Breeding bee
Lời nói đầu
TCVN 13473:2022 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
ONG GIỐNG
Breeding bee
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với ong nội (Apis cerana cerana Fabricius và Apis cerana indica Fabricius) và ong ngoại (Apis mellifera Linnaeus) nuôi để làm giống.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Sức đẻ trứng của ong chúa (laying capacity of queen bee) số lượng trứng do ong chúa đẻ ra trong một ngày đêm (24 h)
2.2
Số lỗ tổ nhộng (the number of pupa)
Số lượng lỗ tổ ấu trùng đã được vít nắp
2.3
Năng suất mật (honey yield)
Tổng khối lượng mật thu được do một đàn ong sản xuất ra trong một năm
CHÚ THÍCH: Năng suất mật được biểu thị bằng kilogam/đàn/năm.
2.4
Năng suất sáp ong (wax yield)
Tổng khối lượng sáp ong thu được do một đàn ong sản xuất ra trong một năm
CHÚ THÍCH: Năng suất sáp ong được biểu thị bằng kilogam/đàn/năm.
2.5
Năng suất phấn hoa (pollen yield)
Tổng khối lượng phấn hoa thu được do một đàn ong sản xuất ra trong một năm CHÚ THÍCH: Năng suất phán hoa được biểu thị bằng kilogam/đàn/năm.
2.6
Số cầu quân (number of adult comb)
Số lượng cầu có ong trường thành phủ kín hai mặt cầu ong (cầu có trứng, ấu trùng, nhộng)
2.7
Cầu mật (honey comb)
Cầu ong chỉ chứa mật được vít nắp 100 %
2.8
Thế đàn ong (colony strength)
Số lượng cầu quân của đàn ong
CHÚ THÍCH: Thế đàn ong được biểu thị bằng cầu/đàn.
2.9
Hệ số đàn ong giống sản xuất ra/năm (coefficient of bee colonies produced/year)
Tỷ số giữa số lượng đàn ong đạt được cuối kỳ (12 tháng) chia cho số lượng đàn ong đầu kỳ.
2.10
Tỷ lệ cận huyết đàn ong (inbreeding rate)
Tỷ lệ phần trăm giữa số lượng ấu trùng sau khi nở bị ong thợ ăn chia cho số lượng trứng ban đầu
2.11
Tỷ lệ nhiễm bệnh thối ấu trùng châu Âu (European foulbrood infection rate)
Tỷ lệ phần trăm giữa số lượng đàn ong bị nhiễm bệnh thối ấu trùng châu Âu trong tổng số đàn ong nuôi
Đặc điểm ngoại hình của ong giống được quy định tại Bảng 1. Tham khảo hình minh họa trong Phụ lục A.
Bảng 1 - Đặc điểm ngoại hình
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
|
Ong giống nội |
Ong giống ngoại |
|
I. Đối với ong chúa |
|
|
1. Hình dáng cơ thể |
To nhất đàn |
To nhất đàn |
2. Thân |
Cân đối, bụng thon dài |
To, thuôn dài |
3. Cánh |
Ngắn, phủ kín 2/3 các đốt bụng |
Ngắn, phủ kín 2/3 các đốt bụng |
4. Đốt bụng cuối |
Bầu |
Thuôn |
5. Màu sắc của phần bụng |
Đen bóng |
Vàng nâu, nâu đỏ |
II. Đối với ong thợ |
|
|
1. Hình dáng cơ thể |
Nhỏ nhất đàn |
Nhỏ nhất đàn |
2. Thân |
Nhỏ |
Nhỏ |
3. Cánh |
Dài, phủ kín các đốt bụng |
Dài, phủ kín các đốt bụng |
4. Đốt bụng cuối |
Nhọn |
Nhọn |
5. Màu sắc của phần bụng |
Đen |
Vàng đen, nâu đen |
III. Đối với ong đực |
|
|
1. Hình dáng cơ thể |
Trung bình |
Trung bình |
2. Thân |
To ngang |
To ngang |
3. Cánh |
Dài, phủ kín các đốt bụng |
Dài, phủ kín các đốt bụng |
4. Đốt bụng cuối |
Bằng |
Bằng |
5. Màu sắc của phần bụng |
Đen |
Đen, vàng, vàng nâu |
3.2 Yêu cầu về các chỉ tiêu kỹ thuật
Yêu cầu về các chỉ tiêu kỹ thuật của ong giống được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2 - Chỉ tiêu kỹ thuật
