TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13946:2024
VẬT LIỆU SAN LẤP TÁI CHẾ TỪ PHẾ THẢI PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH
Recycled backfill materials from demolition waste
Lời nói đầu
TCVN 13946:2024 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VẬT LIỆU SAN LẤP TÁI CHẾ TỪ PHẾ THẢI PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH
Recycled backfill materials from demolition waste
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho vật liệu san lấp được tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho công trình giao thông.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu, Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7572-1:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 1: Lấy mẫu;
TCVN 7572-2:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 2: Xác định thành phần hạt;
TCVN 11969:2018, Cốt liệu lớn tái chế cho bê tông;
TCVN 12792:2020, Vật liệu nền, móng mặt đường - Phương pháp xác định tỷ số CBR trong phòng thí nghiệm.
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Phế thải phá dỡ công trình (Demolition waste)
Hỗn hợp không đồng nhất của vật liệu xây dựng như bê tông, vữa, gạch, cốt liệu, v.v. được tạo ra từ quá trình phá dỡ, cải tạo, tu sửa các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
3.2
Vật liệu san lấp (Backfill material)
Vật liệu được sử dụng để nâng cao mặt bằng đến cao trình mong muốn, lấp đầy các khu vực đào, hỗ trợ hoặc duy trì kết cấu, hoặc cho các mục đích tương tự.
3.3
Vật liệu san lấp tái chế từ phế thải phá dỡ công trình (Recycled backfill materials from demolition waste)
Vật liệu san lấp thu được từ quá trình xử lý phế thải phá dỡ công trình.
3.4
Vật liệu ngoại lai nhẹ (Lightweight contaminate material)
Vật liệu lẫn trong hỗn hợp vật liệu san lấp tái chế từ phế thải phá dỡ công trình có nguồn gốc không phải vật liệu vô cơ (bê tông, vữa, gạch, đá, thủy tinh, v.v..), có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1 000 kg/m3.
4 Quy định chung
Vật liệu san lấp tái chế từ phế thải phá dỡ công trình không được lẫn các thành phần chất thải nguy hại theo quy định hiện hành.
5 Yêu cầu kĩ thuật
Vật liệu san lấp từ phế thải phá dỡ công trình cần đáp ứng yêu cầu về thành phần hạt và các chỉ tiêu kỹ thuật quy định trong Bảng 1 và Bảng 2.
Bảng 1 - Thành phần hạt vật liệu san lấp tái chế từ phế thải phá dỡ công trình
Kích thước lỗ sàng (sàng mắt vuông) |
Lượng lọt qua sàng, % khối lượng |
125 mm |
100 |
26,5 mm |
50-100 |
4,75 mm |
20-100 |
1,18mm |
10-100 |
300 μm |
2-65 |
75 μm |
0 - 8 |
Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu san lấp từ phế thải phá dỡ công trình
STT |
Chỉ tiêu |
Mức |
1 |
Chỉ số CBR *), khối lượng, không thấp hơn |
8 |
2 |
Hàm lượng vật liệu ngoại lai nhẹ, % khối lượng, không lớn hơn |
1,0 |
3 |
Hàm lượng sulfat và sulfit (quy về SO3) hòa tan trong acid, % khối lượng, không lớn hơn |
1,0 |
CHÚ THÍCH: *) CBR được xác định với độ chặt đầm nén bằng 98% độ chặt đầm nén cải tiến theo phương pháp D, ngâm mẫu 96 giờ theo tiêu chuẩn TCVN 12792:2020. |
6 Phương pháp thử
6.1 Lấy mẫu thử
Theo TCVN 7572-1:2006.
6.2 Xác định thành phần hạt
Quy trình thử nghiệm theo TCVN 7572-2:2006, bộ sàng mắt vuông có kích thước lỗ sàng theo Bảng 1.
6.3. Xác định chỉ số CBR Theo TCVN 12792:2020.
6.4 Xác định hàm lượng vật liệu ngoại lai nhẹ
Lấy mẫu theo TCVN 7572-1:2006 và chuẩn bị như sau:
Sấy mẫu đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ (40 ± 5) °C, và sàng toàn bộ mẫu thành các cấp hạt qua sàng 125 mm, 26,5 mm 4,75 mm. Loại bỏ các hạt trên sàng 125 mm và dưới sàng 4,75 mm. Tính hàm lượng vật liệu ngoại lai nhẹ theo khối lượng của mỗi cấp hạt (4,75 - 26,5) mm, (26,5 - 125) mm trong mẫu, ký hiệu tương ứng là F26,5 và F4,75.
Tiếp tục rút gọn mẫu theo phương pháp chia tư để tạo ra hai mẫu cho thử nghiệm, mỗi mẫu có khối lượng tối thiểu phụ thuộc vào cỡ hạt như quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Khối lượng mẫu thử tối thiểu cho phân tích hàm lượng vật liệu ngoại lai nhẹ
Dmax của vật liệu (mm) |
Khối lượng mẫu tối thiểu (g) |
125 |
15.000 |
26,5 |
2.000 |
Các bước tiến hành xác định hàm lượng vật liệu ngoại lai nhẹ theo phụ lục A TCVN 11969:2018.
6.5 Xác định hàm lượng sulfat và sulfit
Theo TCVN 11969:2018;
7 Ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
7.1 Ghi nhãn
Mỗi lô vật liệu san lấp từ phế thải phá dỡ công trình có giấy chứng nhận chất lượng kèm theo, trong đó có ít nhất các thông tin sau:
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất cung cấp;
- Giá trị các mức chỉ tiêu chất lượng theo Điều 5 của tiêu chuẩn này;
- Số hiệu lô sản xuất;
- Ngày, tháng, năm xuất xưởng.
7.2 Vận chuyển và bảo quản
Vật liệu san lấp từ phế thải phá dỡ công trình được vận chuyển bằng mọi phương tiện. Vật liệu san lấp từ phế thải phá dỡ có thể được bảo quản ở kho có mái che hoặc sân bãi nơi khô ráo. Khi vận chuyển cần tránh lẫn các tạp chất, các dị vật có hại.
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa
4. Quy định chung
5 Yêu cầu kỹ thuật
6 Phương pháp thử
7 Ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.