TCVN
8026-7:2021
ISO 13408-7:2012
QUÁ TRÌNH VÔ KHUẨN SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE -
PHẦN 7: QUÁ TRÌNH THAY THẾ CHO THIẾT BỊ Y
TẾ
VÀ CÁC SẢN PHẨM KẾT HỢP
Aseptic
processing of health care products -
Part 7: Alternative
proceses for medical devices and combination products
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Các yếu tố chất lượng hệ thống
5 Định nghĩa quá trình vô khuẩn
6 Môi trường sản xuất
7 Thiết bị
8 Nhân viên
9 Sản xuất các sản phẩm
10 Mô phỏng quá trình
11 Kiểm tra vô khuẩn
Phụ lục A (tham khảo) - Đánh giá rủi ro quá trình vô khuẩn - Phương pháp quản lý rủi ro chất lượng
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 8026-7:2021 hoàn toàn tương đương với ISO 13408-7:2012.
TCVN 8026-7:2021 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 8026 (ISO 13408) Quá trình vô khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 8026-1:2010 (ISO 13408-1:2008) Phần 1: Yêu cầu chung
- TCVN 8026-2:2013 (ISO 13408-2:2003) Phần 2: Sự lọc
- TCVN 8026-3:2009 (ISO 13408-3:2006) Phần 3: Sự đông khô
- TCVN 8026-4:2009 (ISO 13408-4:2005) Phần 4: Công nghệ làm sạch tại chỗ
- TCVN 8026-5:2009 (ISO 13408-5:2006) Phần 5: Tiệt khuẩn tại chỗ
- TCVN 8026-6:2013 (ISO 13408-6:2005) Phần 6: Hệ thống phân tách.
- TCVN 8026-7:2021 (ISO 13408-7:2012) Phần 7: Quá trình thay thế cho thiết bị y tế và các sân phẩm kết hợp.
Lời giới thiệu
TCVN 8026 (ISO 13408) là các tiêu chuẩn được công bố ở một loạt các phần cho việc xử lý vô khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Trong lịch sử, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe vô khuẩn được sản xuất vô khuẩn thường là các chất lỏng, bột hoặc dịch treo mà không thể tiệt khuẩn lần cuối. Gần đây hơn, các thiết bị y tế và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đã được phát triển kết hợp với các sản phẩm thuốc, bao gồm cả các tế bào sinh học và tế bào sống mà không thể được tiệt khuẩn lần cuối.
Việc áp dụng các TCVN 8026-1 (ISO 13408-1) cho các thiết bị y tế và các sản phẩm kết hợp có thể đòi hỏi sự phát triển của các phương cách xử lý mô phỏng. Tiêu chuẩn này nêu rõ yêu cầu và cung cấp hướng dẫn cho việc phát triển các phương pháp thay thế như vậy đối với tiêu chuẩn của các quá trình vô khuẩn thông qua quá trình mô phỏng thiết bị y tế và các sản phẩm kết hợp đáp ứng các yêu cầu của TCVN 8026-1 (ISO 13408-1).
TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), 10.1.2 cho phép sử dụng phương pháp mô phỏng quá trình thay thế, dựa trên các thiết bị y tế đặc biệt hoặc các sản phẩm kết hợp, nơi mà sự thay thế đầy đủ với môi trường lỏng vô khuẩn có thể không khả thi.
Thiết bị y tế và các sản phẩm kết hợp thông thường cần xử lý vô khuẩn có thể bao gồm, ví dụ, sau đây.
a) thiết bị y tế không thể tiệt khuẩn lần cuối nơi mà các phương pháp mô phỏng quá trình theo tiêu chuẩn TCVN 8026-1 (ISO 13408-1) không thể áp dụng:
- vật cấy ghép có nguồn gốc sinh học (ví dụ: van tim, vật cấy ghép mạch máu);
- vật cấy ghép có phân hủy sinh học (ví dụ: lưới thoát vị);
- vật liệu nền sinh học nhân tạo và/hoặc không có khả năng sống;
- thiết bị xử lý ngoài cơ thể (ví dụ thiết bị hấp phụ miễn dịch);
- bơm thẫm tháu có thể cấy ghép;
- các thiết bị điện cơ kín toàn phần và các thiết bị điện tử kín từng phần (ví dụ các thiết bị chẩn đoán xâm lấn và không xâm lấn).
