THỨC ĂN CHĂN NUÔI - PROTEIN TÔM THỦY PHÂN
Animal feeding stuffs - Shrimp protein hydrolysate
Lời nói đầu
TCVN 13659:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F11 Thủy sản và sản phẩm thủy sản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỨC ĂN CHĂN NUÔI - PROTEIN TÔM THỦY PHÂN
Animal feeding stuffs - Shrimp protein hydrolysate
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với protein tôm thủy phân sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả thức ăn thủy sản.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1532, Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp thử cảm quan
TCVN 4326 (ISO 6496), Thức ăn chăn nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác
TCVN 4328-1 (ISO 5983-1), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô - Phần 1: Phương pháp Kjeldahl
TCVN 9474 (ISO 5985), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric
TCVN 11282, Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng ethoxyquin - Phương pháp sắc ký lỏng
TCVN 11923 (ISO/TS 17728), Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Kỹ thuật lấy mẫu để phân tích vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
TCVN 13052, Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Protein tôm thủy phân (shrimp protein hydrolysate)
Peptide thủy phân từ tôm (shrimp peptide hydrolysate)
Peptide tôm (peptide of shrimp)
SPH
Hỗn hợp polypeptide, oligopeptide và axit amin thu được từ quá trình thủy phân protein của tôm, phụ phẩm tôm bằng phương pháp sinh học và/hoặc phương pháp hóa học.
3.2
Độ thủy phân/Độ thủy phân protein (degree of hydrolysis)
DH
Tỷ lệ phần trăm giữa số liên kết peptide bị phân cắt và tổng số liên kết peptide có sẵn đối với quá trình thủy phân protein.
Nguyên liệu được sử dụng bao gồm:
a) Tôm và phụ phẩm tôm;
b) Enzym thủy phân, vi sinh vật và/hoặc chất xúc tác hóa học;
c) Chất kỹ thuật (duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi), bao gồm cả phụ gia thức ăn chăn nuôi.
5.1 Yêu cầu cảm quan
Yêu cầu cảm quan đối với protein tôm thủy phân được quy định trong Bảng 1. 6
Bảng 1 - Yêu cầu cảm quan
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
|
Dạng lỏng |
Dạng bột |
|
1. Trạng thái |
Lỏng hoặc sệt |
Khô, rời, không vón cục |
2. Màu sắc |
Màu nâu đến nâu đỏ |
Màu vàng nâu đến nâu |
3. Mùi |
Mùi đặc trưng của protein tôm thủy phân |
Mùi đặc trưng của protein tôm thủy phân |
5.2 Yêu cầu về lý - hóa
a) Yêu cầu về lý - hóa đối với protein tôm thủy phân dạng lỏng được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Yêu cầu lý - hóa đối với sản phẩm protein tôm thủy phân dạng lỏng
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1. Hàm lượng nước, % khối lượng, không lớn hơn |
70 |
2. Hàm lượng protein thô, % khối lượng, không nhỏ hơn |
19 |
3. Độ thủy phân protein, %, không nhỏ hơn |
40 |
4. Tỷ lệ sản phẩm thủy phân có khối lượng phân tử nhỏ hơn 1000 Da, %, không nhỏ hơn |
80 |
b) Yêu cầu về lý - hóa đối với protein tôm thủy phân dạng bột được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Yêu cầu lý - hóa đối với sản phẩm protein tôm thủy phân dạng bột
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn |
8 |
2. Hàm lượng protein thô, % khối lượng, không nhỏ hơn |
45 |
3. Tỷ lệ sản phẩm thủy phân có khối lượng phân từ nhỏ hơn 1000 Da, %, không nhỏ hơn |
70 |
4. Hàm lượng cát sạn (tro không tan trong axit clohydric), % khối lượng, không lớn hơn |
1,0 |
5.3 Giới hạn tối đa kim loại nặng
Giới hạn tối đa kim loại nặng, theo quy định hiện hành [6].
5.4 Giới hạn tối đa vi sinh vật
Giới hạn tối đa vi sinh vật, theo quy định hiện hành [6].
5.5 Giới hạn tối đa ethoxiquin
Giới hạn tối đa ethoxiquin, theo quy định hiện hành [6].
6.1 Lấy mẫu
a) Lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu cảm quan và lý - hóa, theo TCVN 13052.
b) Lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu vi sinh, theo TCVN 11923 (ISO/TS 17728).
