THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT (VIETGAP) - PHẦN 1: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG AO
Good Aquaculture Practices (VietGAP) - Part 1: Pond aquaculture
Lời nói đầu
TCVN 13528-1:2022 do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT (VIETGAP) - PHẦN 1: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG AO
Good Aquaculture Practices (VietGAP) - Part 1: Pond aquaculture
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong ao, bể, đầm, hầm... có thể kiểm soát được các yếu tố đầu vào (sau đây gọi chung là ao), từ khâu chuẩn bị nuôi, thả giống đến khâu thu hoạch để làm thực phẩm.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Cơ sở nuôi (aquaculture producer)
Nơi diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản dùng làm thực phẩm do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ.
2.2
Cơ sở nuôi nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm nuôi (group or multisites)
Cơ sở nuôi có từ hai thành viên hoặc hai địa điểm nuôi trở lên áp dụng chung các quy định nội bộ để triển khai áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt.
2.3
Mối nguy (hazard)
Tác nhân vật lý, hóa học, sinh học có khả năng gây mất an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khỏe con người và động vật thủy sản, gây ô nhiễm môi trường, làm giảm chất lượng sản phẩm.
2.4
Nguy cơ (risk)
Khả năng xảy ra và mức độ gây mất an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khỏe con người, môi trường và chất lượng sản phẩm do một hoặc nhiều mối nguy gây nên.
2.5
Kiểm tra nội bộ (self-assessment)
Quá trình kiểm tra do cơ sở nuôi tổ chức thực hiện để xác định mức độ thực hiện và duy trì sự phù hợp với VietGAP trong quá trình nuôi trồng.
2.6
VietGAP
Thực hành các biện pháp nhằm đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, sức khỏe thủy sản nuôi và giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho người lao động.
2.7
Thủy sản biến đổi gen (genetic modified aquatic animal)
Loài thủy sản có cấu trúc di truyền bị thay đổi bởi công nghệ chuyển gen.
Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Đảm bảo an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn và quy định hiện hành.
b) Đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các nguy cơ về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất.
c) Đảm bảo có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo các quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế.
d) Đảm bảo có trách nhiệm với xã hội và an toàn cho người lao động.
4.1.1 Địa điểm nuôi trồng
4.1.1.1 Địa điểm nuôi trồng phải nằm ở những khu vực ít bị ảnh hưởng hoặc có nguy cơ thấp bởi các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm. Trường hợp địa điểm nuôi trồng nằm ở khu vực có nguy cơ thấp, cơ sở nuôi có biện pháp kiểm soát ảnh hưởng của các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.
4.1.1.2 Địa điểm nuôi trồng phải nằm ngoài phạm vi các khu vực bảo tồn quốc gia hoặc quốc tế thuộc mục Ia đến mục IV trong danh mục khu vực được bảo vệ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Trường hợp cơ sở nuôi nằm trong mục V hoặc VI của danh mục nêu trên, cần có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý khu vực bảo tồn và có kế hoạch chuyển địa điểm ra khỏi phạm vi khu bảo tồn theo yêu cầu của cơ quan quản lý khu vực bảo tồn.
4.1.1.3 Địa điểm nuôi trồng phải nằm ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt tại các khu bảo tồn đất ngập nước và khu bảo tồn biển. Riêng đối với phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn đất ngập nước, không được tổ chức nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp. Trường hợp cơ sở nuôi nằm gần các phân khu nói trên, cơ sở nuôi có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc địa điểm nuôi nằm ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái.
4.1.1.4 Địa điểm nuôi trồng phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý về quyền sử dụng đất, mặt nước.
4.1.1.5 Không được phá rừng ngập mặn và hệ sinh thái ven biển, cửa sông để sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
4.1.2 Cơ sở hạ tầng
4.1.2.1 Xây dựng bờ ao bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước.
4.1.2.2 Có biện pháp chống thấm để ngăn nước mặn, nước lợ không thẩm lậu vào tầng nước ngọt tự nhiên.
4.1.2.3 Có hệ thống cấp nước và thải nước riêng biệt.
4.1.2.4 Cần bố trí nơi chứa và xử lý bùn thải, nước thải từ ao nuôi phù hợp với trường hợp cơ sở nuôi thâm canh, bán thâm canh và nơi chứa, xử lý chất thải, nước thải từ sinh hoạt trong trường hợp có người lao động ở lại cơ sở nuôi.