b) các sản phẩm kết hợp (bao gồm các sản phẩm kết hợp dựa trên tế bào sống):
- các thiết bị cấy ghép được phủ thuốc và/hoặc các vật liệu có nguồn gốc sinh học (ví dụ stent phủ thuốc, vật liệu mang có protein, vật liệu ghép xương có yếu tố tăng trưởng, stent phủ thuốc có thể phân hủy sinh học);
- băng gạc vết thương (ví dụ: băng vết thương bằng chất cầm máu, chất bịt kín mô, hoặc chất sinh học);
- hệ thống phân phối bằng cách thẩm thấu qua da hoặc tiêm (ví dụ miếng dán kẽ mô sinh học hoặc phủ thuốc);
- dụng cụ có chứa thành phần sinh học hoặc thuốc (ví dụ: chất nền xương đã được khử khoáng).
Đối với các sản phẩm như vậy, một chiến lược quản lý rủi ro và phương pháp có thể được sử dụng cho việc xác định, đánh giá và định lượng (ước tính) của nguy cơ ô nhiễm trong suốt toàn bộ vòng đời sản phẩm/quy trình. Giám sát môi trường và nghiên cứu vi sinh vật có thể được thực hiện trên từng bước riêng của quá trình để đánh giá hiệu quả của kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu tác động rủi ro. Các thiết kế của mô phỏng quá trình sau đó có thể được điều khiển bởi các kết quả phân tích rủi ro. Nếu kết quả của các mô phỏng quá trình là chấp nhận được, điều này cung cấp bằng chứng cho thấy quá trình vô khuẩn trong tình trạng kiểm soát ô nhiễm (tức là không có nhiễm khuẩn / vi sinh vật bên ngoài đã được giới thiệu trong quá trình vô trùng).
Tiêu chuẩn này cần được đọc đồng thời với TCVN 8026-1 (ISO 13408-1).
Trong tiêu chuẩn này, TCVN 8026-1 (ISO 13408-1) cung cấp các yêu cầu bổ sung hoặc hướng dẫn được xác định bởi các tiền tố “Bổ sung”.
QUÁ TRÌNH VÔ
KHUẨN SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE -
PHẦN 7: QUÁ TRÌNH THAY THẾ CHO THIẾT BỊ Y TẾ
VÀ CÁC SẢN PHẨM KẾT HỢP
Aseptic
processing of health care products -
Part 7: Alternative
proceses for medical devices and combination products
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và cung cấp hướng dẫn về các phương pháp tiếp cận thay thế để mô phỏng quá trình nhằm đánh giá chất lượng của quá trình vô khuẩn đối với thiết bị y tế và các sản phẩm kết hợp không thể được tiệt khuẩn lần cuối và không thể áp dụng phương pháp tiếp cận mô phỏng quá trình theo TCVN 8026-1 (ISO 13408-1).
Tiêu chuẩn này mô tả cách thức đánh giá rủi ro có thể được sử dụng trong quá trình phát triển của một quá trình vô khuẩn để thiết kế một nghiên cứu quá trình mô phỏng cho các thiết bị y tế và các sản phẩm kết hợp trong trường hợp thay thế đơn giản của phương tiện trung gian cho sản phẩm trong quá trình vô khuẩn là không khả thi hoặc sẽ không mô phỏng được các quá trình vô khuẩn thực tế.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8026-1:2010 (ISO 13408-1:2008) Quá trình vô khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Phần 1: Yêu cầu chung.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 8026-1 (ISO 13408-1) và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Nhiễm bẩn bên ngoài (extrinsic contamination)
Sự xâm nhập của vật liệu có nguồn gốc bên ngoài trong quá trình sản xuất
CHÚ THÍCH: Trọng tâm của nhiễm bẩn bên ngoài trong tiêu chuẩn này là các tác nhân sinh học, ví dụ: vi khuẩn, nấm mốc, nấm men.
