Standard test method for determination of Bisphenol A in soil, sludge and biosolids by pressurized fluid extraction and analyzed by liquid chromatography/tandem mass spectrometry
Lời nói đầu
TCVN 13669:2023 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D7858-13 (2018) Standard test method for determination of Bisphenol A in soil, sludge, and biosolids by pressurized fluid extraction and analyzed by liquid chromatography/tandem mass spectrometry với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D7858-13 (2018) thuộc bản quyền ASTM quốc tế.
TCVN 13669:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 190 Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH BISPHENOL A TRONG ĐẤT, BÙN VÀ CHẤT RẮN SINH HỌC CHIẾT BẰNG CHẤT LỎNG CÓ ÁP SUẤT VÀ PHÂN TÍCH SẮC KÝ LỎNG/HAI LẦN KHỐI PHỔ
Standard test method for determination of Bisphenol A in soil, sludge and biosolids by pressurized fluid extraction and analyzed by liquid chromatography/tandem mass spectrometry
1.1 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định bisphenol A (BPA) trong đất, bùn và chất rắn sinh học. Phương pháp này dựa trên việc chiết dung môi nền mẫu đất chiết bằng chất lỏng có áp suất (PFE). Dịch chiết được lọc và phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng/hai lần khối phổ (LC/MS/MS). BPA được định tính và định lượng bằng phương pháp này.
1.2 Các giá trị tính theo hệ SI là giá trị tiêu chuẩn. Trong tiêu chuẩn này không sử dụng hệ đơn vị khác.
1.3 Giới hạn phát hiện phương pháp (MDL), chế độ ion hóa tia điện (ESI) và phạm vi báo cáo đối với BPA được liệt kê trong Bảng 1.
1.4 Tiêu chuẩn này không đề cập đến các quy tắc an toàn liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách nhiệm lập ra các quy định thích hợp về an toàn và sức khỏe, đồng thời phải xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2117 (ASTM D1193), Nước thuốc thử - Yêu cầu kỹ thuật
ASTM D653, Terminology relating to soil, rock, and contained fluid (ngữ liên quan đến đất, đá và chất lỏng)
ASTM D3694, Practices for preparation of sample containers and for preservation of organic constituents (Thực hành đối với việc chuẩn bị vật chứa mẫu và bảo quản các thành phần hữu cơ)
ASTM D3740, Practice for minimum requirements for agencies engaged in testing and/or inspection of soil and rock as used in engineering design and construction (Thực hành về các yêu cầu tối thiểu đối với đơn vị tham gia thử nghiệm và/hoặc kiểm tra đất và đá được sử dụng trong thiết kế kỹ thuật và xây dựng)
ASTM D3856, Guide for management systems in laboratories engaged in analysis of water (Hướng dẫn về hệ thống quản lý trong phòng thử nghiệm phân tích nước)
ASTM D5681, Terminology for waste and waste management (Thuật ngữ về chất thải và quản lý chất thải)
ASTM E2554, Practice for estimating and monitoring the uncertainty of test results of a test method using control chart techniques (Thực hành để ước tính và theo dõi độ không đảm bảo của các kết quả thử nghiệm của phương pháp sử dụng kỹ thuật biểu đồ kiểm soát)
3.1 Các định nghĩa
3.1.1 Bisphenol A (BPA)
2,2-bis (4-hydroxyphenyl) propan.
3.1.2 Bisphenol A (propan-D6) (BPA-D6)
Bisphenol A có đánh dấu-deuteri trong đó hai gốc metyl chứa tất cả 2H và được sử dụng làm chất thay thế trong phương pháp này.
Bảng 1 - Giới hạn phát hiện và phạm vi báo cáo
Chất phân tích |
Chế độ ESI |
MDL (ppb) |
Phạm vi báo cáo (ppb) |
Bisphenol A |
Âm |
2,8 |
10 đến 250 |
3.1.3 Bộ lọc (filter unit)
Trong phương pháp này, một phin lọc được đặt trong buồng trơ với dung môi được sử dụng như mô tả trong 7.4.
3.1.4 Thiết bị lọc (filtration device)
Thiết bị được sử dụng để loại bỏ các hạt khỏi dịch chiết có thể làm tắc nghẽn hệ thống sắc ký lỏng như được mô tả trong 7.4.
3.1.5 Phin lọc sợi thủy tinh (glass fiber filter)
Vật liệu sợi thủy tinh, xốp mà trên đó giữ lại các phần hạt rắn có trong dịch chiết.
3.1.6 Xyranh (hypodermic syringe)
Trong phương pháp này, dùng bơm thủy tinh có đầu khóa Luer có khả năng giữ bộ lọc như mô tả trong 7.4.
3.1.7 Chiết chất lỏng có áp suất (pressurized fluid extraction)
Quá trình chuyền các chất cần phân tích ra khỏi nền mẫu rắn, đất, vào dung môi chiết sử dụng áp suất và nhiệt độ cao.
3.1.8 Phạm vi báo cáo (reporting range) .
Khoảng nồng độ định lượng đối với chất phân tích trong phương pháp này.
3.2 Các từ viết tắt
3.2.1 BPA: Bisphenol A
3.2.2 LC (liquid chromatography): sắc ký lỏng
3.2.3 LCS/LCSD (laboratory control spike/laboratory control spike duplicate): mẫu thêm chuẩn kiểm soát phòng thí nghiệm/mẫu đúp thêm chuẩn kiểm soát phòng thí nghiệm
3.2.4 mM (millimolar), 1 × 10-3 mol/L
3.2.5 MRM (multiple reaction monitoring): giám sát phân mảnh nhiều lần
3.2.6 MS (matrix spike): nền mẫu thêm chuẩn
3.2.7 NA (not available): không có sẵn
3.2.8 ND (non-detection): không phát hiện
3.2.9 PFE (pressurized fluid extraction): chiết chất lỏng có áp suất
3.2.10 PPB (parts per billion): phần tỷ
3.2.11 QC (quality control): kiểm soát chất lượng
3.2.12 RL (reporting limit): giới hạn báo cáo
3.2.13 SD (relative Standard deviation): độ lệch chuẩn
3.2.14 SRM (single reaction monitoring): giám sát phân mảnh một lần
3.2.15 VOA (volatile organic analysis): phân tích các chất hữu cơ bay hơi
4.1 Để phân tích BPA trong đất, bùn và chất rắn sinh học, các mẫu được chuyển đến phòng thí nghiệm ở nhiệt độ trong khoảng từ 0 °C đến 6 °C. Các mẫu được chiết và lọc trong vòng 14 ngày sau khi thu thập, và được phân tích bằng LC/MS/MS trong vòng 14 ngày sau khi chiết.
4.2 BPA và chất thay thế (BPA-Da) được xác định bằng thời gian lưu và chuyển khối một lần SRM. Các chất cần phân tích và chất thay thế được định lượng bằng cách sử dụng các chuyển khối SRM kết hợp với hiệu chuẩn bên ngoài. Báo cáo cuối cùng đối với từng mẫu kèm theo nồng độ BPA và độ thu hồi chất thay thế.
5.1 Đây là phương pháp dựa trên hiệu năng và được phép sửa đổi để cải thiện hiệu năng.
5.1.1 Do sự phát triển nhanh chóng của thiết bị và hóa học về cột phân tích sắc ký, cho phép thay đổi đối với phép phân tích được mô tả trong phương pháp này miễn là cho kết quả dữ liệu hiệu năng tốt hơn hoặc tương đương. Mọi sửa đổi đều phải lập thành văn bản và dữ liệu hiệu năng thu được. Người sử dụng dữ liệu thu được bằng phương pháp này phải hiểu biết về những thay đổi này và đảm bảo dữ liệu hiệu năng tốt hơn hoặc tương đương.
