THIẾT BỊ LEO NÚI - ĐẾ ĐINH - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Mountaineering equipment- Crampons - Safety requirements and test methods
Lời nói dầu
TCVN 13542:2022 hoàn toàn tương đương với BS EN 893:2019;
TCVN 13542:2022 do Viện Khoa học thể dục thể thao biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THIẾT BỊ LEO NÚI - ĐẾ ĐINH - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Mountaineering equipment - Crampons - Safety requirements and test methods
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn và phương pháp thử đối với đế đinh nhằm bảo vệ người sử dụng khỏi bị trượt chân khi leo núi trên mặt tuyết hoặc băng, bao gồm cả leo trên địa hình hỗn hợp.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 6508-1:2016, Metallic materials - Rockwell hardness test - Part 1: Test method (Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Rockwell - Phần 1: Phương pháp thử).
ISO 7000, Graphical symbols for use on equipment - Registered symbols (Biểu tượng đồ họa dùng cho thiết bị - Các biểu tượng đã đăng ký).
ISO 9523:2015, Touring ski-boots for adults - Interface with touring ski-bindings - Requirements and test methods (Giày trượt tuyết du lịch cho người lớn - Khớp nối với nẹp trượt tuyết du lịch - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử).
BS EN 565:2017 Mountaineering equipment - Tape - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Băng (tải) - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử).
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Đế đinh (crampon)
Dụng cụ được gắn nhiều định nhọn, bao phủ đế ủng từ phần mũi chân đến phần gót chân và từ cạnh bên này sang cạnh bên kia, giúp bám chặt vào tuyết, băng và địa hình hỗn hợp với một hệ thống liên kết với giày ống.
3.2
Khung (frame)
Một phần hoặc các phần của đế đinh có gắn các đinh nhọn.
3.3
Đinh trước (front spike)
Đinh nhọn hướng ra phía trước dùng khi leo địa hình dốc đứng.
3.4
Đinh hướng xuống (downward spike)
Đinh nhọn thường (nhưng không nhất thiết) hướng xuống theo phương thẳng đứng.
3.5
Đai nẹp (binding)
Hệ thống liên kết với giày ống.
3.6
Đai kẹp (clip-on binding)
Đai đặc biệt sử dụng cơ chế đòn bẩy để liên kết nhanh phần đế đinh với giày ống.
3.7
Đai khóa (bail)
Một phần hoặc các phần của đai có vòng kẹp được dùng để nối đế đinh với phần mũi giày ống và/hoặc phần gót giày ống.
3.8
Các vòng hoặc mắt liên kết (attachment rings or eyes)
Các vòng hoặc mắt được xâu vào một phần đai khi được lắp theo các hướng dẫn và thông tin của nhà sản xuất.
3.9
Hệ thống điều chỉnh (adjustment system)
Hệ thống điều chỉnh đế đinh khớp với giày ống.
3.10
Hệ thống giữ (retaining system)
Hệ thống ngăn người leo núi không để rơi mất đế đinh trường hợp nẹp bị hỏng.
3.11
Cựa sắt (spur)
Một loại đinh khác ngoài đinh phía trước và đinh hướng xuống dưới.
CHÚ THÍCH: Số trong hình này chỉ các thuật ngữ tương ứng định nghĩa ở Điều 3.
Hình 1 - Các bộ phận của đế đinh
4.1 Hình dạng và kết cấu
4.1.1 Khi thử nghiệm theo 5.4.1.1, mỗi đế đinh phải có một hệ thống liên kết với giày ống.
4.1.2 Khi thử nghiệm theo 5.4.1.1, mỗi đế đinh phải có ít nhất tám đinh, không tính cựa sắt.
4.1.3 Khi thử nghiệm theo 5.4.1.1, mỗi đế đinh phải có ít nhất sáu đinh hướng xuống dưới,
a) Khi thử nghiệm theo 5.4.1.1, các đinh phải dài ít nhất 20 mm (xem Hình 2) nhưng không nhất thiết tất cả đều có cùng độ dài;
b) Khi thử nghiệm theo 5.4.1.2, khi bước đi bình thường trên mặt bằng phẳng và nhẵn, các đinh phải tiếp xúc với bề mặt bằng, nhưng không nhất thiết phải cùng lúc;
c) Khi thử nghiệm theo 5.4.2.2, đinh phải được tạo hình sao cho khi chịu tải của một người đi trên bề mặt bằng phẳng, thì đinh hướng xuống dưới bám vào băng để ngăn trượt chân.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 2 - Chiều dài tối thiểu của đinh
