TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13947:2024
XI MĂNG XỈ LÒ CAO HOẠT HÓA SULFATE - THÀNH PHẦN, YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHÍ PHÙ HỢP
Supersulfated Cement - Composition, specifications and conformity criteria
Lời nói đầu
TCVN 13947:2024 được biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn BS EN 15743:2010 + A1:2015 Supersulfated cement - Composition, specifications and conformity criteria (Xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfat - Thành phần, yêu cầu kỹ thuật và tiêu chí phù hợp).
TCVN 13947:2024 do Viện Vật liệu Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Cõng nghệ công bố.
XI MĂNG XỈ LÒ CAO HOẠT HÓA SULFATE - THÀNH PHẦN, YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHÍ PHÙ HỢP
Supersulfated Cement - Composition, specifications and conformity criteria
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate và các thành phần của loại xi măng này. Tiêu chuẩn này cũng nêu rõ các tiêu chí phù hợp tiêu chuẩn và các quy định có liên quan.
CHÚ THÍCH: Ngoài các yêu cầu cụ thể, có thể trao đổi, bổ sung thông tin giữa nhà sản xuất và người sử dụng nếu thấy cần thiết. Các trao đổi như vậy không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này và có thể được thỏa thuận giữa các bên liên quan.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “xi măng” trong tiêu chuẩn này được sử dụng là để chỉ duy nhất xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate trừ khi có chỉ dẫn khác.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
EN 196-1, Methods of testing cement - Part 1: Determination strength (Các phương pháp thử xi măng - Phần 1: Xác định cường độ)
EN 196-2, Methods of testing cement - Part 2: Chemical analysis of cement (Các phương pháp thử xi măng - Phần 2: Phân tích hóa học xi măng)
EN 196-3, Methods of testing cement - Part 3: Determination of setting times and soundness (Các phương pháp thử xi măng - Phần 3: Xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích)
EN 196-7, Methods of testing cement - Part 7: Methods of taking and preparing samples of cement (Các phương pháp thử xi măng - Phần 7: Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử)
EN 196-8, Methods of testing cement - Part 8: Heat of hydration - Solution method (Các phương pháp thử xi măng - Phần 8: Nhiệt thủy hóa - Phương pháp hòa tan)
EN 196-9, Methods of testing cement - Part 9: Heat of hydration - Semi-adiabatic method (Các phương pháp thử xi măng - Phần 9: Nhiệt thủy hóa - Phương pháp bán đoạn nhiệt)
EN 197-1, Cement - Part 1: Composition, specifications and conformity criteria for common cements (Xi măng - Phần 1: Thành phần, yêu cầu kỹ thuật và tiêu chí phù hợp đối với các loại xi măng thông dụng);
EN 196-2, Cement - Part 2: Conformity evaluation (Xi măng - Phần 2: Đánh giá chấp nhận)
EN 459-1, Building lime - Part 1: Definitions, specifications and conformity criteria (Vôi xây dựng - Phần 1: Thành phần, yêu cầu kỹ thuật và tiêu chí phù hợp)
EN 934 (all parts), Admixtures for concrete, mortar and grout (EN 934 (tất cả các phần), phụ gia cho bê tông, vữa xây và vữa trát).
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1 Nhiệt thủy hóa (heat of hydration)
Lượng nhiệt sinh ra do quá trình thủy hóa xi măng trong một khoảng thời gian nhất định.
3.2 Các cấu tử chính (main constituents)
Xỉ hạt lò cao và calci sulfate chiếm lớn hơn 90% theo khối lượng trên tổng của tất cả các cấu tử chính và các cấu tử bổ sung.
3.3 Các cấu tử bổ sung (additional constituents)
Clanhke xi măng poóc lăng (K) và các cấu tử bổ sung khác (A) được lựa chọn, sử dụng với tỷ lệ không lớn hơn 10% theo khối lượng của tổng tất cả các cấu tử chính và các cấu tử bổ sung.
CHÚ THÍCH: Các cấu tử bổ sung khác là vật liệu vô cơ được lựa chọn có nguồn gốc tự nhiên và/hoặc nguồn gốc từ quá trình sản xuất công nghiệp.
3.4 Chu kỳ kiểm soát (control period)
Khoảng thời gian sản xuất và xuất xưởng được xác định để đánh giá các kết quả kiểm tra tự thử nghiệm.
