TCVN
13834-4:2023
ISO 10256-4:2016
THIẾT BỊ BẢO VỆ SỬ DỤNG TRONG KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG - PHẦN 4: THIẾT BỊ BẢO VỆ ĐẦU VÀ MẶT CHO THỦ MÔN
Protective equipment for use in ice hockey - Part 4: Head and face protection for goalkeepers
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Các yêu cầu
4.1 Yêu cầu chung
4.2 Thiết kế
4.3 Các phạm vi được bảo vệ
4.4 Khả năng chống đâm xuyên
4.5 Khả năng hấp thụ chấn động
4.6 Độ bền va đập với quà bỏng khúc côn cầu
4.7 Hệ thống giữ
4.8 Tầm nhìn
5 Phương pháp thử
5.1 Yêu cầu chung
5.2 Ổn định mẫu
5.3 Định vị thiết bị bảo vệ
5.4 Phép thử về phạm vi được bảo vệ
5.5 Phép thử đâm xuyên
5.6 Phép thử khả năng hấp thụ lực va đập
5.7 Phép thử độ bền va đập với quả bóng khúc côn cầu
6 Báo cáo thử nghiệm
7 Ghi nhãn vĩnh viễn
8 Thông tin hướng dẫn sử dụng
Lời nói đầu
TCVN 13834-4:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 10256-4:2016;
TCVN 13834-4:2023 do Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TP. Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
Bộ tiêu chuẩn TCVN 13834 (ISO 10256) Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng gồm các phần sau đây;
- TCVN 13834-1 (ISO 10256-1:2016), Phần 1: Yêu cầu chung;
- TCVN 13834-2 (ISO 10256-2:2016), Phần 2: Thiết bị bảo vệ đầu cho người trượt băng;
- TCVN 13834-3 (ISO 10256-3:2016), Phần 3: Thiết bị bảo vệ mặt cho người trượt băng;
- TCVN 13834-4 (ISO 10256-4:2016), Phần 4: Thiết bị bảo vệ đầu và mặt cho thủ môn;
- TCVN 13834-5 (ISO 10256-3:2017), Phần 5: Thiết bị bảo vệ chống rách cổ cho người chơi khúc côn cầu trên băng.
Lời giới thiệu
Khúc côn cầu trên băng là môn thể thao có nguy cơ gây chấn thương. Việc sử dụng thiết bị bảo vệ không loại bỏ tất cả các chấn thương mà nhằm mục đích để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các chấn thương. Khi chơi môn thể thao khúc côn cầu trên băng người tham gia chấp nhận rủi ro chấn thương. Mục đích của việc sử dụng thiết bị bảo vệ trong khúc côn cầu trên băng là để giảm rủi ro.
Các yêu cầu về tính năng được xác định sau khi xem xét tình trạng hiện đại của thiết kế và chế tạo thiết bị bảo vệ đầu và mặt. Đặc điểm kỹ thuật này được phát triển để giải quyết các nhu cầu và mối nguy duy nhất liên quan đến vị trí của thủ môn khúc côn cầu trên băng.
Ba kiểu thiết bị bảo vệ được chỉ định - Tất cả các kiểu đều phải đáp ứng các yêu cầu về độ bền va đập và khả năng giảm chấn. Các kiểu thiết bị bảo vệ D1 và D2 phải tuân theo các yêu cầu về khả năng chống đâm xuyên của lưỡi gậy khúc côn cầu trên toàn bộ phạm vi bảo vệ. Thiết bị bảo vệ kiểu D3 phải tuân theo các yêu cầu về khả năng chống đâm xuyên của khúc côn cầu trong phạm vi bảo vệ mặt và các yêu cầu về khả năng chống đâm xuyên của lưỡi gậy khúc côn cầu trên phạm vi bảo vệ đầu. Người chơi từ 18 tuổi trở lên chỉ nên sử dụng thiết bị bảo vệ kiểu D3.
