VÁN GỖ NGUYÊN DÙNG CHO ỐP TRẦN VÀ TƯỜNG - CÁC YÊU CẦU
Solid wood panelling and cladding - Requirements
Lời nói đầu
TCVN 13555:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo BS EN 14915:2013+A2:2020 Solid wood panelling and cladding - Characteristics, requirements and marking.
TCVN 13554-1:2022 do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.
VÁN GỖ NGUYÊN DÙNG CHO ỐP TRẦN VÀ TƯỜNG - CÁC YÊU CẦU
Solid wood panelling and cladding - Requirements
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với ván gỗ nguyên ốp ngoài dùng cho trần nội và ngoại thất, tường nội và ngoại thất, bao gồm các sản phẩm đã được xử lý, không được xử lý và được phủ mặt, các sản phẩm được biến tính nhiệt hoặc biến tính hóa học, cũng như các sản phẩm được dán cạnh và ghép ngón.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với:
- Các loại ván dùng để tăng cường độ cứng;
- Các loại ván gỗ nguyên treo lơ lửng nội và ngoại thất;
- Các sản phẩm dạng ép lớp.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8167, Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Loại điều kiện sử dụng.
TCVN 10614 (ISO 11654), Âm học - Cấu trúc hấp thụ âm dùng trong các tòa nhà - Đánh giá hấp thụ âm.
TCVN 10749 (EN 599-2), Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Tính năng của thuốc bảo quản gỗ khi xác định bằng phép thử sinh học - Phần 2: Phân nhóm và ghi nhãn.
TCVN 11346-1, Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Gỗ nguyên được xử lý bảo quản - Phần 1: Phân loại độ sâu và lượng thuốc thấm.
TCVN 11346-2, Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Gỗ nguyên được xử lý bảo quản - Phần 2: Hướng dẫn lấy mẫu để xác định độ sâu và lượng thuốc thấm.
TCVN 11899-1 (ISO 12460-1), Ván gỗ nhân tạo - Xác định hàm lượng formaldehyt phát tán - Phần 1: Sự phát tán formaldehyt bằng phương pháp buồng 1 m3.
TCVN 11899-3 (ISO 12460-3), Ván gỗ nhân tạo - Xác định hàm lượng formaldehyt phát tán - Phần 3: Phương pháp phân tích khí.
TCVN 12716, Độ bền của gỗ và các sản phẩm gỗ - Độ bền tự nhiên của gỗ - Hướng dẫn phân cấp độ bền của gỗ dùng trong các điều kiện sử dụng.
TCVN 13103:2020 (ISO 10456), Vật liệu và sản phẩm xây dựng - Tính chất nhiệt ẩm - Giá trị thiết kế dạng bảng và quy trình xác định giá trị nhiệt công bố và thiết kế.
TCVN 13554-3 Đồ gỗ ngoài trời - Bàn và ghế dùng cho cắm trại, ngoại thất gia đình và công cộng - Phần 3: Yêu cầu an toàn cơ học và phương pháp thử cho bàn.
CEN/TR 14823, Durability of wood and wood-based products - Quantitative determination of pentachlorophenol in mod - Gas chromatoghraphic method (Độ bền của gỗ và các sản phẩm ván gỗ nhân tạo - Xác định lượng pentachlorophenol trong gỗ - Phương pháp sắc ký khí).
EN 350, Durability of mod and mod-based products - Testing and classification of the durability to biological agents of mod and mod-based materials (Kiểm tra và phân loại độ bền sinh học của vật liệu gỗ và ván gỗ nhân tạo).
EN 12664, Thermal performance of building materials and products - Determination of thermal resistance by means of guarded hot plate and heat flowmeter methods - Dry and moist products of medium and low thermal resistance (Hoạt tính nhiệt của sản phẩm và vật liệu xây dựng - Xác định độ bền nhiệt bằng tấm kim loại nóng bảo vệ và các phương pháp đo dòng nhiệt - Sấy và sản phẩm ẩm của độ bền nhiệt trung bình và thấp).
EN 13501-1, Fire classification of construction products and building elements - Part 1: Classification using data from reaction to fire tests (Phân loại lửa của các sản phẩm xây dựng và vật liệu xây dựng - Phần 1: Phân loại dựa trên số liệu thu được từ các thử nghiệm chậm cháy).
EN 13556, Round and sawn timber - Nomenclature of timbers used in Europe (Gỗ tròn và gỗ xẻ - Thuật ngữ của các loại gỗ xẻ được sử dụng ở Châu Âu).
EN ISO 354, Acoustics - Measurement of sound absorption in a reverberation room (Âm học - Đo mức độ hấp thụ âm thanh trong phòng phản xạ âm thanh).
EN ISO 12572, Hygrothermal performance of building materials and products - Determination of water vapour transmission properties (Hoạt tính ẩm nhiệt của các vật liệu và sản phẩm xây dựng - Xác định các tính chất truyền hơi nước).
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau
3.1
Ván gỗ nguyên (Solid wood panel)
Loại ván gỗ làm từ một khúc gỗ mang đầy đủ các đặc tính tự nhiên của gỗ.
3.2
Ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất (Solid wood panelling)
Ván gỗ nguyên được gắn/ốp bên ngoài trần hoặc tường dùng cho nội thất.
