TCVN 13888:2023
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM, QUÁ TRÌNH VÀ DỊCH VỤ HALAL
Conformity assessment - Requirements for bodies certifying Halal products, processes and services
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu chung
4.1 Các vấn đề pháp lý và hợp đồng
4.2 Quản lý tính khách quan
4.3 Trách nhiệm pháp lý và tài chính
4.4 Điều kiện không phân biệt đối xử
4.5 Tính bảo mật
4.6 Thông tin công khai
5 Yêu cầu về cơ cấu
5.1 Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo cao nhất
5.2 Cơ chế bảo vệ tính khách quan
6 Yêu cầu về nguồn lực
6.1 Nhân sự của tổ chức chứng nhận
6.2 Nguồn lực cho việc xem xét đánh giá
7 Yêu cầu về quá trình
7.1 Khái quát
7.2 Hoạt động trước chứng nhận
7.3 Hoạch định đánh giá
7.4 Chứng nhận lần đầu
7.5 Tài liệu chứng nhận
7.6 Thông tin về sản phẩm, quá trình, dịch vụ được chứng nhận
7.7 Duy trì chứng nhận
7.8 Chứng nhận lại
7.9 Thay đổi ảnh hưởng đến chứng nhận
7.10 Chấm dứt, thu hẹp, đình chỉ hoặc hủy bỏ chứng nhận
7.11 Khiếu nại và yêu cầu xem xét lại
7.12 Hồ sơ khách hàng
8 Yêu cầu về hệ thống quản lý đối với tổ chức chứng nhận
Phụ lục A (quy định) Phân nhóm sản phẩm Halal
Phụ lục B (quy định) Yêu cầu về năng lực đối với chuyên gia đánh giá
Phụ lục C (quy định) Yêu cầu về năng lực đối với nhân sự xem xét đăng ký
Phụ lục D (quy định) Yêu cầu về năng lực đối với nhân sự thẩm xét và/hoặc ra quyết định chứng nhận
Phụ lục E (tham khảo) Thời gian đánh giá tối thiểu
Lời nói đầu
TCVN 13888:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/CASCO Đánh giá sự phù hợp biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Chứng nhận sản phẩm, quá trình hay dịch vụ Halal là phương thức mang lại sự đảm bảo rằng sản phẩm, quá trình hay dịch vụ phù hợp với Luật Hồi giáo và tiêu chuẩn, tài liệu quy định khác về sản phẩm, quá trình, dịch vụ Halal.
Mục đích của chứng nhận sản phẩm, quá trình hay dịch vụ Halal là mang lại sự tin cậy cho tất cả các bên quan tâm rằng sản phẩm, quá trình hay dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu liên quan của Luật Hồi giáo và tiêu chuẩn, tài liệu quy định khác về sản phẩm, quá trình, dịch vụ Halal. Giá trị của chứng nhận là mức độ tin cậy và tin tưởng được thiết lập thông qua sự thể hiện tính khách quan và năng lực trong việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định của một bên thứ ba.
Tiêu chuẩn này dùng cho các tổ chức tiến hành đánh giá và chứng nhận sản phẩm, quá trình sản xuất, chế biến, cung cấp sản phẩm, dịch vụ Halal. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu chung để các tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá và chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm Halal cũng như cung cấp dịch vụ Halal có liên quan. Cách diễn đạt này không gây cản trở việc sử dụng tiêu chuẩn của các tổ chức khác đảm trách các hoạt động thuộc phạm vi của tiêu chuẩn. Thực tế, mọi tổ chức liên quan đến việc đánh giá quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm và cung cấp dịch vụ Halal đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này.
Hoạt động chứng nhận bao gồm việc đánh giá quá trình sản xuất, chế biến sần phẩm và cung cấp dịch vụ Halal của một tổ chức. Hình thức xác nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm và cung cấp dịch vụ Halal của một tổ chức phù hợp với tiêu chuẩn về quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm và cung cấp dịch vụ Halal cụ thể hoặc với các yêu cầu khác, thường là một văn bản xác nhận sự phù hợp hoặc giấy chứng nhận.
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM, QUÁ TRÌNH VÀ DỊCH VỤ HALAL
Conformity assessment - Requirements for bodies certifying Halal products, processes and services
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ Halal (sau đây có thể được gọi tắt là tổ chức chứng nhận Halal).
Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu đối với năng lực, việc vận hành nhất quán và tính khách quan của tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ Halal phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal tương ứng.
Các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này không cần cung cấp mọi loại hình chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ.
CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “sản phẩm” có thể được coi là “quá trình” hay “dịch vụ”, trừ những trường hợp cụ thể trong đó các điều khoản riêng biệt được quy định cho “quá trình” hay “dịch vụ”.
2 Tài liệu viện dẫn
Tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thi áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 12944:2020, Sản phẩm Halal - Yêu cầu chung
TCVN ISO 19011 (ISO 19011), Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý
TCVN ISO/IEC 17000:2020 (ISO/IEC 17000:2020), Đánh giá sự phù hợp - Từ vựng và các nguyên tắc chung
TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ
TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 1: Các yêu cầu
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN ISO/IEC 17000:2020 (ISO/IEC 17000:2020), TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012), TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015), TCVN 12944:2020 cùng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1
Halal (Halal), tính từ
Được phép hoặc hợp pháp, theo Luật Hồi giáo (Luật Sharia)
3.2
Sản phẩm, quá trình, dịch vụ Halal (Halal products, processes, services)
Sản phẩm được sản xuất, quá trình được thực hiện, dịch vụ được cung cấp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn Halal, tài liệu quy định có liên quan và tuân thủ đầy đủ các quy định của luật Hồi giáo.
3.3
Chương trình chứng nhận (certification scheme)
Hệ thống chứng nhận liên quan đến sản phẩm, quá trình, dịch vụ Halal xác định, áp dụng các tiêu chuẩn Halal, các quy tắc và thủ tục cụ thể.
3.4
Khách hàng (client)
Tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với tổ chức chứng nhận về việc đảm bảo rằng các yêu cầu chứng nhận, gồm cả yêu cầu đối với sản phẩm, được thực hiện.
CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, khi thuật ngữ "khách hàng" được sử dụng thì áp dụng cho cả "bên đăng ký chứng nhận" và "khách hàng", trừ khi có quy định khác.
[NGUỒN: TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012), 3.2]
3.5
Phạm vi chứng nhận (scope)
Việc nhận biết về:
- (các) sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ được chứng nhận;
- chương trình chứng nhận áp dụng;
- (các) tiêu chuẩn và tài liệu quy định khác, gồm cả ngày ban hành, theo đó đánh giá sự phù hợp của (các) sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ;
- các địa điểm sản xuất sản phẩm, thực hiện quá trình, cung cấp dịch vụ Halal được chứng nhận.
3.6
Tính khách quan (impartiality)
Sự thể hiện của tính vô tư.
CHÚ THÍCH 1: Vô tư có nghĩa là không có xung đột lợi ích hoặc xung đột lợi ích được giải quyết sao cho không ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động của tổ chức.
CHÚ THÍCH 2: Các thuật ngữ khác có thể dùng để diễn giải tính khách quan là: độc lập, không có xung đột lợi ích, không thiên lệch, không thành kiến, trung lập, công bằng, cởi mở, không thiên vị, tách bạch, cân bằng.
[NGUỒN: TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012), 3.13]
3.7
Tổ chức chứng nhận (certification body)
Tổ chức đánh giá sự phù hợp bên thứ ba triển khai chương trình chứng nhận.
CHÚ THÍCH: Tổ chức chứng nhận có thể là tổ chức thuộc chính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ (có hoặc không có thẩm quyền quản lý).
[NGUỒN: TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012), 3.12]
3.8
Tư vấn (consultantcy)
Việc tham gia vào:
a) thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo trì hoặc phân phối sản phẩm được chứng nhận hoặc sẽ được chứng nhận, hoặc
b) thiết kế, áp dụng, thực hiện hoặc duy trì quá trình được chứng nhận hoặc sẽ được chứng nhận, hoặc
c) thiết kế, thực hiện, cung cấp hoặc duy trì dịch vụ được chứng nhận hoặc sẽ được chứng nhận.
CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ "tư vấn" được sử dụng liên quan đến hoạt động của tổ chức chứng nhận, nhân sự của tổ chức chứng nhận và các tổ chức liên quan hoặc có mối liên kết với tổ chức chứng nhận.