THIẾT BỊ BẢO VỆ SỬ DỤNG TRONG KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG - PHẦN 4: THIẾT BỊ BẢO VỆ ĐẦU VÀ MẶT CHO THỦ MÔN
Protective equipment for use in ice hockey - Part 4: Head and face protection for goalkeepers
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính năng đối với các thiết bị bảo vệ đầu và mặt được các thủ môn sử dụng trong môn khúc côn cầu trên băng và tiêu chuẩn này áp dụng kết hợp với TCVN 13834-1 (ISO 10256-1), TCVN 13834-2 (ISO 10256-2) và TCVN 13834-3 (ISO 10256-3).
Các yêu cầu về tính năng được thiết lập, phù hợp với những nội dung sau:
a) vật liệu, lắp ráp và thiết kế;
b) các phạm vi được bảo vệ và độ chống đâm xuyên;
c) hấp thụ lực va đập;
d) độ bền va đập với quả bóng băng (quả bóng khúc côn cầu trên băng);
e) hệ thống giữ;
f) chất lượng quang học.
CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu nêu trong một điều mục được ưu tiên hơn là nêu trong hình vẽ.
CHÚ THÍCH 2: Mục đích của tiêu chuẩn này là giảm nguy cơ chấn thương cho đầu và mặt của các thủ môn môn khúc côn cầu trên băng mà không ảnh hưởng đến hình thức và sự hấp dẫn của trận đấu.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thi áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 13834-1 (ISO 10256-1), Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng - Phần 1: Yêu cầu chung
ICVN 13834-2 (ISO 10256-2), Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng - Phần 2: Thiết bị bảo vệ đầu cho người trượt băng
TCVN 13834-3 (ISO 10256-3), Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng - Phần 3: Thiết bị bảo vệ mặt cho người trượt băng
CSA Z262.6-14, Specifications for Facially Featured Fleadforms (Yêu cầu kỹ thuật cho các dạng đầu có đặc điểm giống khuôn mặt)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong TCVN 13834-1 (ISO 10256-1), TCVN 13834-2 (ISO 10256-2) và TCVN 13834-3 (ISO 10256-3) cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Thiết bị bảo vệ đầu và mặt cho thủ môn (goalkeeper head and face protector)
Thiết bị bảo vệ thủ môn (goalkeeper protector)
Thiết bị nhằm bảo vệ đầu và mặt của thủ môn trong môn khúc côn cầu trên băng.
CHÚ THÍCH 1: Các ví dụ có thể bao gồm nhưng không giới hạn những loại thiết bị sau:
a) mũ bảo hiểm dành cho vận động viên trượt bằng kết hợp với thiết bị bảo vệ toàn mặt; hoặc
b) mặt nạ bao gồm
1) phần phía trước để che một phần đầu, mặt và hàm,
2) tấm che (ví dụ như lồng) cho mắt và mặt, và
3) tấm che sau có thể di chuyển che phía sau đầu của thủ môn.
Kiểu D1 (Type D1)
Thiết bị bảo vệ đầu và mặt của thủ môn đáp ứng yêu cầu về khả năng chống đâm xuyên của lưỡi gậy khúc côn cầu trên băng trong các phạm vi được bảo vệ của đầu và mặt.
3.3
Kiểu D2 (Type D2)
Thiết bị bảo vệ đầu và mặt của thủ môn đáp ứng yêu cầu về độ đâm xuyên của lưỡi gậy khúc côn cầu trên băng trong phạm vi được bảo vệ của đầu và mặt và được thiết kế để sử dụng cho các thù môn, 10 tuổi trở xuống.
3.4
Kiểu D3 (Type D3)
Thiết bị bảo vệ đầu và mặt của thủ môn đáp ứng yêu cầu về độ đâm xuyên của lưỡi gậy khúc côn cầu trên băng trong phạm vi được bảo vệ của đầu và độ đâm xuyên của quả bóng khúc côn cầu trong phạm vi được bảo vệ trên vùng mặt.
4 Các yêu cầu
4.1 Yêu cầu chung
Ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn này, thiết bị bảo vệ đầu và mặt thủ môn phải đáp ứng các yêu cầu theo, 4.1 đến 4.3 của TCVN 13834-2 (ISO 10256-2) và trong toàn bộ phạm vi điều chỉnh.