3.2
Mô phỏng quá trình (process simulation)
Thực hiện việc mô phỏng quá trình sản xuất hoặc các phần của quá trình này để chứng minh khả năng của quá trình vô trùng trong việc ngăn ngừa ô nhiễm sinh học
3.3
Quản lý rủi ro (risk management)
Ứng dụng hệ thống các chính sách quản lý chất lượng, các thủ tục và thực hành với nhiệm vụ phân tích, đánh giá, kiểm soát và giám sát rủi ro
3.4
Sản phẩm thay thế (surrogate product)
Sản phẩm được thiết kế để mô tả cho sản phẩm trong các mô phỏng quá trình và được so sánh với các sản phẩm thực tế
4 Các yếu tố chất lượng hệ thống
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 4.
5 Định nghĩa quá trình vô khuẩn
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 5.1.
5.2.1 Quy định chung
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 5.2.1 với các yêu cầu bổ sung sau:
a) Đánh giá rủi ro sẽ xem xét tất cả các bước của quá trình vô khuẩn và xác định quá trình vô khuẩn được mô phỏng trong một quá trình liên tục hay chia thành các quy trình con cho các mục đích của mô phỏng quá trình.
Đánh giá rủi ro sẽ không được sử dụng để xác minh cho việc mô phỏng một vài quá trình nhưng cũng không phải cho tất cả các quá trình của một quá trình vô khuẩn.
CHÚ THÍCH 1 Mô phỏng quá trình thành công cung cấp bằng chứng về khả năng của quá trình vô khuẩn để tạo ra rủi ro ô nhiễm vi sinh vật/vi khuẩn còn lại tổng thể có thể chấp nhận được.
CHÚ THÍCH 2 Phương pháp đánh giá rủi ro được lựa chọn nên phù hợp với các giai đoạn phát triển của quá trình vô khuẩn.
b) Quá trình đánh giá rủi ro toàn diện có thể không được yêu cầu cho việc thiết kế mô phỏng quá trình trong trường hợp mà phương pháp này có thể dễ dàng nhận thấy. Những lý do căn bản để đưa ra quyết định sẽ được dẫn chứng bằng tư liệu.
5.2.2 Xác định các nguy cơ ô nhiễm vi sinh
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 5.2.2.
5.2.3 Đánh giá nguy cơ ô nhiễm
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 5.2.3.
5.2.4 Giám sát và phát hiện ô nhiễm
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 5.2.4.
5.2.5 Phòng chống ô nhiễm
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 5.2.5.
Áp dụng các yêu cầu bổ sung sau đây liên quan đến quản lý rủi ro cho TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), 5.2.
5.2.6 Sử dụng đánh giá rủi ro trong quá trình phát triển và đánh giá năng lực ban đầu của quá trình vô khuẩn trước khi sản xuất thương mại
5.2.6.1 Mức độ rủi ro ô nhiễm có thể chấp nhận sẽ được định rõ. Đánh giá rủi ro được thực hiện trong sự phát triển của quá trình vô khuẩn. Các biện pháp kiểm soát rủi ro để ngăn chặn nhiễm vi sinh/nhiễm khuẩn cho mỗi bước trong quá trình vô khuẩn sẽ được xác định.
5.2.6.2 Ước tính rủi ro ô nhiễm bằng phương pháp định lượng và việc xác minh tính hiệu quả của các phương pháp giảm thiểu rủi ro được xác định. Các phương pháp như giám sát vi sinh vật và các hạt của sản phẩm, giám sát nhân viên và môi trường có thể được sử dụng.
CHÚ THÍCH: Mô hình rủi ro định lượng cũng có thể được áp dụng.
5.2.6.3 Kết quả của việc đánh giá rủi ro được sử dụng trong các thiết kế của nghiên cứu quá trình mô phỏng.
5.2.6.4 Quản lý rủi ro được áp dụng lặp đi lặp lại. Đánh giá rủi ro sẽ được cập nhật cũng cần thiết như quá trình vô khuẩn phát triển và thay đổi trong quá trình phát triển.
5.2.7 Sử dụng đánh giá rủi ro đối với mô phỏng quá trình vô khuẩn để xác nhận quá trình sản xuất thương mại.
Đánh giá rủi ro được sử dụng để thiết kế mô phỏng quá trình để xác nhận quá trình vô khuẩn thương mại. Đánh giá rủi ro xác định những hành động được bao gồm trong mô phỏng quá trình và sự phù hợp của chúng.
