TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
IEC/TR 62476:2010
Guidance for evaluation of products with respect to substance-use restrictions in electrical and electronic products
Lời nói đầu
TCVN 13790:2023 hoàn toàn tương đương với IEC/TR 62476:2010;
TCVN 13790:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CHẤT HẠN CHẾ SỬ DỤNG TRONG CÁC SẢN PHẨM ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ
Guidance for evaluation of products with respect to substance-use restrictions in electrical and electronic products
Tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn khổ cho việc sử dụng các tiêu chuẩn, công cụ và thông lệ được quốc tế chấp nhận để đánh giá các sản phẩm điện và điện tử liên quan đến các chất bị hạn chế. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các chất phải công bố nhưng không bị hạn chế trong các sản phẩm điện và điện tử.
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về cách lập tài liệu kỹ thuật cũng như các phương pháp đánh giá và kiểm soát liên quan đối với các chất bị hạn chế hoặc phải công bố của sản phẩm của bất kỳ nhà sản xuất nào.
Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích thiết lập một kế hoạch quản lý mới hoặc cho các mục đích chứng nhận. Các phương pháp đánh giá và kiểm soát đối với các chất trong sản phẩm có thể được tích hợp vào một hệ thống quản lý hiện có, nếu có.
Không có.
Đối với mục đích của tiêu chuẩn này, các thuật ngữ và định nghĩa sau được áp dụng.
3.1
Chất bị hạn chế (restricted substance)
Chất bị hạn chế sử dụng trong một sản phẩm, bộ phận hoặc vật liệu theo giới hạn quy định hoặc theo yêu cầu hợp đồng của khách hàng.
3.2
Chất phải công bố (declarable substance)
Chất phải công bố trong một sản phẩm theo quy định hoặc theo yêu cầu trong hợp đồng với khách hàng.
3.3
Nhà sản xuất (producer)
Tổ chức nhận vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ từ nhà cung cấp và cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, nhà sản xuất có trách nhiệm đánh giá sản phẩm theo các yêu cầu về chất bị hạn chế.
CHÚ THÍCH 2: Tiêu chuẩn này được viết từ góc độ của nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng. Khi nhà sản xuất cung cấp một sản phẩm xuống sâu hơn trong chuỗi cung ứng, vai trò của anh ta sẽ thay đổi thành nhà cung cấp.
3.4
Nhà cung cấp (supplier)
Tổ chức ở phía đầu vào của nhà sản xuất cung cấp vật liệu, bộ phận và/hoặc cụm lắp ráp phụ cho nhà sản xuất.
3.5
Khách hàng (customer)
Tổ chức hoặc người nhận sản phẩm.
(TCVN ISO 9000:2007, 3.3.5, có sửa đổi)
3.6
Kiểm soát chất bị hạn chế (restricted substance controls)
RSC
Khuôn khổ các qui trình để nhà sản xuất kiểm soát các chất bị hạn chế trong sản phẩm của mình.
3.7
Tài liệu kỹ thuật (technical documentation)
Tài liệu với dữ liệu và thông tin liên quan đến sản phẩm được sử dụng và được lưu giữ để chứng minh sự phù hợp,
CHÚ THÍCH: Thông tin này có thể liên quan đến cấu trúc và thành phần của sản phẩm, ví dụ như báo cáo thử nghiệm hoặc dữ liệu khác mô tả các vật liệu hoặc bộ phận sản phẩm được sử dụng: hoặc nó có thể liên quan đến hệ thống quản lý, ví dụ như liên quan đến việc kiểm soát các quá trình được sử dụng để tạo ra thành phần hoặc sản phẩm.
3.8
Nhà sản xuất tự công bố (producer self-declaration)
Tuyên bố của bên thứ nhất xác nhận việc đánh giá sản phẩm đối với các yêu cầu về chất bị hạn chế.
3.9
Nhóm sản phẩm (product category)
Nhóm các sản phẩm tương tự về mặt công nghệ hoặc chức năng mà ở đó các khía cạnh môi trường có thể được kỳ vọng là tương tự.
(TCVN 13789:2023 (IEC 62430:2019), 3.15)
Tổ chức có thể cần phải chứng minh sự phù hợp với các quy định và các yêu cầu của thị trường thông qua các thỏa thuận tự công bố hoặc hợp đồng được thiết lập kèm theo chuỗi cung ứng. Việc đánh giá một sản phẩm có thể dựa trên một chuỗi các phương pháp, kế hoạch hoặc quy trình thích hợp, đối với vật liệu, bộ phận và/hoặc cụm lắp ráp nhỏ của bất kỳ sản phẩm điện hoặc điện tử nào. Thường yêu cầu nhiều phương pháp, vì các sản phẩm điện và điện tử thường chứa nhiều vật liệu, bộ phận và/hoặc cụm lắp ráp nhỏ với mức độ phức tạp khác nhau. Do đó, một cách tiếp cận đa cấp để kiểm soát các chất bị hạn chế trong sản phẩm là có lợi.