4.1.2.5 Cần bố trí nơi chứa rác thải nguy hại riêng biệt với nơi chứa, xử lý thủy sản chết; tách biệt với khu vực nuôi trồng và không làm ảnh hưởng đến môi trường.
4.1.2.6 Cần bố trí nơi chứa vật tư đầu vào theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo không có sự xâm nhập của địch hại, sự sử dụng của người không có phận sự hoặc sử dụng nhầm lẫn.
4.1.2.7 Có sơ đồ chỉ dẫn khu nuôi trồng phù hợp với thực tế và có biển báo cho từng khu vực.
4.1.2.8 Có các biện pháp đảm bảo ngăn ngừa địch hại xâm nhập vào trong cơ sở nuôi, kể cả vật nuôi (chó, mèo, ngỗng, vịt...).
4.1.3 Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
4.1.3.1 Cơ sở nuôi phải có dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất nuôi trồng thủy sản và phù hợp để xử lý các sự cố có thể xảy ra trong quá trình nuôi trồng.
4.1.3.2 Dụng cụ, trang thiết bị sử dụng trong quá trình nuôi trồng phải làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường, không là vật trung gian mang mối nguy gây mất an toàn thực phẩm đối với thủy sản nuôi trồng.
4.1.3.3 Dụng cụ, trang thiết bị phải được vận hành, bảo dưỡng, bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất.
4.1.4 Bảo vệ môi trường
4.1.4.1 Cơ sở nuôi phải có kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4.1.4.2 Nước thải ra môi trường phải đạt một số chỉ tiêu quy định tại Phụ lục A.
4.1.4.3 Cơ sở nuôi phải có biện pháp sử dụng tiết kiệm nước, phòng, chống chua, mặn, xói mòn đất và bảo đảm không gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy trong trường hợp cơ sở nuôi khai thác, sử dụng nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản.
4.1.4.4 Không được xả nước mặn vào nguồn nước ngọt tự nhiên.
4.1.4.5 Khuyến khích hoạt động tái tạo, phục hồi môi trường sống thủy sinh do bị ảnh hưởng bởi hoạt động nuôi trồng thủy sản.
4.1.5 Bảo vệ đa dạng sinh học
Cơ sở nuôi phải có biện pháp phù hợp và triển khai áp dụng để hạn chế ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến môi trường sống của các loài động thực vật tự nhiên, phòng ngừa sự xâm nhập và không gây chết đối với những loài động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam có khả năng xuất hiện trong vùng nuôi trồng.
4.1.6 Nhân sự
4.1.6.1 Người quản lý cơ sở nuôi phải có kiến thức về nuôi trồng thủy sản, được tập huấn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo tiêu chuẩn này.
4.1.6.2 Người lao động làm việc tại cơ sở nuôi phải được người quản lý cơ sở tập huấn về nuôi trồng thủy sản, về thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo tiêu chuẩn này và về an toàn lao động theo đúng các vị trí làm việc.
4.1.7 Tài liệu và lưu trữ hồ sơ
4.1.7.1 Tài liệu hướng dẫn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt áp dụng trong cơ sở nuôi phải được phê duyệt, cập nhật, phê duyệt lại khi cần và được kiểm soát bởi người có thẩm quyền của cơ sở nuôi.
4.1.7.2 Tài liệu cần sẵn có trước khi bắt đầu vụ nuôi trồng và đảm bảo việc sử dụng đúng tài liệu còn hiệu lực. Danh mục tài liệu tối thiểu cần có được nêu tại Phụ lục B.
