TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 14147:2024
VẬT LIỆU NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP - LẤY MẪU
Planting material of agricultural crop varieties - Sampling
Lời nói đầu
TCVN 14147: 2024 do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VẬT LIỆU NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP - LẤY MẪU
Planting material of agricultural crop varieties - Sampling
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng bao gồm hạt giống, củ giống khoai tây, quả giống, cây giống, hom giống, mắt ghép, cành ghép.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):
TCVN 8548, Hạt giống cây trồng - Phương pháp kiểm nghiệm;
TCVN 8549, Củ giống khoai tây - Phương pháp kiểm nghiệm.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Lô vật liệu nhân giống cây trồng (Planting material lot)
Lượng vật liệu nhân giống xác định của một quần thể thực vật đồng nhất về mặt di truyền (giống/dòng), có cùng quy trình sản xuất, chế biến và bảo quản trong cùng một điều kiện sinh thái, cùng phẩm cấp về chất lượng và không vượt quá khối lượng quy định.
3.2
Lô lấy mẫu quy ước (Basis sampling lot)
Một lượng (khối lượng hoặc số lượng cá thể) xác định của lô vật liệu nhân giống được quy ước để xác định số mẫu điểm tối thiểu cần lấy.
3.3
Mẫu điểm/mẫu ban đầu (Primary sample)
Lượng vật liệu nhân giống được thu từ một điểm lấy mẫu hoặc một phần của lô vật liệu nhân giống được lấy ra từ một điểm xác định trong lô vật liệu nhân giống với khối lượng hoặc số lượng cá thể phù hợp đối với từng đối tượng cây trồng hoặc mục đích sử dụng.
3.4
Mẫu hỗn hợp (Composite sample)
Lượng vật liệu nhân giống thu từ tất cả các điềm lấy mẫu hoặc được tạo thành bằng cách gộp và trộn từ các mẫu điểm được lấy từ lô vật liệu nhân giống trong một khoảng thời gian xác định.
3.5
Mẫu trung bình (Subsample)
Lượng vật liệu nhân giống được lấy từ mẫu hỗn hợp. Mẫu có thể là toàn bộ hoặc một phần của mẫu hỗn hợp.
3.6
Mẫu gửi (Submitted sample)
Lượng vật liệu nhân giống được gửi đến phòng kiểm nghiệm để phân tích. Mẫu phải có đủ khối lượng hoặc số lượng cá thể tối thiểu theo quy định của phép thử hoặc yêu cầu của phòng kiểm nghiệm.
4 Phương pháp lấy mẫu và lập mẫu
4.1 Lấy mẫu hạt giống
Theo TCVN 8548.
4.2 Lấy mẫu củ giống khoai tây
Theo TCVN 8549.
4.3 Lấy mẫu quả giống, cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép
4.3.1 Nguyên tắc
Mẫu phải được lấy ngẫu nhiên, xác suất có mặt của các thành phần trong mẫu là đại diện cho lỗ mắt ghép, cành ghép, quả giống, hom giống, cây giống. Sau khi lấy và lập mẫu, mẫu phải có số lượng hoặc khối lượng phù hợp với mục đích sử dụng.
4.3.2 Yêu cầu đối với thiết bị, dụng cụ lấy mẫu
Thiết bị, dụng cụ được dùng để lấy mẫu phải được làm sạch trước khi dùng để tránh nhiễm bẩn và không làm hỏng mẫu; hoặc có tính năng lựa chọn mẫu theo kích thước, hình dạng, tỷ trọng, vỏ hoặc các đặc điểm khác của đối tượng cần lấy mẫu.
4.3.3 Yêu cầu đối với lô quả giống, cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép
a) Xác định lô lấy mẫu:
Lô lấy mẫu được quy ước như sau:
+ Lô quả giống: tối đa 500 tấn;
+ Lô cây giống: tối đa 10.000 cá thể;
+ Lô hom giống, cành ghép, mắt ghép: tối đa 20.000 cá thể.
Trường hợp lô vật liệu nhân giống có khối lượng hoặc số lượng cá thể lớn hơn khối lượng hoặc số lượng cá thể tối đa của lô lấy mẫu quy ước nêu trên: phải chia lô vật liệu nhân giống thành các lô nhỏ có khối lượng hoặc số lượng cá thể tương đương hoặc nhỏ hơn lô lấy mẫu quy ước, để xác định số lượng mẫu điểm tương ứng cần lấy.
b) Bao gói: Các mẫu thu thập phải đóng gói riêng, đảm bảo không làm mẫu hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng mẫu.
c) Ghi nhãn: Nội dung ghi nhãn bao gồm: Người lấy mẫu, ngày lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu, tên giống, mã hiệu của lô vật liệu nhân giống, số lượng và khối lượng lô vật liệu nhân giống.
d) Gắn nhãn và niêm phong vật chứa vật liệu nhân giống: Lô vật liệu nhân giống (trừ lô vật liệu nhận giống trong ruộng giống/vườn ươm giống) phải được gắn nhãn và được niêm phong bởi người lấy mẫu hoặc dưới sự giám sát của người lấy mẫu.