4.2 Thiết kế
4.2.1 Lớp đệm
Phải sử dụng vật liệu đệm hoặc vật liệu giảm chẩn để che tất cả các bề mặt cứng của thiết bị bảo vệ mà mặt bên kia có thể tiếp xúc với đầu của người đeo và phải giữ nguyên vị trí trong điều kiện sử dụng bình thường.
4.2.2 Khu vực chịu tải
Các thiết bị bảo vệ phải có diện tích chịu tải có đệm lót tối thiểu như quy định trong Hình 5 của TCVN 13834-3 (ISO 10256-3).
4.2.3 Các thành phần dây hàn
Tất cả các đầu dây phải kết thúc ở chu vi của khung dây.
4.2.4 Chồng lấn
4.2.4.1 Phần khung dây của thiết bị bảo vệ mặt phải chồng lên tất cả các cạnh của thiết bị bảo vệ đầu trong phạm vi được bảo vệ (xem 4.3.2 ) ít nhất là 6 mm.
4.2.4.2 Để kết hợp phương tiện bảo vệ mặt/mũ bảo vệ cho người trượt băng, thiết bị bảo vệ mặt phải chồng lên mép dưới của mũ bảo hiểm (vùng trán) ít nhất 6 mm theo mặt phẳng nằm ngang và bám theo chiều ngược mũ bảo hiểm ít nhất đến mặt phẳng chính diện-giữa và đến mặt phẳng gốc (xem Hình 2, G'H'HZZ'HH'G ').
4.2.5 Khoảng cách tối thiểu (từ dạng đầu đến thiết bị bảo vệ trên vùng mặt)
Ngoại trừ trường hợp được bao phủ bởi lớp đệm, không phần nào của thiết bị bảo vệ phải gần bề mặt của dạng đầu đặc trưng trên vùng mặt dưới 10 mm trong phạm vi bảo vệ bên ngoài vùng không tiếp xúc.
4.2.6 Khoảng cách tối đa (từ dạng đầu đến thiết bị bảo vệ trên vùng mặt)
Khoảng cách chiều ngang đo được trên mặt phẳng đối xứng, giữa mặt trong của thiết bị bảo vệ trên vùng mặt và các điểm g và Sn trên dạng đầu đặc trưng trên vùng mặt không được lớn hơn 60 mm (xem Hình 1).
4.3 Các phạm vi được bảo vệ
4.3.1 Phạm vi bảo vệ đầu
Phạm vi bảo vệ đầu phải phù hợp với 4.4 của TCVN 13834-2 (ISO 10256-2).
4.3.2 Phạm vi bảo vệ mặt
Phạm vi bảo vệ phải bao gồm phần phía trước kéo dài đến ít nhất là đường G'-H'L-HL-ZZ-HR-H’R-G' (trong đó L ở bên trái và R ở bên phải) trong Hình 2 khi nhìn thẳng góc với mặt phẳng đối xứng và khi thiết bị bảo vệ được thử nghiệm theo 5.4.2.
4.4 Độ đâm xuyên
4.4.1 Yêu cầu chung
Ngoại trừ các lỗ hở của tai (khoảng hở ở tai) và khi tiến hành phép thử theo 5.5, phải áp dụng các nội dung sau.
4.4.2 Kiểu D1 và D2
Không có sự tiếp xúc của lưỡi thử với dạng đầu trần trong các phạm vi được bảo vệ của đầu và của mặt.
4.4.3 Kiểu D3
Không có sự tiếp xúc của lưỡi thử với dạng đầu trần trong phạm vi được bảo vệ của đầu và không được tiếp xúc với đĩa thử trong phạm vi được bảo vệ của mặt.
4.5 Khả năng hấp thụ lực va đập
Khi tiến hành phép thử theo 5.6, không có va đập đơn nào được vượt quá gia tốc đỉnh là 275 g trong mọi điều kiện thử nghiệm Lớp bọc bên ngoài (vỏ) phải còn nguyên vẹn, không có vết nứt nào có thể nhìn thấy qua toàn bộ chiều dày của mũ.
