IEC TR 63212:2020
Harmonization of environmental performance criteria for electrical and electronic products - Feasibility study
Lời nói đầu
TCVN 13791:2023 hoàn toàn tương đương với IEC TR 63212:2020;
TCVN 13791:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HÀI HÒA CÁC TIÊU CHÍ VỀ TÍNH NĂNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ - NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI
Harmonization of environmental performance criteria for electrical and electronic products - Feasibility study
Tiêu chuẩn này cung cấp cách đánh giá khả thi để xác định xem liệu có thể hài hòa các tiêu chí về tính năng môi trường và liệu có lợi cho ngành kỹ thuật điện hay không.
Tiêu chuẩn này được thiết kế như một báo cáo nghiên cứu khả thi hơn là một tiêu chuẩn. Nó báo cáo khả năng/cơ hội để hài hòa các tiêu chí về tính năng môi trường và cùng với đó là tính khả thi cho sự phát triển trong tương lai một tiêu chuẩn quốc tế về các tiêu chí tính năng môi trường. Các kiến thức và khuyến nghị của tiêu chuẩn này dựa trên việc xem xét một số tiêu chuẩn nhãn sinh thái nổi bật có sẵn trên toàn thế giới cũng như các cuộc thảo luận chủ động tiếp cận với các bên liên quan bên trong và bên ngoài.
Để cho phép người sử dụng tiêu chuẩn này hình dung và đánh giá tốt hơn một tiêu chuẩn tương lai có thể có dạng như thế nào, một khái niệm về tiêu chuẩn quốc tế về các tiêu chí hài hòa để đánh giá tính năng môi trường của các sản phẩm kỹ thuật điện đã được đề xuất trong Điều 8. Nó không được thiết kế như một đề xuất cuối cùng nhưng đúng hơn là một tầm nhìn về cách một tiêu chuẩn như vậy sẽ được cấu trúc ra sao và có thể thực hiện nó như thế nào để đáp ứng các yêu cầu cụ thể đã được xác định trong nghiên cứu này.
Một lần nữa, điều quan trọng cần nhấn mạnh là tiêu chuẩn IEC tiềm năng về tiêu chí tính năng môi trường không nhằm mục đích như một tiêu chuẩn nhãn sinh thái, mà nó nhằm mục đích là một phương tiện để hài hòa các tiêu chí (bao gồm cả các yêu cầu xác minh chúng) cần thiết cho tạo ra một tiêu chuẩn nhãn sinh thái như vậy.
Không có.
Không có.
4.1 Lợi ích của việc sử dụng nhãn sinh thái nói chung
4.1.1 Lợi ích sinh thái
Mục tiêu chính của các chương trình nhãn sinh thái là góp phần giảm các tác động môi trường liên quan đến sản phẩm.
Nói chung, các chương trình nhãn sinh thái được xác định bởi và hoạt động theo TCVN ISO 14020 và TCVN ISO 14024, xem xét toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Một nhãn sinh thái có thể được gắn vào các sản phẩm sau khi xem xét nghiêm ngặt (xác minh).
Bằng cách được xác minh cho một hoặc nhiều chương trình nhãn sinh thái và, với việc các nhà chế tạo cam kết giảm các tác động môi trường có mục tiêu trong toàn bộ vòng đời của các sản phẩm, các sản phẩm có thể được hưởng lợi bằng cách tạo sự khác biệt với các sản phẩm tương tự không tôn trọng triệt để các yêu cầu về nhãn sinh thái đó.
Đối với các sản phẩm EEE (thiết bị điện và điện tử), mục đích của các chương trình nhãn sinh thái khác nhau là để thực hiện một hoặc nhiều cải tiến sau đây trong môi trường:
• Bảo tồn năng lượng/tiêu thụ năng lượng thấp hoặc ít hơn: Các sản phẩm EEE mang nhãn sinh thái tiêu thụ ít năng lượng hơn trong quá trình sử dụng chúng so với các sản phẩm tương tự trên thị trường không mang nhãn sinh thái.
• Tránh/giảm thiểu các vật liệu độc hại cho môi trường: Các sản phẩm EEE mang nhãn sinh thái phải đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt về việc giảm thiểu các chất độc hại được sử dụng trong các thành phần, bao bì và trong quá trình chế tạo chúng, để tránh gây hại cho môi trường hoặc sức khỏe con người.
• Hiệu suất sử dụng/bảo tồn vật liệu: Các sản phẩm EEE mang nhãn sinh thái sử dụng ít tài nguyên không thể tái tạo hơn bằng cách cải tiến thiết kế để có thể tái chế hoặc bằng cách sử dụng vật liệu tái chế.
• Cải thiện độ bền/tuổi thọ của sản phẩm: Các sản phẩm EEE mang nhãn sinh thái được thiết kế để có thể sửa chữa và nâng cấp, đồng thời được cung cấp kèm theo các bộ phận thay thế và vật tư tiêu hao, do đó chúng có thể được sử dụng trong thời gian dài hơn.
• Lượng phát thải và chất thải tương đối thấp: Các sản phẩm EEE mang nhãn sinh thái được yêu cầu tạo ra ít phát thải vào nước và không khí, hạn chế phát thải tiếng ồn và tạo ra ít chất thải rắn hơn trong cuối vòng đời của chúng.
Hầu hết các chương trình nhãn sinh thái tồn tại cho EEE là dành cho thiết bị văn phòng (ví dụ: máy in), thiết bị ICT (ví dụ: máy tính), sản phẩm tiêu dùng (ví dụ: rạp hát tại nhà) và thiết bị gia dụng (ví dụ: máy giặt).
4.1.2 Lợi ích kinh tế
Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng đã và đang nâng cao mối quan ngại của họ về các tác động môi trường của sản phẩm và, vì có điều đó, mang nhãn sinh thái có thể là một lợi thế thị trường cho một sản phẩm. Ví dụ, các chính phủ thường áp dụng các yêu cầu về nhãn sinh thái như một công cụ để khuyến khích các thực hành môi trường thông qua "mua sắm xanh". Trong những trường hợp như vậy, nhãn sinh thái có thể là một khía cạnh quan trọng để mở ra hoạt động kinh doanh đại chúng mới. Tương tự như vậy, khi người tiêu dùng có ý thức tìm kiếm các sản phẩm ít gây ảnh hưởng đến môi trường, một nhãn sinh thái có thể nhìn thấy và được thừa nhận rộng rãi có thể mang lại cho họ niềm tin và sự khuyến khích hơn trong việc lựa chọn mua hàng.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ "mua sắm xanh" được các tổ chức (đặc biệt là chính phủ) sử dụng để mô tả các chính sách mua hàng và thực hành của họ nhằm giảm tác động môi trường của việc mua sắm sản phẩm.
4.2 Xác định vấn đề và lý do để thực hiện nghiên cứu này
Như đã đề cập trước đó, hơn 80 nhãn sinh thái áp dụng cho EEE hiện đang tồn tại. Mặc dù các nhãn sinh thái đại diện cho các lợi ích về môi trường và kinh tế cho các nhà chế tạo và người sử dụng sản phẩm, chúng cũng có thể thể hiện một gánh nặng vì số lượng lớn của chúng, tính đa dạng và đôi khi, các yêu cầu mâu thuẫn.
Các nhà chế tạo thường phải đối mặt với các yêu cầu về chứng nhận phù hợp với nhiều chương trình nhãn sinh thái, đôi khi ngay cả trong một quốc gia/khu vực. Điều này có thể thể hiện chi phí đáng kể, đôi khi với cơ hội doanh thu hạn chế. Các tiêu chuẩn về nhãn sinh thái cũng có thể dẫn đến các yêu cầu thiết kế khác nhau hoặc chứa đựng những khác biệt không cần thiết tạo ra xung đột về thiết kế hoặc xác minh. Người tiêu dùng và chính phủ phải đối mặt với nhiều loại sản phẩm tuyên bố có tính năng tốt hơn trong một số khía cạnh môi trường và mang các nhãn sinh thái khác nhau mà họ không hiểu ý nghĩa.
Tương tự như vậy, mỗi nhà điều hành nhãn sinh thái phải đối mặt với chi phí và gánh nặng đáng kể để phát triển các tiêu chí cơ bản được đề cập trong các chương trình như vậy. Điều này thể hiện sự trùng lặp n lần của công việc tương tự trong mỗi 80 chương trình đó.
Nghiên cứu được trình bày trong tiêu chuẩn này được thực hiện nhằm so sánh và phân tích một số chương trình nhãn sinh thái đó được lựa chọn và đưa ra các khuyến nghị, bao gồm đề xuất khái niệm về một tiêu chuẩn quốc tế khả thi, về tiềm năng hài hòa các tiêu chí môi trường.
Các chương trình nhãn sinh thái thường được điều hành như các sáng kiến tự nguyện, mặc dù một số chương trình có thể được tham chiếu trong các yêu cầu của Mua sắm Công Xanh (GPP) của một quốc gia hoặc khu vực. Nghiên cứu cho tài liệu này được thực hiện với quan điểm trung lập đối với các sáng kiến tự nguyện như vậy của bất kỳ chương trình nhãn sinh thái nào và không có ý định liên quan đến bất kỳ chương trình quy định nào.
4.3 Lợi ích từ việc hài hòa các tiêu chí tính năng môi trường
4.3.1 Lợi ích tiềm năng cho các cơ quan quản lý và nhà điều hành nhãn sinh thái
• Tiêu chí hài hòa được các quốc gia khác nhau thông qua sẽ đảm bảo rằng các mục tiêu môi trường của họ được đáp ứng dựa trên các yêu cầu giống nhau.
• Chương trình với các tiêu chuẩn có các yêu cầu khác nhau có thể làm cho thương mại quốc tế trở nên cồng kềnh, vì thiếu sự hài hòa có thể có tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu sản phẩm. Các tiêu chí được xác định rõ ràng, hài hòa và được giám sát thường xuyên có thể đảm bảo giảm thiểu các rào cản đối với thương mại quốc tế.
• Sản phẩm hiển thị các nhãn sinh thái khác nhau có thể không được thừa nhận là cung cấp tính năng môi trường tương đương, điều này có thể tạo ra gánh nặng không đáng có bằng cách yêu cầu thử nghiệm và xác minh không cần thiết và lặp đi lặp lại.
• Hài hòa tiêu chí sẽ cải thiện sự thừa nhận lẫn nhau về nhãn sinh thái giữa các quốc gia và khu vực.
• Hài hòa tiêu chí sẽ làm giảm đáng kể nỗ lực và nguồn lực của các nhà điều hành riêng lẻ để phát triển các tiêu chí và các phương pháp xác minh tương ứng.
4.3.2 Lợi ích tiềm năng cho các tổ chức phát triển tiêu chuẩn (SDO) và các ban kỹ thuật sản phẩm
• Bằng cách khai thác lợi thế chuyên môn của một nhóm chuyên gia đánh giá môi trường toàn cầu, các ban kỹ thuật sản phẩm và các tổ chức phát triển tiêu chuẩn khác có thể duy trì một bộ tiêu chí cung cấp mục tiêu tính năng môi trường tốt nhất trong lớp cho các sản phẩm và thị trường EEE của họ.
• Nó có thể giảm nỗ lực/chi phí trong việc phát triển các tiêu chuẩn nhãn sinh thái bằng cách phát huy lợi thế của các tiêu chí hài hòa hiện có nếu thích hợp.
• Nó tập trung nỗ lực vào các tiêu chí cụ thể nhằm tạo ra sự khác biệt cho các loại sản phẩm khác nhau.
4.3.3 Lợi ích tiềm năng cho người sử dụng sản phẩm/người tiêu dùng
• Tiêu chí hài hòa và nhãn sinh thái thống nhất sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết các sản phẩm “được thiết kế sinh thái”, để tăng sự lựa chọn đối với các sản phẩm đó.
• Nó sẽ giúp thúc đẩy tiêu dùng với ít tác động đến môi trường hơn bằng cách áp dụng các tiêu chí hài hòa.
• Nó sẽ giúp nhận dạng các sản phẩm được thiết kế sinh thái ở cấp độ cao hơn khi chúng trở nên sẵn có và được chấp nhận trên thị trường.
4.3.4 Lợi ích tiềm năng cho các nhà thiết kế và chế tạo
• Các tiêu chí hài hòa sẽ cung cấp một chuẩn mực cho các nhà thiết kế và chế tạo với các yêu cầu nhất quán nhằm tăng cường bảo tồn tài nguyên/năng lượng và đảm bảo bảo vệ môi trường được cân nhắc trong suốt vòng đời của sản phẩm.
• Việc giảm chi phí có thể được thực hiện thông qua các yêu cầu nhất quán về thiết kế và chế tạo.
• Nâng cao hiểu biết về chuỗi cung ứng xung quanh các yêu cầu hài hòa sẽ hỗ trợ thương mại toàn cầu.
• Sẽ dễ dàng hơn khi so sánh các sản phẩm khác nhau theo các tiêu chí hài hòa.
4.3.5 Lợi ích tiềm năng cho ngành
• Các tiêu chí hài hòa sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong thiết kế và chế tạo sinh thái trên toàn thế giới.