4.1.7.3 Cơ sở nuôi phải thực hiện ghi chép, duy trì và luôn sẵn có hồ sơ quá trình nuôi trồng thủy sản, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc khi có yêu cầu. Hồ sơ thực hiện theo quy định tại Phụ lục C. Hồ sơ liên quan đến quá trình nuôi trồng phải được lưu trữ ít nhất 24 tháng tính từ thời điểm thu hoạch. Hồ sơ pháp lý, nhân sự, môi trường được lưu trữ cho đến khi có sự thay đổi.
4.1.8 An toàn lao động và trách nhiệm xã hội
4.1.8.1 Người lao động làm việc tại cơ sở nuôi phải được cung cấp trang bị bảo hộ phù hợp với công việc và được trang bị dụng cụ sơ cứu để xử lý trong trường hợp cần thiết.
4.1.8.2 Có khu làm việc, khu sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người lao động trong trường hợp người lao động ở lại cơ sở nuôi.
4.1.8.3 Có biển cảnh báo tại các vị trí có nguy cơ gây mất an toàn lao động (điện cao thế, độ sâu ngập nước, thùng đựng hóa chất, nơi chứa chất thải nguy hại, nước có chứa hóa chất xử lý v.v...).
4.1.8.4 Người lao động làm việc tại cơ sở nuôi phải được đối xử có trách nhiệm, được trả lương, phụ cấp theo quy định.
4.1.8.5 Không sử dụng người lao động là trẻ em dưới 16 tuổi. Trường hợp người lao động từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cơ sở nuôi phải đảm bảo công việc không gây hại đến sức khỏe, không ảnh hưởng đến việc học tập hay làm giảm khả năng tiếp nhận kiến thức của họ.
4.1.8.6 Người lao động không bị phân biệt đối xử về giới tính, tôn giáo, dân tộc từ phía người sử dụng lao động hoặc các lao động khác.
4.1.8.7 Có thủ tục/quy trình xử lý mâu thuẫn với cộng đồng xung quanh và giải quyết khiếu nại liên quan đến sản phẩm, quyền lợi của người lao động, trong đó thể hiện cách tiếp nhận, xử lý và trả lời khiếu nại.
4.1.8.8 Cơ sở phải hạn chế những hoạt động nuôi trồng thủy sản gây ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh và thực hiện xử lý khiếu nại nếu phát sinh.
4.2 Yêu cầu về thực hành nuôi trồng thủy sản
4.2.1 Kiểm soát chất lượng nước cấp vào ao nuôi và trong quá trình nuôi trồng
4.2.1.1 Nước cấp vào ao nuôi phải được xử lý và kiểm soát các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.
4.2.1.2 Chất lượng nước nuôi phải thích hợp với loài thủy sản và không là mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.
4.2.1.3 Định kỳ kiểm tra chất lượng nước ao nuôi về một số chỉ tiêu lý - hóa phù hợp với loài thủy sản và hình thức nuôi trồng [pH, hàm lượng oxy hòa tan (DO), hàm lượng chất rắn lơ lửng, hàm lượng amonia (NH3), hydro sulfide (H2S), độ mặn hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia hiện hành, nếu có].
4.2.2 Kiểm soát con giống
4.2.2.1 Chỉ sử dụng con giống (bao gồm cả loài ngoại lai) có trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại việt Nam do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được sản xuất tại cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.
4.2.2.2 Sử dụng con giống đảm bảo chất lượng, được kiểm dịch theo quy định.
4.2.2.3 Không sử dụng giống thủy sản biến đổi gen.
4.2.2.4 Không được sử dụng con giống khai thác ở khu vực bãi đẻ, khu vực di cư sinh sản [4].
4.2.3 Sử dụng, bảo quản thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
4.2.3.1 Chỉ sử dụng sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được sản xuất từ cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện và đáp ứng quy định trước khi lưu thông trên thị trường [1].
4.2.3.2 Sử dụng thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, độ tuổi của loài thủy sản nuôi.
4.2.3.3 Không sử dụng thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có thành phần chứa hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật trong danh mục cấm sử dụng trong theo quy định của pháp luật [5].
