TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13952:2024
NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN - NƯỚC NGỌT - YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
Water for aquaculture - Freshwater - Quality Requirements
Lời nói đầu
TCVN 13952:2024 do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN - NƯỚC NGỌT - YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
Water for aquaculture - Freshwater - Quality Requirements
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số nước cho nuôi trồng thủy sản thương phẩm nước ngọt (nuôi ao, nuôi lồng bè, nuôi cá ruộng và nuôi nước lạnh). Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các đối tượng nuôi thủy sản có các tiêu chuẩn riêng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tiêu chuẩn viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4884-1:2015, Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp định lượng vi sinh vật - Phần 1: Đếm khuẩn lạc ở 30 độ C bằng kỹ thuật đổ đĩa.
TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984), Chất lượng nước - Xác định Amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.
TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984 E), Chất lượng nước - Xác định nitrit - Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử.
TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984), Chất lượng nước - Xác định Amoni - Phần 1: Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay.
TCVN 6186:1996 (ISO 8467:1993 E), Chất lượng nước -Xác định chỉ số pemaganat.
TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004), Chất lượng nước - Xác định phospho - phương pháp đo phổ dùng Amoni molipdat.
TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989), Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hóa học.
TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008), Chất lượng nước - Xác định pH.
TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997), Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh.
TCVN 6636-1:2000 (ISO 9963-1:1994), Chất lượng nước - Xác định độ kiềm - Phần 1: Xác định độ kiềm tổng số và độ kiềm composit
TCVN 6377:2000 (ISO 10530:1992), Chất lượng nước - Xác định sunfua hòa tan - Phương pháp đo quang dùng Metylen xanh.
TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối.
TCVN 7324:2004 (ISO 5813:1983), Chất lượng nước - Xác định oxy hòa tan - Phương pháp iod.
TCVN 7325:2016 (ISO 5814:2012), Chất lượng nước - Xác định oxy hòa tan - Phương pháp đầu đo điện hóa.
TCVN 9242:2012 (ISO 11732:2005), Chất lượng nước - Xác định amoni nito - Phương pháp phân tích dòng (CFA và FIA) và đo phổ.
TCVN 13088:2020, Chất lượng nước - Xác định nhiệt độ.
SMEWW 2320 B:2017, Alkalinity/titration method (Độ kiềm/phương pháp chuẩn độ).
SMEWW 2540 D:2017, Solid/total suspended solids dried at 103-105°C (Chất rắn/ Tổng chất rắn lơ lửng ở 103-105° C).
SMEWW 2550 B:2017, Temperature/laboratory and field method (Nhiệt độ/phương pháp phòng thí nghiệm và hiện trường).
SMEWW 4500-NH3F:2017, Nitrogen (Ammonia)/Phenate method (Nitơ (amonia)/phương pháp phenol).
SMEWW 4500-NO2 B:2017, Nitrogen (Nitrite)/Colorimetric method (Nitơ (Nitrit)/phương pháp trắc quang).
SMEEWW 4500-CO2-C:2017, Carbon Dioxide (Cacbonic).
SMEWW 4500-P E:2017, Orthophosphate/ascorbic acid method (Orthophosphat/phương pháp axit ascorbic).
SMEWW 4500-S2- D:2017, Sulfide/methylene blue method (Sunfua/phương pháp metylen xanh).
SMEWW 5220 B, C:2017, Chemical oxygen demand (Nhu cầu oxy hóa học COD).
SMEWW 9215:2017, Heterotrophic plate count (Đếm vi khuẩn hiếu khí bằng phương pháp đĩa thạch).
SMEWW 9221:2017, Membrane filter technique for members of the conform group (Kỹ thuật màng lọc cho nhóm coliform).
SMEWW 9260F:2017, Detection of pathogenic bacteria/Diarrheagenic Escherichia coli (Xác định vi khuẩn, gây bệnh/ Escherichia coli gây tiêu chảy).
SMEWW 9260L:2017, Detection of pathogenic bacteria/Aeromonas (Xác định vi khuẩn gây bệnh/ Aeromonas).
SMEWW 10200H, I:2017, Chlorophyll (Chlorophyll).
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Nuôi trồng thủy sản thương phẩm nước ngọt (Commercial freshwater aquaculture)
Hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, ương nuôi các loài thủy sản (nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm, ở đây, nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5‰.