Khuôn khổ bao gồm tất cả các chức năng thiết kế, chế tạo và các chức năng hoạt động khác (ví dụ như mua sắm) để đánh giá sản phẩm về các chất bị hạn chế.
Nhà sản xuất phải xác định và thực hiện các biện pháp kiểm soát chất bị hạn chế (RSC) đối với các hoạt động liên quan đến chủng loại sản phẩm của mình đang được xem xét và đảm bảo các nhà cung cấp thực hiện RSC đầy đủ. Khi đánh giá một sản phẩm, nhà sản xuất phải có một mức tài liệu kỹ thuật chứng minh RSC hiệu quả.
Các giới hạn về chất cụ thể trong các sản phẩm điện và điện tử có thể được yêu cầu bởi luật pháp hoặc các quy định kỹ thuật của khách hàng. Nhà sản xuất cần xem xét các nguồn có liên quan đối với các hạn chế về chất.
RSC cần bao gồm tối thiểu các yếu tố sau:
• Các chất bị hạn chế và các tiêu chí đánh giá. Việc lập kế hoạch và thiết kế sản phẩm cần chỉ ra nguồn các công nghệ chủng loại sản phẩm, các cấu trúc, vật liệu sản phẩm, các bộ phận và cụm lắp ráp phụ và các quy tắc quy trình thiết kế liên quan.
• Xác định (các) nguồn thông tin. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vật liệu, bộ phận hoặc cụm lắp ráp phụ trong một sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm cụ thể, có thể sử dụng một hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của ba nguồn thông tin (không theo bất kỳ thứ tự ưu tiên nào) được mô tả dưới đây:
- thông tin nhà cung cấp;
- thử nghiệm phân tích;
- hoạt động chế tạo và lắp ráp, bao gồm kiểm soát nguồn cung cấp đầu vào, quá trình và giao hàng;
• Đánh giá thông tin.
Nhà sản xuất có trách nhiệm lập các thủ tục RSC. Điều này có nghĩa là các thủ tục được thiết lập, lập thành văn bản và thực hiện, cần thiết lập một quy trình để rà soát và cải tiến liên tục các biện pháp kiểm soát chất bị hạn chế.
CHÚ THÍCH: Các quy trình được lập tài liệu nội bộ này có thể được coi là “bí mật của công ty” và không nhất thiết phải được chia sẻ công khai trong chuỗi cung ứng.
Hình 1 minh họa khung đánh giá sản phẩm như đã mô tả ở trên. Các tiêu chuẩn áp dụng của Ủy ban môi trường IEC TC 111 được tham khảo trong hình bên dưới. Xem các điều khoản được trích dẫn để biết thêm chi tiết.
Hình 1 - Khung đánh giá sản phẩm
Mỗi nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng có trách nhiệm xác định các phương pháp đánh giá của riêng mình đối với từng sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm. Nhà sản xuất chịu trách nhiệm nhận diện các sản phẩm nằm trong chủng loại sản phẩm dựa trên hiểu biết của mình về dòng sản phẩm đó.
RSC riêng biệt cho nhà sản xuất. Nó có thể là một phần của hệ thống quản lý chất lượng đã được thiết lập (ví dụ: ISO 9001) hoặc hệ thống quản lý môi trường (ví dụ: ISO 14001) hoặc hệ thống quản lý tương đương. Nó cũng có thể là một tập hợp độc lập các quy trình được lập tài liệu và các hồ sơ của chúng. Nhà sản xuất dựa vào chế tạo mua ngoài cần phải đảm bảo các hoạt động sản xuất mua ngoài của họ cũng có RSC hiệu quả. Phụ lục A cung cấp các ví dụ về các yêu cầu RSC liên quan đến các hệ thống quản lý được quốc tế thừa nhận.
Việc áp dụng các chiến lược và phương pháp đánh giá có thể là duy nhất đối với mọi sản phẩm, nhưng các chiến lược đó cần phải dựa trên chính sách, việc lập kế hoạch và thiết kế sản phẩm và việc lập tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất. Do đó, việc lựa chọn hoặc xác định các phương pháp đánh giá dùng cho vật liệu sản phẩm, các bộ phận và/hoặc cụm lắp ráp phụ cần phải dựa trên kinh nghiệm của nhà sản xuất hoặc đánh giá kỹ thuật về khả năng một chất bị hạn chế có thể có mặt trong chuỗi cung ứng hoặc trong các hoạt động sản phẩm nội bộ.
Cuối cùng, để công bố rằng các yêu cầu được đáp ứng, nhà sản xuất có thể cung cấp “bản tự công bố của nhà sản xuất”. Nếu cần thêm thông tin, tài liệu kỹ thuật có thể được cung cấp.
