cường độc.
Những chuột liệt hoặc chết sau ngày thứ 5 mới được tính vào kết quả. Những chuột có dấu hiệu co giật, liệt, rối loạn vận động được coi như chết vì bệnh dại.
Cần ghi chép kết quả hàng ngày. Đọc kết quả cuối cùng vào ngày thứ 14 sau công cường độc.
Hiệu giá chủng cường độc CVS tính theo phương pháp Reed & Muench (Phụ lục E).
Tiến hành gây nhiễm chuột miễn dịch như bảng sau:
Bảng B.1 - Bảng theo dõi chuột công cường độc lô vắc xin thử nghiệm và lô vắc xin chuẩn
Độ pha loãng vắc xin |
Lô vắc xin thử nghiệm |
Độ pha loãng vắc xin |
Lô vắc xin chuẩn |
||||
Số chuột tiêm |
Liều tiêm |
Sống/ tổng số |
Số chuột tiêm |
Liều tiêm |
Sống/ tổng số |
||
1/20 |
16 |
0,03 ml/con, dưới màng não |
- |
1/5 |
16 |
0,03 ml/con, dưới màng não |
- |
1/100 |
16 |
- |
1/25 |
16 |
- |
||
1/500 |
16 |
- |
1/125 |
16 |
- |
Tiến hành gây nhiễm chuột đối chứng như bảng sau:
Bảng B.2 - Bảng theo dõi chuột công cường độc lô đối chứng
Độ pha loãng vắc xin |
Lô vắc xin đối chứng |
||
Số chuột tiêm |
Liều tiêm |
Sống/ tổng số |
|
10-6,4 |
10 |
0,03 ml/con, dưới màng não |
- |
10-7,4 |
10 |
- |
|
10-8,4 |
10 |
- |
B.5 Đánh giá kết quả
- ED50 của vắc xin mẫu chuẩn và vắc xin thử nghiệm đều nằm trong khoảng giữa liều tiêm lớn nhất và liều tiêm nhỏ nhất.
- Giới hạn độ tin cậy của công hiệu tương quan nằm trong khoảng 25 % đến 400 %.
- Tiêu chuẩn:
+ LD50 của chủng cường độc phải nằm trong khoảng 10-100 LD50/ 0,3 ml
+ Công hiệu của vắc xin phải không nhỏ hơn 2,5 IU/ liều.
+ Chỉ số RP (the Relative Potency) được tính như sau: Số đảo nghịch của ED50 vắc xin thử/ số đào nghịch của ED50 vắc xin tham chiếu.
Ví dụ: ED50 của vắc xin thử là: 1/90 và ED50 vắc xin tham chiếu là: 1/70, và như vậy RP = 90/70 = 1,29 RP/ ml. Để biểu hiện giá trị RP dưới dạng đơn vị quốc tế (UI - International units), lấy giá trị RP X giá trị UI của vắc xin tham chiếu đã biết. Ví dụ: Giá trị RP là 1,29 và giá trị UI của vắc xin tham chiếu đã biết là 1 UI/ ml, ta có 1,29 X 1,0 UI/ ml = 1,29 UI/ ml.
Phụ lục C
(Quy định)
Kiểm tra hiệu lực trên chó
C.1 Chuẩn bị vắc xin
Dùng bơm tiêm vô trùng hút và trộn 3 chai vắc xin vào một chai đã được tiệt trùng. Lắc đều trước khi lấy thuốc tiêm miễn dịch.
C.2 Động vật thí nghiệm
- Lô thí nghiệm: 25 chó (5.1)
- Lô đối chứng: 10 chó (5.1).
Chó được nuôi dưỡng và nhốt trong các chuồng chuyên dụng cách ly tốt.
C.3 Gây miễn dịch
- Lô thí nghiệm: Chó được tiêm với 1 liều vắc xin sử dụng/dưới da.
- Lô đối chứng: Không sử dụng vắc xin.
C.4 Thời gian theo dõi
Theo dõi hàng ngày và 30 ngày sau khi tiêm, tất cả chó được lấy máu chắt huyết thanh để kiểm tra đáp ứng kháng thể.
C.5 Đánh giá kết quả
- Sử dụng phương pháp ELISA và thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất Kít (Ví dụ sử dụng Kít ELISA của hãng Synbiotics - Protocol "SERALISA Rabies Ab Mono Indirect, Synbiotics, France")[1] (xem phụ lục D).
- Lô vắc xin đạt tiêu chuẩn hiệu lực khi 80 % chó miễn dịch có kết quả ELISA Titer > 0,6.
Phụ lục D
(Tham khảo)
Phản ứng Elisa (Enzyme - Linked Immunosorbent Assay)
D.1 Vật liệu thử
- Huyết thanh chó cần kiểm tra
- Nước cất 2 lần
- Kít ELISA phát hiện kháng thể Dại
Ví dụ: Dùng Kít ELISA của hãng Synbiotic - France (Serelisa Rabies Ab Mono Indirect).
D.2 Chuẩn bị nguyên liệu
D.2.1 Huyết thanh được bất hoạt ở 56 °C trong 30 min.
D.2.2 Pha loãng huyết thanh bằng dung dịch pha mẫu (sample diluent - SD) theo tỷ lệ 1/10.
D.2.3 Pha loãng huyết thanh chuẩn bằng dung dịch pha mẫu theo tỷ lệ 1/10, 1/25, 1/60, 1/80, 1/170, 1/400 và 1/800.