[NGUỒN: TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012), 3.2]
3.9
Yêu cầu chứng nhận (certification requirement)
Yêu cầu quy định, gồm cả yêu cầu đối với sản phẩm được khách hàng thực hiện làm điều kiện cho việc thiết lập hoặc duy trì chứng nhận.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu chứng nhận bao gồm các yêu cầu tổ chức chứng nhận đặt ra cho khách hàng [thường thông qua thỏa thuận chứng nhận để đáp ứng tiêu chuẩn này và cũng có thể bao gồm các yêu cầu đặt ra cho khách hàng thông qua chương trình chứng nhận. "Yêu cầu chứng nhận" được sử dụng trong tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu cầu đặt ra cho tổ chức chứng nhận thông qua chương trình chứng nhận.
VÍ DỤ: Dưới đây là các yêu cầu chứng nhận chứ không phải là yêu cầu đối với sản phẩm.
- hoàn thiện thỏa thuận chứng nhận;
- thanh toán phí;
- cung cấp thông tin về những thay đổi đối với sản phẩm được chứng nhận;
- cho tiếp cận sản phẩm được chứng nhận trong hoạt động giám sát.
[NGUỒN: TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012), 3.7]
3.10
Yêu cầu đối với sản phẩm, quá trình, dịch vụ Halal (requirements for Halal product, processes and services)
Yêu cầu liên quan trực tiếp đến sản phẩm, quá trình và dịch vụ Halal được quy định trong các tiêu chuẩn hoặc tài liệu quy định khác.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu đối với sản phẩm có thể được quy định trong tài liệu quy định như quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật.
4 Yêu cầu chung
4.1 Các vấn đề pháp lý và hợp đồng
4.1.1 Trách nhiệm pháp lý
Áp dụng các yêu cầu của Điều 4.1.1, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
Tổ chức chứng nhận phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành đối với hoạt động của tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình, dịch vụ Halal.
4.1.2 Thỏa thuận chứng nhận Halal
Áp dụng các yêu cầu của Điều 4.1.2, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
4.1.3 Sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận và dấu phù hợp
Áp dụng các yêu cầu của Điều 4.1.3, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
4.2 Quản lý tính khách quan
Áp dụng các yêu cầu của Điều 4.2, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
4.3 Trách nhiệm pháp lý và tài chính
Áp dụng các yêu cầu của Điều 4.3, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
4.4 Điều kiện không phân biệt đối xử
Áp dụng các yêu cầu của Điều 4.4, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
4.5 Tính bảo mật
Áp dụng các yêu cầu của Điều 4.5, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
4.6 Thông tin công khai
Áp dụng các yêu cầu của Điều 4.6, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
5 Yêu cầu về cơ cấu
5.1 Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo cao nhất
Áp dụng các yêu cầu của Điều 5.1, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
5.2 Cơ chế bảo vệ tính khách quan
5.2.1 Áp dụng các yêu cầu của Điều 5.2, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
5.2.2 Cơ chế đảm bảo tính khách quan phải được thực hiện thông qua Ban đảm bảo tính khách quan. Ban này phải có ít nhất một chuyên gia Hồi giáo về Halal. Ban này phải xem xét kết quả thực hiện công việc theo các yêu cầu về Halal của Luật Hồi giáo; kiểm tra tính liêm chính trong việc cấp giấy chứng nhận Halal theo Luật Hồi giáo và xác định các thủ tục, hệ thống, phương pháp và chính sách của tổ chức chứng nhận Halal.
5.2.3 Tổ chức chứng nhận Halal phải kiểm tra và phân tích mọi rủi ro thực tế hoặc tiềm ẩn có thể nảy sinh do các trở ngại trong việc áp dụng các yêu cầu Halal trong Luật Hồi giáo và thực hiện các thủ tục và thực hành thích hợp và đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề này một cách trung lập.
5.2.4 Ban chuyên môn về các vấn đề Hồi giáo Halal
Nhằm đảm bảo các nguyên tắc cơ bản về Halal trong Luật Hồi giáo được áp dụng một cách tối ưu, tổ chức phải có Ban chuyên môn về các vấn đề Hồi giáo Halal bao gồm ít nhất ba chuyên gia Hồi giáo về Halal để đưa ra lời khuyên, hướng dẫn và quyết định liên quan đến các vấn đề pháp lý. Ban này phải định kỳ xem xét và đánh giá giấy chứng nhận đã được cấp để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu Halal trong Luật Hồi giáo và thực hiện quyết định trên cơ sở nhất trí của tất cả các thành viên (không áp dụng hình thức bỏ phiếu chọn theo số đông); trong trường hợp không có sự nhất trí của tất cả các thành viên của Ban này, thì vấn đề sẽ được chuyển lên Ban đảm bảo tính khách quan để giải quyết.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu đối với chuyên gia Hồi giáo Halal xem 6.1 e).
6 Yêu cầu về nguồn lực
6.1 Nhân sự của tổ chức chứng nhận
Áp dụng các yêu cầu của điều 6.1, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012) và các yêu cầu cụ thể nêu dưới đây.
a) Yêu cầu đối với nhân sự xem xét đăng ký
Nhân sự thực hiện việc xem xét đăng ký phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực theo quy định tại Phụ lục C của tiêu chuẩn này.
b) Yêu cầu đối với chuyên gia đánh giá
Chuyên gia đánh giá phải là người Hồi giáo và đáp ứng yêu cầu về năng lực theo quy định tại Phụ lục B của tiêu chuẩn này.
c) Yêu cầu đối với nhân sự thẩm xét và ra quyết định chứng nhận Halal
Quyết định chứng nhận Halal phải được thực hiện thông qua nhóm có ít nhất 03 thành viên là người Hồi giáo, trong đó có ít nhất 02 thành viên là chuyên gia về Hồi giáo Halal. Quyết định cấp chứng nhận phải dựa trên sự nhất trí của tất cả các thành viên và không áp dụng hình thức bỏ phiếu chọn theo số đông.
Yêu cầu về năng lực đối với nhân sự thẩm xét và ra quyết định chứng nhận Halal được quy định tại Phụ lục D của tiêu chuẩn này.
d) Yêu cầu đối với chuyên gia kỹ thuật
Chuyên gia kỹ thuật phải đáp ứng các các yêu cầu dưới đây, ưu tiên sử dụng các chuyên gia là người Hồi giáo.
- Trình độ giáo dục: tốt nghiệp đại học trở lên đối với các lĩnh vực trong Phụ lục A hoặc chuyên ngành tương đương;
- Kiến thức và kinh nghiệm: có ít nhất 04 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật liên quan.
e) Yêu cầu đối với chuyên gia Hồi giáo Halal
Chuyên gia Hồi giáo Halal là người Hồi giáo, có kiến thức sâu rộng và toàn diện về các yêu cầu liên quan đến Halal trong Luật Hồi giáo, kiến thức của chuyên gia được thiết lập thông qua chứng chỉ học thuật, các khóa học, nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực này.
Chuyên gia Hồi giáo Halal phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Trình độ giáo dục: tốt nghiệp đại học hoặc tương đương;
- Kiến thức và kinh nghiệm: Có kiến thức về Luật Hồi giáo liên quan đến chứng nhận Halal.
f) Đoàn đánh giá:
Tổ chức chứng nhận phải đảm bảo đoàn đánh giá chứng nhận có năng lực tổng thể trong lĩnh vực cụ thể theo yêu cầu của cuộc đánh giá (xem Phụ lục A).
Đoàn đánh giá phải có ít nhất hai người. Một trong hai người phải là chuyên gia đánh giá kỹ thuật và người còn lại phải là chuyên gia Hồi giáo Halal.
Trong trường hợp sử dụng chuyên gia đánh giá kỹ thuật bên ngoài, chuyên gia kỹ thuật bên ngoài và chuyên gia Hồi giáo Halal bên ngoài, phải áp dụng các yêu cầu nêu ở 7.3, TCVN ISO/IEC 17021- 1:2015. Ngoài ra, tất cả các yêu cầu đối với chuyên gia kỹ thuật độc lập cũng phải áp dụng cho chuyên gia Hồi giáo Halal.
6.2 Nguồn lực cho việc xem xét đánh giá
Áp dụng các yêu cầu của điều 6.2, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
7 Yêu cầu về quá trình
7.1 Khái quát
Tổ chức chứng nhận phải xác định phạm vi chứng nhận mà khách hàng đề nghị phù hợp với các tiêu chuẩn Halal tương ứng trên cơ sở phân nhóm sản phẩm theo quy định ở Phụ lục A. Tổ chức chứng nhận không được loại trừ các hoạt động, quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ ra khỏi phạm vi chứng nhận khi các hoạt động, quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ này có ảnh hưởng tới các yêu cầu về Halal của sản phẩm, quá trình, dịch vụ cuối cùng.