5 Cân nhắc về kiểm soát chất bị hạn chế (RSC)
5.1 Cân nhắc về lập kế hoạch và thiết kế sản phẩm
Lãnh đạo cao nhất của nhà sản xuất cần đảm bảo rằng một chiến lược được lập tài liệu về việc kiểm soát các chất bị hạn chế phải được xác định và phù hợp với mục đích của tổ chức. Chiến lược RSC của nhà sản xuất được phép chi tiết hóa và nhắm mục tiêu đến các dòng sản phẩm cụ thể hoặc các quy định môi trường cụ thể, hoặc tổng quát hơn và rộng hơn để bao gồm nhiều dòng sản phẩm và hoạt động ở nhiều khu vực địa lý bao gồm nhiều quy định về môi trường, khi phù hợp với tổ chức.
Bước đầu tiên, điều quan trọng là phải lập một danh sách các chất bị hạn chế. Các phương pháp đánh giá được lập tài liệu đối với các loại nguyên vật liệu khác nhau dựa trên kiến thức chung hoặc năng lực chuyên gia cần có sẵn cho nhà sản xuất và các nhà cung cấp của mình. Cần có bằng chứng cho thấy các quy trình đang được tuân thủ và các bản công bố vật liệu hoặc các loại tài liệu kỹ thuật khác đã được đánh giá để xác nhận tính đầy đủ và chính xác.
Khung đánh giá sản phẩm được phép thúc đẩy quá trình thiết kế có ý thức về môi trường (ECD) như được xác định bởi TCVN 13788 (IEC 62430) và vì nó liên quan đến các hạn chế sử dụng chất. Ví dụ, tiêu chuẩn TCVN 13788 (IEC 62430) quy định rằng quá trình ECD bao gồm các bước được xác định như:
a) phân tích các yêu cầu về môi trường quy định và của các bên liên quan;
b) nhận diện và đánh giá các khía cạnh môi trường và các tác động tương ứng;
c) lập kế hoạch, thiết kế và phát triển sản phẩm;
d) rà soát và liên tục cải tiến;
e) chia sẻ thông tin ECD trong chuỗi cung ứng.
Ở giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế sản phẩm, cần có sẵn những thông tin sau:
• các yêu cầu về chất bị hạn chế (các yêu cầu quy định, của khách hàng hoặc các yêu cầu khác);
• những khía cạnh có, hoặc có thể có, tác động đáng kể đến hàm lượng chất bị hạn chế trong sản phẩm trong quá trình chế tạo hoặc lắp ráp;
• nhận diện các chủng loại sản phẩm;
• xác định các hệ thống tổ chức, vai trò và trách nhiệm thực hiện RSC;
• quy định kỹ thuật thích hợp từ các chức năng lập kế hoạch và thiết kế để đưa ra các đầu vào thích hợp cho các chức năng mua sắm liên quan đến RSC của nhà cung cấp;
• xác nhận một quy trình hiệu quả để đánh giá và lựa chọn các bộ phận và vật liệu;
• rà soát các yêu cầu của quy trình hoạt động (ví dụ như tách riêng các dây chuyền gia công có chì và không có chì).
CHÚ THÍCH: Phụ lục A cung cấp hướng dẫn bổ sung.
5.2.1 Kế hoạch lựa chọn dữ liệu
Để đảm bảo luồng thông tin hiệu quả chi phí, nhà sản xuất cần xác định khả năng có mặt các chất bị hạn chế đối với mọi vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ có trong sản phẩm.
Việc đánh giá sản phẩm đối với các chất bị hạn chế có thể dựa trên sự kết hợp của nhiều nguồn thông tin:
• thông tin của nhà cung cấp;
• thử nghiệm phân tích;
• hoạt động chế tạo và lắp ráp, bao gồm kiểm soát nguồn cung cấp đến, quy trình và giao hàng.
Có thể không thể hoặc không cần thiết phải thử nghiệm trực tiếp mọi vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp nhỏ của một sản phẩm nhất định và kết quả thử nghiệm chỉ thể hiện trạng thái của mẫu được thử nghiệm.
Nhìn chung cần có sự kết hợp của các nguồn thông tin này. Khả năng có mặt các chất bị hạn chế trong sản phẩm cần được sử dụng để chọn loại và mức độ của tài liệu kỹ thuật được yêu cầu để xác nhận rằng các yêu cầu về chất bị hạn chế được đáp ứng.
Các lý do lựa chọn nguồn thông tin cần được lập tài liệu và cập nhật.