4 Yêu cầu chất lượng
Giá trị giới hạn của các thông số nước nuôi trồng thủy sản thương phẩm nước ngọt được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Giá trị giới hạn của các thông số nước cho nuôi trồng thủy sản thương phẩm nước ngọt
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị giới hạn |
1. Nhiệt độ |
°C |
18 - 34 10 - 20 (cá hồi) 10 - 26 (cá tầm) |
2. pH |
|
6,5 - 9 Dao động ≤ 1,0 trong ngày |
3. Ôxy hòa tan (DO) |
mg/L |
≥ 4,0 ≥ 2,0 (cá tra) |
4. Độ trong |
cm |
30 - 60 30 - 80 (cá hồi, cá tầm) |
5. Độ kiềm |
mg/L |
30 - 200 |
6. Ammonia tổng cộng (NH4+-N) |
mg/L |
≤ 1,0 |
7. Amoniac (NH3) |
mg/L |
≤ 0,1 |
8. Nitrit (NO2--N) |
mg/L |
≤ 0,5 |
9. Phosphat (PO43--P) (*) |
mg/L |
≤ 0,2 |
10. H2S |
mg/L |
≤ 0,1 |
11. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) (*) |
mg/L |
≤ 100 |
12. Nhu cầu ôxy hóa học (COD) |
mg/L |
≤ 20 |
13. Carbonic (CO2) |
mg/L |
≤ 10 |
14. Vi khuẩn hiếu khí tổng số |
CFU/mL |
≤ 106 |
15. Streptococcus tổng số |
CFU/mL |
≤ 103 |
16. Aeromonas tổng số |
CFU/mL |
≤ 103 |
17. Tổng Coliform |
CFU/100mL |
< 5.000 |
18. E. coli |
CFU/100mL |
< 20 |
19. Chlorophyll-a |
μg/L |
≤ 300 |
CHÚ THÍCH: (*): Không áp dụng cho nuôi cá ruộng |
5 Lấy mẫu
Lấy mẫu theo TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987); TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014).
6 Phương pháp thử
Các thông số nước nuôi trồng thủy sản thương phẩm nước ngọt được xác định theo một trong các phương pháp thử được nêu tại Bảng 2.
Chấp nhận các phương pháp thử có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các phương pháp thử được viện dẫn trong Bảng 2.
Bảng 2 - Các phương pháp thử
Thông số |
Phương pháp thử |
1. Nhiệt độ |
TCVN 13088:2020 SMEWW 2550 B:2017 |
2. pH |
TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) |
3. Ôxy hòa tan (DO) |
TCVN 7325:2016 (ISO 5814:2012) TCVN 7324:2004 (ISO 5813:1983) |
4. Độ trong |
Theo phụ lục A |
5. Độ kiềm |
TCVN 6636-1:2000 (ISO 9963-1:1994) SMEWW 2320 B:2017 |
6. Ammonia tổng cộng (NH4+-N) |
TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984) TCVN 9242:2012 (ISO 11732:2005) SMEWW 4500NH3-F:2017 |
7. Ammoniac (NH3) |
TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984) TCVN 9242:2012 (ISO 11732:2005) SMEWW 4500NH3-F:2017 |
8. Nitrit (NO2--N) |
TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984 E) SMEWW 4500-NO2 B:2017 |
9. Phosphat (PO43--P) |
TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) SMEWW 4500P, B-E:2017 SMEWW 4500P, B-D:2017 |
10. H2S |
TCVN 6637:2000 (ISO 10530:1992) SMEWW 4500-S2- B&D:2017 |
11. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) |
TCVN 6625:2000 (ISO. 11923:1997) SMEWW 2540 D:2017 |
12. Nhu cầu ôxy hóa học (COD) |
TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) TCVN 6186:1996 (ISO 8467:1993 E) SMEWW 5220 B, C: 2017 |
13. Carbonic (CO2) |
SMEEWW 4500-CO2-C:2017 |
14. Vi khuẩn hiếu khí tổng số |
SMEWW 9215:2017 |
15. Streptococcus tổng số |
SMEWW 9215:2017 TCVN 4884-1:2015 (ISO 4833-1:2013) |
16. Aeromonas tổng số |
SMEWW 9260L:2017 |
17. Tổng Conform |
SMEWW 9221B:2017 |
18. E. coli |
SMEWW 9260F:2017 |
19. Chlorophyll-a |
SMEWW 10200 H, 1:2017 |
Phụ lục A
(Quy định)
Phương pháp đĩa Secchi xác định độ trong của nước
A.1 Nguyên tắc
Trong thủy sản sử dụng đĩa Secchi để ước lượng độ trong của nước dựa vào độ xuyên thấu của ánh sáng trong nước.
A.2 Thiết bị, dụng cụ
Đĩa Secchi: hình tròn, đường kính 20 cm, có độ nặng, được sơn các góc phần tư màu đen và trắng xen kẽ nhau. Đĩa được gắn với thước dây hoặc tay cầm có chia vạch đo độ dài.
