HẠ TẦNG THÔNG MINH CHO CỘNG ĐỒNG - XEM XÉT HOẠT ĐỘNG HIỆN TẠI LIÊN QUAN ĐẾN CHUẨN ĐO
Smart community infrastructures - Review of existing activities relevant to metrics
Lời nói đầu
TCVN 37150:2018 tương đương có sửa đổi với ISO/TR 37151:2014.
TCVN 37150:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 268 Cộng đồng và đô thị bền vững biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Hạ tầng cho cộng đồng, bao gồm năng lượng, nước, giao thông, chất thải, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng và có tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là phương tiện để đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế và tăng trưởng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Sự thiếu thốn và không đầy đủ của hạ tầng cho cộng đồng có thể gây trở ngại cho việc thay đổi sự phân bố thu nhập tương đối thông qua quá trình tăng trưởng nhằm hỗ trợ người nghèo (tăng trưởng vì người nghèo). Hơn nữa, nhu cầu về hạ tầng cho cộng đồng, cũng như các sản phẩm có thể mở rộng và tích hợp được với nhau, sẽ tiếp tục mở rộng đáng kể trong những thập kỷ tới do các yếu tố chính thay đổi, ví dụ: sự gia tăng dân số và đô thị hóa.
Từ lâu chúng ta đã xác định rằng hoạt động của con người vượt quá khả năng của trái đất. Hạ tầng cho cộng đồng phát triển phù hợp với tăng trưởng dân số toàn cầu hạn chế các hậu quả không mong muốn đối với tính bền vững. Sự tăng trưởng dân số nhanh có thể gây tác động tiêu cực đối với tính bền vững. Kết quả là nhu cầu hạ tầng cho cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững để cân bằng các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng một cách hiệu lực và hiệu quả hơn. Điều này cho thấy nhu cầu cấp bách phải phát triển và triển khai các giải pháp công nghệ hiệu lực và hiệu quả hơn về tác động môi trường, hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống. Những giải pháp như vậy thường được gọi là "thông minh". Một số kế hoạch và dự án xây dựng "các đô thị thông minh" hiện đang được tiến hành. Ngoài ra, có sự gia tăng thương mại quốc tế cho các sản phẩm và dịch vụ về hạ tầng cho cộng đồng.
Trong quy hoạch và mua sắm hạ tầng cho cộng đồng nhằm hướng đến sự phát triển bền vững, một loạt các khái niệm về đánh giá và các chỉ số có sẵn hoặc đang được xem xét. Một số phương pháp đánh giá này chưa được công bố chính thức. Mặc dù các phương pháp này rất hữu ích nhưng tính phức tạp, đưa ra nhiều chỉ số và sự thiếu minh bạch làm cho các nhà mua sắm công và tư nhân gặp khó khăn (ví dụ: chính phủ, nhà quy hoạch đô thị, nhà đầu tư và vận hành hạ tầng cho cộng đồng) khi phải đánh giá nhiều vấn đề hoặc thực hiện nhiều kế hoạch có tính nhất quán và công bằng, do đó khó có thể đưa ra được ngay quyết định. Các quan niệm và số liệu khác nhau cũng tạo ra sự không chắc chắn trong đó các nhà cung cấp hạ tầng gặp khó khăn trong việc phát triển công nghệ mới khi chưa có một tiêu chuẩn phù hợp.
Mục đích của việc chuẩn hóa trong lĩnh vực hạ tầng thông minh cho cộng đồng là thúc đẩy thương mại quốc tế các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng và phổ biến thông tin về các công nghệ hàng đầu để cải thiện tính bền vững trong cộng đồng bằng cách xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm được hài hòa để đánh giá các hoạt động kỹ thuật của cộng đồng. Người sử dụng và các lợi ích liên quan của các chỉ số này được minh họa trong Hình 1.
Trong tiêu chuẩn này, khái niệm tính thông minh xét về khía cạnh hiệu quả hoạt động có liên quan đến các giải pháp có thể triển khai được về mặt công nghệ, phải phù hợp với sự phát triển bền vững và khả năng phục hồi của cộng đồng.
Tiêu chuẩn này đánh giá các hoạt động hiện tại liên quan đến số liệu về hạ tầng cho cộng đồng "thông minh" và cung cấp các chỉ dẫn cho việc chuẩn hóa hơn nữa. Tiêu chuẩn này đề cập các số liệu làm cơ sở giúp người mua đánh giá các hoạt động kỹ thuật của các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng trước khi quyết định mua và thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực này có thể hỗ trợ việc vận hành hạ tầng cho cộng đồng hiện có. Người sử dụng hạ tầng và các lợi ích liên quan đến các chuẩn đo này được mô tả trong Hình 1.