7.2 Hoạt động trước chứng nhận
7.2.1 Đăng ký
Tổ chức chứng nhận phải yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến các quá trình sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal, số nhân sự thuộc phạm vi chứng nhận.
Tổ chức chứng nhận phải yêu cầu đại diện có thẩm quyền của tổ chức đăng ký cung cấp thông tin cần thiết để có thể thiết lập:
a) phạm vi chứng nhận mong muốn, bao gồm nhưng không giới hạn: tên sản phẩm, quy mô, địa điểm sản xuất sản phẩm, thực hiện quá trình hay cung cấp dịch vụ, sản lượng;
b) thông tin chi tiết liên quan của tổ chức đăng ký theo yêu cầu của chương trình chứng nhận cụ thể, bao gồm nhưng không giới hạn: tên tổ chức, đại diện pháp lý, địa chỉ của địa điểm, các quá trình và hoạt động, nguồn lực con người và kỹ thuật, các chức năng, mối quan hệ cũng như mọi nghĩa vụ pháp lý liên quan;
c) nhận biết các quá trình sử dụng nguồn bên ngoài được khách hàng sử dụng ảnh hưởng đến sự phù hợp với các yêu cầu; nếu khách hàng đã nhận biết pháp nhân sản xuất các sản phẩm được chứng nhận khác với khách hàng thì tổ chức chứng nhận có thể thiết lập các kiểm soát thích hợp theo hợp đồng với toàn bộ pháp nhân liên quan khi cần để giám sát một cách hiệu lực; nếu cần kiểm soát theo hợp đồng này thì có thể thiết lập việc kiểm soát trước khi cung cấp tài liệu chứng nhận chính thức.
7.2.2 Xem xét đăng ký
7.2.2.1 Tổ chức chứng nhận phải tiến hành xem xét đăng ký và các thông tin bổ sung về chứng nhận (xem 7.2.1) để đảm bảo rằng:
a) thông tin về tổ chức đăng ký và quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal của tổ chức đủ để tiến hành quá trình chứng nhận;
b) mọi khác biệt trong cách hiểu giữa tổ chức chứng nhận và tổ chức đăng ký đều phải được giải quyết, gồm cả sự thống nhất về tiêu chuẩn hoặc tài liệu quy định khác;
c) phạm vi chứng nhận mong muốn, địa điểm hoạt động của tổ chức đăng ký, thời gian cần thiết để hoàn thành các cuộc đánh giá và các điểm bất kỳ khác ảnh hưởng đến hoạt động chứng nhận (ngôn ngữ, điều kiện an toàn, nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan...) đều được tính đến;
d) tổ chức chứng nhận có năng lực và khả năng thực hiện hoạt động chứng nhận.
7.2.2.2 Sau khi xem xét đăng ký, tổ chức chứng nhận phải chấp nhận hoặc từ chối đăng ký chứng nhận. Nếu xem xét đăng ký của tổ chức chứng nhận dẫn đến việc từ chối đăng ký chứng nhận thì phải lập thành văn bản và làm rõ cho khách hàng lý do từ chối.
7.2.2.3 Dựa vào xem xét này, tổ chức chứng nhận phải xác định năng lực cần thiết của đoàn đánh giá và năng lực cần thiết đối với nhân sự thẩm xét và ra quyết định chứng nhận.
7.2.3 Chương trình đánh giá
7.2.3.1 Tổ chức chứng nhận phải xây dựng chương trình đánh giá cho một chu kỳ chứng nhận đầy đủ để xác định rõ những hoạt động đánh giá cần thiết để chứng tỏ quá trình sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal của khách hàng đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn Halal tương ứng. Chương trình đánh giá cho một chu kỳ chứng nhận phải bao gồm các yêu cầu đầy đủ đối với quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal từ đầu vào tới đầu ra.
7.2.3.2 Chương trình đánh giá cho một chu kỳ chứng nhận phải bao gồm đánh giá chứng nhận, đánh giá giám sát trong năm đầu tiên và năm thứ hai sau quyết định chứng nhận và đánh giá chứng nhận lại trong năm thứ ba trước khi hết hạn chứng nhận. Chu kỳ chứng nhận ba năm đầu tiên bắt đầu bằng quyết định chứng nhận. Chu kỳ tiếp theo bắt đầu bằng quyết định chứng nhận lại (xem 7.6.3.2). Việc xác định chương trình đánh giá và mọi điều chỉnh sau đó phải tính đến quy mô của khách hàng, phạm vi chứng nhận, mức độ phức tạp của quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal cũng như mức độ chứng tỏ tính hiệu lực của quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal và kết quả của các lần đánh giá trước đó.
CHÚ THÍCH 1: Danh mục dưới đây bao gồm các hạng mục bổ sung có thể được xem xét khi xây dựng hoặc sửa đổi chương trình đánh giá, các hạng mục này cũng có thể cần được đề cập khi xác định phạm vi đánh giá hoặc xây dựng kế hoạch đánh giá.
- Khiếu nại tổ chức chứng nhận nhận được về khách hàng;
- Đánh giá kết hợp hoặc đồng đánh giá;
- Những thay đổi về yêu cầu chứng nhận;
- Những thay đổi về yêu cầu pháp lý;
- Những thay đổi về yêu cầu công nhận;
- Dữ liệu về việc thực hiện của tổ chức (ví dụ dữ liệu về mức độ lỗi, chỉ số chính đánh giá kết quả thực hiện);
- Mối quan ngại của các bên quan tâm.
CHÚ THÍCH 2: Với một số sản phẩm đặc thù có vòng đời trên 3 năm, tổ chức chứng nhận phải cân nhắc khi thiết lập chương trình đánh giá.
7.2.3.3 Phải tiến hành đánh giá giám sát ít nhất 12 tháng/lần, trừ năm chứng nhận lại. Thời điểm tiến hành cuộc đánh giá giám sát đầu tiên sau chứng nhận lần đầu không được quá 12 tháng tính từ ngày quyết định chứng nhận có hiệu lực.
CHÚ THÍCH: Thời điểm đánh giá giám sát có thể điều chỉnh để thích hợp với các yếu tố như mùa vụ cũng như quá trình sản xuất, cung cấp đặc thù của các sản phim, dịch vụ Halal (nếu có).
7.2.4 Xác định thời điểm, thời lượng đánh giá
7.2.4.1 Tổ chức chứng nhận phải lựa chọn thời điểm đánh giá và thời lượng đánh giá sao cho đoàn đánh giá có thể xem xét trọn vẹn chu kỳ cung cấp sản phẩm, dịch vụ của cơ sở theo sản phẩm, dịch vụ và địa điểm trong phạm vi đánh giá.
7.2.4.2 Tổ chức chứng nhận phải có các thủ tục bằng văn bản để xác định thời điểm, thời lượng đánh giá. Đối với mỗi khách hàng tổ chức chứng nhận phải xác định thời gian cần thiết đảm bảo tại thời điểm đánh giá các quá trình chính trong sản xuất, chế biến sản phẩm và/hoặc cung cấp dịch vụ Halal đang được tiến hành.
7.2.4.3 Việc tính thời lượng đánh giá được quy định như sau;
- Đối với lĩnh vực thực phẩm thì tuân theo phụ lục E của tiêu chuẩn này,
- Đối với các lĩnh vực khác thì thực hiện theo quy định của IAF MD5 áp dụng đối với đánh giá hệ thống quản lý chất lượng;
- Trong trường hợp phải lấy mẫu sản phẩm, tổ chức chứng nhận phải bổ sung vào thời lượng đánh giá nêu trên thời gian cần thiết cho việc lấy mẫu.
CHÚ THÍCH 1: Thời gian di chuyển giữa các địa điểm được đánh giá không được tính vào thời lượng đánh giá quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal;
CHÚ THÍCH 2: Không được tính cả thời gian sử dụng của những thành viên trong đoàn không được chỉ định làm chuyên gia đánh giá (chuyên gia kỹ thuật và/hoặc chuyên gia Hồi giáo Halal, phiên dịch, quan sát viên, chuyên gia đánh giá tập sự) vào thời lượng đánh giá sản phẩm, quá trình, dịch vụ Halal.