5.2.2 Thông tin của nhà cung cấp
Đối với các sản phẩm phức tạp, việc thu thập thông tin của nhà cung cấp tránh được việc thử nghiệm tốn kém và lặp đi lặp lại các vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ. Việc thu thập thông tin của nhà cung cấp cần tuân theo các tiêu chuẩn ngành, nếu có, để giảm thiểu tác động của chuỗi cung ứng và đảm bảo luồng thông tin nhất quán và hiệu quả chi phí trong suốt chuỗi cung ứng.
Các loại tài liệu có thể nhận được từ các nhà cung cấp bao gồm:
• công bố của nhà cung cấp về sự phù hợp hoặc giấy chứng nhận về sự phù hợp của nhà cung cấp chỉ rõ hàm lượng chất bị hạn chế của vật liệu, bộ phận hoặc cụm lắp ráp phụ;
• bảng dữ liệu công bố vật liệu (cung cấp thông tin về hàm lượng chất cụ thể);
CHÚ THÍCH 1: TCVN 13789 (IEC 62474) trong tương lai về “Công bố vật liệu” bao gồm trong các bảng dữ liệu công bố vật liệu trong phạm vi của nó. TCVN 13789 (IEC 62474) trong tương lai sẽ thay thế IEC/PAS 61906.
CHÚ THÍCH 2: Hướng dẫn Công nghiệp Chung (JIG), JGPSSI, IPC 1752, v.v. là các ví dụ về bảng dữ liệu công bố vật liệu.
• kết quả thử nghiệm phân tích (xem Điều 6 về các hạn chế và các công dụng được khuyến cáo);
• hợp đồng đã ký xác định hàm lượng chất bị hạn chế của vật liệu, bộ phận hoặc cụm lắp ráp phụ;
• kiểm toán nhà cung cấp và/hoặc báo cáo đánh giá.
Khi sử dụng thông tin do nhà cung cấp cung cấp, nhà sản xuất phải đánh giá thông tin để đảm bảo rằng thông tin đó đáp ứng các yêu cầu được xác định trong quy trình của nhà sản xuất. Các yêu cầu đó phải dựa trên các tiêu chuẩn, nếu có. Nhà sản xuất cũng cần đảm bảo rằng các nhà cung cấp đó đã thực hiện RSC có thể chấp nhận được. Để xác định quy trình có thể chấp nhận được đối với sản phẩm của nhà cung cấp, nhà sản xuất cần đánh giá khả năng các bộ phận hoặc sản phẩm được mua sắm có chứa các chất bị hạn chế. Nhà sản xuất được phép phán đoán khả năng này dựa trên:
• các loại vật liệu được sử dụng cho bộ phận và/hoặc sản phẩm và khả năng lịch sử của các chất bị hạn chế có mặt trong các loại vật liệu này;
• thông tin do nhà cung cấp cung cấp;
• kinh nghiệm lịch sử với tổ chức cung cấp.
Đối với các bảng dữ liệu công bố vật liệu, danh sách các chất phải công bố được trình bày, các định nghĩa và giả định công bố và định dạng dữ liệu cần được xem xét đề phù hợp với các tiêu chuẩn ngành. Khi chính sách của tổ chức yêu cầu kiểm soát các chất bổ sung, các yêu cầu bổ sung này cần được thông báo cho các nhà cung cấp và cần được xem xét trong quá trình đánh giá thông tin công bố vật liệu.
Khi thông tin về nhà cung cấp không đáp ứng các yêu cầu RSC của nhà sản xuất hoặc nếu có khả năng vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ của sản phẩm được mua sắm có chứa các chất bị hạn chế, nhà sản xuất cần xem xét việc lấy thêm thông tin của nhà cung cấp, thử nghiệm phân tích hoặc sử dụng các phương pháp đánh giá thay thế để đáp ứng các yêu cầu hạn chế chất đó.
5.2.3 Thử nghiệm phân tích
Các kỹ thuật thử nghiệm phân tích có thể được sử dụng để đo nồng độ của các chất bị hạn chế trong các mẫu đã chuẩn bị. Các kỹ thuật thử nghiệm cụ thể và phương pháp chuẩn bị mẫu thường được yêu cầu đối với các loại vật liệu khác nhau. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu rất quan trọng đối với độ chính xác của các thử nghiệm phân tích. Thử nghiệm phân tích các bộ phận và thiết bị điện và điện tử cần tuân theo các tiêu chuẩn công nghiệp về phương pháp thu thập, chuẩn bị và thử nghiệm mẫu, nếu có.
Đối với các sản phẩm bao gồm nhiều vật liệu, việc tháo rời sản phẩm và lấy mẫu các vật liệu có thể cần thiết, tùy thuộc vào các yêu cầu về hạn chế chất đó. IEC/PAS 62596 cung cấp hướng dẫn về các phương pháp và giới hạn đối với việc tháo rời, tách riêng và lấy mẫu sản phẩm để chuẩn bị cho thử nghiệm phân tích.