4.2.3.4 Không sử dụng hormon, chất kích thích tăng trưởng trong quá trình nuôi trồng.
4.2.3.5 Trường hợp tự sản xuất thức ăn, cơ sở phải công bố tiêu chuẩn áp dụng nhằm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn đáp ứng quy định của pháp luật [7],[8],[9].
4.2.3.6 Không sử dụng sản phẩm hết hạn, không rõ nhãn sản phẩm hoặc sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
4.2.3.7 Cần bảo quản sản phẩm thức ăn, sản phẩm cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thủy sản trong điều kiện phù hợp và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4.2.4 Quản lý sức khỏe thủy sản nuôi
4.2.4.1 Thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện dấu hiệu bị sốc, bị bệnh, nghi ngờ bị bệnh, các dấu hiệu không bình thường khác trên thủy sản nuôi và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự phát sinh mầm bệnh.
4.2.4.2 Phải thực hiện biện pháp cách ly, ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh giữa các ao nuôi và từ nơi nuôi ra bên ngoài khi phát hiện thủy sản nhiễm bệnh, mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh. Trường hợp động vật thủy sản nuôi mắc bệnh, chết do các loại bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch [3], cơ sở nuôi phải báo cho nhân viên thú y xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan chuyên ngành thủy sản nơi gần nhất ngay khi phát hiện.
4.2.4.3 Trường hợp sử dụng thuốc thú y thủy sản, cơ sở nuôi phải sử dụng sản phẩm trong danh mục thuốc thú y thủy sản đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và theo đơn hoặc phác đồ điều trị của người có chuyên môn. Không sử dụng thuốc thú y trong danh mục cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản.
4.2.4.4 Phải tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y thủy sản, kháng sinh trước khi thu hoạch theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý.
4.2.5 Kiểm soát chất thải từ quá trình nuôi trồng
4.2.5.1 Chất thải rắn cần được thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi quy định bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
4.2.5.2 Chất thải nguy hại cần được phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
4.2.5.3 Thủy sản bị chết, bị nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch phải được xử lý đúng cách ngay khi phát hiện để tránh lây lan dịch bệnh bên trong và bên ngoài cơ sở nuôi.
4.2.5.4 Có quy định và thực hiện quy định về vệ sinh nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phát sinh mầm bệnh trong khu vực nuôi.
VÍ DỤ: Nếu lưu trữ và sử dụng các loại nhiên liệu, xăng, dầu, hóa chất, phải đảm bảo không gây ô nhiễm đến thủy sản nuôi, môi trường nước và đảm bảo an toàn cho người lao động.
4.2.5.6 Phải thực hiện tẩy trùng, cải tạo ao nuôi sau mỗi vụ nuôi trồng: đảm bảo thời gian ngừng/nghỉ giữa hai vụ nuôi ít nhất là 30 ngày tùy theo từng nhóm loài thủy sản, hình thức nuôi trồng và địa điểm nuôi trồng.
4.2.6 Thu hoạch
Có kế hoạch và biện pháp thu hoạch sản phẩm thủy sản phù hợp với loài thủy sản và hình thức nuôi trồng nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
4.3 Phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP và không áp dụng VietGAP
Có hệ thống nhận biết để đảm bảo không nhầm lẫn giữa sản phẩm áp dụng/được chứng nhận và không áp dụng/chưa được chứng nhận theo tiêu chuẩn này trong quá trình nuôi trồng.
4.4.1 Có quy định và thực hiện các quy định về ghi chép hoạt động sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo nguyên tắc một bước trước - một bước sau trong toàn bộ các khâu của quá trình nuôi trồng, Quy định truy xuất nguồn gốc được vận hành thử trước khi chính thức thực hiện.
4.4.2 Hồ sơ truy xuất nguồn gốc được lưu giữ trong suốt quá trình nuôi và ít nhất 24 tháng tính từ thời điểm thu hoạch.
4.4.3 Có quy định xử lý, thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.
4.4.4 Được cơ quan có thẩm quyền cấp mã số cơ sở nuôi đối với tôm nước lợ và cá tra.