5.2 Quá trình tổng hợp BPA đầu tiên được ghi lại là phản ứng của phenol với axeton bởi Zincke. BPA là một hóa chất công nghiệp rất quan trọng được sử dụng trong sản xuất chất dẻo polycacbonat và nhựa epoxy. Nhựa và chất dẻo polycarbon được sử dụng trong nhiều sản phẩm, bao gồm thiết bị điện và điện tử, ô tô, thiết bị thể thao và an toàn, dụng cụ chứa đựng thực phẩm có thể tái sử dụng và hộp đựng đồ uống, tấm điện cho bảng mạch in, vật liệu tổng hợp, sơn, chất kết dính, chất trám răng, lớp phủ bảo vệ và nhiều sản phẩm khác.
5.3 Nguồn BPA trong môi trường chủ yếu là nguồn từ sự phân hủy nhựa và chất dẻo polycacbonat. BPA không được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ phân loại là tích lũy sinh học và sẽ tự phân hủy sinh học. BPA đã được báo cáo là có tác động bất lợi đối với các sinh vật sống dưới nước và có thể được thải ra môi trường nước trực tiếp ở mức vết thông qua nước rỉ rác và nước thải của nhà máy xử lý nước thải. Phương pháp này đã được nghiên cứu đối với việc sử dụng với đất, bùn và chất rắn sinh học.
5.4 Việc ứng dụng chất rắn sinh học đã cho thấy những lo ngại về BPA trong môi trường và cần có phương pháp tiêu chuẩn để theo dõi nồng độ. Phương pháp này đã được nghiên cứu để sử dụng với các loại đất khác nhau.
6.1 Những cản trở đến phương pháp có thể do chất ô nhiễm trong dung môi, thuốc thử, dụng cụ thủy tinh và các thiết bị khác tạo ra các phần lạ rời rạc hoặc làm tăng đường nền. Tất cả các vật liệu này được chứng minh là không gây cản trở bằng cách phân tích các mẫu trắng thuốc thử phòng thí nghiệm theo cùng điều kiện như đối với mẫu.
6.2 Tất cả các thuốc thử và dung môi phải có độ tinh khiết dùng cho phân tích dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật hoặc cao hơn để giảm thiểu các vấn đề về cản trở.
6.3 Sự cản trở của nền mẫu có thể do chất ô nhiễm bị chiết đồng thời ra khỏi mẫu. Mức độ cản trở của chất nền có thể thay đổi đáng kể so với nguồn mẫu, tùy thuộc vào các biến thể của nền mẫu.
7.1 Hệ thống LC/MS/MS
7.1.1 Hệ thống sắc ký lỏng (LC)
Cần có một hệ thống LC hoàn chỉnh để phân tích mẫu. Phải sử dụng hệ thống LC có khả năng thực hiện ở lưu lượng dòng, áp suất, nhiệt độ được kiểm soát, thể tích mẫu và các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
7.1.2 Cột phân tích
Phải sử dụng cột đạt được độ phân giải tương đương. Thời gian lưu và thứ tự rửa giải có thể thay đổi tùy thuộc vào cột được sử dụng và cần được theo dõi. Cột phân tích pha nghịch kết hợp các đặc tính mong muốn của cột HPLC pha nghịch với khả năng tách các hợp chất phân cực đã được sử dụng để xây dựng phương pháp này.
7.1.3 Hệ thống đo hai lần khối phổ (MS/MS)
Hệ thống MS/MS có khả năng phân tích giám sát phân mảnh nhiều lần (MRM), hoặc bất kỳ hệ thống nào có khả năng thực hiện các yêu cầu của phương pháp thử này phải được sử dụng.
7.2 Thiết bị chiết chất lỏng với áp suất (PFE)
7.2.1 Hệ thống PFE được sử dụng cho phương pháp thử này với các ống chiết có kích thước thích hợp. Có sẵn các ống phù hợp với cỡ mẫu 10 g được sử dụng trong phương pháp này. Các ống phải được làm bằng thép không gỉ hoặc vật liệu khác có khả năng chịu được các yêu cầu áp suất (> 2000 psi) cần thiết cho quy trình này. Phải sử dụng thiết bị chiết chất lỏng với áp suất có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết trong phương pháp thử này.
7.2.2 Phin lọc sợi thủy tinh
7.2.3 Lọ (vial) màu nâu, dung tích 60 mL để chiết mẫu cho PFE.
7.3 Thiết bị làm bay hơi dung môi hữu cơ
7.4 Thiết bị lọc
7.4.1 Xyranh thủy tinh có đầu khóa Luer có thể giữ bộ lọc xyranh
7.4.1.1 Xyranh thủy tinh có đầu khóa có dung tích 10 mL được khuyến cáo sử dụng, vì kết quả chiết mẫu 3 mL sau khi xả ở đáy.
7.4.2 Bộ lọc. Sử dụng các bộ lọc polyvinyliden fluorua (PVDF) với bộ lọc sơ bộ sợi thủy tinh để lọc các chất chiết PFE.
7.4.3 Giải thích Bộ lọc được sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu của phương pháp thử.
8.1 Độ tinh khiết của thuốc thử
Sử dụng các thuốc thử có độ tinh khiết dùng cho phân tích dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (FIPLC) và hóa chất dùng cho quang phổ trong tất cả các phép thử. Trừ khi có chỉ định khác, tất cả các thuốc thử phải tuân theo quy định của Ủy ban Thuốc thử phân tích của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ[3]. Có thể sử dụng các loại thuốc thử khác, miễn là có độ tinh khiết đủ cao để không ảnh hưởng đến độ chính xác của các phép đo.
8.2 Độ tinh khiết của nước
Trừ khi có quy định khác, nước được sử dụng phải là nước thuốc thử phù hợp với loại I theo TCVN 2117 (ASTM D1193). Cần phải chứng minh rằng loại nước này không chứa các chất ô nhiễm ở nồng độ có thể gây cản trở quá trình phân tích.
8.3 Khí. Khí nitơ (độ tinh khiết > 97 %) và khí argon (độ tinh khiết > 99,999 %).
8.4 Axetonitril (CH3CN, CAS # 75-05-8).
8.5 Etyl axetat (CH3COOC2H5, CAS #14.1 -78-6).
8.6 2-Propanol (C3H8O, CAS # 67-63-0).
8.7 Metanol (CH3OH, CAS # 67-56-1).
8.8 Amoni axetat (CH3CO2NH4 CAS # 631-61-8).
8.9 Bisphenol A (C15H16O2 2,2'-Bist4-hydroxyphenyl) propan, CAS # 80-05-7).
8.10 Bisphenol A (Propan-D6) bisphenol A có đánh dấu đơteri trong đó hai gốc metyl chứa tất cả 2H.
8.10.1 Giải thích: BPA-D6 được sử dụng làm chất thay thế trong phương pháp này.
8.11 Cát Ottawa (CAS # 14808-60-7) hoặc tương đương.
8.12 Chất làm khô
8.13 Natri sulfat (Na2SO4 CAS # 7757-82-6)
8.14 Natri clorua (NaCI, CAS # 7647-14-5)
9.1 An toàn phòng thử nghiệm chuẩn được áp dụng cho phương pháp này. Người phân tích phải đeo kính bảo hộ, găng tay và áo khoác phòng thử nghiệm khi làm việc trong phòng thí nghiệm. Người phân tích phải đọc kỹ Phiếu dữ liệu an toàn vật liệu (MSDS) cho tất cả các thuốc thử được sử dụng trong phương pháp thử này và phải được đào tạo đầy đủ để thực hiện phương pháp thử này.
10 Làm sạch dụng cụ thủy tinh, lấy mẫu và bảo quản mẫu
10.1 Làm sạch dụng cụ thủy tinh
Tất cả các dụng cụ thủy tinh được rửa bằng nước vòi nóng với chất tẩy rửa và tráng trong nước nóng, phù hợp với nước loại 1 theo TCVN 2117 (ASTM D1193). Sau đó, dụng cụ thủy tinh được làm khô và nung trong tủ sấy ở 250 °C từ 15 min đến 30 min. Các dụng cụ thủy tinh sau đó được tráng rửa bằng axeton và metanol. Các dụng cụ thủy tinh đã làm sạch cần được bảo vệ khỏi bị nhiễm bẩn bằng cách đặt trong tủ kín hoặc đậy bằng giấy bạc đề giảm tạp chất xâm nhập vào bên trong.