6.2 Xác định các chỉ tiêu cảm quan, theo TCVN 1532.
6.3 Xác định độ ẩm/hàm lượng nước, theo TCVN 4326 (ISO 6496).
6.4 Xác định hàm lượng protein thô, theo TCVN 4328-1 (ISO 5983-1).
6.5 Xác định độ thủy phân protein, theo Phụ lục A.
6.6 Xác định tỷ lệ sản phẩm thủy phân có khối lượng phân tử nhỏ hơn 1000 Da, theo Phụ lục B.
6.7 Xác định hàm lượng cát sạn (tro không tan trong axit clohydric), theo TCVN 9474 (ISO 5985).
6.8 Xác định hàm lượng ethoxyquin, theo TCVN 11282.
7 Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
7.1 Bao gói
Sản phẩm phải được đóng gói trong bao bì kín khí và không thấm nước.
7.2 Ghi nhãn
Việc ghi nhãn sản phẩm theo quy định hiện hành [1][2].
Tên sản phẩm có thể là “protein tôm thủy phân", “peptide thủy phân từ tôm”, “peptide tôm" hoặc tên gọi khác mang nghĩa tương đương. Tên sản phẩm cần mô tả đúng bản chất của sản phẩm mà không lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
7.3 Bảo quản
Sản phẩm được bảo quản ở nơi khô, sạch, ở điều kiện thích hợp.
7.4 Vận chuyển
Sản phẩm được vận chuyển bằng các phương tiện đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Xác định độ thủy phân của protein
A.1 Xác định độ thủy phân bằng phương pháp o-phthaldialdehyde
A.1.1 Nguyên tắc
Các axit amin tự do có trong mẫu thử (sinh ra từ quá trình thủy phân protein) được tạo dẫn xuất với o-phthaldialdehyde (OPA), với sự có mặt của dithiothreitol (chứa liên kết SH). Đo phổ của chất dẫn xuất ở bước sóng 340 nm để tính được hàm lượng axit amin tự do (thông qua hàm lượng đương lượng serin), từ đó xác định được độ thủy phân.
A.1.2 Thuốc thử
Sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, nước sử dụng là nước khử ion hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.
A.1.2.1 o-Phthaldialdehyde, độ tinh khiết 97 %.
A.1.2.2 Dinatri tetraborat decahydrat.
A.1.2.3 Natri dodecyl sulfat.
A.1.2.4 Dithiothreitol, độ tinh khiết 99 %.
A.1.2.5 Etanol.
A.1.2.6 Dung dịch thuốc thử o-phthaldialdehyde
Cân 7,620 g dinatri tetraborat decahydrat (A.1.2.2) và 200 mg natri dodecyl sulfat (A.1.2.3), cho vào bình định mức dung tích 200 mL (A.1.3.4), hòa tan trong 150 mL nước.
Cân 160 mg o-phthaldialdehyde (A.1.2.1), cho vào bình nón dung tích 100 ml. (A.1.3.5), hòa tan trong 4 mL etanol (A. 1.2.5). Chuyển định lượng dung dịch này vào bình định mức chứa dung dịch hỗn hợp dinatri tetraborat và natri dodecyl sulfat, trong quá trình này dùng nước để tráng nhiều lần bình nón. Thêm 176 mg dithiothreitol (A. 1.2.4) và thêm nước đến vạch.
A.1.2.7 Dung dịch chuẩn serin, 0,1 mg/mL (0,9516 meq/L)
Cân 50 mg chất chuẩn serin, cho vào bình định mức 500 mL (A.1.3.4) và thêm nước đến vạch rồi trộn.
A.1.3 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
A.1.3.1 Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.
A.1.3.2 Máy khuấy từ.
A.1.3.3 Pipet, có thể phân phối các thể tích 400 μL, 3 mL và 4 mL.
A.1.3.4 Bình định mức, dung tích 100, 200, 500 mL.
A.1.3.5 Bình nón, dung tích 100 mL.
A.1.3.6 Ống nghiệm, dung tích 10 mL.
A.1.3.7 Máy trộn.
A.1.3.8 Máy đo phổ UV-Vis, có thể đo độ hấp thụ ở bước sóng 340 nm, được trang bị cuvet có chiều dài đường quang thích hợp.
A.1.4 Cách tiến hành
A.1.4.1 Chuẩn bị dung dịch thử
Cân khoảng 0,1 g đến 1,0 g mẫu thử, chính xác đến 0,1 mg (chứa từ 8 % đến 80 % protein), cho vào bình định mức dung tích 100 mL (A. 1.3.4), thêm nước đến vạch và trộn.
