TCVN 6090-3:2013
ISO 289-3:1999
CAO SU CHƯA LƯU HÓA - PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG NHỚT KẾ ĐĨA TRƯỢT - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ MOONEY DELTA ĐỐI VỚI SBR TRÙNG HỢP NHŨ TƯƠNG, KHÔNG CÓ BỘT MÀU, CHỨA DẦU
Rubber, unvulcanized - Determinations using a shearing-disc viscometer - Part 3: Determination of the Delta Mooney value for non-pigmented, oil-extended emulsion-polymerized SBR
Lời nói đầu
TCVN 6090-3:2013 hoàn toàn tương đương ISO 289-3:1999.
TCVN 6090-3:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 6090 (ISO 289), Cao su chưa lưu hóa - Phương pháp sử dụng nhớt kế đĩa trượt, bao gồm các phần sau:
- TCVN 6090-1:2010 (ISO 289-1:2005) Phần 1: Xác định độ nhớt Mooney
- TCVN 6090-2:2013 (ISO 289-2:1994) Phần 2: Xác định các đặc tính tiền lưu hóa
- TCVN 6090-3:2013 (ISO 289-3:1999) Phần 3: Xác định giá trị Mooney Delta đối với SBR trùng hợp nhũ tương, không có bột màu, chứa dầu
- TCVN 6090-4:2013 (ISO 289-4:2003) Phần 4: Xác định tốc độ hồi phục ứng suất Mooney
Lời nói đầu
Giá trị Mooney Delta đưa ra cách dự đoán ứng xử hoặc khả năng xử lý của cao su trong giai đoạn chính của hỗn luyện, ép xuất và cán tráng. Giá trị này thường liên quan đến cao su styren- butadien trùng hợp nhũ tương, không có bột màu, chứa dầu, nhưng cũng có thể được sử dụng trong việc cung cấp thông tin về ứng xử của các loại khác. Tuy nhiên, trong trường hợp cung cấp thông tin về ứng xử của các loại khác, các điều kiện của thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn này có thể không phù hợp.
CAO SU CHƯA LƯU HÓA - PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG NHỚT KẾ ĐĨA TRƯỢT - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ MOONEY DELTA ĐỐI VỚI SBR TRÙNG HỢP NHŨ TƯƠNG, KHÔNG CÓ BỘT MÀU, CHỨA DẦU
Rubber, unvulcanized - Determinations using a shearing-disc viscometer - Part 3: Determination of the Delta Mooney value for non-pigmented, oil-extended emulsion-polymerized SBR
CẢNH BÁO: Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thử nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định giá trị Mooney Delta của cao su butadien styren trùng hợp nhũ tương, không có bột màu, chứa dầu.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6090-1:2004 (ISO 289-1:1994)1), Cao su chưa lưu hóa - Phương pháp sử dụng nhớt kế đĩa trượt - Phần 1: Xác định độ nhớt Mooney.
TCVN 6086 (ISO 1795) Rubber, raw, natural and synthetic - Sampling and further preparative procedures (Cao su thô, tự nhiên và tổng hợp - Quy trình lấy mẫu và chuẩn bị mẫu).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Giá trị Mooney Delta A (Delta Mooney A values)
Giá trị A1 (A1 value)
Sự chênh lệch giữa các độ nhớt Mooney của một mẫu thử chưa qua cán được ghi lại tại thời điểm 15 min và 1 min, nghĩa là ML(1+15) - ML(1+1)
Giá trị A2 (A2 value)
Sự chênh lệch giữa các độ nhớt Mooney của một mẫu thử chưa qua cán được ghi lại tại thời điểm 7 min và 1 min, nghĩa là ML(1+7) - ML(1+1)
Giá trị A3 (A3 value)
Sự chênh lệch giữa các độ nhớt Mooney của mẫu thử đã qua cán được ghi lại tại thời điểm 15 min và 1,5 min, nghĩa là ML(1+15) - ML(1+1,5)
3.2. Giá trị Mooney Delta B (Delta Mooney B value)
Sự chênh lệch giữa độ nhớt Mooney nhỏ nhất ngay sau khi khởi động rôto và độ nhớt Mooney lớn nhất kế tiếp đối với mẫu thử chưa qua cán (xem Hình 1)
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng các giá trị bổ sung và bất kỳ sự kết hợp nào để hỗ trợ việc phân biệt những cao su dễ xử lý và cao su khó xử lý hơn.