CHÚ THÍCH 3: Việc sử dụng biên dịch, phiên dịch có thể cần thêm thời gian đánh giá.
7.2.4.4 Khi xác định thời điểm, thời lượng đánh giá, tổ chức chứng nhận phải xem xét, nhưng không giới hạn các khía cạnh sau đây:
a) các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal tương ứng;
b) điều kiện sản xuất và công nghệ;
c) việc thuê ngoài bất kỳ hoạt động nào thuộc phạm vi của quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal;
d) kết quả của mọi cuộc đánh giá trước đó;
e) quy mô và số địa điểm, vị trí địa lý của các địa điểm và quy định xem xét nhiều địa điểm;
f) các rủi ro gắn với sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc hoạt động của tổ chức;
g) các đánh giá được kết hợp, tích hợp hoặc đồng đánh giá.
7.2.4.5 Phải lưu hồ sơ về thời lượng đánh giá quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal và việc điều chỉnh thời lượng (nếu có).
7.3 Hoạch định đánh giá
7.3.1 Xác định mục tiêu, phạm vi và chuẩn mực đánh giá
7.3.1.1 Tổ chức chứng nhận phải xác định các mục tiêu đánh giá, thiết lập phạm vi và chuẩn mực đánh giá, gồm cả mọi thay đổi, sau khi trao đổi với khách hàng.
7.3.1.2 Mục tiêu đánh giá phải mô tả những việc cần đạt được trong cuộc đánh giá và phải bao gồm việc:
- Xác định sự phù hợp của một phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal của khách hàng với chuẩn mực đánh giá;
- Xác định khả năng của quá trình sản xuất, chế biến, cung cấp dịch vụ Halal nhằm đảm bảo cơ sở đáp ứng các yêu cầu luật định, chế định, các yêu cầu của luật Hồi giáo, hợp đồng thích hợp...;
CHÚ THÍCH: Đánh giá chứng nhận sản phẩm, quá trình, dịch vụ Halal không phải là đánh giá sự tuân thủ pháp lý.
- Xác định hiệu lực của quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal để đảm bảo khách hàng có thể mong đợi một cách hợp lý việc đạt được các mục tiêu xác định của mình;
- Khi thích hợp, nhận biết các khu vực có tiềm năng cải tiến của quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal.
7.3.1.3 Phạm vi đánh giá phải quy định mức độ và các ranh giới đánh giá, như là các địa điểm, các thành viên của cơ sở sản xuất, các hoạt động và quá trình được đánh giá. Nếu quá trình chứng nhận lần đầu hoặc chứng nhận lại gồm nhiều hơn một cuộc đánh giá (ví dụ đánh giá ở các địa điểm khác nhau) thì phạm vi của các đánh giá riêng lẻ có thể không bao trùm toàn bộ phạm vi chứng nhận, tuy nhiên toàn bộ các đánh giá phải nhất quán với phạm vi trong tài liệu chứng nhận.
7.3.1.4 Chuẩn mực đánh giá phải phải bao gồm:
- Các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal tương ứng;
- Các yêu cầu của các văn bản pháp quy liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ;
- Các yêu cầu của khách hàng;
- Các quá trình và tài liệu xác định của hệ thống quản lý do khách hàng xây dựng.
7.3.2 Lựa chọn và chỉ định đoàn đánh giá
7.3.2.1 Khái quát
7.3.2.1.1 Tổ chức chứng nhận phải đảm bảo rằng đoàn đánh giá có năng lực trong lĩnh vực cụ thể quy định trong Phụ lục A.
Tổ chức chứng nhận phải có một quá trình lựa chọn và chỉ định đoàn đánh giá, bao gồm trưởng đoàn đánh giá, chuyên gia đánh giá, chuyên gia Hồi giáo Halal và/hoặc chuyên gia kỹ thuật (nếu cần), trong đó có tính đến năng lực cần thiết để đạt được mục tiêu đánh giá và yêu cầu đối với tính khách quan. Trong trường hợp chỉ có một chuyên gia đánh giá thì chuyên gia này phải có năng lực thực hiện các nhiệm vụ của trưởng đoàn đánh giá phù hợp với cuộc đánh giá đó.
7.3.2.1.2 Khi quyết định quy mô và thành phần đoàn đánh giá, phải đưa ra xem xét các vấn đề sau:
a) mục tiêu, phạm vi, chuẩn mực đánh giá và thời gian đánh giá dự kiến;
b) năng lực cụ thể của các thành viên trong đoàn đánh giá được quy định ở phụ lục B;
c) các yêu cầu chứng nhận (gồm mọi yêu cầu luật định, chế định, luật Hồi giáo hoặc hợp đồng);
d) ngôn ngữ và văn hóa.
7.3.2.1.3 Kiến thức và kỹ năng cần thiết của trưởng đoàn đánh giá và chuyên gia đánh giá có thể được bổ sung nhờ các chuyên gia Hồi giáo Halal, chuyên gia kỹ thuật, phiên dịch, những người này phải hoạt động dưới sự điều hành của chuyên gia đánh giá. Khi sử dụng phiên dịch, phải lựa chọn sao cho họ không gây ảnh hưởng tới hoạt động đánh giá.
CHÚ THÍCH: Tiêu chí lựa chọn chuyên gia kỹ thuật được xác định theo từng trường hợp trên cơ sở nhu cầu của đoàn đánh giá và phạm vi đánh giá.
7.3.2.1.4 Chuyên gia đánh giá tập sự có thể tham gia đánh giá với điều kiện chỉ định một chuyên gia đánh giá làm người xem xét đánh giá. Người này phải có năng lực thực hiện mọi nhiệm vụ và chịu trách nhiệm cuối cùng với các hoạt động và phát hiện đánh giá của chuyên gia đánh giá tập sự.
7.3.2.1.5 Trưởng đoàn đánh giá phải phân công trách nhiệm cho từng thành viên của đoàn đối với việc đánh giá các quá trình, chức năng, địa điểm, lĩnh vực hoặc hoạt động cụ thể. Việc phân công này phải tính đến nhu cầu về năng lực, việc sử dụng có hiệu lực và hiệu quả đoàn đánh giá cũng như vai trò và trách nhiệm khác nhau của chuyên gia đánh giá, chuyên gia đánh giá tập sự, chuyên gia Hồi giáo Halal và chuyên gia kỹ thuật. Có thể thay đổi việc phân công công việc trong tiến trình đánh giá để đảm bảo đạt được các mục tiêu đánh giá.
7.Z.2.2 Quan sát viên, chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia Hồi giáo Halal và người hướng dẫn
7.3.2.2.1 Quan sát viên
Trước khi tiến hành đánh giá, tổ chức chứng nhận và khách hàng phải thống nhất với nhau về sự có mặt và lý giải về sự có mặt của các quan sát viên trong hoạt động đánh giá. Đoàn đánh giá phải đảm bảo rằng các quan sát viên không gây ảnh hưởng hoặc can thiệp quá mức vào quá trình đánh giá hoặc kết quả đánh giá.
CHÚ THÍCH: Quan sát viên có thể là thành viên của tổ chức khách hàng, tư vấn, nhân sự của tổ chức công nhận đánh giá chứng kiến, cơ quan quản lý hoặc cá nhân hợp lý khác.
7.3.2.2.2 Chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia Hồi giáo Halal
Vai trò của chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia Hồi giáo Halal trong hoạt động đánh giá phải được tổ chức chứng nhận và khách hàng thống nhất trước khi tiến hành đánh giá. Chuyên gia kỹ thuật và chuyên gia Hồi giáo Halal không được hành động như một chuyên gia đánh giá trong đoàn đánh giá. Chuyên gia kỹ thuật và chuyên gia Hồi giáo Halal phải đi cùng với chuyên gia đánh giá.
7.3.2.2.3 Người hướng dẫn
Đoàn đánh giá phải có người hướng dẫn đi cùng, trừ khi có thỏa thuận khác giữa trưởng đoàn đánh giá và khách hàng. Người hướng dẫn được chỉ định cho đoàn đánh giá giúp tạo thuận lợi cho cuộc đánh giá. Đoàn đánh giá phải đảm bảo rằng người hướng dẫn không gây ảnh hưởng hoặc can thiệp vào quá trình đánh giá hoặc kết quả đánh giá.