4.5 Yêu cầu đối với cơ sở nuôi nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm nuôi
4.5.1 Có quy định nội bộ về phân công nhiệm vụ, tổ chức sản xuất, trách nhiệm của các thành viên tham gia và được phổ biến đến tất cả thành viên, địa điểm nuôi.
4.5.2 Có quy định về hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức kiểm tra định kỳ việc tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn này không quá 12 tháng một lần đối với tất cả thành viên hoặc địa điểm nuôi; phát hiện điểm không phù hợp, xác định nguyên nhân và có hành động khắc phục. Hành động khắc phục cần được thực hiện trước thời điểm thu hoạch. Thời gian khắc phục phụ thuộc vào nội dung và thời gian tối thiểu cần để khắc phục điểm không phù hợp nhằm đảm bảo sản phẩm trước khi thu hoạch đáp ứng các quy định của tiêu chuẩn này. Mẫu kiểm tra nội bộ tham khảo Phụ lục D.
Một số chỉ tiêu đối với nước thải ra môi trường từ cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao
Thông số |
Yêu cầu |
1. Mùi |
Không khó chịu |
2. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) (tại 20 °C), mg/L, không lớn hơn |
50 |
3. Nhu cầu oxy hóa học (COD), mg/L, không lớn hơn |
150 |
4. Hàm lượng chất rắn lơ lửng, mg/L, không lớn hơn |
100 |
5. Hàm lượng clorua (không áp dụng khi xả vào nguồn nước mặn, nước lợ), mg/L, không lớn hơn |
1.000 |
6. Hàm lượng amoni (tính theo nitơ), mg/L, không lớn hơn |
10 |
7. Coliform, MNP/100 mL, không lớn hơn |
5 000 |
Danh mục tài liệu VietGAP thủy sản
Danh mục tối thiểu tài liệu VietGAP thủy sản bao gồm:
1) Tài liệu hướng dẫn thực hành nuôi VietGAP, bao gồm hướng dẫn quản lý sức khỏe thủy sản nuôi, hướng dẫn di chuyển thủy sản nuôi, sản phẩm thủy sản nuôi.
2) Danh sách thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý, môi trường sử dụng trong quá trình nuôi trồng.
3) Sơ đồ/ bản vẽ hệ thống nước cấp, thoát nước.
4) Quy định về việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ sở nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm.
5) Phương án xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại, thủy sản chết.
6) Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm, xử lý đối với sản phẩm không phù hợp
7) Quy định về phương án xử lý trong các trường hợp mất an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
8) Có quy định giải quyết khiếu nại liên quan đến sản phẩm và quyền lợi của người lao động.
9) Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó bao gồm các hoạt động liên quan đến sử dụng vật tư đầu vào, nhiên liệu hiệu quả, ít ảnh hưởng đến môi trường; các hoạt động kiểm soát sự sổng thoát của thủy sản nuôi.
10) Kế hoạch sản xuất.
Hồ sơ quá trình nuôi trồng thủy sản
Hồ sơ quá trình nuôi trồng thủy sản được ghi chép hàng ngày, lưu trữ theo từng ao riêng biệt trong thời gian 24 tháng tính từ thời điểm thu hoạch, bao gồm những thông tin sau:
B.1 Nhật ký ghi chép về hoạt động nuôi
1. Chuẩn bị ao trước khi nuôi:
Diện tích thả nuôi: ................................
Biện pháp kỹ thuật, thời điểm thực hiện, tên sản phẩm, liều lượng đã sử dụng trong quá trình cải tạo đáy ao, xử lý nước trước khi cấp vào ao....
2. Chất lượng nước nuôi
- Kết quả kiểm tra chất lượng nước trước khi cấp vào ao nuôi.
- Kết quả kiểm tra định kỳ chất lượng nước (các yếu tố lý - hóa của nước trong ao nuôi: hàm lượng oxy hòa tan (DO), pH, độ kiềm, chất rắn lơ lửng, nhiệt độ nước, hàm lượng amonia (NH3), hydro sulfide (H2S), độ mặn ...) trong quá trình nuôi trồng.