Tiêu chuẩn này sẽ hữu ích cho các cá nhân, tổ chức sau đây:
- chính quyền trung ương và địa phương;
- các tổ chức khu vực;
- các nhà quy hoạch cộng đồng;
- nhà phát triển;
- các nhà khai thác hạ tầng cho cộng đồng (ví dụ trong lĩnh vực năng lượng, nước, chất thải, giao thông, ICT);
- nhà cung cấp hạ tầng cho cộng đồng (ví dụ: nhà thầu, công ty kỹ thuật, nhà tích hợp hệ thống hoặc nhà sản xuất linh kiện);
- các hội, hiệp hội nghề nghiệp, chuyên ngành (ví dụ: Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng).
Tiêu chuẩn này sử dụng mô hình chức năng của cộng đồng trong Bảng 1 và đánh giá các hoạt động liên quan đến số liệu về hạ tầng cho cộng đồng.
Bảng 1 - Các lớp cộng đồng
Minh họa trong Bảng 1:
- Các chức năng của hạ tầng cho cộng đồng là mang tính nền tảng để hỗ trợ cho hai lớp khác.
- Các sản phẩm và dịch vụ của hạ tầng cho cộng đồng định hướng vào công nghệ và giao thương quốc tế hơn so với những sản phẩm và dịch vụ của các lớp khác và do đó thích hợp với hoạt động tiêu chuẩn hóa.
CHÚ THÍCH 1 Việc tổng hợp các hoạt động hiện tại chỉ mang tính chỉ dẫn.
Tiêu chuẩn này được sử dụng theo những cách sau:
- như một tài liệu tham khảo;
- để phân tích các điểm chung và khoảng trống trong các hoạt động hiện tại liên quan đến các chỉ số về hạ tầng thông minh cho cộng đồng;
- rà soát lại giá trị của việc triển khai hạ tầng thông minh cho cộng đồng;
- làm cơ sở để chuẩn hóa trong tương lai;
- giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về mô hình hạ tầng thông minh cho cộng đồng hiện đại trên thế giới.
CHÚ THÍCH 2 Các hệ thống môi trường, xã hội và kinh tế con của hệ thống toàn cầu tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Các hệ thống này thường được đề cập đến với các cụm từ như ba chiều hoặc trụ cột về tính bền vững.
[NGUỒN: ISO Guide 82, 3.1].
CHÚ THÍCH 3 OECD tuyên bố rằng tốc độ và mô hình tăng trưởng kinh tế giúp phụ nữ và nam giới tham gia, đóng góp và hưởng lợi từ nó là sự tăng trưởng theo hướng giảm nghèo.
Hình 1 - Người sử dụng các chuẩn đo và những lợi ích gắn kết
HẠ TẦNG THÔNG MINH CHO CỘNG ĐỒNG - XEM XÉT HOẠT ĐỘNG HIỆN TẠI LIÊN QUAN ĐẾN CHUẨN ĐO
Smart community infrastructures - Review of existing activities relevant to metrics
Tiêu chuẩn này đưa ra cách thức xem xét các hoạt động hiện tại liên quan đến các chuẩn đo đối với cho hạ tầng thông minh cho cộng đồng.
Trong tiêu chuẩn này, khái niệm tính thông minh được đề cập dưới góc độ của kết quả hoạt động liên quan đến các giải pháp ứng dụng công nghệ, phù hợp với sự phát triển bền vững và khả năng phục hồi của cộng đồng.
Tiêu chuẩn này đề cập đến các hạ tầng cho cộng đồng, như: năng lượng, nước, giao thông, chất thải và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Tiêu chuẩn này tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của các hoạt động hiện tại đã được công bố, triển khai hoặc thảo luận. Các khía cạnh kinh tế, chính trị hoặc xã hội không được phân tích trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH Tiêu chuẩn này không đưa ra khuyến nghị về các thực hành tốt nhất. Mặc dù các mục tiêu về tính bền vững đã được xem xét, nội dung chính của tiêu chuẩn này là cung cấp các phương pháp luận hiện tại đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng.
Không có tài liệu viện dẫn.
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.
3.1
Người mua (buyer)
Người muốn sở hữu hàng hóa, dịch vụ và/hoặc quyền bằng việc đưa ra một giá trị tương đương chấp nhận được, thường là tiền, cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ và/hoặc quyền đó.