CHÚ THÍCH 1: Trách nhiệm của người hướng dẫn có thể bao gồm:
a) thiết lập liên hệ và thời gian phỏng vấn;
b) bố trí các chuyến thăm các bộ phận cụ thể của địa điểm hoặc tổ chức;
c) đảm bảo các nguyên tắc liên quan đến các thủ tục về an toàn và an ninh của địa điểm đều được được các thành viên của đoàn đánh giá hiểu và tuân thủ;
d) chứng kiến cuộc đánh giá với tư cách khách hàng:
e) làm rõ hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu của chuyên gia đánh giá.
CHÚ THÍCH 2: Khi thích hợp, nhân sự của bên được đánh giá cũng có thể là người hướng dẫn.
7.3.3 Kế hoạch đánh giá
7.3.3.1 Khái quát
Tổ chức chứng nhận phải đảm bảo thiết lập kế hoạch đánh giá trước mỗi cuộc đánh giá để tạo cơ sở cho thỏa thuận liên quan đến việc tiến hành và lập lịch trình cho các hoạt động đánh giá.
CHÚ THÍCH: Tổ chức chứng nhận không nhất thiết phải xây dựng kế hoạch đánh giá chi tiết cho từng cuộc đánh giá tại thời điểm thiết lập chương trình đánh giá.
7.3.3.2 Chuẩn bị kế hoạch đánh giá
Kế hoạch đánh giá phải phù hợp với mục tiêu và phạm vi đánh giá. Kế hoạch đánh giá ít nhất phải bao gồm hoặc viện dẫn tới:
a) mục tiêu đánh giá;
b) chuẩn mực đánh giá;
c) phạm vi đánh giá, gồm việc nhận biết các đơn vị tổ chức và chức năng hoặc các quá trình được đánh giá;
d) ngày và địa điểm tiến hành hoạt động đánh giá tại chỗ, bao gồm việc thăm các địa điểm tạm thời và các hoạt động đánh giá từ xa, khi thích hợp;
e) khoảng thời gian dự kiến của hoạt động đánh giá tại chỗ;
f) vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong đoàn đánh giá, cũng như những người đi cùng như quan sát viên hoặc phiên dịch viên.
7.3.3.3 Trao đổi thông tin về nhiệm vụ của đoàn đánh giá
Nhiệm vụ của đoàn đánh giá phải được xác định và phải yêu cầu đoàn đánh giá:
a) kiểm tra và xác nhận cơ cấu, chính sách, quá trình, thủ tục, hồ sơ và tài liệu liên quan của khách hàng liên quan đến tiêu chuẩn quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, dịch vụ Halal;
b) xác định rằng các nội dung này thỏa mãn tất cả các yêu cầu liên quan đến phạm vi chứng nhận dự kiến;
c) xác định rằng các quá trình và thủ tục được thiết lập, áp dụng và duy trì một cách hiệu lực, tạo cơ sở cho sự tin cậy vào quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm Halal của khách hàng;
d) trao đổi thông tin với khách hàng về hoạt động của đoàn đánh giá, mọi sự không nhất quán giữa chính sách, mục tiêu và của khách hàng.
7.3.3.4 Trao đổi thông tin về kế hoạch đánh giá
Thông tin về kế hoạch đánh giá phải được trao đổi và thỏa thuận trước với khách hàng.
7.3.3.5 Trao đổi thông tin liên quan đến thành viên đoàn đánh giá
Tổ chức chứng nhận phải cung cấp tên và khi có yêu cầu, tạo sự sẵn có của thông tin cơ bản về từng thành viên của đoàn đánh giá, với thời gian đủ để tổ chức khách hàng phản đối việc chỉ định thành viên bất kỳ của đoàn đánh giá cụ thể, cũng như để tổ chức chứng nhận cơ cấu lại đoàn để đáp ứng mọi sự phản đối hợp lệ.
7.4 Chứng nhận lần đầu
7.4.1 Khái quát
Việc đánh giá chứng nhận lần đầu một quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal phải được tiến hành theo hai giai đoạn.
7.4.2 Đánh giá giai đoạn 1
Áp dụng các yêu cầu của 9.3.1.2, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015) và các yêu cầu sau:
Khi các biện pháp kiểm soát thuê ngoài được áp dụng, đánh giá giai đoạn 1 phải xem xét tài liệu theo yêu cầu Halal và hệ thống quản lý an toàn sản phẩm để xác định xem sự kết hợp của các biện pháp kiểm soát có phù hợp với tổ chức và phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal hay không.
Sự sẵn có của các giấy phép liên quan cũng cần được kiểm tra xác nhận khi thu thập thông tin về khả năng đáp ứng với các quy định của quốc gia và quốc tế.
Đánh giá giai đoạn 1 đối với các sản phẩm dịch vụ Halal thuộc các nhóm A, B, F, J, H, G quy định tại phụ lục A không nhất thiết phải đánh giá trực tiếp tại khu vực sản xuất, ngoại trừ đối với các sản phẩm, dịch vụ Halal thuộc nhóm C, D, E, I, K.
Thời gian từ khi đánh giá giai đoạn 1 đến khi đánh giá giai đoạn 2 không quá 06 tháng. Quá thời hạn trên thì kết quả cuộc đánh giá giai đoạn 1 sẽ bị hủy bỏ.
7.4.3 Đánh giá giai đoạn 2
Áp dụng các yêu cầu của 9.3.1.3, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
7.4.4 Lấy mẫu
Nếu yêu cầu của chương trình chứng nhận sản phẩm, dịch vụ Halal quy định việc giám định, thử nghiệm sản phẩm, thì tổ chức chứng nhận phải thiết lập các thủ tục dạng văn bản quy định về việc lấy mẫu, bên cạnh các nội dung khác, quy định này phải đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc mẫu thử khi cần thiết.
Việc thử nghiệm, giám định sản phẩm, dịch vụ phải được thực hiện bởi đơn vị có năng lực theo quy định ở 6.2.
7.4.5 Tiến hành xem xét đánh giá
Áp dụng các yêu cầu của điều 7.4, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
7.4.6 Thông tin để cấp chứng nhận lần đầu
7.4.6.1 Đoàn đánh giá phải phân tích tất cả các thông tin và bằng chứng đánh giá thu được trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 và từ hoạt động xem xét đánh giá để xem xét các phát hiện đánh giá và thống nhất về các kết luận đánh giá.
Thông tin đoàn đánh giá cung cấp cho tổ chức chứng nhận để quyết định chứng nhận tối thiểu phải bao gồm:
a) Báo cáo đánh giá: Tổ chức chứng nhận phải đưa ra báo cáo bằng văn bản cho khách hàng với từng lần đánh giá. Đoàn đánh giá được phép nhận biết cơ hội cải tiến nhưng không được khuyến nghị các giải pháp cụ thể. Quyền sở hữu báo cáo đánh giá phải thuộc về tổ chức chứng nhận.
b) Ý kiến về sự không phù hợp và, khi thích hợp, việc khắc phục và hành động khắc phục do khách hàng thực hiện;
c) Xác nhận thông tin cung cấp cho tổ chức chứng nhận đã được dùng để xem xét đăng ký;
d) Xác nhận rằng đã đạt được các mục đích đánh giá;
e) Khuyến nghị việc có cấp chứng nhận hay không, cùng với các điều kiện hoặc các lưu ý.
7.4.6.2 Khi tổ chức chứng nhận không thể xác minh việc thực hiện khắc phục và hành động khắc phục của mọi sự không phù hợp nặng trong vòng 6 tháng sau ngày cuối cùng của đánh giá giai đoạn 2, tổ chức chứng nhận phải tiến hành đánh giá lại giai đoạn 2 trước khuyến nghị chứng nhận.
7.4.7 Thẩm xét
Áp dụng các yêu cầu của điều 7.5, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
7.4.8 Quyết định chứng nhận
Tổ chức chứng nhận phải phân công nhân sự ra quyết định chứng nhận đáp ứng yêu cầu nêu ở 6.1 của tiêu chuẩn này. Quyết định chứng nhận phải được thực hiện bởi nhân sự của tổ chức chứng nhận không tham gia vào quá trình xem xét đánh giá.
CHÚ THÍCH: Việc thẩm xét và ra quyết định chứng nhận có thể do cùng nhân sự thực hiện.
7.5 Tài liệu chứng nhận
Áp dụng các yêu cầu của điều 7.7 TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
7.6 Thông tin về sản phẩm, quá trình, dịch vụ được chứng nhận
Tổ chức chứng nhận phải duy trì thông tin về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ được chứng nhận, bao gồm ít nhất:
a) việc nhận biết sản phẩm, quá trình, dịch vụ (tên, địa điểm sản xuất, cung cấp...);
b) các tiêu chuẩn và tài liệu quy định khác dùng để chứng nhận sự phù hợp;
c) nhận biết khách hàng.
