TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 14121: 2024
GỖ - PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LOẠI DỰA VÀO ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THÔ ĐẠI VÀ HIỂN VI
Wood - Method of identifying based on its macroscopic and microscopic structural features
Mục lục
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất
5. Phương pháp lấy mẫu
6 Chuẩn bị mẫu
7. Các đặc điểm mô tả cấu tạo thô đại gỗ cây lá rộng
8. Các đặc điểm mô tả cấu tạo thô đại gỗ cây lá kim
9. Các đặc điểm mô tả cấu tạo hiển vi của cây gỗ lá rộng
10. Các đặc điểm mô tả cấu tạo hiển vi của cây gỗ lá kim
11. Quan sát mô tả và Tra cứu định loại
12. Lập báo cáo
Lời nói đầu
TCVN 14121:2024 do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GỖ - PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LOẠI DỰA VÀO ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THÔ ĐẠI VÀ HIỂN VI
Wood - Method of identifying based on its macroscopic and microscopic structural features
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp định loại gỗ dựa vào đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi. Tiêu chuẩn này áp dụng cho gỗ nguyên.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 11348:2016, Giải phẫu gỗ - Cây hạt trần - Thuật ngữ và định nghĩa;
TCVN 11349:2016, Giải phẫu gỗ - Cây hạt kín - Thuật ngữ và định nghĩa;
TCVN 13707-2:2023, Tính chất vật lý và cơ học của gỗ - Phương pháp thử dành cho mẫu nhỏ không khuyết tật từ gỗ tự nhiên - Phần 1: Xác định khối lượng riêng cho các phép thử vật lý và cơ học
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Định loại gỗ (wood identification)
Xác định tên của một loại gỗ.
3.2
Đặc điểm cấu tạo thô đại của gỗ (macroscopic structural features of wood)
Đặc điểm cấu tạo của gỗ trên ba mặt cắt (mặt cắt ngang, tiếp tuyến và xuyên tâm), được quan sát, mô tả bằng mắt thường hoặc kính lúp có độ phóng đại tối thiểu 8 lần.
3.3
Đặc điểm cấu tạo hiển vi của gỗ (microscopic structural features of wood)
Đặc điểm cấu tạo của gỗ quan sát, mô tả bằng kính hiển vi quang học có độ phóng đại tối thiểu 40 lần.
3.4
Định loại gỗ dựa vào cấu tạo thô đại (wood identification based on its macroscopic features )
Định loại gỗ dựa vào các đặc điểm cấu tạo thô đại của mẫu gỗ.
3.5
Định loại gỗ dựa vào cấu tạo hiển vi (wood identification based on its microscopic features)
Định loại gỗ dựa vào đặc điểm cấu tạo hiển vi của mẫu gỗ.
3.6
Mẫu gỗ để định loại (Wood sample for identifying)
Mẫu gỗ được lấy để gia công tiếp thành mẫu đáp ứng được những yêu cầu khi quan sát mô tả cấu tạo trong định loại gỗ.
3.7
Mẫu gỗ tham chiếu (wood reference sample)
Mẫu gỗ đã được xác định tên loại gỗ hoặc tên chi thực vật và được lưu trữ.
3.8
Mẫu gỗ dùng cho quan sát thô đại (wood sample for macroscopic observation)
Mẫu gỗ dùng để quan sát, mô tả cấu tạo thô đại của gỗ.
3.9
Mẫu gỗ dùng cho quan sát hiển vi (wood sample for microscopic observation)
Mẫu gỗ dùng để cắt lát mỏng làm tiêu bản hiển vi trên ba mặt cắt (mặt cắt ngang, tiếp tuyến và xuyên tâm).
3.10
Mẫu tiêu bản hiển vi (microsopic specimen)
Lam kính có chứa các lát cắt mỏng của ba mặt cắt (mặt cắt ngang, tiếp tuyến và xuyên tâm), được nhuộm màu và gắn bằng nhựa có lam kính đậy, chiều dày trung bình của lát cắt mỏng khoảng từ 15 µm đến 20 µm. Hoặc lam kính có chứa sợi gỗ, mô gỗ và các tế bào gỗ khác được nhuộm màu và gắn nắp đậy bằng lam kính đậy, để quan sát đặc điểm cấu tạo bằng kính hiển vi.
3.11
Gỗ cây lá kim (coniferous wood)
Các loại gỗ hạt trần. Cấu tạo gỗ lá kim không có tế bào mạch gỗ.
3.12
Gỗ cây lá rộng (broadleaf wood)
Các loại gỗ hạt kín. Cấu tạo gỗ lá rộng có tế bào mạch gỗ.
4 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất
4.1 Thiết bị và dụng cụ cho định loại gỗ dựa vào cấu tạo thô đại
4.1.1 Kính lúp cầm tay có độ phóng đại tối thiểu 8 lần.
4.1.2 Kính hiển vi soi nổi, thích hợp là loại có gắn thiết bị chụp ảnh (khuyến cáo), có độ phóng đại từ 10 lần đến 40 lần.
4.1.3 Dụng cụ cắt gọt (ví dụ: dao rọc giấy).
Thiết bị cưa xẻ (ví dụ: cưa gỗ cầm tay, máy cưa gỗ để bàn).
4.1.4 Giấy nhám có các độ mịn P400, P800, P1200, P2000 và P3000.
4.2 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất cho định loại gỗ dựa vào cấu tạo hiển vi
4.2.1 Thiết bị quan sát
4.2.1.1 Kính hiển vi quang học (kính hiển vi trường sáng hay kính hiển vi có ánh sáng truyền qua) có gắn thiết bị chụp ảnh, có độ phóng đại tối thiểu 40 lần.
4.2.2 Dụng cụ, hóa chất xử lý làm mềm gỗ
4.2.2.1 Bếp điện dân dụng
4.2.2.2 Nồi áp suất dân dụng, dung tích cỡ 3 lít
4.2.2.3 Cồn tuyệt đối
4.2.2.4 Glycerin, nồng độ 99,5 %
4.2.2.5 Dung dịch Potassium Hydroxide nồng độ từ 2 % đến 4 %
4.2.3 Thiết bị, dụng cụ, hóa chất cho cắt lát mỏng
4.2.3.1 Máy cắt lát mỏng phù hợp cho cắt gỗ, có thể điều chỉnh góc cắt của dao từ 8º đến 15º
4.2.3.2 Đĩa thủy tinh Petri kích thước đường kính x chiều cao (90 mm x 15 mm)
4.2.3.3 Bút lông hoặc chổi lông nhỏ
4.2.3.4 Nhíp gắp
4.2.4 Dụng cụ, hóa chất cho tẩy trắng lát cắt
4.2.4.1 Đĩa thủy tinh Petri kích thước đường kính x chiều cao (90 mm x 15 mm)
4.2.4.2 Nhíp gắp
4.2.4.3 Nước javen (nồng độ phụ thuộc vào loại gỗ, cần thử nghiệm cho mỗi loại gỗ).
4.2.4.4 Axít acetic nồng độ từ 20 % đến 25 %
4.2.4.5 Acid hydrochloric nồng độ từ 20 % đến 25 %
4.2.5 Dụng cụ, hóa chất để nhuộm màu, tách nước cho lát cắt mỏng
4.2.5.1 Đĩa thủy tinh Petri kích thước đường kính x chiều cao (90 mm x 15 mm)
4.2.5.2 Nhíp gắp
4.2.5.3 Safranin nồng độ 1 %
4.2.5.4 Cồn với các nồng độ 30 %; 50 %; 75 %; 80 %; 90 %; 100 %
4.2.5.5 Xylen nồng độ trên 99,0%
4.2.6 Dụng cụ, hóa chất để tạo tiêu bản hiển vi
4.2.6.1 Lam kính để đặt tiêu bản gỗ bằng thủy tinh trong suốt, kích thước thích hợp chiều dài x chiều rộng x chiều dày (76 mm x 26 mm x 1 mm ).
4.2.6.2 Lam kính đậy bằng thủy tinh trong suốt, mỏng, kích thước thích hợp chiều dài x chiều rộng (22 mm x 22 mm).
4.2.6.3 Xylen nồng độ trên 99,0%
4.2.6.4 Nhựa Canada balsam
4.2.6.5 Kim nhọn (kim khâu tay)
4.2.6.6 Nhíp gắp
4.2.6.7 Dao lam
4.2.7 Thiết bị, dụng cụ, hóa chất để phân ly gỗ
4.2.7.1 Tủ hút khí có kích thước bên trong khoảng: 880 × 640 × 800 (mm)
4.2.7.2 Đèn cồn thủy tinh thí nghiệm cỡ 159 ml hoặc tương tự
4.2.7.3 Ống nghiệm thủy tinh chịu nhiệt, đường kính 20 mm
4.2.7.4 Kẹp ống nghiệm (thích hợp là bằng gỗ)
4.2.7.5 Giá đựng ống nghiệm (thích hợp làm bằng gỗ hoặc inox)
4.2.7.6 Axit nitric
4.2.7.7 Kali clorid
4.2.7.8 Cồn tinh khiết
4.2.7.9 Nước cất
4.2.8 Các dụng cụ khác
4.2.8.1 Cốc thủy tinh loại 100 ml
4.2.8.2 Bình tam giác có cổ thủy tinh và nút đậy mài nhám, dung tích 100 - 250 (ml)
4.2.8.3 Ống đong loại 10 ml
4.2.8.4 Ống đong loại 500 ml
4.3 Thiết bị, dụng cụ để xác định khối lượng riêng của gỗ
4.3.1 Cân phân tích, khả năng cân đến 210 gam, độ chính xác 0,001 gam
4.3.2 Tủ sấy mẫu, điều chỉnh được nhiệt độ đến (103 ± 2) ºC, có quạt đối lưu, dung tích từ 50 lít đến 100 lít
4.3.3 Thước panme (đo kích thước ngoài, khoảng đo từ 0 mm đến 25 mm), loại cơ hoặc điện tử
4.3.4 Thước kẹp (khoảng đo từ 0 mm đến 100 mm), loại thiết bị cơ hoặc điện tử
4.4 Công cụ hỗ trợ dùng để tra cứu
4.4.1 Khóa tra định loại
4.4.2 Thẻ đục lỗ
4.4.3 Mẫu gỗ tham chiếu
4.4.4 Tiêu bản hiển vi lưu trữ
4.4.5 Phần mềm tra cứu bằng máy tính
4.4.6 Cơ sở dữ liệu về cấu tạo gỗ
4.4.7 Atlas, sách chuyên môn
5 Phương pháp lấy mẫu
Mẫu dùng để định loại bao gồm gỗ dác và gỗ lõi, không có khuyết tật, không gần các vị trí bạnh vè, chéo thớ, sâu bệnh, mắt gỗ.