+ Nếu lô vật liệu nhân giống (trừ lô vật liệu nhân giống trong ruộng giống/vườn ươm giống) đã được gắn nhãn, niêm phong trước khi lấy mẫu thì người lấy mẫu phải kiểm tra việc gắn nhãn, niêm phong ở từng vật chứa.
+ Nếu lô vật liệu nhân giống (trừ lô vật liệu nhân giống trong ruộng giống/vườn ươm giống) chưa được gắn nhãn, niêm phong thì người lấy mẫu phải kiểm soát việc gắn nhãn, niêm phong cho từng vật chứa trước khi rời khỏi lô vật liệu nhân giống.
Người lấy mẫu phải chịu trách nhiệm đối với việc lấy mẫu và phải bảo đảm các mẫu điểm, mẫu hỗn hợp hoặc mẫu gửi. Các mẫu này không được giao cho những người không được ủy quyền lấy mẫu trừ khi các mẫu đã được niêm phong cẩn thận và không thể làm hỏng dấu niêm phong.
4.3.4 Số lượng và khối lượng mẫu điểm
4.3.4.1 Số lượng mẫu điểm
a) Lô quả giống: Số lượng mẫu điểm cần lấy đối với lô quả giống được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 - Số lượng mẫu điểm tối thiểu cần lấy đối với lô quả giống
Khối lượng lô (tấn) |
Số mẫu điểm |
Nhỏ hơn 1 |
5 |
Từ 1 đến 5 |
9 |
Lớn hơn 5 đến 10 |
14 |
Lớn hơn 10 đến 15 |
16 |
Lớn hơn 15 đến 20 |
18 |
Lớn hơn 20 đến 25 |
21 |
Lớn hơn 25 đến 30 |
23 |
Lớn hơn 30 đến 35 |
26 |
Lớn hơn 35 đến 40 |
29 |
Lớn hơn 40 đến 45 |
35 |
Lớn hơn 45 đến 50 |
37 |
Lớn hơn 50 đến 60 |
39 |
Lớn hơn 60 đến 70 |
41 |
Lớn hơn 70 đến 80 |
43 |
Lớn hơn 80 đến 90 |
44 |
Lớn hơn 90 đến 100 |
45 |
Lớn hơn 100 đến 120 |
47 |
Lớn hơn 120 đến 140 |
49 |
Lớn hơn 140 đến 160 |
50 |
Lớn hơn 160 đến 200 |
51 |
Lớn hơn 200 đến 230 |
52 |
Lớn hơn 230 đến 290 |
53 |
Lớn hơn 290 đến 350 |
54 |
Lớn hơn 350 đến 450 |
55 |
Lớn hơn 450 đến 500 |
56 |
Ghi chú: Đối với lô quả giống có khối lượng lớn hơn 500 tấn, lô quả giống này sẽ chia thành nhiều lô nhỏ, khối lượng lớn nhất của mỗi lô nhỏ là 500 tấn. Số mẫu điểm cần lấy bằng tổng số mẫu điểm lấy trong từng lô nhỏ. Ví dụ: Lô quả giống có khối lượng 650 tấn thể sẽ được chia thành 02 lô lấy mẫu quy ước (01 lô có khối lượng 500 tấn và 01 lô có khối lượng 150 tấn). Đối chiếu với Bảng 1: 01 lô có khối lượng 500 tấn sẽ lấy 56 mẫu; 01 lô có khối lượng 150 tấn sẽ lấy 50 mẫu. Như vậy, tổng số lượng mẫu điểm cần lấy = 56 + 50 = 106 mẫu. |
b) Lô cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép: Số lượng mẫu điểm cần lấy đối với lô cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép quy định tại Bảng 2.