A.1.4.2 Đo độ hấp thụ của mẫu thử
Dùng pipet (A. 1.3.3) lấy 3 mL dung dịch thuốc thử o-phthaldialdehyde (A. 1.2.6) cho vào ống nghiệm (A.1.3.6), thêm 400 μL dung dịch thử (A.1.4.1) và trộn trong 5 s.
Để yên ống nghiệm trong thời gian đúng 2 min, sau đó đo độ hấp thụ ở bước sóng 340 nm của dung dịch thử so với nước, sử dụng máy đo phổ UV-Vis (A. 1.3.8).
A.1.4.3 Mẫu trắng
Dùng pipet (A. 1.3.3) lấy 3 mL dung dịch thuốc thử o-phthaldialdehyde (A. 1.2.6) cho vào ống nghiệm (A. 1.3.6), thêm 400 μL nước và trộn trong 5 s.
Để yên ống nghiệm trong thời gian đúng 2 min, sau đó đo độ hấp thụ ở bước sóng 340 nm của dung dịch so với nước, sử dụng máy đo phổ UV-Vis (A.1.3.8).
Giá trị độ hấp thụ điển hình của dung dịch mẫu trắng là khoảng 0,07.
A.1.4.4 Mẫu chuẩn
Dùng pipet lấy 3 mL dung dịch thuổc thử o-phthaldialdehyde (A.1.2.6) cho vào ống nghiệm (A.1.3.6), thêm 400 μL dung dịch chuẩn serin (A.1.2.7) và trộn trong 5 s.
Để yên ống nghiệm trong thời gian đúng 2 min, sau đó đo độ hấp thụ ở bước sóng 340 nm của dung dịch so với nước, sử dụng máy đo phổ UV-Vis (A.1.3.8).
Giá trị độ hấp thụ điển hình của dung dịch chuẩn là khoảng 0,8.
A.1.5 Tính kết quả
Hàm lượng đương lượng serin của mẫu thử, S, biểu thị theo mili đương lượng serin trên gam (meq/g), được tính theo Công thức (A.1):
|
(A.1) |
trong đó:
At là độ hấp thụ ở bước sóng 340 nm của dung dịch thử;
Ab là độ hấp thụ ở bước sóng 340 nm của dung dịch mẫu trắng;
As là độ hấp thụ ở bước sóng 340 nm của dung dịch chuẩn serin;
E là nồng độ đương lượng của dung dịch chuẩn serin, tính bằng mill đương lượng trên lít, ở đây E = 0,9516 meq/L;
V là thể tích dung dịch thử thu được, tính bằng lít, ở đây V = 0,1 L;
m là khối lượng phần mẫu thử, tính bằng gam (g);
P là hàm lượng protein của dung dịch thử, xác định theo TCVN 4328-1 (ISO 5983-1), tính bằng phần trăm khối lượng (%);
Số liên kết peptide bị phân cắt của mẫu thử, h, biểu thị theo mili đương lượng trên gam (meq/g), được tính theo Công thức (A.2):
|
(A.2) |
trong đó α và β là các hằng số thực nghiệm, phụ thuộc vào bản chất của mẫu thử. Đối với protein tôm thủy phân, α = 1,00 và β = 0,40.
Độ thủy phân của mẫu thử, X, biểu thị bằng phần trăm (%), được tính theo Công thức (A.3):
|
(A.3) |
trong đó htot là tổng số liên kết peptide trên đương lượng protein, phụ thuộc vào bản chất của mẫu thử. Đối với protein tôm thủy phân, htot = 7,7.
A.2 Xác định độ thủy phân bằng phương pháp dinitrofluorobenzen
A.2.1 Nguyên tắc
Các axit amin tự do có trong mẫu thử (sinh ra từ quá trình thủy phân protein) được tạo dẫn xuất với dinitrofluorobenzen (DNFB), tạo hợp chất dinitrophenyl có màu vàng. Đo phổ hấp thụ ở bước sóng 410 nm để tính được hàm lượng axit amin tự do (thông qua hàm lượng đương lượng glycin), từ đó xác định được độ thủy phân.
A.2.2 Thuốc thử
Sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, nước sử dụng là nước khử ion hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.
A.2.2.1 Dinitrofluorobenzen (DNFB), độ tinh khiết 97 %.