• Tiêu chuẩn quốc tế về các tiêu chí tính năng hài hòa về môi trường được phát triển bởi các chuyên gia toàn cầu sẽ cung cấp một cách dễ dàng hơn và thống nhất để đạt được sự cân bằng giữa tính năng môi trường, an toàn và chức năng, điều này cũng sẽ thúc đẩy các nhà chế tạo cải tiến công nghệ để sản phẩm của họ có thể đáp ứng tiêu chuẩn và mở rộng sự hiện diện của chúng trên thị trường.
• Các tiêu chí hài hòa sẽ nâng cao hiệu quả của việc áp dụng công nghệ cho các đổi mới trong tương lai, giảm xung đột giữa các chương trình nhãn sinh thái và thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của các công nghệ ít tác động hơn đến môi trường.
• Các tiêu chí hài hòa sẽ giúp thúc đẩy các yêu cầu và thông điệp nhất quán về cải thiện môi trường vào một chuỗi cung ứng thường hỗ trợ một dải rộng các sản phẩm EEE. Các yêu cầu không nhất quán có thể tạo ra xung đột trong các lựa chọn thiết kế, trong khi các yêu cầu hài hòa cho phép tất cả các loại sản phẩm phát huy lợi ích của thiết kế sinh thái.
5 Lựa chọn và xem xét các chương trình nhãn sinh thái
Nghiên cứu này được thực hiện theo các bước sau, tập trung vào các tiêu chí đánh giá đã áp dụng của Nhãn sinh thái loại I (theo ISO 14024) được điều hành tại các quốc gia và khu vực lớn:
BƯỚC 1: Lựa chọn và xem xét một số chương trình nhãn sinh thái đảm bảo phân phối sản phẩm và địa lý (Điều 5) và phỏng vấn các bên liên quan (Điều 6).
BƯỚC 2: Phân tích tính khả thi về tiềm năng hài hòa (Điều 7) bao gồm các khuyến nghị từ các bên liên quan bên trong và bên ngoài (Điều 6).
BƯỚC 3: Đề xuất khái niệm về tiêu chuẩn quốc tế có thể có và giá trị gia tăng tiềm năng cho các bên liên quan (Điều 8).
BƯỚC 4: Kết luận cuối cùng và các khuyến nghị (Điều 9).
5.2 Xem xét các chương trình nhãn sinh thái
Trong số dải rộng các tiêu chuẩn về nhãn sinh thái trên toàn thế giới, nghiên cứu này tập trung vào các nhãn sinh thái có ảnh hưởng nhất hiện có ở Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Bảy chương trình nhãn sinh thái[1] áp dụng cho EEE [1], bao phủ các khu vực địa lý khác nhau trên toàn thế giới, đã được xem xét và được liệt kê dưới đây:
• Ghi nhãn Môi trường Trung Quốc (Trung Quốc);
• Nhãn sinh thái EU (Ecoflower, Châu Âu);
• Nhãn sinh thái Blue Angel (Đức, Châu Âu);
• Nhãn Môi trường Bắc Âu - Thiên nga (các nước Bắc Âu, Châu Âu);
• Chứng nhận TCO (Quốc tế);
• EPEAT™ (Quốc tế);
• Đề án dán nhãn Eco Mark (Nhật Bản).
CHÚ THÍCH: Nhãn sinh thái EPEAT ™ sử dụng các tiêu chuẩn bên ngoài cho các tiêu chí tính năng môi trường bao gồm IEEE 1680.1, IEEE 1680.2, IEEE 1680.3, UL110 và NSF 426.
Bảng 1 và Bảng 2 tóm tắt các tiêu chí chung được áp dụng bởi các nhãn sinh thái khác nhau cũng như tính cụ thể của nhóm tiêu chí trên mỗi nhãn sinh thái. Ở mức độ chi tiết này, hầu hết các nhãn sinh thái đều bao gồm các khía cạnh liên quan đến môi trường giống nhau, với một vài điểm khác biệt được quan sát thấy giữa các nhãn hiệu sinh thái. Một mức độ chi tiết hơn được trình bày cho một nhóm lựa chọn các sản phẩm trong Điều 7.
Bảng 1 - Các chương trình nhãn sinh thái đang được rà soát và các tiêu chí đánh giá áp dụng
Tiêu chí môi trường |
Chương trình nhãn sinh thái |
||||||
Ghi nhãn Môi trường Trung Quốc |
Nhãn sinh thái EU (Ecoflower) |
Nhãn sinh thái Thiên thần Xanh |
Nhãn môi trường Bắc Âu - Thiên nga |
Chứng nhận TCO |
EPEAT™ |
Đề án ghi nhãn Eco Mark |
|
Tiêu thụ năng lượng |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Nguồn nguyên liệu |
|
|
|
|
x |
x |
x |
Các chất được kiểm soát được sử dụng cho các thành phần và bao gói |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Vật liệu được sử dụng trong chế tạo |
|
|
|
x |
|
x |
x |
Vật liệu tái sử dụng |
|
|
|
|
|
x |
x |
Dễ tái chế vật liêu |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Thiết kế cho giai đoạn cuối của vòng đời |
x |
|
|
|
|
x |
x |
Hạn chế ô nhiễm |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Hạn chế tiếng ồn |
x |
x |
x |
x |
x |
|
x |
Phát thải khí nhà kính hoặc lượng phát thải carbon |
|
|
|
x |
|
x |
|
Khả năng nâng cấp và sửa chữa |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Độ bền lâu cao hơn của sản phẩm |
|
|
x |
x |
x |
x |
|
Cung cấp thông tin cho người dùng |
x |
x |
x |
x |
|
x |
|
Chứa thông tin trên nhãn |
|
x |
|
x |
|
x |
|
Thiết lập hệ thống quản lý môi trường |
|
|
|
|
x |
x |
|
Cam kết về trách nhiệm xã hội của nhà chế tạo |
|
|
|
x |
x |
x |
|
Thực hiện LCA |
|
|
|
|
|
x |
|
Bảng 2 - Quy định cụ thể theo nhóm tiêu chí theo mỗi đề án nhãn sinh thái
Quy định cụ thể đối với nhóm tiêu chí |
Loại sản phẩm |
Nhãn sinh thái |
Tiêu chí môi trường |
Chung cho tất cả các tiêu chuẩn nhãn sinh thái |
Chung cho: • Thiết bị ICT • Thiết bị gia dụng |
• Ghi nhãn Môi trường Trung Quốc • Ecolabel EU • Thiên thần Xanh • Thiên nga Bắc Âu • Chứng nhận TCO • EPEAT ™ • Eco Mark Nhật Bản |
• Tiêu thụ năng lượng • Các chất được kiểm soát được sử dụng cho các thành phần và bao gói, chẳng hạn như - giảm các chất độc hại - yêu cầu đặc biệt về nhựa • Dễ dàng tái chế vật liệu • Hạn chế ô nhiễm • Khả năng nâng cấp và sửa chữa |
Quy định cụ thể đối với nhãn sinh thái |
Thiết bị ICT và/hoặc Thiết bị gia dụng |
|
• Nguồn vật liệu • Vật liệu sử dụng trong chế tạo • Sử dụng hiệu quả các vật liệu, chẳng hạn như - Vật liệu tái sử dụng - Thiết kế cho cuối vòng đời - Độ bền lâu tốt hơn của sản phẩm • Thực hiện LCA • Hạn chế tiếng ồn • Dấu chân phát thải carbon • Cung cấp thông tin cho người dùng/trên nhãn • Thiết lập hệ thống quản lý môi trường • Cam kết về trách nhiệm xã hội của nhà chế tạo |
Quy định đối với sản phẩm cụ thể |
Máy in |
Áp dụng tất cả |
• Phát thải VOC |
|
Tủ lạnh |
Áp dụng tất cả |
• Giới hạn phát thải khí nhà kính |
Phân tích các tiêu chí trong các tiêu chuẩn liệt kê trong Bảng 1 cho thấy:
• Tiêu chuẩn sản phẩm nhãn sinh thái không chỉ đặt ra các tiêu chí sản phẩm (ví dụ: giảm thiểu các chất độc hại, hiệu suất năng lượng cao hơn) mà còn cả các tiêu chí của công ty (ví dụ như các yêu cầu về hệ thống quản lý).
• Các tiêu chí có thể là định tính (ví dụ: khả năng tháo rời) hoặc định lượng (ví dụ như tỷ lệ có thể tái chế).
• Một số tiêu chí, chẳng hạn như giảm các chất độc hại (ví dụ như EU RoHS) là phổ biến đối với hầu như tất cả các tiêu chuẩn.
• Vì hầu hết các chương trình nhãn sinh thái là do chính phủ khởi xướng hoặc dưới sự giám sát của chính phủ, nên chúng đang sử dụng các tiêu chí phản ánh một số yêu cầu quy định nhất định.
• Các tiêu chuẩn cũng như các tiêu chí của chúng được sử dụng trong các chương trình nhãn sinh thái được phát triển hoặc chấp nhận bởi các nhà sở hữu đề án.
• Tiêu chí môi trường cơ bản cho EEE liên quan đến đặc tính cơ bản của nhóm sản phẩm này, cụ thể là mức tiêu thụ năng lượng.
Bảng 3 giới thiệu các danh mục sản phẩm EEE chính trong mỗi chương trình nhãn sinh thái. Rõ ràng là số lượng chương trình nhãn sinh thái cao nhất bao gồm các sản phẩm ICT, thiết bị văn phòng và thiết bị gia dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả các danh mục sản phẩm EEE liệt kê trong Bảng 3 và các tiêu chí môi trường liên quan của chúng đều được phân tích trong nghiên cứu này.
Bảng 3 - Các danh mục sản phẩm EEE được đề cập trong các chương trình nhãn sinh thái đang được xem xét
Loại sản phẩm EEE |
Chương trình nhãn sinh thái |
||||||
Ghi nhãn Môi trường Trung Quốc |
Nhãn sinh thái EU (Ecoflower) |
Nhãn sinh thái Thiên thần Xanh |
Nhãn Môi trường Bắc Âu - Thiên nga |
Chứng nhận TCO |
EPEAT™ |
Đề án ghi nhãn Eco Mark |
|
Sản phẩm ICT |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Thiết bị văn phòng |
x |
|
x |
x |
|
x |
x |
Thiết bị gia dụng |
x |
x |
x |
x |
|
|
x |
Đèn |
x |
|
x |
|
|
|
x |
Pin |
x |
|
|
x |
|
|
|
Máy dùng cho công viên và sân vườn |
x |
|
|
x |
|
|
|
Sản phẩm EEE khác |
x |
|
|
|
|
|
x |
5.3 Phân bố theo địa lý của các chương trình nhãn sinh thái
Mặc dù hầu hết các chương trình nhãn sinh thái ban đầu được thiết lập (và áp dụng) cho một số thị trường quốc gia/khu vực, điều quan trọng cần lưu ý là trên thực tế, vị trí nơi thiết lập đề án nhãn sinh thái và nơi sử dụng không phải lúc nào cũng giống nhau, do toàn cầu hóa các thị trường. Do đó, nếu một sản phẩm sẽ được bán cho một thị trường nhất định, nhà chế tạo sẽ cần phải đánh giá và phân biệt giữa các đề án khác nhau theo yêu cầu tại quốc gia/khu vực đó. Trong những trường hợp như vậy, có thể khó xác định nên áp dụng phương pháp nào để đạt được lợi ích kinh tế tốt nhất.
Một chương trình nhãn sinh thái đang được các thị trường sử dụng khác với dự định ban đầu có thể là do người mua từ thị trường đó chấp nhận hoặc một thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau với một chương trình khác. Bảng 4 cho thấy sự phân bố theo địa lý của các nhãn sinh thái được nghiên cứu, các thị trường dự kiến và cách chúng được các thị trường không dự định khác đồng hóa (chấp nhận) hoặc được các chương trình nhãn sinh thái khác thừa nhận.
Bảng 4 - Phân bố theo địa lý của các chương trình nhãn sinh thái
Chương trình nhãn sinh thái |
Nơí nó được thiết lập |
Dự định ban đầu của nó là thị trường nào |
(Những) thị trường nào được nó được chấp nhận hoặc thừa nhận |
Ghi nhãn Môi trường Trung Quốc |
Trung Quốc |
Trung Quốc |
Các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đã được ký kết với Thiên thần Xanh (Đức), Hàn Quốc và Nhật Bản. |
Nhãn sinh thái EU (Ecoflower) |
Châu Âu |
Tất cả các quốc gia thành viên của EU, Na Uy, Liechtenstein và Iceland |
|
Nhãn sinh thái Thiên thần Xanh |
Đức |
Đức |
Các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đã được ký kết với Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. |
Nhãn Môi trường Bắc Âu - Thiên nga |
Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thụy Điển |
Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thụy Điển |
|
Chứng nhận TCO |
Thụy Điển |
Nhiều quốc gia trên toàn thế giới |
|
EPEAT™ |
Mỹ |
33 quốc gia bao gồm Mỹ, Canada, các nước EU, Australia, New Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ |
|
Đề án ghi nhãn Eco Mark |
Nhật Bản |
Nhật Bản |
Các hiệp định thừa nhận lẫn nhau đã được ký kết với các nước Bắc Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, New Zealand, Thái Lan, Bắc Mỹ (Canada), Đức, Hồng Kông và Singapore. |
6 Chủ động tiếp cận và phản hồi từ các bên liên quan
Là một phần của đánh giá này, các cuộc thảo luận chủ động tiếp cận đã được khởi xướng với các bên liên quan toàn cầu, bao gồm các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức đại diện cho người tiêu dùng (ví dụ: ANEC ở Châu Âu), các nhà điều hành nhãn sinh thái, các SDO, các cơ quan mua sắm chính phủ, các nhà chế tạo sản phẩm và các ban kỹ thuật sản phẩm IEC. Sự chủ động tiếp cận này được Ban kỹ thuật IEC TC 111 coi là quan trọng vì các chính phủ, các nhà điều hành nhãn sinh thái, các Tiểu ban kỹ thuật sản phẩm và các SDO là những bên liên quan quan trọng trong các yêu cầu về nhãn sinh thái và là khách hàng tiềm năng của tiêu chuẩn quốc tế trong tương lai với các tiêu chí đánh giá môi trường hài hòa.