4.1.4 Khi thử nghiệm theo 5.4.1.1, các gờ mà tay người sử dụng có thể tiếp xúc không được có cạnh sắc.
4.1.5 Nếu đế đinh có nẹp kẹp, khi kiểm tra theo 5.4.1.1, thì chi tiết này phải khớp với hệ thống giữ.
4.2 Ngăn ngừa trượt ngã
Khi được thử theo 5.4.2, các đế đinh phải không được trượt trên băng hơn 10 mm theo mỗi hướng.
4.3 Độ bền
4.3.1 Độ cứng
Từng phần của đế đinh có một đinh hoặc nhiều đinh phải đạt độ cứng Rockwell tối thiểu 70 HRC.
Thử nghiệm theo 5.4.1.3.
4.3.2 Độ bền uốn và độ bền gãy của đinh
Khi thử nghiệm theo 5.4.3, độ biến dạng tối đa khi chịu tải và độ biến dạng vĩnh viễn sau khi dỡ tải, đo được tại điểm áp dụng không được lớn hơn giá trị nêu tại Bảng 1. Độ bền gãy phải tối thiểu phải bằng các giá trị nêu tại Bảng 1.
Các đinh sắt phải được thử nghiệm với tải trọng được áp dụng theo từng hướng sử dụng đã định.
Bảng 1 - Độ bền của đinh
Kiểu đinh |
Lực tác dụng trên từng đinh N |
Độ biến dạng tối đa chịu tải mm |
Độ biến dạng vĩnh viễn tối đa mm |
Độ bền gãy tối thiểu trên từng đinh N |
Đinh hướng xuống dưới |
900 ± 20 |
15 |
7 |
1 200 |
Đinh phía trước (nếu nhiều hơn một) và cựa sắt |
1 200 ± 30 |
15 |
7 |
1 500 |
Đinh đơn phía trước (đinh đơn) |
1 600 ± 40 |
15 |
7 |
2 000 |
4.3.3 Độ bền uốn ngang trên nẹp kẹp của đai khóa
Khi thử nghiệm tại vị trí đang được sử dụng và theo 5.4.4, các nẹp kẹp của đai khóa không được đứt và không nhô ra ngoài khung của đế đinh. Độ biến dạng vĩnh viễn có thể được chấp nhận.
Nếu đế đinh được gắn trực tiếp hoặc liên kết với giày ống, thì không áp dụng yêu cầu về độ bền uốn ngang này.
4.3.4 Độ bền của các phần kẹp khác ngoài đai khóa
Khi thử nghiệm theo 5.4.5 và 5.4.6, từng bộ phận này không bị gãy.
4.3.5 Độ bền của vòng và mắt liên kết tại phần tương thích của kẹp
Khi thử nghiệm theo 5.4.7, các vòng, mắt liên kết và bộ phận tương thích của kẹp không bị gãy.
Nếu đế đinh được gắn trực tiếp hoặc liên kết với giày ống, thì không áp dụng yêu cầu về độ bền này.
4.3.6 Độ bền theo chiều dọc của khung
Khi thử nghiệm theo 5.4.8, phần khung gồm hệ thống điều chỉnh theo chiều dọc không bị gãy.
Tiến hành các phép thử trên hai mẫu thử:
- một mẫu thử dùng cho các phép thử theo 5.4.2;
- một mẫu thử dùng cho các phép thử theo 5.4.1, 5.4.4, 5.4.5, 5.4.6, 5.4.7 và 5.4.8.
5.2.1 Tiến hành tất cả các phép thử ở nhiệt độ phòng (23 ± 5) °C.
5.2.2 Đối với mọi phép thử độ bền liên quan đến các bộ phận không phải là kim loại, ổn định các mẫu thử trong thời gian 1 h ± 5 min trong nước sạch từ nguồn nước sinh hoạt và tiếp theo trong 4 h ± 5 min giữ ở nhiệt độ (- 30 ± 5 ) °C. Ổn định các mẫu thử tại vị trí được sử dụng. Bắt đầu thử trong vòng 3 min từ lúc đưa ra khỏi môi trường ổn định mẫu.