4. Nguyên tắc
Phép thử bao gồm xác định sự chênh lệch giữa các giá trị độ nhớt Mooney tại hai thời điểm xác định (Mooney Delta A) hoặc tại hai điểm xác định trên đường cong độ nhớt Mooney so với thời gian (Mooney Delta B).
5. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng dụng cụ được quy định và hiệu chuẩn theo TCVN 6090-1 (ISO 289-1).
6. Chuẩn bị mẫu thử
Đảm bảo rằng mẫu thử chưa qua cán không có bọt khí và bề mặt mẫu thử trơn đều, do đó tránh khí bị đóng giữ lại giữa mẫu thử và rôto hoặc bề mặt khuôn. Có thể đạt được điều này bằng cách ép chặt mẫu thử trong khuôn trong 5 min tại 23oC ± 2oC, sau đó để phục hồi trong thời gian 15 min.
Chuẩn bị mẫu thử đã qua cán theo quy định trong TCVN 6086 (ISO 1795).
Chuẩn bị phần mẫu thử từ mẫu thử như theo quy định trong TCVN 6090-1 (ISO 289-1).
7. Nhiệt độ thử nghiệm
Nhiệt độ thử nghiệm phải là 100oC ± 0,5oC. Nhiệt độ này là nhiệt độ của khuôn đóng trong đó có rôto và khoang trống.
8. Cách tiến hành
Tiến hành thử nghiệm theo quy trình được quy định trong TCVN 6090-1 (ISO 289-1), sử dụng rôto lớn, thời gian tiền gia nhiệt 1 min và thời gian chạy 7 min hoặc 15 min.
Nếu độ nhớt không được ghi lại liên tục, vẽ biểu đồ giá trị độ nhớt Mooney quan sát được theo quy định trong TCVN 6090-1 (ISO 289-1).
CHÚ THÍCH: Nên sử dụng dụng cụ ghi tự động.
9. Tính và biểu thị kết quả
Xác định giá trị Mooney Delta A1 là sự chênh lệch giữa các độ nhớt Mooney được ghi lại tại thời điểm chạy 15 min và 1 min.
Xác định giá trị Mooney Delta A2 là sự chênh lệch giữa các độ nhớt Mooney được ghi lại tại thời điểm chạy 7 min và 1 min.
Xác định giá trị Mooney Delta A3 là sự chênh lệch giữa các độ nhớt Mooney được ghi lại tại thời điểm chạy 15 min và 1,5 min.
Xác định giá trị Mooney Delta B là sự chênh lệch giữa các độ nhớt Mooney lớn nhất và nhỏ nhất (xem Hình 1).
CHÚ THÍCH: Đối với Mooney Delta A, các giá trị thấp hơn (trong hầu hết các trường hợp giá trị số âm hơn) biểu thị cao su dễ xử lý hơn. Đối với Mooney Delta B, các giá trị thấp hơn cũng biểu thị xử lý dễ hơn.
10. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) tất cả các chi tiết cần thiết đối với việc nhận dạng đầy đủ cao su được thử nghiệm, bao gồm cả việc mẫu thử có được nén ép lại hay không;
b) viện dẫn tiêu chuẩn này;
c) model thiết bị đo độ nhớt được sử dụng và tên nhà sản xuất;
d) giá trị Mooney Delta A1, A2, A3 và/hoặc B;
e) chi tiết về bất kỳ thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này cũng như bất kỳ thao tác được coi là không bắt buộc;
f) ngày thử nghiệm.
Hình 1 - Biểu đồ độ nhớt Mooney
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Nguyên tắc
5. Thiết bị, dụng cụ
6. Chuẩn bị mẫu thử
7. Nhiệt độ thử nghiệm
8. Cách tiến hành
9. Tính toán và biểu thị kết quả
10. Báo cáo thử nghiệm
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.