10.2 Lấy mẫu
Mẫu phải được lấy vào các lọ thủy tinh đã được làm sạch trước với nắp có lớp lót polytetrafluoroethylen (PTFE) đã được chứng minh là không gây cản trở. Phương pháp thử này yêu cầu cỡ mẫu ít nhất 10 g cho mỗi lần phân tích. Thu thập 100 g để cho phép lấy mẫu kiểm tra chất lượng và phân tích lại. Các mẫu trắng hiện trường là cần thiết để tuân theo các thực hành lấy mẫu thông thường.
10.3 Bảo quản
Bảo quản mẫu ở nhiệt độ từ 0 °C đến 6 °C kể từ khi lấy mẫu cho đến khi phân tích. Chiết mẫu trong vòng 14 ngày kể từ ngày thu thập mẫu. Nếu các mẫu khi nhận hoặc trong quá trình bảo quản trên 6 °C hoặc không được chiết trong vòng 14 ngày kể từ ngày thu thập, thì dữ liệu được đánh giá và được ghi lại kèm theo dữ liệu mà chúng chưa được chiết trong thời gian lưu giữ trước. Các dịch chiết mẫu được phân tích trong vòng 14 ngày sau khi chiết hoặc dữ liệu được đánh giá và được ghi lại kèm theo dữ liệu mà chúng chưa được phân tích trong thời gian lưu giữ trước.
11.1 Điều kiện vận hành LC, được sử dụng để xây dựng phương pháp này:
11.1.1 Thể tích bơm của tất cả các mẫu và chất chuẩn hiệu chuẩn là 25 μL và bao gồm 50 % nước/50 % metanol. Mẫu đầu tiên được phân tích sau khi dựng đường chuẩn là mẫu trắng để đảm bảo không có hiện tượng tồn lưu (hiệu ứng nhớ). Điều kiện gradient cho máy sắc ký lỏng được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2 - Điều kiện gradient đối với sắc ký lỏng
Thời gian (min) |
Lưu lượng dòng (μL/min) |
Phần trăm CH3CN |
Phần trăm 95 % nước: 5 % CH3CN |
Phần trăm 100 mM NH4OAC trong 95 % nước: 5 % CH3CN |
0 |
300 |
0 |
95 |
5 |
1 |
300 |
0 |
95 |
5 |
3 |
300 |
50 |
45 |
5 |
4 |
300 |
60 |
35 |
5 |
6 |
300 |
70 |
25 |
5 |
7 |
300 |
70 |
25 |
5 |
9 |
300 |
95 |
0 |
5 |
12 |
300 |
95 |
0 |
5 |
13 |
300 |
0 |
95 |
5 |
16 |
300 |
0 |
95 |
5 |
11.1.2 Nhiệt độ: Nhiệt độ cột 35 °C; ống mẫu: 20 °C.
11.1.3 Dung môi rửa: 60 % axetonitril/40 % 2 Propanol, dung môi rửa trước và sau khi bơm: 6 s.
11.1.4 Dung môi làm sạch: 50 % nước/50 % axetonitril
11.1.5 Các quy định kỹ thuật rửa và làm sạch của nhà sản xuất dụng cụ cụ thể phải được tuân thủ để loại bỏ hiện tượng sót mẫu trong phân tích.
11.2 Các thông số của máy đo khối phổ
11.2.1 Để có được số lượng điểm dữ liệu tối đa trên mỗi kênh SRM trong khi vẫn duy trì độ nhạy thích hợp, cần tối ưu hóa các thông số tùy theo thiết bị. Mỗi pic phải có ít nhất mười lần quét trên mỗi pic để định lượng đầy đủ. Các thông số thay đổi liên quan đến thời gian lưu, chuyển khối SRM và năng lượng va chạm được nêu trong Bảng 3. Các thông số của máy đo phổ khối lượng được sử dụng trong quá trình xây dựng phương pháp này như sau:
Thiết bị được cài đặt ở nguồn phun electron
Điện áp mao quản: 3,5 kV
Cone: Thay đổi tùy thuộc vào chất phân tích (Bảng 3)
Extractor: 2 V
Lens RF: 0,2 V
Nhiệt độ nguồn: 180 °C
Nhiệt độ loại dung môi: 300 °C
Lưu lượng dòng khí loại dung môi: 800 L/h
Lưu lượng dòng khí Cone: 100 L/h
Độ phân giải khối phổ thấp 1:14,0
Độ phân giải khối phổ cao 1:14,0
Năng lượng ion 1: 0,6 V
Năng lượng đi vào: -1 V
Năng lượng va chạm: Thay đổi tùy thuộc vào chất phân tích (Bảng 3)
Năng lượng ra: 1 V
Độ phân giải khối phổ thấp 2: 14
Độ phân giải khối phổ cao 2: 14
Năng lượng ion 2: 1,5 V
Bộ khuếch đại: 650 V
Máy đo Pirani cuvet khí: 0,60 Pa
Độ trễ giữa các kênh: 0,02 s
Độ trễ giữa các lần quét: 0,010 s
Số lần lặp lại: 1
Khoảng cách: 0 Dalton
Dwell: 0,05 s đến 0,1 s để tối ưu các lần quét
Bảng 3 - Thời gian lưu, chuyển khối SRM và các thông số của máy đo khối phổ của chất phân tích cụ thể
Chất phân tích |
Chế độ ESI |
Thời gian lưu (min) |
Chuyển khối SRM (mẹ > sản phẩm) |
Điện thế Cone (Vol) |
Năng lượng va chạm (eV) |
BPA |
âm |
4,2 |
227,3 > 212,2 |
40 |
18 |
BPA xác nhậnA |
âm |
4,2 |
227,3 > 133,1 |
40 |
25 |
BPA-D6 (Thay thế) |
âm |
4,2 |
233,3 > 215,3 |
40 |
19 |
BPA-D6 xác nhậnA (Thay thế) |
âm |
4,2 |
233,3 > 138,2 |
40 |
25 |
A Chuyển khối khẳng định là tùy chọn nhưng cần bổ sung để xác nhận định tính thêm. |
12.1 Máy đo khối phổ phải được hiệu chuẩn theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất trước khi phân tích. Để thu được các giá trị phân tích hợp lệ và chính xác trong giới hạn tin cậy, các quy trình sau đây phải được tiến hành khi thực hiện phương pháp thử.
12.2 Hiệu chuẩn và chuẩn hóa Trước khi phân tích, hiệu chuẩn thiết bị sử dụng bảy chất chuẩn hiệu chuẩn có chứa bảy mức nồng độ BPA và chất thay thế trước khi phân tích như được nêu trong Bảng 4. Dung dịch gốc hiệu chuẩn được chuẩn bị từ chất chuẩn hoặc mua dưới dạng dung dịch đã được chứng nhận. Dung dịch chuẩn gốc A (mức 7) chứa BPA và chất thay thế được chuẩn bị ở nồng độ mức 7, và các phần của dung dịch đó được pha loãng trong 50 % nước/50 % metanol để chuẩn bị các mức từ 1 đến 6. Các bước sau đây sẽ tạo ra các dung dịch chuẩn với các giá trị nồng độ nêu trong Bảng 4. Người phân tích phải ghi lại cẩn thận khối lượng thành phần ban đầu của chất chuẩn tinh khiết và chính xác các khối lượng thông qua tính toán độ pha loãng. Các dung dịch chuẩn hiệu chuẩn không được lọc.