3.5 Giá trị đặc trưng (characteristic value)
Giá trị của một tính chất yêu cầu mà các giá trị của tất cả các số liệu thống kê nằm nằm ngoài giá trị này chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm quy định, tương ứng với phân vị Pk xác định.
3.6 Giá trị đặc trưng yêu cầu (specified characteristic value)
Giá trị đặc trưng của tính chất cơ học, vật lý hoặc hóa học cần phải đạt, là giá trị, không được lớn hơn trong trường hợp quy định giới hạn trên hoặc không được nhỏ hơn trong trường hợp quy định giới hạn dưới.
3.7 Giá trị giới hạn đối với kết quả đơn lẻ (single result limit value)
Giá trị của tính chất cơ học, vật lý hoặc hóa học cần phải đạt, là giá trị đối với kết quả thử nghiệm đơn lẻ bất kỳ, không được lớn hơn trong trường hợp quy định giới hạn trên hoặc không được nhỏ hơn trong trường hợp quy định giới hạn dưới.
3.8 Xác suất cho phép theo chấp nhận CR (allowable probability of acceptance CR)
Xác suất cho phép chấp nhận xi măng có giá trị đặc trưng nằm ngoài giá trị đặc trưng yêu cầu đối với từng kế hoạch lấy mẫu cụ thể.
3.9 Kế hoạch lấy mẫu (sampling plan)
Kế hoạch cụ thể quy định số lượng mẫu (thống kê) sẽ được sử dụng, phân vị Pk và xác suất cho phép theo chấp nhận CR.
3.10 Mẫu điểm (spot sample)
mẫu được lấy tại cùng một thời điểm và từ cùng một vị trí, liên quan đến các thử nghiệm dự kiến và có thể lấy được bằng cách gộp một hoặc nhiều mẫu đơn lấy liên tiếp.
3.11 Công tác tự thử nghiệm (autocontrol testing)
Thử nghiệm thường xuyên do nhà sản xuất thực hiện trên các mẫu xi măng cục bộ lấy tại (các) điểm xuất xi măng trong nhà máy/kho hàng.
4 Xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate (supersulfated cement)
Xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate là chất kết dính thủy lực, tức là một vật liệu vô cơ mịn khi trộn với nước, sẽ tạo thành dạng hồ nhão có khả năng đông kết và đóng rắn do các phản ứng thủy hóa và quá trình thủy hóa và sau khi đóng rắn, duy trì được cường độ và ổn định ngay cả khi ngập trong nước.
Xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate bao gồm chủ yếu là xỉ hạt lò cao và calci sulfat. Chúng có thành phần đồng nhất theo thống kê, được tạo nên bởi các quá trình gia công, xử lý nguyên vật liệu và quá trình sản xuất xi măng đảm bảo chất lượng. Mối liên quan giữa quá trình gia công, xử lý nguyên vật liệu, quá trình sản xuất xi măng và sự phù hợp của xi măng theo tiêu chuẩn này được quy định trong EN 197-2.
Trong xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfat, khác với các loại xi măng thông thường theo EN 197-1, thành phần chính xỉ hạt lò cao nghiền mịn được hoạt hóa bằng calci sulfat. Cấu tử bổ sung có thể được thêm vào xi măng để thúc đẩy quá trình hoạt hóa và thủy hóa ở tuổi sớm của xỉ.
5 Nguyên vật liệu chế tạo xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate
5.1 Cấu tử chính
5.1.1 Xỉ hạt lò cao (S)
Xỉ hạt lò cao được tạo thành bằng cách làm nguội nhanh xỉ nóng chảy có thành phần phù hợp, thu được khi nấu chảy quặng sắt trong lò cao, có thành phần pha chủ yếu là thủy tinh chiếm ít nhất hai phần ba khối lượng xỉ, và có đặc tính thủy lực khi được hoạt hóa một cách thích hợp.
Tổng khối lượng của calcium oxide (CaO), magnesium oxide (MgO) và Silicon dioxide (SiO2) phải chiếm ít nhất hai phần ba trong thành phần hóa học của xỉ hạt lò cao. Phần còn lại chứa nhôm oxide (AI2O3) và một lượng nhỏ các chất khác. Tỷ lệ khối lượng (CaO + MgO)/(SiO2) phải lớn hơn 1,0.
