ISO 12466-2:2007
VÁN GỖ DÁN - CHẤT LƯỢNG DÁN DÍNH - PHẦN 2: CÁC YÊU CẦU
Plywood - Bonding quality - Part 2: Requirements
Lời nói đầu
TCVN 8328-2:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 12466-2:2007.
TCVN 8328-2:2010 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC89/SC1 Ván gỗ nhân tạo biên soạn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 8328 (ISO 12466) Ván gỗ dán - Chất lượng dán dính, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 8328-1:2010 (ISO 12466-1:2007) Phần 1: Phương pháp thử;
- TCVN 8328-2:2010 (ISO 12466-2:2007) Phần 2: Các yêu cầu.
VÁN GỖ DÁN - CHẤT LƯỢNG DÁN DÍNH - PHẦN 2: CÁC YÊU CẦU
Plywood - Bonding quality - Part 2: Requirements
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu để xác định loại chất lượng dán dính của ván gỗ dán, ván gỗ dán có lõi gỗ ghép từ các thanh dày, ván gỗ dán có lót và ván gỗ dán có lõi gỗ ghép từ các thanh mỏng, dán dính bằng nhựa nhiệt rắn, theo mục đích sử dụng của chúng.
CHÚ THÍCH: Phương pháp thử thích hợp được quy định trong TCVN 8328-1 (ISO 12466-1).
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết đề áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8328-1:2010 (ISO 12466-1:2007), Ván gỗ dán - Chất lượng dán dính - Phần 1: Phương pháp thử.
ISO 12465, Plywood - Specifications (Ván gỗ dán - Yêu cầu kỹ thuật).
3 Các loại chất lượng dán dính
Theo độ chịu ẩm, chất lượng dán dính được chia ra thành 3 loại theo ISO 12465, như sau:
3.1 Loại 1: Điều kiện khô
Loại chất lượng dán dính này phù hợp với ván gỗ dán từ ván mỏng sử dụng ở điều kiện khí hậu bình thường trong nhà, không phải tiếp xúc trực tiếp với thời tiết trong khoảng thời gian dài.
3.2 Loại 2: Điều kiện nhiệt đới-khô/ẩm
Loại chất lượng dán dính này phù hợp với ván gỗ dán từ ván mỏng khi sử dụng ngoài trời trong điều kiện được bảo vệ (ví dụ: sau lớp sơn phủ hoặc dưới mái che), nhưng cũng có khả năng chịu được sự tiếp xúc với thời tiết trong thời gian ngắn (ví dụ: tiếp xúc môi trường trong quá trình thi công). Loại chất lượng dán dính này cũng phù hợp cho việc sử dụng bên trong nhà ở những nơi có điều kiện độ ẩm sử dụng cao hơn mức của Loại 1.
3.3 Loại 3: Điều kiện độ ẩm cao/ngoài trời
Loại chất lượng dán dính này phù hợp với ván gỗ dán từ ván mòng khi sử dụng ngoài trời trong khoảng thời gian dài.
CHÚ THÍCH: Độ bền lâu của ván gỗ dán không chỉ phụ thuộc vào mức tính năng dán dính mà còn phụ thuộc các yếu tố khác.
4.1 Quy định chung
Đối với mỗi loại chất lượng dán dính, phải xác định cả độ bền trượt trung bình và sự phá hủy dính kết biểu kiến trung bình của gỗ theo TCVN 8328-1 (ISO 12466-1).
Mẫu thử phải được xử lý sơ bộ theo quy định áp dụng cho loại chất lượng dán dính nêu trong Bảng 1. Mỗi lớp keo ít nhất phải có 10 mẫu thử thỏa mãn tiêu chí nêu trong Bảng 2.
Đối với Loại 2 và Loại 3 là loại yêu cầu hai quy trình xử lý sơ bộ, mỗi quy trình xử lý sơ bộ phải được thực hiện trên một tổ mẫu riêng có không ít hơn năm mẫu thử ứng với mỗi lớp keo dán.