3.3
Ván gỗ nguyên ốp ngoài ngoại thất (Solid wood cladding/siding)
Ván gỗ nguyên được gắn/ốp bên ngoài trần và tường dùng cho ngoại thất, bao gồm cả loại ván gỗ nguyên ốp ngoài tường các công trình xây dựng (solid wood siding) mà trong đó chiều dài có kích thước vượt trội hơn hẳn hai kích thước còn lại và chiều dày nhỏ.
3.4
Ván gỗ nguyên ốp ngoài lắp ghép (Assembled panelling/cladding)
Các tấm ván gỗ nguyên được ghép lại với nhau theo các phương pháp riêng của nhà sản xuất để tạo thành ván gỗ nguyên ốp ngoài lắp ghép dùng cho nội thất và ván gỗ nguyên ốp ngoài lắp ghép dùng cho ngoại thất. Ví dụ: liên kết gờ rãnh.
3.5
Chậm cháy (Reaction to fire)
Khả năng phản ứng của một sản phẩm tham gia vàc việc tự phân hủy tạo thành lửa ở nơi mà nó tiếp xúc với lửa, trong điều kiện nhất định.
4.1 Chậm cháy
Phản ứng đối với lửa để xác định tính năng chậm cháy của ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thất, dù chưa được xử lý trước hay đã được xử lý, được phân loại theo EN 13501-1, sẽ được kiểm tra theo các tiêu chuẩn định trước đối với từng loại sản phẩm và các cấp chống cháy có liên quan sẽ được công bố.
4.2 Sự phát tán formaldehyt
Sự phát tán formaldehyt của ván gỗ nguyên ốp ngoài trần và tường nội thất phải được công bố.
Hàm lượng formaldehyt phát tán được xác định theo Phụ lục C.
4.3 Hàm lượng pentachlorophenol (PCP)
Ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thất không được phép có chứa PCP trong thành phần.
4.4 Phát tán các hợp chất nguy hiểm khác
Ván gỗ nguyên ốp ngoài trần và tường nội thất đôi khi theo yêu cầu của thị trường cũng phải được kiểm tra, xác nhận và công bố hàm lượng của các chất nguy hại khác.
4.5 Khả năng thấm hơi nước
Nếu khả năng thấm hơi nước được yêu cầu cần công bố, hệ số chống chịu hơi nước của một sản phẩm đã được kiểm tra như ván gỗ nguyên ốp ngoài lắp ghép sẽ được lấy theo Bảng 2, hoặc nếu nhà sản xuất mong muốn công bố giá trị tốt hơn, các giá trị mà đạt được bằng cách kiểm tra sản phẩm như ván gỗ nguyên ốp ngoài lắp ghép tuân theo EN ISO 12572.
Không yêu cầu công bố khi có khe hở giữa ván ốp ngoài nội thất/ngoại thất với tường.
4.6 Hấp thụ âm thanh
Chỉ công bố nếu được yêu cầu và chỉ áp dụng với ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất.
Nếu chỉ số hấp thụ âm thanh của một sản phẩm được yêu cầu, nó sẽ được thực hiện theo Bảng 3, hoặc nếu nhà sản xuất mong muốn công bố giá trị tốt hơn, kết quả đạt được bằng cách kiểm tra sản phẩm như đối với ván gỗ nguyên ốp ngoài lắp ghép theo EN ISO 354 và kết quả được công bố theo TCVN 10614.
4.7 Khả năng truyền nhiệt
Khả năng truyền nhiệt sẽ được xác định chỉ cho các mục tiêu sử dụng sản phẩm cần những yêu cầu cách nhiệt đối với ván gỗ nguyên ốp ngoài sử dụng trên trần và tường nội thất.
Khi có yêu cầu khả năng cách nhiệt (R) của ván gỗ nguyên ốp ngoài trần và tường nội thất sẽ được công bố.
4.8 Khả năng chống chịu gia công lắp đặt
Đối với các loại gỗ có khối lượng riêng trung bình lớn hơn 600 kg/m3 (ở độ ẩm 12 %) các nhà sản xuất sẽ phải công bố có cần thiết khoan trước khi liên kết bằng đinh/vít/chốt hay không.
4.9 Độ bền sinh học
Nếu gỗ dác không được loại bỏ triệt để thì nó sẽ phải được chỉ rõ.
Việc phân cấp độ bền tự nhiên của gỗ được xác định theo TCVN 12716.
Khi có yêu cầu độ bền sinh học của ván gỗ nguyên ốp ngoài trần và tường nội thất và ngoại thất sẽ được công bố.
4.10 Gỗ được xử lý chống lại tác động sinh học
4.10.1 Quy định chung
Gỗ đã được xử lý chống lại tác động sinh học sẽ thỏa mãn những yêu cầu định trước ở nơi sử dụng sản phẩm.
Các loại sản phẩm gỗ đã được xử lý bảo quản sẽ được xác định bởi:
- Phân loại mục tiêu sử dụng theo TCVN 8167;
- Bảo quản gỗ theo TCVN 10749 (EN 599-2);
- Phân loại mức độ thấm sâu của chế phẩm bảo quản gỗ theo TCVN 11346-1;
- Lượng chất bảo quản duy trì trong gỗ theo TCVN 11346-1.
4.10.2 Gỗ trước khi xử lý bảo quản
Tất cả các quá trình gia công, khoan, bào được hoàn thiện trước khi xử lý bảo quản. Trong một số trường hợp, vỏ cây được loại bỏ.
4.10.3 Chế phẩm bảo quản gỗ
Các chế phẩm bảo quản gỗ được dùng phải tuân theo các quy định về hoạt tính phù hợp với phân loại mục tiêu sử dụng sản phẩm, được quy định trong TCVN 10749 (EN 599-2).