Những phần thông tin này cần được công khai hoặc sẵn có khi được yêu cầu dưới dạng một danh mục (thông qua các ấn phẩm, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác) theo quy định của các chương trình liên quan. Ít nhất tổ chức chứng nhận phải cung cấp thông tin về hiệu lực của chứng nhận được cấp khi có yêu cầu.
7.7 Duy trì chứng nhận
7.7.1 Khái quát
Tổ chức chứng nhận phải duy trì chứng nhận trên cơ sở chứng tỏ được rằng khách hàng luôn thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn về quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal. Điều này cho phép duy trì chứng nhận của khách hàng trên cơ sở kết luận tích cực của trưởng đoàn đánh giá mà không cần thêm các xem xét và quyết định độc lập sau đó, với điều kiện:
a) Đối với mọi sự không phù hợp nặng hoặc tình huống khác cho phép dẫn đến việc đình chỉ hoặc hủy bỏ chứng nhận, tổ chức chứng nhận yêu cầu trưởng đoàn đánh giá báo cáo tổ chức chứng nhận nhu cầu thực hiện xem xét bởi nhân sự có năng lực không phải là người thực hiện đánh giá, để xác định chứng nhận có thể được duy trì hay không;
b) Nhân sự có năng lực của tổ chức chứng nhận theo dõi hoạt động giám sát của tổ chức, bao gồm cả theo dõi việc lập báo cáo của chuyên gia đánh giá để xác nhận rằng hoạt động chứng nhận được triển khai có hiệu lực.
7.7.2 Hoạt động giám sát
7.7.2.1 Khái quát
7.7.2.1.1 Tổ chức chứng nhận phải triển khai hoạt động giám sát sao cho các khu vực và chức năng đại diện thuộc phạm vi của quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal được theo dõi thường xuyên và có tính đến những thay đổi đối với khách hàng được chứng nhận và quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, dịch vụ Halal của khách hàng.
7.7.2.1.2 Hoạt động giám sát phải bao gồm đánh giá tại hiện trường để đánh giá sự thỏa mãn các yêu cầu quy định của quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal của khách hàng được chứng nhận. Các hoạt động giám sát khác có thể bao gồm:
- yêu cầu của tổ chức chứng nhận đối với khách hàng được chứng nhận về các khía cạnh chứng nhận;
- xem xét mọi tuyên bố của khách hàng được chứng nhận về các hoạt động của mình (ví dụ tài liệu quảng cáo, trang tin điện tử);
- yêu cầu khách hàng được chứng nhận cung cấp thông tin dạng văn bản liên quan đến phạm vi đánh giá (bản giấy hoặc phương tiện điện tử);
- các biện pháp khác để theo dõi việc thực hiện của khách hàng được chứng nhận.
7.7.2.2 Đánh giá giám sát
Áp dụng các yêu cầu của điều 7.9, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012) và các yêu cầu sau:
Hoạt động đánh giá giám sát là đánh giá tại hiện trường, nhưng không nhất thiết là đánh giá toàn bộ quá trình và phải được hoạch định cùng với các hoạt động giám sát khác sao cho tổ chức chứng nhận có thể duy trì sự tin cậy rằng quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ Halal của khách hàng được chứng nhận luôn thỏa mãn các yêu cầu giữa các lần đánh giá. Từng đợt đánh giá giám sát quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ Halal liên quan phải bao gồm:
a) Các thay đổi lớn liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, cung cấp dịch vụ Halal;
b) Thẩm tra các hành động khắc phục được thực hiện đối với sự không phù hợp được xác định trong lần đánh giá trước đó;
c) Việc tiếp nhận và đáp ứng các phản hồi/khiếu nại;
d) Đảm bảo hiệu lực liên tục của việc đáp ứng các yêu cầu đối với sản phẩm;
e) Việc nhận biết và xử lý sản phẩm không phù hợp;
f) Hoạt động ghi nhãn sản phẩm Halal;
g) Sử dụng dấu và/hoặc các tài liệu liên quan khác tới chứng nhận.
7.8 Chứng nhận lại
7.8.1 Hoạch định đánh giá chứng nhận lại
Áp dụng các yêu cầu của 9.6.3.1, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
7.8.2 Đánh giá chứng nhận lại
Hoạt động đánh giá chứng nhận lại được thực hiện tương tự như đánh giá chứng nhận giai đoạn 2 được quy định ở 7.4.3, 7.4.4 và 7.4.5.
Tổ chức chứng nhận cần yêu cầu khách hàng đăng ký chứng nhận lại ít nhất 06 tháng trước khi hết hạn hiệu lực chứng nhận.
7.9 Thay đổi ảnh hưởng đến chứng nhận
Áp dụng các yêu cầu của điều 7.10, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
7.10 Chấm dứt, thu hẹp, đình chỉ hoặc hủy bỏ chứng nhận
Áp dụng các yêu cầu của điều 7.11, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
7.11 Khiếu nại và yêu cầu xem xét lại
Áp dụng các yêu cầu của điều 7.13, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012).
Khi cần, tổ chức chứng nhận phải thành lập Ban xử lý khiếu nại/yêu cầu xem xét lại để xử lý các khiếu nại và yêu cầu xem xét lại của khách hàng và các bên liên quan, số lượng thành viên của Ban tối thiểu là 03 người, trong đó có ít nhất 01 người là chuyên gia Hồi giáo Halal. Thành viên của Ban này phải độc lập với hoạt động chứng nhận đang được xem xét liên quan tới khiếu nại hoặc yêu cầu xem xét lại.
7.12 Hồ sơ khách hàng
Áp dụng các yêu cầu của điều 9.9, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
8 Yêu cầu về hệ thống quản lý đối với tổ chức chứng nhận
Áp dụng các yêu cầu của Điều 8, TCVN ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012)
CHÚ THÍCH: Đối với hoạt động đánh giá nội bộ thì chuẩn mực đánh giá được áp dụng là các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Phụ lục A
(quy định)
Phân nhóm sản phẩm Halal
Tổ chức chứng nhận Halal phải sử dụng Bảng A.1 dưới đây để:
• Xác định phạm vi áp dụng của đơn vị được đánh giá và cấp giấy chứng nhận Halal.
• Xác định năng lực của chuyên gia đánh giá theo các nhóm
Bảng A.1 - Phân nhóm sản phẩm Halal
Mã nhóm |
Nhóm |
Ví dụ về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ trong nhóm |
A |
Nông trại 1 Chăn nuôi |
Cá; trứng; sữa; ong mật, đánh bắt cá; săn bắn. |
B |
Nông trại 2 Trồng trọt |
Trái cây; rau; ngũ cốc; gia vị; các sản phẩm nông nghiệp |
C |
Chế biến 1 (các sản phẩm chế biến từ động vật và mau hỏng ở nhiệt độ phòng) |
Bao gồm tất cả cá hoạt động sau khi canh tác: giết mổ, chăn nuôi gia cầm, các sản phẩm từ cá và sữa |
D |
Chế biến 2 (Các các sản phẩm chế biến từ thực vật và mau hỏng ở nhiệt độ phòng) |
Trái cây tươi, nước ép trái cây: Bảo quản trái cây, rau tươi; bảo quản rau |
E |
Chế biến 3 (Các sản phẩm lâu hỏng ở nhiệt độ phòng) |
Sản phẩm đóng hộp; bánh quy; đồ ăn nhẹ; dầu; nước ăn uống; đồ uống; mỳ ống; bột mì; đường; muối |
F |
Sản xuất thức ăn chăn nuôi |
Thức ăn động vật; Thức ăn thủy sản |
G |
Dịch vụ ăn uống |
Nhà hàng, khách sạn |
H |
Phân phối |
Các cửa hàng bán lẻ, bán buôn |
I |
Dịch vụ |
Cung cấp nước; làm sạch; xử lý nước thải; xử lý chất thải; phát triển sản phẩm, quy trình và thiết bị; dịch vụ thú y, dịch vụ tài chính Hồi giáo |
J |
Vận chuyển và bảo quản |
Vận chuyển và bảo quản |
K |
Sản xuất máy móc thiết bị |
Trang thiết bị công nghiệp; máy bán hàng tự động |
L |
Sản xuất chế phẩm sinh, hoá học |
Thực phẩm bổ sung; ăn kiêng, chất làm sạch, phụ gia, vi sinh vật |
M |
Sản xuất bao bì, vật liệu bao gói |
Bao bì và vật liệu bao gói |
N |
Sản xuất các loại sản phẩm khác |
Mỹ phẩm, sợi, da... |
Phụ lục B
(quy định)
Yêu cầu về năng lực đối với chuyên gia đánh giá
Chuyên gia đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chí năng lực như nêu trong Bảng B.1 của tiêu chuẩn này.