Ban kỹ thuật IEC TC 111 đã có các cuộc họp thành công và nhận được phản hồi từ nhiều nhóm bên liên quan đó. Các phản hồi nhận được cho đến nay nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục các cuộc thảo luận đó và có thêm các bên liên quan.
Các triển vọng và ý kiến đã được yêu cầu từ các khu vực/thực thể sau: Canada, Trung Quốc, Ủy ban Châu Âu, Pháp, Nhật Bản, Hà Lan và Hoa Kỳ.
CHÚ THÍCH: Ngoài ra, Mạng lưới Nhãn hiệu sinh thái Toàn cầu (GEN), một hiệp hội phi lợi nhuận của các tổ chức cung cấp thừa nhận, chứng nhận và dán nhân về hiệu quả môi trường, cũng đã được liên hệ, nhưng do cách thức tổ chức, đã không thể nhận được phản hồi rõ ràng nào về nghiên cứu này.
Các đại diện của Ban kỹ thuật IEC TC 111 đã trao đổi với Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) của Trung Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm về Kỹ thuật Chế tạo Xanh và xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm thiết kế xanh (sinh thái)[2], về nhiệm vụ và kết quả mong đợi của công việc được thực hiện bởi Ban kỹ thuật IEC TC 111: bước đầu tiên xây dựng một báo cáo kỹ thuật và bước thứ hai là xây dựng một tiêu chuẩn quốc tế về các tính năng môi trường hài hòa. Các quan chức chính phủ đã có phản ứng tích cực đối với tiêu chuẩn quốc tế trong tương lai, tiêu chuẩn mà họ coi là một tiêu chuẩn sẽ thúc đẩy sự thừa nhận lẫn nhau đối với sản phẩm thiết kế xanh (sinh thái) trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, họ cũng nói rằng các đặc điểm của các sản phẩm chế tạo tại Trung Quốc, các yêu cầu pháp lý của Trung Quốc và nhu cầu của người tiêu dùng trong nước sẽ được chú ý và tuân thủ nếu tiêu chuẩn quốc tế này được áp dụng tại Trung Quốc.
Một cuộc họp giữa Tổng cục Môi trường (DG ENV) của Ủy ban Châu Âu (EC)[3] và đại diện của Ban kỹ thuật IEC TC 111 đã diễn ra tại Brussels vào ngày 22 tháng 5 năm 2018.
Động lực để bắt đầu một nghiên cứu như vậy, bối cảnh, và đề cương có thể có cho tiêu chuẩn hài hòa này (xem Điều 8) đã được chia sẻ với các đại diện của EC. Kết quả của cuộc thảo luận được tóm tắt dưới đây:
• Chủ đề thảo luận được coi là quan trọng và EC nhìn chung có vẻ tích cực đối với sáng kiến này.
• Đề cập đến nội dung của tiêu chuẩn, lời khuyên mạnh mẽ chống lại việc đưa tham vọng (giới hạn) liên quan đến các tiêu chí trong tiêu chuẩn đã được đưa ra vì:
- nó là một khía cạnh cụ thể cho nhãn sinh thái được đề cập và do đó, nên được xác định bởi chính nhà điều hành nhãn sinh thái;
- nó có thể tạo ra xung đột lợi ích trong ngành thúc đẩy tiêu chuẩn; và
- đôi khi, các giới hạn không dựa trên khoa học và công nghệ, nhưng có thể là kết quả của sự đồng thuận sau các cuộc thảo luận có tính chất chính trị.
• Tuy nhiên, có thể chấp nhận được/sẽ là hữu ích, nếu đưa vào các giới hạn dựa trên yêu cầu nghiêm ngặt nhất hiện có hoặc tốt nhất trong lớp có sẵn, chừng nào có thể xác định được chúng.
• Thay vào đó, EC khuyến khích tiêu chuẩn tập trung vào việc phát triển một định nghĩa rất rõ ràng/sắc nét cho bản thân các tiêu chí, định nghĩa này là một cái gì đó dẫn đến thảo luận và/hoặc thất bại, đặc biệt là về mặt đánh giá sự phù hợp.
• Tương tự, IEC TC 111 rất được khuyến khích tập trung vào việc xác định các phương pháp thử nghiệm và đánh giá sự phù hợp cho các tiêu chí khác nhau đã được xác định; liên quan đến đánh giá sự phù hợp, các khía cạnh như tự đánh giá có thể là hữu ích.
• EC tán thành việc linh hoạt trong việc tạo nhóm xác nhận (VT) và cơ sở dữ liệu cho các tiêu chí sao cho chúng có thể được cập nhật thường xuyên mà không cần phải trải qua quá trình cập nhật chính thức tiêu chuẩn đầy đủ. Tuy nhiên, họ tư vấn rằng tiêu chuẩn và cơ sở dữ liệu này cần linh hoạt/dễ sử dụng để đảm bảo rằng các nhà điều hành nhãn sinh thái sẽ duy trì được sự quan tâm của họ.
• EC đặt câu hỏi về "khả năng sử dụng" rộng rãi của tiêu chuẩn này bằng cách chỉ bao gồm EEE.
• Thuật ngữ là một khía cạnh quan trọng khi tiếp cận các toán tử nhãn sinh thái. Ví dụ, cái được gọi là tiêu chuẩn chứa các tiêu chí được gọi là tài liệu "bộ các tiêu chí".
• Trong tương lai gần, Ủy ban Châu Âu có ý định liên kết dấu ấn môi trường sản phẩm (PEF) với nhãn sinh thái Châu Âu.
• Cuối cùng, để khắc phục khoảng cách về độ tin cậy đối với tiêu chuẩn này, xét rằng tiêu chuẩn này sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ từ góc độ ngành, chúng tôi khuyên nên bao gồm các đại diện của các tổ chức phi chính phủ và tổ chức người tiêu dùng trong VT.
Các nhãn sinh thái của Pháp không tập trung vào EEE và việc cam kết với chính phủ Pháp sẽ là không hữu ích vào thời điểm này.
Trong các hoạt động của Nhãn Eco, việc phát triển chứng nhận lẫn nhau và hài hòa các tiêu chí chung được thừa nhận là một vấn đề quan trọng ở Nhật Bản. Các nhu cầu cụ thể khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm và tình hình thị trường. Họ hiện đang thiên về một số sản phẩm nhất định.
Văn phòng Nhãn Eco có thể kỳ vọng việc sử dụng các tiêu chuẩn nhất quán như tiêu chuẩn IEC. Tuy nhiên, khả năng cộng tác với nhau bằng cách sử dụng tiêu chuẩn IEC trong tương lai đang ở giai đoạn đầu của việc thảo luận và cần có các cuộc thảo luận bổ sung, chi tiết hơn.
Chủ đề đã được thảo luận với đại diện của Bộ Cơ sở Hạ tầng và Quản lý Nước Hà Lan, cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường ở Hà Lan. Kết quả của cuộc thảo luận có thể được tóm tắt như sau:
• nói chung, tán thành và ủng hộ sáng kiến;
• tư vấn mạnh mẽ chống lại việc đưa tham vọng (các giới hạn) vào các tiêu chí; nên để cho người điều hành nhãn làm điều đó.
Hội đồng Điện tử Xanh (GEC)
IEC TC 111 đã thảo luận đề xuất khái niệm với Hội đồng Điện tử Xanh (GEC) - GEC điều hành chương trình nhãn sinh thái EPEAT ™. Sau đây là các nhận xét và các câu hỏi ban đầu:
• GEC đồng ý rằng các tiêu chí chung cho nhãn sinh thái là cần thiết và các tiêu chí đó sẽ có lợi cho đơn giản hóa việc phát triển và thực hiện các tiêu chuẩn nhãn sinh thái. Điều này sẽ cung cấp tính nhất quán tốt hơn và đơn giản hóa việc đánh giá đối với các tiêu chí có thể dễ dàng hài hòa, chẳng hạn như tiêu chí doanh nghiệp. GEC đang có kế hoạch triển khai nỗ lực hài hòa của riêng mình đối với các tiêu chuẩn nhãn sinh thái khác nhau được sử dụng bởi nhãn sinh thái EPEAT ™.
• Một số chính phủ yêu cầu các tiêu chuẩn nhãn sinh thái được sử dụng cho mua sắm công phải được cung cấp miễn phí. Mô hình tài chính để sử dụng các tiêu chí hài hòa sẽ cần được xem xét chi tiết hơn liên quan đến yêu cầu này.
• Các tiêu chí chung sẽ cần được phát triển sao cho chúng thiết lập một đường cơ sở cho các sáng kiến bền vững đáng tin cậy.
• Câu hỏi được đặt ra là liệu các tiêu chí hài hòa trong một tiêu chuẩn IEC sẽ có tác động đến tính năng môi trường hay không? Để được nhiều bên liên quan chấp nhận, các tiêu chí cần thể hiện vai trò dẫn đầu trong tính năng môi trường và có tác động.
• Đại diện GEC bày tỏ quan tâm đến việc tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo trong việc xây dựng tiêu chuẩn IEC và có thể quan tâm đến việc tham gia vào việc phát triển này.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA)
Một cuộc họp web giữa Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) tại Washington, DC và IEC TC 111 đã diễn ra vào ngày 16 tháng 7 năm 2018. Trong cuộc họp, EPA do Cố vấn cấp cao của Chương trình Mua hàng Ưu tiên về Môi trường đại diện. Đã làm rõ rằng thành viên này chỉ đại diện cho những quan sát của riêng họ và không phải là hồ sơ chính thức về lập trường của EPA.
• Đã đề cập rằng EPA đã cung cấp tài trợ "hạt giống" cho việc hình thành Hội đồng Điện tử Xanh, những người quản lý nhãn sinh thái EPEAT ™. Hội đồng Điện tử Xanh đã trở thành hoạt động tự duy trì vào năm 2008. EPA cũng đã tham gia vào việc phát triển và/hoặc cập nhật các tiêu chuẩn về tính bền vững của sản phẩm vốn là cơ sở của EPEAT ™. Những người mua hàng của liên bang Hoa Kỳ được yêu cầu mua các sản phẩm đã đăng ký EPEAT ™.
• Nhiệm vụ của Chương trình Mua hàng Ưu tiên Môi trường của EPA là giúp các cơ quan liên bang mua sắm các sản phẩm và dịch vụ được ưu tiên về môi trường. Họ thực hiện điều này bằng cách điều phối sự tham gia của EPA trong việc phát triển các tiêu chuẩn bền vững của sản phẩm, đánh giá và đề xuất các tiêu chuẩn bền vững của sản phẩm và các nhãn sinh thái để sử dụng trong mua sắm liên bang, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các Cơ quan Liên bang Hoa Kỳ (Cục Quản lý Dịch vụ Tổng hợp, Bộ Quốc phòng, v.v.), và đo lường các lợi ích kinh tế và môi trường của việc mua sắm bền vững của liên bang.
• Thành viên này bày tỏ mong muốn hiểu rõ hơn về quy trình liên quan đến các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, v.v. trong nỗ lực phát triển tiêu chuẩn IEC cũng như cách phát triển và duy trì sự cân bằng của các bên liên quan.
Nhận xét để xem xét bởi IEC TC 111:
• "Khuyến nghị về Quy định kỹ thuật, Tiêu chuẩn và Nhãn sinh thái để Sử dụng trong Mua sắm Liên bang" của EPA khuyến nghị mua các sản phẩm đã đăng ký EPEAT ™ cho máy tính, thiết bị hình ảnh, TV và điện thoại di động. Cần mở rộng nhu cầu về các tiêu chí "chung" để cung cấp sự rõ ràng/hài hòa cho cơ sở điện tử.
• Đã gợi ý rằng cần có sự tham gia nhiều hơn của các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác tham gia vào quá trình USNC TAG. Các nguồn lực và kinh phí cần được hiểu rõ. Hiện tại, các bên liên quan của Hoa Kỳ đã cam kết tham gia EPEAT™ và IEC TC 111 sẽ cần xác minh rằng họ sẽ có thể tham gia vào quá trình xây dựng và ủng hộ tài chính cho tiêu chuẩn này.
• Cách thức xây dựng các tiêu chí môi trường của mỗi vùng là khác nhau. Ví dụ: một vùng có thể sử dụng mô hình đồng thuận/dựa trên chế tạo (Hoa Kỳ), trong khi một vùng khác có thể là một mô hình tập trung hơn theo các chính phủ/tổ chức phi chính phủ (Châu Âu).