Mẫu gỗ dùng mô tả đặc điểm thô đại đạt kích thước (xuyên tâm x tiếp tuyến x dọc thớ) tối thiểu 50 mm x 20 mm x 50 mm.
Đối với mẫu dùng cho mô tả đặc điểm hiển vi có kích thước (xuyên tâm x tiếp tuyến x dọc thớ) 10 mm x 10 mm x 15 mm.
Mỗi loại gỗ cần định loại trong lô gỗ lấy ít nhất một mẫu đại diện.
Mẫu định loại sau khi lấy phải được ghi rõ số hiệu, ký hiệu và được bảo quản tránh bị hư hại.
6 Chuẩn bị mẫu
6.1 Mẫu gỗ dùng cho quan sát mô tả cấu tạo thô đại
6.1.1 Tạo vị trí quan sát bằng cách cắt gọt thủ công
Dùng dao sắc gọt nhẵn trên các mặt cắt ngang, mặt cắt tiếp tuyến và mặt cắt xuyên tâm của mẫu gỗ thô đại ở nhiều vị trí khác nhau. Cắt gọt cần dứt khoát, không để dập nát, xơ xước hay gợn sóng.
6.1.2 Tạo mặt quan sát bằng cách mài nhẵn
Mài nhẵn các mặt của mẫu gỗ bằng giấy nhám, theo thứ tự độ mịn lần lượt: P400; P800; P1200; P2000 và P3000.
Sử dụng bút lông để làm sạch bụi, bột gỗ,… còn bám trên mặt quan sát để tránh làm ảnh hưởng đến việc quan sát.
Khi cần quan sát trên mặt lưu trữ lâu ngày, cần phải tiến hành gọt tại các vị trí quan sát mới.
6.2 Chuẩn bị tiêu bản hiển vi
Quy trình chuẩn bị tiêu bản hiển vi được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tạo mẫu gỗ để cắt lát mỏng
Giữ mẫu gỗ trong tay hoặc để trên gá cắt, dùng dao sắc để cắt gọt tạo mặt phẳng theo các hướng ngang thớ, xuyên tâm và tiếp tuyến. Kích thước mỗi cạnh tối thiểu 5 mm trở lên
Bước 2: Xử lý làm mềm
Xử lý làm mềm mẫu trước khi cắt lát. Mức độ mềm thích hợp của gỗ phụ thuộc vào loại gỗ, cấu tạo, khối lượng riêng, độ ẩm, môi trường…
Đối với gỗ tươi có thể đem cắt lát mỏng ngay, không cần phải làm mềm. Tuy nhiên với loại gỗ khô, gỗ cứng và gỗ rất cứng cần phải làm mềm trước khi cắt. Phương pháp xử lý làm mềm được giới thiệu ở Bảng 1.
Bảng 1. Các phương pháp xử lý làm mềm mẫu gỗ
Đặc điểm gỗ |
Phương pháp xử lý |
Gỗ mềm |
Cách 1: Ngâm trong nước từ 2 tuần đến 3 tuần |
Cách 2: Ngâm trong dung dịch cồn - glycerin (theo tỷ lệ 1:1) từ 2 tuần đến 3 tuần |
|
Cách 3: Luộc bằng nước trên bếp điện từ 1 giờ đến 2 giờ. |
|
Gỗ cứng |
Cách 1: Luộc bằng nước trên bếp điện từ 2 ngày đến 3 ngày. |
Cách 2: Luộc trong dung dịch glycerin - nước (theo tỷ lệ 1:2) trên bếp điện nhiều giờ đến nhiều ngày. |
|
Cách 3: Luộc trong dung dịch gồm cồn 96 % - nước - glycerin (theo tỷ lệ 1:1:3) trên bếp điện nhiều giờ đến nhiều ngày. |
|
Cách 4: Luộc bằng nồi áp suất. Thời gian luộc cần được từ 3 ngày đến 7 ngày. |
|
Gỗ rất cứng |
Cách 1: Luộc bằng nước trên bếp điện nhiều tuần. Nếu sử dụng nồi áp suất thì thời gian luộc khoảng 7 ngày đến 10 ngày. |
Cách 2: Luộc bằng dung dịch Potassium hydroxide có nồng độ từ 3 % từ 5% trên bếp điện. |
Bước 3. Cắt lát mỏng
Tạo lát cắt mỏng hướng ngang thớ:
Gắn mẫu gỗ lên gá của thiết bị cắt, điều chỉnh sao cho tạo được mặt cắt ngang thớ vuông góc với chiều thớ gỗ.
Lát cắt cần đạt độ dày khoảng từ 15 m đến 30 m, tuỳ thuộc vào loại gỗ, độ ẩm, khối lượng riêng hay độ cứng của gỗ.
CHÚ THÍCH:
- Điều chỉnh góc nghiêng của dao cắt theo nguyên tắc: gỗ càng cứng thì góc nghiêng càng lớn nhưng không nhỏ hơn 8º và lớn hơn 15º.
- Đối với gỗ cây lá kim: hướng cắt song song với vòng năm (hướng cắt tiếp tuyến).
- Đối với gỗ cây lá rộng mạch vòng: hướng cắt song song với vòng năm (hướng cắt tiếp tuyến).
- Đối với gỗ cây lá rộng mạch nửa vòng hoặc phân tán: hướng cắt vuông góc với vòng năm (hướng cắt xuyên tâm).
Tạo lát cắt mỏng hướng dọc thớ:
Lát cắt mặt xuyên tâm để quan sát cấu tạo của vách tế bào tia gỗ cần mỏng khoảng 15 μm; để quan sát bản thông mạch và đường gân xoắn ốc của vách tế bào cần lát cắt dày đến 20 μm.
Lát cắt mặt tiếp tuyến có chiều dày khoảng 15 μm.
Khi tiến hành cắt cần lưu ý như sau:
- Góc nghiêng của dao cần điều chỉnh khoảng 10º.
- Cắt mặt tiếp tuyến phải cắt theo hướng từ gốc cây đến ngọn cây.
- Gỗ có mạch lớn hoặc có nhiều ống nhựa cần cắt theo hướng nghiêng khoảng 15º so với chiều dọc ống mạch hay ống nhựa.
- Khi cắt gỗ cây lá kim không để mẫu gỗ quá ẩm.
Trong khi cắt, dùng chổi lông nhỏ liên tục quét nước hoặc glycerin lên bề mặt cắt và sử dụng chổi lông để lấy lát cắt ra khỏi lưỡi dao.
Thông thường khoảng 10 lát cắt đầu tiên nên bỏ đi. Các lát cắt sau cần phải lấy ra khỏi dao cắt ngay sau khi cắt xong và trước khi kéo dao về vị trí chuẩn bị cắt lát tiếp theo. Lát cắt được đưa vào đĩa thủy tinh Petri có nước.
Sử dụng kính hiển vi để chọn được những lát cắt không hoặc ít bị rách nhất với số lượng đủ tùy theo yêu cầu.
Bước 4. Tẩy trắng
Tẩy trắng bằng nước Javen loãng. Ngâm các lát cắt vào trong dung dịch Javen loãng khoảng từ 15 phút đến 30 phút (nồng độ, thời gian ngâm tùy thuộc vào loại gỗ, có thể cần thử nghiệm để có kết quả phù hợp và ghi lại để sử dụng cho những lần sau).
Sau khi tẩy trắng đạt yêu cầu, rửa sạch lát cắt mỏng bằng nước cất từ 2 lần đến 3 lần, sau đó ngâm mẫu trong bằng axit acetic hoặc axit hydrochloric đựng trong đĩa thủy tinh petri với nồng độ từ 40 % đến 50 % trong khoảng 15 phút.
Bước 5. Nhuộm màu và tách nước
Nhuộm màu với dung dịch Safranin (nồng độ 1 %) hoà trong cồn tạo lát cắt có màu đỏ tươi, gồm các bước như ở sơ đồ 1.