4.10.4 Mức độ thẩm sâu của chế phẩm bảo quản
Mức độ thấm sâu nhỏ nhất của chế phẩm bảo quản sẽ phải được công bố theo phân loại mức độ thấm sâu được liệt kê trong TCVN 11346-1.
4.10.5 Lượng chế phẩm bảo quản lưu lại trong gỗ
Lượng chế phẩm bảo quản trung bình lưu lại trong gỗ ở vùng được phân tích (xem TCVN 11346-1) sẽ phải bằng hoặc lớn hơn giá trị yêu cầu đối với gỗ được bảo quản theo mục tiêu sử dụng với từng loại sản phẩm đã được quy định.
5 Phương pháp lấy mẫu, kiểm tra và đánh giá
Khi kiểm tra, các mẫu được treo trên khung treo bằng gỗ và cố định theo các điều kiện nhất định dùng để phân loại sản phẩm mà không cần kiểm tra (được ghi chú ở mục j của Bảng 1). Các điều kiện khí hậu định trước để kiểm tra được quy định trong EN 13501-1 đặc trưng điều kiện khí hậu nội thất trung bình, ngược lại dùng đặc trưng khí hậu ngoại thất trung bình, các mẫu kiểm tra có thể được đặt ở điều kiện khí hậu nhiệt độ 20 °C và độ ẩm tương đối 65 %.
Trong trường hợp sản phẩm phù hợp với các yêu quy định tại Bảng 1, nó có thể được phân loại mà không cần những kiểm tra thêm theo một trong những loại tương ứng được thể hiện. Trong trường hợp này, phản ứng tương ứng với loại lửa sẽ được xác định (cùng với khối lượng riêng trung bình tương ứng, tất cả chiều dày của sản phẩm cũng như điều kiện sử dụng cuối cùng của sản phẩm).
Bảng 1 - Loại tính năng chậm chảy
Vật liệu |
Chi tiết sản phẩme |
Khối lượng riêng trung bìnhf (kg/m3) |
Tổng chiều dày nhỏ nhất/ chiều dày nhỏ nhất g (mm) |
Điều kiện sử dụng cuốid |
Phân loạic |
Ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thấta |
Các ván gỗ có hoặc không có gờ rãnh, được hoặc không được tạo hình/gia công bề mặt |
390 |
9/6 |
Không có khe hở không khí hoặc khe hở không khí bị bịt kín phía sau |
D-s2, d 2 |
12/8 |
D-s2, d 0 |
||||
Ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thấtb |
Các ván gỗ có hoặc không có gờ rãnh, được hoặc không được tạo hình/gia công bề mặt |
390 |
9/6 |
Khe hở không khí ≤12mm phía sau |
D-s2, d 0 |
18/12 |
Không có khe hở không khí hoặc khe hở không khí mở phía sau |
||||
Các mảnh gỗ nhỏh |
Các ván gỗ được treo trên khung đỡi |
390 |
18 |
Tất cả các cạnh tiếp xúc với không khí |
D-s2, d 0 |
a Treo cơ học trên khung treo bằng gỗ, với các khe hở được bịt kín hoặc lấp đầy với chất nền loại tối thiểu loại A2-s1, d0 với khối lượng riêng tối thiểu 10 kg/m3, hoặc được lấp đầy với chất nền là vật liệu cách âm, cách nhiệt dạng cellulose loại tối thiểu loại E và có hoặc không có phần chặn hơi nước phía sau. Sản phẩm gỗ sẽ được thiết kế để treo được mà không dùng các liên kết hở. b Treo cơ học trên khung treo bằng gỗ, có hoặc không có các khe hở phía sau. Sản phẩm gỗ sẽ được thiết kế để treo được mà không dùng các liên kết hở. c Phân loại ở Bảng 1 và theo quy định hiện hành. d Một khe hở không khí có thể có để thông hơi phía sau sản phẩm, trong khi những khe hở được bịt kín sẽ không có sự thông hơi đó. Chất nền phía sau của khe hở không khí sẽ tối thiểu là loại A2-s1, d0 với khối lượng thể tích tối thiểu 10 kg/m3, phía sau một rãnh khí đóng kín tối đa 20 mm với mẫu gỗ thẳng đứng, các chất nền có thể tối thiểu ở loại D-s2, d0. e Các mối ghép bao gồm tất cả các mối ghép, chẳng hạn ghép cạnh và ghép gờ rãnh. f Theo điều kiện của EN 13238 g Như được minh họa ở Hình 1 dưới đây, diện tích vùng tạo hình/gia công của mặt ngoài tấm ván không lớn hơn 20 % diện tích mặt phẳng hoặc 25 % nếu được đo cả hai mặt ngoài và trong của ván. Với các liên kết ghép nối, chiều dày lớn hơn dùng ở bề mặt tiếp giáp. h Các mảnh gỗ hình chữ nhật, có hoặc không có góc bo tròn, được treo theo chiều ngang hoặc chiều thẳng đứng trên khung đỡ, được bao bọc bởi không khí ở tất cả các mặt/cạnh, chủ yếu được sử dụng để bao kín/ốp kín các chi tiết xây dựng khác, ứng dụng đối với cả đồ nội thất và ngoại thất. i Diện tích bề mặt hở tối đa (tất cả các cạnh/mặt của mảnh gỗ hình chữ nhật và giá đỡ bằng gỗ) không lớn hơn 110 % tổng diện tích mặt phẳng, xem Hình 2. j Các chi tiết xây dựng khác có khoảng cách dưới 100 mm từ các mảnh gỗ nhỏ (không bao gồm khung treo nó) tối thiểu loại A2-s1, d0; ở khoảng cách từ 100 mm đến 300 mm tối thiểu đạt loại B-s1,d0; và ở khoảng cách trên 300 mm tối thiểu đạt loại D-s2, d0.
