TCVN 7870-11:2020
ISO 80000-11:2019
ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 11: SỐ ĐẶC TRƯNG
Quantities and units - Part 11: Characteristic numbers
Lời nói đầu
TCVN 7870-11:2020 thay thế cho TCVN 7870-11:2009.
TCVN 7870-11:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 80000-11:2019.
TCVN 7870-11:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 12 Đại lượng và đơn vị đo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 7870 (ISO 80000), Đại lượng và đơn vị đo, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009), Phần 1: Quy định chung
- TCVN 7870-2:2020 (ISO 80000-2:2019), Phần 2: Toán học
- TCVN 7870-3:2020 (ISO 80000-3:2019), Phần 3: Không gian và thời gian
- TCVN 7870-4:2020 (ISO 80000-4:2019), Phần 4: Cơ học
- TCVN 7870-5:2020 (ISO 80000-5:2019), Phần 5: Nhiệt động lực
- TCVN 7870-7:2020 (ISO 80000-7:2019), Phần 7: Ánh sáng và bức xạ
- TCVN 7870-8:2007 (ISO 80000-8:2007), Phần 8: Âm học
- TCVN 7870-9:2020 (ISO 80000-9:2019), Phần 9: Hóa lý và vật lý phân tử
- TCVN 7870-10:2020 (ISO 80000-10:2019), Phần 10: Vật lý nguyên tử và hạt nhân
- TCVN 7870-11:2020 (ISO 80000-11:2019), Phần 11: Số đặc trưng
- TCVN 7870-12:2020 (ISO 80000-12:2019), Phần 12: Vật lý chất ngưng tụ
Bộ TCVN 7870 (IEC 80000), Đại lượng và đơn vị đo, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 7870-6:2010 (IEC 80000-6:2008), Phần 6: Điện từ
- TCVN 7870-13:2010 (IEC 80000-13:2008), Phần 13: Khoa học và công nghệ thông tin
- TCVN 7870-14:2010 (IEC 80000-14:2008), Phần 14: Viễn sinh trắc liên quan đến sinh lý người
Lời giới thiệu
Số đặc trưng là đại lượng vật lý có đơn vị một, mặc dù thường được gọi không chính xác là đại lượng "không thứ nguyên". Chúng được sử dụng trong nghiên cứu các quá trình tự nhiên và kỹ thuật và (có thể) đưa ra thông tin về tính năng của quá trình hoặc biểu thị sự tương đồng giữa các quá trình khác nhau.
Số đặc trưng thường được mô tả như là tỷ số của các lực ở trạng thái cân bằng, tuy nhiên trong một số trường hợp, chúng là tỷ số của năng lượng hoặc công, dù được lưu ý là lực trong tài liệu; đôi khi chúng là tỷ số của các thời gian đặc trưng.
Số đặc trưng có thể được xác định bằng cùng một phương trình nhưng mang tên khác nhau nếu chúng liên quan với các loại quá trình khác nhau.
Số đặc trưng có thể được thể hiện dưới dạng tích hoặc phân số của các số đặc trưng khác nếu điều này hợp lý cho cùng một loại quá trình. Vì vậy, các điều trong tiêu chuẩn này được sắp xếp theo một số nhóm quá trình.
Vì số lượng số đặc trưng là rất lớn, và việc sử dụng trong công nghệ và khoa học là không giống nhau, nên chỉ một số ít trong số chúng được đưa ra trong tiêu chuẩn này, trong đó sự bao hàm của chúng phụ thuộc vào việc sử dụng chung. Bên cạnh đó, có sự hạn chế đối với các loại quá trình được nêu trong các tiêu đề Điều. Tuy nhiên, có một vài số đặc trưng được tìm thấy trong những trình bày khác nhau về cùng một thông tin vật lý, ví dụ được nhân với một hệ số như bình phương, căn bậc hai hoặc nghịch đảo với một sự trình bày khác. Chỉ một trong các số đặc trưng này được đề cập, các số khác được xem là không dùng nữa hoặc được đề cập trong cột chú thích.
ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 11: SỐ ĐẶC TRƯNG
Quantities and units - Part 11: Characteristic numbers
Tiêu chuẩn này đưa ra tên, ký hiệu và định nghĩa của các số đặc trưng dùng để mô tả các hiện tượng lưu chuyển.
Không có tài liệu viện dẫn trong tiêu chuẩn này.
Tên, ký hiệu và định nghĩa của các số đặc trưng được cho trong các điều từ Điều 4 đến Điều 9.
Bảng 1 đưa ra tên, ký hiệu và định nghĩa của số đặc trưng dùng để mô tả đặc điểm các quá trình trong đó lưu chuyển mômen động lượng đóng vai trò chính. Lưu chuyển mômen động lượng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] về cơ bản xảy ra trong sự va chạm của 2 vật thể và được điều chỉnh bằng luật bảo toàn động lượng. Sự tiêu hao năng lượng có thể xảy ra. Theo nghĩa tổng quát hơn lưu chuyển mômen động lượng xảy ra trong sự tương tác của 2 hệ con di chuyển với vận tốc ν liên quan đến nhau. Thông thường, một trong những hệ con là chất rắn và có thể bền vững, với độ dài đặc trưng, có thể là độ dài, độ rộng, bán kính, … của vật rắn, thường độ dài hiệu dụng được tính theo tỷ lệ thể tích của vật thể với diện tích bề mặt của nó.
Hệ con khác là chất lưu, nói chung là lỏng hoặc khí, với các thuộc tính sau đây:
- khối lượng riêng ρ [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)];
- độ nhớt động lực η [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)];
- độ nhớt động ν = η/ρ [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], hoặc
- độ giảm áp suất Δp [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)].
Lĩnh vực khoa học chủ yếu là động lực học chất lưu (cơ học). Số đặc trưng thuộc loại này cho phép so sánh các đối tượng có kích thước khác nhau. Chúng cũng có thể đưa ra ước lượng nào đó về sự thay đổi của dòng chảy tầng sang dòng chảy rối.
Bảng 1 - Số đặc trưng đối với lưu chuyển mômen động lượng
Số mục |
Tên |
Ký hiệu |
Định nghĩa |
Chú thích |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.1 |
số Reynold |
Re |
tỷ số giữa lực quán tính và lực nhớt trong dòng chất lưu, biểu thị bằng: ; trong đó ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], v là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
Giá trị của số Reynold đưa ra ước lượng về trạng thái dòng: dòng chảy tầng hoặc dòng chảy rối. Trong chuyển động quay, tốc độ v = wl, trong đó l là khoảng cách từ trục quay và w là vận tốc góc. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.2 |
số Euler |
Eu |
hệ thức giữa độ giảm áp suất trong một dòng và động năng trên thể tích đối với dòng chất lưu trong một ống, biểu thị bằng: ; trong đó ∆p là độ giảm áp suất [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], v là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
Số Euler được dùng để mô tả những tổn thất trong dòng. Sự thay đổi của số Euler liên quan đến kích thước của vật chứa (ống): ; trong đó d là đường kính trong [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống, và l là độ dài [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)]. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.3 |
số Froude |
Fr |
tỷ số giữa lực quán tính của vật thể và lực hấp dẫn của nó đối với dòng chất lưu, biểu thị bằng: ; trong đó v là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của dòng, l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)]. |
Số Froude có thể được sửa đổi bằng lực nâng. Đôi khi bình phương và đôi khi nghịch đảo của số Froude như được định nghĩa ở đây bị sử dụng sai. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.4 |
số Grashof |
Gr |
tỷ số giữa lực nổi giãn nở nhiệt dẫn đến sự thay đổi khối lượng riêng và lực nhớt đối với đối lưu tự do do chênh lệch nhiệt độ, biểu thị bằng ; trong đó l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], αv là hệ số giãn nở khối nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], ΔT là chênh lệch nhiệt độ nhiệt động lực T [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] giữa bề mặt của vật thể và chất lưu cách xa vật thể, và v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
Sự gia nhiệt có thể xảy ra gần tấm chắn thẳng đứng nóng, trong ống hoặc bằng một vật vách đứng. Độ dài đặc trưng có thể là độ cao của tấm nóng, đường kính của ống hoặc độ dài hiệu dụng của một vật thể. Xem thêm số Rayleigh (mục 11-5.3). |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.5 |
số Weber |
We |
hệ thức giữa lực quán tính và lực mao dẫn do sức căng bề mặt ở giao diện giữa hai chất lưu khác nhau, biểu thị bằng We = ρ v2l/γ; trong đó ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], v là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và γ là sức căng bề mặt [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
Chất lưu có thể là khí hoặc lỏng. Chất lưu khác nhau thường là giọt di chuyển trong chất khí hoặc bọt khí trong chất lưu. Độ dài đặc trưng thường là đường kính của bọt hoặc giọt. Căn bậc hai của số Weber được gọi là số Rayleigh. Đôi khi, căn bậc hai của số Weber như định nghĩa ở đây được gọi là số Weber. Định nghĩa này không được tán thành. Bề mặt chung chỉ tồn tại giữa hai chất lưu không thể trộn lẫn. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.6 |
số Mach |
Ma |
tỷ số giữa tốc độ dòng và tốc độ âm thanh, biểu thị bằng Ma = v/c; trong đó v là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của vật thể, và c là tốc độ âm thanh [TCVN 7870-8 (ISO 80000-8)] trong chất lưu |
Số March thể hiện mối quan hệ của lực quán tính so với lực nén. Đối với khí lý tưởng ; trong đó γ là tỷ số nhiệt dung riêng [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)]. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.7 |
số Knudsen |
Kn |
tỷ số giữa độ dài quãng đường tự do của hạt và độ dài đặc trưng, biểu thị bằng Kn = λ/l; trong đó λ là quãng đường tự do trung bình [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)], và l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
Số Knudsen là một thước đo để ước lượng việc khí trong dòng chảy có giống như môi trường liên tục hay không. Độ dài đặc trưng l có thể là kích thước đặc trưng của vùng dòng khí giống như đường kính ống. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.8 |
số Strouhal; số Thomson |
Sr, Sh |
hệ thức giữa tần số đặc trưng và tốc độ đặc trưng đối với dòng không ổn định có tính chất tuần hoàn, biểu thị bằng Sr = fl/v; trong đó f là tần số [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của dòng xoáy. l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và v là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của dòng |
Độ dài đặc trưng l có thể là đường kính của vật cản trong dòng có thể gây ra dòng xoáy hoặc độ dài của vật cản. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.9 |