Bảng B.1 - Yêu cầu về năng lực đối với chuyên gia đánh giá
Tiêu chí năng lực |
Yêu cầu |
Trình độ giáo dục |
Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành liên quan đến phạm vi được chứng nhận hoặc tương đương theo phân nhóm trong phụ lục A. |
Đào tạo Halal |
Các chuyên gia đánh giá phải được đào tạo về tiêu chuẩn Halal theo từng lĩnh vực đánh giá. Khóa đào tạo này phải có thời lượng tối thiểu là 24 h. |
Đào tạo về kỹ năng đánh giá |
Hoàn thành các khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá dựa trên TCVN ISO 19011 (ISO 19011) và tiêu chuẩn tương ứng [ví dụ: TCVN ISO 9001 (ISO 9001), TCVN ISO 22000 (ISO 22000), tiêu chuẩn sản phẩm Halal...]. Khóa đào tạo này phải có thời lượng tối thiểu là 40 h. CHÚ THÍCH: Tổ chức đào tạo phải đáp ứng yêu cầu của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. |
Kinh nghiệm làm việc |
Tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến phạm vi đánh giá. |
Kinh nghiệm đánh giá |
Tham gia ít nhất 04 cuộc đánh giá trở lên với ít nhất 20 ngày công đánh giá đối với chương trình chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý, ví dụ: Halal, TCVN ISO 9001 (ISO 9001), TCVN ISO 22000 (ISO 22000), VietGAP, GLOBAL G.A.P, hữu cơ.... Kinh nghiệm này không bao gồm việc chứng kiến hoặc quan sát kiểm tra, nhưng bao gồm việc được chứng kiến hoặc quan sát với tư cách là chuyên gia đánh giá tập sự đang được đào tạo. |
Duy trì năng lực |
Tham gia các khóa đào tạo khi có sự thay đổi liên quan đến tiêu chuẩn chứng nhận. Tiến hành đánh giá tại hiện trường tối thiểu 03 cuộc đánh giá/năm hoặc 05 ngày đánh giá/năm đối với chương trình chứng nhận sản phẩm, hệ thống [ví dụ: Halal, TCVN ISO 9001 (ISO 9001), TCVN ISO 14001 (ISO 14001), TCVN ISO 22000 (ISO 22000), VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ...] |
Phụ lục C
(quy định)
Yêu cầu về năng lực đối với nhân sự xem xét đăng ký
Nhân sự thực hiện xem xét đăng ký phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chí năng lực như nêu trong Bảng C.1 của tiêu chuẩn này.
Bảng C.1 - Yêu cầu về năng lực đối với nhân sự xem xét đăng ký
Tiêu chí năng lực |
Yêu cầu |
Trình độ giáo dục |
Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. |
Đào tạo về đánh giá và an toàn thực phẩm |
Hoàn thành khóa đào tạo liên quan tới TCVN ISO 19011 (ISO 19011). Hoàn thành các khóa đào tạo về các nguyên tắc HACCP/phân tích mối nguy/an toàn vệ sinh thực phẩm/ISO 22000. Có kiến thức về các tiêu chuẩn sản phẩm Halal tương ứng. |
Kiến thức và kỹ năng |
Có khả năng nhận dạng liên quan đến (các) loại hình chuỗi thực phẩm: - PRP; - các mối nguy về an toàn thực phẩm; - yêu cầu pháp lý. - Khả năng xác định nếu có: - bất kỳ các yếu tố mùa vụ đặc biệt nào có liên quan đến tổ chức và loại hình thực phẩm hoặc sản phẩm của tổ chức - phong tục tập quán xã hội và văn hóa riêng liên quan đến loại hình và khu vực địa lý cần đánh giá; - các yếu tố cụ thể cần thiết để đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, sản phẩm thực phẩm, quá trình hoặc dịch vụ. Khả năng nhận biết năng lực cần thiết với đoàn đánh giá và quy trình của tổ chức chứng nhận. |
Phụ lục D
(quy định)
Yêu cầu về năng lực đối với nhân sự thẩm xét và/hoặc ra quyết định chứng nhận
Nhân sự thực hiện thẩm xét và ra quyết định chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chí năng lực như nêu trong Bảng D.1 của tiêu chuẩn này.
Bảng D.1 - Yêu cầu về năng lực đối với nhân sự thẩm xét và ra quyết định chứng nhận
Tiêu chí năng lực |
Yêu cầu |
Trình độ giáo dục |
Tốt nghiệp đại học trở lên trong các lĩnh vực liên quan. |
Đào tạo |
Đào tạo về tiêu chuẩn Halal tương ứng. Đào tạo về quá trình, thủ tục chứng nhận của tổ chức chứng nhận. |
Đào tạo về đánh giá |
Hoàn thành các khóa đào tạo về kỹ thuật đánh giá dựa trên TCVN ISO 19011 (ISO 19011) và các tiêu chuẩn tương ứng [ví dụ: TCVN ISO 9001 (ISO 9001), TCVN ISO 22000 (ISO 22000), tiêu chuẩn sản phẩm Halal]. Khóa đào tạo này phải có thời lượng tối thiểu là 40 h. CHÚ THÍCH: Tổ chức đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. |
Kinh nghiệm làm việc |
Tối thiểu 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp liên quan đến phạm vi chứng nhận được thẩm xét. |
Phụ lục E
(tham khảo)
Thời gian đánh giá tối thiểu
E.1 Khái quát
Khi xác định thời gian đánh giá cần thiết cho từng địa điểm như nêu ở 9.1.5, TCVN ISO/IEC 17021- 1:2015, tổ chức chứng nhận Halal phải xem xét thời gian đánh giá tối thiểu cần thiết tại hiện trường cho chứng nhận lần đầu được đưa ra trong Bảng E.1. Thời gian tối thiểu bao gồm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của đánh giá chứng nhận lần đầu, nhưng không bao gồm thời gian cần thiết cho việc chuẩn bị đánh giá, thời gian lấy mẫu và thời gian viết báo cáo đánh giá. Thời gian cho việc lấy mẫu do tổ chức chứng nhận xác định để đảm bảo thực hiện hoạt động lấy mẫu cần thiết đã xác định trong chương trình chứng nhận sản phẩm Halal.
Thời gian đánh giá tối thiểu được thiết lập để đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm chỉ bao gồm một nghiên cứu HACCP. Một nghiên cứu HACCP tương ứng với phân tích mối nguy cho một nhóm sản phẩm/dịch vụ có mối nguy, công nghệ sản xuất, công nghệ bảo quản tương tự. Thời gian đánh giá giám sát tối thiểu phải bằng một phần ba thời gian đánh giá chứng nhận lần đầu được tính tại thời điểm đó, nhưng không ít hơn nửa ngày đánh giá. Thời gian đánh giá chứng nhận lại tối thiểu phải bằng hai phần ba thời gian đánh giá chứng nhận lần đầu, nhưng không được ít hơn một ngày đánh giá.
Trong trường hợp chưa có hệ thống quản lý được chứng nhận có liên quan, cần bổ sung thêm thời gian cho cuộc đánh giá. Để được coi là phù hợp, chứng chỉ hệ thống quản lý phải bao gồm phạm vi an toàn thực phẩm cho sản phẩm/dịch vụ liên quan.
Số lượng nhân viên phải được quy đổi thành số lượng nhân viên toàn thời gian (FTEs).
Các yếu tố bắt buộc phải tăng thời lượng đánh giá tối thiểu (ví dụ: số loại sản phẩm, số dây chuyền sản xuất, quá trình phát triển sản phẩm, số lượng CCP, số lượng PRP, khu vực xây dựng, cơ sở hạ tầng, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nội bộ, nhu cầu phiên dịch).
