HỆ THỐNG TIÊM BẰNG KIM DÙNG TRONG Y TẾ - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 1: HỆ THỐNG TIÊM BẰNG KIM
Needle-based injection systems for medical use - Requirements and test methods - Part 1: Needle-based injection systems
Lời nói đầu
TCVN 13404-1:2021 hoàn toàn tương đương với ISO 11608-1:2014;
TCVN 13404-1:2021 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 13404 (ISO 11608) Hệ thống tiêm bằng kim dùng trong y tế - Yêu cầu và phương pháp thử, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 13404-1:2021 (ISO 11608-1:2014) Phần 1: Hệ thống tiêm bằng kim
- TCVN 13404-2:2021 (ISO 11608-2:2012) Phần 2: Kim tiêm
- TCVN 13404-3:2021 (ISO 11608-3:2012) Phần 3: Ống chứa hoàn thiện
- TCVN 13404-4:2021 (ISO 11608-4:2006) Phần 4: Yêu cầu và phương pháp thử đối với bút tiêm điện tử và điện cơ
- TCVN 13404-5:2021 (ISO 11608-5:2012) Phần 5: Các chức năng tự động
ISO 16608 Needle-based injection systems for medical use -- Requirements and test methods, còn có các phần sau:
- ISO 11608-6:2016, Part 6: On-body delivery systems
- ISO 11608-7:2016, Part 7: Accessibility for persons with visual impairment.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hệ thống tiêm bằng kim (gọi là NIS) chủ yếu nhằm mục đích sử dụng cho con người. Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu tính năng liên quan đến các khía cạnh cơ bản làm sao cho các biến thể thiết kế không bị giới hạn một cách không cần thiết.
Nên sử dụng tiêu chuẩn này cùng với các phần khác của bộ TCVN 13404 (ISO 11608).
Tiêu chuẩn này đưa vào khái niệm tính hoán đổi lẫn nhau và các ký hiệu ghi nhãn “Loại A” (có thể thay đổi cho nhau) và “không Loại A” (không thể thay đổi cho nhau) cho kim và các hệ thống chứa thuốc. Kinh nghiệm đã cho thấy rằng sự phức tạp của các hệ thống này rất khó có thể đảm bảo được tính tương thích chức năng như quy định trong các phần khác nhau của bộ tiêu chuẩn này, đặc biệt khi các sản phẩm được làm bởi các nhà sản xuất khác nhau. Dựa trên kinh nghiệm này người ta cho rằng ký hiệu Loại A không phải là chỉ dẫn thích hợp cho người dùng trong việc đưa ra quyết định về tính tương thích của kim và ống chứa với các hệ thống tiêm dựa vào kim cụ thể. Do vậy, ký hiệu ghi nhãn “Loại A” đã được loại bỏ. Các yêu cầu thiết kế liên quan với chức năng hệ thống vẫn được duy trì để hỗ trợ các nhà sản xuất trong pha thiết kế, hỗ trợ đạt được sự tương thích đa nền. Tuy nhiên, những yêu cầu thiết kế này là sự thay thế không đủ cho việc thử nghiệm các thành phần hệ thống và, trong trường hợp có thể, sự trao đổi trực tiếp và/hoặc các thỏa thuận chất lượng giữa các nhà sản xuất các thành phần hệ thống. Do vậy, để đem lại sự thuận tiện cho bệnh nhân liên quan với tính tương thích đa nền, các nhà sản xuất kim, ống chứa và bơm tiêm bằng kim cần ghi vào nhãn sản phẩm của mình các thành phần hệ thống cụ thể đã được thử nghiệm và chứng tỏ tương thích chức năng.
Các kế hoạch lấy mẫu kiểm tra lựa chọn cho tiêu chuẩn này nhằm mục đích xác nhận thiết kế ở cấp độ tin cậy cao. Các kế hoạch lấy mẫu kiểm tra không thay thế cho các hệ thống kiểm soát chất lượng sản xuất tổng quát hơn có thể xuất hiện trong các tiêu chuẩn về các hệ thống kiểm soát chất lượng, ví dụ các bộ TCVN ISO 9000 và TCVN ISO 13485.
Các vật liệu sử dụng cho kết cấu không được nêu rõ vì việc lựa chọn chúng phụ thuộc vào thiết kế, sử dụng dự định và quá trình sản xuất đã sử dụng bởi các nhà sản xuất riêng.
Ở một số quốc gia, có một số chỉ dẫn và tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cũng như quy định khác áp dụng vào các thiết bị y tế và sản phẩm thuốc. Những yêu cầu của họ có thể thay thế hoặc bổ sung cho tiêu chuẩn này. Những nhà phát triển và sản xuất NIS cần tìm hiểu và xác định có hay không các yêu cầu khác liên quan đến sự an toàn hoặc khả năng tiêu thụ sản phẩm của họ.
Hy vọng các nhà sản xuất tuân theo cách tiếp cận dựa trên rủi ro trong quá trình thiết kế, phát triển và sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào sản phẩm thuốc và sử dụng dự định cụ thể, có thể có những yêu cầu và phương pháp thử nghiệm đặc thù sản phẩm cụ thể khác với những điều đã nêu tiêu chuẩn này.
HỆ THỐNG TIÊM BẰNG KIM DÙNG TRONG Y TẾ - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 1: HỆ THỐNG TIÊM BẰNG KIM
Needle-based injection systems for medical use - Requirements and test methods - Part 1: Needle-based injection systems
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu và phương pháp thử đối với các hệ thống tiêm bằng kim (NIS) dự định sử dụng cùng với kim và với các ống chứa có thể thay thế được hoặc không thể thay thế được. Các ống chứa thuốc đề cập trong tiêu chuẩn này bao gồm hệ thống ống chứa dạng bơm tiêm đơn liều và đa liều và ống chứa cartridge lấy thuốc sẵn bởi nhà sản xuất hay tự lấy bởi người dùng cuối.
