THỊT CHẾ BIẾN ĐÃ QUA XỬ LÝ NHIỆT
Heat-treated meat
Lời nói đầu
TCVN 7049:2020 thay thế TCVN 7049:2002;
TCVN 7049:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F8 Thịt và sản phẩm thịt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỊT CHẾ BIẾN ĐÃ QUA XỬ LÝ NHIỆT
Heat-treated meat
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm thịt chế biến đã qua xử lý nhiệt được dùng làm thực phẩm.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với thịt hộp.1)
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 3706:1990, Thủy sản - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ amoniac
TCVN 4884-1:2015 (ISO 4833-1:2013), Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp định lượng vi sinh vật - Phần 1: Đếm khuẩn lạc ở 30 °C bằng kỹ thuật đổ đĩa
TCVN 4884-2:2015 (ISO 4833-2:2013), Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp định lượng vi sinh vật - Phần 2: Đếm khuẩn lạc ở 30 °C bằng kỹ thuật cấy bề mặt
TCVN 6121:2018 (ISO 3960:2017), Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định trị số peroxit - Phương pháp xác định điểm kết thúc chuẩn độ iôt (quan sát bằng mắt)
TCVN 7046, Thịt tươi
TCVN 7047, Thịt đông lạnh
TCVN 7924-1:2008 (ISO 16649-1:2001), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Escherichia coli dương tính β-glucuronidaza - Phần 1: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 44 °C sử dụng màng lọc và 5-bromo-4-clo-3-indolyl β-D-glucuronid
TCVN 7924-2:2008 (ISO 16649-2:2001), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Escherichia coli dương tính β-glucuronidaza - Phần 2: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 44 °C sử dụng 5-bromo-4-clo-3-indolyl β-D-glucuronid
TCVN 9532:2012 (ISO 27107:2008), Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định trị số peroxit - Phương pháp chuẩn độ điện thế
TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017), Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp phát hiện, định lượng và xác định typ huyết thanh của Salmonella - Phần 1: Phương pháp phát hiện Salmonella spp.
TCVN 12429 (tất cả các phần), Thịt mát
EN 16619:2015, Food analysis - Determination of benzo[a]pyrene, benz[a]anthracene, chrysene and benzo[b]fluoranthene in foodstuffs by gas chromatography mass spectrometry (GC-MS) [Phân tích thực phẩm - Xác định benzo[a]pyren, benz[a]anthracen, chrysen và benzo[b]fluoranthen trong thực phẩm bằng sắc ký khí phổ khối lượng (GC-MS)]
CEN/TS 16621:2014, Food analysis - Determination of benzo[a]pyrene, benz[a]anthracene, chrysene and benzo[b]fluoranthene in foodstuffs by high performance liquid chromatography with fluorescence detection (HPLC-FD) [Phân tích thực phẩm - Xác định benzo[a]pyren, benz[a]anthracen, chrysen và benzo[b]fluoranthen trong thực phẩm bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng detector huỳnh quang (HPLC-FD)]
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
Thịt chế biến đã qua xử lý nhiệt (heat-treated meat)
Sản phẩm chế biến từ thịt của gia súc, gia cầm và động vật trên cạn khác dùng làm thực phẩm mà quy trình công nghệ có qua công đoạn xử lý nhiệt sao cho nhiệt độ tâm sản phẩm lớn hơn 70 °C và không nhất thiết phải gia nhiệt trước khi ăn.
3.2
Tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường (visual foreign matter)
Các chất không có nguồn gốc từ thịt và các nguyên liệu sử dụng trong chế biến thịt, dễ dàng nhận biết được mà không cần phải khuếch đại.
4.1 Nguyên liệu
4.1.1 Nguyên liệu chính
Nguyên liệu chính sử dụng trong chế biến sản phẩm thịt đã qua xử lý nhiệt có thể là:
- thịt tươi, phù hợp với TCVN 7046, hoặc:
- thịt mát, phù hợp với TCVN 12429 (tất cả các phần), hoặc:
- thịt đông lạnh, phù hợp với TCVN 7047.
4.1.2 Nguyên liệu tùy chọn
Các nguyên liệu tùy chọn sử dụng trong chế biến sản phẩm thịt đã qua xử lý nhiệt như muối, nước mắm, đường, hạt tiêu, hành, tỏi, gừng, sả, ớt v.v...: đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm.
4.2 Yêu cầu về chất lượng
4.2.1 Yêu cầu cảm quan
Yêu cầu cảm quan của thịt chế biến đã qua xử lý nhiệt được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu cảm quan
Tên chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1. Trạng thái |
Đặc trưng cho từng loại sản phẩm |
2. Màu sắc |
Đặc trưng cho từng loại sản phẩm |
3. Mùi |
Đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có mùi lạ |
4. Vị |
Đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có vị lạ |
5. Tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường |
Không được có |
4.2.2 Các chỉ tiêu lý-hoá
Các chỉ tiêu lý-hoá của thịt chế biến đã qua xử lý nhiệt được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Các chỉ tiêu lý-hoá
Tên chỉ tiêu |
Mức |
1. Hàm lượng amoniac, mg/100 g, không lớn hơn |
40 |
2. Trị số peroxit, biểu thị theo mill đương lượng oxy hoạt động có trong phần chất béo chiết từ sản phẩm, meq/kg, không lớn hơn |
|
Đối với sản phẩm từ thịt gia súc |
40 |
Đối với sản phẩm từ thịt gia cầm |
120 |
4.3 Yêu cầu về an toàn thực phẩm
4.3.1 Giới hạn tối đa hydrocacbon thơm đa vòng đối với thịt xông khói
Giới hạn tối đa benzo(a)pyren đối với thịt xông khói: 2,0 µg/kg.