CHÚ THÍCH: Phụ lục A cung cấp một ứng dụng thực tế của quản lý rủi ro trong việc thiết kế một mô phỏng quá trình cho sự kết hợp thuốc/thiết bị.
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 6.
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 7.
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 8.
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 9.
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.1.
10.2 Lựa chọn môi trường và hỗ trợ tăng trưởng
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.2.
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.3.1 với các yêu cầu bổ sung sau:
a) Cân nhắc chung
Cách tiếp cận mô phỏng quá trình cho một thiết bị y tế hoặc sản phẩm kết hợp dựa trên kiến thức chi tiết của toàn bộ định nghĩa quá trình vô khuẩn bao gồm các bước quá trình riêng biệt và các can thiệp cũng như việc sử dụng các công cụ đánh giá rủi ro thích hợp (xem 5.2.6 và 5.2.7). Cách tiếp cận mô phỏng quá trình sẽ được bao gồm trong việc xem xét thiết kế/quá trình cho việc sản xuất các sản phẩm.
b) Sự phát triển của chiến lược mô phỏng quá trình:
1) Chiến lược mô phỏng quá trình được ghi nhận cho một quá trình không thể được xác nhận sử dụng cách tiếp cận mô phỏng quá trình thông thường theo TCVN 8026-1 (ISO 13408-1). CHÚ THÍCH Xem Hình 1 ví dụ về sự phát triển của một nghiên cứu mô phỏng quá trình.
2) Nếu cách tiếp cận quá trình mô phỏng được nêu trong TCVN 8026-1 (ISO 13408-1) không thực tế, lý do căn bản được ghi nhận bao gồm bằng chứng cho thấy việc xem xét được đưa ra trong suốt sự phát triển sản phẩm và quá trình để:
- sử dụng môi trường chất lỏng vô trùng như là một thay thế cho sản phẩm trong mô phỏng quá trình, hoặc
- tiếp xúc môi trường trực tiếp vào cuối quá trình, nghĩa là vào hệ thống rào cản vô trùng trước khi đóng cửa cuối cùng.
3) Toàn bộ định nghĩa quá trình vô khuẩn phải được bao gồm trong chiến lược mô phỏng quá trình. Nếu quá trình vô khuẩn được chia thành các quá trình con cho các mục đích của mô phỏng quá trình, mô phỏng quá trình cho mỗi quá trình con trong tổng thể bao gồm tất cả các bước trong quá trình vô khuẩn.
4) Đánh giá rủi ro sẽ là một phần trong chu kỳ quá trình vô khuẩn và được sử dụng để xác định chiến lược mô phỏng quá trình trong suốt vòng đời của sản phẩm hoặc chu kỳ của quá trình.
5) Tùy chọn mô phỏng sẽ được lựa chọn và chiến lược mô phỏng quá trình cho toàn bộ quá trình sẽ được ghi lại.
c) Quy trình mô phỏng trong suốt vòng đời sản phẩm:
1) Phương pháp mô phỏng quá trình ban đầu sẽ được thành lập trong suốt sự phát triển của quá trình vô khuẩn và mô phỏng quá trình đầu tiên sẽ được thực hiện trước khi sản xuất các sản phẩm lâm sàng đầu tiên trong con người để xác định các điều kiện xử lý vô khuẩn có thể chấp nhận.
2) Khi quá trình vô khuẩn được mở rộng và nâng cao cho các giai đoạn sau của sản xuất lâm sàng, phương pháp mô phỏng quá trình phải được sửa đổi để giải quyết các quá trình vô khuẩn thay đổi.
CHÚ THÍCH: Quá trình vô khuẩn dùng cho sản xuất lâm sàng sớm thường là thủ công và/hoặc không được tối ưu hóa hoặc mở rộng quy mô sản xuất thương mại.
3) Đối với sản xuất thương mại, nghiên cứu mô phỏng quá trình được thiết kế và thực hiện như một phần của quá trình hợp thức hóa.
