TCVN 13886:2023
ISO 16994:2016
NHIÊN LIỆU SINH HỌC RẮN - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LƯU HUỲNH VÀ CLO TỔNG
Solid biofuels - Determination of total content of sulfur and chlorine
Lời nói đầu
TCVN 13886:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 16994:2016.
TCVN 13886:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC238 Nhiên liệu sinh học rắn biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lưu huỳnh và clo có trong nhiên liệu sinh học rắn với nồng độ không ổn định. Trong suốt quá trình đốt cháy, chúng thường xuyên biến đổi thành lưu huỳnh oxit và clorua. Sự có mặt của các nguyên tố trên và các sản phẩm phản ứng của chúng có thể dẫn đến sự ăn mòn và phát thải gây hại cho môi trường.
Clo có thể có trong các hợp chất vô cơ và hữu cơ khác nhau và có hàm lượng bằng hoặc cao hơn hàm lượng hòa tan trong nước xác định được theo ISO 16995.
Đốt cháy trong môi trường khí oxy trong bình đốt kín là phương pháp được ưu tiên làm phân hủy mẫu sinh khối để xác định hàm lượng lưu huỳnh và clo tổng. Ưu điểm của phương pháp này là sự phân hủy được thực hiện có mối liên quan đến việc xác định nhiệt lượng theo TCVN 13653 (ISO 18125). Sự phân hủy trong bình kín là một phương pháp thay thế thích hợp. Các phương pháp phân tích khác (ví dụ đốt cháy ở nhiệt độ cao trong lò ống và phương pháp Eschka) cũng có thể được sử dụng. Việc xác định hàm lượng hợp chất chứa lưu huỳnh và clo tổng có thể được thực hiện bằng các phương pháp khác, ví dụ phương pháp sắc ký, phương pháp ICP, phương pháp chuẩn độ.
Có thể sử dụng thiết bị tự động và các phương pháp thay thế nếu các phương pháp đó đã được công nhận với mẫu đối chứng sinh khối của một loại thích hợp và cũng đáp ứng được các yêu cầu của Điều 10.
Danh sách hàm lượng lưu huỳnh và clo điển hình của nhiên liệu sinh học rắn được đưa ra trong Phụ lục B của ISO 17225-1:2014.
NHIÊN LIỆU SINH HỌC RẮN - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LƯU HUỲNH VÀ CLO TỔNG
Solid biofuels - Determination of total content of sulfur and chlorine
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh và clo tổng của nhiên liệu sinh học rắn. Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp phân hủy nhiên liệu và kỹ thuật phân tích khác để định lượng các nguyên tố trong dung dịch phân hủy. Tiêu chuẩn này cho phép sử dụng thiết bị tự động, miễn là việc xác nhận được thực hiện theo quy định và các đặc trưng tính năng là tương tự với phương pháp được mô tả trong tiêu chuẩn này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6494-1 (ISO 10304-1) Chất lượng nước - Xác định các anion hòa tan bằng phương pháp sắc ký lỏng ion - Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua, nitrat, nitrit, phosphat và sunphat hòa tan.
TCVN 6665 (ISO 11885) Chất lượng nước - Xác định nguyên tố chọn lọc bằng phổ phát xạ quang plasma cặp cảm ứng (ICP-OES)
TCVN 13653 (ISO 18125) Nhiên liệu sinh học rắn - Xác định nhiệt lượng.
TCVN 13884 (ISO 14780 with Amd 1) Nhiên liệu sinh học rắn - Chuẩn bị mẫu
TCVN 13887-3 (ISO 18134-3) Nhiên liệu sinh học rắn - Xác định hàm lượng ẩm - Phần 3: Hàm lượng ẩm trong mẫu phân tích chung
ISO 16559 Solid biofuels - Terminology, definitions and descriptions (Nhiên liệu sinh học rắn - Thuật ngữ, định nghĩa và mô tả).
.........................
Nội dung tiêu chuẩn bằng File Word (đang tiếp tục cập nhật)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.