[Nguồn: ISO/IEC 15944-1:2002, 3.8]
3.2
Tác động môi trường (environment impact)
Bất kỳ thay đổi nào của môi trường, dù có lợi hoặc bất lợi, do một phần hay toàn bộ các khía cạnh môi trường của một tổ chức gây ra.
[Nguồn: TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015), 3.2.4]
3.3
Tính tương tác (interoperability)
Khả năng của các hệ thống để cung cấp dịch vụ cho những hệ thống khác và để chấp nhận dịch vụ từ những hệ thống đó, đồng thời sử dụng dịch vụ đã được trao đổi để tạo điều kiện cho chúng hoạt động cùng nhau một cách hiệu quả.
[Nguồn: ISO 21007-1:2005, 2.30]
3.4
Vòng đời sản phẩm (life cycle)
Các giai đoạn liên tiếp và liên quan với nhau của một hệ thống sản phẩm, từ thu thập hoặc tạo ra các nguyên liệu thô từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến thải bỏ cuối cùng.
[Nguồn: TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006), 3.1]
3.5
Chuẩn đo (metric)
Phương pháp và thang đo của phép đo được xác định.
[Nguồn: ISO/IEC 14598-1:1999, 4.20 đã được sửa đổi - Chú thích 1 và chú thích 2 đã bị loại bỏ].
3.6
Tăng trưởng vì người nghèo (pro-poor growth)
Kích thích tăng trưởng kinh tế vì lợi ích của người nghèo (chủ yếu theo nghĩa kinh tế là sự đói nghèo)
[Nguồn: OECD, 2008 ]
CHÚ THÍCH 1 Tăng trưởng vì người nghèo có thể được xác định là tuyệt đối khi mà các lợi ích do tăng trưởng nói chung của nền kinh tế hoặc tương đối khi đề cập đến những nỗ lực định hướng để gia tăng sự tăng trưởng riêng cho người nghèo.
VÍ DỤ Tốc độ và mô hình mẫu về tăng trưởng kinh tế giúp cho nam giới và nữ giới nghèo tham dự, góp phần và hưởng lợi ích từ đó.
3.7
Nhà cung cấp (provider)
Cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào hoặc gắn kết với việc cung ứng sản phẩm và/hoặc dịch vụ.
[Nguồn: ISO/TR 12773-1:2009, 2.40 đã được sửa đổi]
3.8
Sự nắm bắt tức thời (snapshot)
Sự nắm bắt về trạng thái của một nguồn dữ liệu tại một thời điểm nhất định theo thời gian.
[Nguồn: ISO 12620:2009, 3.6.2]
3.9
Phát triển bền vững (sustainable development)
Sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại về môi trường, xã hội và kinh tế nhưng không làm tổn hại tới sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.
[Nguồn: TCVN 37101:2017, 3.36, Chú thích 1 và Chú thích 2 đã bị loại bỏ]
4.1 Tổng quan về việc xây dựng tiêu chuẩn này
Để đề xuất việc định hướng cho hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực hạ tầng thông minh cho cộng đồng trong tương lai, tiêu chuẩn này thu thập và phân tích các hoạt động hiện tại liên quan tới các chuẩn đo. Tiêu chuẩn này còn mô tả các tính năng mong muốn của các chuẩn đo đối với hạ tầng cho cộng đồng phù hợp với việc cải thiện tính bền vững của cộng đồng (4.2.2). Ngoài ra, tiêu chuẩn này xác định các cách biệt giữa các tính năng mong muốn này và các hoạt động đã được xem xét và đề xuất các định hướng cho hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực hạ tầng thông minh cho cộng đồng trong tương lai.
Hình 2 - Cách tiếp cận đối với việc xây dựng tiêu chuẩn này
a) Mục tiêu của tiêu chuẩn này là cung cấp danh mục các thông tin, tài liệu liên quan và đưa ra những định hướng cho việc xây dựng các tiêu chuẩn về hạ tầng cho cộng đồng trong tương lai (xem 4.2).
b) Với việc xem xét các hoạt động hiện tại liên quan đến các chuẩn đo, tiêu chuẩn này mô tả các tính năng mong muốn của các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng cần thiết để đóng góp cho tính bền vững (xem 6.1)
c) Tiêu chuẩn này thu thập và xem xét hai loại hình hoạt động sau đây liên quan đến các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng (xem 5.1):
1) các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn khác có liên quan, khái niệm và các khung lý thuyết;
2) các dự án.
d) Tiêu chuẩn này xác định các cách biệt giữa những hoạt động liên quan hiện tại và các tính năng mong muốn bằng cách đối chiếu c) với b) nêu trên. Khi tính đến các cách biệt đã xác định, tiêu chuẩn này đề xuất các định hướng cho hoạt động tiêu chuẩn hóa cho các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng trong tương lai (xem 6.2)
e) Tiêu chuẩn này thảo luận phạm vi của hoạt động tiêu chuẩn hóa trong tương lai liên quan đến các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng.