4) Bất kỳ thay đổi nào với quá trình vô khuẩn mà có thể đưa thêm rủi ro sẽ phát sinh đánh giá rủi ro bổ sung và giảm thiểu và một tái đánh giá chiến lược mô phỏng quá trình. Điều này sẽ bao gồm một đánh giá lại các đánh giá rủi ro quá trình.
d) Lựa chọn mẫu để thử nghiệm nhiễm khuẩn:
1) Sản phẩm:
Bất cứ khi nào có thể, sản phẩm phải được kiểm tra về ô nhiễm vi sinh. Kiểm tra sản phẩm có thể có nhiều hình thức. Xem Phụ lục B để biết thêm thông tin.
Nếu các sản phẩm như thiết kế không thể được kiểm tra thì trước khi xem xét việc sử dụng một sản phẩm thay thế, khả năng thiết kế lại sản phẩm hoặc quy trình mà sản phẩm thực tế được thử nghiệm cần được đánh giá.
2) Sản phẩm thay thế:
Một sản phẩm thay thế chỉ là đại diện cho sản phẩm thực tế nếu nó tạo thành một thách thức tương đương hoặc lớn hơn để duy trì sự vô khuẩn so với sản phẩm thực tế. Lý do tại sao sản phẩm thực tế là không phù hợp để thử nghiệm phải được ghi chép lại và lý do cho việc lựa chọn các mẫu kiểm nghiệm sản phẩm thay thế được đưa ra.
Sản phẩm thay thế có thể được sử dụng để thử nghiệm vi sinh nơi mà các thuộc tính sản phẩm loại trừ việc sử dụng các sản phẩm thực tế để thử nghiệm. Ví dụ về các thuộc tính sản phẩm bao gồm:
- có hình dạng quá lớn hoặc bất thường (ví dụ: bơm thẩm thấu);
- có các đặc tính kháng khuẩn (ví dụ: stent kháng sinh);
- hiếm và khan hiếm (ví dụ: tế bào sụn tự thân);
- gây ra các trở ngại vật lý với phương pháp thử nghiệm (ví dụ: sản phẩm bị hỏng trong môi trường phát triển tạo hạt có thể bị nhầm lẫn với sự tăng trưởng của vi sinh vật).
Lựa chọn và thiết kế các sản phẩm thay thế phải phản ánh càng nhiều càng tốt thiết kế của sản phẩm thực tế. Quy trình sản phẩm thay thế sẽ bao gồm tất cả các bước xử lý vô khuẩn và sự can thiệp áp dụng trong sản xuất các sản phẩm thực tế. Xem hướng dẫn ở Phụ lục B
Hình 1- Biểu đồ dòng của quá trình đánh giá rủi ro
e) Các phương pháp thử nghiệm mô phỏng quá trình:
Nguy cơ ô nhiễm do sự can thiệp của con người tồn tại ở tất cả thử nghiệm ô nhiễm vi sinh vật. Việc lựa chọn các phương pháp thử nghiệm xem xét cả tính nhạy của các thử nghiệm cũng như số lượng các can thiệp hoặc thao tác. Đánh giá rủi ro thực hiện trong quá trình thiết kế nghiên cứu mô phỏng quá trình (5.2.6.3) sẽ hướng đến những rủi ro của việc giới thiệu ô nhiễm trong quá trình thử nghiệm và xác định các bước làm giảm khả năng nhiễm bẩn bên ngoài.
Phương pháp thử nghiệm được thiết kế hoặc lựa chọn dựa trên sản phẩm được thử nghiệm (sản phẩm thực tế hoặc sản phẩm thay thế). Sự phát triển phương pháp thử nghiệm bao gồm việc xem xét các tùy chọn kiểm tra phù hợp (xem Phụ lục C). Phương pháp thử nghiệm cần được phê chuẩn.
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.3.2 đến 10.3.6.
10.4 Sự bảo quản và kiểm tra các đơn vị mô phỏng quá trình
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.4.
10.5 Đánh giá hiệu suất ban đầu
10.5.1 Yêu cầu chung
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.5.1.