A.2.2.2 Etanol.
A.2.2.3 Dung dịch dinatri tetraborat, 2 % (phần khối lượng)
Chuẩn bị dung dịch từ lượng cân thích hợp của dinatri tetraborat decahydrat.
A.2.2.4 Dung dịch axit clohydric, 10 N.
A.2.2.5 Dung dịch chuẩn glycin
A.2.2.5.1 Dung dịch chuẩn gốc glycin, 5 mM
Cân 37,5 mg chất chuẩn glycin, cho vào bình định mức 100 mL (A.2.3.4) và thêm nước đến vạch rồi trộn.
A.2.2.5.2 Dung dịch chuẩn làm việc glycin, 0,2; 0,4; 0,6; 0,8 và 1 mM
Dùng pipet (A.2.3.3) lấy các thể tích 0, 40, 80, 120, 160 và 200 μL dung dịch chuẩn gốc glycin (A.2.2.5.1), cho vào ống nghiệm (A.2.3.6). Thêm nước để có tổng thể tích 1 000 μL.
A.2.3 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
A.2.3.1 Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.
A.2.3.2 Máy khuấy từ.
A.2.3.3 Pipet, có thể phân phối các thể tích 100 μL, 1 mL.
A.2.3.4 Bình định mức, dung tích 10 và 100 mL.
A.2.3.5 Bình nón, dung tích 100 mL.
A.2.3.6 Ống nghiệm, dung tích 10 mL.
A.2.3.7 Máy ly tâm, có thể hoạt động với tốc độ 3 000 r/min.
A.2.3.8 Nồi cách thủy, có thể ổn định ở nhiệt độ 60 °C.
A.2.3.9 Máy đo phổ UV-Vis, có thể đo độ hấp thụ ở bước sóng 410 nm, được trang bị cuvet có chiều dài đường quang thích hợp.
A.2.4 Cách tiến hành
A.2.4.1 Chuẩn bị dung dịch thử
Cân khoảng 0,1 g đến 1,0 g mẫu thử, chính xác đến 0,1 mg (chứa từ 8 % đến 80 % protein), cho vào bình nón dung tích 100 mL (A.2.3.5), thêm 20 mL nước. Đặt bình nón trên máy khuấy từ (A.2.3.2), sử dụng tốc độ khuấy trung bình trong 5 min, sau đó chuyển phần mẫu thử vào cốc ly tâm và tiến hành ly tâm với tốc độ 3 000 r/min trong 10 min.
Dùng pipet lấy 100 μL dịch ly tâm, cho vào bình định mức 10 mL (A.2.3.4), thêm nước đến vạch và trộn.
A.2.4.2 Đo độ hấp thụ của mẫu thử
Dùng pipet lấy 1 mL dung dịch thử (A.2.4.1) cho vào ống nghiệm (A.2.3.6), thêm 1 mL dung dịch dinatri tetraborat 2 % (A.2.2.3), sau đó thêm 0,25 mL dinitrofluorobenzen (A.2.2.1). Trộn đều hỗn hợp rồi đặt ống nghiệm vào nồi cách thủy (A.2.3.8) ở nhiệt độ 60 °C và giữ trong thời gian 10 min. Sau đó, làm nguội nhanh lượng chứa trong ống nghiệm dưới vòi nước lạnh.
Thêm 2 mL dung dịch axit clohydric 10 N (A.2.2.4) vào ống nghiệm và trộn. Sau đó, đề yên trong 10 min rồi đo độ hấp thụ của dung dịch thử ở bước sóng 410 nm.
A.2.4.3 Mẫu trắng
Chuẩn bị dung dịch mẫu trắng như A.2.4.2, nhưng thay 1 mL dung dịch thử (A.2.4.1) bằng 1 mL nước.
A.2.4.4 Dựng đường chuẩn
Đối với mỗi ống nghiệm chứa 1 mL các dung dịch chuẩn làm việc glycin (A.2.2.5.2), thêm 1 mL dung dịch dinatri tetraborat 2 % (A.2.2.3), sau đó thêm 0,25 mL dinitrofluorobenzen (A.2.2.1). Trộn đều hỗn hợp rồi đặt ống nghiệm vào nồi cách thủy (A.2.3.6) ở nhiệt độ 60 °C và giữ trong thời gian 10 min. Sau đó, làm nguội nhanh lượng chứa trong ống nghiệm dưới với nước lạnh.