Bảng 2 - Số mẫu điểm tối thiểu cần lấy đối với lô cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép
Số lượng cá thể trong lô |
Số mẫu điểm |
|
Lô cây giống |
Lô hom giống, cành ghép, mắt ghép |
|
Nhỏ hơn 6 |
1 |
1 |
Từ 6 đến 50 |
2 |
2 |
Từ 51 đến 200 |
5 |
5 |
Từ 201 đến 500 |
10 |
10 |
Từ 501 đến 1.000 |
15 |
15 |
Từ 1.001 đến 2.000 |
20 |
20 |
Từ 2.001 đến 5.000 |
30 |
30 |
Từ 5.001 đến 10.000 |
50 |
50 |
Từ 10.001 đến 15.000 |
- |
70 |
15.001 đến 20.000 |
- |
100 |
Ghi chú: + Đối với lô cây giống có số lượng cá thể lớn hơn 10.000 cá thể: lô cây giống này sẽ chia thành nhiều lô nhỏ, số lượng các thể lớn nhất của mỗi lô nhỏ là 10.000 cá thể. Số mẫu điểm cần lấy bằng tổng số mẫu điểm lấy trong từng lô nhỏ. + Đối với lô hom giống, cành ghép, mắt ghép có số lượng cá thể lớn hơn 20.000 cá thể: lô hom giống, cành ghép, mắt ghép này sẽ chia thành nhiều lô nhỏ, số lượng cá thể lớn nhất của mỗi lô nhỏ là 20.000 cá thể. Số mẫu điểm cần lấy bằng tổng số mẫu điểm lấy trong từng lô nhỏ. Ví dụ: + Lô cây giống có 35.000 cá thể sẽ được chia thành 04 lô lấy mẫu quy ước (03 lô có 10.000 cá thể/lô và 01 lô có 5.000 cá thể). Đối chiếu với Bảng 2: 03 lô với 10.000 cá thể/lô sẽ lấy 50 mẫu/lô + 1 lô có 5.000 cá thể sẽ lấy 30 mẫu. Như vậy, tổng số lượng mẫu điểm cần lấy: (50 x 3) + 30 = 180 mẫu. + Lô hom giống/cành ghép/mắt ghép có 35.000 cá thể sẽ được chia thành 02 lô lấy mẫu quy ước (01 lô có 20.000 cá thể và 01 lô có 15.000 cá thể). Đối chiếu với Bảng 2: 01 lô có 20.000 cá thể sẽ lấy 100 mẫu, 01 lô có 15.000 cá thể sẽ lấy 70 mẫu. Như vậy, tổng số lượng mẫu điểm cần lấy: 100 + 70 = 170 mẫu. |
4.3.4.2 Khối lượng mẫu điểm
a) Lô quả giống: Khối lượng mẫu điểm là 03 kg/mẫu. Trường hợp quả giống có khối lượng lớn hơn 03 kg thì lấy mẫu điểm là 01 quả/mẫu.
b) Lô cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép: Khối lượng mẫu điểm là 01 cá thể/mẫu.
4.3.5 Lấy mẫu điểm
4.3.5.1 Lấy mẫu trong ruộng giống/vườn ươm giống
a) Xác định vị trí điểm lấy mẫu:
+ Đối với ruộng giống/vườn ươm giống bằng phẳng hoặc độ dốc nhỏ (từ 5° trở xuống): mẫu được lấy trên hai đường chéo góc hoặc hình dích dắc (zig zag) hoặc trên tuyến dọc hoặc trên tuyến ngang của lô ruộng giống. Phân bố vị trí lấy mẫu điểm được mô tả tại Phụ lục A.
+ Đối với ruộng giống/vườn ươm giống trồng thành băng theo đường đồng mức ở địa hình có độ dốc lớn: mẫu được lấy trên 03 băng ở 03 độ cao đại diện (đình đồi, giữa đồi và chân đồi).
b) Cách lấy mẫu:
- Quan sát, đo đếm, thu từng bộ phận của cây hay toàn bộ cây phụ thuộc vào mục đích lấy mẫu.
- Biên bản lấy mẫu và các biên bản liên quan khác được lập theo quy định hiện hành.
4.3.5.2 Lấy mẫu trong kho chứa, vật chứa, đổ rời
a) Xác định vị trí điểm lấy mẫu:
- Trường hợp lấy mẫu trong kho chứa: Mẫu được lấy trên hai đường chéo góc của kho và của các mặt quy ước tính theo độ cao lô vật liệu nhân giống như sau:
+ Lô vật liệu nhân giống có chiều cao nhỏ hơn 2 m: lấy mẫu trên 01 mặt quy ước ở chính giữa chiều cao lô vật liệu nhân giống. Phân bố vị trí lấy mẫu điểm được mô tả tại Hình 1, Phụ lục B.
+ Lô vật liệu nhân giống có chiều cao từ 2 - 3 m: lấy mẫu trên 02 mặt quy ước, cách mặt trên và mặt đáy lô vật liệu nhân giống từ 0,1 - 0,5 m. Phân bố vị trí lấy mẫu điểm được mô tả tại Hình 2, Phụ lục B.
+ Lô vật liệu nhân giống có chiều cao lớn hơn 3 m: chia thành các lớp hàng có chiều cao tối đa 3 m/lớp hàng. Mỗi lớp hàng thực hiện xác định vị trí lấy mẫu theo hướng dẫn tại Phụ lục B.
Lưu ý: Đối với lô vật liệu nhân giống được vận chuyển trong container: chỉ mở 30% số container của lô vật liệu nhân giống đó để lấy đủ lượng mẫu điểm.