hệ số kéo |
cD |
hệ thức giữa lực kéo hiệu dụng và lực quán tính đối với vật thể di chuyển trong chất lưu, biểu thị bằng trong đó FD là lực kéo [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] trên vật thể, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, v là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của vật thể, và, A là diện tích tiết diện [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
Hệ số kéo phụ thuộc rất nhiều vào hình dạng của vật thể. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.10 |
số BagnoId |
Bg |
tỷ số giữa lực kéo và lực hấp dẫn đối với một vật thể di chuyển trong chất lưu, biểu thị bằng ; trong đó cD là hệ số kéo (mục 11-4.9) của vật thể, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, v là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của vật thể, l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và ρb, là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của vật thể |
Độ dài đặc trưng l là thể tích của vật thể chia cho diện tích mặt cắt của vật thể. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.11 |
số Bagnold |
Ba2 |
tỷ số giữa lực kéo và lực nhớt trong chất lỏng vận chuyển hạt rắn, biểu thị bằng ; trong đó ρs là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của hạt, d là đường kính [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của hạt, γ = v/d là đạo hàm theo thời gian tốc độ trượt của biến dạng trượt [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], η là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, và fs là tỷ phần khối của hạt rắn |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.12 |
hệ số nâng |
cl, cA |
tỷ số giữa lực nâng có sẵn từ một cánh ở một góc nhất định và lực quán tính đối với vật thể hình cánh di chuyển trong chất lưu, biểu thị bằng ; trong đó Fl là lực nâng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] trên cánh, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, v là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của vật thể, S = A cos α là diện tích hiệu dụng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] khi α là góc tác động và A là diện tích của cánh, và q = ρv2/2 là áp suất động. |
Hệ số nâng phụ thuộc vào hình dạng của cánh. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.13 |
hệ số đẩy |
ct |
tỷ số giữa lực đẩy hiệu dụng có sẵn từ thiết bị đẩy và lực quán tính trong chất lưu, biểu thị bằng ; trong đó FT là lực đẩy [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của thiết bị đẩy, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, n là tần số quay [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và d là đường kính đầu [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của thiết bị đẩy |
Hệ số đẩy phụ thuộc vào hình dáng của thiết bị đẩy. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.14 |
số Dean |
Dn |
hệ thức giữa lực ly tâm và lực quán tính, đối với dòng chất lưu trong ống cong, biểu thị bằng ; trong đó ʋ là tốc độ (trục) [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)]. r là bán kính [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống, v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, và R là bán kính cong [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của đường ống |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.15 |
số Benjan |
Be |
tỷ số giữa công cơ học và tổn hao năng lượng ma sát trong động lực học chất lưu trong ống, biểu thị bằng ; trong đó Δp là độ giảm áp [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] dọc theo đường ống, l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
Có số tương tự đối với truyền nhiệt (mục 11-5.9). Độ nhớt động cũng được gọi là độ khuếch tán động lượng. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.16 |
số Lagrange |
Lg |
tỷ số giữa công cơ học và tổn hao năng lượng ma sát trong động lực học chất lưu trong ống, biểu thị bằng ; trong đó l là độ dài [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống, Δp là độ giảm áp [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] dọc theo đường ống, η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
Số Lagrange cũng được cho bằng La = Re·Eu; trong đó Re là số Reynold (mục 11-4.1), và Eu là số Euler (mục 11-4.2). |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.17 |
số Bingham; số đàn hồi |
Bm, Bn |
tỷ số giữa ứng suất đàn hồi và ứng suất nhớt trong vật liệu nhớt đối với dòng vật liệu nhớt dẻo trong các kênh, biểu thị bằng ; trong đó τ là ứng suất trượt [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], d là đường kính đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], ví dụ độ rộng kênh hiệu dụng, η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.18 |
số Hedstrom |
He, Hd |
tỷ số giữa ứng suất đàn hồi và ứng suất nhớt của vật liệu nhớt ở giới hạn dòng đối với vật liệu nhớt dẻo trong các kênh, biểu thị bằng ; trong đó τ0 là ứng suất trượt [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] ở giới hạn dòng d là đường kính đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], ví dụ độ rộng kênh hiệu dụng, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.19 |
số Bodenstein |
Bd |
biểu thức toán học của lưu chuyển vật chất bằng đối lưu trong các lò phản ứng liên quan đến khuếch tán, Bd = ʋl/D; trong đó ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], l là độ dài [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của lò phản ứng, D là hệ số khuếch tán [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)] |
Số Bodenstein cũng được cho bằng Bd = Pe* = Re · Sc; trong đó Pe* là số Péclet đối với lưu chuyển khối lượng (mục 11-6.2), Re là số Reynold (mục 11-4.1), và Sc= η/(ρD) = v/D là số Schmidt (mục 11-7.2). |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.20 |
số Rossby, số Kiebel |
Ro |
tỷ số giữa lực quán tính và lực Coriolis trong bối cảnh truyền vật chất trong địa vật lý, biểu thị bằng Ro = ʋ/(2lωEsinφ), trong đó ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] chuyển động, l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], quy mô của hiện tượng, ωE là vận tốc góc [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] chuyển động quay của trái đất, và φ là góc [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của vĩ độ |
Số Rossby thể hiện tác động của vòng quay trái đất lên dòng trong đường ống, sông, dòng hải lưu, lốc xoáy,... Đại lượng ωEsinφ được gọi là tần số Coriolis. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.21 |
số Ekman |
Ek |
tỷ số giữa lực nhớt và lực Coriolis trong bối cảnh truyền vật chất đối với dòng chất lưu quay, biểu thị bằng Ek = v/(2l2ωEsinφ); trong đó v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], quy mô của hiện tượng, ωE là vận tốc góc [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] chuyển động quay của trái đất, và φ là góc vĩ độ |
Trong vật lý plasma, căn bậc hai của số này được sử dụng. Số Ekman cũng được cho bằng Ek =Ro/Re; trong đó Ro là số Rossby (mục 11-4.20), và Re là số Reynold (mục 11-4.1). |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.22 |
số đàn hồi |
El |
hệ thức giữa thời gian hồi phục và thời gian khuếch tán trong dòng nhớt đàn hồi, biểu thị bằng El = trv/r2; trong đó tr là thời gian hồi phục [TCVN 7870-12 (ISO 80000-12)], v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và r là bán kính [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống |
Xem thêm số Deborah (mục 11-7.8). |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.23 |
hệ số ma sát Darcy; hệ số ma sát Moody |
fD |
đặc trưng cho tổn thất áp suất trong ống do ma sát trong dòng chảy tầng hoặc dòng chảy rối của chất lưu trong ống, biểu thị bằng ; trong đó Δp là độ giảm áp [TCVN 7870-4 (ISO 8000-4)] do ma sát, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, ʋ là tốc độ (trung bình) [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của chất lưu trong ống, d là đường kính [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống, và l là độ dài [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.24 |
số Fanning |
fn, f |
hệ thức giữa ứng suất trượt và áp suất động trong dòng chất lưu trong vật chứa, biểu thị bằng ; trong đó τ là ứng suất trượt [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] trên tấm chắn, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, và ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của chất lưu trong ống |
Số Fanning mô tả dòng chất lưu trong ống với ma sát trên tấm chắn được biểu thị bằng ứng suất trượt của nó. Ký hiệu f có thể được dùng nếu không có xung đột. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.25 |
số Goertler; tham số Goertler |
Go |
đặc trưng cho độ ổn định của dòng lớp biên phân tầng trong di chuyển vật chất ở lớp biên trên mặt cong, biểu thị bằng ; trong đó ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], lb là độ dày lớp biên [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và rc là bán kính độ cong [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
Số Goertler biểu thị tỷ số giữa hiệu ứng ly tâm với hiệu ứng nhớt. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.26 |
số Hagen |
Hg, Ha |
sự tổng quát hóa của số Grashof đối với đối lưu cưỡng bức hoặc đối lưu tự do trong dòng phân tầng, biểu thị bằng ; trong đó ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, là gradient của áp suất [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
Đối với đối lưu nhiệt tự do có , số Hagen sẽ trùng với số Grashof (mục 11-4.4). Xem thêm số Poiseuille (mục 11-4.28). |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.27 |
số Laval |
La |