4.6 Độ bền va đập với quả bóng khúc côn cầu
4.6.1 Phép thử tiếp xúc
Khi tiến hành phép thử theo 5.7,
a) cả thiết bị bảo vệ và miếng đệm đều không được chạm vào dạng đầu đặc trưng trên vùng mặt trong vùng không tiếp xúc [xem Hình 3 của TCVN 13834-3 (ISO 10256-3)],
b) vật liệu hấp thụ va đập tại phạm vi chịu tải phải được gắn chặt vào thiết bị bảo vệ vùng mặt, và
c) không được có:
1) sự phá vỡ các thành phần cấu trúc của miếng bảo vệ mặt,
2) các mảnh vỡ (có thể xuất hiện nứt lớp phủ bề mặt),
3) lỗi của các điểm gắn với mũ bảo hiểm, và
4) nứt trên toàn bộ chiều dày của lớp bọc bên ngoài (vỏ) trong phạm vi được bảo vệ của mặt (xem 4.3.2).
4.6.2 Phép thử độ bền
Khi tiến hành phép thử theo 5.7, không được có
a) đứt dây,
b) mối hàn bị tách ra trên chu vi của thiết bị bảo vệ hoặc ở nơi các đầu dây gặp nhau (trong trường hợp thiết bị bảo vệ kiểu dây hàn),
c) lỗi của các điểm trên thiết bị bảo vệ gắn với mũ bảo hiểm, và
d) nứt xuyên suốt chiều dày của lớp bọc bên ngoài (vỏ) trong phạm vi bảo vệ vùng mặt (xem 4.3.2).
4.7 Hệ thống giữ
Hệ thống giữ được yêu cầu cho tất cả các thiết bị bảo vệ thủ môn phải phù hợp với 4.7, TCVN 13834-2 (ISO 10256-2), ngoại trừ Hình 4 của TCVN 13834-2 (ISO 10256-2) được thay thế bằng Hình 4 trong tiêu chuẩn này.
4.8 Trường nhìn
Khi tiến hành phép thử trong điều kiện môi trường xung quanh, mũ bảo hiểm không được cản trở trường nhìn được xác định bởi các góc sau:
a) hướng lên trên: 35°;
b) hướng xuống dưới: 60°;
c) theo chiều ngang: 90°.
CHÚ THÍCH: Có một số phương pháp để đo nhiễu thị giác. Xem 5.3 của TCVN 13834-2 (ISO 10256-2).
5 Phương pháp thử
5.1 Yêu cầu chung
5.1.1 Dung sai và ước lượng độ không đảm bảo
Xem Điều 5 của TCVN 13834-1 (ISO 10256-1).
5.1.2 Mẫu
Đối với cùng một kiểu dáng/kích cỡ nhất định, tối thiểu 5 (năm) thiết bị bảo vệ đầu và mặt thủ môn mới và hoàn chỉnh và 2 (hai) thiết bị bảo vệ vùng mặt bổ sung đã được bán trên thị trường phải được thử nghiệm theo Bảng 1, TCVN 13834-2 (ISO 10256-2). Các thiết bị bảo vệ phải được kiểm tra bằng mắt và bằng tay trước khi ổn định mẫu. Các mẫu phải được đánh số 1,2, 3, v.v..
5.1.3 Lắp ráp các bộ phận
Mặt nạ có thể được lắp ráp từ thiết bị bảo vệ đầu và mặt riêng biệt theo hướng dẫn của nhà sản xuất với điều kiện là sự kết hợp đó đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này và các bộ phận được thiết kế để tương thích mà không cần sửa đổi.
5.2 Ổn định mẫu
Việc ổn định các mẫu (ví dụ như thiết bị bảo vệ đầu và mặt thủ môn) phải được thực hiện theo Điều 6 của TCVN 13834-1 (ISO 10256-1), Bảng 1 của TCVN 13834-2 (ISO 10256-2) và Bảng 1 của tiêu chuẩn này.