Hướng dẫn bổ sung cho các NIS trang bị các chi tiết điện tử hay điện cơ và các NIS trang bị các chức năng tự động lần lượt được nêu trong TCVN 13404-4 (ISO 11608-4) và TCVN 13404-5 (ISO 11608-5).
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho bơm tiêm không kim và các yêu cầu liên quan đến phương pháp hay thiết bị lấy thuốc bởi người dùng cuối.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7391-1 (ISO 10993-1), Đánh giá sinh học trang thiết bị y tế - Phần 1: Đánh giá và thử nghiệm.
TCVN 8023 (ISO 14971), Trang thiết bị y tế - Áp dụng quản lý rủi ro đối với trang thiết bị y tế
TCVN ISO 13485 (ISO 13485), Trang thiết bị y tế - Hệ thống quản lý chất lượng - Yêu cầu đối với mục đích chế định.
TCVN 13404 (ISO 11608) (tất cả các phần), Hệ thống tiêm bằng kim dùng trong y tế - Yêu cầu riêng và phương pháp thử.
TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC GUIDE 98-3:2008), Độ không đảm bảo đo - Phần 3: Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995).
TCVN 7699-2-6:2009 (IEC 60068-2-6:2007), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-6: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Fc: Rung (Hình Sin)
TCVN 7699-2-30:2007 (IEC 60068-2-30:2005), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-30: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Db: Nóng ẩm, chu kỳ (chu kỳ 12h+12h)
ISO 14253-1, Geometrical product specifications (GPS) - Inspection by measurement of workpieces and measurement equipment - Part 1: Decision rules for proving conformance or non-conformance with specifications (Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) - Kiểm tra bằng đo đạc các bộ phận và thiết bị đo đạc - Phần 1: Quy tắc quyết định để chứng tỏ sự phù hợp hay không phù hợp với các đặc tính).
IEC 60601-1-2:2007, Medical electrical equipment - Part 1-2: General requirements for basic safety and essential performance - Collateral standard: Electromagnetic compatibility - Requirements and tests (Thiết bị điện y tế - Phần 1-2: Yêu cầu chung về an toàn cơ sở và tính năng cơ bản - Tiêu chuẩn bổ sung: Tính tương thích điện từ trường - Yêu cầu và thử nghiệm).
IEC 62366, Medical devices - Application of usability engineering to medical devices (Thiết bị y tế - Ứng dụng kỹ thuật tăng tính khả dụng vào thiết bị y tế)
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Nắp đậy (cap)
Bộ phận của NIS để bảo vệ bơm tiêm và các dụng cụ của nó
3.2
Ống chứa thuốc (container)
Bao bì chính chứa sản phẩm thuốc để tiêm (một ngăn hoặc nhiều ngăn)
3.3
Hiệu suất cấp liều (dose delivery efficiency)
Tỷ lệ liều bơm/thể tích lấy vào
CHÚ THÍCH 1: Hiệu suất cấp liều được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.
CHÚ THÍCH 2: Có thể sử dụng hiệu suất cấp liều để đánh giá độ chính xác liều đối với các NIS thiết kế để tiêm hết hoàn toàn ống chứa liều đơn nạp bởi người dùng.
3.4
Độ phân giải biểu thị bằng số (dialing resolution)
Sự gia tăng tối thiểu biểu thị bằng số của NIS.
3.5
Độ chính xác liều (dose accuracy)
Độ chính xác mà NIS cung cấp liều thuốc thiết lập trước
3.6
Chỉ định liều cung cấp (“dose delivered” indication)
Số lượng liều (dose number) thể hiện ở cửa sổ liều cho biết lượng thuốc đã cấp
CHÚ THÍCH 1: Chỉ dẫn này áp dụng cho các NIS đa liều khác nhau, cho phép thiết lập một liều lớn hơn so với thể tích còn lại
CHÚ THÍCH 2: Nếu cửa sổ liều chỉ dẫn lượng còn lại có thể tiêm, thì có thể xác định chỉ dẫn “liều đã tiêm” bằng cách lấy liều dự kiến trừ đi chỉ dẫn thuốc còn lại
3.7
Lấy thuốc bởi nhà sản xuất (manufacturer- filled)
Ống chứa thuốc cung cấp tới người dùng đã được lấy thuốc trước bởi nhà sản xuất thuốc
CHÚ THÍCH: Sản phẩm thuốc có thể ở dạng lỏng hay dạng đông khô cùng với chất hòa tan trong cùng một ống chứa.
3.8
Liều tối thiểu có thể tiêm (minimum deliverable dose)
Liều tối thiểu mà nhà sản xuất đảm bảo có thể tiêm trong một NIS chứa liều đơn lấy trước bởi nhà sản xuất bee
3.9
Hệ thống tiêm bằng kim - NIS (needle-based injection system)
Hệ thống tiêm dự định đưa thuốc vào không qua đường uống mà bằng cách tiêm, sử dụng một kim tiêm và một ống chứa đa liều hoặc đơn liều
CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ này cũng còn được gọi là “hệ thống” hoặc “bơm tiêm”.
3.10
Cài đặt trước (pre-setting)
Quy trình nhờ đó có thể lựa chọn các lượng thuốc riêng để người dùng có thể tiêm
CHÚ THÍCH: Liều có thể được cài đặt trước bởi nhà sản xuất hay người dùng.