Hình 1- Các mặt được tạo hình/gia công của ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thất
Diện tích mặt ngoài của các mảnh gỗ 2n(t+w)+a ≤ 1,10 Trong đó: n là số mảnh gỗ trên một mét dài t là chiều dày của mỗi mảnh gỗ, tính theo mét (m) w là độ rộng của mỗi mảnh gỗ, tính theo mét (m) a là diện tích mặt ngoài của khung treo bằng gỗ (nếu có), m2, trên một mét vuông các mảnh gỗ Hình 2- Diện tích mặt ngoài tối đa |
Phương pháp lấy mẫu, kiểm tra và đánh giá được xác định theo TCVN 11899-1 (ISO 12460-1) đối với các mẫu kiểm tra ban đầu và theo TCVN 11899-3 (ISO 112460-3) đối với kiểm soát sản xuất ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thất tại nhà máy.
Hàm lượng formaldehyt phát tán của ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thất được xác định theo Phụ lục C. Các giá trị được công bố thể hiện trong thuật ngữ phân loại ở Phụ lục C.
5.3 Hàm lượng pentachlorophenol (PCP)
Trong trường hợp nghi ngờ ván gỗ nguyên ốp ngoài có chứa PCP, việc lấy mẫu, kiểm tra xác định hàm lượng PCP theo CEN/TR 14823.
5.4 Phát tán các hợp chất nguy hiểm khác
Các chất phát tán nguy hại có thể được yêu cầu kiểm tra, xác nhận và công bố về sự phát thải theo tiêu chuẩn này, và đôi khi, theo yêu cầu của thị trường, hàm lượng của các chất nguy hại khác không theo tiêu chuẩn này cũng phải được kiểm tra, xác nhận và công bố.
Tùy từng yêu cầu cụ thể với từng loại hợp chất nguy hiểm mà việc lấy mẫu, kiểm tra và đánh giá theo các quy định hiện hành.
Nếu khả năng thấm hơi nước được yêu cầu cần công bố, hệ số chống chịu hơi nước của một sản phẩm đã được kiểm tra như ván gỗ nguyên ốp ngoài lắp ghép sẽ được lấy theo Bảng 2, hoặc nếu nhà sản xuất mong muốn công bố giá trị tốt hơn, các giá trị mà đạt được bằng cách kiểm tra sản phẩm như ván gỗ nguyên ốp ngoài lắp ghép tuân theo EN ISO 12572.
Bảng 2 - Các giá trị đặc trưng về khả năng thẩm hơi nước của gỗ được đưa ra trong TCVN 13103:2020 (EN ISO 10456:2007/AC:2009)
Loại gỗ |
Khối lượng riênga) kg/m3 |
Hệ số chống chịu hơi nước μ |
|
Ẩm |
Khô |
||
Gỗ đã được gia công cắt gọt |
450 |
20 |
50 |
500 |
20 |
50 |
|
700 |
50 |
200 |
|
a Đối với các khối lượng riêng khác, việc nội suy có thể được thực hiện |
Nếu chỉ số hấp thụ âm thanh của một sản phẩm được yêu cầu, nó sẽ được thực hiện theo Bảng 3, hoặc nếu nhà sản xuất mong muốn công bố giá trị tốt hơn, kết quả đạt được bằng cách kiểm tra sản phẩm như đối với ván gỗ nguyên ốp ngoài lắp ghép theo EN ISO 354 và kết quả được công bố theo TCVN 10614 (ISO 11654).
Bảng 3 - Hệ số hấp thụ âm thanh
Loại ván gỗ nguyên |
Hệ số hấp thụ âm thanh |
|
Dải tần số từ 250 Hz đến 500 Hz |
Dải tần số 1000 Hz đến 2000 Hz |
|
Ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thất |
0,10 |
0,30 |
Khả năng truyền nhiệt sẽ được xác định chỉ cho các mục tiêu sử dụng sản phẩm cần những yêu cầu cách nhiệt đối với ván gỗ nguyên ốp ngoài sử dụng trên trần và tường nội thất, cũng có thể cho sàn nội thất. Khả năng truyền sẽ được xác định theo EN 12664 hoặc thông qua tra bảng liên quan đến khối lượng riêng như trong Bảng 4, theo TCVN 13103 (ISO 10456).