10.5.2 Số lượng được thực hiện
Áp dụng TCVN 8026 1 (ISO 13408-1), Điều 10.5.2.1 với các yêu cầu bổ sung sau:
a) Đối với các hoạt động sản xuất theo lô ít hơn 5000 đơn vị, số lượng các đơn vị mô phỏng quá trình được sản xuất phải ít nhất bằng kích thước theo lô tối đa.
b) Tất cả các đơn vị sản xuất cho mô phỏng quá trình sẽ được kiểm tra nhiễm khuẩn (xem TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.4.2).
c) Nếu mô phỏng quá trình được chia thành các tập hợp con thì số lượng các đơn vị được kiểm tra trong mỗi tập hợp con sẽ được xác minh. Ít nhất ba mô phỏng thành công liên tiếp sẽ được thực hiện cho mỗi tập con riêng biệt của quá trình vô khuẩn. Tất cả các đơn vị được thực hiện từ mỗi tập con sẽ được kiểm tra có ô nhiễm vi sinh vật hay không.
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.5.2.2.
10.5.3 Tiêu chí được chấp nhận
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.5.3.1.
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.5.3.2 với các yêu cầu bổ sung sau đây:
Khi mô phỏng quá trình vô khuẩn được chia thành các tập con, tất cả các tập con có các đơn vị không ô nhiễm cho các mô phỏng quá trình được phê duyệt. Nếu một quá trình con đơn của mô phỏng thất bại, một cuộc điều tra đưa ra các dẫn chứng được thực hiện để xác định nguyên nhân gốc rễ của sự thất bại. Nếu nguyên nhân gốc rễ cho sự thất bại có thể được xác định thì nguyên nhân đó phải được sửa chữa trước khi đánh giá lại khả năng. Trong trường hợp một nguyên nhân gốc rễ rõ ràng không thể được xác định thì việc xem xét lại quá trình và thiết kế của mô phỏng quá trình và các thay đổi được thực hiện. Sau khi thực hiện việc sửa chữa khắc phục, ba bài thử nghiệm mô phỏng liên tiếp của tập hợp con đó phải được thực hiện mà có các đơn vị không ô nhiễm cho mô phỏng để được chấp thuận.
10.6 Đánh giá lại hiệu suất định kỳ
10.6.1 Các yêu cầu lập danh mục
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.6.1.
10.6.2 Số lượng được thực hiện
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.6.2 với các yêu cầu bổ sung sau đây:
Đối với các hoạt động sản xuất theo lô ít hơn 5000 đơn vị, số lượng các đơn vị mô phỏng quá trình được sản xuất phải ít nhất bằng kích thước theo lô tối đa.
10.6.3 Tiêu chí được chấp nhận
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.6.3.
10.7 Lặp lại đánh giá hiệu suất ban đầu
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.7.
10.8 Tài liệu về mô phỏng quá trình
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.8.
10.9 Sắp xếp sản phẩm được thực hiện
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 10.9.
Đối với sản phẩm mà một thử nghiệm vô khuẩn theo Dược điển châu Âu, Mỹ và Nhật Bản không được áp dụng, một chế độ kiểm tra thay thế sẽ được thành lập và xác minh. Tham khảo Phụ lục B để được hướng dẫn thêm.
11.1 Quy định chung
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 11.1 với các yêu cầu bổ sung sau đây:
Trường hợp sản phẩm có chứa tế bào sống được hiển thị để can thiệp vào thử nghiệm nhiễm khuẩn thì một phương pháp thử nghiệm thay thế phù hợp để kiểm soát vi sinh của sản phẩm hoàn thành sẽ được phát triển. Phương pháp thử nghiệm này sẽ được chứng minh ít nhất tương đương với thử nghiệm nhiễm khuẩn về độ nhạy và khả năng phát hiện các vi sinh vật ở phạm vi rộng hơn.
CHÚ THÍCH Các phương pháp thử nghiệm thay thế bao gồm các phương pháp vi sinh nhanh và phương pháp kiểm tra dựa trên sự không phát triển .Ví dụ về dược điển bao gồm Ph.Eur[10], JP[11], và USP[12]
11.2 Nghiên cứu các đơn vị tích cực từ các kiểm tra vô khuẩn
Áp dụng TCVN 8026-1 (ISO 13408-1), Điều 11.2.