IEC 62321 quy định các phương pháp và khuyến cáo để chuẩn bị mẫu và thử nghiệm phân tích đối với một số chất bị hạn chế thường có trong các sản phẩm điện và điện tử. Báo cáo kỹ thuật này xác định các phương pháp kiểm tra sàng lọc và xác minh. Kiểm tra sàng lọc có thể là một công cụ hiệu quả về chi phí để giúp xác định các khu vực cần quan tâm (các bộ phận và vật liệu) cần kiểm tra xác minh thêm. Tuy nhiên, các xét nghiệm sàng lọc thường bị hạn chế về độ chính xác và khả năng nhận diện các chất cụ thể. Thử nghiệm xác minh có thể được yêu cầu khi kết quả nhận được chưa đủ thuyết phục. IEC 62321 có thể được tham khảo để biết thêm thông tin.
Thử nghiệm các chất bị hạn chế ở mức nguyên liệu đồng nhất có thể được sử dụng cùng với thông tin của nhà cung cấp. Nhìn chung, việc thực hiện phân tích đối với tất cả các chất bị hạn chế trong tất cả các bộ phận của sản phẩm có trong một sản phẩm điện hoặc điện tử điển hình là không mong muốn, không hiệu quả về chi phí và cũng không thực tế. Do đó, nhà sản xuất có thể xây dựng một chương trình thử nghiệm dựa trên các yếu tố như:
• Bộ phận hoặc vật liệu được phán đoán là có khả năng cao chứa các chất bị hạn chế dựa trên lịch sử sử dụng các chất bị hạn chế trong vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ của sản phẩm.
• Kiến thức về các quy trình chế tạo và các nguồn có thể gây ô nhiễm và hoặc sự trộn lẫn các bộ phận (thử nghiệm được sử dụng như một phần của việc kiểm soát hoạt động chế tạo và/hoặc thao tác lắp ráp của nhà sản xuất).
• Việc lập tài liệu của nhà cung cấp bị thiếu hoặc có chất lượng kém.
• Nhà cung cấp đã được nhà sản xuất đánh giá là có khả năng không phù hợp dựa trên các đánh giá trước đó.
• Kiến thức về các giới hạn của kỹ thuật phân tích (có nghĩa là giới hạn phát hiện của công cụ sàng lọc đối với một số chất có thể dẫn đến kết quả chưa đủ thuyết phục và yêu cầu phải phân tích thêm).
Thử nghiệm phân tích cũng có thể được sử dụng như một công cụ hỗ trợ việc kiểm soát chất bị hạn chế của nhà sản xuất đối với hoạt động chế tạo và/hoặc lắp ráp. Thử nghiệm như vậy có thể là một phần trong chiến lược tổng thể của nhà sản xuất, nhưng không phải là yêu cầu cụ thể của báo cáo kỹ thuật này. Thử nghiệm phân tích trong hoạt động chế tạo hoặc lắp ráp có thể là một công cụ đánh giá thích hợp trong các trường hợp sau:
• Kiểm tra và sàng lọc các vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ đến khi xác suất có mặt của các chất bị hạn chế là cao và/hoặc thanh tra ngẫu nhiên.
• Kiểm soát chất lượng trong quá trình; chiến lược cho các quy trình chế tạo và/hoặc lắp ráp trong đó các bộ phận có thể bị trộn lẫn và/hoặc nhiễm bẩn chéo (ví dụ: hoạt động hàn, v.v.) có thể xảy ra.
• Sàng lọc sản phẩm cuối cùng trước khi giao hàng để đảm bảo không có sự trộn lẫn giữa các bộ phận.
Thử nghiệm phân tích như một phương pháp đánh giá có thể thích hợp đối với nguyên liệu thô, các bộ phận hoặc các sản phẩm đơn giản có thể được tháo rời hoàn toàn thành những lượng đủ vật liệu đồng nhất để thử nghiệm. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm điện và điện tử phức tạp, phương pháp phân tích chỉ có thể áp dụng cho một số bộ phận sản phẩm hạn chế được lấy mẫu để phân tích. Thử nghiệm phân tích có những hạn chế sau đây đối với các chất bị hạn chế ở cấp độ vật liệu đồng nhất:
• Tính thực tiễn trong việc lấy (các) mẫu đại diện cho mọi loại vật liệu đồng nhất rời rạc của sản phẩm.
• Các sản phẩm đơn lẻ có thể không chứa đủ lượng mẫu cho các kỹ thuật phân tích quy định.
• Khi các phương pháp phá hủy được yêu cầu do hình dạng của mẫu/sản phẩm hoặc các loại chất cần phân tích, chức năng của đơn vị sản phẩm đang được đánh giá sẽ bị ảnh hưởng.
Kết quả phân tích là đặc trưng cho mẫu, lô hoặc sản phẩm đang được thử nghiệm và có thể không đại diện cho các đơn vị khác được sản xuất.