Khả năng cách nhiệt R (m2 K/W) của ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thất có chiều dày bằng nhau được xác định theo công thức:
R = t/λ
trong đó:
t là chiều dày nhỏ nhất bằng nhau của ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thất, tính bằng m;
λ là hệ số truyền nhiệt, tính bằng W/m.K
Bảng 4 - Giá trị truyền nhiệt (λ) [phù hợp với TCVN 13103 (ISO 10456)]
Loại ván |
Khối lượng riêng trung bìnha p ở độ ẩm 12 %, kg/m3 |
Hệ số truyền nhiệt λ, W/m.K (giá trị) |
Ván gỗ nguyên |
300 |
0,09 |
400 |
0,11 |
|
500 |
0,13 |
|
600 |
0,15 |
|
700 |
0,18 |
|
1000 |
0,24 |
|
a Đối với các khối lượng riêng không được ghi trong bảng này có thể dùng phương pháp nội suy. |
5.8 Khả năng chống chịu gia công lắp đặt
Khả năng chống chịu gia công lắp đặt của gỗ nguyên phụ thuộc vào loại gỗ và với gỗ lá rộng có khối lượng riêng cao hơn có thể đòi hỏi phải khoan trước, đặc biệt với gỗ đã được sấy. Đối với các loại gỗ có khối lượng riêng trung bình lớn hơn 600 kg/cm3 (ở độ ẩm 20 %) các nhà sản xuất sẽ chỉ rõ việc khoan trước có thuận lợi và cần thiết hay không.
Khi gia công lắp ráp cơ học (bằng đinh, vít, chốt) đối với trần và tường, ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thất sẽ được thiết kế dựa trên khối lượng bản thân nó và các tải trọng có thể khác mà thực tế sẽ tác động lên nó, chẳng hạn như tác động của gió.
Việc kiểm tra sẽ được tiến hành trên mẫu thực tế sẽ được sử dụng. Nếu sử dụng đinh, vít, chốt trực tiếp để liên kết các tấm ván gỗ nguyên ốp ngoài lại với nhau mà xảy ra một trong các hiện tượng sau thì cần phải công bố yêu cầu khoan trước:
- Đinh/chốt/vít bị cong hoặc không thể liên kết vào gỗ;
- Gỗ bị nứt/vỡ ngay sau khi gắn vào gỗ.
Phương pháp lấy mẫu, kiểm tra và đánh giá được xác định theo EN 350.
5.10 Gỗ được xử lý chống lại tác động sinh học
Phương pháp lấy mẫu, kiểm tra và đánh giá mức độ thấm sâu và lượng chế phẩm bảo quản lưu lại trong ván gỗ nguyên ốp ngoài trần và tường nội thất và ngoại thất được xác định theo TCVN 11346-2.
6 Ghi nhãn, đóng gói, vận chuyển và bảo quản
6.1 Ghi nhãn
Việc ghi nhãn được thực hiện theo quy định hiện hành. Nhãn có thể bao gồm một phần hoặc tất cả các thông tin như: tên và địa chỉ nhà sản xuất, tên sản phẩm, loại gỗ, kích thước, số lượng, trọng lượng, số hiệu lô hàng sản xuất, hướng dẫn sử dụng và bảo quản, và cần phải bao gồm các tính chất có liên quan mục tiêu sử dụng sản phẩm.
Cùng với thông tin sẽ được ghi trên mỗi sản phẩm, trên mỗi nhãn mác kèm theo nó, trên bao bì hoặc trên các văn bản thương mại kèm theo. Thứ tự trong danh sách thể hiện trật tự ưu tiên. Việc ghi nhãn sẽ căn cứ theo EN 14915 và thông tin theo (a), (b) và (c) như dưới đây:
a) Yêu cầu ghi chú trên cơ sở phân loại:
1) Chậm cháy: A, B, C, D, E và F và trị số sản sinh khói s1 hoặc s2 và giọt nhỏ từ d0 đến d2 ở nơi việc phân loại yêu cầu điều này và, nếu việc phân loại không cần kiểm tra thêm nữa, khối lượng riêng và chiều dày hoặc, nếu đã kiểm tra, điều kiện sử dụng cuối cùng;
2) Phân loại formaldehyt Hạng E1 hoặc Hạng E2;
3) Hàm lượng pentachlorophenol;
4) Loại độ đền sinh học.
b) Yêu cầu ghi nhãn trên cơ sở các giá trị công bố
1) Đặc tính hoạt động |
đơn vị của các giá trị và hạng được công bố giá trị |
2) Hấp thụ âm thanh |
giá trị |
3) Khả năng thấm hơi nước |
giá trị |
4) Khả năng truyền nhiệt |
W/m.K |
c) Thông tin về phương pháp xác định mức độ chậm cháy và hấp thụ âm thanh.
Tùy từng trường hợp có thể điều chỉnh những quy định về cung cấp thông tin trên nhãn mác gồm một số hoặc tất cả các hạng mục đã được liệt kê ở trên, trong đó những yêu cầu liên quan đến các hạng mục phổ biến trên được cho là phù hợp.
Hệ thống mã đã được đơn giản hóa được thể hiện ở Phụ lục A
6.2 Đóng gói
Việc đóng gói sản phẩm cần phải căn cứ vào đặc tính sản phẩm, mục tiêu sử dụng, và kích thước sản phẩm. Việc đóng gói phải đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm như đã công bố trên nhãn mác.
6.3 Vận chuyển và bảo quản
Trong quá trình vận chuyển và bảo quản sản phẩm không được làm thay đổi kích thước, hình dạng cũng như đặc tính của sản phẩm.
Hệ thống mã hóa đã được đơn giản hóa dùng cho ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thất
Nơi mà một hệ thống mã hóa được sử dụng để mô tả sản phẩm và các đặc tính cần thiết có liên quan thì hệ thống sau đây sẽ được sử dụng.