tỷ số giữa tốc độ và tốc độ âm thanh (tới hạn) ở cổ vòi, biểu thị bằng ; trong đó ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] là hằng số khí riêng, trong đó R là hằng số khí mol [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)], và M là khối lượng mol [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)], T là nhiệt độ nhiệt động lực [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], và γ là tỷ số của nhiệt dung riêng [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] |
Số Laval là một loại cụ thể của số Mach (mục 11-4.6). |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.28 |
số Poiseuille |
Poi |
tỷ số giữa lực đáy bởi áp suất và lực nhớt đối với dòng chất lưu trong ống, biểu thị bằng ; trong đó Δp là độ giảm áp [TCVN 78704 (ISO 800004)] dọc theo đường ống, l là độ dài [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống. d là đường kính [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống. η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], của chất lưu, và ʋ là tốc độ đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của chất lưu |
Số Poiseuille là Poi = 32 đối với dòng chảy phân tầng trong ống tròn. Xem thêm số Hagen (mục 11-4.26). |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.29 |
số công suất |
Pn |
tỷ số của mức tiêu thụ công suất bằng máy trộn do sự kéo và công suất quán tính quay trong chất lưu, biểu thị bằng Pn = P/(ρn3d5); trong đó P là công suất thuần [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] được tiêu thụ bởi máy trộn, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, n là tần số quay [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và d là đường kính [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của máy trộn |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.30 |
số Richardson |
Ri |
tỷ số giữa thế năng và động năng đối với vật thể rơi, biểu thị bằng Ri = gh/ʋ2; trong đó g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], h là độ cao đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và ʋ là tốc độ đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
Trong địa vật lý, sự khác biệt của các đại lượng này được quan tâm. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.31 |
số Reech |
Ree |
hệ thức giữa tốc độ của vật thể chìm trong nước so với nước và tốc độ truyền sóng, biểu thị bằng
trong đó g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của vật thể so với nước |
Số Reech có thể được sử dụng để xác định sức cản của vật thể chìm một phần (ví dụ, tàu thủy) có độ dài l (theo hướng chuyển động) di chuyển dưới nước. Đại lượng tương tự được xác định là số Boussinesq
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.32 |
số Stoke |
Stk |
tỷ số của lực ma sát và lực quán tính đối với hạt trong chất lưu hoặc trong plasma, biểu thị bằng Stk = tr/ta; trong đó tr là thời gian hồi phục [TCVN 7870-12 (ISO 80000-12)] của hạt để đạt được vận tốc của chất lưu do ma sát (độ nhớt), và ta là thời gian [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] để thay đổi vận tốc của chất lưu dưới tác động bên ngoài |
Trong hầu hết trường hợp tr= l/ʋ; trong đó l là độ dài đặc trưng, và ʋ là tốc độ của chất lưu. Độ dài đặc trưng có thể là đường kính của vật cản hoặc lỗ. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.33 |
số Stokes |
Stk1 |
tỷ số giữa lực ma sát và lực tuyến tính đối với trường hợp đặc biệt của hạt rung trong chất lưu hoặc plasma, biểu thị bằng Stk1 = v/(d2f); trong đó v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu hoặc plasma. d là đường kính [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của hạt, và f là tần số [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] rung của hạt |
Đôi khi nghịch đảo của số này bị dùng sai. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.34 |
số Stokes |
Stk2 |
số Stokes để hiệu chuẩn các lưu lượng kế phao đo các dòng chất lưu thẳng đứng bằng phương tiện là vật thể nổi, biểu thị bằng ; trong đó r là tỷ số của bán kính ống và bán kính phao, g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], m là khối lượng [TCVN 78704 (ISO 800004)] của vật thể, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], của chất lưu, ρb là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của vật thể, và v là độ nhớt động [TCVN 78704 (ISO 800004)] của chất lưu |
Trong sử dụng thông thường, giá trị này được nhân với 1,042. Xem thêm số Archimedes (mục 11-6.12). |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
11-4.35 |
số Stokes Stk3 tỷ số giữa lực nhớt và trọng lực đối với
các hạt rơi trong chất lưu, biểu thị bằng Stk3 = ʋv/(gl2); trong đó ʋ là tốc độ đặc
trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của hạt, v là độ nhớt động
[TCVN 78704 (ISO 800004)] của chất lưu, g là gia tốc rơi tự
do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và l là độ dài [TCVN
7870-3 (ISO 80000-3)] rơi 11-4.36 số Stoke Stk4 tỷ số giữa lực kéo và lực ma sát trong đối
với hạt bị kéo trong chất lưu Stk4 = FD/(ηʋl); trong đó FD là lực kéo
[TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], η là độ nhớt động
lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], ʋ là tốc độ [TCVN
7870-3 (ISO 80000-3)], và l là độ dài đặc
trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] 11-4.37 số Laplace; số Suratman La, Su hệ thức giữa lực mao dẫn và lực nhớt khi mô
tả dòng mặt tự do, biểu thị bằng La = Su = γρl /η2; trong đó γ là sức căng bề mặt
[TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], ρ là khối lượng
riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu l là độ dài đặc
trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và η là độ nhớt động
lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu Số Laplace cũng là tỷ số của sức căng bề
mặt với sự truyền động lượng, đặc biệt là sự tiêu tán, bên trong chất lưu. Số Laplace cũng được đưa ra bằng La = Su = 1/Oh2
= Re2/We; trong đó Oh là số Ohnesorge
(mục 11-7.4), Re là số Reynold (mục
11-4.1), và We là số Weber (mục
11-4.5). 11-4.38 số Blake Bl hệ thức giữa lực quán tính và lực nhớt
trong vật liệu xốp, biểu thị bằng ; trong đó ʋ là tốc độ [TCVN
7870-3 (ISO 80000-3)] của chất lưu, ρ là khối lượng
riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, l là độ dài đặc
trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] được định nghĩa là thể tích của hạt chia
cho diện tích bề mặt của nó, η là độ nhớt động
lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, và ε là độ xốp của vật
liệu (=tỷ lệ xốp) Số Blake có thể được giải thích là số
Reynold đối với dòng trong vật liệu xốp. 11-4.39 số Sommerfeld So, Sm hệ thức giữa lực nhớt và lực tải trong ranh
giới bôi trơn, biểu thị bằng ; trong đó η là độ nhớt động
lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất bôi trơn, n là tần số quay
[TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], p là áp suất mang
trung bình [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], r là bán kính [TCVN
7870-3 (ISO 80000-3)] của trục, và c là khoảng cách xuyên
tâm [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] giữa trục quay và vành Đôi khi nghịch đảo của số này được sử dụng
sai. 11-4.40 số Taylor Ta hệ thức giữa lực ly tâm và lực nhớt của
trục quay, biểu thị bằng Ta = 4 ω2l4 /
v2; trong đó ω là vận tốc góc
[TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của chuyển động quay, l là độ dài [TCVN
7870-3 (ISO 80000-3)] vuông góc với trục quay, và v là độ nhớt động
[TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] Đôi khi căn bậc hai của đại lượng này được
sử dụng sai. Số Taylor đối với trục quay liên quan đến vành được cho bằng Taa = (ω/v)2ra3,
trong đó ω là vận tốc góc
[TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của trục, v là độ nhớt động
[TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], r = (r2
+ r1)/2 là bán kính trung bình [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)]
của vành, và a = (r2
- r1) là độ rộng của vành, trong đó r1 là bán
kính trong của vành, và r2 là bán
kính ngoài của vành. Đôi khi căn bậc hai của đại lượng này được
dùng; việc sử dụng này không được tán thành. 11-4.41 số Galilei Ga hệ thức giữa lực hấp dẫn và lực nhớt trong
màng chất lưu chảy trên tấm chắn, biểu thị bằng Ga = gl3/v2; trong đó g là gia tốc rơi tự
do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], l là độ dài đặc
trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và v là độ nhớt động
[TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu Số Galilei cũng được cho bằng Ga = Re2·Ri hoặc Ga = Re2/Fr2; trong đó Re là số Reynold (mục
11-4.1), Ri là số Richardson
(mục 11-4.30), và Fr là số Froude (mục
11-4.3). 11-4.42 số Womersley Wo, a hệ thức giữa lực quán tính và lực nhớt
trong dòng chất lưu dao động trong ống, biểu thị bằng ; trong đó R là bán kính (hiệu
dụng) [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống, ω là tần số góc
[TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của dao động, và v là độ nhớt động
[TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] Số Womersley được dùng đối với dòng dao
động, ví dụ, trong dòng máu. |
Bảng 2 đưa ra tên, ký hiệu và định nghĩa của số đặc trưng dùng để mô tả các quá trình trong đó truyền nhiệt đóng vai trò chính. Truyền nhiệt (nhiệt năng) [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], xảy ra bằng lưu chuyển (đối lưu) chất với vận tốc v, hoặc bằng dẫn nhiệt (khuếch tán) khi có sự chênh lệch nhiệt độ, hoặc bằng bức xạ. Truyền nhiệt cần thời gian t nhất định cho khoảng cách d phụ thuộc vào vận tốc v của đối lưu hoặc, trong trường hợp dẫn nhiệt, phụ thuộc vào hằng số vật liệu giống như độ dẫn nhiệt λ [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] hoặc độ khuếch tán nhiệt α = λ/(ρcp) [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], chúng có thể phụ thuộc vào các đại lượng khác như nhiệt độ và áp suất. Lưu chuyển năng lượng bằng bức xạ được coi là xảy ra tức thời.