5.1.2 Calci sulfate (Cs)
Calcium sulfate có thể là thạch cao (calcium sulfate dihydrate, CaSO4.2H2O), hemihydrate (CaSO4.½H2O) hoặc anhydrite (anhydrous calcium sulfate, CaSO4) hoặc là hỗn hợp của các loại này. Thạch cao và anhydrite tồn tại ở tự nhiên. Các loại calcium sulfate cũng có thể là phụ phẩm của các quá trình sản xuất công nghiệp.
5.2 Các cấu tử bổ sung
5.2.1 Clanhke xi măng pooc lăng (K)
Clanhke xi măng poóc lăng là một vật liệu thủy lực, phải chứa ít nhất 2/3 khối lượng là khoáng vật silicate calcium (3CaO.SiO2 và 2CaO.SiO2) và phần còn lại trong clanhke bao gồm các khoáng vật chứa nhôm, sắt và các hợp chất khác. Tỷ lệ theo khối lượng (CaO)/(SiO2) không được nhỏ hơn 2,0. Hàm lượng của magnesium oxide (MgO) không được quá vượt quá 5,0 % khối lượng trong clanhke.
5.2.2 Các cấu tử phụ bổ sung (A)
Các cấu tử phụ bổ sung khác được lựa chọn đặc biệt, là vật liệu khoáng vô cơ tự nhiên, vật liệu khoáng vô cơ có nguồn gốc từ quá trình sản xuất clanhke hoặc trừ clanhke đã trình bày ở 5.2.1, và/hoặc vật liệu khoáng vô cơ có nguồn gốc từ quá trình sản xuất vôi sống hoặc vôi hydrat tự nhiên như EN 459-1.
Các cấu tử phụ bổ sung sẽ cải thiện tính chất vật lý của xi măng (ví dụ như duy trì tính công tác hoặc giữ nước) nhờ thành phần hạt sau khi chúng được gia công, xử lý thích hợp, Các cấu tử phụ bổ sung có thể có tính trơ hoặc có tính thủy lực yếu, hoặc tính thủy lực tiềm ẩn, hoặc tính chất pozzolan. Tuy nhiên, liên quan đến các tính chất này, không có yêu cầu nào quy định đối với các cấu tử phụ bổ sung.
Cấu tử phụ bổ sung phải được gia công, xử lý đúng cách, nghĩa là được chọn, đồng nhất, sấy khô và nghiền mịn tùy thuộc vào tình trạng sản xuất hoặc khi giao hàng, cấu tử phụ bổ sung không được làm tăng đáng kể lượng nước sử dụng của xi măng, làm suy giảm độ bền lâu của bê tông hoặc vữa theo bất kỳ cách nào hoặc làm giảm khả năng bảo vệ chống ăn mòn cốt thép.
CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất phải luôn có sẵn thông tin theo yêu cầu về các cấu tử phụ bổ sung trong xi măng.
5.3 Phụ gia
Phụ gia sử dụng trong tiêu chuẩn này là các cấu tử không được quy định trong 5.1 và 5.2, được thêm vào để cải thiện quá trình sản xuất hoặc các tính chất của xi măng.
Tổng hàm lượng của phụ gia không lớn hơn 1,0 % theo khối lượng xi măng (ngoại trừ bột màu). Hàm lượng phụ gia hữu cơ theo khối lượng khô không lớn hơn 0,2 % theo khối lượng xi măng. Hàm lượng lớn hơn có thể được sử dụng trong xi măng với điều kiện là phải công bố hàm lượng lớn nhất, theo %, trên bao bì và/hoặc phiếu giao hàng.
Phụ gia không được thúc đẩy quá trình ăn mòn cốt thép hoặc làm giảm tính chất của xi măng hoặc bê tông xi măng hoặc vữa xi măng. Khi phụ gia cho bê tông, vữa hoặc vữa rót phù hợp với bộ tiêu chuẩn EN 934 được sử dụng trong xi măng, ký hiệu tiêu chuẩn của gia phụ phải được khai báo trên bao bì hoặc phiếu giao hàng.
6 Ký hiệu và thành phần
Ký hiệu của xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate là: SSC (Supersulfated cement).
Thành phần chế tạo của xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate phù hợp với Bảng 1.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu kỹ thuật đối với thành phần là yêu cầu tính theo tổng của tất cả các cấu tử chính và cấu tử phụ bổ sung. Xi măng thành phẩm nên được hiểu là bao gồm các cấu tử chính và cấu tử phụ bổ sung cộng với các phụ gia khác.