12.2.1 Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc A (Mức 7) bằng cách cho 1,0 ml dung dịch đích và dung dịch thêm chuẩn thay thế (12.4 và 12.6) vào bình định mức 25 mL và pha loãng bằng dung dịch 50 % nước/50 % metanol thành 25 mL. Việc chuẩn bị chất chuẩn mức 7 có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các thể tích và nồng độ khác nhau của các dung dịch gốc như đã được sử dụng trong phòng thí nghiệm riêng lẻ. Tùy thuộc vào nồng độ gốc được chuẩn bị, phải đảm bảo độ hòa tan ở nồng độ đó.
12.2.2 Các phần dung dịch A sau đó được pha loãng với 50 % nước/50 % metanol để chuẩn bị các mức hiệu chuẩn mong muốn trong các lọ (vial) thủy tinh màu nâu 2 mL ở các nồng độ như trong Bảng 4. Không lọc các dung dịch chuẩn hiệu chuẩn. Các lọ chuẩn hiệu chuẩn phải được sử dụng trong vòng 24 h để đảm bảo kết quả tối ưu. Dung dịch chuẩn hiệu chuẩn gốc được thay thế sau 28 ngày nếu trước đó không bị loại bỏ vì lỗi kiểm soát chất lượng.
12.2.3 Bơm từng chất chuẩn hiệu chuẩn và thu lấy sắc ký đồ. Các đường hiệu chuẩn bên ngoài được tạo ra từ các chất chuẩn hiệu chuẩn theo dõi quá trình chuyển khối SRM của từng chất phân tích. Phần mềm hiệu chuẩn được sử dụng để định lượng chất phân tích đích và chất thay thế. Sự chuyển khối SRM của mỗi chất phân tích được sử dụng để định lượng và xác nhận. Việc sử dụng chuyển khối SRM để khẳng định thêm so với kỹ thuật giám sát ion chọn lọc vì ion mẹ bị cô lập và phân mảnh thành ion sản phẩm.
12.2.4 Tham khảo hướng dẫn sử dụng phần mềm hiệu chuẩn để sử dụng phần mềm một cách chính xác. Phương pháp định lượng được thiết lập theo hiệu chuẩn bên ngoài bằng cách sử dụng diện tích pic tính bằng đơn vị ppb. Nồng độ có thể được tính bằng cách sử dụng phần mềm hệ thống dữ liệu để tạo hồi quy tuyến tính hoặc đường chuẩn bậc hai. Không bắt buộc đường chuẩn phải đo qua gốc tọa độ. Mỗi điểm hiệu chuẩn được sử dụng để tạo đường chuẩn phải được tính phần trăm độ lệch ít hơn 30 % so với đường chuẩn được tạo. Tham khảo 12.2.4.1 và 12.2.4.2 để xác định sử dụng các đường chuẩn tuyến tính hoặc đường chuẩn bậc hai.
Bảng 4 - Nồng độ của các chất chuẩn hiệu chuẩn (PPB)
Chất phân tích/ |
LV1 |
LV2 |
LV3 |
LV4 |
LV5 |
LV6 |
LV7 |
BPA |
20, RL |
50 |
100 |
200 |
300 |
400 |
500 |
BPA-D6 |
20, RL |
50 |
100 |
200 |
300 |
400 |
500 |
12.2.4.1 Có thể sử dụng hiệu chuẩn tuyến tính nếu hệ số xác định, r2 > 0,98 đối với chất phân tích. Điểm gốc bị loại ra và trọng số phù hợp 1/X được sử dụng đối với các nồng độ thấp hơn. Nếu một trong các chuẩn hiệu chuẩn khác với điểm cao hoặc thấp làm cho r2 của đường chuẩn <0,98, thì điểm này phải được bơm lại hoặc dựng lại đường chuẩn mới. Nếu loại trừ điểm thấp hoặc điểm cao, hoặc cả hai, thì đường chuẩn năm điểm tối thiểu có thể chấp nhận được, phạm vi báo cáo phải được sửa đổi để phản ánh sự thay đổi này.
12.2.4.2 Có thể sử dụng hiệu chuẩn bậc hai nếu hệ số xác định đối với chất phân tích, r2 > 0,99. Điểm gốc bị loại ra và trọng số phù hợp 1/X được sử dụng đối với các nồng độ thấp hơn. Nếu một trong các chuẩn hiệu chuẩn khác với điểm cao hoặc thấp làm cho r2 của đường chuẩn <0,99, thì điểm này phải được bơm lại hoặc dựng lại đường chuẩn mới. Nếu loại trừ điểm thấp hoặc điểm cao, hoặc cả hai, thì đường cong sáu điểm có thể được chấp nhận bằng cách sử dụng hiệu chuẩn bậc hai. Đường chuẩn bảy điểm ban đầu trên dải hiệu chuẩn được đề xuất trong trường hợp điểm thấp hoặc điểm cao bị loại ra để có được hệ số xác định > 0,99. Trong trường hợp này, phạm vi báo cáo phải được sửa đổi để phản ánh sự thay đổi này.
12.2.5 Thời gian lưu của quá trình chuyển khối SRM phải nằm trong 5 % thời gian lưu của chất phản tích trong chuẩn hiệu chuẩn điểm giữa. Chuẩn hiệu chuẩn điểm giữa được xác định ở hoặc giữa các Mức 3 và 5 trong Bảng 4 trong phương pháp này. Nếu không đạt, cần chỉnh lại đường chuẩn để xác định có sự thay đổi về thời gian lưu trong quá trình phân tích và bơm lại mẫu. Nếu thời gian lưu vẫn không chính xác của mẫu, coi chất phân tích là chất chưa biết.
12.2.6 Chất chuẩn kiểm tra hiệu chuẩn điểm giữa phải được phân tích ở cuối mỗi loạt 20 mẫu trong vòng 24 h sau khi đường chuẩn ban đầu được tạo ra. Kiểm tra hiệu chuẩn cuối này phải là chuẩn hiệu chuẩn đã được sử dụng để tạo đường chuẩn ban đầu. Các kết quả từ chất chuẩn kiểm tra hiệu chuẩn cuối phải có độ lệch phần trăm nhỏ hơn 35 % so với nồng độ tính toán của chất phân tích đích và chất thay thế. Nếu kết quả không đáp ứng các tiêu chí này, cần khắc phục và tất cả các mẫu trong mẻ phải được phân tích lại với đường chuẩn mới hoặc các kết quả bị ảnh hưởng phải được đánh giá là không nằm trong tiêu chí hiệu năng của phương pháp thử. Nếu nhà phân tích kiểm tra lọ chứa chất chuẩn kiểm tra hiệu chuẩn cuối và nhận thấy rằng mẫu đã bị bay hơi có ảnh hưởng đến nồng độ, thì chất chuẩn kiểm tra hiệu chuẩn cuối mới phải được thực hiện và phân tích. Nếu chất chuẩn kiểm tra hiệu chuẩn cuối mới này có độ lệch phần trăm nhỏ hơn 35 % so với nồng độ tính toán của chất phân tích mục tiêu và chất thay thế, thì kết quả phải được báo cáo là không đủ tiêu chuẩn nếu tất cả các thông số kiểm soát chất lượng khác được chấp nhận.
12.3 Nếu phòng thử nghiệm chưa thực hiện phép thử trước đó hoặc nếu có sự thay đổi lớn trong hệ thống đo (ví dụ, người phân tích mới hoặc thiết bị mới), thì thực hiện nghiên cứu độ chụm và độ chệch để chứng minh năng lực của phòng thử nghiệm và xác nhận rằng tất cả các kỹ thuật viên được đào tạo đầy đủ theo các quy trình an toàn có liên quan.
12.3.1 Phân tích ít nhất bốn lần lặp lại cho một mẫu có chứa hợp chất cần phân tích và chất thay thế ở nồng độ bằng hoặc giữa mức 3 và mức 5 trong cát Ottawa. Phương pháp này được thử nghiệm bằng cách sử dụng 10 g mẫu cát Ottawa với hàm lượng chất thay thế trong mẫu là 125 ppb (μg/kg) và BPA là 125 ppb. Phải thực hiện từng lần lặp lại qua phương pháp thử phân tích hoàn chỉnh.