Mô tả sản phẩm
Ô 1: I = sử dụng nội thất hoặc E = sử dụng ngoại thất,
Ô 2: W = tường, C = trần hoặc WC = tường và trần,
Ô 3: loại gỗ được mã hóa theo EN 13556,
Thông tin về đặc tính được quy định
Ô 4: hạng/loại bền tự nhiên (1, 2, 3, 4, 5) hoặc T cho loại đã xử lý chống lại tác động sinh học,
Ô 5: khả năng hấp thụ hơi nước (5.5) và khả năng truyền nhiệt (5.7), giá trị được công bố,
Ô 6: hệ số hấp thụ âm thanh (5.6), số thứ nhất: tần số trong dải 250 Hz đến 500 Hz, số thứ hai: tần số nằm trong dải 1000 Hz đến 2000 Hz,
Ô 7: hàm lượng formaldehyt tự do: Hạng E1 hoặc Hạng E2,
Ô 8: PCP: > 5 x 10-6n hoặc < 5 x 10-6n hoặc NPD (không có pentachlorophenol được phát hiện)
Ô 9: khả năng chống chịu gia công: khối lượng riêng > 600 kg/m3 - khoan trước (pd) nên khoan (ad) hoặc cần thiết phải khoan trước (ne)
Ví dụ 1: sản phẩm ván gỗ nguyên ốp ngoài dùng cho tường và trần nội thất được làm từ gỗ vân sam (spruce), các thông tin mã hóa được ghi như sau:
Ví dụ 2: thanh ván gỗ nguyên ốp ngoài dùng cho tường ngoại thất được làm từ gỗ tuyết tùng đỏ miền tây (western red cedar), các thông tin mã hóa được ghi như sau:
Xem xét chung về độ bền của gỗ
B.1 Những biện pháp phòng ngừa chung
Theo TCVN 8167:2019, có 5 loại môi trường sử dụng, gồm:
- Loại 1: gỗ sử dụng trong nhà ở điều kiện khô;
- Loại 2: gỗ sử dụng trong nhà ở điều kiện ẩm;
- Loại 3: gỗ được sử dụng ngoài nhà, phía trên nền đất, được hoặc không được bảo vệ cách ly môi trường;
- Loại 4: gỗ được sử dụng dưới nền đất hoặc dưới nền đất trong điều kiện khắc nghiệt, hoặc nước ngọt;
- Loại 5: gỗ được sử dụng dưới biển.
Nếu không thể xác định chính xác cấp sử dụng cho các sản phẩm lắp ghép khi dùng, hoặc khi các bộ phận khác nhau của cùng một sản phẩm lắp ghép được coi là thuộc các cấp sử dụng khác nhau, thì nên đưa ra quyết định về mức độ nghiêm trọng cao hơn của các cấp sử dụng có thể có. Trong trường hợp các sản phẩm gỗ không tiếp xúc với mặt đất mà có thể tích tụ nước thường xuyên do thiết kế hoặc cặn bám trên bề mặt, có thể cần phải xem xét rằng các tình huống này tương đương với việc tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hoặc nước. Rủi ro này có thể từ không đáng kể đến cao. Thực tế đã chứng minh rằng một số sản phẩm đang sử dụng ở cấp 4 và 5 sẽ không hoàn toàn tiếp xúc với đất hoặc nước. Phần sản phẩm nhô ra khỏi mặt đất hoặc nước có thể bị tấn công từ các sinh vật, thông thường phần này không liên quan đến cấp sử dụng 4 và 5.
Nơi mà một sản phẩm gỗ không thể tiếp cận hoặc nơi mà những hậu quả của việc hỏng hóc sẽ đặc biệt nghiêm trọng, có thể thích hợp hơn để xem xét sử dụng một loại gỗ bền hơn hoặc một phương pháp xử lý bảo quản triệt để hơn so với thông thường đối với cấp gỗ sử dụng thông thường. Độ bền và khả năng xử lý khác nhau của gỗ dác và gỗ lõi phải luôn được xem xét.
Đối với một số chất bảo quản gỗ, nguy cơ rửa trôi tạo ra các sản phẩm gỗ đã được xử lý không được bảo vệ đầy đủ sau xử lý và trước khi đưa vào sử dụng. Điều này áp dụng đặc biệt cho các sản phẩm cấp 4 và cấp 5 tiếp xúc với thời tiết trong quá trình thi công lắp đặt. Trong những trường hợp như vậy và nếu chế phẩm bảo quản gỗ được chỉ định có thể bị rửa trôi, điều cần thiết là sản phẩm gỗ được che phủ hoặc được bảo vệ bằng cách khác nhau sau khi xử lý, trong quá trình vận chuyển và thi công lắp đặt, cũng như trong quá trình sử dụng.
Thực hiện xử lý và thi công trong quá trình xây dựng, chất lượng bảo trì, loại và tính toàn vẹn của các lớp phủ bề mặt đã được sử dụng và khả năng tương thích giữa phương pháp xử lý và các lớp phủ, là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của gỗ đã qua xử lý và cần được xem xét trong quá trình xây dựng thông số kỹ thuật.
B.2 Độ bền tự nhiên hoặc độ bền đạt được do xử lý của gỗ nguyên
Độ bền tự nhiên của gỗ nguyên có thể phụ thuộc rất nhiều vào:
- Loại gỗ (xem EN 460),
- Sự hiện diện của gỗ dác và gỗ lõi.
Độ bền của gỗ nguyên có thể đạt được bằng cách xử lý bảo quản. Các phương pháp xử lý có thể được sử dụng phụ thuộc vào:
- Loại gỗ,
- Sự hiện diện của gỗ dác và gỗ lõi,
- Chế phẩm bảo quản được sử dụng, các giá trị về mức độ thấm sâu và lưu giữ chế phẩm bảo quản trong gỗ (được lựa chọn trong TCVN 11346-1).