Bảng 2 - Số đặc trưng đối với truyền nhiệt
Số mục |
Tên |
Ký hiệu |
Định nghĩa |
Chú thích |
11-5.1 |
số Fourier |
Fo |
hệ thức giữa tốc độ dẫn nhiệt và tốc độ tích nhiệt trong vật thể đối với truyền nhiệt dẫn vào một vật thể, biểu thị bằng ; trong đó α là độ khuếch tán nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], t là thời gian [TCVN 7870-3(ISO 80000-3)], và l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3(ISO 80000-3)] |
Độ dài đặc trưng l của vật thể thường được định nghĩa là tỷ số của thể tích vật thể và bề mặt nóng. Đôi khi nghịch đảo của số này được sử dụng sai. |
11-5.2 |
số Péclet |
Pe |
hệ thức giữa tốc độ truyền nhiệt đối lưu và tốc độ truyền nhiệt dẫn, biểu thị bằng Pe = ʋl/α; trong đó ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3(ISO 80000-3)], l là độ dài [TCVN 7870-3(ISO 80000-3)] theo hướng truyền nhiệt, và α là độ khuếch tán nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] |
Số Péclet nhiệt cũng được cho bằng Pe = Re · Pr; trong đó Re là số Reynold (mục 11-4.1), và Pr là Số Prandtl (mục 11-7.1). So sánh với mục 11-6.2, số Péclet đối với lưu chuyển khối lượng. |
11-5.3 |
số Rayleigh |
Ra |
hệ thức giữa lực nổi do giãn nở nhiệt và lực nhớt trong đối lưu tự do trong dòng dẫn động nổi gần bề mặt nóng vuông góc với trọng lực, biểu thị bằng ; trong đó l là khoảng cách [TCVN 7870-3(ISO 80000-3)] từ tấm chắn, g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], αV là hệ số nở thể tích [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] của chất lưu, ΔT là chênh lệch nhiệt độ nhiệt động lực [TCVN 7870-5 (ISO 80000- 5)] giữa bề mặt của tấm chắn và chất lưu cách xa tấm chắn, v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, và α là độ khuếch tán nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] của chất lưu |
Số Rayleigh cũng được cho bằng Ra = Gr · Pr; trong đó Gr là số Grashof (mục 11-4.4), và Pr là Số Prandtl (mục 11-7.1). |
11-5.4 |
số Froude |
Fr* |
tỷ số giữa lực hấp dẫn và lực khuếch tán nhiệt đối với truyền nhiệt trong đối lưu cưỡng bức của chất lưu, biểu thị bằng ; trong đó g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3(ISO 80000-3)], và α là độ khuếch tán nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] |
|
11-5.5 |
số Nusselt |
Nu |
hệ thức giữa nhiệt trở nội của vật thể và nhiệt trở mặt của nó trong vật thể truyền nhiệt từ bề mặt vào bên trong của nó hoặc ngược lại, biểu thị bằng Nu = Kl /λ = Kl/(αρcp); trong đó K là hệ số truyền nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] qua bề mặt, l là độ dài [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của vật thể theo hướng dòng nhiệt, λ là độ dẫn nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] của bề mặt, α là độ khuếch tán nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và cp là nhiệt dung riêng đẳng áp [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] |
Vật thể được xem xét có thể là vật thể rắn, lỏng hoặc sự kết hợp của chúng và truyền nhiệt bổ sung do chuyển động đối lưu có thể xảy ra. Trong trường hợp chỉ có truyền nhiệt dẫn đặc biệt trong vật thể rắn, "số Biot đối với truyền nhiệt” (mục 11-5.6) được sử dụng. |
11-5.6 |
số Biot |
Bi |
trường hợp đặc biệt của số Nusselt đối với truyền nhiệt (mục 11-5.5) trong trường hợp truyền nhiệt dẫn trong vật thể rắn, biểu thị bằng Bi = Kl/λ; trong đó K là hệ số truyền nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] qua bề mặt, l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3(ISO 80000-3)], và λ là độ dẫn nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] của vật thể |
Độ dài đặc trưng thường được định nghĩa là thể tích của vật thể chia cho diện tích bề mặt của nó. |
11-5.7 |
số Stanton |
St |
hệ thức giữa truyền nhiệt vào chất lưu từ bề mặt và truyền nhiệt bằng sự đối lưu, biểu thị bằng St = K/(ρʋcp); trong đó K là hệ số truyền nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] qua bề mặt, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và cp là nhiệt dung riêng đẳng áp [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] của chất lưu |
Số Stanton cũng được cho bằng St = Nu/(Re.Pr) = Nu/Pe; trong đó Nu là số Nusselt đối với truyền nhiệt (mục 11-5.5), Re là số Reynold (mục 11-4.1). Pr là số Prandtl (mục 11-7.1), và Pe là số Péclet (mục 11-5.2). Đôi khi đại lượng này được gọi là số Margouli, ký hiệu là Ms hoặc Mg. |
11-5.8 |
thừa số-j |
j, Co, Jq |
hệ thức giữa truyền nhiệt và lưu chuyển khối lượng trong chất lưu, biểu thị bằng ; trong đó K là hệ số truyền nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], cp là nhiệt dung riêng đẳng áp [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và λ là độ dẫn nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] |
Thừa số truyền nhiệt cũng được cho bằng j = St.Pr2/3; trong đó St là số Stanton đối với truyền nhiệt (mục 11-5.7), và Pr là số Prandtl (mục 11-7.1). Xem thêm thừa số lưu chuyển khối lượng (mục 11-6.7). |
11-5.9 |
số Bejan |
Be1 |
tỷ số giữa công cơ học và tổn thất năng lượng ma sát và khuếch tán nhiệt đối với dòng cưỡng bức, biểu thị bằng ; trong đó Δp là độ giảm áp [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] dọc theo ống, l là độ dài [TCVN 7870-3(ISO 80000-3)] của ống, η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và α là độ khuếch tán nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] |
|
11-5.10 |
số Bejan |
BeS |
hiệu suất truyền nhiệt bằng chất lưu, biểu thị bằng ; trong đó S (ΔT) là lượng entropi được đóng góp bằng truyền nhiệt, và S (Δρ) là lượng entropi được đóng góp bằng ma sát chất lưu |
|
11-5.11 |
số Stefan |
Ste, Stf |
hệ thức giữa nhiệt hàm và nhiệt hàm ẩn trong hỗn hợp hai thành phần trải qua chuyển pha, biểu thị bằng Ste = cpΔT/Q; trong đó cp là nhiệt dung riêng đẳng áp [TCVN 7870-5 (ISO 80000- 5)], ΔT là chênh lệch nhiệt độ nhiệt động lực T [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] giữa các pha, và Q là tỷ số của nhiệt ẩn chuyển pha [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] và khối lượng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
|
11-5.12 |
số Brinkman |
Br, NBr |
hệ thức giữa nhiệt sinh ra từ độ nhớt và nhiệt được truyền từ tấm chắn liền kề với chất lưu chuyển động liên quan đến nó, biểu thị bằng Br = ηʋ2(λΔT); trong đó η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], ʋ là tốc độ đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], λ là độ dẫn nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], và ΔT = TW - T0 là chênh lệch của nhiệt độ nhiệt động lực T [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], trong đó T0 là nhiệt độ chất lưu khối, và TW là nhiệt độ tấm chắn |
|
11-5.13 |
số Clausius |
Cl |
hệ thức giữa lưu chuyển năng lượng kết hợp với động lượng chất lưu và lưu chuyển năng lượng bằng độ dẫn nhiệt trong gia nhiệt cưỡng bức, biểu thị bằng Cl = ʋ3lρ/(λΔT); trong đó ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], l là độ dài [TCVN 7870-3(ISO 80000-3)] của đường truyền năng lượng, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], λ là độ dẫn nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], và ΔT là chênh lệch nhiệt độ nhiệt động lực T [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] dọc độ dài l |
|
11-5.14 |
số Carnot |
Ca |
hiệu suất lý thuyết lớn nhất [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] của chu trình Carnot hoạt động giữa các nguồn nhiệt Ca = (T2 - T1)/T2, trong đó T là nhiệt độ nhiệt động lực [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], và T2, T1 tương ứng là nhiệt độ nhiệt động lực của nguồn nhiệt và bộ tản nhiệt |
|
11-5.15 |
số Eckert, số Dulong |
Ec |
hệ thức giữa động năng của dòng và thay đổi entanpy của nó trong động lực học chất lưu biểu hiện sự tiêu tán, biểu thị bằng Ec = ʋ2/(cp ΔT): trong đó ʋ là tốc độ đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], cp là nhiệt dung riêng đẳng áp [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] của dòng, và ΔT là chênh lệch nhiệt độ nhiệt động lực T [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] do tiêu tán (bởi ma sát) |
|
11-5.16 |
số Graetz |
Gz |
hệ thức giữa nhiệt lưu chuyển bằng sự đối lưu và nhiệt lưu chuyển bằng sự dẫn nhiệt trong dòng chảy tầng trong ống, biểu thị bằng ; trong đó ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của chất lưu, d là đường kính [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống, α là độ khuếch tán nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] của chất lưu, và l là độ dài [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống |
|
11-5.17 |
số truyền nhiệt |
KQ |
hệ thức giữa nhiệt lưu chuyển bằng dòng và động năng của nó, biểu thị bằng KQ = Ф/(ʋ3l2ρ); trong đó Ф là tốc độ dòng nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], ʋ là tốc độ đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
|
11-5.18 |
số Pomerantsev |
Po, Pov |
hệ thức giữa nhiệt sinh ra trong vật thể và nhiệt dẫn trong vật thể, biểu thị bằng Po = Qml2/(λΔT); trong đó Qm là tốc độ sinh nhiệt khối (không đổi), l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], λ là độ dẫn nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], và ΔT = Tm - T0 là chênh lệch nhiệt độ nhiệt động lực [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], giữa nhiệt độ môi trường (Tm) và nhiệt độ ban đầu của vật thể (T0) |
Các số tương tự được biết đến đối với nguồn nhiệt areic, lineic và điểm, mỗi nguồn nhiệt có công suất giảm dần theo độ dài l tương ứng. |
11-5.19 |
số Boltzmann |
Bz, Bol, Bo |
hệ thức giữa nhiệt đối lưu và nhiệt bức xạ đối với chất lưu trong một kênh, biểu thị bằng Bz = ρʋcp/(εσT3); trong đó ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, ʋ là tốc độ đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của chất lưu, cp là nhiệt dung riêng đẳng áp [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], ε là độ phát xạ [TCVN 7870-7 (ISO 80000-7)], σ là hằng số Stefan-Boltzmann [TCVN 7870-7 (ISO 80000-7)], và T là nhiệt độ nhiệt động lực [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] |
|
11-5.20 |
số Stark KHÔNG DÙNG: số Stefan KHÔNG DÙNG: số bức xạ Biot |
Sk |
hệ thức giữa nhiệt bức xạ và nhiệt dẫn nhân với chênh lệch nhiệt độ tương đối đối với một vật thể, biểu thị bằng Sk = εσT3l/λ; trong đó ε là độ phát xạ [TCVN 7870-7 (ISO 80000-7)] của bề mặt, σ là hằng số Stefan-Boltzmann [TCVN 7870-7 (ISO 80000-7)], T là nhiệt độ nhiệt động lực [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và λ là độ dẫn nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] |
Chênh lệch nhiệt độ tương đối được xác định bằng ; trong đó ΔT = TS - T1 là chênh lệch nhiệt độ ở bề mặt, TS, và nhiệt độ ở một lớp tại khoảng cách l từ bề mặt T1. Đôi khi số đặc trưng này được định nghĩa sai không có thừa số ε. |
6 Lưu chuyển vật chất trong hỗn hợp hai thành phần
Bảng 3 đưa ra tên, ký hiệu và định nghĩa của số đặc trưng dùng để mô tả các quá trình trong đó lưu chuyển vật chất trong hỗn hợp hai thành phần đóng vai trò chính. Lưu chuyển vật chất trong hỗn hợp hai thành phần nhìn chung được hoàn thành bằng khuếch tán với hệ số D của nó [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)]. Hai thành phần có thể di chuyển với tốc độ v tương đối với nhau, và lưu chuyển của một thành phần có thể bị ảnh hưởng bởi một thành phần còn lại.