5.3 Dụng cụ thử độ bền uốn trên đinh
Thanh tải dùng cho phép thử uốn trên đinh hướng xuống dưới và đinh đằng trước.
Đinh phải có rãnh, song song với phần khung như Hình 3. Thanh tải dùng để áp dụng tải phải tương thích với hình dạng của rãnh.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
a) chi tiết đường rãnh
b) hướng tải dành cho đinh hướng xuống dưới của phần khung có cấu trúc nằm ngang
c) hướng tải dành cho đinh hướng xuống dưới của phần khung có cấu trúc theo chiều thẳng đứng
d) hướng tải dành cho phép thử đinh phía trước
Hình 3 - Ví dụ về rãnh và hướng tải dùng cho phép thử độ bền uốn trên đinh
5.4.1 Hình dạng, thiết kế và độ cứng
5.4.1.1 Kiểm tra bằng mắt thường và đo đạc, nếu có thể, đảm bảo phù hợp các yêu cầu tại 4.1.1, 4.1.2, 4.1.3 a), 4.1.4 và 4.1.5.
5.4.1.2 Kiểm tra bằng mắt thường của một người đi bộ trên mặt bằng nhẵn, phẳng, đi một đôi giày ống phù hợp có gắn đế đinh theo hướng dẫn và thông tin của nhà sản xuất đáp ứng các yêu cầu tại 4.1.3 b). Đếm số lượng đinh hướng xuống dưới tiếp xúc với băng trong quá trình cử động đi lại.
5.4.1.3 Kiểm tra các yêu cầu của 4.3.1 theo ISO 6508-1:2016.
5.4.2 Ngăn ngừa trượt ngã
5 4.2.1 Chuẩn bị
Đổ đầy nước vào thùng chứa đá lạnh có kích thước đủ chứa một đế đinh, lưu ở nhiệt độ (-20 ± 2) °C trong thời gian tối thiểu 12 h. Mài nhẵn bề mặt của khối nước đá. ổn định đế đinh theo cách tương tự.
5.4.2.2 Cách tiến hành
Tiến hành phép thử ở nhiệt độ phòng (20 ± 5) °C trong vòng 10 min sau khi lấy ra khỏi môi trường ổn định mẫu. Giữ chặt thùng đá lạnh và đặt đế đinh lên đó.
Đặt tải trọng lên khối nước đá sao cho không gây tác động đột ngột, sử dụng mẫu thử (M) có khối lượng 40 kg < M < 100 kg mang giày ống có lắp đế đinh.
Tác động lực tối thiểu F theo hướng về phía trước như Hình 4. Tính F theo Công thức (1):
|
(1) |
Trong đó:
M là khối lượng của mẫu thử, tính bằng kilôgam (kg);
g bằng 9,81 m/s2;
F là lực, tính bằng Newton (N).
Đo độ trượt của đế đinh trên băng khi đã tác dụng lực F trong tối thiểu 1 min.
Sau đó tác động lực tối thiểu bằng F theo hướng ngược lại và đo độ trượt của đế đinh trên băng khi lực F được tác động tối thiểu trong 1 min.
CHÚ DẪN
1 khối nước đá phẳng
2 thùng chứa đá
3 đế đinh
M khối lượng
F lực
Hình 4 - Phép thử độ trượt
5.4.3 Thử độ bền uốn trên đinh
Tạo rãnh trên mỗi đinh, song song với lòng bàn chân và ở khoảng cách từ mũi chân như Hình 3 a). Gá lắp phần khung của mẫu thử đại diện sao cho không làm biến dạng khung và càng gần ngàm càng tốt như Hình 3 b) đến Hình 3 d). Đối với những đinh ở phía trước, áp dụng tải thử vuông góc với phần lòng bàn chân của đế đinh. Đối với những đinh hướng xuống dưới áp dụng tải thử song song với phần lòng bàn chân của đế đinh. Trong quá trình tiến hành các phép thử, tải trọng phải được tác động với độ lệch ± 5° so với hướng tác động ban đầu. Thanh tải phải có hình dáng phù hợp để không bị trượt khỏi rãnh.