Đánh giá rủi ro quá trình vô khuẩn - Phương pháp quản lý rủi ro chất lượng
Phụ lục này cung cấp một ứng dụng thực tế của các khái niệm trình bày TCVN 8026 (ISO 13408). Phân tích tác động và hình thức sai lỗi (FMEA) được chọn làm cơ sở cho phương pháp này bởi vì nó là một trong những phương pháp hoạt động tốt với đánh giá và ra quyết định cần thiết cho quá trình vô khuẩn.
Ví dụ sau đây sử dụng phương pháp FMEA [với hệ số rủi ro theo thứ tự ưu tiên (RPN)] có chứa nội dung được lựa chọn để minh họa các khái niệm được giới thiệu trước đây. Đây là một tình huống giả định. Việc xếp hạng rủi ro và tính điểm RPN chỉ được trình bày là ví dụ. Để biết thêm chi tiết xem TCVN 8023 (ISO 14971).
Nghiên cứu trường hợp này tập trung vào việc sản xuất vô khuẩn theo quy chuẩn của một thiết bị được phủ kháng sinh mà sau đó được đóng gói đầu tiên. Trong thiết kế ban đầu của quá trình của sản phẩm cho các nghiên cứu lâm sàng, các thao tác được thực hiện bằng tay, dẫn đến rất nhiều sự xâm nhập vào môi trường phòng sạch (xem Hình A.1). Số lượng các can thiệp càng lớn, thì nguy cơ ô nhiễm nguồn càng lớn.
Với việc tối ưu hóa các quá trình sản xuất vô khuẩn trong sản xuất thương mại, quá trình FMEA được xem xét lại để xác minh rằng giảm thiểu tác động dẫn đến giảm nguy cơ ô nhiễm đến mức chấp nhận được (xem Hình A.2 và Bảng A.1).
A.3 Xác định hệ số rủi ro theo thứ tự ưu tiên
Cách tiếp cận bán định lượng được sử dụng để đánh giá nguy cơ ô nhiễm bằng cách xếp hạng mức độ nghiêm trọng, số lần xuất hiện và sự phát hiện trên thang điểm số từ 1 đến 10. RPN được tính bằng cách nhân mức độ nghiêm trọng x số lần xuất hiện x sự phát hiện. Các sự kiện không mong muốn là sự ô nhiễm của sản phẩm.
Trong ví dụ này, mức độ nghiêm trọng đã được gán một giá trị là 10. số lần xuất hiện rất khó để định lượng các can thiệp. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi dữ liệu đề xác minh số lần xuất hiện (1 là một khả năng ô nhiễm thấp, và 10 là khả năng ô nhiễm cao nhất). Trong phương pháp này khả năng không phát hiện được nhiễm khuẩn là rất cao; sự phát hiện được gán giá trị là 8 đến 10 (giả định giám sát môi trường và kiểm tra ô nhiễm vi sinh vật bên ngoài cung cấp một số mức độ phát hiện).
Đánh giá ban đầu cho thấy rằng việc sử dụng quá trình bọc phủ và đóng gói thủ công đòi hỏi nhiều can thiệp của con người và đặt ra một nguy cơ ô nhiễm vốn đã cao (xem hình A.1).
Từ khóa:
Hộp biểu thị sự tương tác của con người và môi trường với các sản phẩm / thành phần có thể tác động tiêu cực đến sản phẩm.
Hộp biểu thị sự tương tác môi trường với sản phẩm / thành phần có thể tác động tiêu cực đến sản phẩm
Hộp biểu thị các bước mà có rất ít hoặc không có tác động tiêu cực lên sản phẩm
Hình A.1 Biểu đồ quá trình ban đầu
Hộp biểu thị các bước trong FMEA
Hộp biểu thị sự tương tác của con người và môi trường với các sản phẩm / thành phần có thể tác động tiêu cực đến sản phẩm.
Hộp biểu thị sự tương tác môi trường với sản phẩm / thành phần có thể tác động tiêu cực đến sản phẩm
Hộp biểu thị các bước mà có rất ít hoặc không có tác động tiêu cực lên sản phẩm
Hình A.2 - Biểu đồ dòng quá trình theo sau quá trình tối ưu
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.