XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN – PHƯƠNG PHÁP SINH LÝ
Determination of working capacity of the man fitted with individual protection means – Physiological method
Lời nói đầu
TCVN 5111 : 1990 do Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN – PHƯƠNG PHÁP SINH LÝ
Determination of working capacity of the man fitted with individual protection means – Physiological method
Tiêu chuẩn quy định phương pháp sinh lý xác định khả năng làm việc của người khi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong điều kiện thực nghiệm.
Tiêu chuẩn chỉ áp dụng đối với quần áo bảo hộ lao động và các phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp (trừ các loại quần áo đặc chủng như quần áo lặn, quần áo bay …) hiện có hoặc mới thiết kế được sử dụng trong các ngành kinh tế quốc dân.
Khả năng làm việc của người được xác định qua các biến đổi trạng thái chức năng của đối tượng thử nghiệm (người bị thử nghiệm) thực hiện gánh nặng thể lực định mức có mang PTBVCN và không mang PTBVCN. Các biến đổi đó là các biến đổi về chỉ tiêu sinh lý sau: kiểu hô hấp, nhịp tim, lực cơ, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, thời gian phản xạ cảm giác vận động, thị lực và thị trường.
1. Chuẩn bị tiến hành thử nghiệm
1.1. Việc chuẩn bị tiến hành thử nghiệm bao gồm: lập phương trình, chuẩn bị PTBVCN, các máy đo, chọn đối tượng thử nghiệm và phổ biến cách tiến hành cho đối tượng thử nghiệm.
1.2. Trong chương trình thử nghiệm cần nêu rõ mục đích thử nghiệm, các chỉ tiêu sinh lý được nghiên cứu và thời điểm ghi các chỉ tiêu đó, chế độ và điều kiện thử nghiệm, danh mục và loại máy đo, tài liệu định mức kỹ thuật của máy.
1.3. Chương trình thử nghiệm phải tính đến việc thử nghiệm lập lại trên cùng một đối tượng thử nghiệm để lấy kết quả trung bình.
1.4. Khi tiến hành nghiên cứu sinh lý-vệ sinh học (với mục đích đánh giá so sánh) phải sử dụng PTBVCN đã có tài liệu pháp quy kỹ thuật được phê chuẩn.
1.5. Số lượng mỗi loại PTBVCN phải theo quy định như Bảng 1, còn số đối tượng thử nghiệm không ít hơn 5 người.
1.6. Thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ, độ ẩm tương đối và tốc độ chuyển động của không khí tương đương với trị số trung bình theo từng mùa của các chỉ tiêu khí tượng nêu trên.
1.7. Việc thử nghiệm được tiến hành cho từng người, hàng ngày, mỗi ngày 1 lần hoặc không ít hơn 3 lần trong một tuần vào buổi sáng. Tiến hành thử nghiệm xen kẽ: có PTBVCN và không có PTBVCN. Đối tượng thử nghiệm là người khoẻ mạnh, các chỉ số về hình thái và thể lực ở mức trung bình của người Việt Nam, lứa tuổi 20 đến 40.
1.8. Đối tượng thử nghiệm phải ở trong phòng thí nghiệm, không mang PTBVCN, có thời gian nghỉ ngơi không ít hơn 30 min trước khi thử nghiệm.
1.9. Không kể phương tiện nghiên cứu, khi tiến hành thử nghiệm PTBVCN, đối tượng thử nghiệm mặc quần áo bình thường, kiểu phổ thông gọn gàng để không cản trở tới việc tiến hành các phép đo.
1.10. Khi tiến hành thử nghiệm không có PTBVCN, đối tượng thử nghiệm phải mặc cùng loại quần áo đã dùng khi đánh giá PTBVCN.
2. Tiến hành thử nghiệm để xác định các chỉ tiêu sinh lý của đối tượng thử nghiệm
2.1. Mỗi thử nghiệm được tiến hành trong vòng 1 h 50 min, đối tượng thử nghiệm phải thực hiện gánh nặng thể lực có định mức với chu kỳ 20 min kèm giải lao xen kẽ là 10 min (toàn bộ có 4 chu kỳ làm việc và 3 chu kỳ giải lao).
2.2. Gánh nặng thể lực có định mức được thực hiện bằng cách đạp xe đạp lực kế, đi trên thảm quay hoặc bước bục (trong tiêu chuẩn này sử dụng xe đạp lực kế).
2.3. Đại lượng gánh nặng thể lực trong thử nghiệm được xác định theo phương pháp trình bày trong Phụ lục 1.