Nếu không thể lắp phần bàn chân mà không gây biến dạng, thì nên tháo từng đinh, với sự cho phép của nhà sản xuất, cùng với phần tương ứng của khung sao cho không ảnh hưởng đến sức bền vật liệu và độ bền của đinh. Tạo rãnh trên từng đinh song song với phần để với khoảng cách từ mũi như Hình 3. Lắp đinh của mẫu thử, càng gần phần ngàm càng tốt, như Hình 3. Trong suốt quá trình thử, tải trọng phải được tác động với đô lệch ± 5° so với hướng tác động ban đầu. Thanh tải phải có hình dáng phù hợp để không bị trượt khỏi ray.
Tác động một lực, như chỉ rõ ở Bảng 1, lên mẫu thử theo Hình 3 b) hoặc c) hoặc d), nếu phù hợp. Duy trì lực trong (60 ± 5) s và đo độ biến dạng cực đại. Tỷ lệ của tải trọng phải đạt (200 ± 50) mm/min.
Sau khi bỏ lực tác động, đo độ biến dạng vĩnh viễn.
Nếu các đinh có thể điều chỉnh được, thử các đinh ở mức độ kéo dãn cực đại.
5.4.4 Thử độ bền uốn ngang trên đai khóa
Lắp mẫu thử lên một chiếc giày trượt tuyết theo ISO 9523:2015 như mô tả trong phần hướng dẫn và thông tin của nhà sản xuất.
Sử dụng tốc độ gia tải (200 ± 50) mm/min, tác dụng lực (1 000 ± 25) N trên đai khóa với hai dải băng theo BS EN 565:2017, bề ngang (15 ± 2) mm như Hình 5 và giữ lực tác động trong (60 ± 5) s.
5.4.5 Thử độ bền của các phần liên kết khác đai khóa
Lắp phần khung của mẫu thử như Hình 6 a). Nếu không thể lắp cả phần đế, tách riêng điểm điều chỉnh cùng với phần tương ứng của khung và lắp mẫu thử này.
Sử dụng tốc độ gia tải (200 ± 50) mm/min, tác động lực Fi= (1 000 ± 25) N lên phần nẹp, xấp xỉ theo hướng bộ phận này sẽ mang tải trong quá trình sử dụng và giữ lực trong vòng (60 ± 5) s.
5.4.6 Thử độ bền của tấm chắn nẹp
Siết chặt nẹp đế đinh theo thông tin và hướng dẫn của nhà sản xuất.
Sử dụng tốc độ gia tải (200 ± 50) mm/min, tác động lực (1 000 ± 25) N lên tấm chắn và giữ lực trong vòng (60 ± 5) s.
CHÚ DẪN
1 dải băng
Hình 5 - Tác động lực lên đai khóa
Kích thước tinh bằng milimét
CHÚ DẪN
F1, F2 các lực
Hình 6 - Lắp phần khung để thử độ bền
5.4.7 Thử độ bền của các vòng, mắt liên kết và độ bền phần tương ứng của nẹp
Lắp phần khung của mẫu thử như Hình 6 b). Nếu không thể lắp phần khung, tách rời điểm nối cùng phần tương ứng của khung.
Cài vòng hoặc mắt liên kết với phần của nẹp bằng các bộ phận mà nhà sản xuất dự kiến sử dụng cùng để hình thành một vòng (ví dụ: bằng cách thắt nút).
Sử dụng tốc độ gia tải (200 ± 50) mm/min, tác động lực F2 = (2 000 ± 50) N lên nút thắt để đặt tải lên vòng hoặc mắt liên kết tương tự hướng lực bộ phận này sẽ tải trong quá trình sử dụng và giữ lực trong vòng (60 ± 5) s.
5.4.8 Thử độ bền theo chiều dọc của phần khung
Lắp mẫu thử không có giày ống giữa hai dải băng đeo theo BS EN 565, mỗi băng có chiều rộng (15 ± 2) mm, theo Hình 7 ở vị trí mà chiều dài được điều chỉnh nhỏ nhất.
Sử dụng tốc độ gia tải (200 ± 50) mm/min, tác động lực F= (3 000 ± 75) N, xem 4.3.6, và giữ lực trong vòng (60 ± 5) s.