5.3 Định vị thiết bị bảo vệ
Thiết bị bảo vệ phải được định vị trên dạng đầu lớn nhất trong dải kích cỡ của nó theo hướng dẫn của nhà sản xuất sao cho phần cằm của thiết bị bảo vệ nằm trên phạm vi chịu tải của dạng đầu [xem Hình 5 của TCVN 13834-3 (ISO 10256-3)] và mũ bảo hiểm được đặt càng gần HPI càng tốt. HPI phải được chỉ định bởi nhà sản xuất thiết bị bảo vệ.
Khi HPI không có sẵn thì sẽ không tiến hành phép thử mẫu.
5.4 Phép thử phạm vi bảo vệ
5.4.1 Phạm vi bảo vệ đầu
Xem 4.4, TCVN 13834-2 (ISO 10256-2).
5.4.2 Phạm vi bảo vệ mặt
5.4.2.1 Dạng đầu
Sử dụng các dạng đầu đặc trưng trên vùng mặt được quy định trong CSA Z262.6.
5.4.2.2 Định vị
Thiết bị bảo vệ phải được định vị theo 5.3.
5.4.3 Phép thử mức độ che chắn
Kiểm tra thiết bị bảo vệ để đảm bảo thiết bị che chắn phạm vi được bảo vệ được xác định trong 4.3.2.
5.5 Phép thử đâm xuyên
5.5.1 Thiết bị thử nghiệm
Thiết bị bao gồm
a) dạng đầu đặc trưng trên vùng mặt theo CSA Z262.6,
b) lưỡi thử bằng thép theo Hình 5, TCVN 13834-2 (ISO 10256-2), và
c) đĩa thử thép theo Hình 3.
5.5.2 Quy trình
5.5.2.1 Yêu cầu chung
Cố gắng tiếp xúc với dạng đầu bằng cách đưa bất kỳ phần nào của thiết bị thử xuyên qua các khoảng hở trong chu vi của thiết bị bảo vệ và trong phạm vi được bảo vệ như quy định trong 5.5.2.2 và 5.5.2.3. Ghi lại xem có điểm nào tiếp xúc với bề mặt của dạng đầu trần hay không.
5.5.2.2 Phép thử độ chống đâm xuyên qua phạm vi bảo vệ đầu
Xem 4.5, TCVN 13834-2 (ISO 10256-2).
5.5.2.3 Phép thử chống đâm xuyên qua phạm vi bảo vệ mặt
5.5.2.3.1 Định vị mặt nạ
Thiết bị bảo vệ phải được định vị theo 5.3.
5.5.2.3.2 Thử nghiệm chống đâm xuyên đối với thiết bị bảo vệ Kiểu D1 và D2
Sử dụng lưỡi thử, cố gắng tiếp xúc với dạng đầu qua tất cả các khoảng hở của thiết bị bảo vệ trong phạm vi bảo vệ mặt như được xác định trong 4.3.2 và Hình 2. Ghi lại xem có tiếp xúc với bề mặt của dạng đầu trần hay không
5.5.2.3.3 Phép thử độ chống đâm xuyên đối với thiết bị bảo vệ Kiểu D3
Sử dụng đĩa thử (xem Hình 3), phải cố gắng tiếp xúc với dạng đầu qua tất cả các khoảng hở của thiết bị bảo vệ trong phạm vi bảo vệ mặt như được xác định trong 4.3.2 và Hình 2.
5.6 Phép thử khả năng hấp thụ lực va đập
Phép thử khả năng hấp thụ lực va đập phải được thực hiện theo 5.7.
Nếu không thể tiếp cận được bất kỳ vị trí va đập nào theo quy định, phải cố gắng tiếp cận vị trí đó bằng cách tháo thiết bị bảo vệ mặt (lồng). Nếu sự cố vẫn tiếp diễn, ngay cả sau khi tháo lồng, vị trí quy định bị rơi và vị trí thay thế, không theo quy định, trên cùng một thiết bị bảo vệ, ở gần và trong phạm vi thử nghiệm, phải được xác định theo 5.7.1 và 5.7.2, TCVN 13834-2 (ISO 10256-2).
5.7 Phép thử độ bền va đập với quả bóng khúc côn cầu
Phép thử độ bền va đập với quả bóng khúc côn cầu phải được thực hiện theo 6.8, TCVN 13834-3 (ISO 10256-3), ngoại trừ trường hợp viện dẫn đến Bảng 1, TCVN 13834-2 (ISO 10256-2). Khi đó, sử dụng Bảng 1 của tiêu chuẩn này.