4.3.2 Các chỉ tiêu vi sinh vật
Các chỉ tiêu vi sinh vật đối với thịt chế biến đã qua xử lý nhiệt được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Các chỉ tiêu vi sinh vật
Chỉ tiêu |
Kế hoạch lấy mẫu |
Giới hạn |
||
n a) |
c b) |
m c) |
Md) |
|
1. Tổng vi sinh vật hiếu khí, cfu/g |
5 |
2 |
5x105 |
5x106 |
2. E. coli, cfu/g |
|
|
|
|
Sản phẩm không cần xử lý nhiệt trước khi sử dụng |
5 |
2 |
5x101 |
5x102 |
Sản phẩm phải xử lý nhiệt trước khi sử dụng |
5 |
2 |
5x102 |
5x103 |
3. Salmonella trong 25 g |
5 |
0 |
Không được có |
|
CHÚ THÍCH: a) n là số mẫu cần lấy từ lô hàng để thử nghiệm. b) c là số mẫu tối đa cho phép trong n mẫu có kết quả thử nghiệm nằm giữa m và M. c) m là giới hạn dưới. d) M là giới hạn trên. Trong số n mẫu thử nghiệm, không được có mẫu nào cho kết quả vượt quá giá trị M. |
Chỉ sử dụng các chất phụ gia thực phẩm với mức sử dụng tối đa theo quy định hiện hành.[2]
6.1 Xác định hàm lượng amoniac, theo TCVN 3706:1990.
6.2 Xác định trị số peroxit
6.2.1 Chiết chất béo
6.2.1.1 Chuẩn bị mẫu
Mẫu thử được nghiền bằng máy nghiền hoặc được đưa qua máy xay thịt hai lần và trộn kỹ. Mẫu đã chuẩn bị được chuyển vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa có dung tích từ 200 mL đến 400 mL, đậy kín và bảo quản ở nhiệt độ (4 ± 2) °C.
6.2.1.2 Chuẩn bị dịch chiết mẫu
Cân phần mẫu thử đã chuẩn bị (xem 6.2.1.1) có chứa từ 20 g đến 50 g chất khô, chính xác đến 0,1 mg, đưa vào cối sứ, thêm từ 40 g đến 100 g natri suifat khan và nghiền cẩn thận hỗn hợp bằng chày đến trạng thái đồng nhất. Chuyển hỗn hợp vào bình nón dung tích 250 mL, thêm vào khoảng 100 mL đến 150 mL cloroform và đậy nút chặt.
Đặt bình nón trên máy lắc phòng thí nghiệm và tiến hành chiết chất béo trong 5 min. Để hỗn hợp lắng và lọc qua giấy lọc đặt bên trong phễu vào bình hình quả lê.
Cho cloroform trong bình hình quả lê bay hơi trên bộ cô quay ở nhiệt độ không quá 40 °C. Thổi khí nitơ lên dịch chiết trong bình hình quả lê để loại hết cloroform.
6.2.2 Phép xác định
Từ dịch chiết mẫu (xem 6.2.1.2), xác định trị số peroxit của phần chất béo chiết được theo TCVN 6121:2018 (ISO 3960:2017) hoặc TCVN 9532:2012 (ISO 27107:2008). Nếu trị số peroxit trong phần béo chiết được dự kiến lớn hơn 30 meq/kg thì giảm lượng cân phần chất béo sử dụng cho phép xác định.
6.3 Xác định hàm lượng benzo(a)pyren trong thịt xông khói, theo EN 16619:2015 hoặc CEN/TS 16621:2014.
6.4 Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí, theo TCVN 4884-1:2015 (ISO 4833-1:2013) hoặc TCVN 4884-2:2015 (ISO 4833-2:2013).
6.5 Xác định E. coli, theo TCVN 7924-1:2008 (ISO 16649-1:2001) hoặc TCVN 7924-2:2008 (ISO 16649-2:2001).
6.6 Xác định Salmonella, theo TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017).
7 Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
7.1 Bao gói
Thịt chế biến đã qua xử lý nhiệt được bao gói trong bao bì chuyên dùng cho thực phẩm, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
7.2 Ghi nhãn
Ghi nhãn sản phẩm theo quy định hiện hành.[1][7]
7.3 Vận chuyển
Thịt chế biến đã qua xử lý nhiệt được vận chuyển bằng các phương tiện khô, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
7.4 Bảo quản
Sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp, nơi khô, sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.
[1] Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 về nhãn hàng hóa
[2] Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm
[3] QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
[4] QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
[5] QCVN 12-1:2011 /BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp
[6] QCVN 12-3:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại
[7] TCVN 7087 (CODEX STAN 1) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
[8] CODEX 192-1995, Rev. 2019 General Standard for food additives
[9] CODEX 193-1995, Amd. 2019 General standard for contaminants and toxins in food and feed
[10] USDA, A-A-20150A, Commercial item description chicken parts, frozen, fully cooked, breaded and unbreaded, May 23, 2003
[12] Commission Regulation (EC) No 1881/2006 of 19 December 2006 setting maximum levels for certain contaminants in foodstuffs (updated 2020)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.