• Tại Hoa Kỳ, GEC/EPEAT ™ đã cố gắng "sắp xếp" các tiêu chí nhãn sinh thái khác nhau để tạo ra sự phát triển hoặc cập nhật các tiêu chuẩn về tính bền vững của sản phẩm CNTT được EPEAT ™ sử dụng. Việc khám phá các tiêu chí chung chính liên quan đến đại điện tử nhiều quốc gia khác nhau có thể hữu ích cho việc nâng cao nhận thức về các nhãn sinh thái đề cập đến các sản phẩm CNTT.
Các câu hỏi sẽ cần được giải quyết bởi IEC TC 111, trước khi đạt được sự ủng hộ rộng rãi của các bên liên quan đối với một tiêu chuẩn như vậy:
• Tiêu chuẩn này sẽ được sử dụng như thế nào?
• Liệu IEC có nhận được sự tham gia tích cực và các đầu vào từ các nhà điều hành nhãn sinh thái vùng khác nhau trong khu vực không? Họ sẽ tham gia?
• Đây sẽ là một quá trình "mở/đồng thuận" hay "tập trung" để xây dựng các tiêu chí cho nhãn sinh thái?
• IEC sẽ làm cách nào để đảm bảo sự cân bằng giữa các chủng loại bên liên quan trong các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn của họ?
• IEC TC 111 sẽ làm cách nào để có thể làm việc hiệu quả nhất một cách tập thể/quốc tế? (Mỗi vùng xây dựng các tiêu chí theo cách khác nhau.)
• IEC TC 111 sẽ làm cách nào để phối hợp tốt nhất với GEC/EPEAT ™ hoặc các hoạt động xây dựng nhãn sinh thái khác ở Hoa Kỳ đối với các sản phẩm điện và điện tử?
7 Phân tích tính khả thi của việc hài hòa các tiêu chí của các tiêu chuẩn nhãn sinh thái khác nhau
7.1 Lựa chọn sản phẩm và các nhãn sinh thái liên quan
Ngày nay, máy tính và điện thoại di động là hai trong số những sản phẩm điện tử được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Đặc biệt, đối với máy tính cá nhân có những tiêu chuẩn đã hoàn thiện trên toàn cầu đề đánh giá tính năng môi trường của sản phẩm. Ngoài ra, mặc dù các loại máy tính (ví dụ: máy tính xách tay, máy tính để bàn) khác nhau về hệ số hình dạng và cấu hình, các môđun sản phẩm tương tự nhau và không dễ dàng trao đổi. Sự phát triển của điện thoại di động diễn ra nhanh chóng, với hàng tỷ sản phẩm được tung ra thị trường mỗi năm.
Dựa trên số lượng lớn sản phẩm trên thị trường và có đủ thông tin về tính năng môi trường trên toàn cầu, nhóm dự án đã chọn để chứng minh tính khả thi của việc tiêu chuẩn hóa các tiêu chí tính năng môi trường bằng cách tập trung vào hai sản phẩm này, máy tính cá nhân và điện thoại di động:
• Đối với máy tính cá nhân, các tiêu chuẩn sau đã được phân tích: EU Ecolabel, Nordic Swan, Blue Angel, TCO Certified, IEEE 1680.1 (đã được EPEAT ™ sử dụng), Eco Mark Nhật Bản, Ecolabel Hàn Quốc và Ghi nhãn Môi trường Trung Quốc.
• Đối với điện thoại di động, do số lượng tiêu chuẩn nhãn sinh thái có sẵn hạn chế hơn, đã so sánh các tiêu chuẩn Thiên thần Xanh, TCO Certified và UL110 (EPEAT ™).
7.2 Kết quả đánh giá nhãn sinh thái cho máy tính cá nhân
7.2.1 Yêu cầu chung
Mỗi tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm trên nhiều khía cạnh môi trường. Trong số đó, việc sử dụng các chất độc hại trong sản phẩm và các tiêu chí khác liên quan đến vật liệu là những phần bao quát nhất trong hầu hết các tiêu chuẩn về nhãn sinh thái. Nhiều quy định và tiêu chuẩn bắt buộc và tự nguyện đang tập trung vào nội dung liên quan đến vật liệu của sản phẩm và do đó, có nhiều khả năng đại diện cho một phần quan trọng của danh sách các tiêu chí tính năng.
Ngoài ra, các khía cạnh như khả năng tái chế của sản phẩm và hàm lượng vật liệu tái chế cũng nằm trong số các tiêu chí quan trọng, vì chúng được thể hiện trên nhiều nhãn sinh thái. Thiết kế để tái chế ngày càng trở nên phổ biến hơn giữa các nhà chế tạo. Các khía cạnh liên quan đến việc kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, như khả năng sửa chữa và khả năng nâng cấp được bàn đến trong nhiều nhãn sinh thái. Ngoài ra, các tiêu chí liên quan đến tổ chức cũng được đưa vào nhiều nhãn sinh thái và có thể được đưa vào các tiêu chí chung.
Bảng 5 đến Bảng 11 minh họa cách các nhãn sinh thái khác nhau đã đặt ra nhiều tiêu chí sinh thái cho máy tính cá nhân. Các khía cạnh chung trên bốn hoặc nhiều nhãn sinh thái đã được nhấn mạnh trong bảng để tạo điều kiện dễ dàng cho việc xác định chúng (xem chú thích).
Bảng 5 - Máy tính cá nhân - So sánh các chỉ tiêu của các loại nhãn sinh thái khác nhau - Các chất độc hại trong sản phẩm
Các chất độc hại trong sản phẩm |
Nhãn sinh thái EU |
Thiên nga Bắc Âu |
Thiên thần Xanh |
Chứng nhận TCO |
IEEE 1680.1 |
Eco Mark Nhật Bản |
Ecolabel Hàn Quốc |
Nhãn ENV Trung Quốc |
Phù hợp với chỉ thị RoHS của EU a |
Pháp luật |
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
Giảm thiều |
Giảm thiểu |
Miễn trừ đối với cadmium |
|
|
|
|
Giảm thiểu |
|
|
|
Thủy ngân trong các nguồn sáng a |
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
|
|
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
|
Giảm thiểu |
Berili |
|
|
|
|
Giảm thiểu |
|
|
|
Các chất có cụm từ rủi ro hoặc các CRM |
Giảm thiều |
|
Giảm thiểu |
|
|
Giảm thiểu |
|
|
Hàm lượng brom a - trong các bộ phận bằng nhựa > 25 g - trong vật liêu nhựa |
|
|
|
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
|
Giảm thiếu |
Hàm lượng cloa - trong các bộ phận bằng nhựa > 25 g - trong vật liệu nhựa - > 50% w/w trong phần nhựa |
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
|
Giảm thiểu |
Không bắt buộc |
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
Các BFR/CFRa - trong nhựa/cao su > 25g - HBCDD, TCEP, TBBPA |
|
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
|
Giảm thiểu |
|
Giảm thiểu |
Halogens - trong polyme - hộp nhựa > 25 g |
|
|
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
|
|
Giảm thiểu |
|
Niken trong kim loại (tiếp xúc với da) |
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
|
|
|
|
|
|
REACH Các chất trong danh sách cho phép |
|
|
|
|
Giảm thiểu |
|
|
|
REACH Danh sách ứng viêna - bất kỳ phần nào - các phần > 25g |
Giảm thiểu |
|
Giảm thiểu |
|
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
|
|
Chất hóa dẻoa - DNOP, DINP, DIDP - DEHP, DBP, BBP, DIBP - Cáp nguồn (20+) |
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
|
Giảm thiểu |
Không bắt buộc |
Giảm thiểu |
|
Giảm thiểu |
Chất diệt khuẩn (các yêu cầu khác nhau) |
Giảm thiểu |
|
Giảm thiểu |
|
|
Giảm thiểu |
|
|
Vật liệu nano (ví dụ: nano bạc) trên bề mặt sản phẩm |
|
Giảm thiểu |
|
|
|
|
|
|
Phát thải các sản phẩm VOC phát thải |
|
|
|
|
|
Giảm thiểu |
|
|
BaP <25 mg/kg |
|
|
|
|
|
|
|
Giảm thiểu |
Các PAH (16) <200 mg/kg ở các bộ phận dễ tiếp cận |
|
|
|
|
|
|
|
Giảm thiểu |
Các bộ phận vật liệu nguy hiểm "có thể tháo rời" |
|
|
|
|
|
|
Yêu cầu |
|
Phù hợp với chỉ thị về pin của EUa |
Pháp luật |
|
Phù hợp |
|
Phù hợp |
Phù hợp |
Phù hợp |
Phù hợp |
a Các khía cạnh chung trên bốn hoặc nhiều nhãn sinh thái hơn. |
Bảng 6 - Máy tính cá nhân - So sánh tiêu chí của các loại nhãn sinh thái khác nhau - Vật liệu trong sản phẩm
Vật liệu trong sản phẩm |
Nhãn sinh thái EU |
Thiên nga Bắc Âu |
Thiên thần Xanh |
Chứng nhận TCO |
IEEE 1680.1 |
Eco Mark Nhật Bản |
Nhãn sinh thái Hàn Quốc |
Nhãn ENV Trung Quốc |
Các bộ phận bằng nhựa > 25 g được cấu tạo bởi một loại nhựa duy nhất (4 max.)a |
Yêu cầu |
|
Yêu cầu |
|
Yêu cầu |
Không bắt buộc |
|
Yêu cầu |
Hàm lượng nhựa tái chế sau người tiêu dùnga |
10 % |
Công bố % |
Không bắt buộc (%) |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
10 % |
|
|
Hàm lượng polyme tổng hợp dựa trên sinh học |
|
|
|
|
Không bắt buộc |
10 % |
|
|
Sử dụng hợp kim magiê tái chế |
|
|
|
|
|
Không bắt buộc |
|
|
Tỷ lệ tái chế của vật liệu từ các sản phẩma |
|
90 % |
90 % |
|
Yêu cầu |
90 % |
65 % |
80 % đến 85 % |
Tái sử dụng các bộ phận |
|
|
|
|
|
Không bắt buộc |
65 % |
|
Sơn/phun kim loại các bộ phận bằng nhựa > 25 g |
|
Loại bỏ |
Loại bỏ |
|
Yêu cầu |
|
|
|
Mã hóa vật liệu trên các bộ phận bằng nhựa> 25 g (ISO 11469 và ISO 1043 (tất cả các bộ phận)) |
|
Yêu cầu |
|
Yêu cầu |
Yêu cầu |
|
|
|
a Các khía cạnh chung trên bốn hoặc nhiều nhãn sinh thái hơn. |
Bảng 7 - Máy tính cá nhân - So sánh tiêu chí của các nhãn sinh thái khác nhau - Vật liệu trong gói
Vật liệu trong gói |
Nhãn sinh thái EU |
Thiên nga Bắc Âu |
Thiên thần Xanh |
Chứng nhận TCO |
IEEE 1680.1 |
Eco Mark Nhật Bản |
Nhãn sinh thái Hàn Quốc |
Nhãn ENV Trung Quốc |
Hàm lượng tái chế được sử dụng trong bìa cứnga |
80 % |
50 % |
|
|
80 % |
70 % |
|
|
Hàm lượng tái chế được sử dụng trong túi nhựa/vật liệu gói |
75 % |
|
|
|
75% |
40 % |
50 % |
|
Phải có thể tái chế |
|
|
|
Yêu cầu |
|
|
|
|
Chất nguy hại (Pb, Cd, Hg, Cr6 +) < 100 mg/kg |
|
|
|
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
|
|
Giảm thiểu |
Halogien trong polyme |
|
|
|
|
|
Giảm thiểu |
|
|
Clo làm chất tẩy trắng |
|
|
|
|
Giảm thiểu |
|
|
|
Chất tạo bọt trong EPS, EPE và EPP và HCFC dưới dạng tác nhân tạo bọt có nguy cơ tiềm ẩn làm suy giảm tầng ôzôn (ODP) |
|
|
|
|
|
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
Giảm thiểu |
Vật liệu hấp thụ va đập đã được xác nhận theo EL 606 |
|
|
|
|
|
|
Yêu cầu |
|
Bao gói cần được dán nhãn (GB/T 18455, nhãn tái chế) |
|
|
|
|
|
|
|
Yêu cầu |
Các thành phần bao gói không thể tái sử dụng > 25 g dễ dàng tách rời mà không cần dụng cụ |
|
|
|
Yêu cầu |
Yêu cầu |
|
|
|
a Các khía cạnh chung trên bốn hoặc nhiều nhãn sinh thái hơn. |
Bảng 8 - Máy tính cá nhân - So sánh tiêu chí của các loại nhãn sinh thái khác nhau - Vật liệu dùng trong chế tạo
Vật liệu dùng trong chế tạo |
Nhãn sinh thái EU |
Thiên nga Bắc Âu |
Thiên thần Xanh |
Chứng nhận TCO |
IEEE 1680.1 |
Eco Mark Nhật Bản |
Nhãn sinh thái Hàn Quốc |
Nhãn ENV Trung Quốc |
Phát thải NF3/SF6 (sản xuất LCD) |
|
Giảm thiểu |
|
|
Không bắt buộc |
|
|
|
HCFC và các hợp chất và phát thải chứa fluo-clo khác từ - lắp ráp cuối cùng - chế tạo bộ phận |
|
|