- Thời gian và lượng nước bổ sung mỗi lần.
- Biện pháp cải thiện chất lượng nước; Tên sản phẩm, liều lượng, thời gian xử lý môi trường nước ao nuôi.
3. Giống thả nuôi
Tên, địa chỉ cơ sở cung cấp con giống
Mã số giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất ương dưỡng giống thủy sản.
Loài thủy sản thả nuôi:
Số lượng giống thả ............................ con; Cỡ giống: .................. Giá giống: .................
Kết quả kiểm tra chất lượng giống: .....................................................
Ngày thả giống: ................................ Mật độ thả: ................................... con/m2
4. Thông tin về vụ nuôi trước
Tình hình dịch bệnh: ................................
Loài thủy sản nuôi: ................................ Sản lượng: ................................ (kg); FCR: ..................
5. Theo dõi và quản lý sức khoẻ thủy sản trong quá trình nuôi trồng
Dấu hiệu bất thường của thủy sản nuôi: ................................
Phương án xử lý đối với các triệu chứng, dấu hiệu bất thường của thủy sản nuôi: ....................
6. Quản lý vật tư đầu vào
Tên loại vật tư đầu vào (thức ăn, thuốc, sản phẩm cải tạo, xử lý môi trường...) và mã số của từng loại vật tư đầu vào: ................................
Tên và khối lượng thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường sử dụng mỗi ngày/từng ao nuôi.
Tên, liều lượng thuốc, kháng sinh, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường sử dụng mỗi lần/từng ao nuôi. Triệu chứng/biểu hiện hoặc lý do sử dụng.
Điều kiện bảo quản sản phẩm vật tư đầu vào dùng trong nuôi trồng thủy sản.
7. Theo dõi di chuyển của thủy sản
Số lượng, khối lượng thủy sản mỗi lần di chuyển, điểm đi/điểm đến; lý do di chuyển. Phương pháp vận chuyển.
8. Xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn, nước thải
Tên chất thải nguy hại, chất thải rắn; số lượng thu gom, xử lý mỗi lần.
Tên người thực hiện. Ngày thực hiện.
Phương pháp thực hiện. Đơn vị thu gom, xử lý chất thải nguy hại.
Biện pháp xử lý nước thải.
9. Quản lý người lao động tại cơ sở nuôi
Thông tin về người lao động (họ và tên; ngày tháng năm sinh, quê quán, công việc được giao, chứng chỉ/chứng nhận đã qua tập huấn, đào tạo (nếu có), số căn cước công dân).
10. Các hoạt động tái tạo/phục hồi môi trường sống của thủy sinh đã thực hiện.
11. Thu hoạch và doanh thu
Thời điểm thu hoạch. Tổng sản lượng, kích cỡ thu hoạch trung bình.
Tổng doanh thu/mỗi lần thu hoạch.
Tên, địa chỉ khách hàng mua.
Tỷ lệ sống: ........................ %; FCR: .......................
Hạch toán: Doanh thu - Tổng chi = ........................
B.2 Danh mục hồ sơ
1. Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc nơi nuôi nằm ngoài khu RAMSAR (nếu có).
2. Sơ đồ chỉ dẫn từng hạng mục công trình phù hợp với biển báo trên thực tế.
3. Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định hiện hành.
4. Giấy chứng nhận đã tham gia tập huấn về VietGAP thủy sản hoặc an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản của người quản lý, người lao động.
5. Bản sao chụp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản của cơ sở bán giống cho cơ sở nuôi.
6. Nhật ký ghi chép theo Phụ lục B, mục I; Hồ sơ truy xuất nguồn gốc. Hồ sơ đánh giá nội bộ đối với cơ sở nuôi nhiều địa điểm nuôi hoặc nhóm nhiều thành viên.
7. Đơn thuốc (nếu có).
Bảng hướng dẫn kiểm tra nội bộ
Tên cơ sở được kiểm tra: .........................
Địa chỉ kiểm tra: .........................
Thời gian kiểm tra: .........................