2.4. Việc lựa chọn các chỉ tiêu trạng thái chức năng của người phải căn cứ vào đặc thù của PTBVCN theo như Bảng 1. Khi cần thiết có thể tiến hành thử nghiệm bổ sung các chỉ tiêu trạng thái chức năng nhưng phải căn cứ vào công dụng của loại PTBVCN.
2.5. Đối với PTBVCN có thời gian sử dụng hạn chế hoặc ngắn hạn thì thời gian thử nghiệm giảm xuống và quy định theo yêu cầu của tài liệu định mức kỹ thuật đối với loại PTBVCN đó.
2.6. Để đánh giá được kiểu hô hấp (kiểu thở), cần tiến hành ghi cử động lồng ngực (pneumographe). Phương pháp thông dụng là dùng đầu đo (bằng một hộp riêng) gắn vào lồng ngực nối thông qua ống cao su tới một trống ghi marey.
2.6.1. Việc ghi cử động lồng ngực được tiến hành vào phút 16 và phút 17 của mỗi chu kỳ gánh nặng thể lực.
2.7. Nhịp tim được đo bằng cách ghi điện tâm đồ hoặc dùng máy đo nhịp mạch. Cũng có thể dùng phương pháp thông thường theo hướng dẫn trong các tài liệu về sinh lý lao động.
2.1.7. Việc đo nhịp tim tiến hành trong 30 s ở trạng thái tĩnh trước khi bắt đầu thử nghiệm, và sau đó là vào phút thứ 15 của mỗi chu kỳ gánh nặng thể lực.
2.8. Lực cơ được xác định bằng máy đo lực cơ với độ chính xác cần thiết.
2.8.1. Khi xác định lực bóp tay, đối tượng thử nghiệm ở tư thế ngồi, khuỷu tay gấp một góc vuông. Việc xác định được tiến hành tuần tự tay phải, tay trái bằng cách bóp hết sức lực kế và lặp lại 2 lần đối với mỗi tay.
2.8.2. Việc đo đạc được tiến hành trong điều kiện tĩnh trước khi bắt đầu thử nghiệm và sau đó là vào phút thứ 2 của mỗi chu kỳ giải lao.
2.8.3. Kết quả được tính là trị số tối đa của mỗi lần đo đối với mỗi tay.
Bảng 1 – Danh mục các chỉ tiêu sinh lý được đánh giá để xác định khả năng làm việc của người khi sử dụng một số phương tiện bảo vệ cá nhân
Loại PTBVCN |
Các chỉ tiêu sinh lý được nghiên cứu |
Số lượng PTBVCN được thử |
1. Quần áo bảo hộ lao động |
Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, lực cơ, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, thời gian phản xạ cảm giác vận động. |
05 |
2. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp |
Kiểu hô hấp, nhịp tim, lực cơ, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, thời gian phản xạ cảm giác vận động, thị lực và thị trường |
05 |
2.9. Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin được xác định bằng cách thực hiện phép thử với vòng landolt.
2.9.1. Để xác định chất lượng thực hiện phép thử dùng băng thử với vòng landolt và đồng hồ bấm giây.
2.9.2. Khi thực hiện phép thử, đối tượng thử nghiệm ở tư thế ngồi, xoá hoặc đánh dấu vị trí của các vòng cho trước với thời gian ngắn nhất. Thời gian bắt đầu và kết thúc phép thử được xác định bằng đồng hồ bấm giây.
2.9.3. Viêc đo đạc được tiến hành trước khi thử nghiệm, và sau đó là vào phút thứ 4 của mỗi chu kỳ giải lao. Kết quả đo đạc ghi vào bảng mẫu quy định trong bản Phụ lục 2.
2.9.4. Một trong số các chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng thực hiện phép thử được tính theo công thức:
– Chỉ tiêu chú ý A (tính bằng %)
trong đó:
V – Số dấu hiệu được xem xét trong 1 s.
m – Số sai sót (mắc lỗi).
2.10. Thời gian phản xạ cảm giác-vận động (thị-vận động) được xác định bằng cách đo khoảng thời gian từ lúc bật tín hiệu ánh sáng đến lúc nhận được sự trả lời của đối tượng qua máy ghi thời gian.
2.10.1. Việc đo thời gian phản xạ giản đơn được tiến hành bằng máy đo thời gian phản xạ (chrono- reflexometre).
2.10.2. Đối tượng thử nghiệm ở tư thế ngồi, phản ứng thật nhanh đối với một loạt 12 tín hiệu ánh sáng nối tiếp nhau qua khoảng thời gian như nhau.