Chỉ tiêu |
Mức yêu cầu |
||
Ong giống nội |
Ong giống ngoại (Apis mellifera) |
||
Apis cerana cerana |
Apis cerana indica |
||
1. Đối với ong chúa |
|
|
|
1. Khối lượng của ong chúa đẻ, miligam |
180 đến 220 |
180 đến 200 |
250 đến 270 |
2. Sức đẻ của ong chúa trong 24 h |
≥ 450 |
≥ 400 |
≥ 800 |
II. Đối với đàn ong |
|
|
|
1. Năng suất mật ong, kilogam/đàn/năm |
≥ 18 |
≥ 17 |
≥ 40 |
2. Năng suất sáp ong, kilogam/đàn/năm |
0,3 |
0,3 |
0,6 |
3. Năng suất phấn hoa, kilogam/đàn/năm |
- |
- |
0,3 |
4. Tỷ lệ cận huyết, % |
< 8,3 |
< 8,3 |
< 8,3 |
5. Thế đàn ong, cầu/đàn |
≥ 4 |
≥ 4 |
≥ 7 |
6. Hệ số đàn ong giống sản xuất ra/năm |
1,3 |
1,3 |
1,3 |
7. Tỷ lệ nhiễm bệnh ấu trùng túi (Moratoraetatulas), % |
0 |
0 |
0 |
8. Tỷ lệ nhiễm bệnh thối ấu trùng châu Âu (Melissococcus plutonius), % |
0 |
0 |
0 |
4.1.1 Cân, có thể cân chính xác đến 0,01 mg.
4.1.2 Khung cầu căng dây thép ô vuông, mỗi ô có kích thước 4,5 cm x 4,5 cm (đối với ong nội) và 5,0 cm x 5,0 cm (đối với ong ngoại), tương đương với 100 lỗ ong thợ.
4.1.3 Thùng quay mật ong.
4.1.4 Lồng nhốt ong chúa.
4.1.5 Bút viết kính.
4.1.6 Giấy bóng kính khổ A4 trong suốt.
Lấy ngẫu nhiên 10 % số đàn ong trên tổng đàn (không dưới 5 đàn) của một điểm đặt ong tại thời điểm nguồn hoa tốt.
4.3 Xác định các chỉ tiêu ngoại hình
Quan sát bằng mắt thường để xác định hình các đặc điểm của ong chúa, ong thợ, ong đực nêu trong 3.1.
4.4 Xác định khối lượng của ong chúa đẻ
4.4.1 Cách tiến hành
Dùng cân (4.1.1) cân khối lượng của lồng nhốt ong chúa (4.1.4).
Bắt và nhốt ong chúa đẻ, là những ong chúa khỏe mạnh, không bị dị tật, đã đẻ trứng được từ 1 tháng đến 2 tháng, cho vào lồng và cân.
4.4.2 Tính kết quả
Khối lượng của ong chúa đẻ, mOCĐ, được tính bằng miligam (mg) theo Công thức (1):
mOCĐ = m1 - mL |
(1) |
trong đó:
m1 là khối lượng lồng có chứa ong chúa đẻ, tính bằng miligam (mg);
mL là khối lượng lồng không chứa ong chúa đẻ, tính bằng miligam (mg).
4.5 Xác định sức đẻ của ong chúa
4.5.1 Cách tiến hành
Đặt khung cầu (4.1.2) lên mặt cầu ong, ước lượng số lỗ tổ nhộng của mỗi ô để tính số ô nhộng ở mỗi mặt cầu, đo cả 2 mặt cầu và tất cả các cầu ong có trong đàn. Số ô nhộng của mỗi đàn là tổng ô nhộng của các cầu cộng lại.
Sức đẻ trứng của ong chúa được tính gián tiếp thông qua số lượng nhộng trong một ngày đêm (24 h), được đo 2 đợt, mỗi đợt 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần vào thời điểm 30 ngày trước vụ mật và trong thời gian dưỡng đàn.
4.5.2 Tính kết quả
Sức đẻ trứng trong một ngày đêm (24 h) của ong chúa, Sđt, biểu thị bằng số trứng, được tính theo Công thức (2):
|
(2) |
trong đó:
N0 là tổng số ô nhộng có trong đàn;
k là số ngày đêm của tiền nhộng và nhộng trong lỗ tổ vít nắp (k = 11 đối với ong nội; k = 12 đối với ong ngoại);
100 là số lỗ tổ nhộng có trong một ô vuông klch thước 4,5 cm x 4,5 cm (đối với ong nội) hoặc 5,0 cm x 5,0 cm (đối với ong ngoại).
4.6.1 Cách tiến hành
Cân toàn bộ các cầu mật đã loại hết ong trưởng thành. Sau đó, tiến hành quay mật rồi cân toàn bộ cầu đã quay hết mật.
Năng suất mặt của một đàn ong được xác định bằng tổng khối lượng mật ong thu được từ tất cả các lần quay mật trong một năm.
4.6.2 Tính kết quả
Năng suất mật của đàn ong, p, được tính bằng kg/đàn/năm, theo Công thức (3):
|
(3) |
trong đó:
Pi1 là khối lượng toàn bộ cầu mật của một đàn ong trước khi thực hiện lần quay mật thứ i, tính bằng kilogam (kg);
Pi2 là khối lượng toàn bộ cầu mật của một đàn ong sau khi thực hiện lần quay mật thứ i, tính bằng kilogam (kg);
n là số lần quay mật trong một năm.
4.7.1 Cách tiến hành
Năng suất sáp ong của một đàn ong được xác định bằng tổng khối lượng sáp ong thu được từ sáp cắt vít nắp, sáp ở cầu ong trong một năm.