Sơ đồ 1. Các bước nhuộm màu cho lát cắt bằng Safranin nồng độ 1 %
Bước 6. Tạo tiêu bản hiển vi
a. Cắt tỉa lát cắt mỏng
Lát cắt sau khi lấy ra khỏi dung dịch xylen được cắt tỉa gọn gàng bằng kéo.
b. Gắn lát cắt mỏng lên lam kính
Đặt 3 lát cắt mỏng lên lam kính theo thứ tự từ trái sang phải: lát cắt ngang - lát cắt tiếp tuyến - lát cắt xuyên tâm sao cho ngay ngắn và liền kề nhau (không có bất cứ phần nào chồng lên nhau). Có thể dùng kính lúp hoặc kính hiển vi để kiểm tra lại các lát cắt.
Nhỏ giọt nhỏ xylen lên 3 lát cắt mỏng để chống bọt khí. Sau đó, nhỏ giọt nhỏ nhựa Canada balsam lên 3 lát cắt mỏng sao cho nhựa tràn phủ kín được mặt các lát cắt mỏng.
Đậy bằng lam kính đậy. Dùng nhíp kẹp và đặt một cạnh lam kính đậy xuống trước một bên diện tích chứa 3 lát cắt, sau đó ngả cạnh đối diện dần xuống cho đến khi lam kính đậy trùm hết và phẳng lên cả 3 lát cắt mỏng.
Dùng vật nặng vừa phải (khoảng 5 gam) đè lên lam kính đậy cho đến khi các lam kính đã dính chặt vào nhau.
Để lam kính chứa lát cắt mỏng khô tự nhiên hoặc sấy ở nhiệt độ khoảng 40 ºC trong khoảng 24 giờ.
Dùng lưỡi dao lam cắt các phần nhựa thừa tràn ra mép lam kính đậy, sau đó làm sạch nhựa thừa dính trên lam kính đậy bằng xylen.
c. Hoàn chỉnh etikét và dán lên lam mẫu
Etikét bằng giấy, có các cạnh không lớn hơn chiều ngang của lam gắn mẫu, một mặt ghi các thông tin về mẫu định loại, mặt còn lại có keo dán để dán lên lam kính. Etikét được dán về một bên lam gắn mẫu, ở mặt có lam đậy.
6.3 Phân ly sợi gỗ
Bước 1: Chuẩn bị mẫu phân ly
Chẻ mẫu gỗ theo chiều dọc thớ ra thành các mảnh nhỏ (dăm gỗ), kích thước như que diêm, dài từ 1 cm đến 2 cm. Cho 4 đến 6 dăm gỗ vào ống nghiệm. Ghi rõ số hiệu hoặc thông tin về mẫu gỗ lên ống nghiệm.
Bước 2. Tiến hành phân ly
Đổ dung dịch axít nitric nồng độ 50 % vào ống nghiệm vừa ngập hết dăm gỗ, cho thêm vài hạt muối Kali chloride vào hỗn hợp.
Kẹp ống nghiệm có chứa hỗn hợp và hơ trên ngọn lửa đèn cồn trong tủ hút, lắc đều cho đến khi thấy khí trắng thoát ra và dăm gỗ có màu trắng hoàn toàn.
Cho nước cất vào ống nghiệm, để cho dăm gỗ lắng xuống, gạn sạch nước, rửa bằng nước cất từ 3 lần đến 5 lần.
Gạn sạch nước, đổ cồn tinh khiết vào ống nghiệm chứa dăm gỗ đến khi ngập hết dăm và đặt ống nghiệm vào giá đựng.
Bước 3. Tấy trắng
Tẩy trắng dăm gỗ được thực hiện tương tự như đối với tẩy trắng lát cắt mỏng (Bước 4 trong Điều 6.2).
Bước 4. Nhuộm màu và tách nước
Nhuộm màu và tách nước mẫu gỗ sau phân ly được thực hiện tương tự như đối với lát cắt mỏng (Bước 5 Điều 6.2).
Bước 5. Tạo tiêu bản mẫu phân ly gỗ
Lấy một phần dăm gỗ sau phân ly trên để lên trên lam kính.
Dùng kim nhọn để tách các thành phần cấu tạo gỗ và dàn rộng trên lam kính sao cho hạn chế được các thành phần chồng lên nhau trong diện tích phù hợp để có thể đậy được bằng lam kính đậy và sao cho hạn chế được các thành phần chồng lên nhau. Dùng kim nhọn để loại bỏ những thành phần không cần thiết ra khỏi tiêu bản.
Sử dụng kính hiển vi để kiểm tra lại tiêu bản và chỉnh sửa lại cho hoàn chỉnh.
Nhỏ giọt nhỏ xylen lên tiêu bản để chống bọt khí.
Nhỏ giọt nhỏ nhựa Canada balsam lên tiêu bản, đợi cho nhựa tràn phủ kín mặt tiêu bản. Đậy bằng lam kính đậy. Dùng nhíp kẹp và đặt một cạnh lam kính đậy xuống trước, sau đó ngả cạnh đối diện dần xuống cho đến khi lam kính đậy trùm hết và phẳng lên tiêu bản.
Dùng vật nặng vừa phải (khoảng 5 gam) đè lên lam kính đậy cho đến khi nắp đậy lam kính đã dính chặt với lam kính chứa mẫu vật.
Để lam kính khô tự nhiên hoặc sấy ở nhiệt độ khoảng 40 ºC trong khoảng 24 giờ.
Dùng lưỡi dao lam cắt các phần nhựa thừa tràn ra mép lam kính đậy, sau đó làm sạch phần nhựa thừa dính trên lam kính đậy bằng xylen.
Hoàn chỉnh nhãn (etikét) và dán lên lam mẫu (xem Bước 6 Điều 6.2).
6.4 Xác định khối lượng riêng của mẫu gỗ
Xác định khối lượng riêng của mẫu gỗ theo TCVN 13707-2:2023.
7 Các đặc điểm mô tả cấu tạo thô đại gỗ cây lá rộng
7.1. Mô tả về dác và lõi
Màu gỗ lõi được mô tả theo Điều 2.1 trong TCVN 11349:2016.
Màu sắc của gỗ có thể kết hợp của các màu.
7.2 Mô tả và xác định mật độ mạch gỗ
Mạch gỗ được mô tả theo Điều 2.19 trong TCVN 11349:2016.
Mật độ mạch gỗ được xác định theo Điều 2.21 trong TCVN 11349:2016.
7.3 Mô tả về mô mềm dọc
Mô mềm dọc được mô tả theo Điều 2.28 trong TCVN 11349:2016.
7.4 Mô tả về màu và mùi gỗ
Màu và mùi gỗ được mô tả theo Điều 2.1 và Điều 2.5 trong TCVN 11349:2016.
Trong các mẫu gỗ khô, các hóa chất gây ra mùi có thể đã bay hơi từ bề mặt, vì vậy cần phải làm mới bề mặt hoặc dùng các biện pháp khác để tăng cường mùi, ví dụ: làm ướt gỗ bằng nước và làm ẩm gỗ.
Lưu ý: Mùi thường khá thay đổi và sự cảm nhận về mùi của mỗi người thường khác nhau. Vì vậy, sử dụng đặc điểm này một cách thận trọng.
7.5 Mô tả về vòng sinh trưởng
Vòng sinh trưởng của gỗ được mô tả theo Điều 2.12 trong TCVN 11349:2016.
7.6 Xác định hướng thớ gỗ
Đối với việc định loại gỗ, đặc điểm về chiều hướng thớ gỗ như thớ gỗ thẳng, thớ xoắn, thớ loạn, v.v… có thể là một trong các đặc trưng của một số loại gỗ.
8 Các đặc điểm mô tả cấu tạo thô đại gỗ cây lá kim
8.1 Mô tả về dác và lõi
Gỗ lõi là do gỗ dác hình thành lên thông qua quá trình biến đổi vật lý và hoá học phức tạp.
Gỗ lõi thường có mầu sắc sẫm hơn gỗ dác.
8.2 Mô tả về gỗ sớm và gỗ muộn
Gỗ muộn và gỗ sớm được mô tả theo Điều 2.12 và Điều 2.13 trong TCVN 11348:2016.
8.3 Mô tả về mô mềm dọc
Mô mềm được mô tả theo Điều 2.19 trong TCVN 11348:2016.
Mô mềm dọc được mô tả theo Điều 2.20 trong TCVN 11348:2016.
8.4 Mô tả về màu và mùi gỗ
Màu gỗ được mô tả theo Điều 2.1 trong TCVN 11348:2016.
Mùi gỗ được mô tả theo Điều 2.5 trong TCVN 11348:2016.
8.5 Mô tả về vòng sinh trưởng
Vòng sinh trưởng được xác định theo Điều 2.11 trong TCVN 11348:2016.
8.6 Mô tả hướng thớ gỗ
Hướng thớ gỗ được xác định theo chiều dọc của thân cây bao gồm: gỗ thẳng thớ, gỗ chéo thớ, gỗ vặn xoắn thớ.
9 Các đặc điểm mô tả cấu tạo hiển vi của gỗ cây lá rộng
9.1 Mô tả vòng sinh trưởng
Vòng sinh trưởng được xác định theo Điều 2.12 trong TCVN 11349:2016.
9.2 Mô tả về mạch gỗ
Mạch gỗ được xác định theo Điều 2.15 trong TCVN 11349:2016.
Số lượng mạch trên một mi-li-mét vuông hay mật độ mạch được xác định theo Điều 2.21, TCVN 11349:2016.