6 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải phù hợp với Điều 7 của TCVN 13834-1 (ISO 10256-1), Điều 6 của TCVN 13834-2 (ISO 10256-2) và Điều 7 của TCVN 13834-3 (ISO 10256-3).
7 Ghi nhãn vĩnh viễn
Mỗi thiết bị bảo vệ hoàn chỉnh phải được ghi nhãn vĩnh viễn và rõ ràng theo Điều 7 của TCVN 13834-2 (ISO 10256-2) và Điều 8 của TCVN 13834-3 (ISO 10256-3), ngoại trừ ký hiệu kiểu thiết bị. Phải sử dụng nội dung thay thế sau đây: “Thiết bị bảo vệ đầu và mặt cho thủ môn khúc côn cầu trên băng”.
Dụng cụ bảo vệ đầu và mặt cho thủ môn kiểu D3 phải bao gồm cảnh báo sau:
CẢNH BÁO - Các thiết bị bảo vệ kiểu D3 phải không ngăn được lưỡi gậy đâm xuyên qua và có thể gây thương tích nghiêm trọng cho mắt Để giảm nguy cơ bị thương, nên sử dụng thiết bị bảo vệ kiểu D1.
8 Thông tin hướng dẫn sử dụng
Thông tin hướng dẫn sử dụng phải phù hợp với Điều 9 của TCVN 13834-1 (ISO 10256-1), Điều 8 của 13834-2 (ISO 10256-2) và Điều 9 của TCVN 13834-3 (ISO 10256-3).
Bảng 1 - Thử độ bền va đập (kiểu D1, D2 và D3)
Kiểu |
Số thứ tự |
Kết hợp với mẫu mũ bảo hiểm như xác định trong Bảng 1, TCVN 13834-2 (ISO 10256-2) |
Phép thử |
Nhiệt độ ổn định mẫu [xem Điều 6, TCVN 13834-1 (ISO 10256-1)] |
Vị trí va đập |
Vận tốc bóng m/s |
Phương pháp thử |
D1 và D3 |
1 |
1 |
tiếp xúc |
môi trường xung quanh |
Mắt |
33 + 1 |
5.7 |
2 |
2 |
Miệng |
|||||
3 |
3 |
Bên cạnh |
|||||
4 |
4 |
độ bền |
thấp |
Mắt hoặc miệng hoặc bên cạnh |
36 ±1 |
||
5 |
5 |
|
môi trường xung quanh |
|
|
4.7, 4.8, 5.4, 5.5 |
|
D2 |
1 |
1 |
tiếp xúc |
môi trường xung quanh |
Mắt |
25 ± 1 |
5.7 |
2 |
2 |
Miệng |
|||||
3 |
3 |
Bên cạnh |
|||||
4 |
4 |
độ bền |
thấp |
Mắt hoặc miệng hoặc bên cạnh |
28 ± 1 |
||
5 |
5 |
- |
môi trường xung quanh |
- |
- |
4.7, 4.8, 5.4, 5.5 |
Kích thước tính bằng milimét
Hình 1 - Yêu cầu về khoảng cách (4.2.6)
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
A mặt phẳng gốc
B mặt phẳng chính diện-giữa
Hình 2 - Phạm vi bảo vệ mặt tối thiểu (4.3.2)
CHÚ THÍCH: Điểm Z được định nghĩa trong Hình 4, TCVN 13834-3 (ISO 10256-3).
Kích thước tính bằng milimét
b) Hình chiếu cạnh
b) Hình chiếu cạnh
Hình 3 - Lưỡi thử (độ đâm xuyên)
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 dạng đầu
2 đoạn quai đeo có thể điều chỉnh dài 25 mm
3 thiết bị điều chỉnh
4 con lăn
5 mũ bảo hiểm thử nghiệm
6 dây đeo cằm
7 chiều dài con lăn tối thiểu 30 mm
a Lực tác động.
Hình 4 - Thiết bị thử hệ thống giữ
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.