- Trường hợp lấy mẫu trong vật chứa (bao, thùng...): Mẫu được thu từ các vị trí/điểm phân bố đều trong vật chứa.
- Trường hợp lấy mẫu để rời: Mẫu được thu ngẫu nhiên.
b) Cách lấy mẫu:
+ Đối với lô quả giống đổ rời thì lấy mẫu điểm từ những vị trí xác định một cách ngẫu nhiên. Nếu lô quả giống đóng bao thì lấy các bao ở vị trí đã xác định, mở bao, đổ hết quả giống ra để lấy mẫu điểm.
+ Đối với lô cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép, gốc ghép: lấy mẫu điểm từ các vị trí xác định một cách ngẫu nhiên và chú ý các vị trí có nguy cơ cao (ví dụ: lây nhiễm dịch hại) thuộc diện điều chỉnh.
Biên bản lấy mẫu và các biên bản liên quan khác được lập theo quy định hiện hành.
4.3.6 Lập mẫu hỗn hợp
Các mẫu điểm được gộp lại để tạo thành mẫu hỗn hợp.
4.3.7 Lập mẫu trung bình
- Lượng mẫu trung bình:
+ Đối với các mục đích sử dụng đã có quy định riêng về lượng mẫu: mẫu trung bình phải có khối lượng hoặc số lượng cá thể tối thiểu bằng khối lượng hoặc số lượng cá thể đã được quy định đối với từng mục đích sử dụng.
+ Đối với các mục đích sử dụng chưa có quy định riêng về lượng mẫu: mẫu trung bình phải có khối lượng hoặc số lượng tối thiểu bằng 5% khối lượng hoặc số lượng cá thể của mẫu hỗn hợp và đảm bảo đủ khối lượng hoặc số lượng cho mục đích sử dụng.
- Phương pháp lập mẫu trung bình: Lấy ngẫu nhiên từ mẫu hỗn hợp.
4.3.8 Lập mẫu gửi
- Khối lượng mẫu gửi tùy thuộc vào quy định của phép thử hoặc yêu cầu của phòng kiểm nghiệm. Mẫu gửi có thể là mẫu điểm, mẫu trung bình hoặc mẫu hỗn hợp.
- Mẫu gửi phải ghi rõ mã hiệu và các thông tin khác liên quan đến lô vật liệu nhân giống, kể cả tên của hóa chất xử lý vật liệu nhân giống (nếu có). Mẫu gửi phải được đóng gói cẩn thận và được niêm phong.
4.3.9 Bảo quản mẫu
Mẫu được bảo quản (trước và sau khi tiếp nhận) và vận chuyển trong điều kiện phù hợp với mục đích sử dụng mẫu, đảm bảo không làm thay đổi chất lượng.
Phụ lục A
(tham khảo)
Sơ đồ phân bố vị trí lấy mẫu điểm trong ruộng giống/vườn ươm giống
Hình 1 - Lấy mẫu đơn theo đường chéo |
Hình 2 - Lấy mẫu đơn theo hình zig zag |
Hình 3 - Lấy mẫu đơn theo tuyến dọc
Hình 4 - Lấy mẫu đơn theo tuyến ngang
Phụ lục B
(tham khảo)
Sơ đồ phân bố vị trí lấy mẫu điểm trong kho chứa, vật chứa vật liệu nhân giống
1. Lô vật liệu nhân giống có chiều cao < 2m
Hình 1 - Lô vật liệu nhân giống có chiều cao < 2m
2. Lô vật liệu nhân giống có chiều cao từ 2m đến 3m
Hình 2 - Lô vật liệu nhân giống có chiều cao từ 2m đến 3m
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 8550:2018, Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định đồng ruộng
[2] QCVN01-141:2013/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật.
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Phương pháp lấy mẫu và lập mẫu
4.1 Lấy mẫu hạt giống
4.2 Lấy mẫu củ giống khoai tây
4.3 Lấy mẫu quả giống, cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép
4.3.1 Nguyên tắc
4.3.2 Yêu cầu đối với thiết bị, dụng cụ lấy mẫu
4.3.3 Yêu cầu đối với lô quà giống, cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép
4.3.4 Số lượng và khối lượng mẫu điểm
4.3.5 Lấy mẫu điểm
4.3.6 Lập mẫu hỗn hợp
4.3.7 Lập mẫu trung bình
4.3.8 Lập mẫu gửi
4.3.9 Bảo quản mẫu
Phụ lục A _Sơ đồ phân bố vị trí lấy mẫu điểm trong ruộng giống/vườn ươm giống
Phụ lục B _Sơ đồ phân bố vị trí lấy mẫu điểm trong kho chứa, vật chứa vật liệu nhân giống
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.