D.2.4 Pha đối chứng âm, đối chứng dương bằng dung dịch pha mẫu theo tỷ lệ 1/10.
D.2.5 Pha Conjugate (CJ) (chất gắn kết) theo tỷ lệ 1/10 với conjugate dilution (CD) (dung dịch gắn kết).
D.2.6 Pha dung dịch rửa theo tỷ lệ 1/10 với nước cất.
D.3 Cách tiến hành
D.3.1 Cho 90 μl dung dịch pha mẫu vào tất cả các giếng cần kiểm tra.
D.3.2 Cho 10 μl đối chứng âm vào 2 giếng A1, A2 của đĩa có phủ kháng nguyên dại, trộn đều.
D.3.3 Cho 10 μl đối chứng dương vào 2 giếng B1, B2 của đĩa có phủ kháng nguyên dại, trộn đều.
D.3.4 Cho 10 μl huyết thanh chuẩn đã pha từ 1/10 đến 1/800, mỗi nồng độ 2 giếng, từ C1, C2 đến A3, A4, của đĩa có phủ kháng nguyên dại, trộn đều.
D.3.5 Cho 10 μl huyết thanh cần kiểm tra đã pha 1/10 vào các giếng, mỗi mẫu 2 giếng, từ B3, B4 đến H3, H4 của đĩa có phủ kháng nguyên dại, trộn đều.
D.3.6 Ủ ở nhiệt độ 37 °C ± 3 °C trong 1 h ± 5 min.
D.3.7 Loại bỏ dung dịch trong đĩa, rửa các giếng bằng dung dịch rửa đã pha (D.2.6). Mỗi giếng 350 μl, rửa 4 lần.
D.3.8 Cho 100 pl chất gắn kết (CJ) (D.2.5) vào tất cả các giếng cần kiểm tra.
D.3.9 Ủ ở nhiệt độ 37°C ± 3°C trong 1 h ± 5 min.
D.3.10 Loại bỏ dung dịch trong dĩa, rửa các giếng bằng dung dịch rửa đã pha (D.2.6). Mỗi giếng 350 μl, rửa 4 lần.
D.3.11 Cho 100 μl cơ chất (Substrate) vào tất cả các giếng cần kiểm tra, trộn đều.
D.3.12 Ủ ở nhiệt độ phòng 23 °C ± 5 °C trong 30 min ± 5 min.
D.3.13 Cho 50 μl dung dịch dừng phản ứng (Stop dilution) vào tất cả các giếng cần kiểm tra, trộn đều.
D.3.14 Đặt đĩa vào máy đọc ELISA (6.6) ở bước sóng 450 nm để ra các giá trị OD của các mẫu cần kiểm tra.
Bảng D.1 - Sơ đồ vị trí mẫu trong đĩa ELISA
|
1 |
2 |
3 |
4 |
A |
N 1:10 |
N 1:10 |
WHO 1:8000 |
WHO 1:8000 |
B |
P 1:10 |
P 1:10 |
S1 1:100 |
S1 1:100 |
C |
WHO 1:100 |
WHO 1:100 |
S2 1:100 |
S2 1:100 |
D |
WHO 1:250 |
WHO 1:250 |
S3 1:100 |
S3 1:100 |
E |
WHO 1:600 |
WHO 1:600 |
S4 1:100 |
S4 1:100 |
F |
WHO 1:800 |
WHO 1:800 |
S5 1:100 |
S5 1:100 |
G |
WHO 1:1700 |
WHO 1:1700 |
S6 1:100 |
S6 1:100 |
H |
WHO 1:4000 |
WHO 1:4000 |
S7 1:100 |
S7 1:100 |
Chú thích:
N: Negative control (Đối chứng âm)
P: Positive control (Đối chứng dương)
S: Sample (Mẫu
WHO: WHO reference serum (Huyết thanh chuẩn của WHO)
D.4 Điều kiện kết quả:
OD positive (OD của đối chứng dương) ≥ 0,300
OD negative (OD của đối chứng âm) < 0,50 × OD positive (OD của đối chứng dương)
r > 0,95 (tính r theo công thức trên đường hồi quy)
D.5 Công thức tính kết quả:
Công thức chuẩn độ dựa theo đường hồi quy (Phần mềm do hãng sản xuất cung cấp)
- Kết quả chuẩn độ > 0,6: con vật có khả năng bảo hộ.
- Kết quả chuẩn độ < 0,6: con vật không đủ khả năng bảo hộ.
Phụ lục E
(Quy định)
Công thức tính LD50 theo phương pháp Reed-Muench
Trong đó:
A: Độ pha loãng của giống CVS gây chết chuột ngay sát dưới 50 %
a: % chuột chết ngay sát dưới 50 %
b: % chuột chết ngay sát trên 50 %
k: log bậc pha loãng
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-03.2009/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lấy mẫu thuốc thú y để kiểm tra chất lượng.
[2] Phụ lục 15.30. Xác định hiệu lực vắc xin dại theo phương pháp Habel - Dược điển Việt Nam 4, lần xuất bản thứ tư, 2009
[3] Phụ lục 15.31. Xác định hiệu lực của vắc xin dại theo phương pháp NIH - Dược điển Việt Nam 4, lần xuất bản thứ tư, 2009
[4] MARTIN M. KAPLAN & HILARY KOPROWSKI: Laboratory Techniques in Rabies, Third Edition, WHO, 1973.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.