Lặp lại phép thử này trên cùng mẫu thử ở vị trí điều chỉnh theo chiều dài lớn nhất.
Nếu mẫu thử đại diện có chức năng điều chỉnh tự động theo chiều rộng của giày ống, cố định chiều rộng bằng thanh định vị ở mức trung bình.
Trường hợp các đinh được ghép trực tiếp vào giày ống, thì tiến hành thử đế đinh cùng với giày ống.
CHÚ DẪN
1 dải băng
F lực
Hình 7 - Thử độ bền theo chiều dọc của phần khung
Đế đinh phải được ghi nhãn rõ ràng, không tẩy xóa và bền, bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) tên của nhà sản xuất;
b) tháng và năm sản xuất;
c) biểu tượng đồ họa hướng dẫn người sử dụng đọc thông tin do nhà sản xuất cung cấp theo Hình 8.
Hình 8 - Biểu tượng đồ họa đọc thông tin do nhà sản xuất cung cấp (Hướng dẫn sử dụng cho “người vận hành; chỉ dẫn vận hành”, ISO 7000, biểu tượng số 1641).
7 Thông tin do nhà sản xuất cung cấp
Đế đinh phải được cung cấp cùng tờ hướng dẫn với ít nhất các thông tin sau đây:
a) tên và địa chỉ của nhà sản xuất;
b) viện dẫn tiêu chuẩn này;
c) việc sử dụng sản phẩm;
d) loại giày ống sẽ sử dụng cùng đế đinh;
e) cách điều chỉnh đế đinh và cách lắp vào giày ống;
f) hướng dẫn kiểm tra độ khớp và lắp đế đinh vào giày ống thỏa mãn yêu cầu;
g) hướng dẫn kiểm tra độ sắc của đinh và cách mài sắc đinh;
h) ý nghĩa của việc ghi nhãn trên sản phẩm;
i) cách bảo quản, vệ sinh và bảo dưỡng sản phẩm;
j) tuổi thọ của sản phẩm;
k) hướng dẫn bảo quản và vận chuyển sản phẩm;
l) ảnh hưởng của tác nhân hóa học và nhiệt độ trên sản phẩm.
Các tiêu chuẩn về thiết bị leo núi
Bảng A.1 - Danh mục các tiêu chuẩn về thiết bị leo núi
TT |
Số hiệu tiêu chuẩn |
Tên tiêu chuẩn |
1 |
TCVN 13323:2021 (BS EN 12270:2013) |
Thiết bị leo núi - Phanh chống - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
2 |
TCVN 13324:2021 (BS EN 12275:2013) |
Thiết bị leo núi - Đầu nối - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
3 |
TCVN 13325:2021 (BS EN 12276:2013) |
Thiết bị leo núi - Neo ma sát - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
4 |
TCVN 13326:2021 (BS EN 12277:2015) |
Thiết bị leo núi - Dây treo - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
5 |
TCVN 13327:2021 (BS EN 12278:2007) |
Thiết bị leo núi - Ròng rọc - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
6 |
TCVN 13328:2021 (BS EN 12492:2012) |
Thiết bị leo núi - Mũ bảo hiểm cho người leo núi - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
7 |
TCVN 13538:2022 (BS EN 564:2014) |
Thiết bị leo núi - Dây phụ kiện - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
8 |
TCVN 13539:2022 (BS EN 566:2017) |
Thiết bị leo núi - Dây cáp đeo - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
9 |
TCVN 13540:2022 (BS EN 567:2013) |
Thiết bị leo núi - Kẹp dây - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
10 |
TCVN 13541:2022 (BS EN 892:2012 with Amendment 1:2016 and Amendment 2:2021) |
Thiết bị leo núi - Dây leo núi cơ động - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
11 |
TCVN 13542:2022 (BS EN 893:2019) |
Thiết bị leo núi - Đế đinh - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
12 |
TCVN 13543-1:2022 (BS EN 15151-1:2012) |
Thiết bị leo núi - Thiết bị phanh hãm - Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị phanh hãm có khóa phanh bằng tay |
13 |
TCVN 13543-2:2022 (BS EN 15151-2:2012) |
Thiết bị leo núi - Thiết bị phanh hãm - Phần 2: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị phanh hãm bằng tay |
14 |
BS EN 565:2017 |
Mountaineering equipment - Tape - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Băng (tải) - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
15 |
BS EN 568:2015 |
Mountaineering equipment - Ice anchors - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Neo leo băng - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