Bảng 1 - Xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate
Loại |
Ký hiệu |
Thành phần (% khối lượnga) |
|||
Các cấu tử chính |
Các cấu tử bổ sung |
||||
Xỉ hạt lò cao |
Calci sulfat |
Clanhke xi măng poóc lăng |
Các cấu tử bổ sung |
||
S |
Cs |
K |
A |
||
Xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate |
SSC |
≥ 75 |
5 ≤ Cs ≤ 20 |
0 < K ≤ 5 |
0 ≤ A ≤ 5 |
a Các giá trị trong bảng là tổng hàm lượng các cấu tử chính và cấu tử phụ bổ sung. |
7 Yêu cầu kỹ thuật
7.1 Yêu cầu về tính chất cơ học
7.1.1 Cường độ chuẩn
Cường độ chuẩn của xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate là cường độ nén được xác định theo EN 196-1 ở tuổi 28 ngày và phải phù hợp với các yêu cầu trong Bảng 2.
Ba mác cường độ chuẩn được quy định, bao gồm: mác 32,5; mác 42,5 và mác 52,5 (xem Bảng 2).
7.1.2 Cường độ sớm
Cường độ sớm của xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate là cường độ nén được xác định theo theo EN 196- 1 ở tuổi 2 hoặc 7 ngày và phải phù hợp với các yêu cầu trong Bảng 2.
Hai mác cường độ sớm được quy định cho mỗi mác cường độ chuẩn, bao gồm: mác cường độ sớm thấp, được ký hiệu bằng L và mác có cường độ sớm thông thường, được ký hiệu bằng N. (Xem Bảng 2).
Bảng 2 - Các yêu cầu cơ học và vật lý được đưa dưới dạng các giá trị đặc trưng
Mác cường độ |
Cường độ nén, MPa |
Thời gian bắt đầu đông kết, min |
Độ ổn định thể tích (độ nở), mm |
|||
Cường độ tuổi sớm |
Cường độ tiêu chuẩn |
|||||
2 ngày |
7 ngày |
28 ngày |
||||
32,5 L |
- |
≥ 12,0 |
≥ 32,5 |
≤ 52,5 |
≥ 75 |
≤ 10 |
32,5 N |
- |
≥ 16,0 |
||||
42,5 L |
- |
≥ 16,0 |
≥ 42,5 |
≤ 62,5 |
≥ 60 |
|
42,5 N |
≥ 10,0 |
- |
||||
52,5 L |
≥ 10,0 |
- |
≥ 52,5 |
- |
≥ 45 |
|
52,5 N |
≥ 20,0 |
- |
Các giá trị 32,5; 42,5; 52,5 biểu thị các mác cường độ tiêu chuẩn.
Ví dụ: Một loại xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate có cường độ tiêu chuẩn là 42,5 và cường độ tuổi sớm thông thường thì sẽ được ký hiệu như sau: xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate TCVN 13947:2024: SSC 42,5 N.
7.2 Yêu cầu về tính chất vật lý
7.2.1 Thời gian bắt đầu đông kết
Thời gian bắt đầu đông kết phải phù hợp với các yêu cầu ở Bảng 2, được xác định theo EN 196-3.
7.2.2 Độ ổn định thể tích
Độ ổn định thể tích phải phù hợp với các yêu cầu ở Bảng 2, được xác định theo EN 196-3.
7.2.3 Nhiệt thủy hóa
Nhiệt thủy hóa không được lớn hơn giá trị đặc trưng là 220 J/g, được xác định theo EN 196-8 ở tuổi 7 ngày hoặc theo TCVN 11970:2018 (EN 196-9) ở tuổi 41 h. Do đó, SSC cũng được phân là loại xi măng nhiệt thủy hóa rất thấp.
7.3 Yêu cầu về tính chất hóa học
Các tính chất của xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate phải phù hợp với yêu cầu được liệt kê trong cột thứ ba trong Bảng 3 khi thử nghiệm theo các phương thử được liệt kê tương ứng ở cột 2 trong bảng này.