3.11
Thang đo tồn dư (residual scale)
Thang đo chỉ lượng thuốc còn lại trong ống chứa
3.12
Bao gói cho người dùng (user packaging)
Bao gói được cung cấp cho người dùng cùng với một hay một tập hợp các thiết bị cùng loại và từ cùng một lô sản xuất, bao gồm các hướng dẫn sử dụng
3.13
Lấy thuốc bài người dùng (user-filled)
Ống chứa thuốc được lấy vào hoặc hoàn nguyên (nếu ở dạng đông khô) bởi người dùng từ một sản phẩm thuốc riêng hoặc lọ chứa chất hòa tan
NIS: Hệ thống tiêm bằng kim.
Vset: Một trong ba liều thiết lập trước (biểu thị theo thể tích - tính bằng mililít) sử dụng để xác định độ chính xác liều cho một NIS. Vset được định nghĩa theo một trong các định nghĩa sau:
a) liều tối thiểu (Vset = Vmin) (quy định trong hướng dẫn sử dụng)
b) liều tối đa (Vset = Vmax) (quy định trong hướng dẫn sử dụng)
c) liều điểm giữa (Vset = Vmid), trong đó Vmid được định nghĩa là thiết lập bơm tiêm gần nhất với (Vmin + V-max)/2
CHÚ THÍCH 1: Các liều khuyến nghị như quy định trong hướng dẫn sử dụng có thể khác với các liều thiết lập trước sử dụng để xác định độ chính xác liều.
CHÚ THÍCH 2: Các ký hiệu hệ thống B1 và D1 định nghĩa Vset bằng với các thể tích lấy bởi nhà sản xuất hoặc người dùng. Các ký hiệu hệ thống B2 và D2 định nghĩa Vset bằng với liều đơn lấy trước là một phần của các thể tích lấy bởi nhà sản xuất hay người dùng. Trong trường hợp đánh giá độ chính xác liều cuối cùng đối với các ký hiệu hệ thống A và C, Vset bằng với Vmid, TP, hay sai số liều (đánh giá trong phạm vi các liều bên trong một tỷ lệ phần trăm xác định của TP).
Vmeas: Giá trị đo thể tích cho một Vset nhất định, biểu thị bằng ml
Gmeas: Giá trị đo trọng lượng cho một Vset nhất định, biểu thị bằng gam
p: Khối lượng riêng, biểu thị bằng gam/ml
p: Hàm lượng xác suất
Y: Số lượng bút cần thiết cho một thử nghiệm nhất định
R: Số lần lặp lại cần thiết cho một thử nghiệm. Lần lặp lại là một chuỗi ngẫu nhiên của Vmin, Vmid, và Vmax. Có thể có 6 lần lặp lại
N: Số lượng phép đo, Vmeas, được tạo ra cho mỗi Vset
: Giá trị trung bình mẫu; khi dựa trên một mẫu ngẫu nhiên, là giá trị dự tính giá trị trung bình thực:
s: Độ lệch chuẩn của mẫu, khi dựa trên một mẫu ngẫu nhiên, là giá trị dự tính độ lệch chuẩn thực
k: Giá trị k, hoặc hệ số giới hạn dung sai, xác định từ mức độ tin cậy (95 %), hàm lượng xác suất, p, và số lượng các phép đo độ chính xác,n, tiến hành ở mỗi thiết lập liều
kact: Giá trị k thực tế, xác định từ các công thức sau:
Hai phía:
Một phía:
ktar: Giá trị k đích, tìm từ bảng tra cứu trong ISO 16269-6:2005 (Phụ lục D và E), hoặc Phụ lục B
DR: Độ phân giải quay vòng, lượng tăng thêm của NIS
α: Sai số tuyệt đối, theo ml, sử dụng để xác định giới hạn đặc tính kỹ thuật trên và dưới cho một liều lập trước ở số hạng tuyệt đối
β: Sai số tương đối, theo tỷ lệ phần trăm, sử dụng để xác định giới hạn đặc tính kỹ thuật trên và dưới cho một liều lập trước ở số hạng tương đối
TP: Thể tích điểm chuyển tiếp, tính bằng mililit, mà tại đó các giới hạn đặc tính kỹ thuật trên và dưới cho Vset thay đổi từ số hạng tuyệt đối sang các số hạng tương đối (nghĩa là Vset trong đó α và β bằng nhau):
TP = (100 x α)/β
U: Giới hạn đặc tính kỹ thuật trên cho một Vset
L: Giới hạn đặc tính kỹ thuật dưới cho một Vset
RF: Tần số vô tuyến
Các công ty mong muốn xác nhận một NIS cần đảm bảo rằng hệ thống đó đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Ngoài ra, các công ty cần đảm bảo rằng các thành phần thích hợp (như kim và ống chứa thuốc) và các đặc tính (như các hệ thống điện cơ và chức năng tự động) để sử dụng trong hệ thống thỏa mãn các phần liên quan của TCVN 13404 (ISO 11608).
Do những khác biệt ở thiết kế các thiết bị và ống chứa (như đa liều, đơn liều hút một phần, đơn liều hút hoàn toàn), các ký hiệu hệ thống sau đây được cung cấp để kết hợp một cách rõ ràng thử nghiệm thích hợp và phương pháp kiểm tra độ chính xác liều với hệ thống đang xem xét. Các ống chứa thuốc có thể được lấy trước bởi nhà sản xuất hoặc lấy bởi người dùng.
Bảng 1 thể hiện các ký hiệu hệ thống tiêm bằng kim khác nhau.