2.10.3. Các tín hiệu ánh sáng phải được truyền cho đối tượng thử nghiệm cách nhau 3 s nếu dùng máy phát tín hiệu tự động cách nhau từ 5 s đến 10 s trong trường hợp phát tín hiệu bằng phương pháp thủ công.
2.10.4. Việc đo thời gian phản xạ giản đơn của đối tượng thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện tĩnh trước khi bắt đầu thử nghiệm, sau đó là vào phút thứ 6 của mỗi chu kỳ giải lao.
2.10.5. Lấy thời gian trung bình của 10 phản xạ trả lời tính ra miligiây (câu trả lời đầu tiên và cuối cùng không tính), làm kết quả đo thời gian phản xạ cảm giác vận động.
2.11. Nhiệt độ cơ thể bao gồm nhiệt độ trung tâm (đại diện là nhiệt độ trực tràng hoặc nhiệt độ màng nhĩ hoặc nhiệt độ dưới lưỡi), và nhiệt độ ngoại vi (đại diện là nhiệt độ trung bình da).
2.11.1. Nhiệt độ trung tâm cơ thể đo bằng nhiệt kế y học: đối tượng ngậm nhiệt kế dưới lưỡi trong 5 min.
Việc xác định được tiến hành trước thử nghiệm, và sau đó là ở phút thứ 18 của mỗi chu kỳ làm việc (đối tượng đã được ngậm nhiệt kế từ phút thứ 14).
2.11.2. Đo nhiệt độ da bằng nhiệt kế đo nhiệt độ da với độ chính xác cần thiết.
Việc đo được tiến hành trước lúc thử nghiệm, sau đó là vào phút thứ 19 của chu kỳ làm việc.
2.11.3. Khi xử lý kết quả, áp dụng công thức tính nhiệt độ da trung bình:
tda = 0,40 t0da ngực + 0,04 t0da cẳng chân + 0,20 t0da cẳng tay
2.12. Thị lực của đối tượng thử nghiệm được xác định bằng cách đọc các dấu hiệu vòng tròn “hở” landolt.
2.12.1. Trên các bảng đo thị lực, phải đảm bảo độ chiếu sáng 700 lux. Phía có đèn chiếu sáng hướng vào đối tượng thử nghiệm phải che bằng màn đục cản sáng.
2.12.2. Bảng thị lực được treo ở mức tầm mắt của đối tượng thử nghiệm (dòng thứ 3 từ phía dưới lên ngang tầm mắt).
2.12.3. Thị lực từng mắt được đo riêng biệt, thường bắt đầu từ mắt phải.
2.12.4. Đối tượng thử nghiệm mặt hướng về phía bảng, lưng quay ra cửa sổ (loại trừ ánh sáng chiếu từ hai bên bằng rèm che), cách bảng 5 m.
2.12.5. Mắt thứ hai (trong lúc đo thị lực của mắt kia) được che bằng tấm nhựa cao phân tử đục mờ, có kích thước (10 cm x 15 cm) sao cho mép trong của tấm này chạy qua đường sống mũi và không được áp sát nhãn cầu.
2.12.6. Thử nghiệm viên dùng que chỉ, bắt đầu từ dòng thứ 10 (tương ứng với thị lực 1,0). Nếu đọc không đúng các dấu hiệu của dòng số 10 thì chuyển sang dòng tương ứng với thị lực 0,9; 0,8 … Cứ như vậy tiến hành cho tới khi nào đối tượng thử nghiệm đọc đúng liên tục ít nhất 3 dấu hiệu của một dòng nào đó.
2.12.7. Với thị lực vượt quá 1,0 cần chỉ tiếp dòng 11-12.
2.12.8. Việc xác định thị lực được tiến hành trong điều kiện tĩnh trước khi bắt đầu thử nghiệm và vào phút thứ 8 của chu kỳ giải lao.
2.13. Khi sử dụng một số loại phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp, trong những trường hợp cần thiết, nên kiểm tra thị trường với sự tham gia của bác sỹ chuyên khoa mắt.
3. Xử lý và hoàn chỉnh kết quả thử nghiệm
3.1. Kết quả thu được trong thử nghiệm của mỗi chỉ tiêu riêng biệt, trong trường hợp đó và không có PTBVCN đều phải xử lý thống kê. Kết quả thử nghiệm này là giá trị trung bình cộng của các lần thử với xác suất tin cậy là 0,95.