Bảng 3 - Yêu cầu về thành phần hóa được quy định dưới dạng các giá trị đặc trưng
Tính chất |
Tiêu chuẩn thử nghiệm |
Yêu cầu kỹ thuậta |
Mất khi nung |
EN 196-2 |
≤ 5,0 % |
Cặn không tan |
EN 196-2b |
≤ 5,0 % |
Hàm lượng sulfat (quy về SO3) |
EN 196-2 |
≥ 5,0 % ≤ 12,0 % |
Hàm lượng Chloride |
EN 196-2 |
≤ 0,10 %c |
a Các yêu cầu kỹ thuật được quy định theo phần trăm khối lượng xi măng thành phẩm. b Xác định cận không tan trong axit clohydric và natri cacbonat. c Xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate có thể chứa chloride lớn hơn 0,1% nhưng hàm lượng chloride lớn nhất phải được ghi trên bao bì và/hoặc phiếu giao hàng. |
7.4 Yêu cầu về độ bền lâu
7.4.1 Quy định chung
Trong nhiều ứng dụng, đặc biệt trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt, việc lựa chọn xi măng sẽ ảnh hưởng tới độ bền của bê tông, vữa xây và vữa trát, ví dụ: độ bền băng giá, bền hóa chất và khả năng bảo vệ cốt thép.
Việc lựa chọn loại và mác cường độ xi măng, liên quan tới các ứng dụng khác nhau và mức độ tiếp xúc với môi trường phải tuân theo các tiêu chuẩn và/hoặc quy định thích hợp về bê tông, vữa trát và vữa xây đang còn hiệu lực tại nơi sử dụng.
7.4.2 Tính chất bền sultat
Xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này được xem là có tính chất bền sulfat.
CHÚ THÍCH: Ở nhiều nước còn áp dụng các quy định hạn chế hơn nữa đối với bê tông sử dụng trong môi trường sulfat, như sử dụng hàm lượng xi măng và/hoặc tỷ lệ nước/xi măng tối thiểu phụ thuộc vào chủng loại và mức độ của môi trường sulfate khi sử dụng.
8 Tiêu chí phù hợp
8.1 Quy định chung
Sự phù hợp của xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate theo tiêu chuẩn này phải được đánh giá liên tục trên cơ sở thử nghiệm các mẫu điểm. Các tính chất, phương pháp thử và tần suất thử nghiệm tối thiểu trong công tác tự thử nghiệm của nhà sản xuất được quy định trong Bảng 4. Về tần suất thử nghiệm đối với xi măng không sản xuất liên tục và các chi tiết khác, xem EN 197-2. Các phương pháp thử thay thế có thể được sử dụng với điều kiện là đã được xác nhận phù hợp với các quy định thích hợp trong các tiêu chuẩn được trích dẫn của các phương pháp thử viện dẫn. Trong trường hợp có tranh chấp, chỉ sử dụng các phương pháp thử được viện dẫn.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này không phục vụ cho công tác kiểm tra chấp nhận khi giao hàng.
CHÚ THÍCH: Đối với việc chứng nhận sự phù hợp của tổ chức chứng nhận, sự phù hợp của xi măng với tiêu chuẩn này được đánh giá theo EN 197-2.
Sự phù hợp của xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và với các giá trị đã công bố (bao gồm các mác cường độ) phải được chứng minh bằng:
- Thử nghiệm ban đầu về loại xi măng;
- Công tác kiểm soát sản xuất tại nhà máy sản xuất, bao gồm cả việc đánh giá sản phẩm.