Bảng 1 - Các ký hiệu hệ thống
Ống chứa thuốc đa liều |
Ống chứa thuốc đơn liều |
A. Thiết bị tiêm bằng kim với ống chứa có thể thay thế được. Mỗi ống chứa thuốc chứa nhiều liều, cỡ liều có thể cố định hoặc khác nhau (đặt trước bởi người dùng) |
B1. Thiết bị tiêm bằng kim với ống chứa thuốc có thể thay thế được. Mỗi ống chứa chỉ mang một liều, từ đó có thể tiêm toàn bộ thể tích có thể bơm ra |
|
B2. Thiết bị tiêm bằng kim với ống chứa có thể thay thế. Mỗi ống chứa chỉ mang một liều, từ đó có thể tiêm một phần thể tích có thể bơm ra |
C. Thiết bị tiêm bằng kim với ống chứa thuốc tích hợp không thay thế được Mỗi ống chứa thuốc chứa nhiều liều, mỗi liều có thể cố định hoặc thay đổi (đặt trước bởi người dùng) |
D1. Thiết bị tiêm bằng kim với ống chứa thuốc tích hợp không thể thay thế Mỗi ống chỉ chứa một liều, từ đó có thể tiêm toàn bộ thể tích có thể bơm ra |
|
D2 Thiết bị tiêm bằng kim với ống chứa thuốc tích hợp không thể thay thế. Mỗi ống chỉ chứa một liều, từ đó có thể tiêm một phần thể tích có thể bơm ra |
Nhà sản xuất phải tiến hành các đánh giá rủi ro theo TCVN 8023 (ISO 14971). Các đánh giá rủi ro này cần tính đến tất cả các khía cạnh phát triển, sản xuất và sử dụng dự định của NIS dùng trong y tế. NIS phải phù hợp với các yêu cầu tính khả dụng nêu rõ trong IEC 62366.
5.4 Độ không đảm bảo do và sự phù hợp với các đặc tính kỹ thuật
Phải đánh giá độ không đảm bảo đo và thể hiện bằng cách thực hiện thử nghiệm trong labo phù hợp với TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3) (GUM).
Sự phù hợp với các đặc tính kỹ thuật được thiết lập theo ISO 14253-1.
5.5 Các yêu cầu thiết kế chung
a) Hộp giữ ống chứa thuốc phải cho phép nhìn thấy thể tích tiêm. Nhà sản xuất phải xác định, bằng phân tích rủi ro, nếu yêu cầu thang đo tồn dư và phải nhìn thấy được thể tích tiêm;
b) Ngoại trừ các ký hiệu hệ thống B2 và D2, các NIS phải được thiết kế làm sao để chúng có thể cung cấp chính xác toàn bộ thể tích đã ghi từ ống chứa thiết kế cho chúng;
c) NIS với ký hiệu hệ thống B1, trong đó ống chứa thuốc được lấy trước bởi người dùng, phải được thiết kế làm sao để chúng có thể cung cấp liều tối đa cần lấy vào trong ống chứa, như quy định trong ghi nhãn;
d) Khi hệ thống tiêm đòi hỏi người dùng thiết lập liều trước, hệ thống tiêm phải cung cấp một chỉ dẫn liều đã được lập. Thông tin này có thể hiển thị theo đơn vị đặc trưng với thuốc (như mililít, miligram, các đơn vị quốc tế) hay theo thiết lập chỉ định bởi bác sỹ (như số lượng, ký hiệu, tỷ lệ phần trăm) thích hợp cho thuốc cần tiêm. Khi liều đã được thiết lập trước bởi nhà sản xuất, liều có thể được chỉ dẫn trên thiết bị hoặc ghi nhãn hệ thống nếu thích hợp;
e) Phải có một chỉ dẫn sự thiết lập trước bằng cơ chế thị giác, xúc giác và/hoặc âm thanh;
f) NIS phải chỉ ra, ít nhất bằng phương tiện trực quan, rằng đã sẵn sàng để tiêm;
g) Trạng thái của NIS, khi sẵn sàng cung cấp liều (tiêm), phải khác với khi đã cung cấp liều. Sự khác biệt này phải nhìn thấy rõ;
h) NIS phải chỉ dẫn, bằng cơ chế thị giác, âm thanh, xúc giác hay kết hợp các cơ chế này, rằng việc tiêm đã hoàn thành;
i) NIS với ký hiệu hệ thống D2 phải được thiết kế theo cách làm sao không thể tiêm thể tích còn lại sau khi đã khởi động và không thể tái hoạt động thiết bị;
j) Các NIS đa liều khác nhau (ký hiệu hệ thống A và C) phải được thiết kế sao cho chúng:
1) không cho phép thiết lập trước liều lớn hơn lượng thuốc còn lại trong ống chứa, hoặc
2) không cho phép tiêm liều nếu lượng thiết lập trước vượt quá lượng thuốc còn lại trong ống chứa, hoặc
3) chỉ dẫn lượng thuốc đã tiêm, hoặc
4) chỉ dẫn lượng thuốc vẫn chưa tiêm (của liều thiết lập trước).