9.3 Mô tả về quản bào
Quản bào được xác định theo Điều 2.25 trong TCVN 11349: 2016.
9.4 Mô tả về Sợi gỗ
Sợi gỗ được xác định theo Điều 2.26 trong TCVN 11349:2016.
Chiều dày của vách sợi gỗ được xác định theo Điều 2.26 trong TCVN 11349:2016
Chiều dài trung bình của sợi gỗ được xác định theo Điều 2.27 trong TCVN 11349:2016
9.5 Mô tả về mô mềm dọc
Mô mềm dọc được xác định theo Điều 2.28 trong TCVN 11349:2016.
Trên mặt cắt ngang có thể quan sát được tế bào mô mềm có màu sắc nhạt hơn so với màu sắc của các tổ chức khác, màu sắc của tế bào mô mềm thường rõ hơn khi gỗ tiếp xúc với nước.
9.6 Mô tả về tia gỗ
Tia gỗ được xác định theo Điều 2.35 trong TCVN 11349:2016.
Số lượng tia gỗ được xác định Điều 2.35.6 trong TCVN 11349:2016.
9.7 Mô tả về cấu trúc tầng
Cấu trúc tầng được xác định theo Điều 2.36 trong TCVN 11349:2016.
Nhận biết cấu trúc tầng trên mặt cắt tiếp tuyến. Các vết tia có thể quan sát thấy được bằng mắt thường hoặc kính có độ phóng đại thấp dưới dạng các đường vân ngang nhỏ hoặc các vết gợn trên mặt cắt tiếp tuyến.
CHÚ THÍCH:
Tế bào mạch rộng xếp tầng có thể bị che khuất vì sự mở rộng của tế bào trong quá trình phát triển của mạch, do đó tốt nhất là kiểm tra các mạch hẹp để xác định xem các tế bào mạch có được xếp tầng hay không.
9.8 Mô tả chất khoáng chứa trong gỗ
9.8.1 Thể bít
Thể bít được xác định theo Điều 2.23 trong TCVN 11349:2016.
9.8.2 Nhựa và chất tích tụ trong mạch gỗ lõi
Nhựa và chất tích tụ trong mạch gỗ lõi được xác định theo Điều 2.24 trong TCVN 11349:2016.
Trên các mặt cắt ngang, chất tích tụ lấp trong mạch gỗ. Trên mặt cắt dọc, chất tích tụ thường xuất hiện ở đuôi của mạch. Chất tích tụ nhìn thấy bằng kính lúp; cắt lát mỏng và lên lam có thể làm loại bỏ một số chất tích tụ.
Nhựa và các tích tụ bao gồm nhiều loại hợp chất hóa học, có nhiều màu khác nhau (trắng, vàng, đỏ, nâu, đen). Trong mô tả, cần chỉ ra màu sắc của chúng.
9.9 Mô tả lỗ xuyên mạch và lỗ thông ngang
9.9.1 Lỗ xuyên mạch được xác định theo Điều 2.16 trong TCVN 11349:2016
9.9.2 Lỗ thông ngang được xác định theo Điều 2.16 trong TCVN 11349:2016.
10 Các đặc điểm mô tả cấu tạo hiển vi của gỗ cây lá kim
10.1 Mô tả vòng sinh trưởng
Vòng sinh trưởng được xác định theo Điều 2.11 trong TCVN 11348:2016.
Gỗ cây lá kim từ vùng ôn đới và phương bắc thường có sự phát triển khác biệt ranh giới vòng. Các sinh trưởng trong điều kiện nhiệt đới thường có hình dạng không rõ ràng hoặc không có ranh giới vòng tăng trưởng.
10.2 Mô tả về quản bào
Quản bào gỗ lá kim được xác định theo Điều 2.14 trong TCVN 11348:2016.
Đặc điểm và kích thước của quản bào gỗ lá kim được xác định theo Điều 2.14.1 đến 2.14.6 trong TCVN 11348:2016.
10.3 Mô tả đường dày lên của vách quản bào
Đường dày lên của vách quản bào thường (gọi là sự dày lên xoắn ốc) là những đường gờ trên mặt trong của quản bào gỗ lá kim. Chúng có thể xảy ra trong cả quản bào dọc cũng như quản bào trong tia và thường kéo dài trên toàn bộ tế bào đó.
Đối với các gỗ có đặc trưng vách tế bào dày theo đường xoắn ốc, độ dốc của đường xoắn ốc thường phụ thuộc vào cây. Đối với loài cây có ruột tế bào bé, vách dày thường có độ dốc của đường xoắn ốc lớn, ngược lại độ dốc sẽ nhỏ. Do đó, trong một vòng sinh trưởng, độ dốc đường xoắn ốc trên vách quản bào gỗ muộn thường lớn hơn so với quản bào gỗ sớm. Không phải tất cả các loài gỗ cây lá kim đều có đặc trưng này.
10.4 Mô tả về mô mềm dọc
Tế bào mô mềm được xác định theo Điều 2.19 trong TCVN 11348:2016.
Định nghĩa mô mềm dọc, đặc điểm và hình thức phân bố được xác định theo Điều 2.20, TCVN 11348:2016.
Tế bào mô mềm dọc trong gỗ lá kim không phổ biến như trong gỗ lá rộng. Khi có nhưng thưa thớt, thường chủ yếu nằm ở phần gỗ muộn.
10.5 Mô tả về tia gỗ
Định nghĩa về tia gỗ được xác định theo Điều 2.21 trong TCVN 11348:2016.
Đặc điểm và kích thước của tia gỗ lá kim được xác định theo từ Điều 2.23.1 đến Điều 2.23.5 trong TCVN 11348:2016.
Trong một vài gỗ, các phần tử cấu tạo nên tia gỗ còn có một lượng nhỏ tế bào vách dày, loại tế bào này được gọi là quản bào tia gỗ.
Quản bào tia gỗ là loại quản bào sắp xếp theo chiều vuông góc với thớ gỗ.
10.6 Mô tả về lỗ thông ngang giữa tia và quản bào
Lỗ thông ngang được xác định theo 2.14.1 trong TCVN 11348:2016
Lỗ thông ngang giữa các tế bào được xác định theo 2.22 trong TCVN 11348:2016
Lỗ thông ngang giữa quản bào và tia gỗ được gọi là lỗ thông ngang quản bào-tia. Trên mặt cắt xuyên tâm lỗ thông ngang quản bào-tia có thể được quan sát với các hình dạng khác nhau.
10.7 Mô tả về ống dẫn nhựa
Ống dẫn nhựa được mô tả theo 2.24 trong TCVN 11348:2016.
11 Quan sát mô tả và Tra cứu định loại
11.1 Quan sát mô tả
11.1.1 Quan sát tả cấu tạo thô đại
Bước 1. Tạo vị trí quan sát trên cắt ngang
Dùng dao sắc gọt nhẵn trên các mặt cắt ngang của mẫu thô đại ở nhiều vị trí khác nhau theo hai hướng xuyên tâm và tiếp tuyến. Nhát gọt cần dứt khoát, không để dập nát, xơ xước hay gợn sóng.
Có thể sử dụng giấy nhám lần lượt theo độ mịn nêu tại Khoản 4.1 để tạo mặt quan sát.
Sử dụng bút lông hoặc dụng cụ tương tự để làm sạch bụi, bột gỗ,… còn bám trên mặt quan sát.
Khi quan sát lại mẫu đã để lâu ngày, cần phải tiến hành gọt tạo các vị trí quan sát mới.
Bước 2. Quan sát mô tả
Quan sát bằng mắt thường để xác định về màu gỗ trên mặt xuyên tâm và vân gỗ trên mặt tiếp tuyến vừa bào nhẵn của mẫu gỗ khô.
Mùi gỗ được xác định ở gỗ mẫu khô bằng cách xẻ hoặc đẽo, chẻ dọc.
Sử dụng kính hiển vi soi nổi hoặc kính lúp cầm tay để quan sát mô tả.
Tiến hành quan sát phải trong ở điều kiện đầy đủ ánh sáng, tốt nhất là dưới ánh sáng tự nhiên, không quan sát trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Tùy thuộc vào loại gỗ có thể dùng nước sạch nhỏ lên vị trí quan sát để làm rõ thêm mô mềm dọc, tia gỗ.
Các đặc điểm cấu tạo cần phải quan sát mô tả và đánh dấu sự hiện diện cho gỗ cây lá rộng được đưa ra tại Phụ lục A. và cho gỗ cây lá kim ở Phụ lục B.
11.1.2 Quan sát mô tả cấu tạo hiển vi
Bước 1. Chuẩn bị
Đặt tiêu bản hiển vi lên kính hiển vi, mặt có lam đậy phải ở phía trên.
Bước 2. Quan sát mô tả và chụp ảnh
Lựa chọn độ phóng đại của vật kính phù hợp, điều chỉnh tiêu cự, ánh sáng thích hợp.
Quan sát mô tả lần lượt trên 3 mặt cắt đã được sắp xếp trên tiêu bản: mặt cắt ngang, mặt cắt tiếp tuyến và mặt cắt xuyên tâm.
Các đặc điểm cấu tạo cần phải quan sát mô tả và đánh dấu sự hiện diện cho gỗ cây lá rộng được đưa ra tại Phụ lục A. và cho gỗ cây lá kim ở Phụ lục B.