Bảng 4 - Các tính chất, phương pháp thử và tần suất thử nghiệm tối thiểu trong công tác tự thử nghiệm của nhà sản xuất và thủ tục đánh giá thống kê
Tính chất |
Phương pháp thửa,b |
Công tác tự thử nghiệm |
|||
Tần suất thử nghiệm tối thiểu |
Quy trình đánh giá thống kê |
||||
Thử nghiệm bình thường |
Chu kỳ đầu tiên đối với một loại xi măng mới |
Các biếne |
Các tính chất |
||
Cường độ tuổi sớm Cường độ tiêu chuẩn |
EN 196-1 |
2/tuần |
4/tuần |
x |
|
Thời gian bắt đầu đông kết |
EN 196-3 |
2/tuần |
4/tuần |
|
xf |
Độ ổn định thể tích |
EN 196-3 |
1/tuần |
4/tuần |
|
xf |
Mất khi nung |
EN 196-2 |
2/thángc |
1/tuần |
|
xf |
Cặn không tan |
EN 196-2 |
2/thángc |
1/tuần |
|
xf |
Hàm lượng sulfate |
EN 196-2 |
2/tuần |
4/tuần |
|
xf |
Hàm lượng chloride |
EN 196-2 |
2/thángc |
1/tuần |
|
xf |
Nhiệt thủy hóa |
EN 196-8 hoặc TCVN 11970:2018 |
1/tháng |
1/tuần |
|
xf |
Thành phần |
_ d |
1/tháng |
1/tuần |
|
|
a Khi được EN 196 cho phép trong các phần quy định liên quan, có thể sử dụng các phương pháp thử khác ngoài các phương pháp thử đã được đưa ra trong Bảng 4 với điều kiện là các phương pháp thử đó phải đưa ra kết quả tương quan và tương đương với kết quả thu được bằng phương pháp thử viện dẫn. b Các phương pháp được sử dụng để lấy và chuẩn bị mẫu phải phù hợp với EN 196-7. c Nếu trong khoảng thời gian 12 tháng không có kết quả thử nghiệm nào lớn hơn giá trị đặc trưng 50% thì tần suất có thể giảm xuống thành một lần mỗi tháng. d Phương pháp thử thích hợp do nhà sản xuất lựa chọn. e Nếu dữ liệu không được phân phối chuẩn thì phương pháp đánh giá có thể được quyết định theo từng trường hợp cụ thể. f Nếu trong thời gian kiểm soát số mẫu là không nhỏ hơn một mẫu mỗi tuần, thì việc đánh giá có thể được thực hiện bằng các biến. g Khi không có kết quả thử nghiệm nào trong vòng 12 tháng vượt quá 170 J/g, tần suất có thể giảm xuống còn 2 lần/năm. |
8.2 Tiêu chí phù hợp về tính chất cơ học, hóa và quy trình đánh giá
8.2.1 Quy định chung
Xi măng được cho là phù hợp với tiêu chuẩn này đối với các yêu cầu về tính chất cơ-lý-hóa nếu đáp ứng các tiêu chí phù hợp quy định trong 8.2.2 và 8.2.3. Sự phù hợp phải được đánh giá trên cơ sở liên tục lấy mẫu điểm tại điểm xuất xi măng và dựa trên các kết quả thử nghiệm thu được trên tất cả các mẫu tự thử nghiệm được lấy trong chu kỳ kiểm soát.
8.2.2 Tiêu chí phù hợp đối với kết quả thống kê
8.2.2.1 Quy định chung
Sự phù hợp phải được xây dựng theo tiêu chuẩn thống kê dựa trên:
Các giá trị đặc trưng đối với các tính chất cơ-lý-hóa được yêu cầu như trong 7.1, 7.2 và 7.3 của tiêu chuẩn này;
Phân vị Pk, được chỉ ra trong Bảng 5, dựa trên phân vị này, giá trị đặc trưng quy định được xác định; Xác suất cho phép chấp nhận CR, quy định trong Bảng 5.
Bảng 5 - Giá trị yêu cầu của Pk và CR
Giá trị yêu cầu |
Yêu cầu đối với tính chất cơ học |
Yêu cầu đối với tính chất vật lý và hóa học |
|
Cường độ sớm và cường độ chuẩn (giới hạn dưới) |
Cường độ chuẩn (giới hạn trên) |
||
Phân vị Pk, dựa trên đó, giá trị đặc trưng quy định được xác định |
5 % |
10 % |
|
Xác suất chấp nhận cho phép CR |
5 % |
||
CHÚ THÍCH: Đánh giá sự phù hợp bằng một quy trình dựa trên số lượng hữu hạn các kết quả thử nghiệm chi có thể tạo ra một giá trị gần đúng của tất cả các số liệu thống kê nằm ngoài giá trị đặc trưng yêu cầu. Số mẫu thí nghiệm (số lượng kết quả thử nghiệm dùng để thống kê) càng lớn thì phép tính gần đúng sẽ càng tốt. Xác suất lựa chọn theo chấp nhận CR sẽ kiểm soát mức độ xấp xỉ của kế hoạch chuẩn bị mẫu.
Sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này phải được xác nhận bằng các biến hoặc bằng các thuộc tính, như mỏ tả trong 8.2.2.2 và 8.2.2.3 và như quy định trong Bảng 4. Chu kỳ kiểm soát là 12 tháng.
8.2.2.2 Kiểm tra bằng các biến
Đối với phương pháp kiểm tra này, các kết quả thử nghiệm được giả định theo phân phối chuẩn.