Nội dung của báo cáo thử nghiệm sẽ khác nhau dựa trên các chất được thử nghiệm, loại thử nghiệm đang được thực hiện (ví dụ: thử nghiệm sàng lọc so với thử nghiệm xác minh), phương pháp thử nghiệm, mẫu thử nghiệm, yêu cầu của khách hàng và bất kỳ yếu tố nào khác có thể liên quan đến kết quả thử nghiệm. Khi đánh giá báo cáo thử nghiệm như một phần của RSC, các yếu tố nêu trong Phụ lục B cần có sẵn và được xem xét trong báo cáo thử nghiệm.
5.2.4 Thông tin về quy trình chế tạo và lắp ráp
Trong quá trình chế tạo và lắp ráp, có nhiều khả năng các chất bị hạn chế có thể được đưa vào sản phẩm. Nhà sản xuất cần xác định nơi có thể xảy ra sự nhiễm bẩn của sản phẩm trong các hoạt động nâng chuyển, chế tạo và/hoặc lắp ráp của mình. Ví dụ, các nguồn ô nhiễm có thể là kết quả của
a) vật liệu, bộ phận hoặc cụm lắp ráp phụ từ nhà cung cấp không phù hợp với các quy định kỹ thuật của nhà sản xuất,
b) các hoạt động chế tạo và lắp ráp có các yêu cầu hạn chế về chất khác nhau được áp dụng trong cùng một nhà máy.
Nhà sản xuất cần xác định mức độ xác minh RSC cần thiết cho chuỗi cung ứng và các quy trình sản xuất nội bộ của mình. Nhà sản xuất cần đảm bảo, ở mức tối thiểu:
• vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ đáp ứng các yêu cầu về chất hạn chế được quy định;
• các biện pháp được áp dụng sao cho tất cả các quy trình trong nhà kho và sản xuất trong phạm vi trách nhiệm mình đều được kiểm soát. Nhà sản xuất cần ngăn ngừa và/hoặc khắc phục sự nhiễm bẩn do sử dụng không đúng các quy trình chế tạo, các công cụ và/hoặc pha trộn các bộ phận có sử dụng các chất được kiểm soát;
• nhân viên được đào tạo hoặc cung cấp thông tin có liên quan.
Nếu các chức năng sản xuất được thuê ngoài, nhà sản xuất cần yêu cầu nhà cung cấp sản xuất thuê ngoài có các kiểm soát và quy trình cần thiết được mô tả trong các hướng dẫn này. Trong trường hợp này, nhà sản xuất cần kiểm tra định kỳ và lập tài liệu rằng các nhà chế tạo thuê ngoài đang tuân thủ các quy trình RSC đã được lập tài liệu.
Nhà sản xuất phải đảm bảo rằng các sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chí quy định về hàm lượng chất bị hạn chế. Nhà sản xuất cần nhận diện các sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu về chất bị hạn chế và kiểm soát việc giao các sản phẩm đó.
Các loại tài liệu có thể nhận được từ các nhà cung cấp để chứng minh các biện pháp kiểm soát chất bị hạn chế đối với các hoạt động chế tạo và lắp ráp là
• nhà sản xuất tự công bố các yếu tố RSC được tích hợp với chứng nhận chất lượng, môi trường hoặc hệ thống quản lý khác,
• “Quy trình RSC” của nhà sản xuất cho các tổ chức không có hệ thống quản lý.
Nhà sản xuất phải thực hiện đánh giá sản phẩm dựa trên thông tin thu được theo 5.2. Các điểm cần kiểm tra như sau:
• có đủ thông tin hợp lệ cho tất cả các các vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ tạo nên sản phẩm; và
• tất cả các vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ đáp ứng các yêu cầu về chất bị hạn chế
Nếu không đạt được kết quả thỏa đáng, nhà sản xuất có thể quyết định rằng cần có thông tin/dữ liệu bổ sung. Sau đó, nhà sản xuất cần đánh giá lại thông tin/dữ liệu thu nhận được.
Đối với các hạn chế sử dụng chất, nhà sản xuất cần đánh giá lại sản phẩm bất cứ khi nào xảy ra các khía cạnh có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng các chất bị hạn chế, chẳng hạn như:
• nếu các yêu cầu về chất bị hạn chế thay đổi; hoặc
• nếu các vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ được cung cấp thay đổi; hoặc
• nếu hoạt động chế tạo và lắp ráp thay đổi.
Nhà sản xuất cần thực hiện quá trình đánh giá này trước khi bắt đầu sản xuất hàng loạt sản phẩm này.
6 Lập tài liệu các kết quả đánh giá
Khi các yêu cầu pháp lý và khách hàng không yêu cầu công bố, thì “giả định về sự phù hợp” sẽ được áp dụng, có nghĩa là các yêu cầu được coi là đáp ứng mã không cần nhà sản xuất tự công bố.