|
|
Không bắt buộc |
Giảm thiểu |
|
Giảm thiểu |
Chất tẩy dầu mỡ và chất phủ gốc phốt pho được sử dụng trong xử lý trước |
|
|
|
|
|
|
|
Giảm thiểu |
Tuân thủ Luật ENV, v.v. > 5 năm kể từ ngày nộp đơn |
|
|
|
|
|
Yêu cầu |
|
|
Bảng 9 - Máy tính cá nhân - So sánh các tiêu chí của các loại nhãn sinh thái khác nhau - Các khía cạnh về hiệu quả sử dụng vật liệu
Các khía cạnh hiệu quả vật liệu |
Nhãn sinh thái EU |
Thiên nga Bắc Âu |
Thiên thần Xanh |
Chứng nhận TCO |
IEEE 1680.1 |
Eco Mark Nhật Bản |
Ecolabel Hàn Quốc |
Nhãn ENV Trung Quốc |
Dễ dàng tháo rời (ví dụ: dụng cụ thông thường và một người)a |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
|
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Khả năng sửa chữaa |
Yêu cầu |
|
Yêu cầu |
Không bắt buộc |
Không bắt buộc |
Yêu cầu |
|
|
Sẵn có phụ tùng thay thế (5 năm) |
Yêu cầu |
|
|
Yêu cầu |
Yêu cầu 3 năm |
Yêu cầu |
|
|
Khả năng nâng cấp của các thành phần chínha |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
|
Không bắt buộc |
|
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Thiết kế dạng môđun |
- |
Yêu cầu |
|
|
|
|
Yêu cầu |
|
Thay thế/tháo pin |
|
|
Yêu cầu |
|
Yêu cầu |
|
|
|
Độ bền sản phẩm/Tuổi thọ tối thiểu |
|
|
15 000 h |
|
|
|
|
500 h |
Pin sạc có tuổi thọ cao |
|
|
500 chu kỳ |
|
Không bắt buộc |
|
|
|
Hướng dẫn/Thông tin dịch vụ |
Yêu cầu |
|
|
|
Không bắt buộc |
Yêu cầu |
|
|
a Các khía cạnh chung trên bốn hoặc nhiều nhãn sinh thái hơn. |
Bảng 10 - Máy tính cá nhân - So sánh tiêu chí của các nhãn sinh thái khác nhau - Các yêu cầu kỹ thuật sản phẩm khác
Các yêu cầu kỹ thuật sản phẩm khác |
Nhãn sinh thái EU |
Thiên nga Bắc Âu |
Thiên thần Xanh |
Chứng nhận TCO |
IEEE 1680.1 |
Eco Mark Nhật Bản |
Nhãn sinh thái Hàn Quốc |
Nhãn ENV Trung Quốc |
Độ ồn |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
|
|
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Sử dụng năng lượng (giai đoạn sử dụng) |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Yêu cầua |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Sử dụng năng lượng (chế độ chờ) |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
Yêu cầu |
|
|
|
|
a Sản phẩm phải phù hợp với quy định kỹ thuật sản phẩm ENERGY STAR® (máy tính hoặc màn hình) được áp dụng tại thời điểm áp dụng. |
Bảng 11 - Máy tính cá nhân - so sánh tiêu chí của các nhãn sinh thái khác nhau - Các khía cạnh tổ chức
Các khía cạnh tổ chức |
Nhãn sinh thái EU |
Thiên nga Bắc Âu |
Thiên thần Xanh |
Chứng nhận TCO |
IEEE 1680.1 |
Eco Mark Nhật Bản |
Nhãn sinh thái Hàn Quốc |
Nhãn ENV Trung Quốc |
Hệ thống quản lý ENV (Trang web của nhà chế tạo) - ISO 14001 / EM AS - Được chứng nhận của bên thứ ba. |
|
|
|
Yêu cầu |
Yêu cầu |
|
|
|
Hệ thống quản lý ENV (Nhà cung cấp) |
|
|
|
|
Không bắt buộc |
|
|
|
Báo cáo hoạt động ENV của công ty (OHSAS, EMAS, v.v.) |
|
|
|
Yêu cầu |
Yêu cầu |
|
|
|
Báo cáo dấu chân CO2, phát thải khí nhà kính |
|
|
|
|
Không bắt buộc |
|
|
|
Quy tắc ứng xử (nhân quyền, bảo vệ ENV lao động và chống tham nhũng) |
|
Yêu cầu |
|
|
Không bắt buộc |
|
|
|
Truy xuất nguồn gốc (ISO 9001) |
|
Yêu cầu |
|
|
|
|
|
|
Chế tạo có trách nhiệm với xã hội/Sản xuất sạch hơn |
|
|
|
Yêu cầu |
Không bắt buộc |
|
|
Yêu cầu |
Hoạt động thẩm tra về Xung đột Khoáng sản |
|
|
|
Yêu cầu |
Không bắt buộc |
|
|
|
7.2.2 Kết luận từ việc phân tích các tiêu chuẩn máy tính cá nhân
Các tiêu chí trong các tiêu chuẩn được liệt kê trong Bảng 5 đến Bảng 11 đã được đánh giá và kết luận chung cho từng vùng được thu thập trong Bảng 12.
Bảng 12 - Máy tính cá nhân - Tóm tắt và kết luận
Các khía cạnh |
Tiêu chí |
Diễn giải |
Vật liệu |
Phù hợp với RoHS của EU |
Tất cả các tiêu chuẩn đều yêu cầu phù hợp với RoHS của EU. |
Loại bỏ thủy ngân hoặc hợp chất của thủy ngân trong màn hình |
Nhãn sinh thái của EU, Thiên nga của Bắc Âu, Chứng nhận TCO, IEEE 1680.1. Eco Mark của Nhật Bản và Nhãn sinh thái của Hàn Quốc không cho phép có thủy ngân trong đèn nền của màn hiển thị. Ghi nhãn Môi trường của Trung Quốc cho phép sử dụng trong đèn nền màn hiển thị không quá 3 mg. |
|
Giảm thiểu hoặc loại bỏ thành phần chứa brom và clo trong các phần nhựa >25g. |
Tất cả các tiêu chuẩn đều có ít nhất một tiêu chí liên quan đến halogen. |
|
Bao bì cần phải chứa một tỷ lệ nào đó vật liệu tái chế hoặc Có thể tái chế và loại bỏ hoạt chất tạo bọt ODP. |
Ecolabel EU, IEEE 1680.1 và Eco Mark Nhật Bản nỗ lực nhiều hơn vào vật liệu tái chế và khả năng tái chế. Nhãn sinh thái Hàn Quốc và Ghi nhãn Môi trường Trung Quốc tập trung vào ODP. |
|
Loại bỏ vật liệu HCFC (ODP). |
Eco Mark Nhật Bản và Ghi nhãn môi trường Trung Quốc bao gồm các tiêu chí này. |
|
Sử dụng nhựa tái chế. |
Nhãn sinh thái EU, IEEE 1680.1 và Eco Mark Nhật Bản bao gồm các tiêu chí này. |
|
Sản phẩm phải tháo rời được dễ dàng bằng dụng cụ thông thường và một người duy nhất. |
Nhãn sinh thái EU, Eco Mark Nhật Bản, Nhãn sinh thái Hàn Quốc và Ghi nhãn Môi trường Trung Quốc bao gồm các tiêu chí này về công cụ và nhân viên. |
|
Hiệu quả vật liệu |
Khả năng nâng cấp và sửa chữa của sản phẩm. |
Tất cả đều được đề cập về khả năng nâng cấp và sửa chữa. |
Thiết kế để có thể tái chế. |
Các tiêu chí có thể khác nhau nhưng mấu chốt là thiết kế để có thể tái chế. |
|
Tổ chức |
Bên thứ ba chứng nhận quản lý hệ thống môi trường theo ISO 14001. |
IEEE 1680.1 và Nhãn sinh thái của EU bao gồm yêu cầu này. |
Do đó, từ Bảng 5 đến Bảng 12, có thể kết luận rằng:
• Tiêu chuẩn sản phẩm nhãn sinh thái không chỉ đặt ra các tiêu chí sản phẩm (ví dụ: giảm thiểu các chất độc hại, hiệu suất năng lượng cao hơn) mà còn bao gồm cả các tiêu chí của công ty (ví dụ: các yêu cầu về hệ thống quản lý).
• Tiêu chí có thể là định tính (ví dụ: tính có thể tháo rời) hoặc định lượng (ví dụ: tỷ lệ tái chế).
• Tất cả các nhãn sinh thái đều tập trung mạnh mẽ vào việc loại bỏ các chất độc hại khỏi sản phẩm. Ví dụ, giảm thiểu các chất RoHS là một tiêu chí được áp dụng bởi tất cả các tiêu chuẩn được xem xét trên các loại sản phẩm EEE khác nhau. Đây là những tiêu chí được cho là sẽ rất dễ hài hòa.
• Một số chủ đề cụ thể, ví dụ như quản lý các chất halogen trong sản phẩm, được hầu hết các nhãn sinh thái áp dụng. Tuy nhiên, việc xác định chính xác các tiêu chí đó có thể thay đổi đối với các nhãn sinh thái khác nhau: một số tiêu chí sẽ tìm cách loại bỏ các halogen riêng lẻ khỏi nhựa (ví dụ: clo hoặc brom), các tiêu chí khác sẽ tập trung vào các vật liệu như PVC hoặc chất chống cháy chứa clo và brom
. Nhóm cuối cùng sẽ tập trung vào tất cả các halogen. Điều này sẽ làm cho việc hài hòa các chủ đề như vậy trở nên khó khăn hơn một chút.
• Một số tiêu chí dường như là duy nhất đối với nhãn sinh thái, khu vực hoặc loại sản phẩm cụ thể (ví dụ: vật liệu phụ được sử dụng trong chế tạo). Các tiêu chí này có thể khó hài hòa hơn trên tất cả các tiêu chuẩn.
• Đối với vật liệu bao gói, các yêu cầu sử dụng hàm lượng tái chế của các loại bìa cứng và nhựa dường như là một yêu cầu toàn cầu đối với các loại nhãn sinh thái khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt tồn tại ở mức độ tham vọng (hàm lượng tính bằng phần trăm) được đặt bởi các nhãn sinh thái khác nhau. Điều này gợi ý rằng bản thân các tiêu chí có nhiều khả năng dễ hài hòa, nhưng tham vọng (mục tiêu tính theo phần trăm) có thể khó hài hòa hơn.
• Nhìn chung, hầu hết các nhãn sinh thái đều coi các khía cạnh về hiệu quả sử dụng vật liệu hoặc tài nguyên như nhau, đặc biệt tập trung vào sửa chữa, nâng cấp và quản lý phụ tùng thay thế.
• Hầu hết các nhãn sinh thái đề cập đến các khía cạnh kỹ thuật khác như giảm tiếng ồn và hiệu suất năng lượng của sản phẩm.
7.3 Kết quả đánh giá nhãn sinh thái đối với điện thoại di động
Bảng 13 dưới đây trình bày tóm tắt về các tiêu chí tính năng môi trường của các nhãn sinh thái khác nhau đối với điện thoại di động:
Bảng 13 - Điện thoại di động - Tóm tắt và kết luận
Các khía cạnh |
Tiêu chí |
Diễn giải |
Vật liệu |
Quy định REACH Chỉ thị RoHS Chỉ thị về pin |
Một số tiêu chuẩn đã được đánh giá yêu cầu vật liệu phải phù hợp với Quy định REACH của EU, Chỉ thị RoHS và pin phải đáp ứng Chỉ thị về pin. |
Tham gia vào các khoáng chất xung đột |
Phù hợp với Hướng dẫn của OECD về sự Siêng năng cần thiết đối với các chuỗi cung cấp khoáng chất có trách nhiệm từ các phần bị ảnh hưởng bởi xung đột và có rủi ro cao. |
|
Giảm thiểu hoặc loại bỏ hàm lượng brom và clo trong các bộ phận bằng nhựa > 25 g |
Tất cả các tiêu chuẩn đều có ít nhất một tiêu chí liên quan đến chất chống cháy. |
|
Bao bì nên sử dụng một tỷ lệ vật liệu tái chế hoặc có thể tái chế nhất định |
Bao bì cần sử dụng một tỷ lệ vật liệu tái chế hoặc có thể tái chế nhất định. Hoa Kỳ hạn chế bao bì polystyrene mở rộng (EPS) và clo trong vật liệu bao gói. |
|
Sử dụng nhựa tái chế |
Sử dụng nhựa tái chế |
|
Khả năng tháo rời |
Sản phẩm phải được tháo rời dễ dàng bằng dụng cụ thông thường và một người duy nhất. |
|
Khả năng thay thế pin |
Yêu cầu cụ thể của sản phẩm: Điện thoại di động phải được thiết kế để cho phép người dùng thay pin sạc mà không cần kiến thức chuyên môn đặc biệt và không làm hỏng điện thoại. |
|
Hiệu suất vật liệu |
Khả năng nâng cấp và sửa chữa của sản phẩm |
Tất cả đều đề cập về khả năng nâng cấp và sửa chữa. |
Thiết kế để tái chế. |
Các tiêu chí có thể khác nhau nhưng mấu chốt là thiết kế để tái chế. |
|
Tổ chức |
Bên thứ ba được chứng nhận quản lý hệ thống môi trường theo ISO 14001 |
Các tiêu chí của Hoa Kỳ và EU đều bao gồm yêu cầu này. |
Có thể kết luận rằng:
• Một số tiêu chí là mang tính chất chung và giống nhau giữa các danh mục sản phẩm, ví dụ như RoHS, REACH. Các tiêu chí khác là cụ thể đối với sản phẩm, ví dụ Chỉ thị về pin của Liên minh Châu Âu.