12.3.2 Tính toán phần trăm độ thu hồi trung bình và độ lệch chuẩn tương đối (RSD) của bốn giá trị và so sánh với các khoảng được chấp nhận của tiêu chí kiểm soát chất lượng (QC) cho minh chứng ban đầu về hiệu năng nêu ở Bảng 5.
12.3.3 Nghiên cứu này phải được lặp lại cho đến khi độ chụm của một thao tác và độ thu hồi trung bình nằm trong giới hạn trong Bảng 5.
12.3.4 Các tiêu chí chấp nhận QC đối với biểu hiện ban đầu về hiệu năng trong Bảng 5 là sơ bộ cho đến khi một nghiên cứu hợp tác được thực hiện. Dữ liệu của một phòng thí nghiệm được hiển thị trong phần độ chụm và độ chệch. Nhà phân tích phải biết rằng dữ liệu hiệu năng được tạo từ dữ liệu của một phòng thí nghiệm có xu hướng chặt chẽ hơn đáng kể so với dữ liệu được tạo từ dữ liệu của nhiều phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm phải tạo ra các tiêu chí chấp nhận QC nội bộ của riêng mình đáp ứng hoặc vượt quá các tiêu chí trong phương pháp này. Tài liệu tham khảo về cách tạo tiêu chí chấp nhận QC là E2554 hoặc Method 8000B trong EPA SW-846.
12.4 Dung dịch thêm chuẩn chất thay thế
12.4.1 Dung dịch chuẩn chất thay thế có chứa BPA-De được thêm vào mỗi 10 g mẫu đất. Dung dịch thêm chuẩn chất thay thế gốc được chuẩn bị trong metanol ở 12,5 ppm cho BPA-D6. Chất thay thế được thêm vào mỗi mẫu để đạt được nồng độ 125 ppb (nghĩa là 100 μL dung dịch metanol 12,5 ppm có chứa BPA-D6 được thêm vào mẫu đất 10 g). Kết quả thu được đối với độ thu hồi chất thay thế phải nằm trong giới hạn của Bảng 5. Nếu các giới hạn này không được đáp ứng, thì các kết quả bị ảnh hưởng phải được đánh giá là không nằm trong tiêu chí hiệu năng của phương pháp thử.
12.5 Mẫu trắng phương pháp
12.5.1 Phân tích mẫu trắng, cát Ottawa mỗi mẻ ít hơn hoặc bằng 20 mẫu. Chất thay thế được bổ sung vào tất cả các mẫu ở nồng độ như trong 12.4. Nồng độ của chất cần phân tích có trong mẫu trắng phải nhỏ hơn 3 lần giới hạn báo cáo. Nếu nồng độ của chất cần phân tích cao hơn mức này, thì dừng phân tích mẫu cho đến khi loại bỏ được mức bị nhiễm bẩn và mẫu trắng không bị nhiễm bẩn ở mức bằng hoặc cao hơn mức này hoặc kết quả phải được nêu rõ có dấu hiệu mẫu trắng bị nhiễm bẩn và ghi rõ nồng độ có trong mẫu trắng.
Bảng 5 - Tiêu chí chấp nhận kiểm soát chất lượng
Phân tích |
Hiệu suất ban đầu |
Mẫu kiểm soát phòng thí nghiệm |
|||
Độ thu hồi (%) |
Độ chụm |
Độ thu hồi (%) |
|||
Giới hạn dưới |
Giới hạn trên |
Giới hạn dưới |
Giới hạn dưới |
Giới hạn trên |
|
BPA |
70 |
130 |
30 |
70 |
130 |
BPA-D6 (chất thay thế) |
70 |
130 |
30 |
70 |
130 |
12.6 Mẫu kiểm soát phòng thí nghiệm (LCS)
12.6.1 Để đảm bảo rằng phương pháp thử được kiểm soát, phân tích LCS được chuẩn bị với BPA ở nồng độ giữa mức 3 và mức 5 của đường chuẩn. Chất thay thế được thêm vào tất cả các mẫu ở nồng độ nêu trong 12.4. Phương pháp này đã được kiểm tra ở 125 ppb BPA. LCS được chuẩn bị theo phương pháp phân tích và được phân tích với mỗi mẻ ≤ 20 mẫu. Chuẩn bị dung dịch thêm chuẩn gốc trong metanol có chứa BPA ở 12,5 ppm trong metanol. Mẫu cát Ottawa được bổ sung dung dịch thêm chuẩn nền để đạt được nồng độ 125 ppb đối với BPA (nghĩa là 100 μL dung dịch metanol có chứa BPA ở 12,5 ppm được thêm vào 10 g mẫu đất). Kết quả thu được đối với LCS phải nằm trong giới hạn trong Bảng 5.
12.6.2 Nếu kết quả không nằm trong các giới hạn này, thì dừng phân tích mẫu cho đến khi vấn đề được khắc phục, hoặc tất cả các mẫu trong mẻ phải được phân tích lại hoặc kết quả thử cho thấy dấu hiệu không nằm trong tiêu chí hiệu năng của phương pháp thử.
12.7 Mẫu thêm chuẩn nền (MS)
12.7.1 Để kiểm tra các cản trở trong nền mẫu cụ thể được thử, thực hiện ít nhất một mẫu MS đối với 10 mẫu hoặc ít hơn. Điều này được thực hiện bằng cách thêm chuẩn cho mẫu với nồng độ BPA đã biết và thực hiện theo phương pháp phân tích. Chất thay thế được thêm vào tất cả các mẫu ở nồng độ nêu trong 12.4. Mẫu được bổ sung dung dịch thêm chuẩn nền để đạt được nồng độ 125 ppb đối với BPA (nghĩa là 100 μL dung dịch metanol có chứa BPA ở 12,5 ppm được thêm vào 10 g mẫu đất).
12.7.2 Nếu nồng độ thêm chuẩn cộng với nồng độ nền vượt quá nồng độ của chuẩn hiệu chuẩn mức 7, thì mẫu phải được pha loãng đến mức gần điểm giữa của đường chuẩn. Mấu chất rắn sinh học-và mẫu bùn có thể chứa hàm lượng BPA cao và có thể cần pha loãng nhiều lần.
12.7.3 Tính phần trăm độ thu hồi của mức thêm chuẩn (P) bằng cách sử dụng Công thức 1:
|
(1) |
Trong đó:
A là nồng độ được tìm thấy trong mẫu thêm chuẩn;
B là nồng độ được tìm thấy trong mẫu không thêm chuẩn;
C là nồng độ chất phân tích trong dung dịch thêm chuẩn;
Vs là thể tích mẫu được sử dụng,
V là thể tích dung dịch thêm chuẩn được bổ sung;
P là phần trăm độ thu hồi.
12.7.4 Phần trăm độ thu hồi của chất thêm chuẩn phải nằm trong giới hạn trong Bảng 6. Nếu phần trăm độ thu hồi không nằm trong các giới hạn này, có thể có cản trở của nền mẫu đã chọn, việc loại bỏ nền mẫu hoặc tăng đáp ứng hoặc hiệu quả chiết, hoặc cả hai, của chất phân tích có thể kém trong nền mẫu đất. Các kết quả phải được xác định với dấu hiệu rằng chúng không nằm trong các tiêu chí hiệu năng của phương pháp thử nghiệm, cần xác định độ thu hồi BPA và chất thay thế trong các mẫu thêm chuẩn nền mẫu.