Quan sát trên các mặt cắt, lựa chọn các vị trí phù hợp để chụp ghi lại các hình ảnh của toàn bộ mặt cắt, các tế bào, mô, các đặc điểm đặc biệt,… với độ phóng đại phù hợp cho việc quan sát mô tả, đo, đếm sau đó.
Lưu ý: cần ghi rõ ký hiệu của ảnh chụp và độ phóng đại của vật kính
Bước 3. Đo, đếm
Sử dụng phần mềm được cung cấp kèm theo kính hiển vi hoặc các cách tương tự để đo được kích thước, xác định được mật độ, số lượng tế bào, mô,… cho những đặc điểm có yêu cầu về định lượng trên các hình ảnh đã được ghi lại.
Các đặc điểm cấu tạo cần định lượng và đánh dấu hoặc phân nhóm, phân hạng theo quy định cho gỗ cây lá rộng được tổng hợp tại Phụ lục A. và cho gỗ cây lá kim ở Phụ lục B.
11.1.3 Xác định khối lượng riêng của mẫu
Xác định khối lượng riêng của mẫu gỗ theo TCVN 13707-2:2023
Kết quả xác định khối lượng riêng được sử dụng để phân nhóm, phân hạng theo quy định cho gỗ cây lá rộng được đưa ra tại Phụ lục A. và cho gỗ cây lá kim ở Phụ lục B.
11.2. Tra cứu kết quả
Sau khi quan sát mô tả các đặc điểm cấu tạo của gỗ, lập Bảng tổng hợp các đặc điểm mô tả cấu tạo thô đại và hiển vi cho gỗ tham khảo ở Phụ lục A cho cây lá rộng và Phụ lục B cho gỗ cây lá kim.
Kết quả bảng tổng hợp để tra cứu bằng phương pháp so sánh với các mô tả của mẫu gỗ tham chiếu
Các công cụ hỗ trợ để tra cứu có thể lập dưới các dạng sau:
- Khóa tra lưỡng phân
- Phiếu đục lỗ
- Phần mềm máy tính.
(Tham khảo tại Phụ lục C).
CHÚ THÍCH:
- Nếu mẫu định chỉ đủ cơ sở dữ liệu để xác định đến tên chi thì kết luận tên chi.
- Nếu mẫu định chưa đủ cơ sở kết luận, cần kết hợp sử dụng phương pháp định khác.
- Tên Việt Nam được lấy theo các tài liệu đã được công bố và phải ghi rõ nguồn tài liệu.
- Đối với loại gỗ chưa có tên Việt Nam, có thể sử dụng tên chi thực vật hoặc tên thương mại theo các tài liệu đã được công bố và phải ghi rõ nguồn tài liệu đó.
12 Lập báo cáo
Báo cáo kết quả bao gồm những thông tin sau:
- Nội dung yêu cầu định loại;
- Thời gian, địa điểm thực hiện;
- Mô tả về mẫu gỗ định loại (số lượng, các thông tin liên quan đến mẫu, ký hiệu riêng, nguồn gốc, số đăng ký, v.v …);
- Kết luận về loại gỗ;
- Người thực hiện và xác nhận của bộ phận chuyên môn;
- Tên tổ chức thực hiện.
Phụ lục A
(Quy định)
Bảng các đặc điểm mô tả cấu tạo thô đại và hiển vi của gỗ cây lá rộng
TT |
Đặc điểm cấu tạo |
Có/không |
Chỉ sổ |
Ghi chú |
VÒNG SINH TRƯỞNG |
||||
Ranh giới vòng sinh trưởng |
||||
1 |
Ranh giới vòng sinh trưởng rõ ràng |
|
|
|
2 |
Ranh giới vòng sinh trưởng khó thấy hoặc không có |
|
|
|
MẠCH GỖ |
||||
Phân bố |
|
|
||
3 |
Mạch gỗ xếp vòng |
|
|
|
4 |
Mạch gỗ xếp nửa vòng |
|
|
|
5 |
Mạch gỗ xếp phân tán |
|
|
|
Sắp xếp |
|
|
||
6 |
Mạch gỗ xếp thành dải TT |
|
|
|
7 |
Mạch gỗ xếp thành dây lệch và XT (hoặc XT) |
|
|
|
8 |
Mạch gỗ xếp thành nhánh |
|
|
|
Nhóm mạch |
|
|
||
9 |
Mạch đơn độc (số lượng mạch đơn chiếm từ 90% trở lên) |
|
|
|
10 |
Mạch kép từ 4 mạch trở lên và hướng XT |
|
|
|
11 |
Mạch thành cụm |
|
|
|
Đường viền mạch đơn |
|
|
||
12 |
Đường biên mạch hình đa giác |
|
|
|
Lỗ xuyên mạch |
|
|
||
13 |
Lỗ xuyên mạch đơn |
|
|
|
14 |
Lỗ xuyên mạch hình thang |
|
|
|
15 |
Lỗ xuyên mạch hình thang ≤ 10 vạch |
|
|
|
16 |
Lỗ xuyên mạch hình thang từ 10 mạch đến 20 vạch |
|
|
|
17 |
Lỗ xuyên mạch hình thang từ 20 mạch đến 40 vạch |
|
|
|
18 |
Lỗ xuyên mạch hình thang ≥ 40 vạch |
|
|
|
19 |
Lỗ xuyên mạch hình lưới, mặt sàng và / hoặc các dạng khác |
|
|
|
Lỗ thông ngang giữa các mạch |
|
|
||
20 |
Lỗ thông ngang giữa các mạch hình thang |
|
|
|
21 |
Lỗ thông ngang giữa các mạch đối xứng |
|
|
|
22 |
Lỗ thông ngang giữa các mạch xếp xen kẽ |
|
|
|
23 |
Lỗ thông ngang giữa các mạch có hình đa giác xếp xen kẽ |
|
|
|
24 |
Lỗ thông ngang rất nhỏ ≤ 4 μm |
|
|
|
25 |
Lỗ thông ngang nhỏ từ 4 μm đến 7 μm |
|
|
|
26 |
Lỗ thông ngang trung bình từ 7 μm đến 10 μm |
|
|
|
27 |
Lỗ thông ngang lớn ≥ 10 μm |
|
|
|
28 |
Ghi phạm vi kích cỡ lỗ thông ngang giữa các mạch của mẫu gỗ ….μm |
|
|
|
Lỗ thông ngang có màng tạo ra do vách tế bào |
|
|
||
29 |
Lỗ thông ngang có mép răng cưa |
|
|
|
Lỗ thông ngang giữa mạch và tia |
|
|
||
30 |
Lỗ thông ngang mạch - tia có đường viền tiêu giảm mạnh, giống với lỗ thông ngang mạch - mạch cả về kích thước và hình dạng, phân bố trên toàn bộ vách tế bào tia |
|
|
|
31 |
Lỗ thông ngang mạch - tia có đường viền giảm nhiều gần như đơn, tròn hoặc đa giác |
|
|
|
32 |
Lỗ thông ngang mạch - tia có đường viền giảm nhiều gần như đơn: sắp xếp theo chiều ngang (hình thang, hình khe) đến chiều dọc (hình hàng rào) |
|
|
|
33 |
Lỗ thông ngang mạch - tia có hai kích cỡ cùng trên vách tế bào tia |
|
|
|
34 |
Lỗ thông ngang mạch - tia tập trung lệch bên và thô (trên 10 μm) |
|
|
|
35 |
Lỗ thông ngang mạch - tia giới hạn thành hàng tận cùng |
|
|
|
Vách mạch gỗ dày thêm hình xoắn ốc (đường gân xoắn ốc) |
|
|
||
36 |
Mạch có đường gân xoắn ốc |
|
|
|
37 |
Đường gân xoắn ốc chạy khắp cả thành mạch |
|
|
|
38 |
Đường gân xoắn ốc chỉ có ở đầu tế bào mạch |
|
|
|
39 |
Đường gân xoắn ốc hạn chế ở thành mạch |
|
|
|
Đường kính hướng tiếp tuyến của lỗ mạch |
|
|
||
40 |
≤ 50 μm |
|
|
|
41 |
Từ 5 μm đến 100 μm |
|
|
|
42 |
Từ 100 μm đến 200 μm |
|
|
|
43 |
≥ 200 μm |
|
|
|
44 |
Tính giá trị trung bình cộng, sai tiêu chuẩn để xếp theo giới hạn quy định tại đặc điểm 40 đến 43 và ghi chú về dung lượng mẫu (số lượng lỗ mạch được đo) |
|
|
|
45 |
Mạch có hai kích cỡ rõ rệt, không áp dụng cho gỗ mạch vòng |
|
|
|
Mật độ mạch |
|
|
||
46 |
≤ 5 mạch/mm2 |
|
|
|
47 |
Từ 5 mạch đến 20 mạch/mm2 |
|
|
|
48 |
Từ 20 mạch đến 40 mạch/mm2 |
|
|
|
49 |
Từ 40 mạch đến 100 mạch/mm2 |
|
|
|
50 |
≥ 100 mạch/mm2 |
|
|
|
51 |
Tính giá trị trung bình cộng, sai tiêu chuẩn để xếp theo giới hạn quy định tại đặc điểm 46 đến 50 và ghi chú về dung lượng mẫu (số lượng lần đếm) |
|
|
|
Chiều dài trung bình của tế bào mạch |