• Tiêu chuẩn sản phẩm nhãn sinh thái không chỉ đặt ra các tiêu chí sản phẩm (ví dụ: giảm thiểu các chất độc hại, hiệu suất năng lượng cao hơn) mà còn cả các tiêu chí của công ty (ví dụ: các yêu cầu về hệ thống quản lý).
• Tiêu chí có thể là định tính (ví dụ: khả năng tháo rời) hoặc định lượng (ví dụ: tỷ lệ tái chế).
• Tất cả các nhãn sinh thái đều tập trung mạnh mẽ vào việc loại bỏ các chất độc hại khỏi sản phẩm. Ví dụ, loại bỏ các chất RoHS là tiêu chí được hầu hết các tiêu chuẩn cũng như các loại sản phẩm khác nhau áp dụng. Đây là những tiêu chí được cho là sẽ rất dễ hài hòa.
• Một số chủ đề cụ thể, ví dụ, sử dụng vật liệu tái chế hoặc các thành phần tái sử dụng, được hầu hết các nhãn sinh thái áp dụng, gợi ý rằng bản thân các tiêu chí này có nhiều khả năng dễ dàng hài hòa. Tuy nhiên, tham vọng (mục tiêu tính bằng phần trăm) có thể khó hài hòa hơn.
• Nhìn chung, hầu hết các nhãn sinh thái đều coi các khía cạnh về vật liệu hoặc hiệu suất sử dụng tài nguyên là như nhau, đặc biệt tập trung vào việc sửa chữa, nâng cấp và quản lý phụ tùng thay thế.
7.4 Cân nhắc để hài hòa tiêu chí
7.4.1 Yêu cầu chung
Dựa trên việc phân tích và so sánh các tiêu chuẩn nhãn sinh thái khác nhau trong Điều 5 và Điều 7.2 và Điều 7.3, trong nghiên cứu này đã xác định được rằng một số tiêu chí có các yêu cầu rất giống nhau và cần dễ dàng hài hòa trong khi các tiêu chí khác kém nhất quán và có thể gây ra những thách thức bổ sung trong việc hài hòa. Trong một số trường hợp, các tiêu chí tương tự trong các tiêu chuẩn nhãn sinh thái khác nhau đang sử dụng các định nghĩa khác nhau hoặc các yêu cầu cấp cao không cần khác nhau và có thể được hài hòa mà không làm thay đổi lợi ích môi trường.
Nghiên cứu cũng thấy rằng có những yêu cầu chi tiết cụ thể (chẳng hạn như mức độ tính năng) có thể cần khác nhau giữa các sản phẩm hoặc có thể là khu vực địa lý. Ví dụ, trong các hoạt động tiếp cận chủ động cộng đồng, một số bên liên quan chỉ ra rằng mức độ tính năng được định hướng về mặt chính trị. Những yếu tố này sẽ cần được cân nhắc nếu muốn nỗ lực hài hòa thành công.
Điều 7.4 xem xét hai ví dụ về tiêu chí hài hòa tiềm năng: (1) một tiêu chí cần phải dễ dàng hài hòa trên một dải rộng các sản phẩm EEE (ví dụ 1 về giảm thiểu các chất RoHS) và (2) một tiêu chí thường gây ra nhiều vấn đề thực tế phức tạp khi áp dụng trong thực tế và sự khác biệt về địa lý có thể khó hài hòa hơn (ví dụ 2 về việc sử dụng hàm lượng nhựa tái chế).
7.4.2 Ví dụ 1 - Giảm thiểu các chất RoHS
Hầu hết các tiêu chuẩn nhãn sinh thái được xem xét ở đây đều bao gồm tiêu chí hạn chế chì, thủy ngân, cadmium và crom hóa trị sáu và các hợp chất của chúng cũng như các chất PBB và PBDE theo mức ngưỡng được liệt kê trong Chỉ thị RoHS của Liên minh Châu Âu. Điều này bao gồm các tiêu chuẩn/nhãn sinh thái IEEE 1680.1, Nhãn Eco Mark Nhật Bản, Nhãn sinh thái Hàn Quốc và Nhãn môi trường Trung Quốc. Các nhãn sinh thái chủ yếu của EU (Nhãn sinh thái EU, Thiên nga Bắc Âu và Chứng nhận TCO) đã được hưởng lợi từ yêu cầu quy định đối với RoHS của EU, do đó, các hạn chế là có phần dư thừa. Tuy nhiên, Chứng nhận TCO bao gồm hạn chế chất RoHS để hoàn thiện.
Một số tiêu chuẩn cũng giới hạn việc sử dụng các miễn trừ RoHS cụ thể như thủy ngân trong đèn nền bảng hiển thị, chì trong thiếc hàn và cadmium.
Cơ hội hài hòa: các giảm thiểu về tổng thể, các giảm thiểu về chất sản phẩm dựa trên Chỉ thị RoHS của Liên minh Châu Âu sẽ tương đối dễ dàng để hài hòa như một tiêu chí chung cho một dải rộng các sản phẩm kỹ thuật điện. Các chất bị hạn chế và ngưỡng được sử dụng là nhất quán.
Đối với các trường hợp miễn trừ sử dụng chất, cơ sở dữ liệu IEC 62474 sẽ bao gồm (sau này) danh sách các trường hợp miễn trừ sử dụng chất đã được thực hiện trong các quy định; các danh sách miễn trừ này có thể được tham chiếu để chỉ ra chính xác những trường hợp miễn trừ nào được nhãn sinh thái cho phép.
Ví dụ, một tùy chọn sẽ là đặt việc loại bỏ việc sử dụng một số trường hợp miễn trừ là bắt buộc hoặc tùy chọn.
7.4.3 Ví dụ 2 - Sử dụng hàm lượng nhựa tái chế
Ví dụ này xem xét các khía cạnh kỹ thuật cần được cân nhắc để đạt được tiêu chí hài hòa về hàm lượng nhựa tái chế trong các sản phẩm kỹ thuật điện.
Hầu hết các tiêu chuẩn về nhãn sinh thái được xem xét đều bao gồm các yêu cầu liên quan đến hàm lượng nhựa tái chế sau khi tiêu dùng trong sản phẩm. Các yêu cầu bao gồm khai báo về hàm lượng tái chế, hàm lượng nhựa tái chế tối thiểu và/hoặc các điểm tùy chọn để đạt được hàm lượng nhựa tái chế cao hơn.
Cơ hội hài hòa: Việc phát triển các tiêu chí về hàm lượng nhựa tái chế thường gây nhiều thách thức vì nhiều lý do:
• định nghĩa không rõ ràng về những gì chính xác tạo nên hàm lượng của nhựa tái chế;
• khó xác định những bộ phận nhựa nào đủ tiêu chuẩn để được xem xét;
• quyết định về việc áp dụng "khối lượng tối thiểu" đối với các bộ phận bằng nhựa cần được xem xét so với tổng khối lượng nhựa trong sản phẩm có thể thích hợp hơn nếu do người điều hành nhãn sinh thái đưa ra;
• một số vật liệu và/hoặc bộ phận bằng nhựa nên được loại trừ vì lý do tính năng, an toàn hoặc thực tế (ví dụ: nhãn, chất kết dính, lớp phủ, thành phần ESD, các bộ phận bằng nhựa có độ bền cao);
• nguồn cung cấp nhựa tái chế có thể không đủ ở một khu vực địa lý nhất định;
• mức độ có thể có của hàm lượng nhựa tái chế thường thay đổi theo loại sản phẩm, số lượng nhựa trong sản phẩm và/hoặc tính sẵn có của nhựa tái chế,
Bất chấp những thách thức, nhiều khía cạnh của tiêu chí hàm lượng nhựa tái chế có thể được hài hòa, chẳng hạn như:
• định nghĩa về hàm lượng nhựa tái chế (sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế bất cứ khi nào có thể);
• công thức và các giả định được sử dụng để tính toán tỷ lệ phần trăm (hoặc khối lượng tổng) của hàm lượng nhựa tái chế, ví dụ, hàm lượng nhựa tái chế dược yêu cầu là mức trung bình trên tất cả các bộ phận nhựa trong sản phẩm chứ không phải mỗi bộ phận nhựa chứa nhựa tái chế;
• danh sách cơ bản của các bộ phận/vật liệu được loại trừ khỏi yêu cầu (ví dụ: nhãn, chất kết dính, lớp phủ, thành phần ESD) có liên quan đến tất cả các sản phẩm EEE; loại trừ bổ sung có thể cần được thêm vào dựa trên loại sản phẩm;
• khối lượng tối thiểu mặc định của các bộ phận bằng nhựa cần được xem xét. Điều này có thể hỗ trợ sự hài hòa (khối lượng tối thiểu có thể cần được điều chỉnh cho các sản phẩm hoặc ứng dụng cụ thể).
Sự hài hòa của các yếu tố trên sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu thời gian và công sức để xây dựng tiêu chí hàm lượng nhựa tái chế cho tiêu chuẩn nhãn sinh thái.
Mức hàm lượng tái chế thực tế có nhiều khả năng vẫn cần được thiết lập dựa trên loại sản phẩm và do đó sẽ được thiết lập bởi Ủy ban tiêu chuẩn sản phẩm hoặc nhà điều hành nhãn sinh thái. Ví dụ: ngay cả tiêu chuẩn IEEE 1680.1 cũng đặt ra các mức khác nhau trong tiêu chuẩn duy nhất cho máy tính để bàn, máy tính để bàn tích hợp, máy tính xách tay, máy tính bảng/phương tiện chặn và màn hình vì cơ hội sử dụng nhựa tái chế vốn có khác nhau, đặc biệt là trong vỏ ngoài.
8 Đề xuất khái niệm cho tiêu chuẩn quốc tế có thể có
8.1 Giới thiệu và các yêu cầu đối với đề xuất khái niệm
Điều 8 đề xuất một khái niệm cho một tiêu chuẩn quốc tế có thể có về các tiêu chí hài hòa để đánh giá môi trường đối với các sản phẩm EEE. Nó không phải là một đề xuất cuối cùng mà là một tầm nhìn về cách một tiêu chuẩn như vậy có thể được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu cụ thể đã được xác định trong nghiên cứu.
8.2 Phạm vi của một tiêu chuẩn quốc tế có thể có
Kết quả cuối cùng của tiêu chuẩn IEC về các tiêu chí đánh giá môi trường hài hòa là thiết lập một bộ tiêu chí có thể liên quan đến một dải rộng các sản phẩm kỹ thuật điện và đáp ứng nhu cầu của các thị trường trên toàn thế giới. Khả năng ứng dụng rộng rãi là rất quan trọng vì hầu hết ngành kỹ thuật điện sử dụng một chuỗi cung ứng toàn cầu đan xen quấn quít, chắc chắn sẽ bi lôi kéo để đạt được những kỳ vọng về tính năng môi trường nhất định.
Tiêu chuẩn IEC không có ý định đề xuất hoặc ngụ ý rằng các yêu cầu tiêu chí là thích hợp đối với hoặc nên được sử dụng cho tất cả các sản phẩm kỹ thuật điện. Nhà điều hành nhãn sinh thái, TC sản phẩm hoặc SDO ở vị trí tốt nhất để xác định xem liệu một tiêu chuẩn nhãn sinh thái có phù hợp với một loại sản phẩm nhất định hay không và nếu có thì tiêu chí hài hòa nào có liên quan. Ví dụ, các chương trình nhãn sinh thái thường tập trung vào các sản phẩm mà ở đó có cơ hội cải thiện môi trường đáng kể. Các yếu tố có thể liên quan bao gồm khối lượng doanh số bán sản phẩm trên thị trường, vòng đời của sản phẩm và các cơ hội để giảm tác động môi trường dựa trên vật liệu và các công nghệ được sử dụng.
Cũng có thể có các lĩnh vực EEE đang giải quyết việc giảm thiểu tác động đến môi trường thông qua các phương tiện khác ngoài nhãn sinh thái. Một ví dụ có thể là các ứng dụng trong đó "các sáng kiến tự điều chỉnh" được sử dụng để giải quyết các danh mục sản phẩm độc đáo hoặc chuyên biệt. Các sản phẩm như vậy, không được xem xét trong nghiên cứu này, có thể không phù hợp với các tiêu chí đánh giá môi trường hài hòa, và do đó, được khuyến nghị nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn IEC quốc tế.