Đối với độ bền tự nhiên của gỗ, xem EN 350.
Đối với mức độ thấm sâu và lưu giữ chế phẩm bảo quản trong gỗ, xem TCVN 11346-1.
Đối với tính năng của chế phẩm bảo quản, xem TCVN 11347 (EN 599-1).
B.3 Kết cấu
Bản thân kết cấu và thiết kế của nó quan trọng để bảo vệ gỗ chống lại những tác động xâm hại sinh học.
Điều quan trọng chính là bảo quản những tấm ván ngoại thất không có độ ẩm quá cao trong thời gian dài hơn. Khả năng không hút ẩm quá nhanh của các loại gỗ có ảnh hưởng quan trọng, chẳng hạn như gỗ Vân sam. Ván gỗ nguyên ốp ngoài cũng có thể được bảo vệ khỏi hấp thụ ẩm bằng cách sử dụng kết cấu xây dựng để bảo vệ hoặc bằng cách không cho ván ốp ngoài tiếp xúc với nước mưa hoặc mặt đất.
Thiết kế của ván gỗ nguyên ốp ngoài nên được xem xét các khía cạnh:
- Tránh đọng nước,
- Gia công đầu các tấm ván liên kết đối đầu xiên góc có các khoảng trống nhỏ nhất,
- Tránh nước bắn lên từ mặt đất bằng cách tạo khoảng cách phù hợp.
Điều quan trọng là phải giữ cho công trình thông gió tốt, giữ khoảng trống lưu thông tối thiểu 22 mm phía sau ván ốp ngoài. Điều này sẽ mang lại khả năng thông gió tốt mà vẫn bảo vệ được tường.
Phân hạng phát tán formaldehyt tự do
C.1 Nguyên tắc chung
Bởi vì không tồn tại một phương pháp riêng đối với các sản phẩm gỗ nguyên, do đó tiêu chuẩn này viện dẫn phương pháp dùng cho ván gỗ nhân tạo (xem thông tin trong Bảng C.1 và Bảng C.2)
C.2 Ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thất được kiểm tra
Khi một sản phẩm phải được kiểm tra, việc kiểm tra được áp dụng TCVN 11899-1 (ISO 12460-1) ngoại trừ những gì liên quan đến TCVN 11899-5 (ISO 12460-3) dùng cho kiểm tra những mảnh nhỏ sao cho việc kiểm tra được thực hiện chỉ trên bề mặt phát tán.
Trong kiểm tra ban đầu, một mẫu thí nghiệm được lấy từ một loại sản phẩm [có cùng loại keo dán, cùng cách hoàn thiện và cùng kiểu ván (ván được kiểm soát và được xác định rõ đặc tính)].
Nếu một loại ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thất được cấu tạo thành từ những loại ván hạng E1, và nếu không có formaldehyt tự do tham gia vào trong quá trình lắp đặt, thì việc phân loại hạng E1 được áp dụng và sản phẩm không cần phải kiểm tra.
Những sản phẩm gỗ tự nhiên, mà trong hoặc trên bề mặt các sản phẩm này không chứa formaldehyt tự do được tham gia vào trong quá trình sản xuất, thì tự động được xem đã được phân hạng E1.
C.3 Nguyên liệu được kiểm tra
Những nơi mà nguyên liệu có chứa formaldehyt, cụ thể là những loại nhựa aminoplastic, tham gia vào sản phẩm như một phần của quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ được kiểm tra và phân loại thành một trong hai hạng: E1 hoặc E2.
Những thủ tục kiểm tra cho cả kiểm tra phân loại ban đầu và kiểm soát sản xuất tại nhà máy/kiểm soát liên tục được đặt ở phía dưới Bảng C.1 dùng cho sản phẩm Hạng E1 và Bảng C.2 dùng cho sản phẩm Hạng E2.
CHÚ THÍCH 1: Những sản phẩm Hạng E1 có thể được sử dụng không cùng với nguyên nhân nồng độ không khí trong phòng vượt quá 0,1 x 10-6n HCHO trong những điều kiện được quy định trong TCVN 11899-1 (ISO 12460-1).
Các thủ tục kiểm tra không áp dụng với sản phẩm gỗ nguyên mà trong đó nguyên liệu không có chứa formaldehyt tham gia trong quá trình sản xuất hoặc hậu sản xuất. Những sản phẩm như vậy có thể được phân loại Hạng E1 mà không cần kiểm tra.
Những giá trị giới hạn đối với formaldehyt tự do trong sản phẩm Hạng E1 được thể hiện trong Bảng C.1 và Hạng E2 được thể hiện trong Bảng C.2.
CHÚ THÍCH 2: Theo quy định ở trên giới hạn những sản phẩm Hạng E2 được thể hiện trong TCVN 11899-5 (ISO 12460-5) hoặc TCVN 11899-3 (ISO 12460-3) dùng cho kiểm tra kiểm soát sản xuất tại nhà máy hoặc kiểm tra bên ngoài.