k) Các NIS đa liều cố định phải không cho phép thiết lập trước liều nếu thể tích thuốc còn lại không đủ cho một liều cố định;
l) NIS phải được thiết kế để hoạt động với kim riêng của nó. TCVN 13404-2 (ISO 11608-2) cung cấp chỉ dẫn về kim;
m) NIS phải được thiết kế để hoạt động cùng với ống chứa thuốc riêng của nó. TCVN 13404-3 (ISO 11608-3) cung cấp chỉ dẫn về các ống chứa;
n) Nếu NIS là một bơm tiêm điện cơ, phải đáp ứng các yêu cầu của TCVN 13404-4 (ISO 11608-4) và TCVN 13404-5 (ISO 11608-5);
o) Nếu NIS chứa các thành phần điện tử hay điện cơ và/hoặc phần mềm, phải đáp ứng các yêu cầu của TCVN 13404-4 (ISO 11608-4);
p) Để tránh vô tình làm hỏng NIS chứa pin có thể thay thế, pin phải không thể tháo rời trừ khi áp dụng hai động tác độc lập;
q) Nếu được thiết kế cùng với các phần nhỏ có thể nuốt được, ghi nhãn NIS phải bao gồm các cảnh báo ngăn ngừa sự tiếp cận của trẻ em dưới 3 tuổi;
r) Nếu NIS chứa pin, nó phải được thiết kế để cho phép người dùng xác định trạng thái nguồn cung năng lượng;
s) Nếu NIS chứa phần mềm, phần mềm phải được thiết kế trên cơ sở mô hình vòng đời theo IEC 62304. NIS phải đáp ứng các yêu cầu áp dụng của IEC 62304 kể cả kết nối với thiết bị khác;
t) Phân tích rủi ro phải tính đến việc sử dụng các cảnh báo, nếu thích hợp, như mô tả trong IEC 60601-1-11;
u) Các ảnh hưởng có hại của việc tiếp xúc sản phẩm thuốc với NIS phải được đánh giá và làm giảm thông qua quá trình đánh giá rủi ro;
v) Phải thiết lập các yêu cầu sinh học của NIS phù hợp với ISO 10993-1;
CHÚ THÍCH: Tốt hơn là quá trình thiết kế kết hợp với thiết kế nhận thức về môi trường (xem IEC 60601-1-g)
w) Trong trường hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn này cung cấp phương pháp thử nghiệm mà không có tiêu chí chấp nhận, nhà sản xuất phải thiết lập một mô tả đặc tính kỹ thuật và tiêu chí chấp nhận thích hợp cho sử dụng dự định thiết bị, sử dụng phương pháp dựa trên rủi ro (phù hợp với TCVN 8023 (ISO 14971) và IEC 62366).
6.1 Yêu cầu chung
Có thể sử dụng mọi hệ thử nghiệm thích hợp khi có thể đạt được độ chính xác (hiệu chuẩn) và độ chụm (Gauge R&R) cần thiết. Độ lặp lại và độ tái lập (Gauge R&R) của dụng cụ thử nghiệm phải không lớn hơn 20 % phạm vi dung sai cho phép đối với phép đo. Đối với các phép đo thử nghiệm phá hủy, Gauge R&R phải không lớn hơn 30 % phạm vi dung sai cho phép. Tối thiểu Gauge R&R nên bao gồm độ lệch chuẩn ± 2 (từ đó bao gồm 95 % sự biến thiên).
VÍ DỤ: Một hệ thống đo có giới hạn đo đặc tính kỹ thuật ± 0,01 ml (phạm vi 0,02 ml) ra khỏi Gauge R&R với một tỷ lệ Gauge R&R/phạm vi dung sai 20 % có nghĩa là Gauge R&R (4 độ không đảm bảo chuẩn) bằng 0,02 ml/5 = 0,004 ml. Độ không đảm bảo đo là độ lệch chuẩn ± 2 (GUM), bằng 0,002 ml.
Tất cả các liều, Vset đã cung cấp được ghi lại theo trọng lượng, Gmeas (thể hiện theo gam). Những dữ liệu ghi lại này được chuyển thành thể tích, Vmeas bằng cách sử dụng khối lượng riêng, p (theo gam trên mililit) đối với chất dịch thử nghiệm ở các điều kiện môi trường. Có thể sử dụng phương trình sau để chuyển các phép đo trọng lượng thành thể tích:
Vmeas = Gmeas /p (1)
6.2 Dung dịch thử nghiệm
Dung dịch thử nghiệm là một sản phẩm thuốc ban đầu dự định để tiêm bởi NIS, hoặc chất dịch có các tính chất vật lý tương tự.
6.3 Cân
Cân phải có độ phân giải bằng 1 % liều tối thiểu có thể tiêm.
6.4 Bề mặt thử nghiệm đối với thử nghiệm rơi tự do
Bề mặt thử nghiệm phải được làm từ thép nhẵn, cứng có độ dày 3 mm, phía dưới lót gỗ có độ dày lớn hơn 10 mm.
Việc xác định độ chính xác liều là một thành phần cần thiết mà một NIS phải đáp ứng. Trong những trường hợp các yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt hơn, hoặc trong những trường hợp đánh giá rủi ro chi phối, các tiêu chí chấp nhận độ chính xác liều phải được điều chỉnh để đảm bảo hệ thống đáp ứng chúng. Nếu các yêu cầu pháp lý này kém nghiêm ngặt hơn, nhà sản xuất có thể đưa chúng vào trong đánh giá rủi ro như một sự lý giải cho việc mở rộng tiêu chí chấp nhận.
Độ chính xác liều được xác định bằng cách lựa chọn và thử nghiệm một số lượng không cố định các NIS. Số lượng này phụ thuộc vào các yêu cầu về ống chứa thuốc và độ chính xác đặt cho một thử nghiệm. Trong trường hợp cụ thể của các hệ thống tiêm bằng kim đơn liều lấy thuốc bởi người dùng và được thiết kế để tiêm hết thuốc trong ống chứa, độ chính xác có thể được định lượng như hiệu suất liều - cung cấp. Trong trường hợp của các NIS đơn liều lấy thuốc trước bởi nhà sản xuất và được thiết kế để tiêm hết thuốc trong ống chứa, độ chính xác có thể được định lượng như liều tối thiểu có thể cung cấp (nghĩa là thể tích được dán nhãn).