8.3 Yêu cầu đối với tiêu chuẩn quốc tế có thể có
Các yêu cầu sau đã được xác định là cần được giải quyết theo tiêu chuẩn quốc tế:
a) Phương pháp luận để xác định những yêu cầu (tiêu chí) về tính năng môi trường nào cần được đưa vào tiêu chuẩn và những gì không nên đưa vào.
b) Thừa nhận rằng có những tình huống mà các yêu cầu chi tiết của một tiêu chí có thể cần thay đổi tùy theo loại sản phẩm hoặc tùy theo khu vực. Trong những trường hợp này, có thể cần phải cung cấp sự linh hoạt cho người sử dụng tiêu chuẩn để quy định các yêu cầu (chẳng hạn như các giá trị tính năng cụ thể hoặc các ngưỡng cần đạt được).
c) Cơ chế xem xét và duy trì các tiêu chí một cách thường xuyên để đảm bảo các yêu cầu thể hiện tốt nhất trong thực tiễn của lớp và đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan.
8.4 Cấu trúc của một tiêu chuẩn quốc tế có thể có
Để giải quyết điểm c) ở trên, khái niệm của tiêu chuẩn quốc tế bao gồm hai phần:
a) tài liệu chỉ rõ cách xây dựng và duy trì các tiêu chí đánh giá môi trường, và
b) cơ sở dữ liệu IEC với các tiêu chí hiện thời.
Việc sử dụng cơ sở dữ liệu IEC có một số lợi ích, bao gồm cơ hội để từng bước xây dựng các tiêu chí (mới) và cập nhật các tiêu chí đã lỗi thời và cần được sửa đổi.
Một phác thảo có thể có cho phần tài liệu của tiêu chuẩn là:
• Phạm vi áp dụng
• Tài liệu viện dẫn
• Thuật ngữ và định nghĩa
• Khung xây dựng các tiêu chí đánh giá tính năng môi trường
- Phương pháp luận để xác định những tiêu chí nào cần được đưa vào
- Phương pháp luận để xây dựng các yêu cầu xác minh
• Hướng dẫn người dùng xây dựng các tiêu chí cụ thể của sản phẩm
- Lưu ý rằng các hướng dẫn dành cho người dùng có thể sử dụng tiêu chuẩn quốc tế này
• Quy trình duy trì liên tục các tiêu chí đánh giá tính năng môi trường
Điều 8.7 cung cấp thông tin bổ sung về nội dung của cơ sở dữ liệu IEC xxxxx.
8.5 Loại tiêu chí đánh giá tính năng môi trường
8.5.1 Yêu cầu chung
Nghiên cứu đã xác định hai loại tiêu chí thường được sử dụng trong tiêu chuẩn nhãn sinh thái:
• tiêu chí của công ty: đây là những yêu cầu cần được thực hiện ở cấp công ty bởi các nhà chế tạo sản phẩm (ví dụ: chủ sở hữu thương hiệu) hoặc bởi các tổ chức cung cấp;
• tiêu chí sản phẩm: đây là những yêu cầu cần phải đáp ứng đối với từng sản phẩm (ví dụ: giảm thiểu các chất độc hại).
Ngoài ra, ba loại tiêu chí được hình dung trong đề xuất này để giải quyết điểm b) trong 8.4:
• tiêu chí chung cho tất cả các loại sản phẩm;
• tiêu chí có thể khác nhau tùy theo loại sản phẩm;
• tiêu chí vốn là duy nhất cho các loại sản phẩm cụ thể.
8.5.2 Tiêu chí chung
Tiêu chí chung là các yêu cầu trên diện rộng được áp dụng cho nhiều loại sản phẩm EEE khác nhau. Ví dụ về các tiêu chí chung có thể có được xác định trong các tiêu chuẩn được xem xét trong nghiên cứu này là:
• hệ thống quản lý môi trường (EMS) cho các tổ chức thiết kế và chế tạo;
• báo cáo tính năng môi trường của công ty do nhà chế tạo lập;
• loại bỏ các chất RoHS.
8.5.3 Tiêu chí có thể khác nhau theo loại sản phẩm
Các tiêu chí có thể thay đổi theo loại sản phẩm bao gồm các yêu cầu liên quan đến một dải rộng các sản phẩm, nhưng ngưỡng cụ thể cần đáp ứng có thể khác nhau giữa các loại sản phẩm. Ví dụ về các tiêu chí như vậy là:
• hàm lượng nhựa tái chế;
• giảm thiểu một số chất có đặc tính nguy hiểm;
• cải thiện mức tiêu thụ năng lượng;
• thiết kế để sửa chữa và tái sử dụng.
Mỗi tiêu chí này đều có liên quan đến hầu hết hoặc tất cả các sản phẩm EEE, nhưng mức độ thực hiện (tham vọng) không thể là một giá trị cố định trên tất cả các sản phẩm. Ví dụ, một trong những tiêu chuẩn được xem xét trong nghiên cứu này, IEEE 1680.1, đặt ra các ngưỡng khác nhau đối với hàm lượng nhựa tái chế sau người tiêu dùng đối với máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và màn hình. Điều này đã được thực hiện khi thừa nhận rằng mỗi loại sản phẩm có lượng nhựa khác nhau có thể chứa hàm lượng tái chế.
Tuy nhiên, vẫn có lợi ích trong việc hài hòa các khía cạnh khác của tiêu chí này như các định nghĩa, phương pháp tính toán, loại trừ, phương pháp xác minh. Đối với loại tiêu chí này, tiêu chuẩn IEC TC 111 có thể quy định tất cả các khía cạnh của tiêu chí này ngoại trừ các giá trị hoặc chi tiết cụ thể cần phải thay đổi theo sản phẩm (hoặc theo khu vực). Người sử dụng tiêu chuẩn này có thể đặt các giá trị cụ thể khi thích hợp. Để hỗ trợ người dùng trong việc đặt các giá trị này, tiêu chuẩn cần cung cấp hướng dẫn hoặc các cân nhắc cần được tính đến.
8.5.4 Tiêu chí vốn là duy nhất đối với các loại sản phẩm cụ thể
Một số tiêu chí vốn là duy nhất đối với các sản phẩm cụ thể và có thể yêu cầu chuyên môn kỹ thuật chuyên biệt để xây dựng. Việc xây dựng các yêu cầu đối với các tiêu chí này có thể tốt nhất là để các Tiểu Ban kỹ thuật (TC) sản phẩm hoặc các bên liên quan khác có chuyên môn yêu cầu. Tuy nhiên, có thể hữu ích cho tiêu chuẩn của IEC TC 111 trong việc cung cấp các hướng dẫn về khuôn khổ và/hoặc phương pháp xác minh khi xây dựng các tiêu chí đó để nhất quán với các tiêu chí khác.
8.6 Sử dụng mô hình cho các tiêu chí tính năng môi trường hài hòa
Hình 1 cung cấp một ví dụ về những người sử dụng tiềm năng của một tiêu chuẩn như vậy (có thể là một TC sản phẩm, một SDO quốc gia hoặc quốc tế, hoặc các nhà khai thác nhãn sinh thái) áp dụng/điều chỉnh các tiêu chí từ tiêu chuẩn IEC TC 111. Các ô ở bên trái của hình đại diện cho các tiêu chí được liệt kê trong cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn quốc tế trong tương lai. Phía bên phải của hình thể hiện tiêu chuẩn sản phẩm được người dùng điều chỉnh để sử dụng.
Tổ chức đang áp dụng/điều chỉnh các tiêu chí sẽ rà soát các tiêu chí trong cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn quốc tế trong tương lai và quyết định tiêu chí nào trong số các tiêu chí đó có liên quan đến các sản phẩm và/hoặc các khu vực mà họ dự định bao quát.
Hình 1 - Mô hình sử dụng cho các tiêu chí môi trường
Trong ví dụ trong Hình 1:
• một số tiêu chí có thể không liên quan đến tiêu chuẩn được điều chỉnh và do đó không được sử dụng - như được biểu thị bằng dấu X màu đỏ trên hình;
• tiêu chuẩn được điều chỉnh ở phía bên phải của hình đã áp dụng hai trong số các tiêu chí chung trong cơ sở dữ liệu IEC xxxxx (A1 và A3 mà tổ chức cho là có liên quan) và
• đã điều chỉnh các tiêu chí B1 và B2 bằng cách quy định giá trị hoặc ngưỡng liên quan đến sản phẩm;
• đối với các tiêu chí C1 và C2, các hướng dẫn trong tiêu chuẩn IEC xxxxx đã được sử dụng để xây dựng các tiêu chí mới C1 và C2.
8.7 Cơ sở dữ liệu IEC dùng cho các tiêu chí đánh giá sản phẩm môi trường
Trong đề xuất khái niệm này, cơ sở dữ liệu IEC sẽ chứa đựng:
• các tiêu chí chung cho tất cả các loại sản phẩm;
• những tiêu chí có thể khác nhau tùy theo loại sản phẩm;
• các thông tin/hướng dẫn khác có thể cần được cập nhật thường xuyên.
Để xây dựng và duy trì liên tục các tiêu chí, một nhóm xác nhận (VT) cần được thành lập và sẽ hoạt động theo các quy trình duy trì các tiêu chuẩn IEC ở định dạng cơ sở dữ liệu (Phụ lục SL) của IEC Bổ sung cho các Chỉ thị ISO/IEC. VT sẽ sử dụng các quy tắc quy định trong tiêu chuẩn văn bản để xây dựng và duy trì các yêu cầu của tiêu chí. Quá trình này có thể bao gồm:
• chu kỳ bảo trì hàng năm của cơ sở dữ liệu;
• các đề xuất mà tại bất kỳ thời điểm nào, các thành viên của ủy ban quốc gia của VT có thể đệ trình lên đề cập nhật (hoặc xóa) các tiêu chí đã lỗi thời;
• các đề xuất cũng có thể được đệ trình để đưa vào các tiêu chí mới.
Nhóm công tác (WG) xây dựng tiêu chuẩn này được phép chọn xây dựng một vài tiêu chí ban đầu để đưa vào phiên bản đầu tiên của cơ sở dữ liệu hoặc được phép chọn để trả lại tiêu chí này cho VT.
Lợi ích của việc sử dụng cơ sở dữ liệu bao gồm những điều sau:
• các tiêu chí có thể được bổ sung vào tiêu chuẩn theo thời gian thay vì tất cả cùng một lúc;
• các tiêu chí đã lỗi thời có thể được lên lịch để cập nhật trong chu kỳ bảo trì hàng năm;
• VT có thể đánh giá các đề xuất mới vì lợi ích môi trường (cần có phương pháp) và ưu tiên các đề xuất mới dựa trên lợi ích môi trường;
• VT có thể lập kế hoạch công việc dựa trên các nguồn sẵn có để tạo/cập nhật các tiêu chí trong cơ sở dữ liệu.
Khi người dùng (các TC sản phẩm, các SDO quốc gia và nhà khai thác nhãn sinh thái) sửa đổi các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm môi trường của họ, họ có thể áp dụng/điều chỉnh bộ tiêu chí mới nhất từ cơ sở dữ liệu IEC khi thích hợp.
8.8 Mô hình kinh doanh cho tiêu chuẩn
Do sở hữu trí tuệ quan trọng của tiêu chuẩn chủ yếu được nhúng vào các tiêu chí trong cơ sở dữ liệu, IEC có thể thực hiện yêu cầu đăng ký để truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu.
Các TC sản phẩm của IEC sẽ có quyền truy cập các tiêu chí để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá môi trường cụ thể của sản phẩm. Việc sử dụng các tiêu chí hài hòa bất cứ khi nào có thể sẽ giảm đáng kể thời gian, nỗ lực và chuyên môn cần thiết để xây dựng các tiêu chuẩn đó.
Đến lượt, các SDO và nhà khai thác nhãn sinh thái có thể áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể của sản phẩm IEC (hoặc sử dụng trực tiếp các tiêu chí cơ sở dữ liệu) bằng cách sử dụng mô hình kinh doanh thông thường để áp dụng các tiêu chuẩn IEC làm tiêu chuẩn quốc gia. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian và nỗ lực đáng kể cho các SDO và các nhà khai thác nhãn sinh thái trong việc triển khai các chương trình nhãn sinh thái.
8.9 Lợi ích tiềm năng cho các bên liên quan của cách tiếp cận đã chọn
Để một tiêu chuẩn quốc tế về các tiêu chí đánh giá môi trường sản phẩm hài hòa thành công, tiêu chuẩn đó sẽ cần phải giải quyết các yêu cầu của người dùng và các bên liên quan, kể cả các nhà khai thác nhãn sinh thái.
Lợi ích tiềm năng của cách tiếp cận này đối với người dùng bao gồm những điều sau:
• khai thác lợi thế chuyên môn của một nhóm toàn cầu để duy trì các tiêu chí tính năng về môi trường tốt nhất cùng loại;
• giảm nỗ lực/chi phí trong việc phát triển các tiêu chí chung;
• tập trung nỗ lực vào những tiêu chí cung cấp sự khác biệt cho loại sản phẩm đó;
• mang lại sự thừa nhận lẫn nhau tốt hơn về nhãn sinh thái giữa các khu vực.