3.2. Việc tính toán các giá trị trung bình của từng chỉ số được tiến hành cho tất cả các kết quả đo thu được trên một đối tượng thử nghiệm đối với mỗi mẫu PTBVCN, và cho tất cả các kết quả theo chỉ tiêu thu được ở toàn bộ đối tượng thử nghiệm.
3.3. Theo kết quả thử nghiệm, tiến hành so sánh các chỉ tiêu sinh lý của đối tượng khi có sử dụng và không sử dụng PTBVCN.
3.4. Việc đánh giá sự biến đổi trạng thái chức năng của đối tượng thử nghiệm được xem như tỷ lệ giữa chỉ tiêu “có PTBVCN” so với chỉ tiêu “không có PTBVCN” tính ra phần trăm.
3.5. Việc đánh giá tổng hợp sự ảnh hưởng của PTBVCN được thử nghiệm tới khả năng làm việc của người được tiến hành dựa trên toàn bộ các chỉ tiêu bằng phương pháp giám định.
3.6. Biên bản ghi kết quả thử nghiệm được lập theo mẫu ở Phụ lục 3.
Phương pháp xác định đại lượng gánh nặng thể lực định mức
1. Đại lượng gánh nặng thể lực định mức của chỉ tiêu khả năng làm việc thể lực PWC170 (Physical Working Capacity) được xác định dựa trên cơ sở ghi nhịp tim của đối tượng ở hai mức gánh nặng với việc tính toán công suất tương ứng với nhịp tim 170 lần/phút, theo công thức karpman:
trong đó:
N1 và N2 – Mức gánh nặng, Jun/phút.
F1 và F2 – Nhịp tim tương ứng, lần/phút.
2. Ở phút thứ 5 của mỗi chu kỳ gánh nặng tiến hành ghi nhịp tim (trong một phút) bằng máy đếm mạch hoặc ghi điện tâm đồ. Gánh nặng thể lực chọn sao cho nhịp tim trong gánh nặng thứ nhất nằm trong khoảng 90 đến 110, còn ở gánh nặng thứ hai nằm trong khoảng 130 đến 170, hiệu số nhịp tim ở hai mức gánh nặng không nhỏ hơn 30 lần/phút đến 40 lần/phút.
3. Gánh nặng đối với test PWC170 tuỳ theo mức độ luyện tập của đối tượng phải là: đạp xe lực kế 40 W đến 60 W và 80 W đến 120 W . Nếu như nhịp tim không tương ứng với điều nêu trên thì đại lượng gánh nặng phải thay đổi và test làm lại vào ngày hôm sau.
4. Test được lập lại hai lần đối với mỗi đối tượng thử nghiệm trong hai ngày liền và lấy trị số trung bình làm kết quả.
Bảng các chỉ tiêu trong nghiên cứu khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin
1- Họ và tên
2- Tuổi
3- Ngày thử nghiệm
4- Loại PTBVCN được nghiên cứu
5- Đặc điểm công việc (dạng của gánh nặng thể lực).
Các chỉ tiêu |
Không có PTBVCN |
Có PTBVCN |
Sự biến đổi |
1. Thời gian thực hiện phép thử, giây 2. Tổng số các dấu hiệu được xem xét. 3. Số lượng các dấu hiệu gạch đúng. 4. Số lỗi 5. Chỉ tiêu chú ý (A) |
|
|
|
Chữ ký của thử nghiệm viên
Biên bản các kết quả nghiên cứu khả năng làm việc của đối tượng thử nghiệm
1- Họ và tên
2- Tuổi
3- Ngày thử nghiệm
4- Loại PTBVCN được nghiên cứu
5- Đặc điểm công việc (dạng của gánh nặng thể lực).
Các chỉ tiêu |
Không có PTBVCN |
Có PTBVCN |
Sự biến đổi, % |
1. Kiểu hô hấp 2. Nhịp tim, lần/phút 3. Lực cơ, kg 4. Chỉ tiêu chú ý (A) 5. Thời gian phản xạ cảm giác vận động, miligiây. 6. Nhiệt độ trung tâm 0C 7. Nhiệt độ da trung bình 0C 8. Thị lực, đơn vị 9. Thị trường (nếu có kiểm tra) |
Nêu đặc điểm |
Nêu đặc điểm |
Nêu đặc điểm |
Những kết luận qua phân tích các chỉ tiêu
Kiến nghị
Chữ ký của các thành viên trong Hội đồng giám định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.