Giả sử là các phép đo độ chính xác phân bố một cách bình thường (hoặc có thể chuyển thành bình thường) và mỗi phép đo đều độc lập, các phương pháp sau đây có thể cho phép sử dụng độ chính xác làm cơ sở để xác định độ dung sai thống kê cho từng Vset, nghĩa là khoảng trong đó có một xác suất cố định (mức độ tin cậy) rằng khoảng đó chứa ít nhất một tỷ lệ (hàm lượng xác suất, p) của tổng thể thực từ đó lấy mẫu. Khoảng dung sai thống kê là hai bên hoặc một bên (như hiệu suất liều và đánh giá liều tối thiểu có thể cung cấp) và các giới hạn của khoảng đó được gọi là “giới hạn dung sai thống kê” hoặc “giới hạn tự nhiên của quá trình”.
Bảng 2 cung cấp tóm tắt, bằng ký hiệu hệ thống, các mục cần thiết để hoàn thành một đánh giá độ chính xác liều.
Bảng 2 - Đánh giá độ chính xác liều
Độ chính xác liều |
Ký hiệu hệ thống |
|||||
A |
B1 |
B2 |
C |
D1 |
D2 |
|
Xác định các liều cần thiết |
7.3.1 |
7.3.2 |
7.3.2 |
7.3.1 |
7.3.2 |
7.3.2 |
Xác định giới hạn chính xác |
7.4.2.1 |
7.4.2.2 |
7.4.2.1 |
7.4.2.1 |
7.4.2.2 |
7.4.2.1 |
Xác định sai số liều cuối (chỉ liều thay đổi) |
7.4.3 |
N/A |
N/A |
7.4.3 |
N/A |
N/A |
Tính sai số liều cuối (chỉ liều thay đổi) |
10.3 |
N/A |
N/A |
10.3 |
N/A |
N/A |
Tính hiệu suất liều (người dùng lấy thuốc) |
N/A |
7.4.4 |
N/A |
N/A |
7.4.4 |
N/A |
Tính các khoảng dung sai |
7.4.5 |
7.4.5 |
7.4.5 |
7.4.5 |
7.4.5 |
7.4.5 |
Đối với các ống chứa đa liều, các khoảng chứa liều được thể hiện như Hình 1
CHÚ DẪN:
1. 1/3 trước
2. 1/3 giữa
3. 1/3 sau
Hình 1 - Sơ đồ thể hiện ba khu vực chia
CHÚ THÍCH 1: Nếu thiết lập liều tối đa lớn hơn 1/3 thể tích ghi nhãn, có thể chia ống chứa thành hai phần thay vì ba phần.
CHÚ THÍCH 2: Thiết kế ống chứa minh họa trên là một ví dụ. Các thiết kế ống chứa khác nhau đòi hỏi xác nhận rằng tất cả ba khoảng (đầy đủ, đã sử dụng một nửa, hầu như hết) thực hiện dự đoán.
7.3.1 Các ống chứa đa liều (ký hiệu hệ thống A và C)
7.3.1.1 Các thiết bị liều thay đổi
a) sử dụng ba kích cỡ liều: Vset bằng một trong các Vmin, Vmid và Vmax;
b) một liều của từng Vset được lấy từ mỗi ống chứa;
c) thử nghiệm tất cả các chuỗi lặp lại (Vmin, Vmid, Vmax; Vmax, Vmin, Vmid; vân vân). Chi tiết đầy đủ được nêu trong Phụ lục A;
d) việc định liều được thiết kế làm sao để có thể cung cấp (tiêm) Vset từ các khu vực 1/3 trước, 1/3 giữa và 1/3 sau của ống chứa đóng kín như thể hiện trong Hình 1, hay để lấy mẫu đồng nhất từ các khoảng đại diện cho thể tích tiêm của ống chứa, như trong đánh giá rủi ro.
7.3.1.2 Thiết bị chứa liều cố định
a) sử dụng một liều; Vset bằng liều cố định;
b) mỗi ống chứa liều cho một liều;
c) định liều được thiết kế sao cho Vset được cung cấp từ 1/3 trước, 1/3 giữa và 1/3 sau của ống chứa kín, như thể hiện trong Hình 1, hoặc được lấy mẫu đồng nhất từ các khoảng đại diện thể tích cung cấp của ống chứa, như khi xác định trong đánh giá rủi ro.
7.3.2 Ống chứa liều đơn (ký hiệu hệ thống B và D)
7.3.2.1 Hút hoàn toàn
Đối với các ký hiệu hệ thống B1 và D1, sử dụng một liều; Vset bằng với liều cung cấp (tiêm).
7.3.2.2 Hút một phần
7.3.2.2.1 Các thiết bị chứa liều thay đổi
Sử dụng ba kích cỡ liều: Vset bằng liều tối thiểu (Vmin), liều điểm giữa (Vmid) và liều tối đa (Vmax)
7.3.2.2.2 Thiết bị chứa liều cố định
Sử dụng kích cỡ một liều; Vset bằng liều thiết lập trước.
7.4.1 Yêu cầu chung
Để đạt được yêu cầu độ chính xác liều, phải có độ tin cậy 95 % rằng ít nhất xác suất p của tất cả các liều cung cấp sẽ rơi vào trong các giới hạn đặc tính kỹ thuật dưới và trên của ba thiết lập liều (một thiết lập liều trong trường hợp của các hệ thống liều cố định).
Để đạt được yêu cầu liều tối cung cấp tối thiểu (đối với các ký hiệu hệ thống B1 và D1 với các ống chứa lấy sẵn thuốc bởi nhà sản xuất), phải có độ tin cậy 95 % rằng ít nhất xác suất p của tất cả các liều cung cấp nằm trên giới hạn đặc tính kỹ thuật dưới, xác định bằng liều cung cấp tối thiểu quy định bởi ghi nhãn thuốc.