Các lợi ích tiềm năng đối với các nhà chế tạo bao gồm:
• tiêu chí hài hòa trong các lĩnh vực tính năng môi trường nơi mà không có sự khác biệt chính đáng nào;
• các yêu cầu nhất quán về thiết kế và chế tạo dẫn đến giảm chi phí;
• sự nhất quán trong các yêu cầu được lan truyền vào chuỗi cung ứng hỗ trợ nhiều loại sản phẩm;
• một lộ trình về các tiêu chí tính năng môi trường sắp tới thông qua nhóm xác nhận cơ sở dữ liệu.
Việc sử dụng cơ sở dữ liệu IEC để lưu trữ và quản lý các tiêu chí mang lại những lợi ích vốn có trong việc xây dựng tiêu chuẩn này: các tiêu chí có thể được xây dựng tăng dần theo thời gian thay vì tất cả cùng một lúc. Tài liệu dạng văn bản (tệp pdf) chỉ chứa phương pháp luận và khuôn khổ để xây dựng các tiêu chí và các hướng dẫn khác - tài liệu này có thể được viết và thống nhất nhanh hơn nhiều so với bản thân các tiêu chí.
Nghiên cứu này đã được xác lập với mục tiêu đánh giá xem liệu có thể thực hiện được sự hài hòa của các tiêu chí tính năng môi trường được sử dụng để điền các nhãn sinh thái áp dụng cho thiết bị điện và điện tử hay không. Hơn nữa, mục đích của nó là để xác định xem, để mang lại lợi ích cho ngành kỹ thuật điện, một tiêu chuẩn quốc tế IEC về tiêu chí tính năng môi trường áp dụng cho các sản phẩm EEE có khả thi hay không.
Sự cần thiết của một tiêu chuẩn IEC như vậy dựa trên phân tích rằng có nhiều nhãn sinh thái trên toàn cầu mâu thuẫn và/hoặc cạnh tranh với nhau. Các chính phủ, các nhà thử nghiệm, các nhà chế tạo và các bên liên quan khác đang tạo các tài liệu mua sắm của riêng họ dựa trên bất kỳ tiêu chuẩn nhãn sinh thái nào đã thực hiện tốt nhất công việc tiếp thị/bán các tiêu chí của họ. Đây có thể không phải là giải pháp tốt nhất hiện có cho các sản phẩm EEE để đạt được sự cân bằng về tính năng, an toàn và những gì sẽ là tốt nhất cho môi trường hoặc sức khỏe cộng đồng.
Trong nghiên cứu này, một loạt các tiêu chuẩn nhãn sinh thái bao gồm các khu vực địa lý khác nhau trên toàn cầu đã được nhận dạng và so sánh. Cùng với các khuyến nghị, tài liệu này cho thấy những rào cản và thách thức tiềm ẩn trong việc tạo ra một tiêu chuẩn quốc tế như vậy. Nó cũng bao gồm một khuôn khổ dự thảo cho một đề xuất hạng mục công việc mới tiềm năng (NWIP) cho tiêu chuẩn Quốc tế IEC trong tương lai sẽ được xây dựng, cùng với các ý tưởng để duy trì liên tục các tiêu chí đã chọn.
Kết luận chung của nghiên cứu này là:
• Việc hài hòa các tiêu chí tính năng môi trường có mức độ khó khăn khác nhau, tùy thuộc vào các tiêu chí hiện tại. Tương đối dễ dàng để đạt được sự hài hòa của các thuộc tính tính năng môi trường phổ biến trong ngành kỹ thuật điện, trong khi đó các tiêu chí cụ thể về sản phẩm hoặc các tiêu chí cụ thể về công nghệ có thể khó khăn hơn. Nói cách khác, về mặt kỹ thuật, có thể hài hòa các tiêu chí tính năng môi trường và do đó, việc xây dựng một tiêu chuẩn quốc tế như vậy là khả thi.
• Sự hài hòa của các tiêu chí tính năng môi trường có lợi cho nhiều bên liên quan khác nhau và nó có sự hỗ trợ từ tất cả các nhóm bên liên quan có liên quan, bao gồm cả các nhà điều hành nhãn sinh thái bên ngoài.
• Hiện đang có nhiều nhãn sinh thái cho một loạt các sản phẩm kỹ thuật điện dựa trên nhu cầu của thị trường được thúc đẩy bởi các thuộc tính như khối lượng sản phẩm bán ra trên thị trường, vòng đời của sản phẩm và các cơ hội để giảm tác động môi trường dựa trên vật liệu và công nghệ được sử dụng. Phạm vi của tiêu chuẩn quốc tế nên tập trung vào các phân đoạn này của ngành kỹ thuật điện.
- Mục đích của một tiêu chuẩn quốc tế sẽ là hài hòa toàn cầu các tiêu chí đánh giá môi trường trên các sản phẩm phù hợp với các nhãn sinh thái. Nghiên cứu không đánh giá và không khuyến nghị tiêu chuẩn hài hòa cho các loại sản phẩm khác mà giá trị của nhãn sinh thái chưa được chứng minh hoặc khả năng áp dụng của các tiêu chí hài hòa chưa được đánh giá.
- Đối với các chủng loại sản phẩm có thể không phải là ứng cử viên thích hợp cho các nhãn sinh thái và/hoặc có thể giải quyết việc giảm tác động môi trường thông qua các phương tiện khác, do đó chúng nên nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn quốc tế.
• Một tiêu chuẩn quốc tế tiềm năng không chỉ phải đề cập đến phương pháp luận để xác định các yêu cầu về tính năng môi trường mà còn nhận diện các ngoại lệ (hoặc các trường hợp miễn trừ) có thể xảy ra và đề xuất một cơ chế hiệu quả để rà soát và duy trì các tiêu chí để đảm bảo các yêu cầu luôn thể hiện tốt nhất trong các thông lệ của lớp và đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan.
Các khuyến nghị tổng thể của các IEC TC 111 NC là:
• tán thành và hỗ trợ sáng kiến xây dựng một tiêu chuẩn Quốc tế IEC để hài hòa các tiêu chí về tính năng môi trường;
• tán thành và hỗ trợ sáng kiến thành lập một cơ sở dữ liệu để chứa các tiêu chí tính năng môi trường, cho phép phản ứng nhanh với các thay đổi và yêu cầu mới;
• tánh thành và hỗ trợ sáng kiến thành lập một Nhóm xác thực cần thiết để duy trì cơ sở dữ liệu nói trên.
Thư mục tài liệu tham khảo
TCVN 13789 (IEC 62474), Công bố vật liệu dùng cho các sản phẩm của và dùng cho ngành kỹ thuật điện.
ISO/IEC Directives, IEC Supplement, Procedures specific to IEC (Chỉ thị ISO/IEC, Bổ sung IEC, Quy trình cụ thể cho IEC)
ISO 1043 (all parts), Plastics - Symbols and abbreviated terms (ISO 1043 (tất cả các phần), Nhựa - Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt)
TCVN ISO 9001, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu)
ISO 11469, Plastics - Generic identification and marking of plastics products (Nhựa - Nhận dạng và đánh dấu chung cho các sản phẩm nhựa)
TCVN ISO 14001, Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng)
TCVN ISO 14020, Nhãn môi trường và công bố môi trường. Nguyên tắc chung)
TCVN ISO 14024, Nhãn môi trường và công bố môi trường - Ghi nhãn môi trường kiểu I - Nguyên tắc và thủ tục)
Blue Angel, The Environmental Label for Computers and Keyboards, DE - UZ 78 (Thiên thần Xanh, Nhãn môi trường dùng cho Máy tính và Bàn phím, DE - UZ 78)
Eco Mark Product Category No. 119, "Personal Computers Versions.0" Certification Criteria (Danh mục Sản phẩm Eco Mark số 119, Tiêu chí Chứng nhận "Phiên bản Máy tính Cá nhân.0")
IEEE 1680.1-2018, IEEE standard for Environmental and Social Responsibility Assessment of Computers and Displays (IEEE 1680.1-2018, Tiêu chuẩn IEEE về Đánh giá Trách nhiệm Môi trường và Xã hội của Máy tính và Màn hình)
IEEE 1680.2-2012, IEEE standard for Environmental Assessment of Imaging Equipment (IEEE 1680.2-2012, Tiêu chuẩn IEEE về Đánh giá Môi trường của Thiết bị Hình ảnh)
IEEE 1680.3-2012, IEEE standard for Environmental Assessment of Televisions (IEEE 1680.3-2012, Tiêu chuẩn IEEE về Đánh giá Môi trường các Ti vi)
Korea Ecolabel standard EL144:2013, Personal Computer (Tiêu chuẩn Nhãn sinh thái Hàn Quốc EL144: 2013, Máy tính cá nhân)
Korea Ecolabel standard EL433:2012, Mobile Phones (Tiêu chuẩn Nhãn sinh thái Hàn Quốc EL433:2012, Điện thoại di động)
Korea Ecolabel standard EL606, Packaging Materials (Tiêu chuẩn Nhãn sinh thái Hàn Quốc EL606, Vật liệu đóng gói)
Ministry of Ecology and Environment of China. Technical reguirement for environmental labelling products Phones (HJ 2508-2011) (Bộ Sinh thái và Môi trương Trung Quốc. Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm dán nhãn môi trường Điện thoại (HJ 2508-2011))
Ministry of Ecology and Environment of China. Technical reguirement for environmental labelling products Computer and displays (HJ 2536-2014) (Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc. Yêu cầu kỹ thuật đối với các sản phẩm dán nhãn môi trường Máy tính và màn hình (HJ 2536-2014))
2011/337/EU: Commission Decision of 9 June 2011 on establishing the ecological criteria for the award of the EU Ecolabel for personal computers (notified under document C(2011) 3737) (Text with EEA relevance) (2011/337 / EU: Quyết định của Ủy ban ngày 9 tháng 6 năm 2011 về việc thiết lập các tiêu chí sinh thái cho việc trao giải Nhãn sinh thái của EU cho máy tính cá nhân (được thông báo theo tài liệu C(2011) 3737) (Văn bản có liên quan đến EEA)
Directive 2006/66/EC of the European Parliament and of the Council of 6 September 2006 on batteries and accumulators and waste batteries and accumulators and repealing Directive 91/157/EEC (Chỉ thị 2006/66/EC của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 6 tháng 9 năm 2006 về pin và ắc quy cũng như pin và ắc quy thải và bãi bỏ Chỉ thị 91/157/EEC)
Directive 2011/65/EU of the European Parliament and of the Council of 8 June 2011 on the restriction of the use of certain hazardous substances in electrical and electronic equipment (RoHS directive) (Chỉ thị 2011/65/EU của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 8 tháng 6 năm 2011 về việc hạn chế sử dụng một số chất độc hại trong thiết bị điện và điện tử (chỉ thị RoHS))
Regulation (EC) No 1907/2006 of the European Parliament and of the Council of 18 December 2006 concerning the Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals (REACH) (Quy định (EC) số 1907/2006 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 18 tháng 12 năm 2006 liên quan đến Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất (REACH)
Regulation (EC) No 850/2004 of the European Parliament and of the Council of 29 April 2004 on persistent organic pollutants and amending Directive 79/117/EEC (Quy định (EC) số 850/2004 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 29 tháng 4 năm 2004 về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và sửa đổi Chỉ thị 79/117/EEC)
Nordic Ecolabelling of Computers, Version 7.4, 23 October 2013 - 30 June 2020 (Dán nhãn sinh thái Bắc Âu các Máy tính, Phiên bản 7.4, ngày 23 tháng 10 năm 2013 - ngày 30 tháng 6 năm 2020)
RAL - UZ 106 Basic Criteria for Award of the Environmental Label Mobile Phones July 2017 Version 1 (RAL - UZ 106 Tiêu chí Cơ bản cho Giải thưởng Điện thoại Di động Nhãn Môi trường Tháng 7 năm 2017 Phiên bản 1)
TCO Certified, Displays 7, Notebooks 5, Desktops 5, All-in-one PCs 3 (Chứng nhận TCO, Màn hình 7, Máy tính xách tay 5, Máy tính để bàn 5, Máy tính đa năng 3)
TCO Certified, SmartphonIes (Chứng nhận TCO, Điện thoại thông minh)
UL 110 Standard for Sustainability for Mobile Phones (Tiêu chuẩn UL 110 về tính bền vững cho điện thoại di động)
USA EPA "Recommendations of Specification, Standards, and Ecolabels for Federal Purchasing", (available at https://www.epa.gov/greenerproducts/recommendations-specifications-standards-and-ecolabels-federal-purchasing) (US EPA "Khuyến nghị về Quy định kỹ thuật, Tiêu chuẩn và Nhãn sinh thái cho Mua hàng Liên bang", (có sẵn tại https://www.epa.gov/greenerproducts/recommendations - Specific - Standards-and-ecolabels-Federal-Purchase)
NSF 426 - 2019, Environmental Leadership and Corporate Social Responsibility Assessment of Server (NSF 426 - 2019, Lãnh đạo môi trường và Đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với máy chủ)
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Bối cảnh
5 Lựa chọn và đánh giá các chương trình nhãn sinh thái
6 Chủ động tiếp cận và phản hồi từ các bên liên quan
7 Phân tích tính khả thi của việc hài hòa các tiêu chí của các tiêu chuẩn nhãn sinh thái khác nhau
8 Đề xuất khái niệm cho tiêu chuẩn quốc tế có thể có
9 Kết luận và khuyến nghị
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.