E.2 Tính toán thời gian đánh giá tối thiểu với chứng nhận lần đầu
E.2.1 Thời gian đánh giá tối thiểu cho một địa điểm, Ta:
Ta = B + H + (PV + FTE)*CC
Trong đó:
B Thời gian đánh giá tại hiện trường cơ bản
H Ngày đánh giá cho mỗi HACCP bổ sung áp dụng cho các sản phẩm/dịch vụ trong chuỗi thực phẩm
PV ngày đánh giá cho nhiều loại sản phẩm
FTE Ngày đánh giá trên mỗi người lao động
CC Hệ số về mức độ phức tạp của quá trình sản xuất
E.2.2 Thời gian đánh giá tối thiểu cho mỗi địa điểm bổ sung, Tasv:
Tasv = Ta * 50/100
Bảng E.1 - Thời gian đánh giá tối thiểu với chứng nhận lần đầu
Nhóm (xem phụ lục A) |
B Thời gian đánh giá tại hiện trường cơ bản (ngày công) |
H* Số ngày đánh giá cho mỗi nghiên cứu HACCP bổ sung (ngày công) |
FTE Số lượng nhân sự (ngày công) |
CC Mức độ phức tạp của nhóm |
PV* Mức độ đa dạng của sản phẩm (ngày công) |
Tasv Đối với mỗi một địa điểm đánh giá bổ sung (ngày công) |
A |
1.0 |
0.25 |
1 đến 19 = 0.5 20 đến 49 = 1.0 50 đến 79-1.5 80 đến 199 = 2.0 200 đến 499 = 2.5 500 đến 899 - 3.0 900 đến 1299 = 3.5 1300 đến 1699 = 4.0 1700 đến 2999 = 4.5 3000 đến 5000 = 5.0 ≥ 5000 = 5.5 |
|
1 đến 3 = 0.25 4 đến 6 = 0.50 7 đến 10 = 0.75 11 đến 20 = 1 > 20 = 2 |
50 % thời gian đánh giá tối thiểu |
B |
1.0 |
0.25 |
||||
C |
1.75 |
0.50 |
Thấp CC= 1 |
|||
D |
1.25 |
0.50 |
||||
E |
1.75 |
0.50 |
Trung bình CC= 1.25 |
|||
F |
1.75 |
0.50 |
||||
G |
1.25 |
0.50 |
||||
H |
1.25 |
0.50 |
Cao CC= 1.50 |
|||
I |
1.25 |
0.25 |
||||
J |
1.25 |
0.25 |
||||
K |
1.25 |
0.25 |
Rất cao CC= 1.75 |
|||
L |
1.75 |
0.50 |
||||
M |
1.25 |
0.25 |
|
|||
N |
1.75 |
0.50 |
||||
CHÚ THÍCH: PV chỉ được sử dụng đối với sản phẩm, không áp dụng với dịch vụ. |
Bảng E1 dựa trên 04 mức độ phức tạp chính liên quan đến bản chất của các quá trình, hoạt động sản xuất của đơn vị có ảnh hưởng tới thời gian đánh giá chứng nhận Halal:
• Rất cao - Số lượng rất lớn các quá trình phụ với các đặc thù tự nhiên (các tổ chức sản xuất hoặc chế biến có yêu cầu nghiêm ngặt về việc không rủi ro liên quan đến Halal). Bao gồm những sản phẩm hoặc lĩnh vực dịch vụ có có rủi ro rất cao về khía cạnh Halal, với nhiều quá trình hoặc quá trình phụ hoặc với một số lượng rất lớn nguyên liệu thô hoặc đầu vào.
• Cao - Số lượng lớn các quá trình với các đặc thù tự nhiên (loại hình sản xuất, chế biến của tổ chức có yêu cầu nghiêm ngặt về việc không rủi ro liên quan đến Halal). Bao gồm các sản phẩm và dịch vụ có rủi ro cao về khía cạnh Halal đối với nhiều quá trình.
• Trung bình - Số lượng trung bình các quá trình với các đặc thù tự nhiên (loại hình sản xuất, chế biến của tổ chức bao gồm các sản phẩm, dịch vụ có rủi ro trung bình về khía cạnh Halal)
• Thấp - Số lượng nhỏ các quá trình với các đặc thù tự nhiên (loại hình của tổ chức với một vài đặc thù. Nó bao gồm các sản phẩm và dịch vụ có mức độ rủi ro liên quan đến Halal thấp).
Bảng E1 thể hiện 4 mức độ phức tạp. Bảng E2 cung cấp mối liên kết giữa 04 mức độ phức tạp ở trên và các lĩnh vực có thể rơi vào trong các lớp đó
Tổ chức chứng nhận Halal cần nhận thấy rằng không phải tất cả các tổ chức trong một lĩnh vực cụ thể sẽ luôn thuộc cùng một mức độ phức tạp. Tổ chức chứng nhận Halal phải cho phép linh hoạt trong quá trình xem xét đăng ký của mình để đảm bảo rằng các hoạt động cụ thể của tổ chức được xem xét khi xác định mức độ phức tạp. Ví dụ, mặc dù nhiều hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hóa chất nên được phân loại là "độ phức tạp cao", tuy nhiên nếu tổ chức không có các phản ứng hóa học và/hoặc số lượng lớn hoặc nguyên liệu thô rủi ro và/hoặc quá trình xử lý tiên tiến, có thể được phân loại là độ phức tạp "trung bình" hoặc thậm chí là "thấp".
Tất cả các yếu tố của hệ thống, quá trình, sản phẩm/dịch vụ của tổ phải được cân nhắc và thực hiện điều chỉnh phù hợp đối với những yếu tố có thể tác động tới thời lượng đánh giá. Các yếu tố bổ sung có thể được bù đắp bởi các yếu tố giảm trừ. Trong tất cả các trường hợp khi điều chỉnh thời gian được cung cấp trong bảng thời gian đánh giá E1 và E2, phải lưu giữ đầy đủ bằng chứng và hồ sơ để chứng minh cho sự thay đổi.
Bảng E.2 - Ví dụ về liên kết giữa lĩnh vực hoạt động và mức độ phức tạp
Mức độ phức tạp |
Lĩnh vực hoạt động |
Rất cao |
Hóa chất và dược phẩm, sản phẩm thịt đã qua chế biến, sản phẩm biến đổi gen, phụ gia thực phẩm, nuôi cấy sinh học, mỹ phẩm, chất hỗ trợ chế biến và vi sinh vật. |
Cao |
Giết mổ gia súc, gia cầm; sản phẩm phô mai; bánh quy; đồ ăn nhẹ; dầu; đồ uống; khách sạn; nhà hàng; thực phẩm bổ sung; hoạt động làm sạch; bao bì và vật liệu bao gói, dệt may. |
Trung bình |
Sản phẩm từ sữa; sản phẩm cá; sản phẩm trứng; nuôi ong; gia vị; sản phẩm nông nghiệp; bảo quản trái cây; bảo quản rau; sản phẩm đóng hộp; mỳ ống; đường; thức ăn chăn nuôi; thức ăn cho cá; cung cấp nước; phát triển sản phẩm, quy trình và thiết bị; dịch vụ thú y; thiết bị xử lý; máy bán hàng tự động, sản phẩm da. |
Thấp |
Cá, sản xuất trứng, sản xuất sữa, đánh bắt cá, săn bắn, trái cây, rau quả, hạt, và nước trái cây tươi, nước uống, bột mì, muối, bán lẻ cửa hàng, bán buôn, vận chuyển và bảo quản |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN ISO 9001 (ISO 9001), Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
[2] TCVN ISO 10002:2015 (ISO 10002:2014), Quản lý chất lượng - Sự thỏa mãn của khách hàng - Hướng dẫn về xử lý khiếu nại
[3] TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 1: Các yêu cầu
[4] TCVN ISO 22000:2018 (ISO 22000:2018), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với tổ chức trong chuỗi thực phẩm
[5] TCVN ISO/TS 22003:2015 (ISO/TS 22003:2013), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
[6] TCVN 12944:2020, Thực phẩm Halal - Yêu cầu chung
[7] MS 1500:2019, Halal food- General requirements (third version) (Tiêu chuẩn Ma-lai-xi-a, phiên bản thứ 3: Thực phẩm Halal - Yêu cầu chung)
[8] UAE.S 2055 -1:2015, Halal products - Part one: General Requirements for Halal Food (Tiêu chuẩn Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất: Thực phẩm Halal - Phần 1: Yêu cầu chung đối với thực phẩm Halal)
[9] GSO 2055-2:2021, Halal products - Part 2: General Requirements for Halal Certification Bodies (Tiêu chuẩn của các quốc gia vùng Vịnh: Sản phẩm Halal - Phần 2: Yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận Halal)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.