4.2 Mục tiêu
4.2.1 Khái quát chung
Sự phù hợp với khái niệm về phát triển bền vững và thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo làm cho tốc độ và mô hình tăng trưởng nâng cao khả năng của nam giới và nữ giới nghèo tham gia, đóng góp và hưởng lợi từ tăng trưởng. Đây là vấn đề rất quan trọng nhằm thực hiện lộ trình thoát nghèo bền vững và đáp ứng các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG). Toàn bộ gần 200 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc và ít nhất 23 tổ chức quốc tế đã đồng thuận đạt được các mục tiêu này. Mặc dù đã có nhiều quốc gia thể hiện sự tiến bộ trong việc đạt được các mục tiêu MDG nhưng vẫn cần tăng cường các nỗ lực cần thiết để thực hiện được điều này
Như Hướng dẫn của OECD-DAC về giảm đói nghèo đã nêu, đói nghèo có nhiều nguyên nhân và phạm vi có liên quan với nhau: kinh tế, con người, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh [7]. Hơn nữa, tiêu chuẩn này còn thừa nhận rằng hạ tầng cho cộng đồng không phù hợp, không thích hợp là một trong những trở ngại chủ yếu đối với việc đạt được tăng trưởng vì người nghèo [7]. Với việc gia tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất và chi phí trung gian, các hạ tầng cho cộng đồng như: năng lượng, nước, giao thông, ICT... tăng cường cho các hoạt động kinh tế, đóng góp vào sự tăng trưởng và giúp giảm đói nghèo.
Các hạ tầng cho cộng đồng là một vấn đề ưu tiên trong chương trình quốc gia về phát triển. Đầu tư vào hạ tầng cho cộng đồng là một nhân tố tạo khả năng quan trọng của các cộng đồng và quốc gia trong việc đạt được các MDG với 8 mục tiêu phát triển của thế giới:
1) xóa đói nghèo;
2) đạt được phổ cập giáo dục tiểu học;
3) thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ;
4) giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em;
5) cải thiện sức khỏe bà mẹ;
6) phòng chống HIV, sốt rét và các bệnh khác;
7) đảm bảo sự bền vững của môi trường;
8) phát triển hợp tác toàn cầu để phát triển.
Bảng 2 phác thảo các liên kết giữa các hạ tầng cho cộng đồng với 7 trong số 8 mục tiêu MDG được nêu trên.
Thực tế cho thấy hoạt động của con người đang vượt quá khả năng của Trái Đất. Các hạ tầng cho cộng đồng đang có sự phát triển đáng kể và đang vận hành tương ứng với sự tăng dân số toàn cầu. Điều này có thể có dẫn đến các hệ quả không mong muốn. Ví dụ: sự bất cập giữa nhu cầu cấp bách phải tiếp tục phát triển các hạ tầng cho cộng đồng (ví dụ: sự tăng trưởng) và tính bền vững. Do đó tính bền vững của các hạ tầng cho cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời đáp ứng một cách có hiệu lực và hiệu quả hơn các nhu cầu của cộng đồng.
Tiêu chuẩn này cho thấy nhu cầu cấp thiết về phát triển và chia sẻ các giải pháp hiệu quả và hiệu lực hơn nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các giải pháp như vậy có thể được xem là "thông minh và bền vững". Do vậy việc hoạch định và triển khai các kế hoạch và dự án xây dựng "các đô thị thông minh” đang là một xu thế tất yếu tại các quốc gia.
4.2.2 Mục tiêu của tiêu chuẩn này
Các mục tiêu của tiêu chuẩn này là:
- tạo ra danh mục thông tin, tài liệu liên quan và định hướng cho việc xây dựng các tiêu chuẩn về hạ tầng cho cộng đồng trong tương lai;
- định hướng cho hoạt động tiêu chuẩn hóa trong tương lai nhằm cải thiện tính bền vững của cộng đồng bằng cách tạo ra ngôn ngữ và cách tiếp cận chung về hạ tầng thông minh cho cộng đồng.
CHÚ THÍCH Tiêu chuẩn này đảm bảo sự nhất quán giữa các tiêu chuẩn hiện hành và các tiêu chuẩn về hạ tầng cho cộng đồng đang trong quá trình xây dựng.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.