Bảng 3 - Số đặc trưng đối với lưu chuyển vật chất trong hỗn hợp hai thành phần
Số mục |
Tên |
Ký hiệu |
Định nghĩa |
Chú thích |
11-6.1 |
số Fourier |
Fo* |
hệ thức giữa lưu chuyển khối lượng khuếch tán trong khoảng thời gian nhất định và tốc độ lưu trữ khối trong lưu chuyển khối lượng ngắn hạn, biểu thị bằng ; trong đó D là hệ số khuếch tán [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)], t là thời gian [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] quan trắc, và l là độ dài [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] lưu chuyển |
Số Fourier đối với lưu chuyển khối lượng cũng được cho bằng Fo* = Fo/Le; trong đó Fo là Số Fourier đối với truyền nhiệt (mục 11-5.1), và Le là số Lewis (mục 11-7.3). Xem thêm số Fourier đối với truyền nhiệt (mục 11-5.1). |
11-6.2 |
số Péclet số Bodenstein |
Pe*, Bd, Bod |
hệ thức giữa tốc độ lưu chuyển khối lượng bình lưu và tốc độ lưu chuyển khối lượng khuếch tán dọc đối với lưu chuyển khối lượng trong lò phản ứng, biểu thị bằng Pe*= ʋl/D ; trong đó ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và D là hệ số khuếch tán [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)] |
Số Péclet đối với lưu chuyển khối lượng cũng được cho bằng Pe* = Pe · Le = Re · Sc; trong đó Pe là số Péclet đối với truyền nhiệt, Le là số Lewis (mục 11-7.3), Re là số Reynold (mục 11-4.1), và Sc là số Schmidt (mục 11-7.2). So sánh với mục 11-5.2, số Péclet đối với truyền nhiệt. |
11-6.3 |
số Grashof |
Gr* |
hệ thức giữa lực nổi và lực nhớt trong đối lưu tự nhiên trong chất lưu, biểu thị bằng Gr* = l3 gβΔx/v2; trong đó l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], β = -(1/ρ)(∂ρ/∂x)T,ρ, trong đó ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, và x là phần lượng chất [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)], Δx là chênh lệch của phần lượng chất [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)] theo độ dài l, và v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
“Nồng độ lượng chất” [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)] cũng được sử dụng thay vì "phần lượng chất". So sánh với mục 11-4.4, số Grashof. |
11-6.4 |
số Nusselt |
Nu* |
hệ thức giữa dòng khối tại một giao diện và dòng riêng do khuếch tán phân tử tinh khiết trong một lớp có độ dày l đối với lưu chuyển khối lượng ở ranh giới của chất lưu, biểu thị bằng Nu* = k'l/(ρD); trong đó k' là mật độ dòng khối qm/A qua bề mặt, trong đó qm là lưu lượng khối lượng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và A là diện tích [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], l là độ dày [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, và D là hệ số khuếch tán [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)] |
Đôi khi đại lượng này được gọi là số Sherwood, Sh. So sánh với mục 11-5.5, số Nusselt đối với truyền nhiệt. |
11-6.5 |
số Stanton |
St* |
hệ thức giữa lưu chuyển khối lượng vuông góc với bề mặt của dòng chất lưu và lưu chuyển khối lượng song song với bề mặt trong dòng bề mặt tự do, biểu thị bằng St* = k'/(ρʋ); trong đó k' là mật độ dòng khối qm/A qua bề mặt, trong đó qm là lưu tốc khối lượng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và A là diện tích [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
Số Stanton đối với lưu chuyển khối lượng cũng được cho bằng St* = Nu*/Pe*; trong đó Nu* là số Nusselt đối với lưu chuyển khối lượng (mục 11-6.4), và Pe* là số Péclet đối với lưu chuyển khối lượng (mục 11-6.2). So sánh với mục 11-5.7, số Stanton đối với truyền nhiệt. |
11-6.6 |
số Graetz |
Gz* |
tỷ số giữa tốc độ lưu chuyển khối lượng bình lưu và tốc độ lưu chuyển khối lượng theo tia trong ống, biểu thị bằng ; trong đó ʋ là tốc độ đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của chất lưu, d là đường kính thủy lực [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống, D là hệ số khuếch tán [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)] l là độ dài [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống, và Pe* là số Péclet đối với lưu chuyển khối lượng (mục 11-6.2) |
|
11-6.7 |
thừa số lưu chuyển khối lượng; thừa số-j |
j* |
hệ thức giữa lưu chuyển khối lượng vuông góc với bề mặt của một chất lưu và lưu chuyển khối lượng song song với bề mặt trong một dòng mở của các chất lưu, biểu thị bằng ; trong đó k là hệ số lưu chuyển khối lượng qua bề mặt, k = k'/ρ, trong đó ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], k' là mật độ dòng khối qm/A qua bề mặt, trong đó qm là lưu tốc khối lượng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và A là diện tích [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và D là hệ số khuếch tán [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)] |
Thừa số lưu chuyển khối lượng cũng được cho bằng jm = j* = St*.Sc2/3; trong đó St* là số Stanton đối với lưu chuyển khối lượng (mục 11-6.5), và Sc là số Schmidt (mục 11-7.2). Xem thêm thừa số truyền nhiệt (mục 11-5.17). |
11-6.8 |
số Atwood |
At |
chênh lệch mật độ theo tỷ lệ của chất lưu nặng hơn và nhẹ hơn, biểu thị bằng ; trong đó ρ1 là mật độ của chất lưu nặng hơn, và ρ2 là mật độ của chất lưu nhẹ hơn |
Số Atwood được dùng trong nghiên cứu sự mất ổn định thủy động trong dòng phân tầng mật độ. |
11-6.9 |
số Biot |
Bi* |
hệ thức giữa tốc độ lưu chuyển khối lượng ở giao diện và tốc độ lưu chuyển khối lượng bên trong vật thể, biểu thị bằng Bi* = kl/Dint; trong đó k là hệ số lưu chuyển khối lượng qua bề mặt, k = k'/ρ, trong đó ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], k' là mật độ dòng khối qm/A qua bề mặt, trong đó qm là lưu tốc khối lượng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và A là diện tích [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], l là độ dày [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của lớp, và Dint là hệ số khuếch tán [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)] tại giao diện |
|
11-6.10 |
số Morton |
Mo |
tỷ số giữa lực hấp dẫn và lực nhớt đối với bọt khí trong chất lỏng, hoặc giọt chất lỏng trong khí, biểu thị bằng ; trong đó g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu bao quanh, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu bao quanh, γ là sức căng bề mặt [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của giao diện, và ρb là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của bọt khí hoặc giọt |
Số Morton được dùng để xác định dạng của bọt khí hoặc giọt. Số Morton cũng được cho bằng Mo = We3Fr-2Re-4; trong đó We là số Weber (mục 11-4.5), Fr là số Froude (mục 11-4.3), và Re là Reynold (mục 11-4.1). |
11-6.11 |
số Bond; số Eötvös |
Bo, Eo |
tỷ số giữa lực quán tính và lực mao dẫn đối với bọt khí hoặc giọt chất lỏng trong chất lưu, biểu thị bằng ; trong đó α là gia tốc của vật thể [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], chủ yếu là gia tốc rơi tự do g [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], γ là sức căng bề mặt [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của giao diện, ρ là mật độ [TCVN 7870-4 (ISO 800004)] của môi chất, l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] (bán kính của giọt hoặc bán kính của ống mao dẫn), và ρb là khối lượng riêng [TCVN 78704 (ISO 800004)] của bọt khí hoặc giọt |
Trong trường hợp gia tốc rơi tự do hấp dẫn α = g [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], tên gọi số Eötvös được sử dụng nhiều nhất. Số Bond cũng được cho bằng Bo = We/Fr; trong đó We là số Weber (mục 11-4.5), và Fr là số Froude (mục 11-4.3). Số Bond cũng được sử dụng cho tác động mao dẫn dẫn động bằng lực nổi. |
11-6.12 |
số Archimes |
Ar |
tỷ số giữa lực nổi và lực nhớt trong chuyển động chất lưu do chênh lệch mật độ đối với vật thể trong chất lưu, biểu thị bằng ; trong đó g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của vật thể, v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, ρb là khối lượng riêng [TCVN 78704 (ISO 800004)] của vật thể, và ρ là khối lượng riêng [TCVN 78704 (ISO 800004)] của chất lưu |
Trong định nghĩa này, vật thể có thể được thay thế bằng chất lưu không trộn lẫn được. Xem thêm số Stokes |
11-6.13 |
số giãn nở |
Ex |
tỷ số giữa lực nổi và lực quán tính trong chất lưu di chuyển do chênh lệch mật độ đối với bọt khí tăng lên trong chất lỏng, biểu thị bằng ; trong đó g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], d là đường kính [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của bọt, ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của bọt, ρb là khối lượng riêng [TCVN 78704 (ISO 800004)] của bọt khí, và ρ là khối lượng riêng [TCVN 78704 (ISO 800004)] của chất lỏng |
|
11-6.14 |
số Marangoni |
Mg, Mar |