Bảng 6 - Tiêu chí chấp nhận kiểm soát chất lượng MS/WISD
Chất phân tích/chất thay thế |
Nồng độ thử |
MS/MSD |
||
Thu hồi (%) |
Độ chụm |
|||
Giới hạn dưới |
Giới hạn trên |
RPD tối đa (%) |
||
BPA |
125 |
30 |
130 |
30 |
BPA-D6 (chất thay thế) |
125 |
30 |
130 |
30 |
12.7.5 Các giới hạn mẫu thêm chuẩn/mẫu lặp thêm chuẩn (MS/MSD) trong Bảng 6 là bước ban đầu cho đến khi hoàn thành nghiên cứu liên phòng. Dữ liệu độ thu hồi thêm chuẩn nền mẫu đối với mẫu cát Ottawa, bốn loại đất khác nhau, bùn và chất rắn sinh học được bao gồm trong Điều 16. Dữ liệu độ thu hồi thêm chuẩn nền mẫu có thể thay đổi giữa các loại đất được thử. Sự thay đổi nền mẫu giữa các loại đất khác nhau có thể có xu hướng tạo ra các giới hạn kiểm soát rộng hơn đáng kể so với các giới hạn do một phòng thí nghiệm tạo ra trong một nền mẫu đất. Phòng thí nghiệm nên tự xây dựng các tiêu chí chấp nhận QC nội bộ đáp ứng hoặc vượt quá các tiêu chí nêu trong Bảng 6 trong phương pháp này.
12.7.5.1 Phòng thí nghiệm phải tạo ra các tiêu chí chấp nhận QC nội bộ của riêng mình sau khi phân tích từ 15 đến 20 mẫu nền của một nền mẫu đất cụ thể. Các tài liệu tham khảo về cách tạo tiêu chí chấp nhận QC là ASTM E2554 hoặc EPA Method 8000B trong EPA SW 846.
12.8 Phép đo lặp lại
12.8.1 Để kiểm tra độ chụm của các phép phân tích mẫu, thực hiện phân tích lặp lại một mẻ từ mười mẫu trở xuống. Nếu mẫu chứa chất phân tích ở mức lớn hơn năm lần giới hạn phát hiện của phương pháp, thì mẫu và mẫu lặp lại có thể được phân tích không thêm chuẩn; nếu không, phải sử dụng MSD.
12.8.2 Tính chênh lệch phần trăm tương đối (RPD) giữa các giá trị lặp lại (hoặc giá trị MS/MSD) như trong Công thức 2. So sánh với giới hạn RPD trong Bảng 6.
|
(2) |
Trong đó:
RPD là chênh lệch phần trăm tương đối;
MSR là độ thu hồi thêm chuẩn nền mẫu;
MSDR là độ thu hồi thêm chuẩn nền mẫu hai lần.
12.8.3 Nếu kết quả vượt quá giới hạn độ chụm, phải phân tích lại mẻ thử hoặc kết quả phải nêu rõ không nằm trong tiêu chí hiệu năng của phương pháp thử.
13 Quy trình chiết chất lỏng dưới áp suất
13.1 Trộn kỹ mẫu, đặc biệt là các mẫu hỗn hợp. Lưu ý hình thức tổng thể của mẫu; ví dụ, có chứa bao nhiêu nước hoặc pha lỏng và liệu các chất lạ như que củi, lá cây, đá, v.v... Điều quan trọng là phải hỏi ý kiến khách hàng về cách xử lý mẫu. Gạn và loại bỏ bất kỳ lớp nước nào nếu khách hàng chỉ muốn phân tích phần rắn; nếu khách hàng yêu cầu phân tích cả hai pha, thì đổ lớp chất lỏng vào một vật chứa riêng biệt, đo và tiến hành quy trình chiết thích hợp. Trước khi cân, loại bỏ vật lạ, trừ khi khách hàng có hướng dẫn khác.
13.2 Xác định khối lượng khô của chất rắn trên mẫu đại diện để xác định nồng độ BPA theo chất khô. Mẫu thử được sử dụng để chiết phải khô trước khi chiết.
13.3 Ba kích thước ống được áp dụng cho phương pháp thử này có sẵn cho hệ thống PFE: 11 mL, 22 mL và 33 mL. Ống 33 mL bằng thể tích của ống chiết Soxhlet lớn nhất thường được sử dụng cho phương pháp thử này. Nói chung, khi chọn cỡ ống chiết, chọn ống nhỏ nhất chứa đủ mẫu để tạo ra kết quả chiết chính xác. Ống 11 mL chứa khoảng 10 g, ống 22 mL chứa khoảng 20 g và ống 33 mL chứa khoảng 30 g, tất cả đều tính theo khối lượng khô. Tính đến bất kỳ chất làm khô cần thiết, tăng khối lượng mẫu. Khi chuẩn bị mẫu, phải đảm bảo rằng chất làm khô và mẫu được trộn đều.
13.4 Cân mẫu vào chén nung hoặc dĩa làm bay hơi, tùy thuộc vào mức tạp chất dự đoán, có tính đến các mức hoặc giới hạn phát hiện mà khách hàng yêu cầu. Cỡ mẫu như sau: 1,5 g trở xuống đối với chất cần phân tích có nồng độ cao, 10 g đối với mức trung bình và 20 g đối với phân tích mức thấp, tính theo chất khô. Phép phân tích này dựa trên cỡ mẫu 10 g đối với đất và bùn và 1,5 g đối với chất rắn sinh học vì BPA thường có ở nồng độ cao trong chất rắn sinh học và bùn. Ngoài ra, cần tính đến hàm lượng nước của các mẫu để xác định lượng đất diatomit cần thiết để làm khô vừa đủ và không làm quá tải ống chiết; tham khảo 13.3. Đảm bảo bao gồm tất cả các mẫu QA/QC như trong mẫu trắng phương pháp, mẫu kiểm soát trong thử nghiệm và mẫu thêm chuẩn.
13.5 Thêm chuẩn cho từng mẫu với 100 μL dung dịch thêm chuẩn chất thay thế trong metanol (12.4).
13.6 Đối với mỗi mẫu thêm chuẩn chất nền và LCS/LCSD, đối với mỗi mẫu thử thêm 100 μL dung dịch thêm chuẩn chất phân tích trong metanol có chứa BPA (12.6).
13.7 Tất cả các nền mẫu phải được trộn với "chất làm khô" trước khi được đưa vào các ống chiết. Chất làm khô do nhà sản xuất PFE khuyến nghị đã được sử dụng trong phương pháp này. Chất này làm khô mẫu nhanh, chuyển hỗn hợp sang ống chiết sạch hơn, chiết tốt hơn và ngăn ngừa sự tắc nghẽn cuối ống chiết, điều nảy thường xảy ra khi natri sulfat được sử dụng để làm khô mẫu. Nếu mẫu có vẻ khô, dùng 4 g mẫu với 1 g đất diatomit. Nếu mẫu có vẻ ướt, sử dụng 4 g mẫu đến 2 g đất diatomit. Nếu mẫu là chất lỏng, dùng 5 g mẫu với 3 g đất diatomit. Trộn kỹ mẫu với đất diatomit trong cối nhỏ hoặc đĩa làm bay hơi. Thêm đất diatomit và khuấy hỗn hợp cho đến khi quan sát thấy kết cấu giống như cát.
13.8 Để chuẩn bị 10 g mẫu, thu lấy các ống PFE 22 mL hoặc 33 mL với các nắp có kích thước thích hợp.
13.9 Các ống PFE và nắp không được chứa chất cần phân tích trước khi sử dụng. Thực tế cho thấy rằng chất cần phân tích có thể dính vào nắp ống chiết nếu không được làm sạch giữa các lần sử dụng. Nắp này cần được tráng rửa bằng nước và siêu âm trong dung môi như axeton hoặc metanol hoặc cả hai. Nếu giá trị mẫu trắng tăng, làm rỗng ống chiết và nắp để loại hết ô nhiễm ra khỏi hệ thống PFE.
13.10 Đổ đầy chất làm khô hoặc cát Ottawa vào ống chứa. Đậy kín ống chiết bằng cách vặn chặt nắp bằng tay từng ống một. Không sử dụng cờ lê hoặc dụng cụ khác để vặn chặt nắp. Nếu các ống chiết được đóng chặt, tình trạng quá áp có thể khiến hệ thống ngừng hoạt động. Trước khi sử dụng vặn chặt nắp, cần kiểm tra đề chắc chắn rằng các vòng chữ O màu trắng ở đúng vị trí và ở tình trạng tốt. Kiểm tra các vòng đệm polyeter ete xeton (PEEK) bên trong nắp và thay thế nếu cần.