Điều khoản |
Chỉ tiêu |
Yêu cầu theo VietGAP |
Kết quả kiểm tra a) |
Phân tích nguyên nhân |
Hành động khắc phục b) |
VÍ DỤ: |
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a) Ghi Đ nếu đạt, ghi K nếu không đạt. Các chỉ tiêu không đạt phân tích nguyên nhân và có hành động khắc phục. b) Ghi hành động khắc phục và thời gian khắc phục. |
ĐẠI DIỆN CƠ
SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA |
NGƯỜI KIỂM TRA |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Luật Thủy sản 2017.
[2] Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản
[3] Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước
[4] Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
[5] Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (Phụ lục III)
[6] Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (Phụ lục 1)
[7] Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
[8] QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn thủy sản - Phần 1: Thức ăn hỗn hợp
[9] QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn thủy sản - Phần 2: Thức ăn bổ sung
[10] QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn thủy sản - Phần 3: Thức ăn tươi sống
[11] QCVN 01-80:2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm - Điều kiện vệ sinh thú y
[12] QCVN 40:2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
[13] Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/9/2014 ban hành Quy phạm thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP)
[14] Quyết định số 4669/QĐ-BNN-TCTS ngày 28/10/2014 ban hành hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
[15] Quyết định số 4835/QĐ-BNN-TCTS ngày 24/11/2015 ban hành hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng (P. vannamei), tôm sú (P. monodon)
[16] Quyết định số 1233/QĐ-BNN-TCTS ngày 11/4/2016 ban hành hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi cá rô phi (Oreochromis sp.) thương phẩm
[17] Guidelines on ASEAN Good Aquaculture Practices (ASEAN GAqP) for Food Fish, Jakarta: ASEAN Secretariat, 2015
[18] ASEAN Secretariat, Standard on ASEAN Good Aquaculture Practices for Shrimp Farming (ASEAN Shrimp GAP), Jakarta, 2011
[19] Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), Code of Conduct for Responsible Fisheries, Rome, 1995
[20] Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), FAO Technical Guidelines for Responsible Fisheries - Fisheries Management - 4, Rome, 1997
[21] Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), Technical Guidelines on Aquaculture Certification, Rome, 2011
[22] GLOBALG.A.P, General Regulations, Part I - General requirements, Version 5.2, 2019
[23] GLOBALG.A.P, General Regulations, Part II - Quality Management System Rules, Version 5.2, 2019
[24] GLOBALG.A.P, Integrated Farm Assurance: All Farm Base - Aquaculture Module, Version 5.4, 2021
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Thuật ngữ và định nghĩa
3 Nguyên tắc
4 Các yêu cầu
4.1 Yêu cầu chung
4.1.1 Địa điểm nuôi trồng
4.1.2 Cơ sở hạ tầng
4.1.3 Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
4.1.4 Bảo vệ môi trường
4.1.5 Bảo vệ đa dạng sinh học
4.1.6 Nhân sự
4.1.7 Tài liệu và lưu trữ hồ sơ
4.1.8 An toàn lao động và trách nhiệm xã hội
4.2 Yêu cầu về thực hành nuôi trồng thủy sản
4.2.1 Kiểm soát chất lượng nước cấp vào ao nuôi và trong quá trình nuôi trồng
4.2.2 Kiểm soát con giống
4.2.3 Sử dụng, bảo quản thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
4.2.4 Quản lý sức khỏe thủy sản nuôi
4.2.5 Kiểm soát chất thải từ quá trình nuôi trồng
4.2.6 Thu hoạch
4.3 Phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP và không áp dụng VietGAP
4.4 Truy xuất nguồn gốc
4.5 Yêu cầu đối với cơ sở nuôi nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm nuôi
Phụ lục A (Quy định) Một số chỉ tiêu đối với nước thải ra môi trường từ cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao
Phụ lục B (Quy định) Danh mục tài liệu VietGAP thủy sản
Phụ lục C (Quy định) Hồ sơ quá trình nuôi trồng thủy sản
Phụ lục D (Tham khảo) Bảng hướng dẫn kiểm tra nội bộ
Thư mục tài liệu tham khảo
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.