Theo yêu cầu, nhà sản xuất có thể đưa ra bản tự công bố của nhà sản xuất.
Nếu yêu cầu thêm thông tin, nhà sản xuất cần có thể cung cấp tài liệu kỹ thuật.
Theo yêu cầu của khách hàng, nhà sản xuất phải có khả năng chứng minh rằng các yếu tố RSC yêu cầu trong báo cáo kỹ thuật này đã được thực hiện.
Nếu nhà sản xuất không có sẵn hệ thống quản lý chất lượng, môi trường hoặc hệ thống quản lý được ngành công nghiệp khác thừa nhận - hoặc nếu nhà sản xuất quyết định không tích hợp RSC - tài liệu mức sản phẩm có thể được sử dụng để chứng minh việc đánh giá một sản phẩm cụ thể. Nhà sản xuất cần có khả năng cung cấp tài liệu về các quy trình mô tả ngắn gọn cách thức tổ chức này đáp ứng các yêu cầu của báo cáo kỹ thuật này.
CHÚ THÍCH: Cách tiếp cận thứ hai có thể thích hợp hơn đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa.
Nội dung RSC so với các tham chiếu hệ thống quản lý ISO ngành hiện có
Điều |
TCVN 13790 (IEC/TR 62476) |
Tài liệu tham khảo ISO 9001 (điều) |
Tài liệu tham khảo ISO 14001 (điều) |
4 |
Khung đánh giá sản phẩm |
5.1 Cam kết quản lý |
4.2 Chính sách môi trường |
|
Nhà sản xuất phải xác định và thực hiện các biện pháp kiểm soát chất hạn chế (RSC) đối với các hoạt động liên quan đến chủng loại sản phẩm của mình đang được xem xét và đảm bảo các nhà sản xuất khác trong chuỗi cung ứng thực hiện đầy đủ RSC. Khi đánh giá một sản phẩm, nhà sản xuất phải có một mức tài liệu kỹ thuật chứng minh RSC hiệu quả |
|
|
5.1 |
Cân nhắc lập kế hoạch và thiết kế sản phẩm |
5.2 Tập trung vào khách hàng 5.4.1 Mục tiêu chất lượng 7.1 Lập kế hoạch hiện thực hóa sản phẩm 7.2.1 Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm 7.2.2 Rà soát các yêu cầu liên quan đến sản phẩm 7.3.1 - 7.3.6 Thiết kế và phát triển; lập kế hoạch, đầu vào, đầu ra, rà soát, xác minh và xác nhận |
4.3.1 Các khía cạnh môi trường 4.3.2 Các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác 4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình 4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 4.4.6 Kiểm soát hoạt động |
|
Xác định các yêu cầu pháp lý, khách hàng và các yêu cầu hàm lượng chất khác |
|
|
|
Xác định các hệ thống tổ chức, vai trò và trách nhiệm đối với việc quản lý chất bị hạn chế |
|
|
|
Đảm bảo một quy trình thiết kế hiệu quả để đánh giá và lựa chọn vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ, bao gồm các yếu tố sau: - một phương pháp hoặc công cụ để nhà thiết kế tránh các bộ phận hoặc vật liệu vốn đã không phù hợp trong thiết kế của họ; - việc đánh giá các vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ để đáp ứng các yêu cầu kiểm soát chất; - xác nhận tính hiệu quả của quá trình thiết kế RSC và các yêu cầu cải tiến khi cần thiết |
|
|
|
Rà soát các yêu cầu của quy trình hoạt động (ví dụ như tách riêng các dây chuyền gia công có chì và không có chì) |
|
|
5.2.2 |
Thông tin nhà cung cấp |
7.4.1 Quy trình mua hàng 7.4.2 Thông tin mua hàng |
|
|
Đảm bảo RSC hiệu quả của nhà cung cấp, bao gồm các yếu tố sau: Yêu cầu RSC thích hợp cho tất cả các nhà cung cấp cung cấp vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ cấu thành sản phẩm cuối cùng của nhà sản xuất. Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ dựa trên khả năng cung cấp sản phẩm cho nhà sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn RSC của nhà sản xuất. Xác nhận hiệu quả RSC của nhà cung cấp và yêu cầu cải tiến nếu cần |
|
|
5.2.4 |
Quy trình chế tạo và lắp ráp |
7.4.1 Quy trình xử lý 7.4.2 Thông tin mua hàng 7.4.3 Xác minh sản phẩm đã mua 7.5.1 Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ 7.5.2 Thẩm định quy trình sản xuất và cung cấp dịch vụ 7.5.5 Bảo quản sản phẩm |
4.4.6 Kiểm soát hoạt động |
|