13.11 Nạp các ống theo thứ tự số và treo các ống theo chiều đứng trong các khe khay từ nắp trên của chúng. Nắp dưới cùng chứa bộ lọc sợi thủy tinh.
13.12 Nạp các ống rửa vào các khe rửa.
13.13 Đối với mỗi lần cài đặt mẫu, nạp một lọ thu nhận 60 mL được đánh dấu vào vị trí khay lọ tương ứng. Nhãn hoặc đánh dấu trong khoảng từ 34 mL đến 78 mL tính từ trên cùng của lọ thu thập, nếu không cảm biến dung môi sẽ trả về lỗi khi cố gắng đọc mức dung môi trong lọ và PFE sẽ di chuyển sang hàng tiếp theo của trình tự. Chuẩn bị phương pháp trên PFE bằng cách sử dụng các điều kiện sau. (Các thông số này dựa trên hệ thống PFE được sử dụng để xây dựng phương pháp này):
Áp suất: 6,9 x 106 Pa
Nhiệt độ: 75 °C
Thời gian làm nóng sơ bộ: 5 min
Thời gian gia nhiệt: 5 min
Thời gian tĩnh: 5 min
Thể tích xả: 40 %
Thời gian thổi: 60 s
Chu kỳ tĩnh: 2
Dung môi: Etyl axetat
13.14 Nếu loại dung môi hoặc hỗn hợp dung môi trong bất kỳ chai nào đã thay đổi hoặc hệ thống PFE không được sử dụng gần đây, các đường ống phải được rửa sạch bằng cách nhấn nút “rửa” trên bảng điều khiển trước khi sử dụng.
13.15 Nếu hệ thống PFE được hoạt động/kiểm soát phương pháp, các ống chiết sẽ được thực hiện theo thứ tự số. Dịch chiết sẽ được bơm vào lọ tiếp nhận tương ứng với cùng số lượng cho đến khi tất cả các khe ống đã được nạp và chiết hoặc cho đến khi không thể nạp hai ống trong một hàng. Nếu được chạy dưới sự kiểm soát theo lịch trình, thì hệ thống PFE sẽ bơm dịch chiết của mỗi lọ vào lọ tiếp nhận tương ứng được chỉ định trong lịch trình.
13.16 Nếu nhìn thấy có một lớp nước, thì bổ sung natri clorua đến bão hòa lớp nước. Lắc trộn hỗn hợp và dung pipet để loại bỏ lớp nước. Tất cả các mẫu được tiếp tục làm khô bằng natri sulfat để làm khô dịch chiết etyl axetat. Natri sulfat được thêm vào và lắc dịch chiết, nếu một số hoặc cho đến khi natri sulfat chảy tự do, mẫu đã đủ khô, nếu tất cả đều bị vón cục, thì thêm nhiều cho đến khi natri sulfat chảy tự do. Điều đó cho thấy dịch chiết đã khô. Dịch chiết sau đó được chuyển định lượng sang lọ khác bằng cách rửa natri sultat và lọ bằng etyl axetat để chuyển hoàn toàn. Dịch chiết etyl axetat sau đó được cho bay hơi còn khoảng 3 mL với dòng nitơ thổi xuống để trên bếp cách thủy ở 50 °C. Thêm 20 ml metanol, lắc đều và cho bay hơi còn khoảng 3 mL với dòng nitơ thổi xuống và lặp lại với 20 ml metanol khác đề kết thúc trao đổi dung môi. Sau đó, dịch chiết metanol 3 mL được lọc qua bộ lọc PVDF nêu trong 7.4 vào lọ 10 mL Kuderna-Danish (KD) hoặc lọ thủy tinh có chia vạch tương tự. Lọ chiết PFE được rửa bằng hai lần liên tiếp, mỗi lần 3 mL metanol, được lọc qua cùng bộ lọc vừa được sử dụng vào lọ KD. Bộ lọc sau đó được loại bỏ và không được sử dụng lại. Dịch chiết metanol được giảm thể tích đến 1 mL khi thổi nitơ, sau đó được pha loãng với 37,5 % metanol 62,5 % nước đến tổng thể tích 5 mL. Nếu dịch chiết 50 % metanol/50 % nước thu được có kết tủa, như trường hợp của dịch chiết sinh học rắn và bùn, thì được lọc qua bộ lọc PVDF trước khi phân tích LC/MS/MS. Thể tích cuối cùng cho tất cả các dịch chiết 50 % metanol/50 % nước là 5 mL; một phần nhỏ sau đó được chuyển sang lọ LC để phân tích và phần còn lại được bảo quản ở < 6 °C để phân tích lại, khi cần.
13.17 Bắt đầu phân tích mẫu sau khi đường chuẩn được tạo ra như trong Điều 12. Thứ tự phân tích có thể là mẫu trắng, mẫu kiểm soát phòng thí nghiệm, mẫu thử, các mẫu lặp và mẫu thêm chuẩn, tiếp theo là mẫu chuẩn kiểm tra hiệu chuẩn cuối cùng.
14 Tính toán hoặc diễn giải kết quả
14.1 Đối với phân tích định tính BPA và chất thay thế, các chuyển khối SRM được xác định bằng cách so sánh thời gian lưu của mẫu với thời gian lưu của chất chuẩn. Các đường chuẩn bên ngoài được sử dụng để tính toán lượng BPA và chất thay thế. Tính nồng độ theo μg/kg (ppb) cho mỗi chất phân tích. Báo cáo có mặt BPA nếu kết quả bằng hoặc cao hơn giới hạn báo cáo. Nếu nồng độ của chất phân tích được xác định là cao hơn dải hiệu chuẩn, thì pha loãng mẫu với 50 % metanol/50 % nước để có được nồng độ gần điểm giữa của dải hiệu chuẩn và phân tích lại.
15.1 Xác định kết quả theo đơn vị μg/kg (ppb) trong mẫu dựa theo khối lượng khô đối với BPA và chất thay thế. Tính toán nồng độ trong mẫu bằng cách sử dụng đường chuẩn tuyến tính hoặc hàm bậc hai được tạo ra. Báo cáo phần trăm độ thu hồi cho chất thay thế trong tất cả các mẫu và phần trăm thu hồi cho BPA trong tất cả các mẫu kiểm soát phòng thí nghiệm và mẫu thêm chuẩn. Tất cả dữ liệu không đáp ứng quy định kỹ thuật trong phương pháp thử phải được xác định thích hợp.