tỷ số giữa nhiệt lưu chuyển bằng đối lưu Marangoni và nhiệt lưu chuyển bằng khuếch tán nhiệt trong đối lưu mao dẫn-nhiệt của màng lỏng trên mặt tự do, biểu thị bằng ; trong đó l là độ dày đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của màng, ΔT là chênh lệch nhiệt độ nhiệt động lực T [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] giữa bề mặt và mặt ngoài của màng, η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lỏng, α là độ khuếch tán nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] của chất lỏng, và γ là sức căng bề mặt [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của màng |
Đối lưu Marangoni là dòng mặt tự do do sức căng bề mặt khác nhau gây ra do gradient nhiệt độ. Đại lượng này đôi khi được gọi là số Thompson. |
11-6.15 |
số Lockhart- Martinelli |
Lp |
tỷ số của các lưu tốc khối lượng nhân với căn bậc hai của mật độ trong dòng chảy hai pha, biểu thị bằng ; trong đó ṁl = qm là lưu tốc khối lượng pha lỏng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], ṁg là lưu tốc khối lượng pha khí, ρg là mật độ khí [TCVN 78704 (ISO 800004)], và ρ1 là mật độ chất lỏng |
Tham số Lockhart-Martinelli được sử dụng, ví dụ, trong đun sôi hoặc ngưng tụ. |
11-6.16 |
số Bejan |
Be*, Be2 |
tỷ số giữa công cơ học và tổn hao năng lượng ma sát và khuếch tán trong dòng nhớt của chất lưu trong ống, biểu thị bằng ; trong đó Δp là độ giảm áp [TCVN 78704 (ISO 80000-4)] dọc ống hoặc kênh, l là độ dài [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của kênh, η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, và D là hệ số khuếch tán [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)], độ khuếch tán khối |
Có đại lượng tương tự đối với truyền nhiệt (mục 11-5.9). |
11-6.17 |
số chân không |
Ca, Cn |
tỷ số giữa số dư của cột áp thủy tĩnh cục bộ và áp suất động đối với dòng chảy nhanh trong chất lưu, biểu thị bằng ; trong đó p là áp thủy tĩnh cục bộ [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], pv là áp suất hơi [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, và ʋ là tốc độ đặc trưng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của dòng |
Số chân không biểu thị tỷ số của số dư áp suất tĩnh cục bộ trên cột áp suất hơi với áp suất động. |
11-6.18 |
số hấp thụ |
Ab |
hệ thức giữa lưu tốc khối lượng và diện tích bề mặt đối với hấp thụ khí tại tấm chắn thấm ướt, biểu thị bằng ; trong đó k là hệ số lưu chuyển khối lượng qua bề mặt, k = k'/ρ, trong đó ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và k' là mật độ dòng khối qua bề mặt, k' = qm/A, trong đó qm là lưu tốc khối lượng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và A là diện tích [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], l là độ dài [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của bề mặt ướt, d là độ dày [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của màng lỏng D là hệ số khuếch tán [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)], và qv là lưu tốc thể tích [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] trên mỗi chu vi ướt |
|
11-6.19 |
số mao dẫn |
Ca |
tỷ số giữa lực hấp dẫn và lực mao dẫn đối với chất lưu trong ống hẹp, biểu thị bằng Ca = d2 ρg/γ; trong đó d là đường kính [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của ống, ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và γ là sức căng bề mặt [TCVN 78704 (ISO 80000-4)] của chất lưu |
|
11-6.20 |
số mao dẫn động lực |
Ca*, Cn |
tỷ số giữa lực nhớt và lực mao dẫn tác động trên một giao diện giữa chất lỏng và khí, hoặc giữa hai chất lưu không trộn lẫn được đối với dòng chất lưu bị ảnh hưởng bởi sức căng bề mặt, biểu thị bằng Ca* = ηʋ/γ, trong đó η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] của chất lưu, ʋ là tốc độ đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và γ là sức căng bề mặt [TCVN 7870-4 (ISO 800004)] |
Số mao dẫn động lực cũng được cho bằng tỷ số giữa số Weber và số Reynold. |
Bảng 4 đưa ra tên, ký hiệu và định nghĩa của một số hằng số vật chất, liên quan đến tính chất cơ học, điện và nhiệt động lực của vật chất, cũng như mối quan hệ của chúng. Một số hằng số vật chất được biết đến rộng rãi không được liệt kê trong bảng vì chúng được cho trong các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn TCVN 7870 (ISO 80000), ví dụ, tỷ số nhiệt dung riêng, γ [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], hoặc độ phát xạ ε [TCVN 7870-7 (ISO 80000-7)].
Bảng 4 - Hằng số vật chất
Số mục |
Tên |
Ký hiệu |
Định nghĩa |
Chú thích |
11-7.1 |
số Prandtl |
Pr |
tỷ số giữa độ nhớt động và độ khuếch tán nhiệt đối với chất lưu, biểu thị bằng Pr = v/a; trong đó v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 800004)], và a là độ khuếch tán nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] |
Số Prandti cũng biểu thị tỷ số giữa nhiệt sinh ra bởi độ nhớt và nhiệt lưu chuyển bằng khuếch tán nhiệt. Mô hình lưu chuyển khối lượng của số Prandtl là số Schmidt (mục 11-7.2). Số Prandtl cũng được cho bằng Pr = Pe/Re; trong đó Pe là số Péclet (mục 11-5.2), và Re là số Reynold (mục 11-4.1). |
11-7.2 |
số Schmidt KHÔNG DÙNG: số Colburn |
Sc |
tỷ số giữa độ nhớt động và hệ số khuếch tán đối với chất lưu, biểu thị bằng Sc = v/D; trong đó v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và D là hệ số khuếch tán [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)] |
Mô hình truyền nhiệt của số Schmidt là số Prandtl (mục 11-7.1). |
11-7.3 |
số Lewis |
Le |
tỷ số giữa độ khuếch tán nhiệt và hệ số khuếch tán đối với truyền nhiệt trong chất lưu, biểu thị bằng Le = a/D; trong đó a là độ khuếch tán nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], và D là hệ số khuếch tán [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)] |
Số Lewis cũng được cho bằng Le = Sc/Pr; trong đó Sc là số Schmidt (mục 11-7.2), và Pr là số Prandtl (mục 11-7.1). So sánh với mục 11-5.2. Số Lewis đôi khi cũng được định nghĩa là nghịch đảo của đại lượng này. |
11-7.4 |
số Ohnesorge |
Oh |
hệ thức giữa lực nhớt và căn bậc hai của tích lực quán tính và lực mao dẫn đối với sự phun chất lỏng, biểu thị bằng ; trong đó η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], γ là sức căng bề mặt [TCVN 78704 (ISO 800004)], ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
Số Ohnesorge cũng được cho bằng ; trong đó We là số Weber (mục 11-4.5), và Re là Số Reynold (mục 11-4.1). Xem thêm số Laplace (mục 11-4.37). Độ dài đặc trưng thường là đường kính giọt. |
11-7.5 |
số Cauchy, tham số co giãn khí |
Cy |
hệ thức giữa lực quán tính và lực nén trong chất lưu chịu nén, biểu thị bằng Cy = ρʋ2/K; trong đó ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và K là môđun nén, môđun khối [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
|
11-7.6 |
số Hooke |
Ho2 |
hệ thức giữa lực quán tính và lực ứng suất tuyến tính trong chất lưu đàn hồi, biểu thị bằng Ho2 = ρʋ2/E; trong đó ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và E là môđun đàn hồi [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
|
11-7.7 |
số Weissenberg |
Wi |
tích đạo hàm theo thời gian của tốc độ trượt và thời gian hồi phục trong dòng chảy nhớt, biểu thị bằng ; trong đó là đạo hàm theo thời gian của độ biến dạng trượt [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và tr là thời gian hồi phục [TCVN 7870-12 (ISO 80000-12)] |
Số Weissenberg thể hiện tầm quan trọng tương đối của lực nhớt khi so sánh với lực đàn hồi. Đạo hàm theo thời gian của độ biến dạng trượt đôi khi được gọi là tốc độ trượt. |
11-7.8 |
số Deborah |
De |
tỷ số giữa thời gian hồi phục của chất lưu nhớt và khoảng thời gian quan trắc trong lưu biến học về chất lưu nhớt, biểu thị bằng De = tc/tp; trong đó tc là thời gian hồi phục ứng suất, và tp là khoảng thời gian quan trắc [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
Thời gian hồi phục ứng suất đôi khi được gọi là thời gian hồi phục Maxwell. |
11-7.9 |
số Lorentz |
Lo |
tỷ số giữa độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt, biểu thị bằng ; trong đó σ là độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)]; ΔU là chênh lệch điện áp U [TCVN 7870-6 (ISO 80000-6)] giữa hai điểm quy chiếu, λ là độ dẫn nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], và ΔT là chênh lệch nhiệt độ nhiệt động lực T [TCVN 7870-5 (ISO 80000-6)] giữa hai điểm quy chiếu |
|
11-7.10 |
số nén |
Z |
tỷ số giữa độ nén đẳng nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] của một loại khí và của khí lý tưởng, biểu thị bằng ; trong đó p là áp suất [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], Rs là hằng số khí riêng [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], và T là nhiệt độ nhiệt động lực [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] |
|
Bảng 5 đưa ra tên, ký hiệu và định nghĩa của số đặc trưng trong từ thủy động lực học (MHD). MHD liên quan đến động lực học về chất lưu dẫn điện, được đặc trưng bằng các hằng số vật chất như khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] và độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] và tương tác với các trường ngoài như mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)].