Đảm bảo các vật liệu, bộ phận và cụm lắp ráp phụ đầu vào đáp ứng các yêu cầu về hạn chế chất được chỉ định |
|
|
|
Đảm bảo các thay đổi hóa học được quản lý đối với các quy trình chế tạo làm thay đổi bản chất của các chất hóa học hoặc thay đổi nồng độ của các chất hóa học do kết quả của các phản ứng hóa học |
|
|
|
Đảm bảo các biện pháp được áp dụng để ngăn chặn việc sử dụng sai quy trình chế tạo hoặc trộn lẫn các bộ phận có sử dụng các chất được kiểm soát |
|
|
|
|
7.6 Kiểm tra các thiết bị theo dõi và đo lường Điều 8: Đo lường, phân tích và cải tiến 8.2.3 Theo dõi và đo lường các quá trình 8.2.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm 8.4 Phân tích dữ liệu |
4.5.1 Theo dõi và đo lường 4.5.2 Đánh giá sự phù hợp |
|
Các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống rà soát để thấy rằng các sản phẩm cuối cùng đáp ứng các yêu cầu RSC. Hệ thống rà soát sẽ nhận diện các sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của RSC và kiểm soát các sản phẩm đó để ngăn chặn việc vô tình sử dụng hoặc giao hàng chúng |
|
|
Các yếu tố cần đánh giá trong báo cáo thử nghiệm
• Tên, địa chỉ và vị trí của bất kỳ phòng thí nghiệm nào liên quan đến phân tích.
• Ngày nhận mẫu và (các) ngày thực hiện thử nghiệm.
• Số hiệu nhận dạng duy nhất của báo cáo (chẳng hạn như số sê-ri) và trên mỗi trang, trang số và tổng số trang của báo cáo.
• Nhận dạng rõ ràng và mô tả mẫu và điểm thử nghiệm, bao gồm mô tả về bất kỳ hoạt động tháo rời sản phẩm nào được thực hiện để lấy mẫu thử nghiệm. Việc nhận dạng mẫu cần bao gồm mọi dấu hiệu nhận biết và các thông tin có sẵn khác như tên nhà cung cấp, số của bộ phận, mã lô, mã ngày và các dấu hiệu duy nhất khác.
• Các chất mà thử nghiệm đã được thực hiện.
• Các phương pháp chuẩn bị mẫu được sử dụng, bao gồm viện dẫn tiêu chuẩn đã sử dụng và bất kỳ sai lệch nào so với tiêu chuẩn.
• Các phương pháp thử nghiệm phân tích được sử dụng, bao gồm viện dẫn tiêu chuẩn đã sử dụng và bất kỳ sai lệch nào so với tiêu chuẩn.
• Giới hạn phát hiện (LOD) hoặc giới hạn định lượng (LOQ).
• Kết quả của thử nghiệm (với đơn vị đo) bao gồm cả độ không đảm bảo của kết quả thử nghiệm.
• Ghi chú về quy trình chuẩn bị và thử nghiệm mẫu có thể ảnh hưởng đến kết quả.
• Tên và chữ ký của cá nhân ủy quyền báo cáo.
Thư mục tài liệu tham khảo
IEC 62321, Electrotechnical products - Determination of levels of six regulated substances (lead, mercury, cadmium, hexavalent chromium, polybrominated biphenyls, polybrominated diphenyl ethers) (Sản phẩm kỹ thuật điện - Xác định hàm lượng của sáu chất được điều tiết (chì, thủy ngân, cadimi, crom hóa trị sáu, biphenyl polybrom hóa, ête diphenyl poiybrom hóa))
TCVN 13788 (IEC 62430), Thiết kế có ý thức về môi trường cho các sản phẩm điện và điện tử
TCVN 13789 (IEC 62474), Công bố vật liệu dùng cho các sản phẩm của và dùng cho ngành kỹ thuật điện
IEC/PAS 62596, Electrotechnical products - Determination of restricted substances - Sampling procedure - Guidelines (Sản phẩm kỹ thuật điện - Xác định các chất bị hạn chế - Quy trình lấy mẫu - Hướng dẫn)
IEC/PAS 61906, Procedure for the declaration of materials in products of the electrotechnical and electronic industry (Quy trình công bố vật liệu trong các sản phẩm của ngành kỹ thuật điện và điện tử)
TCVN ISO 14001:2010, Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
TCVN ISO 9001:2000, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Khung đánh giá sản phẩm
5 Cân nhắc về kiểm soát chất bị hạn chế (RSC)
6 Tài liệu về kết quả đánh giá
Phụ lục A (tham khảo) - Nội dung RSC so với các tham chiếu hệ thống quản lý ISO ngành hiện có
Phụ lục B (tham khảo) - Các yếu tố cần đánh giá trong báo cáo thử nghiệm
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.