Để đạt được yêu cầu hiệu suất cung cấp liều (đối với các ký hiệu hệ thống B1 và D1 với các ống chứa lấy thuốc bởi người dùng), phải có độ tin cậy 95 % rằng ít nhất xác suất, p, của tất cả hiệu suất cung cấp nằm trên giới hạn đặc tính kỹ thuật dưới của hiệu suất liều xác định từ đánh giá rủi ro. Tính toán hiệu suất cung cấp liều theo 7.4.4.
Để đạt được yêu cầu độ chính xác liều cuối (đối với các ký hiệu hệ thống A và C), trong đó thiết bị cho phép thiết lập một liều lớn hơn thể tích còn lại, phải có độ tin cậy 95 % rằng ít nhất xác suất p của tất cả phép tính sai số liều sẽ nằm bên trong giới hạn dưới và trên đối với sai số liều cho phép.
Chỉ có thể sử dụng một liều /bơm tiêm cho mỗi Vset cho một thử nghiệm.
Hàm lượng xác suất p được xác định bằng một thử nghiệm riêng và được thể hiện trong Bảng 3.
7.4.2 Xác định các giới hạn độ chính xác liều
7.4.2.1 Giới hạn độ chính xác liều hai phía (đối với các ký hiệu hệ thống A, C, B2 và D2)
QUY TẮC 1: Sai số tuyệt đối, α, biểu thị bằng mililít, bằng độ phân giải quay tối thiểu (dialling resolution - DR) của thiết bị và được sử dụng khi Vset ≤ TP.
QUY TẮC 2: Sai số tương đối, β, thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm, bằng 5% Vset và được sử dụng khi Vset > TP
TP = Vset trong trường hợp α và β bằng nhau:
QUY TẮC 3: Đối với các thiết bị liều cố định, sai số tuyệt đối, α, là 0,01 ml nếu liều cố định dưới 0,2 ml và 5 % nếu liều cố định trên 0,2 ml
VÍ DỤ 1: Đối với DR bằng 0,01 ml, α là 0,01, β là 5 % và do vậy:
VÍ DỤ 2: Đối với DR bằng 0,005 ml, α là 0,005 ml, β là 5 %, do vậy:
VÍ DỤ 3: Giới hạn đặc tính kỹ thuật trên và dưới được tính toán như sau:
Nếu Vset < TP, thì:
U= Vset + α
L = Vset - α
Nếu Vset > TP, thì:
U= Vset + (β. Vset)/100
L= Vset - (β. Vset)/100
Đối với các ký hiệu hệ thống A, C, B2 và D2, nếu, theo đánh giá rủi ro của nhà sản xuất, các kích cỡ liều dự định và yêu cầu độ chính xác được xác định một cách riêng lẻ sẽ thích hợp hơn (nghĩa là không áp dụng quy tắc 1, 2 và 3) chứ không phải bởi các phạm vi tuyệt đối hay tương đối, thì các kích cỡ liều thử nghiệm và giới hạn đặc tính kỹ thuật của chúng cần được quy định trong ghi nhãn. Trong trường hợp như vậy, các giới hạn đặc tính kỹ thuật có thể không lớn hơn DR của hệ thống tiêm bằng kim. Đối với ký hiệu hệ thống D2, không áp dụng yêu cầu độ phân giải định liều.
Đối với các ký hiệu hệ thống A và C, nếu, theo đánh giá rủi ro của nhà sản xuất, một liều cụ thể được xử lý khác với tất cả các liều khác (ví dụ, liều đầu tiên khi dự định sử dụng hệ thống không đòi hỏi mồi), thì (sau khi thực hiện độ chính xác liều như đã mô tả ở trên) cần xem xét đặc biệt khi phân tích các điểm dữ liệu cụ thể đó:
a) mỗi điểm dữ liệu từ các liều cụ thể của ống chứa cần thỏa mãn yêu cầu độ chính xác liều dựa trên các giới hạn đặc tính kỹ thuật xác định từ đánh giá rủi ro;
b) tất cả các điểm dữ liệu liều cụ thể đó có thể loại khỏi phân tích thống kê của tất cả các liều khác.
7.4.2.2 Giới hạn độ chính xác liều một phía (đối với các ký hiệu hệ thống B1 và D1)
a) đối với các ống chứa lấy thuốc bởi người dùng, giới hạn đặc tính kỹ thuật một bên dưới để đánh giá hiệu suất cung cấp liều được xác định từ đánh giá rủi ro
b) đối với các ống chứa lấy thuốc bởi nhà sản xuất, giới hạn đặc tính kỹ thuật một bên dưới đối với liều tối thiểu có thể cung cấp được xác định từ ghi nhãn thuốc.
7.4.3 Xác định sai số liều cuối và giới hạn độ chính xác liều cuối (ký hiệu hệ thống A và C).
Đối với các thiết bị liều thay đổi, không cho phép thiết lập một liều lớn hơn thể tích còn lại, thiết lập các giới hạn độ chính xác liều như mô tả trong 7.4.2, sử dụng Vset = Vmin hoặc liều TP (nhà sản xuất cần xác định sử dụng liều nào dựa vào đánh giá rủi ro).