Bảng 7 - Dữ liệu độ thu hồi chất thay thế
- |
Nồng độ đo được của chất thêm chuẩn ppb từ 125 ppb |
||
Cát |
Mẫu đất ASTM SP-1
|
ASTM Đất
CL-1 |
|
Độ chụm và độ chính xác mẫu |
BPA-D6 |
BPA-D6 |
BPA-D6 |
Mẫu trắng phương pháp 1 |
128,3 |
130,0 |
86,5 |
Mẫu trắng phương pháp 2 |
122,6 |
128,3 |
81,9 |
1 |
134,0 |
123,9 |
98,6 |
2 |
131,3 |
131,5 |
98,9 |
3 |
135,2 |
134,3 |
90,0 |
4 |
130,1 |
136,3 |
91,1 |
5 |
142,4 |
126,3 |
93,3 |
6 |
123,5 |
137,2 |
96,1 |
Độ thu hồi trung bình |
130,9 |
131,0 |
92,1 |
Phần trăm thu hồi trung bình |
104,7 |
104,8 |
73,6 |
Độ lệch chuẩn |
6,5 |
4,8 |
5,9 |
% Độ lệch chuẩn tương đối |
4,9 |
3,6 |
6,4 |
Bảng 8 - Dữ liệu độ thu hồi chất thay thế
|
Nồng độ thêm chuẩn từ 125 ppb |
|
Đất ASTM CH-1 (sét) |
đất ASTM ML-1 (limon) |
|
Độ chụm và độ chính xác của mẫu |
BPA-D6 |
BPA-D6 |
Mẫu trắng phương pháp 1 |
122,5 |
78,1 |
Mẫu trắng phương pháp 2 |
130,5 |
93,6 |
1 |
132,1 |
98,1 |
2 |
117,7 |
88,4 |
3 |
128,2 |
91,5 |
4 |
115,0 |
80,4 |
5 |
122,5 |
65,7 |
6 |
129,6 |
71,8 |
Độ thu hồi trung bình |
124,8 |
83,5 |
Phần trăm thu hồi trung bình |
99,8 |
66,8 |
Độ lệch chuẩn |
6,3 |
11,3 |
% Độ lệch chuẩn tương đối |
5,0 |
13,6 |
Bảng 9 - Dữ liệu độ thu hồi chất thay thế
|
Nồng độ đo được của chất thêm chuẩn từ 3,9 ppm |
Nồng độ đo được của chất thêm chuẩn từ 3,2 ppm |
Bùn |
Chất rắn sinh học |
|
Độ chụm và độ chính xác của mẫu |
BPA-D6 |
BPA-D6 |
Mẫu trắng phương pháp 1 |
2,84 |
2,58 |
Mẫu trắng phương pháp 2 |
2,96 |
2,49 |
1 |
2,86 |
2,46 |
2 |
3,17 |
2,27 |
3 |
2,88 |
2,51 |
4 |
3,01 |
2,29 |
5 |
3,10 |
2,27 |
6 |
3,13 |
2,24 |
Độ thu hồi trung bình |
2,99 |
2,39 |
Phần trăm thu hồi trung bình |
76,8 |
74,6 |
Độ lệch chuẩn |
0,13 |
0,14 |
% Độ lệch chuẩn tương đối |
4,30 |
5,66 |
16.1 Việc xác định độ chụm và độ chệch được thực hiện bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA), Phòng thí nghiệm Khu vực Chicago (CRL) trong một nghiên cứu tại một phòng thí nghiệm. Việc xác nhận nhiều phòng thí nghiệm đang được lên kế hoạch. Mục tiêu của phương pháp thử sẽ là tạo ra nhiều phòng thí nghiệm tham gia trong thời gian tới để cho phép nghiên cứu xác nhận đầy đủ để tạo ra một báo cáo nghiên cứu.
16.2 Phương pháp này được EPA CRL Hoa Kỳ sử dụng trên cát Ottawa, bùn, chất rắn sinh học và bốn loại đất chuẩn ASTM (CH-1, ML-1, CL-1 và SP-1). Đất chuẩn ASTM CH-1 là đất sét béo (CH) - Sét Vicksburg Buckshot, đất chuẩn ASTM ML-1 là limon (ML) - limon Vicksburg, đất chuẩn ASTM CL-1 là thịt pha sét (CL) - sét Annapolis và đất chuẩn ASTM SP-1 là cát (SP)-cát Frederick. Bùn (3,2 % chất rắn) và chất rắn sinh học (26 % chất rắn) được thu gom tại một nhà máy xử lý nước thải gần đó. Các mẫu đã được bổ sung chất thay thế BPA như tròng Điều 13. Bảng 7 đến Bảng 9 có các độ thu hồi đối với chất thay thế và Bảng 10 đến Bảng 12 cho các độ thu hồi đối với BPA. BPA có thể phổ biến trong môi trường, nếu nồng độ cao hơn giới hạn báo cáo trong mẫu trắng phương pháp là giá trị trung bình của các nồng độ đó, được liệt kê trong các bảng, được loại ra khỏi sáu mẫu có độ chính xác và độ chụm.
Bảng 10 - Dữ liệu độ thu hồi BPA
|
Cát |
Đất ASTM
SP-1 |
Đất ASTM
CL-1 |
Lượng thêm chuẩn (ppb) |
Lượng thêm chuẩn (ppb) |
Lượng thêm chuẩn (ppb) |
|
125.0 |
125.0 |
125.0 |
|
đo được (ppb) |
đo được (ppb) |
đo được (ppb) |
|
Độ chụm và độ chính xác của mẫu |
BPA |
BPA |
BPA |
Mẫu trắng phương pháp 1 |
|
|
|
Mẫu trắng phương pháp 2 |
|
|
|
1 |
126,7 |
125,5 |
94,9 |
2 |
130,7 |
134,3 |
100,2 |
3 |
132,2 |
133,0 |
96,1 |
4 |
122,0 |
138,3 |
104,1 |
5 |
138,1 |
130,1 |
100,9 |
6 |
120,3 |
140,1 |
99,9 |
Độ thu hồi trung bình |
128,3 |
133,6 |
99,4 |
Phần trăm thu hồi trung bình |
102,7 |
106,8 |
79,5 |
Độ lệch chuẩn |
6,7 |
5,3 |
3,4 |
% Độ lệch chuẩn tương đối |
5,2 |
4,0 |
3,4 |
Mẫu trắng được trừ đi từ 1-6 |
— |
— |
— |
Bảng 11 - Dữ liệu độ thu hồi BPA
|
Đất ASTM CH-1 (sét béo) |
Đất ASTM ML-1 (limon) |
Lượng thêm chuẩn (ppb) |
Lượng thêm chuẩn (ppb) |
|
125.0 |
125.0 |
|
đo được (ppb) |
đo được (ppb) |
|
Độ chụm và độ chính xác của mẫu |
BPA |
BPA |
Mẫu trắng phương pháp 1 |
25,2 |
|
Mẫu trắng phương pháp 2 |
26,6 |
|
1 |
133,8 |
102,2 |
2 |
130,4 |
103,8 |
3 |
115,9 |
105,2 |
4 |
126,7 |
87,1 |
5 |
125,8 |
71,0 |
6 |
120,4 |
81,6 |
Độ thu hồi trung bình |
125,5 |
91,8 |
Phần trăm thu hồi trung bình |
100,4 |
73,5 |
Độ lệch chuẩn |
6,5 |
14,1 |
% Độ lệch chuẩn tương đối |
5,2 |
15,3 |
Mẫu trắng được trừ đi từ 1-6 |
25,9 |
— |
Bảng 12 - Dữ liệu độ thu hồi BPA
|
Bùn |
Chất rắn sinh học |
Lượng thêm chuẩn (ppm) |
Lượng thêm chuẩn (ppm) |
|
3,9 |
3,2 |
|
Đo được (ppm) |
Đo được (ppm) |
|
Độ chụm và độ chính xác của mẫu |
BPA |
BPA |
Mẫu trắng phương pháp 1 |
1,08 |
1,27 |
Mẫu trắng phương pháp 2 |
1,23 |
0,80 |
1 |
2,65 |
2,37 |
2 |
2,75 |
1,93 |
3 |
2,70 |
2,30 |
4 |
2,82 |
1,93 |
5 |
3,05 |
1,94 |
6 |
2,92 |
1,81 |
Độ thu hồi trung bình |
2,82 |
2,05 |
Phần trăm thu hồi trung bình |
72,2 |
64,0 |
Độ lệch chuẩn |
0,15 |
0,23 |
% Độ lệch chuẩn tương đối |
5,29 |
11,21 |
Mẫu trắng được trừ đi từ 1-6 |
1,16 |
1,04 |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] 40 CFR Part 136, Appendix B, The Code of Federal Regulations Definition and Procedure for the Determination of the Method Detection Limit
[2] EPA SW-846 Test methods for evaluating solid waste, physical/chemical methods
[3] Reagent chemical American chemical society specifications, American chemical society, Washington, D.C. For suggestions on testing of reagents not listed by American chemical society, see Analar standards for Laboratory chemicals, BDH Ltd., Pooole, Dorset, U.K. and the United States Pharmacopeia and National Formulary, U.S. Pharmacopeial Convention, Jnc. (USPC), Rockville, MD.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.