Bảng 5 - Số đặc trưng trong từ thủy động lực học
Số mục |
Tên |
Ký hiệu |
Định nghĩa |
Chú thích |
11-8.1 |
số từ Reynold |
Rm |
hệ thức giữa lực quán tính và lực nhớt từ-động lực trong chất lưu dẫn điện, biểu thị bằng Rm = ʋlμσ = ʋl/vm; trong đó ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của chất lưu. l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], σ là độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], và vm = 1/(μσ) là độ nhớt từ (độ khuếch tán từ) |
Số này cũng được gọi là số Reynold từ. Số Reynold từ cũng được cho bằng Rm = Re.Prm; trong đó Re là số Reynold (mục 11-4.1), và Prm, là số Pramdtl từ (mục 11-8.10). |
11-8.2 |
số Batchelor |
Bt |
hệ thức giữa sự khuếch tán quán tính và sự khuếch tán từ-động lực trong chất lưu dẫn điện, biểu thị bằng Bt = ʋlσ μ/(εrμr); trong đó ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], σ là độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], εr là hằng số điện môi tương đối [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], và μr là độ từ thẩm tương đối [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] |
|
11-8.3 |
số điện Nusselt |
Ne |
hệ thức giữa dòng đối lưu và dòng khuếch tán của các ion trong điện hóa học, biểu thị bằng Ne = ʋl/D*; trong đó ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và D* = (D++ D-)/2, trong đó D+, D- tương ứng là hệ số khuếch tán [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)] của ion dương hoặc âm |
Số này cũng được gọi là số Nusselt điện. Đôi khi đại lượng này được gọi là số điện Reynold. |
11-8.4 |
Số Alfvén; số từ Mach; số Kárman |
Al |
hệ thức giữa tốc độ plasma và tốc độ sóng Alfvén, biểu thị bằng ; trong đó ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], B là mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] |
Nghịch đảo của số này thường được dùng sai. Tên “số Alfvén Mach” được sử dụng trong nghiên cứu về gió mặt trời. Đại lượng được gọi là tốc độ sóng Alfvén, trong đó B là mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)]. |
11-8.5 |
số Hartmann |
Ha |
hệ thức giữa ứng suất từ gây ra và ứng suất trượt thủy động lực trong chất lưu dẫn điện, biểu thị bằng ; trong đó B là mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], σ là độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], và η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
Số Hartmann cũng biểu thị tỷ số của lực từ với lực nhớt. |
11-8.6 |
số Cowling số từ Euler |
Co |
tỷ số của mật độ năng lượng từ và mật độ năng lượng động học trong plasma, biểu thị bằng Co = B2/(μρv2); trong đó B là mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
Số Cowling cũng biểu thị tỷ số của áp suất từ với áp suất động lực. Đại lương này bằng bình phương nghịch đảo của số Alfvén. Đại lượng này cũng thường được gọi là số Cowling thứ, Co2. Khi đó, số Cowling đầu được định nghĩa là Co1 = Co · Rm; trong đó Rm là số từ Reynold (mục 11-8.1). |
11-8.7 |
số điện Stuart |
Se |
tỷ số giữa mật độ năng lượng điện và mật độ năng lượng động học trong plasma, biểu thị bằng Se = εE2/(ρʋ2); trong đó ε hằng số điện môi [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], E là cường độ điện trường [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
Số điện Stuart là bản sao điện của số Cowling (mục 11-8.6). |
11-8.8 |
số áp suất từ |
Nmp |
tỷ số giữa áp suất khí và áp suất từ trong khí hoặc plasma, biểu thị bằng ; trong đó p là áp suất [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], và B là mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] |
Đại lượng pm = B2/(2μ) được gọi là áp suất từ, trong đó B là mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], và μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)]. |
11-8.9 |
số Chandr asekhar |
Q, Ch |
tỷ số giữa lực Lorentz và lực nhớt trong đối lưu từ trong chất lưu, biểu thị bằng Q = (Bl2) σ/ρv; trong đó B là mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], thang độ dài của hệ σ là độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
Số Chandrasekhar cũng được cho bằng Q = Ha2 trong đó Ha là số Hartmann (mục 11-8.5). |
11-8.10 |
số từ Prandtl |
Prm |
tỷ số giữa độ nhớt động và độ nhớt từ trong chất lỏng dẫn điện, biểu thị bằng Prm = vσμ; trong đó v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], σ là độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], và μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] |
Đại lượng vm = 1/(μσ) được gọi là độ nhớt từ hoặc độ khuếch tán từ. Xem mục 11-8.11. Số từ Prandtl cũng được cho bằng Prm = Rm·Re; trong đó Rm là số từ Reynold (mục 11-8.1), và Re là số Reynold (mục 11-4.1). Số này cũng được gọi là số Prandtl từ. |
11-8.11 |
số Robert |
Ro |
tỷ số giữa độ khuếch tán nhiệt và độ nhớt từ trong chất lưu dẫn điện, biểu thị bằng Ro = α σ μ, trong đó α là độ khuếch tán nhiệt [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], σ là độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], và μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] |
Đại lượng vm = 1/(μσ) được gọi là độ nhớt từ hoặc độ khuếch tán từ; trong đó μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], và σ là độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] |
11-8.12 |
số Stuart |
Stw |
tỷ số giữa lực từ và lực quán tính trong chất lưu dẫn điện, biểu thị bằng Stw = B2 lσ/(ʋρ); trong đó B là mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], σ là độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], ʋ là tốc độ đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
Số Stuart đôi khi được gọi là tham số lực từ. Đôi khi căn bậc hai được sử dụng sai Số Stuart cũng được cho bằng Stw = Ha2/Re; trong đó Ha là số Hartmann, và Re là số Reynold. |
11-8.13 |
số từ |
Nmg |
tỷ số giữa lực từ và lực nhớt trong chất lưu dẫn điện, biểu thị bằng ; trong đó B là mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], σ là độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], η là độ nhớt động lực [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
|
11-8.14 |
tham số điện trường |
Ef |
tỷ số giữa lực Coulomb và lực Lorentz trên vật liệu hoặc hạt tích điện di chuyển, biểu thị bằng Ef = E/(ʋB); trong đó E là cường độ điện trường [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], ʋ là tốc độ [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và B là mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] |
|
11-8.15 |
số Hall |
Hc, CH |
tỷ số giữa tần số quay và tần số va chạm trong plasma, biểu thị bằng ; trong đó ωc là tần số góc xyclôtron [TCVN 7870-10 (ISO 80000-10)]; λ là quãng đường tự do trung bình [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)], và ʋ là tốc độ trung bình [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] |
Đôi khi nghịch đảo của số này bị sử dụng sai. 2π lần đại lượng này được gọi là tham số Hall. |
11-8.16 |
số Lundquist |
Lu |
tỷ số giữa tốc độ Alfvén và tốc độ từ-động lực trong plasma, biểu thị bằng ; trong đó B là mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], σ là độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], và ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
Đại lượng được gọi là tốc độ sóng Alfvén. Xem mục 11-8.4. Đại lượng υm = 1/(lσμ) được gọi là tốc độ động lực từ; trong đó l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], σ là độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], và μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)]. Số Lundquist cũng được cho bằng Lu = Rm/Al; trong đó Rm là số từ Reynold (mục 11-8.1), và Al là số Alfvén (mục 11-8.4). Xem thêm số Hartmann (mục 11-8.5). |
11-8.17 |
số từ Joule |
Jom |
tỷ số giữa năng lượng cấp nhiệt Joule và năng lượng từ trường trong plasma, biểu thị bằng Jom = 2 ρμcpΔT/B2; trong đó ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], cp là nhiệt dung riêng đẳng áp [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], T là nhiệt độ nhiệt động lực [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], và B là mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] |
Số này cũng được gọi là số Joule từ. |
11-8.18 |
số từ Grashof |
Grm |
biểu thức toán học đối với truyền nhiệt bằng đối lưu nhiệt-từ tự do của chất lưu thuận từ dưới trọng lực, Grm = 4π σe μe gαV ΔTl3/v; trong đó σe là độ dẫn điện [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], μe là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], g là gia tốc rơi tự do [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], αV là hệ số nở thể tích [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], ΔT = TS - T∞ là chênh lệch nhiệt độ nhiệt động lực T [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], trong đó TS là nhiệt độ bề mặt và T∞ là nhiệt độ khối l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và v là độ nhớt động [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)] |
Số này cũng được gọi là số Grashof từ. Xem thêm số Grashof (mục 11-4.4). |
11-8.19 |
số Naze |
Na |
tỷ số giữa vận tốc sóng Alfvén và vận tốc âm thanh trong plasma, biểu thị bằng ; trong đó B là mật độ từ thông [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], c là vận tốc âm thanh [TCVN 7870-8 (ISO 80000-8)], ρ là khối lượng riêng [TCVN 7870-4 (ISO 80000-4)], và μ là độ từ thẩm [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] |
Đại lượng được gọi là tốc độ sóng Alfvén. Xem thêm 11-8.4. |
11-8.20 |
số điện Reynold |
Ree |
tỷ số giữa tốc độ chất lưu và tốc độ trôi trung bình của hạt mang điện trong chất lưu dẫn điện, biểu thị bằng Ree = ʋεe/(ρelμ); trong đó ʋ là tốc độ đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)] của chất lưu, εe là hằng số điện môi [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], ρe là mật độ điện tích [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và μ là độ linh động [TCVN 7870 10 (ISO 80000-10)] của vật mang điện |
Số này cũng được gọi là số Reynold điện. Tốc độ trôi của hạt mang điện trong điện trường được cho bằng ; trong đó E là cường độ điện trường [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], và μ là độ linh động [TCVN 7870-10 (ISO 80000-10)] của vật mang điện |
11-8.21 |
số Ampère |
Am |
hệ thức giữa dòng điện mặt và cường độ từ trường trong chất lưu dẫn điện, biểu thị bằng Am = IA/lH; trong đó IA là dòng điện mặt, l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], và H là cường độ từ trường [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] |
Số này cũng được gọi là số từ trường. Dòng điện mặt được cho bằng IA = ρAlμE; trong đó ρA là mật độ điện tích mặt [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], l là độ dài đặc trưng [TCVN 7870-3 (ISO 80000-3)], μ là độ linh động [TCVN 7870-10 (ISO 80000-10)] của vật mang điện, và E là cường độ điện trường [TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)], |
Bảng 6 đưa ra tên, ký hiệu và định nghĩa của số đặc trưng không được đề cập trong các mục trước.