|
|
||
52 |
≤ 350 μm |
|
|
|
53 |
Từ 350 μm đến 800 μm |
|
|
|
54 |
≥ 800 μm |
|
|
|
55 |
Tính giá trị trung bình cộng, sai tiêu chuẩn để xếp theo giới hạn quy định tại đặc điểm 52 đến 54 và ghi chú về dung lượng mẫu (số lượng tế bào mạch được đo) |
|
|
|
Thể bít và chất chứa trong mạch |
|
|
||
56 |
Thường có thể bít |
|
|
|
57 |
Thể bít màng cứng |
|
|
|
58 |
Chất gôm và chất chứa khác trong mạch gỗ lõi |
|
|
|
Gỗ không có mạch |
|
|
|
|
59 |
Gỗ không có mạch |
|
|
|
QUẢN BÀO VÀ SỢI GỖ |
|
|
||
Quản bào |
|
|
|
|
60 |
Có quản bào hình con thoi |
|
|
|
Sợi gỗ |
|
|
|
|
61 |
Sợi gỗ có lỗ thông ngang đơn đến có vành rất mảnh |
|
|
|
62 |
Sợi gỗ có lỗ thông ngang có vành rõ rệt |
|
|
|
63 |
Lỗ thông ngang thường có ở vách XT và TT |
|
|
|
64 |
Sợi gỗ có gân xoắn ốc |
|
|
|
Sợi gỗ có vách ngăn ngang và sợi gỗ thành dãy giống như mô mềm |
|
|
|
|
65 |
Sợi gỗ có vách ngăn ngang |
|
|
|
66 |
Sợi gỗ không có vách ngăn ngang |
|
|
|
67 |
Sợi gỗ thành dãy giống mô mềm nằm xem với sợi bình thường |
|
|
|
Chiều dày vách sợi gỗ |
|
|
|
|
68 |
Sợi gỗ có vách mỏng |
|
|
|
69 |
Sợi gỗ có vách mỏng đến dày |
|
|
|
70 |
Sợi gỗ có vách rất dày |
|
|
|
Chiều dài trung bình của sợi gỗ |
|
|
|
|
71 |
≤ 900 μm |
|
|
|
72 |
Từ 900 μm đến 1600 μm |
|
|
|
73 |
≥ 1600 μm |
|
|
|
74 |
Tính giá trị trung bình cộng, sai tiêu chuẩn để xếp theo giới hạn quy định tại đặc điểm 71 đến 73 và ghi chú về dung lượng mẫu (số lượng sợi gỗ được đo) |
|
|
|
MÔ MỀM DỌC |
||||
Mô mềm dọc |
|
|
||
75 |
Mô mềm dọc không có hoặc rất hiếm |
|
|
|
Mô mềm dọc không vây quanh mạch |
|
|
||
76 |
Mô mềm dọc phân tán |
|
|
|
77 |
Mô mềm dọc phân tán - tụ hợp |
|
|
|
Mô mềm dọc vây quanh mạch |
|
|
||
78 |
Mô mềm dọc vây quanh mạch không kín |
|
|
|
79 |
Mô mềm dọc vây quanh mạch kín |
|
|
|
80 |
Mô mềm dọc vây quanh mạch hình cánh |
|
|
|
81 |
Mô mềm dọc vây quanh mạch hình thoi |
|
|
|
82 |
Mô mềm dọc vây quanh mạch hình cánh dài |
|
|
|
83 |
Mô mềm dọc vây quanh mạch nối tiếp |
|
|
|
84 |
Mô mềm dọc vây quanh mạch lệch sang một bên |
|
|
|
Dải mô mềm dọc |
|
|
||
85 |
Chiều rộng dải mô mềm dọc có nhiều hơn 3 hàng tế bào |
|
|
|
86 |
Mô mềm dọc tụ hợp thành thành dải hẹp hoặc đường hẹp có chiều rộng đến 3 hàng tế bào |
|
|
|
87 |
Mô mềm dọc tụ hợp thành mạng lưới |
|
|
|
88 |
Mô mềm dọc tụ hợp thành hình thang |
|
|
|
89 |
Mô mềm dọc tụ hợp thành dải ở ranh giới hoặc gần ranh giới vòng năm |
|
|
|
Tế bào mô mềm dọc/ nhóm tế bào mô mềm dọc trong một dây |
|
|
||
90 |
Tế bào mô mềm hình thoi (dạng nguyên thủy) |
|
|
|
91 |
Nhóm 2 tế bào mô mềm trong một dây |
|
|
|
92 |
Nhóm từ 3 đến 4 tế bào mô mềm trong một dây |
|
|
|
93 |
Nhóm từ 5 đến 8 tế bào mô mềm trong một dây |
|
|
|
94 |
Nhóm trên 8 tế bào mô mềm trong một dây |
|
|
|
95 |
Mô mềm không hóa gỗ |
|
|
|
TIA GỖ |
|
|
||
Chiều rộng của tia gỗ |
|
|
||
96 |
Tia gỗ chỉ một dãy tế bào |
|
|
|
97 |
Tia gỗ rộng từ 1 đến 3 dãy tế bào |
|
|
|
98 |
Tia gỗ rộng từ 4 đến 10 dãy tế bào |
|
|
|
99 |
Tia gỗ rộng trên 10 dãy tế bào |
|
|
|
100 |
Tia gỗ có nhiều đoạn đa dãy rộng và đơn dãy hẹp |
|
|
|
Tia gỗ tụ hợp |
|
|
||
101 |
Có tia gỗ tụ hợp |
|
|
|
Chiều cao tia gỗ |
|
|
||
102 |
Chiều cao tia gỗ lớn hơn 1 mm |
|
|
|
Tia gỗ có hai độ rộng |
|
|
|
|
103 |
Tia gỗ có 2 độ rộng khác nhau rõ rệt |
|
|
|
Cấu thành của tia gỗ |
|
|
||
104 |
Tế bào tia gỗ đều nằm |
|
|
|
105 |
Tế bào tia gỗ đứng hoặc hình vuông |
|
|
|
106 |
Tế bào tia gỗ nằm ngang với một hàng tế bào ở rìa đứng hoặc hình vuông |
|
|
|
107 |
Tế bào tia gỗ nằm ngang từ 2 hàng đến 4 hàng tế bào ở rìa đứng hoặc hình vuông |
|
|
|
108 |
Tế bào tia gỗ nằm ngang với trên 4 hàng tế bào ở rìa đứng hoặc hình vuông |
|
|
|
109 |
Tia gỗ với các tế bào nằm ngang, hình vuông và đứng xen kẽ với nhau |
|
|
|
Tia gỗ có tế bào chắn |
|
|
||
110 |
Tia gỗ có tế bào chắn |
|
|
|
Tia gỗ có tế bào chèn |
|
|
||
111 |
Tia gỗ có tế bào chèn |
|
|
|
Tế bào tia gỗ có lỗ |
|
|
||
112 |
Tế bào tia gỗ có lỗ |
|
|
|
Vách tế bào mô mềm của tia gỗ tách rời |
|
|
||
113 |
Vách tế bào mô mềm của tia gỗ tách rời |
|
|
|
Số lượng tia gỗ |
|
|
||
114 |
Ít: ≤ 4 tia/mm |
|
|
|
115 |
Trung bình: từ 4 tia đến 12 tia/mm |
|
|
|
116 |
Nhiều: ≥ 12 tia/mm |
|
|
|
Gỗ không có tia gỗ |
|
|
||
117 |
Gỗ không có tia gỗ |
|
|
|
Cấu trúc tầng |
|
|
||
118 |
Tất cả các tia gỗ xếp thành tầng |
|
|
|
119 |
Tia thấp xếp thành tầng, tia cao không xếp thành tầng |
|
|
|
120 |
Mô mềm dọc và / hoặc tế bào mạch xếp thành tầng |
|
|
|
121 |
Sợi gỗ xếp thành tầng |
|
|
|
122 |
Tia và / hoặc các thành phần dọc xếp tầng không quy tắc |
|
|
|
123 |
Số lượng tia trong hàng dọc trên 1 mm theo chiều dọc thớ |
|
|
|
MÔ TIẾT VÀ MÔ PHÂN SINH |
|
|
||
Tế bào tiết dầu và / hoặc chất nhày |
|
|
||
124 |
Tế bào tiết dầu và/hoặc chất nhầy liên kết với mô mềm trong tia gỗ |
|
|
|
125 |
Tế bào tiết dầu và/hoặc chất nhầy liên kết với mô mềm dọc |
|
|
|
126 |
Tế bào tiết dầu và/hoặc chất nhầy xen kẽ với sợi gỗ |
|
|
|
Ống dẫn nhựa |
|
|
||
127 |
Ống dẫn nhựa dọc xếp thành hàng dài theo chiều tiếp tuyến |
|
|
|
128 |
Ống dẫn nhựa dọc xếp thành hàng ngắn theo chiều tiếp tuyến |
|
|
|
129 |
Ống dẫn nhựa dọc phân tán |
|
|
|
130 |
Ống dẫn nhựa ngang nằm trong tia gỗ |
|
|
|
131 |
Ống dẫn nhựa do tổn thương |
|
|
|
Ống dẫn mủ |
|
|
||
132 |
Ống dẫn mủ hoặc tanin |
|
|
|
Mô phân sinh |
|
|
||
133 |
Libe trong gỗ, sắp xếp đồng tâm |
|
|
|
134 |
Libe trong gỗ phân tán |
|
|
|
135 |
Các dạng mô phân sinh khác |
|
|
|
KHOÁNG CHẤT TRONG GỖ |
||||
Tinh thể hình lăng trụ |
||||
136 |
Có tinh thể lăng trụ |
|
|
|
137 |
Tinh thể lăng trụ trong tế bào đứng và / hoặc vuông của tia gỗ |
|
|
|
138 |
Tinh thể lăng trụ trong tế bào nằm của tia gỗ |
|
|
|
139 |
Tinh thể lăng trụ thành hàng XT trong tế bào nằm của tia gỗ |
|
|
|
140 |