Đối với các thiết bị liều thay đổi cho phép thiết lập một liều lớn hơn thể tích còn lại, đánh giá liều cuối về khía cạnh sai số liều do thực tế là sự biến thiên thông thường ở kích thước hệ thống làm cho không thể thiết lập một cách chính xác liều cuối như nhau giữa các thiết bị hay các ống chứa. Để giải quyết độ không đảm bảo của liều chính xác cuối, cần đánh giá một số lượng các liều cuối khác nhau cho đến khi chúng nằm trong khoảng 10 % TP, để tính toán sai số liều trung bình (lý tưởng là tập trung vào không) cho từng liều. Các sai số liều cuối riêng lẻ (thể hiện ở tỷ lệ phần trăm) được tính toán như trong ví dụ sau đây, sử dụng TP = 0,20 ml:
a) phạm vi liều có thể sử dụng để xác định độ chính xác liều cuối cần từ 0,18 ml đến 0,22 ml cho ví dụ này, trong đó TP = 0,20 ml. Phạm vi này là ± 10 % TP. Mọi liều mà NIS thể hiện giá trị trên hoặc dưới phạm vi này sẽ không được chấp nhận để sử dụng trong việc xác định độ chính xác liều cuối;
b) đối với từng phép đo liều cuối, Vmeas, tính sai số liều cuối theo tỷ lệ phần trăm như sau:
c) Giới hạn đặc tính kỹ thuật trên, U, đối với sai số trung bình liều cuối trên TP (tức là sai số tương đối):
U = 5 %
d) Giới hạn đặc tính kỹ thuật dưới, L, đối với sai số trung bình liều cuối dưới TP (tức là sai số tuyệt đối dựa trên trên DR và thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm âm)
Trong ví dụ này, DR là 0,01; đầu dưới của phạm vi liều cuối là 0,18 ml
CHÚ THÍCH: Nếu theo đánh giá rủi ro của nhà sản xuất, sử dụng một khoảng số đo liều cuối khác (như 20 % xung quanh TP), giới hạn đặc tính kỹ thuật đối với sai số liều cuối cần được công bố trong hướng dẫn sử dụng.
7.4.4 Tính toán hiệu suất cung cấp liều (ký hiệu hệ thống B1 và D1, lấy thuốc bởi người dùng)
a) đo khối lượng của ống chứa khi nhận bởi người dùng (nghĩa là ống chứa rỗng) là m1
b) đo khối lượng của ống chứa lấy đầy thuốc, là m2
c) đo khối lượng của ống chứa và mọi tồn dư sau khi tiêm, là m3
d) tính toán hiệu suất liều bằng phương trình:
CHÚ THÍCH: Đối với ký hiệu hệ thống D1, ống chứa được xác định là toàn bộ thiết bị (nghĩa là thiết bị cùng với một ống chứa rỗng tích hợp không thể thay thế) trước khi lấy thuốc bởi người dùng.
7.4.5 Tính toán các khoảng dung sai
Đối với các phép đo độ chính xác liều của một thử nghiệm:
a) xác định giá trị trung bình, , và (các) độ lệch chuẩn;
b) xác định giá trị k thực tế, kact, hoặc hệ số giới hạn dung sai;
c) khoảng dung sai thống kê hai bên được tính toán bằng cách sử dụng giá trị trung bình cộng hoặc trừ độ lệch chuẩn, nhân với hệ số giới hạn dung sai k:
|
(2) |
Đối với các ký hiệu hệ thống B1 và D1, khoảng dung sai thống kê một bên được tính toán bằng cách sử dụng giá trị trung bình cộng hoặc trừ độ lệch chuẩn, nhân với hệ số giới hạn dung sai k:
|
(3) |
Trong đó: là trung bình của mẫu
k là hệ số giới hạn dung sai
s là độ lệch chuẩn của mẫu
Hệ số giới hạn dung sai được xác định dựa trên mức độ tin cậy (95 %), nội dung xác suất (p) và số lượng phép đo (n) đã thực hiện
CHÚ THÍCH 1: Ví dụ, đối với hiệu suất liều, đánh giá một bên có thể đòi hỏi xác suất 95 % rằng ít nhất 97,5 % tất cả các liều có hiệu suất liều lớn ≥ x % (giá trị x cần xác định bằng đánh giá rủi ro).
CHÚ THÍCH 2: ISO 16269-6:2005, Phụ lục E, liệt kê các hệ số giới hạn dung sai để xây dựng các khoảng dung sai thống kê hai bên khi chưa biết trung bình quần thể thực và độ lệch chuẩn. Phụ lục A cung cấp một ví dụ về đánh giá độ chính xác. Bảng B.1 cung cấp các giới hạn dung sai một bên đối với mức độ tin cậy 95 % cho cả hai hàm lượng xác suất (p) 0,95 và 0,975, và Bảng B.2 chứa các giới hạn dung sai hai bên đầy đủ hơn đối với mức độ tin cậy 95 %.
Chuẩn bị NIS theo hướng dẫn sử dụng.
Tiến hành thử nghiệm làm sao để hoạt động của NIS mô phỏng các hoạt động đã mô tả trong các hướng dẫn sử dụng.
Vận hành NIS bằng tay hoặc tự động.
Xác định liều đã cung cấp, Gmeas, bằng cách đọc số dư ngay sau khi hoàn thành động tác tiêm hoặc như chỉ rõ trong hướng dẫn sử dụng.
Khi đã đạt đến số lượng vận hành tối đa đối với một NIS có ống chứa có thể thay thế và có một số lượng giới hạn vận hành định sẵn, thay thế NIS đó bằng một NIS mới.
Bảng 3 tóm tắt các yêu cầu thử nghiệm đối với các ký hiệu hệ thống mô tả trong 5.1. Điều A.3 cung cấp lý do cho các thử nghiệm cần thiết.
a) đối với mỗi Vset, k đích tương ứng với số lượng (n) phép đo cho một Vset, nếu như tổng số phép đo thay đổi, k đích tương ứng cũng sẽ thay đổi;
b) các giá trị k đích cho các khoảng dung sai hai bên được lựa chọn từ ISO 16269-6 hoặc Bảng B.2;
c) các giá trị k đích cho các khoảng dung sai một bên được lựa chọn từ ISO 16269-6 hoặc Bảng B.1.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.