Bảng 6 - Số Arrhenius và số Landau-Ginzburg
Số mục |
Tên |
Ký hiệu |
Định nghĩa |
Chú thích |
11-9.1 |
số Arrhenius |
α |
tỷ số giữa năng lượng hoạt hóa và năng lượng nhiệt; trong phản ứng hóa học nó là hệ số mũ của hằng số tốc độ phản ứng, k, biểu thị bằng k ~ exp (α), với α = E0/ (RT); trong đó E0 là năng lượng hoạt hóa [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)], R là hằng số khí mol [TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)], và T là nhiệt độ nhiệt động lực [TCVN 7870-5 (ISO 80000-5)] |
|
11-9.2 |
số Landau-Ginzburg |
|
tỷ số giữa độ xuyên sâu của từ trường vào chất siêu dẫn và độ dài kết hợp của dao động nhiệt động lực trong pha siêu dẫn trong vật chất ở nhiệt độ nhiệt động lực bằng không, biểu thị bằng ; trong đó λL là độ xuyên sâu London [TCVN 7870-12 (ISO 80000-12)], và ξ là độ dài kết hợp [TCVN 7870-12 (ISO 80000-12)] |
|
[1] TCVN 7870-3 (ISO 80000-3), Đại lượng và đơn vị - Phần 3: Không gian và thời gian
[2] TCVN 7870-4 (ISO 80000-4), Đại lượng và đơn vị - Phần 4: Cơ học
[3] TCVN 7870-5 (ISO 80000-5), Đại lượng và đơn vị - Phần 5: Nhiệt động lực
[4] TCVN 7870-6 (IEC 80000-6), Đại lượng và đơn vị - Phần 6: Điện từ
[5] TCVN 7870-9 (ISO 80000-9), Đại lượng và đơn vị - Phần 9: Hóa lý và vật lý phân tử
[6] TCVN 7870-12 (ISO 80000-12), Đại lượng và đơn vị - Phần 12: Vật lý chất ngưng tụ
[7] CRC Handbook of chemistry and physics (ed. Robert C. Weast), 56th Edition, 1975-1976, CRC-Press, Cleveland Ohio
[8] CRC Handbook of chemistry and physics (ed. David R.Lide), 88th Edition, 2007-2008, CRC-Press, Boca Raton
[9] HALL,C.W., Laws and Models:Science, energineering, and technology. CRC Press 28.09.1999; (e-Book)
[10] KUNES, J., Dimensionless physical quantities in science and engineering. Elsevier 2012, 1st ed (e-Book)
[11] MASSEY, B.S., Units, dimensional analysis and physical similarity. London: Van Nostrand Reihold company, 1971
[12] Plasma Formulary, N.R.L., 2013 (ed. J.D. Hubs) Naval research laboratory; Washington DC 20375 Printout available from http://wwwppd.=NRL.navy.mil/=NRLformulary/
[13] WETZLER, H., Kennzahlen der verfahrenstechnik (in German), Huthig 1985
[14] WHITE, F.M.Fluid mechanics, 3rd edition, McGraw-Hill
[15] http://thermopedia.com/
[16] http://www.processassociates.com/process/dimen/dn_all.htm
[17] http://goldbook.iupac.org/index.html
Tên |
Mục |
số Boltzmann |
11-5.19 |
chân không |
11-6.17 |
số Bond |
11-6.11 |
|
|
số Brinkman |
11-5.12 |
hệ số ma sát Darcy |
11-4.23 |
số Carnot |
11-5.14 |
hệ số kéo |
11-4.9 |
số Cauchy |
11-7.5 |
hệ số nâng |
11-4.12 |
số Chandrasekhar |
11-8.9 |
hệ số ma sát Moody |
11-4.23 |
số Clausius |
11-5.13 |
hệ số công suất |
|
số Colburn |
11-5.8 |
kế phao> |
11-4.34 |
số nén |
11-7.10 |
hệ số đẩy |
11-4.13 |
số Cowling |
11-8.6 |
|
|
số Dean |
11-4.14 |
mao dẫn |
11-6.19 |
số Deborah |
11-7.8 |
|
|
số Dulong |
11-5.15 |
số hấp thụ |
11-6.18 |
số mao dẫn động lực |
11-6.20 |
số Alfvén |
11-8.4 |
số Eckert |
11-5.15 |
số Ampère |
11-8.21 |
số Eötvös |
11-6.11 |
số Archimedes |
11-6.12 |
số Ekman |
11-4.21 |
số Arrhenius |
11-9.1 |
số Euler từ |
11-8.6 |
số Atwood |
11-6.8 |
số Euler |
11-4.2 |
số Bagnold |
11-4.10 |
số giãn nở |
11-6.13 |
số BagnoId |
11-4.11 |
số Fanning |
11-4.24 |
số Batchelor |
11-8.2 |
số Fourier |
11-5.1 |
số Bejan |
11-4.15 |
số Fourier |
11-6.1 |
số Bejan |
11-5.10 |
lượng> |
|
số Bejan |
11-5.9 |
số Froude |
11-4.3 |
số Bejan |
11-6.16 |
số Froude |
11-5.4 |
số Bejan |
11-5.10 |
số Galilei |
11-4.41 |
số Bingham |
11-4.17 |
số Goertler |
11-4.25 |
số Biot |
11-5.6 |
số Graetz |
11-5.16 |
số Biot |
|
số Graetz |
|
lượng> |
11-6.9 |
lượng> |
11-6.6 |
số Blake |
11-4.38 |
số từ Grashof |
11-8.18 |
số Bodenstein |
11-4.19 |
số Grashof |
11-4.4 |
số Bodenstein |
|
số Grashof |
|
khối lượng> |
11-6.2 |
lượng> |
11-6.3 |
số Hagen |
11-4.26 |
số công suất |
11-4.29 |
số Hall |
11-8.15 |
số từ Prandtl |
11-8.10 |
số Hartmann |
11-8.5 |
số Prandtl |
11-7.1 |
số truyền nhiệt |
11-5.17 |
số Rayleigh |
11-5.3 |
số Hedström |
11-4.18 |
số Reech |
11-4.31 |
số Hooke |
11-7.6 |
số điện Reynold |
11-8.20 |
số từ Joule |
11-8.17 |
số Reynolds từ |
11-8.1 |
số Kárman |
11-8.4 |
số Reynolds |
11-4.1 |
số Kiebel |
11-4.20 |
số Richardson |
11-4.30 |
số Knudsen |
11-4.7 |
số Roberts |
11-8.11 |
số Lagrange |
11-4.16 |
số Rossby |
11-4.20 |
số Landau-Ginzburg |
11-9.2 |
số Schmidt |
11-7.2 |
số Laplace |
11-4.37 |
số Sommerfeld |
11-4.39 |
số Laval |
11-4.27 |
số Stanton |
11-5.7 |
số Lewis |
11-7.3 |
số Stanton |
|
số Lorentz |
11-7.9 |
khối lượng> |
11-6.5 |
số Lundquist |
11-8.16 |
số Stark |
11-5.20 |
số Mach từ |
11-8.4 |
số Stefan |
11-5.11 |
số Mach |
11-4.6 |
số Stokes number |
11-4.36 |
số từ trường |
11-8.21 |
số Stokes |
11-4.35 |
số từ |
11-8.13 |
số Stokes |
|
số áp suất từ |
11-8.8 |
phao> |
11-4.34 |
số Marangoni |
11-6.14 |
số Stokes |
|
số Morton |
11-6.10 |
thời gian> |
11-4.32 |
số Naze |
11-8.19 |
số Stokes |
11-4.33 |
số Nusselt điện |
11-8.3 |
số Strouhal |
11-4.8 |
số Nusselt |
11-5.5 |
số Stuart điện |
11-8.7 |
số Nusselt |
|
số Stuart |
11-8.12 |
lượng> |
11-6.4 |
số Suratman |
11-4.37 |
số Ohnesorge |
11-7.4 |
số Taylor |
|
số Péclet |
11-5.2 |
mômen động lượng> |
11-4.40 |
số Péclet |
|
số Thomson |
11-4.8 |
lượng> |
11-6.2 |
số Weber |
11-4.5 |
số dẻo |
11-4.17 |
số Weissenberg |
11-7.7 |
số Poiseuille |
11-4.28 |
số Womersley |
11-4.42 |
số Pomerantsev |
|
|
|
nhiệt> |
11-5.18 |
tham số điện trường |
11-8.14 |
tham số Goertler |
11-4.25 |
lượng> |
|
thừa số truyền nhiệt |
11-5.8 |
tham số Lockhart-Martinelli |
11-6.15 |
thừa số-j |
11-5.8 |
thừa số lưu chuyển khối |
|
thừa số-j |
11-6.7 |
lượng |
11-6.7 |
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Lưu chuyển mômen động lượng
5 Truyền nhiệt
6 Lưu chuyển vật chất trong hỗn hợp hai thành phần
7 Hằng số vật chất
8 Từ thủy động lực học
9 Hỗn hợp
Thư mục tài liệu tham khảo
Chỉ mục theo bảng chữ cái
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.