Tổng lượng sáp của một đàn ong là sáp ong nguyên chất thu được sau khi đã loại bỏ các tạp chất khác lẫn vào trong sáp.
4.7.2 Tính kết quả
Năng suất sáp ong của đàn ong, S, được tính bằng kg/đàn/năm, theo Công thức (4):
|
(4) |
trong đó:
N là tổng số đàn ong của trại ong;
St là tổng lượng sáp nguyên chất của cả trại ong, tính bằng kg/đàn/năm, theo Công thức (5):
St = Snl - T |
(5) |
Snl là khối lượng sáp nguyên liệu được thu gom trong một năm, từ bánh tổ loại, sáp lưỡi mèo, sáp cắt vít nắp khi thu mật từ đàn ong, tính bằng kilogam (kg);
T là khối lượng tạp chất được thu gom trong một năm, tính bằng kilogam (kg).
4.8 Tỷ lệ cận huyết của đàn ong
4.8.1 Cách tiến hành
Chọn cầu ong có nhiều trứng, dùng giấy bóng kính trong ghim cố định lên khung cầu, dùng bút (4.1.5) đánh dấu vị trí lỗ tổ có trứng (100 lỗ tổ), 4 ngày sau đặt lại tờ giấy bóng kính này đúng vị trí ban đầu, đếm số lỗ tổ không có ấu trùng ở các lỗ tổ trứng đã đánh dấu.
Chỉ tiêu này được đo 2 lần trong năm, mỗi lần cách nhau khoảng 8 ngày đến 10 ngày vào mùa vụ thuận lợi, khi ong chúa đẻ khỏe, đàn ong phát triển mạnh.
4.8.2 Tính kết quả
Tỷ lệ cận huyết của đàn ong, Tch, được tính bằng phần trăm theo Công thức (6):
|
(6) |
trong đó:
n1 là số lỗ tổ không có ấu trùng ở các lỗ tổ trứng đã đánh dấu;
N1 là tổng số lỗ tổ có trứng được đánh dấu.
Kiểm tra số lượng cầu trên đàn, định kỳ mỗi tháng một lần.
Thế đàn ong, Tđ, được tính bằng số cầu trên đàn, theo Công thức (7):
|
(7) |
trong đó:
N2 là tổng số cầu quân/đàn ong của tất cả các lần kiểm tra;
n2 là số lần kiểm tra.
4.10 Hệ số đàn ong giống sản xuất ra/năm
Hệ số đàn ong giống sản xuất ra/năm, Hnđ, được tính theo Công thức (8):
|
(5) |
trong đó:
Sđ là số lượng đàn ong đầu kỳ;
Sc là số lượng đàn ong đạt được cuối kỳ (12 tháng).
4.11 Tỷ lệ nhiễm bệnh thối ấu trùng châu Âu
Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh thối âu trùng châu Âu hàng tháng dựa vào triệu chứng của bệnh và được tính bằng bình quân tỷ lệ bệnh của tất cả các lần kiểm tra.
Tỷ lệ nhiễm bệnh thối ấu trùng châu Âu của trại ong, B, tính bằng phần trăm theo Công thức (9):
|
(9) |
trong đó:
Đb là số lượng đàn nhiễm bệnh thối ấu trùng châu Âu sau mỗi lần kiểm tra;
Đkt là tổng số đàn kiểm tra.
4.12 Tỷ lệ nhiễm bệnh ấu trùng túi
Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh ấu trùng túi hàng tháng dựa vào triệu chứng của bệnh và được tính bằng bình quân tỷ lệ bệnh của tất cả các lần kiểm tra.
Tỷ lệ nhiễm bệnh ấu trùng túi của trại ong, B1, tính bằng phần trăm theo Công thức (10):
|
(10) |
trong đó:
Đb1 là số lượng đàn nhiễm bệnh ấu trùng túi sau mỗi lần kiểm tra;
Đkt là tổng số đàn kiểm tra.
Hình minh họa đặc điểm ngoại hình của các giống ong
Hình A.1 - Minh họa về giống ong nội (Apis cerana cerana Fabricius)
Hình A.2 -
Minh họa về giống ong nội |
Hình A.3 -
Minh họa về giống ong ngoại |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] QCVN 01-10T2012/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định ong mật giống.
[2] Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc.
[3] Trần Văn Toàn, Phùng Hữu Chính, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Đĩnh (2010), “Một số đặc điểm sinh học của tổ hợp lai giữa giống ong Apis cerana cerana Đồng Văn với Apis cerana indica Hà Tây và Yên Bái”, Tạp chí Khoa học và phát triển, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Tập 8, số 5/2010, tr. 787-791.
[4] Trần Văn Toàn (2013), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của con lai giữa giống ong nội Đồng Văn (Apis cerana cerana Fabricius) với giống ong nội địa phương (Apis cerana indica Fabricius) ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Bảo vệ thực vật, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
[5] Phạm Hồng Thái (2008), Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của quần thể ong nội địa Apis cerana Fabricius phân bố ở Việt Nam và đề xuất hướng sử dụng nguồn gen trên vào công tác chọn tạo giống ong mật của nước ta, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.