Sự phù hợp được xác nhận khi (các) Phương trình (1) và (2), nếu có liên quan, được thỏa mãn:
- kA x s ≥ L |
(1) |
và |
|
+ kA x s ≤ U |
(2) |
trong đó:
là giá trị trung bình cộng của tất cả các kết quả thử nghiệm trong chu kỳ kiểm soát;
s là độ lệch tiêu chuẩn của tổng các kết quả tự thử nghiệm trong chu kỳ kiểm soát;
kA là hằng số chấp nhận;
L là giới hạn dưới theo quy định được đưa ra trong Bảng 2 trong 7.1.
U là giới hạn trên theo quy định được đưa ra trong Bảng 3 trong Điều 7.
Hằng số chấp nhận kA phụ thuộc vào phân vị Pk mà nó là cơ sở để xác định giá trị đặc trưng, vào xác suất cho phép theo chấp nhận CR và vào số lượng các kết quả thử nghiệm n. Giá trị của kA được liệt kê trong Bảng 6.
Bảng 6 - Hệ số chấp nhận kA
Số lượng các kết quả thử nghiệm, n |
kAa |
|
Đối với Pk = 5 % |
Đối với Pk = 10 % |
|
Cường độ sớm và chuẩn (giới hạn dưới) |
Các tính chất khác |
|
20 đến 21 |
2,40 |
1,93 |
22 đến 23 |
2,35 |
1,89 |
24 đến 25 |
2,31 |
1,85 |
26 đến 27 |
2,27 |
1,82 |
28 đến 29 |
2,24 |
1,80 |
30 đến 34 |
2,22 |
1,78 |
35 đến 39 |
2,17 |
1,73 |
40 đến 44 |
2,13 |
1,70 |
45 đến 49 |
2,09 |
1,67 |
50 đến 59 |
2,07 |
1,65 |
60 đến 69 |
2,02 |
1,61 |
70 đến 79 |
1,99 |
1,58 |
80 đến 89 |
1,97 |
1,56 |
90 đến 99 |
1,94 |
1,54 |
100 đến 149 |
1,93 |
1,53 |
150 đến 199 |
1,87 |
1,48 |
200 đến 299 |
1,84 |
1,45 |
300 đến 399 |
1,80 |
1,42 |
>400 |
1,78 |
1,40 |
CHÚ THÍCH: Các giá trị đưa trong bảng này áp dụng đối với CR = 5% a Giá trị của kA áp dụng đối với các giá trị trung gian của n cũng có thể được sử dụng. |
7.2.2.3 Kiểm tra bằng các thuộc tính
Số lượng của các kết quả thử nghiệm nằm ngoài giá trị đặc trưng cD phải được đếm và so sánh với giá trị có thể chấp nhận được cA, trong đó cA được tính toán từ số lượng các kết quả tự thử nghiệm và phân vị Pk, và được quy định trong Bảng 7.
Sự phù hợp được xác nhận khi công thức (3) được thỏa mãn: cD ≤ cA (3)
Giá trị của cA phụ thuộc vào phân vị Pk - cơ sở để xác định giá trị đặc trưng, vào xác suất cho phép theo chấp nhận CR và vào số lượng các kết quả thử nghiệm n. Giá trị của cA được được liệt kê trong Bảng 7.
Bảng 7 - Các giá trị của cA
Số lượng các phép thử, na |
Giá trị của cA, tương ứng với giá trị Pk = 10% |
20 đến 39 |
0 |
40 đến 54 |
1 |
55 đến 69 |
2 |
70 đến 84 |
3 |
85 đến 99 |
4 |
100 đến 109 |
5 |
110 đến 123 |
6 |
124 đến 136 |
7 |
GHI CHÚ: Các giá trị được ghi trong bảng áp dụng đối với CR = 5% a Nếu các giá trị của kết quả thử nghiệm là n < 20 (cho Pk =10%) thì không thể cố tiêu chí phù hợp theo thống kê. Mặc dù vậy, đối với các trường hợp n < 20, thi tiêu chí cA = 0 phải được sử dụng. Nếu số lượng các kết quả thử nghiệm là n > 136, thì cA có thể được tính như sau: cA = 0,075 (n - 30). |
7.2.3 Các tiêu chí phù hợp đối với kết quả đơn lẻ
Ngoài các tiêu chí phù hợp với thống kê, sự phù hợp của các kết quả thử nghiệm đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn này quy định rằng phải xác nhận được là mỗi kết quả thử nghiệm vẫn nằm trong giá trị giới hạn được quy định đối với kết quả thử nghiệm đơn lẻ trong Bảng 8.