Thêm 2 mL dung dịch axit clohydric 10 N (A.2.2.4) vào ống nghiệm và trộn. Sau đó, để yên trong 10 min rồi đo độ hấp thụ của dung dịch chuẩn ở bước sóng 410 nm.
Dựng đường chuẩn từ giá trị độ hấp thụ theo nồng độ của các chất chuẩn.
A.2.5 Tính kết quả
Số liên kết peptide bị phân cắt của mẫu thử, h, biểu thị theo mili đương lượng trên gam (meq/g), được tính theo Công thức (A.4):
|
(A.4) |
trong đó:
A là nồng độ mol của các axit amin tự do trong dung dịch thử (biểu thị theo glycin), tính được từ đường chuẩn (A.2.4.4), tính bằng mM (mmol/L);
V là thể tích phần mẫu thử đã pha loãng, tính bằng mililit, ở đây V = 20 mL;
f là hệ số pha loãng dung dịch thử, ở đây f = 100 (pha loãng 100 μL dịch ly tâm đến 10 mL);
p là hàm lượng protein của dung dịch thử, xác định theo TCVN 4328-1 (ISO 5983-1), tính bằng gam trên gam (g/g). p = 0,01 x P (%);
m là khối lượng phần mẫu thử, tính bằng gam (g).
Độ thủy phân của mẫu thử, X, biểu thị bằng phần trăm (%), được tính theo Công thức (A.5):
|
(A.5) |
trong đó htot là tổng số liên kết peptide trên đương lượng protein, phụ thuộc vào bản chất của mẫu thử. Đối với protein tôm thủy phân, htot = 7,7.
Xác định tỷ lệ sản phẩm thủy phân có khối lượng phân tử nhỏ hơn 1000 Da
B.1 Nguyên tắc
Tỷ lệ protein thủy phân (bao gồm polypeptide, oligopeptide và một lượng nhỏ axit amin tự do) với khối lượng phân tử nhỏ hơn 1000 Da (dalton) được xác định bằng sắc ký lọc gel (GPC) hiệu năng cao. Mẫu thử được hòa tan (phân tán về mặt phân tử) và được phân đoạn trên pha tĩnh là vật liệu xốp, trong đó sự phân tách diễn ra theo kích thước phân tử.
Chất phân tích được phát hiện ở bước sóng hấp thụ UV 220 nm, sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu chuyên dụng để xác định sự phân bố khối lượng phân tử, sau đó tính tỷ lệ protein thủy phân có khối lượng phân từ nhỏ hơn 1000 Da.
B.2 Thuốc thử
Sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, nước sử dụng là nước cất hai lần hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.
B.2.1 Acetonitril, tinh khiết dùng cho sắc ký.
B.2.2 Axit trifluoroacetic.
B.2.3 Pha động, hỗn hợp acetonitril: nước : axit trifluoroacetic theo tỷ lệ thể tích 45 : 55 : 0,1.
B.2.4 Các chất chuẩn
B.2.4.1 Cytochrome C (khoảng 12500 Da).
B.2.4.2 Aprotinin (khoảng 6500 Da).
B.2.4.3 Bacitracin (1450 Da).
B.2.4.4 Giycyl-glycyl-tyrosyl-arginin (451 Da).
B.2.4.5 Glycyl-giycyl-glycin (189 Da).
B.2.5 Các dung dịch chuẩn sử dụng để hiệu chuẩn đồ thị khối lượng phân tử
Chuẩn bị các dung dịch chuẩn nồng độ 0,1 % (phần khối lượng) từ các chất chuẩn (B.2.4), sử dụng pha động (B.2.3) để pha loãng và định mức đến vạch của bình định mức. Dung dịch đã chuẩn bị được lọc bằng thiết bị lọc chân không (B.3.5) sử dụng màng lọc PTFE hoặc nylon (B.3.6).
B.3 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
B.3.1 Thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao, được trang bị detector UV và bộ tích hợp với phần mềm xử lý dữ liệu GPC.
B.3.2 Cột sắc ký, ví dụ cột TSKgel® có chiều dài 300 mm, đường kính trong 7,8 mm hoặc các cột khác có hiệu năng tương tự.
B.3.3 Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.
B.3.4 Bình định mức, dung tích 10 mL.
B.3.5 Thiết bị lọc chân không.
B.3.6 Màng lọc, bằng polytetrafluoroethylen (PTFE) hoặc nylon, cỡ lỗ 0,2 μm đến 0,5 μm.