A.3 Cách tiến hành
Thả từ từ đĩa Secchi xuống nước theo phương thẳng đứng, đến khi không nhìn thấy đĩa. Ghi nhận độ sâu của mực nước (H1).
Tiếp tục kéo từ từ đĩa lên theo phương thẳng đứng đến khi đĩa Secchi xuất hiện. Ghi nhận độ sâu của mực nước (H2).
A.4 Tính kết quả
Độ trong của nước (H) là giá trị trung bình của (H1) và (H2). Đơn vị được tính centimet (cm), theo công thức:
|
(A.1) |
Trong đó
H1 là độ sâu của mực nước khi thả đĩa Secchi xuống
H2 là độ sâu của mực nước khi kéo đĩa Secchi lên
Thư mục tài liệu tham khảo
1. Bộ NN và PTNT (2011). QCVN 01-80:2011 /BNNPTNT: Cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm - điều kiện vệ sinh thú y.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2023). QCVN 08:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
3. Đại học Cần Thơ. Giáo trình Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá nước ngọt. NXB Nông nghiệp.
4. Nguyễn Đức Tuân và cộng sự (2016). "Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài nghiên cứu công nghệ sản xuất giống cá tầm Xi bê ri (Acipencer baerii) (KC.06./11-15)."
5. Tiêu chuẩn ngành. 28 TCN 101:1997- Phụ lục 8: Tiêu chuẩn đánh giá đối với môi trường nước nuôi và lưu giữ động vật thủy sản,
6. Trương Thị Mỹ Hạnh, Phan Thị Vân, Lê Thị Mây, Nguyễn Hữu Nghĩa, Võ Văn Nha, Nguyễn Đình Xuân Quý, Đặng Thị Lụa (2021). Yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh Streptococcusis ở cá rô phi (Oreochromis sp.) nuôi nước ngọt. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp, 63(7)”42-47.
7. Anita Bhatnagar and Pooja Devi (2013). "Water quality guidelines for the management of pond fish culture." International journal of environmental sciences 3(6): 1980-2009.
8. Boyd CE (2003). Guildlines for aquaculture effuent management at farm-level. Alabama Agricultural Experiment station, Auburn University.
9. LaDon Swann (1997). A fish farmer's guide to understanding water quality, Aquaculture Extension, lllinois-lndiana Sea Grant Program.
10. Lawson TB (1995). Water quality and environmental requirements. Chapter 2 In Fundamentals of Aquacultural Engineering, Chapman & Hall, New York, 12-39.
11. Marta Zdanowicz, Zbigniew Jan Mudryk and Piotr Perlinski (2020). "Abundance and antibiotic resistance of Aeromonas isolated from the water of three carp ponds." Veterinary Research Communications 44(1): 9-18.
12. Mohamed El-Sherif, Amal Mohamed and Ibrahim El-Feky (2009). "Performance of Nile Tilapia (Oreochromis niloticus) Fingerlings. I. Effect of pH." International Journal of Agriculture and Biology
13. Nathan Mayhew stone and Hugh K Thomforde (2004). Understanding your fish pond water analysis report, Cooperative Extension Program, University of Arkansas at Pine Bluff, US.
14. Peter Appleford, John S Lucas and Paul C Southgate (2012). "General principles." Aquaculture: farming aquatic animals and plants, 2nd edn. Wiley-Blackwell, Chichester: 18-51.
15.
Philminaq, Annex 2. Water Quality Criteria and standard for Freshwater and
Marine Aquaculture.
16. Robert C Summerfelt (2000). "Water quality considerations for aquaculture." Department of Animal Ecology: 2-7.
17. Rolando Pakingking Jr, Peter Palma and Roselyn Usero (2020). "Aeromonas load and species composition in tilapia (Oreochromis niloticus) cultured in earthen ponds in the Philippines." Aquaculture Research 51(11): 4736-4747.
18. Sunil Jain, Gunwant Sharma and YP Mathur (2013). "Effects of temperature variations on fish in lakes." International Journal of Engineering Research and Technology 2(10): 2516-2523.
19. Svobodová, Z., R. L, J. Máchová, and B. Vykusová (1993). Water Quality and Fish Health. EIFAC Technical Paper no. 54. Rome: FAO.
20. Vanessa Tomaz Rebougas, Francisco Roberto dos Santos Lima, Davi de Holanda Cavalcante and Marcelo Vinlcius do Carmo e Sá (2016). "Reassessment of the suitable range of water pH for culture of Nile tilapia Oreochromis niloticus L. in eutrophic water." Acta Scientiarum. Animal Sciences 38: 361-368.
21. Zweig RD, Morton JD & Stewart MM. (1999). Source water quality for aquaculture: a guide for assessment. The World Bank, Washington DC.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.