Tinh thể lăng trụ trong khoang riêng ở tế bào đứng và / hoặc vuông của tia gỗ |
|
|
|
141 |
Tinh thể lăng trụ trong tế bào mô mềm dọc (không có khoang riêng) |
|
|
|
142 |
Tinh thể lăng trụ trong khoang riêng trong tế bào mô mềm dọc |
|
|
|
143 |
Tinh thể lăng trụ trong sợi gỗ |
|
|
|
Tinh thể hình cầu gai |
||||
144 |
Có tinh thể hình cầu gai |
|
|
|
145 |
Tinh thể hình cầu gai trong tế bào mô mềm của tia gỗ |
|
|
|
146 |
Tinh thể hình cầu gai trong tế bào mô mềm dọc |
|
|
|
147 |
Tinh thể hình cầu gai trong sợi gỗ |
|
|
|
148 |
Tinh thể hình cầu gai nằm trong khoang riêng của tế bào |
|
|
|
Các dạng tinh thể khác |
||||
149 |
Tinh thể hình bó |
|
|
|
150 |
Tinh thể hình kim |
|
|
|
151 |
Tinh thể hình trâm ngắn và / hoặc dài |
|
|
|
152 |
Tinh thể có hình dạng khác (thường nhỏ) |
|
|
|
153 |
Tinh thể dạng hạt cát |
|
|
|
Các đặc điểm khác của tinh thể |
||||
154 |
Tinh thể cùng kích thước trong một tế bào hoặc một khoang |
|
|
|
155 |
Tinh thể có hai loại kích thước khác nhau trong cùng một tế bào hoặc một khoang |
|
|
|
156 |
Tinh thể trong tế bào phình to |
|
|
|
157 |
Tinh thể trong thể bít của mạch gỗ |
|
|
|
158 |
Nhũ vôi |
|
|
|
Silic |
||||
159 |
Có silic |
|
|
|
160 |
Silic trong tế bào tia gỗ |
|
|
|
161 |
Silic trong tế bào mô mềm |
|
|
|
162 |
Silic trong sợi gỗ |
|
|
|
163 |
Silic trong suốt |
|
|
|
ĐẶC ĐIỂM VẬT LÝ |
|
|
|
|
Khối lượng riêng của gỗ |
||||
164 |
Khối lượng riêng cơ bản thấp ≤ 0,40 g/cm3 |
|
|
|
165 |
Khối lượng riêng cơ bản trung bình từ 0,40 g/cm3 đến 0,75 g/cm3 |
|
|
|
166 |
Khối lượng riêng cơ bản cao ≥ 0,75 g/cm3 |
|
|
|
Màu gỗ lõi |
||||
167 |
Màu gỗ lõi sẫm hơn màu gỗ dác |
|
|
|
168 |
Màu gỗ lõi cơ bản nâu hoặc nâu nhạt |
|
|
|
169 |
Màu gỗ lõi cơ bản đỏ hoặc đỏ nhạt |
|
|
|
170 |
Màu gỗ lõi cơ bản vàng hoặc vàng nhạt |
|
|
|
171 |
Màu gỗ lõi cơ bản trắng đến xám |
|
|
|
172 |
Gỗ lõi có sọc màu |
|
|
|
173 |
Gỗ lõi không có những đặc điểm trên |
|
|
|
Mùi của gỗ |
||||
174 |
Mùi gỗ rõ rệt |
|
|
|
Phụ lục B
(Quy định)
Bảng các đặc điểm mô tả cấu tạo thô đại và hiển vi của gỗ cây lá kim
TT |
Đặc điểm cấu tạo |
Có/không |
Chỉ số |
Ghi chú |
ĐẶC ĐIỂM VẬT LÝ |
||||
Màu gỗ lõi |
|
|
||
1 |
Gỗ lõi màu nâu hoặc nâu nhạt |
|
|
|
2 |
Gỗ lõi màu đỏ hoặc đỏ nhạt |
|
|
|
3 |
Gỗ lõi màu vàng hoặc vàng nhạt |
|
|
|
4 |
Gỗ lõi màu sáng (trắng, kem, xám) |
|
|
|
5 |
Gỗ lõi màu tía hoặc tía nhạt |
|
|
|
6 |
Gỗ lõi màu có màu khác |
|
|
|
Màu gỗ lõi phân biệt với màu gỗ dác |
||||
7 |
Màu gỗ lõi tương tự như màu gỗ dác |
|
|
|
8 |
Màu gỗ lõi khác biệt với màu gỗ dác |
|
|
|
Sọc màu |
||||
9 |
Gỗ lõi có sọc màu |
|
|
|
Mùi gỗ |
||||
10 |
Gỗ có mùi rõ rệt (đặc trưng) |
|
|
|
Khối lượng riêng gỗ khô trong không khí trung bình / Khối lượng riêng cơ bản trung bình của mẫu xác định được |
||||
11 |
…. < g/cm3 > |
|
|
|
Khối lượng riêng gỗ khô trong không khí trung bình (g/cm3) xếp theo phạm vi |
||||
12 |
Dưới 0,48 g/cm3 |
|
|
|
13 |
Từ 0,48 g/cm3 đến 0,60 g/cm3 |
|
|
|
14 |
Trên 0,60 g/cm3 |
|
|
|
VÒNG SINH TRƯỞNG |
||||
Ranh giới vòng sinh trưởng |
||||
15 |
Ranh giới vòng sinh trưởng rõ ràng |
|
|
|
16 |
Ranh giới vòng sinh trưởng không rõ ràng, không thấy |
|
|
|
Chuyển tiếp từ gỗ sớm sang gỗ muộn |
||||
17 |
Đột ngột |
|
|
|
18 |
Dần dần |
|
|
|
QUẢN BÀO |
||||
Lỗ thông ngang của quản bào gỗ sớm có trên vách hướng XT |
||||
19 |
Chủ yếu đơn dãy |
|
|
|
20 |
Hai hoặc nhiều dãy |
|
|
|
Sắp xếp của lỗ thông ngang hai hoặc nhiều dãy của quản bào gỗ sớm |
||||
21 |
Đối xứng |
|
|
|
22 |
Xen kẽ |
|
|
|
Chất hữu cơ trong quản bào gỗ lõi |
||||
23 |
Có |
|
|
|
Giá trị chiều dài trung bình của quản bào xác định được trên mẫu |
||||
24 |
. ... µm |
|
|
|
Phân cấp chiều dài trung bình của quản bào |
||||
25 |
Quản bào ngắn: dưới 3000 μm |
|
|
|
26 |
Quản bào trung bình: từ 3000 μm đến 5000 μm |
|
|
|
27 |
Quản bào dài: trên 5000 μm |
|
|
|
Khoảng trống giữa các quản bào trên mặt cắt ngang |
||||
28 |
Có |
|
|
|
Độ dày của vách quản bào gỗ muộn |
||||
29 |
Quản bào vách mỏng (độ dày hai lần vách nhỏ hơn đường kính ruột quản bào) |
|
|
|
30 |
Quản bào vách dày (độ dày hai lần vách lớn hơn đường kính ruột quản bào) |
|
|
|
Đế trên màng ngăn của lỗ thông ngang quản bào phần gỗ sớm |
||||
31 |
Có |
|
|
|
32 |
Đế hình vỏ sò |
|
|
|
Đế mở rộng trên màng ngăn |
||||
33 |
Có |
|
|
|
Rìa lỗ thông ngang hình V |
||||
34 |
Có |
|
|
|
Lớp sần trên quản bào |
||||
35 |
Có |
|
|
|
Đường gờ nổi phía mặt trong của vách quản bào (đường gân) có hình xoắn ốc |
||||
36 |
Có |
|
|
|
Đường gân xoắn ốc trong vòng sinh trưởng |
||||
37 |
Có ở tất cả quản bào trong vòng sinh trưởng |
|
|
|
38 |
Chỉ phát triển mạnh ở phần gỗ sớm |
|
|
|
39 |
Chỉ phát triển mạnh ở phần gỗ muộn |
|
|
|
Đường gân xoắn ốc đơn và kép |
||||
40 |
Đường gân xoắn ốc đơn |
|
|
|
41 |
Đường gân xoắn ốc kép (hai hoặc ba đường) |
|
|
|
Khoảng cách đường gân hình xoắn ốc ở quản bào gỗ sớm |
||||
42 |
Hẹp: trên 120 vòng / mm) |
|
|
|
43 |
Rộng: ít hơn 120 vòng / mm) |
|
|
|
Đường gân xoắn ốc trong quản bào tia gỗ |
||||
44 |
Thường thấy |
|
|
|
45 |
Hiếm khi thấy |
|
|
|
Vách có đường gân ngang |
||||
46 |
Có |
|
|
|
MÔ MỀM DỌC |
||||
Mô mềm dọc (không tính đến tế bào này là vách và cạnh ống nhựa) |
||||
47 |
Có |
|
|
|
Sắp xếp của mô mềm dọc |
||||
48 |
Mô mềm dọc phân tán (trải đều khắp cả vòng sinh trưởng) |
|
|
|
49 |
Mô mềm dọc tập hợp thành vòng tiếp tuyến |
|
|
|
50 |
Mô mềm dọc ở ranh giới vòng năm |
|
|
|
Vách ngăn giữa các tế bào mô mềm dọc |
||||
51 |
Nhẵn |
|
|
|
52 |
Dày mỏng khác nhau (không đều) |
|
|
|
53 |
Có u lồi |
|
|
|
TIA GỖ |
|
|
||
Quản bào trong tia gỗ |
||||
54 |
Thường có |
|
|
|
55 |
Không có hoặc hiếm khi có |
|
|
|
Vách của quản bào trong tia gỗ |
||||
56 |
Nhẵn |
|
|
|
57 |
Hình răng cưa |
|
|
|
58 |
Hình lưới |
|
|
|
Vành lỗ thông ngang của quản bào tia gỗ hình góc cạnh hoặc có đường dày lên hình răng cưa |