B.3.7 Bể siêu âm.
B.3.8 Pipet, có thể phân phối các thể tích thích hợp.
B.4 Cách tiến hành
B.4.1 Chuẩn bị dung dịch thử
Cân khoảng 20,0 mg mẫu thử, chính xác đến 0,1 mg, cho vào bình định mức dung tích 10 mL (B.3.4), thêm pha động (B.2.3) đến vạch và rung siêu âm trong 10 min để hòa tan hoàn toàn mẫu, lọc bằng thiết bị lọc chân không (B.3.5) sử dụng màng lọc PTFE hoặc nylon (B.3.6).
B.4.2 Phép xác định
Các điều kiện sắc ký sau đây được cho là phù hợp:
- Pha động: hỗn hợp acetonitril: nước : axit trifluoroacetic theo tỷ lệ thể tích 45 : 55 : 0,1 (B.2.3);
- Bước sóng detector: 220 nm;
- Tốc độ dòng: 0,5 mL/min;
- Nhiệt độ cột: 30 °C;
- Thể tích bơm: 10μL.
Trong các điều kiện sắc ký nêu trên, hiệu suất cột của sắc ký (B.3.2), tức là số đĩa lý thuyết (N), được tính dựa trên pic của chất chuẩn glycyl-glycyl-glycin (B.2.4.5) không được ở mức thấp, ở mức khối lượng phân tử bằng 5000 Da, hệ số phân chia của sản phẩm thủy phân phải nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
Dung dịch mẫu thử đã chuẩn bị theo B.4.1 được phân tích trên thiết bị (B.3.1) trong các điều kiện sắc ký trên. Sau đó sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu GPC, thay thế dữ liệu sắc ký của mẫu thử vào phương trình đường chuẩn (B.4.3) để thu được khối lượng phân tử và khoảng phân bố của các sản phẩm thủy phân trong mẫu thử.
B.4.3 Dựng đường chuẩn khối lượng phân tử
Đường chuẩn khối lượng phân tử và phương trình đường chuẩn thu được bằng cách dựng biểu đồ logarit (IgM) của khối lượng phân tử của các chất chuẩn trong dung dịch chuẩn (B.2.5) theo thời gian lưu hoặc lập phương trình hồi quy tuyến tính.
B.5 Tính và biểu thị kết quả
Tính tổng phần trăm của diện tích pic của các sản phẩm thủy phân protein có phạm vi khối lượng phân tử nhỏ hơn 1000 Da bằng cách chuẩn hóa diện tích pic.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa
[2] Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa
[3] Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
[4] Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi
[5] Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
[6] Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số thông tư trong lĩnh vực thủy sản
[7] QCVN 01-190:2020/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi vả nguyên liệu thức ăn thủy sản
[8] Sửa đổi 1:2021 QGVN 01-190:2020/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn thủy sản
[9] GB/T 22729-2008, Oligopeptides powder of marine fish
[10] EFSA Panel on Dietetic Products, Nutrition and Allergies (NDA) (2018), “Safety of shrimp peptide concentrate as a novel food pursuant to Regulation (EU) 2015/2283”, EFSA Journal, Volume 16, Issue 5
[11] Sinthusamran, Sittichoke; Benjakul, Soottawat; Kijroongrojana, Kongkarn; Prodpran, Thummanoon; Kishimura, Hideki (2020), Protein Hydrolysates from Pacific White Shrimp Cephalothorax Manufactured with Different Processes: Compositions, Characteristics and Antioxidative Activity, Waste and Biomass Valorization; 11(5), p.1657-1670
[12] Benjakul, S., Morrissey, M.T. (1997), Protein hydrolysates from Pacific whiting solid wastes, Journal of Agricultural and Food Chemistry, 45, 3423-3430
[13] Shane M. Rutherfurd (2010), Methodology for Determining Degree of Hydrolysis of Proteins in Hydrolysates: A Review, Journal of AOAC International, 93 (5), p.1515-1522
[14] Nielsen, P.M., Petersen, D., & Dambmann, C. (2001), Improved Method for Determining Food Protein Degree of Hydrolysis, Food Chem. Toxicol. 66, p.642-646
[15] Helenice Duarte De Holanda, Flavia Maria Netto (2006), Recovery of Components from Shrimp (Xiphopenaeus kroyeri) Processing Waste by Enzymatic Hydrolysis, Journal of Food Science, 71 (5), P.C298-C303
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.