4.2 Xử lý sơ bộ
Bảng 1 - Yêu cầu xử lý sơ bộ
Loại chất lượng dán dính |
Xử lý sơ bộ |
|||||
Cơ bản |
Bổ sung |
|||||
Ngâm lạnh 24 h |
Xử lý chân không (VP) |
Đun sôi 6 h |
Đun sôi-sấy khô-đun sôi (BDB) |
Đun sôi 72 h |
Hơi nước |
|
[TCVN 8328- 1:2010 (ISO 12466-1:2007), 5.1.1] |
[TCVN 8328- 1:2010 (ISO 12466-1:2007), 5.1.4] |
[TCVN 8328- 1:2010 (ISO 12466-1:2007), 5.1.2] |
[TCVN 8328- 1:2010 (ISO 12466-1:2007), 5.1.3] |
[TCVN 8328- 1:2010 (ISO 12466-1:2007), 5.1.5] |
[TCVN 8328- 1:2010 (ISO 12466-1:2007), 5.1.6] |
|
1 |
x |
x |
- |
- |
- |
- |
2 |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
3 |
x |
x |
- |
x |
x |
x |
Phải chọn một trong các quy trình xử lý sơ bộ cơ bản đã được chỉ ra, cộng thêm một trong các quy trình xử lý sơ bộ bổ sung đối với dán dính Loại 2 và dán dính Loại 3.
Đối với keo phenolic toàn phần, khi xử lý chân không (VP) được sử dụng như một quy trình xử lý sơ bộ cơ bản, đôi khi cần thực hiện một quy trình xử lý sơ bộ bổ sung chỉ đối với mục đích đánh giá xác nhận.
4.3 Yêu cầu đối với lớp keo dán
Đối với cả ba loại chất lượng dán dính, mỗi lớp keo dán được thử phải thỏa mãn hai tiêu chí: độ bền trượt trung bình và sự phá hủy dính kết biểu kiến trung bình của gỗ, như được kết hợp trong Bảng 2.
Bảng 2 - Yêu cầu đối với lớp keo dán
Độ bền trượt
trung bình |
Sự phá hủy
dính kết biểu kiến trung bình của gỗ |
t < 0,2 |
không áp dụng |
0,2 ≤ t < 0,4 |
≥ 80 |
0,4 ≤ t < 0,6 |
≥ 60 |
0,6 ≤ t ≤ 1,0 |
≥ 40 |
1,0 < t |
không yêu cầu |
Quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm trung bình của sự phá hủy dán dính gỗ biểu kiến và độ bền trượt trung bình nêu trong Bảng 2 được thể hiện trên Hình 1.
Nếu sử dụng Phụ lục B (thử nghiệm bằng đục/dao) trong TCVN 8328-1:2010 (ISO 12466- 1:2007), chất lượng dán dính trung bình của mỗi lớp keo dán của tấm mẫu thử nhỏ nhất phải là 2 và chất lượng dán dính trung bình chung của tất cả các lớp keo dán trong tấm mẫu thử phải là 5.
CHÚ DẪN:
1 chấp nhận
2 bị hỏng
X độ bền trượt trung bình, t, MPa
Y sự phá hủy dính kết biểu kiến trung bình của gỗ, %
Hình 1 - Quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm trung bình của sự phá hủy dán dính gỗ biểu kiến và độ bền trượt trung bình
5 Xác định chất lượng dán dính
Việc so sánh các kết quả nhận được theo TCVN 8328-1 (ISO 12466-1) với các yêu cầu được xác định trong tiêu chuẩn này cho phép xác định loại chất lượng dán dính trên tấm gỗ đã thử.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 1096, Plywood - Classification (Ván gỗ dán - Phân loại).
[2] ISO 2074, Plywood - Vocabulary (Ván gỗ dán - Từ vựng).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.