||||
59 |
Có |
|
|
|
Vách giữa các tế bào mô mềm trong tia gỗ |
||||
60 |
Nhẵn (không có lỗ thông nhau) |
|
|
|
61 |
Thấy rõ lỗ thông nhau |
|
|
|
Vách nằm ngang của tế bào mô mền tia gỗ |
||||
62 |
Nhẵn (không có lỗ thông nhau) |
|
|
|
63 |
Thấy rõ lỗ thông nhau |
|
|
|
Vết lõm ở góc mô mềm tia |
||||
64 |
Có |
|
|
|
Lỗ thông ngang giữa tế bào tia và quản bào dọc |
||||
65 |
Giống hình cửa sổ |
|
|
|
66 |
Dạng chi thông |
|
|
|
67 |
Dạng chi vân sam |
|
|
|
68 |
Dạng chi bách |
|
|
|
69 |
Dạng chi bụt mọc |
|
|
|
70 |
Dạng chi bách tán |
|
|
|
Số lượng lỗ thông ngang quản bào gỗ sớm trong mỗi khoang xác định được trên mẫu |
||||
71 |
... / khoang |
|
|
|
Đánh giá số lượng lỗ thông ngang quản bào gỗ sớm trong mỗi khoang |
||||
72 |
Dạng cửa sổ lớn: từ 1 lỗ thông ngang đến 2 lỗ thông ngang |
|
|
|
73 |
Ít: từ 1 lỗ thông ngang đến 3 lỗ thông ngang |
|
|
|
74 |
Trung bình: từ 3 lỗ thông ngang đến 5 lỗ thông ngang |
|
|
|
75 |
Nhiều: trên 6 lỗ thông ngang |
|
|
|
Giá trị chiều cao tia gỗ đo được trên mẫu |
||||
76 |
... μm |
|
|
|
Phân hạng chiều cao trung bình của tia gỗ (tính bằng số lượng tế bào tia gỗ) |
||||
77 |
Rất thấp: từ 1 tế bào đến 4 tế bào |
|
|
|
78 |
Trung bình: từ 5 tế bào đến 15 tế bào |
|
|
|
79 |
Cao: từ 16 tế bào đến 30 tế bào |
|
|
|
80 |
Rất cao: trên 30 tế bào |
|
|
|
Chiều cao trung bình của tia gỗ hình thoi đo được |
|
|
||
81 |
…. μm |
|
|
|
Chiều rộng tia (tính theo dãy tế bào) |
|
|
||
82 |
Chỉ 1 dãy |
|
|
|
83 |
Từ 2 dãy đến 3 dãy (tùy theo vị trí) |
|
|
|
ỐNG DẪN NHỰA |
|
|
||
Ống dẫn nhựa dọc |
||||
84 |
Có |
|
|
|
Ống dẫn nhựa ngang (XT) |
||||
85 |
Có |
|
|
|
Ống dẫn nhựa do tổn thương (dọc, XT) |
||||
86 |
Có |
|
|
|
Đường kính trung bình của ống dẫn nhựa dọc |
||||
87 |
Đường kính ngoài đo theo hướng TT (kể cả tế bào thành ống): ... μm |
|
|
|
88 |
Đường kính trong đo theo hướng TT: … μm |
|
|
|
89 |
Đường kính ngoài đo theo hướng XT (kể cả tế bào thành ống): …. μm |
|
|
|
Đường kính trung bình của ống dẫn nhựa ngang xác định được |
||||
90 |
…. μm |
|
|
|
Tế bào bao quanh ống dẫn nhựa |
|
|
||
91 |
Có vách dày |
|
|
|
92 |
Có vách mỏng |
|
|
|
KHOÁNG CHẤT TRONG GỖ |
||||
Tinh thể trong gỗ |
||||
93 |
Có |
|
|
|
Hình dạng tinh thể |
||||
94 |
Hình lăng trụ |
|
|
|
95 |
Hình sao (cầu gai) |
|
|
|
96 |
Hình dạng khác (đặc trưng) |
|
|
|
Hiện diện của tinh thể |
||||
97 |
Trong tia gỗ |
|
|
|
98 |
Trong mô mềm dọc |
|
|
|
99 |
Trong tế bào liên kết với ống nhựa |
|
|
|
Phục lục C
(Tham khảo)
Quy trình định loại gỗ
Bước 1: Chuẩn bị mẫu:
- Chuẩn bị mẫu gỗ cho quan sát đặc điểm cấu tạo thô đại
- Chuẩn bị mẫu cho quan sát hiển vi bao gồm: Lam kính chứa 3 mặt cắt lát mỏng (mặt cắt ngang, mặt cắt xuyên tâm và mặt cắt tiếp tuyến); Sản phẩm phân ly sợi gỗ.
- Chuẩn bị mẫu gỗ cho xác định khối lượng riêng của gỗ.
Bước 2: Quan sát và Mô tả đặc điểm cấu tạo của gỗ:
2.1 Quan sát đặc điểm cấu tạo thô đại và đặc điểm cấu tạo hiển vi của gỗ.
- Quan sát bằng mắt thường trước, sau đó dùng kính lúp, kính hiển vi, …để quan sát và chụp ảnh đặc điểm mô tả cấu tạo thô đại và hiển vi sau.
- Cách sử dụng kính lúp khi quan sát: Trước tiên, đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính. Sau đó từ từ di chuyển kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét. Ngoài ra, có thể di chuyển khoảng cách giữa vật quan sát và mắt, điều chỉnh vị trí kính lúp để có thể quan sát mẫu vật rõ nhất.
- Cách sử dụng kính hiển vi để quan sát đặc điểm cấu tạo hiển vi của gỗ:
+ Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x,…) theo mục đích quan sát.
+ Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.
+ Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản.
+ Mắt nhìn vào thị kính, vặn núm xoáy to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy rõ
+ Vặn núm xoáy nhỏ thật chậm để có thể quan sát vật rõ nét nhất có thể.
2.2 Mô tả đặc điểm cấu tạo thô đại và đặc điểm cấu tạo hiển vi của gỗ.
- Để tra cứu định loại gỗ cần nắm kiến thức về cấu tạo gỗ, ngoài ra cần thực hiện theo nguyên tắc:
- Mô tả đặc điểm nổi bật trước, đặc điểm thông thường mô tả sau (ví dụ: mạch gỗ, tế bào mô mềm,…)
- Mô tả trên mặt cắt ngang trước, mô tả trên các mặt cắt dọc sau.
- Vừa quan sát và ghi chép các đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi của gỗ
Bước 3: Tổng hợp Bảng đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi của gỗ:
- Tổng hợp các đặc điểm cấu tạo của gỗ có sự tham khảo Bảng mô tả đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi của gỗ ở Phụ lục A cho mẫu gỗ lá rộng và Phụ lục B cho mẫu gỗ lá kim.
Bước 4: Tra cứu tài liệu và so sánh với mẫu tham chiếu:
- Phán đoán kết quả trước, để đưa ra định hướng một số mẫu gỗ tham chiếu có khả năng trùng khớp cao.
- So sánh các đặc điểm mô tả cấu tạo thô đại và hiển vi của mẫu gỗ cần định loại với các mẫu gỗ tham chiếu.
- Đưa ra kết luận cuối cùng.
Bước 5: Kết luận và lập báo cáo kết quả định loại
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội (2016) Vũ Huy Đại, Tạ Thị Phương Hoa, Vũ Mạnh Tường, Đỗ Văn Bản, Nguyễn Tử Kim, Giáo trình Khoa học gỗ.
[2] TCCS 03 : 2021/CNR Gỗ - Phương pháp giám định.
[3] IAWA Journal (2004) Baas, Pieter ; Blokhina, Nadezhda ; Fujii, Tomoyuki et al, List of Microscopic features of softwood identification.
[4] IAWA Journal (1989) Wheeler, Elisabeth & Baas, Pieter & Gasson, Peter, List of Microscopic features of hardwood identification.
[5] Laboratory and Scientific Section, Global Programme for Combating Wildlife and Forest Crime (2016) Wiedenhoeft Alex, UNODC Best Practice Guide Forensic Timber Identification.
[6] R. Wagenfuer (1966), Anatomie des Holzes. VEB Fachbuchverlag Leipzig.
[7] TAPPI T263 sp-02 (2016), Identification of wood and fibers from conifers.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.