Bảng 8 - Giá trị giới hạn cho các kết quả đơn lẻ
Tính chất |
Giá trị giới hạn cho các kết quả đơn lẻ |
|||||||
Mác cường độ |
||||||||
32,5 N |
32,5 L |
42,5 N |
42,5 L |
52,5 N |
52,5 L |
|||
Cường độ sớm (MPa), giá trị giới hạn dưới |
2 ngày |
- |
- |
8,0 |
- |
18,0 |
8,0 |
|
7 ngày |
14,0 |
10,0 |
- |
14,0 |
- |
- |
||
Cường độ chuẩn (MPa), giá trị giới hạn dưới |
28 ngày |
30,0 |
30,0 |
40,0 |
40,0 |
50,0 |
50,0 |
|
Thời gian bắt đầu đông kết (min), giá trị giới hạn dưới |
60 |
50 |
40 |
|||||
Độ ổn định thể tích (độ nở, mm), giá trị giới hạn trên |
10 |
|||||||
Hàm lượng sulfat (quy về % SO3) |
Giá trị giới hạn dưới |
4,0 |
||||||
Giá trị giới hạn trên |
13,0 |
|||||||
Hàm lượng chloride (%)a, giá trị giới hạn trên |
0,10 |
|||||||
Nhiệt thủy hóa (J/g), giá trị giới hạn trên |
250 |
|||||||
a Xi măng loại SSC có thể chứa nhiều hơn 0,1% chloride nhưng trong trường hợp này phải công bố hàm lượng chloride lớn nhất |
||||||||
7.3 Tiêu chí phù hợp về thành phần xi măng
Thành phần của xi măng phải được nhà sản xuất kiểm tra ít nhất một lần mỗi tháng bằng cách sử dụng mẫu điểm theo quy định, được lấy tại (các) điểm xuất xi măng. Thành phần của xi măng cần phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong Bảng 1 và Bảng 2. Thành phần trung bình tính toán từ các mẫu điểm lấy trong chu kỳ kiểm soát cần phải đáp ứng giá trị giới hạn tham chiếu của các cấu tử chính quy định trong Bảng 1 và Bảng 2. Đối với các kết quả đơn lẻ, cho phép nhỏ hơn mức giới hạn dưới của giá trị tham chiếu là -2 và lớn hơn mức giới hạn trên của giá trị tham chiếu là +2. Cần áp dụng các quy trình, thủ tục phù hợp trong quá trình sản xuất cũng như các phương pháp xác nhận thích hợp và lập thành hồ sơ tài liệu.
7.4 Tiêu chí phù hợp về chất lượng của các cấu tử trong xi măng
Các cấu tử trong xi măng cần phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Điều 5. cần áp dụng các quy trình, thủ tục phù hợp trong quá trình sản xuất để đảm bảo sự phù hợp đối với yêu cầu này và lập thành hồ sơ tài liệu.
Phụ lục A
(tham khảo)
Các chú ý khi sử dụng xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate
A.1 Trộn với các chất kết dính khác
Xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate không nên trộn với các chất kết dính khác như xi măng, vôi, thạch cao, vv... khi sử dụng trong sản xuất cấu kiện bê tông.
Phương tiện vận chuyển, silo chứa và hệ thống vận chuyển phải để trống và làm sạch trước khi chuyển sang xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfat.
A.2 Sử dụng phụ gia trong bê tông
Cần phải xem xét trước ảnh hưởng đến độ bền của bê tông và các đặc tính cơ học khi sử dụng phụ gia trong bê tông với xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfat.
A.3 Ảnh hưởng của thời tiết, thời gian thi công và đóng rắn
Cần đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng của thời tiết, thời gian thi công và bảo dưỡng thích hợp trong quá trình chế tạo bê tông có chứa xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate để đảm bảo đạt được trạng thái thủy hóa tốt nhất.
A.4 Xử lý nhiệt
Do thành phần hóa học đặc biệt, cần đặc biệt lưu ý khi xử lý nhiệt cho bê tông có chứa xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfat.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.