Bảng C.1 - Sản phẩm gỗ nguyên đạt hạng E1
|
Sản phẩm gỗ nguyên |
||
Không phủ mặt |
Có phủ mặt |
||
Kiểm tra ban đầu a |
Phương pháp kiểm tra |
TCVN 11899-1 (ISO 12460-1) |
|
Yêu cầu |
Lượng phát tán ≤ 0,124 mg/m3 không khí |
||
Kiểm soát sản xuất tại nhà máy |
Phương pháp kiểm tra |
TCVN 11899-3 (ISO 12460-3) |
|
Yêu cầu |
Lượng phát tán ≤ 3,5 mg/m2 h |
||
Hoặc ≤ 5 mg/m2h, trong 3 ngày sau sản xuất |
|
||
a Đối với những sản phẩm đã được thiết lập, việc kiểm tra ban đầu có thể cũng được thực hiện trên cơ sở dữ liệu đã có sẵn theo TCVN 11899-5 (ISO 112460-5) hoặc TCVN 11899-3 (ISO 12460-1), cũng như từ kiểm soát sản xuất tại nhà máy hoặc thẩm tra bên ngoài. |
Bảng C.2 - Sản phẩm gỗ nguyên đạt hạng E2
|
Sản phẩm gỗ nguyên |
|||
Không phủ mặt |
Có phủ mặt |
|||
Kiểm tra ban đầu |
Hoặc |
Phương pháp kiểm tra |
TCVN 11899-1 (ISO 12460-1) |
|
Yêu cầu |
Lượng phát tán > 0,124 mg/m3 không khí. (Xem CHÚ THÍCH 2 mục C.3) |
|||
Hoặc |
Phương pháp kiểm tra |
TCVN 11899-1 (ISO 12460-1) |
||
Yêu cầu |
Lượng phát tán > 3,5 mg/m2 h đến ≤ 8 mg/m2 h |
|||
Hoặc > 5 mg/m2 h đến ≤ 12 mg/m2h trong 3 ngày sau sản xuất |
|
|||
Kiểm soát sản xuất tại nhà máy |
Phương pháp kiểm tra |
TCVN 11899-3 (ISO 12460-3) |
||
Yêu cầu |
Lượng phát tán > 3,5 mg/m2 h đến ≤ 8 mg/m2 h |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Thông tư số 11/2020/TT-BYT, Ban hành Danh mục hóa chất cấm sử dụng và hạn chế phạm vi sử dụng trong chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
[2] Thông tư số 10/2019/TT-BNNPTNT, Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam
[3] TCVN 11899-5 (ISO 12460-5), Ván gỗ nhân tạo - Xác định hàm lượng formaldehyt phát tán - Phần 5: Phương pháp chiết (Phương pháp Perforator)
[4] TCVN 11903 (ISO 16999), Ván gỗ nhân tạo - Lấy mẫu và cắt thử mẫu
[5] TCVN ISO 9001, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
[6] EN 460, Durability of wood and wood-based products - Natural durability of solid wood - Guide to the durability requirements for wood to be used in hazard classes
[7] TCVN 11347-1 (EN 599-1), Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Tính năng của thuốc bảo quản gỗ khi xác định bằng phép thử sinh học - Phần 1: Chỉ dẫn chi tiết theo môi trường sử dụng.
[8] EN 13238, Reaction to fire tests for building products - Conditioning procedures and general rules for selection of substrates
[9] EN 13823, Reaction to fire tests for building products - Building products excluding floorings exposed to the thermal attack by a single burning item
[10] EN 13501-2, Fire classification of construction products anf building elements - Part 2: Classification using data from resistance tests, excluding ventilation services
[11] EN 13986, Wood-based panels for use in construction - Characteristics, evaluation of conformity and marking
[12] EN 14519, Solid softwood panelling and cladding - Machined profiles with tongue and groove
[13] EN 14951, Solid hardwood panelling and cladding - Machined profiles elements
[14] EN 15146, Solid softwood panelling and cladding - Machined profiles with tongue and groove
[15] EN ISO 1182, Reaction to fire tests for products - Non-combustibility test
[16] EN ISO 11925-2, Reaction to fire tests - Ignitability of products subjected to direct impingement of flame - Part 2: Single-flame source test.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu chung
4.1 Chậm cháy
4.2 Sự phát tán formaldehyt
4.3 Hàm lượng pentachlorophenol (PCP)
4.4 Phát tán các hợp chất nguy hiểm khác
4.5 Khả năng thấm hơi nước
4.6 Hấp thụ âm thanh
4.7 Khả năng truyền nhiệt
4.8 Khả năng chống chịu gia công lắp đặt
4.9 Độ bền sinh học
4.10 Gỗ được xử lý chống lại tác động sinh học
5 Phương pháp lấy mẫu, kiểm tra và đánh giá
5.1 Chậm cháy
5.2 Sự phát tán formaldehyt
5.3 Hàm lượng pentachlorophenol (PCP)
5.4 Phát tán các hợp chất nguy hiểm khác
5.5 Khả năng thấm hơi nước
5.6 Hấp thụ âm thanh
5.7 Khả năng truyền nhiệt
5.8 Khả năng chống chịu gia công lắp đặt
5.9 Độ bền sinh học
5.10 Gỗ được xử lý chống lại tác động sinh học
6 Ghi nhãn, đóng gói, vận chuyển và bảo quản
6.1 Ghi nhãn
6.2 Đóng gói
6.3 Vận chuyển và bảo quản
Phụ lục A (Tham khảo) Hệ thống mã hóa đã được đơn giản hóa dùng cho ván gỗ nguyên ốp ngoài nội thất và ngoại thất
Phụ lục B (Tham khảo) Xem xét chung về độ bền của gỗ
Phụ lục C (Quy định) Phân hạng phát tán formaldehyt tự do
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.