16 |
BS EN 569:2007 |
Mountaineering equipment - Pltons - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Piton - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
17 |
BS EN 958:2017 |
Mountaineering equipment - Energy absorbing systems for use in klettersteig (via ferrata) climbing - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Hệ thống hấp thụ năng lượng sử dụng trong leo núi- Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
18 |
BS EN 959:2018 |
Mountaineering equipment - Rock anchors - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Neo leo núi trong nhà - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
19 |
BS EN 13089:2011 + A1:2015 |
Mountaineering equipment - Ice-tools - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Dụng cụ leo trên băng - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
20 |
BS EN 16716:2017 |
Mountaineering equipment - Avalanche airbag systems - Safety requirement and test methods (Thiết bị leo núi - Hệ thống túi khí đề phòng tuyết lở - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
21 |
BS EN 16869:2017+ AC:2018 |
Design/construction of Via Ferrata (Thiết kế/ cấu tạo của loại hình leo núi Via Ferrata) |
22 |
BS EN 17109:2020 |
Mountaineering equipment - Individual safety systems for rope courses - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Hệ thống an toàn cá nhân - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
Tiêu chuẩn EN 893:2019 được biên soạn theo yêu cầu tiêu chuẩn hóa của Ủy ban châu Âu (M/031) nhằm cung cấp biện pháp tự nguyện phù hợp với các yêu cầu cơ bản tại Nghị định (EU) 2016/425 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 9/3/2016 về phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE).
Khi tiêu chuẩn này được trích dẫn trong Cóng báo của Liên minh châu Âu theo quy định của Nghị định (EU) 2016/425, thì trong phạm vi của tiêu chuẩn này, việc tuân thủ các điều khoản được nêu ở Bảng ZA.1 được giả định là phù hợp với các yêu cầu cơ bản tương ứng tại Nghị định (EU) 2016/425 và các quy định của Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (EFTA) có liên quan.
Bảng ZA.1 - Sự tương ứng giữa tiêu chuẩn này và Nghị định (EU) 2016/425
Các yêu cầu cơ bản tại Nghị định (EU) 2016/425 |
Các điều của tiêu chuẩn này |
Ghi chú |
|
1.2.1 |
Không có rủi ro và các yếu tố nội tại khác gây khó chịu |
4.1, 4.3 |
|
1.3.2 |
Tính nhẹ và độ bền |
4.4, 4.5 |
|
1.4 |
Hướng dẫn và thông tin của nhà sản xuất |
Điều 7 |
|
2.12 |
Ghi nhãn sản phẩm |
Điều 6 |
|
3.1.2.2 |
Chống ngã cao |
4.5 |
Dây leo núi cơ động theo tiêu chuẩn này chỉ là một phần của chuỗi an toàn và cần được sử dụng cùng với thiết bị tương thích khác |
|
|
|
|
CẢNH BÁO 1: Giả định về sự phù hợp chỉ đúng đến khi việc viện dẫn đến tiêu chuẩn này được duy trì trong danh mục được xuất bản trên Công báo của Liên minh châu Âu. Người sử dụng tiêu chuẩn này cần thường xuyên tham khảo danh mục mới nhất được xuất bản trên Công báo của Liên minh châu Âu.
CẢNH BÁO 2: Các quy định khác có thể áp dụng cho sản phẩm thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu an toàn
4.1 Hình dạng và kết cấu
4.2 Ngăn ngừa trượt ngã
4.3 Độ bền
5 Phương pháp thử
5.1 Mẫu thử
5.2 Điều kiện thử
5.3 Dụng cụ thử độ bền uốn trên đinh
5.4 Quy trình thử
6 Ghi nhãn
7 Thông tin do nhà sản xuất cung cấp
Phụ lục A (tham khảo) Các tiêu chuẩn về thiết bị leo núi
Phụ lục ZA (tham khảo) Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn này và các yêu cầu cơ bản tại Nghị định (EU) 2016/425 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 9/3/2016 về phương tiện bảo vệ cá nhân
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.