ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 10: VẬT LÝ NGUYÊN TỬ VÀ HẠT NHÂN
Quantities and units - Part 10: Atomic and nuclear physics
Lời nói đầu
TCVN 7870-10:2020 thay thế cho TCVN 7870-10:2010.
TCVN 7870-10:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 80000-10:2019.
TCVN 7870-10:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 12 Đại lượng và đơn vị đo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 7870 (ISO 80000), Đại lượng và đơn vị đo, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009), Phần 1: Quy định chung
- TCVN 7870-2:2020 (ISO 80000-2:2019), Phần 2: Toán học
- TCVN 7870-3:2020 (ISO 80000-3:2019), Phần 3: Không gian và thời gian
- TCVN 7870-4:2020 (ISO 80000-4:2019), Phần 4: Cơ học
- TCVN 7870-5:2020 (ISO 80000-5:2019), Phần 5: Nhiệt động lực
- TCVN 7870-7:2020 (ISO 80000-7:2019), Phần 7: Ánh sáng và bức xạ
- TCVN 7870-8:2007 (ISO 80000-8:2007), Phần 8: Âm học
- TCVN 7870-9:2020 (ISO 80000-9:2019), Phần 9: Hóa lý và vật lý phân tử
- TCVN 7870-10:2020 (ISO 80000-10:2019), Phần 10: Vật lý nguyên tử và hạt nhân
- TCVN 7870-11:2020 (ISO 80000-11:2019), Phần 11: Số đặc trưng
- TCVN 7870-12:2020 (ISO 80000-12:2019), Phần 12: Vật lý chất ngưng tụ
Bộ TCVN 7870 (IEC 80000), Đại lượng và đơn vị đo, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 7870-6:2010 (IEC 80000-6:2008), Phần 6: Điện từ
- TCVN 7870-132010 (IEC 80000-13:2008), Phần 13: Khoa học và công nghệ thông tin
- TCVN 7870-142010 (IEC 80000-14:2008), Phần 14: Viễn sinh trắc liên quan đến sinh lý người
Lời giới thiệu
0 Chú thích đặc biệt
0.1 Đại lượng
Các trị số của hằng số vật lý nêu trong tiêu chuẩn này được lấy từ các giá trị tương ứng của các hằng số vật lý cơ bản công bố trong các giá trị khuyến nghị CODATA. Các giá trị đưa ra là giá trị cuối cùng được biết đến trước khi công bố. Người dùng nên tham khảo trang web của CODATA đối với các giá trị mới nhất, http://physics.nist.gov/cuu/constants/index.html.
Ký hiệu ħ là hằng số Planck rút gọn, bằng , trong đó h là hằng số Planck.
0.2 Đơn vị đặc biệt
1 eV là năng lượng thu được bởi một electron khi vượt qua hiệu điện thế 1V trong chân không.
0.3 Đại lượng ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên
Sự khác biệt giữa các kết quả từ quan trắc lặp lại là phổ biến trong vật lý. Chúng có thể phát sinh từ các hệ thống đo không hoàn hảo, hoặc từ thực tế là nhiều hiện tượng vật lý có sự biến thiên vốn có. Ngoại trừ, các vấn đề cơ lượng tử, thường cần phân biệt giữa đại lượng ngẫu nhiên, các giá trị của chúng tuân theo một phân bố xác suất và đại lượng không ngẫu nhiên với giá trị duy nhất, giá trị mong muốn (kỳ vọng) của phân bố đó. Trong nhiều trường hợp sự phân biệt là không đáng kể vì phân bố xác suất rất hẹp. Ví dụ, phép đo dòng điện thường liên quan đến quá nhiều electron đến mức dao động đóng góp không đáng kể vào độ không chính xác của phép đo. Tuy nhiên, khi giới hạn của dòng điện dẫn đến 0, dao động có thể trở thành hiển nhiên. Trường hợp này yêu cầu quy trình đo cẩn thận hơn, nhưng có lẽ minh họa quan trọng hơn là mức độ đáng kể của các biến thiên ngẫu nhiên của đại lượng có thể phụ thuộc vào độ lớn của đại lượng. Những xem xét tương tự áp dụng với bức xạ ion hóa; các dao động có thể đóng vai trò quan trọng và trong một số trường hợp cần được xem xét rõ ràng. Các đại lượng ngẫu nhiên, ví dụ năng lượng truyền và năng lượng truyền riêng (mục 10-81.2), cả số lượng hạt đi qua vùng mục tiêu kinh hiển vi và xác suất phân bổ của chúng đã được đưa ra vì chúng mô tả tính chất không liên tục của bức xạ ion hóa là yếu tố quyết định các hiệu ứng hóa phóng xạ và sinh học phóng xạ. Trong các ứng dụng bức xạ bao gồm số lượng lớn các hạt ion hóa, ví dụ trong y học, bảo vệ bức xạ, thử nghiệm và xử lý vật liệu, những dao động này được thể hiện đầy đủ bằng giá trị kỳ vọng của phân bố xác suất. “Đại lượng không ngẫu nhiên” như thông lượng hạt (mục 10-43), liều hấp thụ (mục 10-81.1) và kerma (mục 10-86.1) là dựa trên các giá trị kỳ vọng này.
Tiêu chuẩn này bao gồm các định nghĩa dựa trên tỷ số vi phân loại dA/dB trong đó đại lượng A có tính chất ngẫu nhiên, tình huống chung trong đo lường bức xạ ion hóa. Trong những trường hợp này, đại lượng A được hiểu là giá trị kỳ vọng hoặc giá trị trung bình mà yếu tố ∆A thuộc về yếu tố ∆B.
Tỉ số vi phân dA/dB là giá trị giới hạn của tỉ số vi phân AA/AB đối với ∆B → 0. Trong chú thích của các định nghĩa thuộc hạng mục này có đưa ra viện dẫn tới đoạn này.
ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 10: VẬT LÝ NGUYÊN TỬ VÀ HẠT NHÂN
Quantities and units - Part 10: Atomic and nuclear physics
Tiêu chuẩn này đưa ra tên, ký hiệu, định nghĩa và đơn vị của các đại lượng dùng trong vật lý nguyên tử và hạt nhân. Các hệ số chuyển đổi cũng được đưa ra ở những chỗ thích hợp.
Không có tài liệu viện dẫn trong tiêu chuẩn này.
Tên, ký hiệu và định nghĩa của các đại lượng và đơn vị dùng trong vật lý nguyên tử và hạt nhân được cho trong Bảng 1.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.